Bà Đầm đang giảng bài thì anh lăng tông đem giấy mời đến. Bà xem xong hỏi có chuyện gì vậy? Anh lăng tông đáp với sự dè dặt:- Dạ, tôi không biết có phải lại vụ thư từ lăng nhăng của đám học trò "nhổ giò " ở lớp nhứt không?Bà đầm kêu lên "Ô la la " một cách thất vọng. Anh lăng tông vừa đi ra khỏi cửa, bà nói với học trò:- Chuyện đó có đáng gì mà phải họp hội đồng kỷ luật? Nếu là học trò dưới mười tám thì chỉ là chuyện đù vui vẻ, còn nếu chúng trên mười tám thì lại là quyền của chúng.Tuy bà đầm nói vậy nhưng Minh vẫn nơm nớp lo sợ. Minh mò xem thư từ định gởi cho Emilie còn trong túi không? Còn thư từ của Emilie gởi cho chàng đều cất trong rương có khoá, Chàng chỉ đọc trong mùng với chiếc đèn pin bắt muỗi. Đọc xon, cất vào và khoá liền. Không thể nào lọ đi đâu được.Vậy vụ này xảy ra ở lớp nào? Chàng ngoảnh sang thấy vieux Bền ngồi tỉnh queo. Chàng nháy mắt, Bền đáp lại như bảo:"Không có gì đâu!". Bà đầm sửa soạn đi họp còn nói rán:- Tình yêu là sự sống của con người, là nguồn hứng của các văn thi sĩ, Paul và Virginie mới mười lăm mười sáu tuổi đã yêu nhau. Tình yêu của họ được viết thành sách và giảng dạy ở các trường. Thế thì tại sao ở đây người ta lại cấm đoán?Hội đồng kỷ luật đã đủ mặt ở văn phòng. Bà đầm vào vừa an toa. xong thì tuyên bố khai mạc buổi họp. Thầy Xuỵt rút trong cặp ra một tờ giấy và đọc lên một bài thơ thất ngôn mà thầy đã bắt được và cất giữ như một hồ sơ tối quan trọng. Giọng thầy khàn khàn:Con gái mười lăm muốn lộn lèoNgày đêm khóc lóc rụng lông nheoMai này mẹ gả cho thằng ấyMặc sức đêm ngày nó đá đeo.Mặc sức đêm ngày nó đá đeoTuổi mới mười lăm đã lộn lèoMai đây mẹ gả cho thằng ấyNgày đêm nó đá rụng lông... Đọc xong thầy lắc đầu:- Học sinh bây giờ quá quắt lắm. Hồi thuở tôi đến trường thầy bảo gì nghe nấy. Lơ mơ bị phạt quỳ sơ mít. Còn bây giờ chúng không coi thầy bà ra gì ráo trọi. Việc nào trường cấm đoán chúng càng làm hung. Hễ phạt thì lại đụng tới cha mẹ chúng nó, có chuyện lôi thôi.Giáo sư Tràng, dạy môn "Annamite" và giảng Lục Vân Tiên bằng tiếng Pháp - gọi Nguyệt Nga là phiăng xê củ Van Tien - dịch từng câu cho bằ đầm nghe nhưng đến các chữ "lộn lèo" và "đá đeo " thì ông đùn cho giáo sư Long và khẩn khoản:- Anh là người dịch cả bài diễn văn của ngài tham biện hôm buổi lễ, vậy xin tiếp với tôi!- Dịch một chục bài diễn văn cũng không khó bằng mấy chữ này bạn ạ! - Giáo sư Long lắc đầu nguầy nguậy.- Anh cứ dịch theo kiểu cụ Nguyễn Văn Vĩnh dịch mấy câu Kiều: "Trăm năm trong cõi người ta " ra "Il y a cent ans dans la vie de l'homme " chớ khó khăn gì.- Dịch như thế thì người Pháp đâu có hiểu được sự thâm thúy trong ngôn ngữ ta.- Thì mình cứ dịch với tất cả khả năng của mình thôi, chớ làm sao bây giờ!- Vậy ông bạn thử dịch giùm hai chữ "lộn lèo" và "đá đeo" cho bà bạn mình nghe chút!Giáo sư Tràng lắc:- Tôi xin đầu hàng.- Tôi cũng xin chịu thua! Hoa. may cụ Trương vĩnh Ký tái sinh mới dịch nổi.Bà đầm sốt ruột chờ nghe ý nghĩa của những tiếng "Annamite"Giáo sư Long bảo:- Chữ "lèo" không có trong tiếng Pháp. Muốn cho bà Pottier hiểu cái lèo là cái gì thì chỉ có cách là cho bà coi cái lèo trên con diều giấy và cái lèo ở cánh buồm ghe thuyền ngoài sông cái " lơ cái lèo" c'est le cái lèo. Người Pháp họ không dịch được, hai tiếng "nhà quê" nên cứ để nguyên như vậy mà đọc theo tiếng Pháp "les nhaques" cũng như họ đọc "Thủ dầu Một " và "Biên Hoà " ra là " Tuy đô mốt" và "Bie noa " vậy! Còn đá đeo thì cứ dịch ra "pierre portée" nghĩa là một công việc nặng nhọc như đeo đá chớ không phải nhẹ nhàng như dạy học đâu bà Pottier ạ!Mọi người cười ầm và gật đầu tán thưởng. Thầy Xuỵt báo cáo tiếp, bằng một giọng nghiêm chỉnh tối đa:- Dạ, em Hoàn ở "cua xúp " vừa trình cho tôi một mẩu giấy chớ không phải tôi bắt được. Tôi hỏi đứa nào viết đưa cho em? Em thưa rằng em thấy ở trong tủ của em chớ không có đứa nào đưa. Tôi hỏi em có nghi ai không? Em bảo em không nghi ai nhưng có một đứa cùng lớp bữa nào cũng chọc ghẹo em.Rồi thầy lấy ra một mảnh giấy và đọc:Mống chuồng mọc giữa đồng chòiCó muốn xem còi, cứ bảo anh cho! Giáo sư Long cười ngất và nói liền:- Mống chuồng là cái Arc-en-ciel... Còn đồng chòi là cái chòi c'est la chaumière ở giữa đồng... Đây là phong cảnh rất đẹp của đồng quê, ai cũng đã từng trông thấy hết. Còn cái còi cũng không có nghĩa gì xấu. Còi là cái tu huýt, le sifflet. Trọng tài điều khiển một trận đá banh, ngậm còi trong miệng thổi oéc oéc trên sân cỏ. Thầy Giám Thị cũng có một cái để chỉ huy học sinh tập thể dục. Các cô gái hiếu kỳ muốn coi hoặc thổi chơi, vậy thôi!Bà đầm phụ hoạ:- Con gái đòi xem còi, thổi còi, thậm chí sắm riêng một cái còi, có gì là phạm kỷ luật.Cả hội nghị cười ngả nghiêng.Thầy Phước dạy lớp supérieur biết học trò của mình bị xí nha lê, nhưng thầy không dự phiên họp để bênh vực chúng. Trái lại, thầy cứ bình chân như vại, thầy chỉ ngóng nghe. Khi thấy học trò mình "trắng án" thì thọc tay trong túi quần Tây đi qua đi lại trước hàng ba và cất tiếng hát nho nhỏ, và hút gió theo điệu tango chinois như để trêu tức thầy Xuỵt:O ma belle, je t'adore!Người đẹp ơi, anh yêu em say đắm! Thầy Xuỵt ấm ức, nhưng đành làm vui với đám học trò lớn:- Mới lên cua xúp mà đã biết đá đeo, lộn lèo rồi! Lên cao hơn nữa ai canh giữ tui. nó cho nổi!Tội nghiệp cô bé Hoàn đã mười sáu tuổi rớt sơ học có ba năm liền, nên không lên nổi năm thứ nhứt. Nhưng trời lại phú cho Hoàng một thân hình đẫy đà nên bạn gọi cô là La grande Nanon, một nhân vật của tiểu thuyết Balzac và hay ghẹo chọc cô.Bà đầm về lớp lấy phấn viết ngay lên bảng những tiếng Annamite không có dấu "da deo, lon leo"... và hỏi:- Các con có hiểu đá đeo và lộn lèo là gì chưa?Đám học trò ôn binh bụm miệng cười khúc khích. Bà tiếp:- Lộn lèo thì tôi chưa hiểu, nhưng còn đá đeo theo Giáo sư Long giải nghĩa thì đó là một công việc nặng nhọc chớ không phải như dạy học. Các con chớ nên đeo đá nhiều mà mất sức khoẻ.Học trò lại cười to hơn.Cơm chiều xong, Minh và Bền dắt nhau đi chơi.- Thư từ mày gởi cho Emilie phải cẩn thận nhé. Thầy bắt được thì mày lên tableau d' honneur.- Lo cho mày kìa!- "Văn chương phú lục chẳng hay, trở về làng cũ học cày cho xong " chớ lo gì! Há ha... Hai đứa đi ra sân thì gặp lão già đang quét lá. Lão dừng chổi, quệt mồ hôi và hỏi Bền:- Hổm nay sao không thấy đội nào tới đá ở sân nhà hết vậy cậu?- Sắp có rồi cụ ạ!- Đội nào đó cậu?- Đội a ạ.chân gụ.ốc cao đá với đội chân giày bata nhà!- Cậu còn đá nữa không? Kiếm cho tôi cái vé vô cửa để coi cậu làm bàn - Ông già nói tỉnh bơ.Minh đáp:- Lúc rày nó đá tới hai đội lận cụ ạ. Sợ e nó sút cú "lộn lèo " ủa "lộn mèo " không nổi như trước.- Nói vậy ngoài đội nhà ra cậu còn đá cho đội nào nữa hả?- Không! Hai đội đều của nhà hết. Nhưng đội mới này nó đá mệt hơn. Chỉ có mình nó và thủ môn của bên kia thôi. Mà trận nào nó cũng thua bàn trắng, thủ hoà là may lắm.Lão già làm bộ chưng hửng:- Đội gì kỳ gì vậy?... À, tôi hiểu ra rồi! - Lão cười đắc chí, nhìn Bền - Hèn chi độ rày tôi thấy cậu hôi sút sức. Hà hà! Nhưng không sao đâu! Rán sút cú pho! Chỉ một ít lâu thủ môn ôm "banh lông " của cậu rồi phoọc phe " luôn.Rồi quay lại Minh, lão hỏi:- Còn cậu đã bơm được xe cho ẹ.em gái chưa?Bền đáp hớt:- Nó đang còn xách ống bơm chạy xà quần!- Tiếng "bơm" làm cho tôi nhớ chuyện hồi bên Tây! - Lão già nói - Hồi đó tôi suýt bị nhốt cát sô cũng vì vụ bơm xe đạp cho bà đầm chủ nhà.- Bơm xe sao mà ở tù vậy cụ? - Minh tò mo.- Thế mới tức cười chứ! Chẳng là như vầy - lão già đằng hắng lấy giọng - Tôi mang tiếng là đi lính Tây hồi "cát tó đít duýt " nhưng qua bển có thấy giặc giả gì đâu! Chỉ toàn là giặt quần áo, sửa xe, lau giày đinh cho vợ chồng một ông quan ba, tiếng Tây nó gọi là "cập tền " đó. Ông quan ba đi làm trong trại lính cũng như ong dèm Ric, ong dèm Rắc ở bên Sài gòn mình (11ème RIC: 11ème Regiment d'Infanterie Colonial là trung đoàn bộ binh thuộc địa ; 11ème RAC là 11ème Regiment d'Artilleria Colonial: trung đoàn pháo binh thuộc địa ) - Lão cười khẩy rồi tiếp - Một bữa trưa, tôi đang giặt quần áo cho vợ chồng ổng, bỗng tôi nghe tiếng kêu: "Ê, cá rán xanh!" Số numrô lính của tôi là "45" nên bà ta chỉ gọi số lính chớ không gọi tên vì tên tôi là thằng Khoánh rất khó kêu, bả không thèm dùng.Tôi ngoảnh nhìn lên lầu thì thấy bà đầm ngoắc ngoắc. Chu cha mẹt ơi, cái bàn tay trắng phau, dịu nhiễu. Tôi đáp ngay:"Uẩy ma đam " nhưng chưa biết bả sai minh đi chợ hay nấu nướng món gì. Thì thấy bả cong hai ngón tay thành một vòng tròn và dùng ngón tay trỏ xọt xọt. Miệng thì giục:"Vít, vít " Mau lên! còn tay kia càng xọt nhanh. Tôi nghe tụi lính thuộc địa kháo với nhau những chuyện về mấy bà đầm hay nuôi chó béc giê. Bà nầy không nuôi chó, chỉ có chồng, nhưng ông quan ba thì lại già cúp bình thiếc nên bả cần mình đây chớ gì. Thoáng nghĩ vậy, tôi bèn rửa tay chân mặt mũi coi cho được rồi vọt lên lầu. Đến chân thang thì thấy bả đã thay đồ ngủ mỏng te, da thịt lồ lộ coi thiệt ngứa mắt. Nhưng tôi mới vọt đuộc vài nấc thang thì bả trỏ chiếc xe đạp ở chân cầu thạng Bả lại đưa tay xọt xọt... và quát om: "Vít, vít. Mầy đui hả? " Ra thế. Tôi nghe lạnh toát cả người, quay trở xuống ký cách bơm xe.Bền và Minh cười ngất. Bền hỏi:- Sao bả không nói mà lại "xọt"?- Bả nói tôi đâu có hiểu, tôi nói cái kiểu mêm xối xèng dà na bạc dà na cọ bả cũng đâu có nghe ra, nên bả phải nói bằng tay chân - Lão già tiếp - Tôi bơm xe chưa xong thì nghe tiếng giày đinh cồm cộp đi xuống. Tôi ngước lên. Ông quan ba mặt đỏ rừ. Thì ra ổng về nhà để cùng bả ăn bữ... ữa trưa. Mọi lần ổng cũng về, nhưng đi bằng xe nhà binh. Không hiểu sao bữa nay ổng lại đi xe đạp êm rụ Cái thân của ổng cũng chẳng kém ông có Ca Re của mình, bánh xe xẹp lép nên bắt tôi bơm.Bền cười:- May mà xe của ổng, chớ xe của bả xẹp bắt cụ bơ... Ơm thì cụ có mà dãn xương sống!- Dãn thì dãn chớ cũng rán bơ... Ơm! Khà khà! - Lão già cười híp mắt éHai đứa vừa quay lưng thì lão gọi giật lại:- Tôi nghe các cô các cậu cua xúp xầm xì chuyện gì đó hai cậu?Bền đáp:- Tụi con trai hỏi đám con gái có muốn xem "còi" thì cho xem chớ đâu có chuyện gì.Lão già cười ngất:- Bên Tây nó không kêu đó là cái "còi". Tụi đầm con nó biết "thổi còi" hết trơn nên chúng nó đòi coi làm chị Còn mấy cô của mình lớn chồng ngồng mà không biết nên đòi coi..Mà có cậu nào dám cả gan cho cô nào coi hay không?- Dạ, chắc thiếu gì đứa cho coi, nhưng không biết có cô nào chịu coi không?- Hừ! Sớm muộn cũng biết, đòi coi làm gì cho mất công ông giám thị.!