Xách va ly xuống dốc Minh mới biết cảnh trường buồn bã dường nào, vì không có học sinh. Victor Hugo có viết một câu thơ xã hội rất hay:Ngôi nhà không trẻ nít như chiếc lồng không chim Thì bây giờ đây, Minh cũng có thể nói:Nhà trường không học trò như chiếc lồng lớn không chim Lá rụng phủ đầy mặt sân, không dấu chổi quét của lão già cựu chiến binh. Các lớp học đóng cửa im ỉm, không một bóng thầy trò. Minh sẽ khóc thét lên nếu không có thầy Xuỵt hiện ra. Mọi ngày thì thầy trò gờm nhau, nhưng bây giờ thì không còn cách biệt. Thầy Xuỵt ôm choàng lấy Minh như người thân đi xa mới về:- Sao, đậu chớ mậy?- Dạ, "mention bien" thầy ạ!- Vậy là giỏi rồi. Miễn đậu thì thôi, mention gì cũng được. Còn mấy thằng kia?- Dạ Lạc Phi Lô, Thanh, Tartuffe đều đậu.- Vậy thì năm nay trường mình nổi danh như cồn.Thầy Xuỵt dắt Minh vào, mở cửa phòng ngủ, bảo:- Tao biết nhà mày ở xa, bây giờ không còn xe tàu gì ngoài bến! Ở đây ngủ một đêm với tao cho vui.- Bộ thầy không về thăm nhà sao thầy?- Tao chỉ về vài ngày rồi trở lại. Trường lớp không ai coi trong hai tháng bãi trường, ông Đốc muốn tao xem sóc giùm. Thằng Bồi Đông với ông già chui rúc đằng sau không mấy khi tao gặp mặt.Thầy bật đèn. Minh nhìn suốt phòng ngủ. Giường vạt xẹo xọ xếu mếu, không ngay hàng thẳng lối, cái nọ chồng lên cái kia, cái lại chổng cẳng lên trời. Thật không gì buồn cho bằng. Thầy Xuỵt kêu Bồi Đông đem chiếu gối đến cho Minh.Minh lấy quần áo ra nhà tắm tẩy trần một phút. Nhà tắm là nơi lũ quỷ giỡn rần rật và lắm trò hề, bây giờ lại êm ru, một mình một chợ, không tranh giành nước, xà bông, tha hồ xài mà không vui chút nào.Tắm xong, Minh cho anh Bồi năm xụ Anh bảo Minh đưa quần áo cho anh giặt. Minh trở vào phòng ngủ, giường chiếu đã tươm tất, định ngã lưng một lần cho khoẻ, nhưng thầy Xuỵt gọi lên văn phòng.Lâu nay không có người hàn huyên, thầy xổ bầu tâm sự ngay:- Giáo sư Long được gọi về Sở Học Chánh nghe đây được bổ nhậm dạy ở Pétrus, nhưng ổng không nhận,ổng về bán quán ở bến Bắc Vàm Cống. Chỉ vì một chữ ổng dịch sai trong bài diễn văn của quan Chánh Tham biện trong ngày lễ kỷ niệm Jeanne d'Arc và vụ chống những trò chơi cạp chão và leo cột mỡ bò.- Chữ gì thầy?- Chữ "mère Patrie" là "Mẫu quốc Pháp" ổng lại chỉ dịch ra là "nước Pháp" suông.- Có lý gì ổng lai. không dịch được tiếng đó sao thầy?- Ai biết đâu ổng, nhưng chuyện đã xảy ra như thế rồi. Thôi, bỏ qua chuyện người lớn đi. Bây giờ tới chuyện người nhỏ? Mày tính sao?- Da... để thong thả chút thầy!- Ngày tháng qua mau ghê, mới đây mà đã hai năm. Nhớ ngày nào mỗi lần bãi trường tao sợ mày bỏ học như tụi thằng Bền. Tụi nó dông mất hết. Chỉ có mày với vài thằng đeo đuổi nên đỗ Tú Tài. Thật danh dự cho trường mình - Thầy ngưng một chốc rồi tiếp - Giáo sư Tràng được Nha Học Chánh mời dạy trường trung học Le Myre de Villers ở Mỹ Tho, bà Pottier về Sài gòn với chồng. Năm tới trường mình sẽ khuyết ít nhất ba giáo sư chính. Mầy có thể thay một chân. Tương lai của mày tươi sáng thấy rõ rồi. Đám con gái sẽ bu mày. Mày ở đây rồi xin gặp ông Đốc. Chắc ổng sẽ mướn mày dạy.- Tôi chưa học trường Sư phạm làm saodám đứng ra dạy, thầy.- Mày có bằng Tú Tài II rồi, cứ dạy tuồng bụng từ 1ère đến 4ème chớ cần gì sư phạm mậy. Thiếu gì giáo sư không có học trường đó. Nhưng đâu có ai xét hỏi gì. Học của thầy thế nào thì trả lại trò thế ấy. Hôm qua là học trò, hôm nay là thầy. À, mày nhớ vụ con Mi chị con Liễu hồi nẳm không?- Dạ nhớ! Rồi sao thầy?... - Minh dư biết mà làm bộ đẩy đưa - Mới đây mà đã hai năm rồi hả thầy? Em không ngờ em học mau như vậy.- Có công mài sắt chầy ngày nên kim. Tận nhơn lực, tri thiên mạng! Ta nói vậy mà Tây nó cũng nói như vậy! Con nhỏ sắp thi thành chung thì bỗng nhiên thằng nỡm của nó xin cưới chạy tang vì bà nội nó đau nặng, sợ không qua khỏi.- Rồi có cưới không thầy?- Thì ba nó phải bắt về cho người ta cư... ưới chớ sao không! Cưới rồi thì bà già lại sống nhăn, còn khoẻ mạnh hơn hồi trước nữa.- Ủa, sao kỳ vậy thầy?- Ai biết đâu!Minh lặng thinh. Thầy Xuỵt nói:- Có thể là thằng quỷ kia thấy trong trường nầy có nhiều công tử nhoáng qua nhoáng lại nên nó cá ăn thì giật, để lâu hết mồi. Cá ăn mồi gì không biết mà vừa rồi tao gặp hai vợ chồng nó đi ngoài chợ, con nhỏ cái bụng chang bang. Còn mày, tính sao?- Dạ, tôi đâu có tính gì, thầy!- Giấu tao hoài mậy. Bộ mầy tưởng tao không biết gì hết sao chớ. Nè, từ việc mày với nó mùi nhau ở bên hông rạo Nam Xuân cho đến bữa hai đứa bỏ học đi dạo bến Bắc Hàm Luông tao đều rành hết nghe mày.Minh lại làm thinh, nhưng rất đổi ngạc nhiên. Học trò khi cả gan phạm kỷ luật thì đều tin rằng thầy không biết gì hế.- Hồi trước tụi tao còn quỷ hơn tụi bây nữa. Dám bỏ trường ba, bốn ngày đi ra Vũng Tàu tắm biển kia đấy, chứ như tụi bây là hiền. Nói thiệt tao nghe, rồi tao giúp chọ Tao muốn mời ông già nó tới cũng được kia mà!Minh mắc cở, nhưng đành phải thưa thật:- Dạ thì cũng nhu thầy biết vậy thôi.- Có hứa hẹn gì nhau không? Chẳng phải tao tò mò nhưng tao muốn biết tụi bây đã ăn chịu vớinhau tới đâu để tao giúp cho đúng cái tỷ lệ thuận.Minh ngập ngừng rồi đáp:- Dạ... có.- Có, nhưng tới đâu?- Dạ thì... tôi hứa với Emilie là khi tôi đậu tú tài và nàng xong thành chung thì hai đứa sẽ xin phép cha me... - Vậy thì tốt quá! Xứng đôi lắm - Rồi thầy tiếp - Mày còn nhớ vụ "đá đeo " năm trước không?- Dạ nhớ chứ ạ!- Mày biết thằng quỷ nào làm cho Hội đồng Kỷ luật họp cả giờ và bà Pottier ngồi dẩu tai nghe Giáo sư Long, Giáo sư Tràng dịch mấy tiếng trời đánh đó không. Ối cái thằng mắc dịch làm cho tao điên đầu và cả cua xúp nhốn nháo lên.- Dạ thằng nào vậy thầy?- Té ra cái thằng chồng nó bây giờ. Cái thằng Fernand Sáu con ông Hội Đồng gì đó ở Phú Khương mà tụi học trò chế nhạonó gọi nó là thằng "Fẹt xít " ấy mà. Nó lết mòn cả bàn ghế mà không lấy nổi cái certificat nên ông già nó bắt về cưới vợ. Và vợ nó là con Hoàn chớ ai. Thiệt là xứng đôi hết chỗ kể.Minh thấy thầy vui vẻ thân mật nên hỏi phăng:- Dạ, sao thầy biết nó phá con Hoàn?- Thì mấy thằng trong bọn nó cũng o con Hoàng nhưng không được, nên sau khi con Hoàn làm đám cưới với thằng Fẹc xít thì chúng nó mới xì ra. Ối trời! Cái nghề của tao toàn làm những chuyện thiên hạ ghét. Mày không biết, một lần tao đi dạo bên mé giếng, có đứa xô tao xuống nước đó. Một lần khác, trong đám nội trú tụi bây có đặt một trái pháo chọi dưới đôi guốc tao, tao bước lên, nổ, làm tao hết hồn...Nhưng mà thôi, học trò trường tư nào cũng phá surveillant như vậy cả. Tao xí xoá cho qua, bụng không giữa lại chút nào, chỉ mong sao mấy đứa bây đỗ đạt thành tài, rồi đến thăm tao vậy là đủ rôi! - Thầy Xụyt nghẹn ngang không nói được nữa.Minh cũng xúc động bồi hồi, thấy thương người giám thị tận tình và hiểu tâm lý học trò. Anh Bồi Đông và lão quét sân nghe Minh về, cũng đến thăm. Lão già móm mém:- Sao, đỗ hạng mấy cậu?- Đỗ cao đó bác. - Thầy Xuỵt đáp thay.- Rua một cái đi! Từ nay hết ai kêu cậu là học trò. Cậu sẽ là ông nọ thầy kia với người ta rồi.Thầy Xuỵt bảo Bồi Đông:- Mày lấy xe chạy vô nhà con Emilie bảo nó ra đây tao nhờ chút việc nhà trường.Bồi Đông rụt cổ, thè lưỡi:- Rủi đụng nhằm ông... già cô ấy rồi làm sao? Ý mà tui hổng biết nhà!- Dễ ợt thôi. Lần trước ổng mời tao với ông Đốc vô nhà ăn giỗ. Để tao chỉ đường chọ Mày vô xóm Mỹ Hoà bỏ ba cái nhà lớn, cách một khoảng trống, đến cái nhà gạch nóc bánh ếch theo kiểu Tây, cửa ngõ có giàn hoa lý, thì cứ quẹo vô đưa giấy này cho ông Phán. Nói ông Đốc kêu nó ra dạy việc! - thầy Xuỵt móc một góc tư ấn vào tay Bồi Đông rồi đẩy anh ta ra cửa - Đi mau lên!Lão cựu chiến binh hễ có dịp là trổ tài đi lính Tây của mình. Lão vuốt vai Minh:- Cậu mà đậu tú tài thì Tây nó phục lắm. Cỡ còm măng đăng của nó cũng không có nổi bằng cấp nầy. Bây giờ câu quay lại dạy chúng nó cho bỏ ghét. Hồi tôi ở bên Tây, tụi nó cứ đá đít cú đầu mình mắng cô soong, con vịt hoài hoài. Cứ mỗi lần bị như vậy thì thứ bảy tôi đi vô xóm Mông pác nát đè mấy em ra mà trả thù. Ái chà! Nhưng cậu bây giờ cần gì phải qua đến bên đó cho mất tiền tàu, cứ ở đây như cậu Bền cũng dư trả thù được mà. Mà người bị trả thù càng cám ơn cậu ấy nữa là đàng khác!Thầy Xuỵt bỗng thấy mình cũng nên làm thân với lão:- Cụ trả thù được mấy lần cả thảy?Lão già khoa tay:- Nhớ sao cho hết hả thầy, cứ chiều thứ bảy không bị cấm trại mà có tí xủng xẻng trong túi thì thế nào cũng có " ẳng đê u " với các em. Hể có " ẳng đê u " thì có trả thù chớ có khi nào đăng xê suông suông đâu thầy. Tụi nó thích bọn " ăng na mít" tôi lắm. Hễ vô trận thì ba ván liền không bỏ ngang ván nào!Bồi Đông mang về một bức thư của ông Phán, hứa sáng mai sẽ cho Emilie ra trình diện ông Đốc. Thầy Xuỵt khoa tay, vỗ vai Minh thật mạnh:- Bây giờ mày là cậu Tú Minh rồi. Ông già nó biết chuyện giữa hai đứa mày thì tao xin ông Đốc, đứng ra làm mai chọ Hai mươi mốt tuổi đỗ tú tài toàn phần rồi, còn con gái nào dám chê nữa? Sợ người ta kêu gả con rần rần mà mày lựa mệt đó chớ! Hì hì! Mày bắt đầu vô học trường nầy từ 1ère hả Minh?- Dạ.- Bốn năm trung học, hai năm tú tài! Mới đây mà sáu năm. Mau quá. Vô thì học trò đẻn mà ra thì thầy, ông. Trường Minh Châu này hãnh diện đã đào tạo ra được nhiều đứa như mày. Quả thật người ta nói đúng: Không thầy đố mày làm nên! Thế nào, mày có nhận dạy cho trường không để tao trình với ông Đốc? Mày dạy 1ère, 2ème, nó dạy cua xúp - Dạ, thầy cho phép tôi vừa thưa với ba má tôi xem ba má tôi tính lẽ nào.- Ờ phải! Nhưng tao chắc ổng bả chịu liền chớ gì. Dạy ở đây, gần nhà "ông già vợ" thiệt khoẻ cho mày!Mấy tiếng "ông già vợ" làm Minh vừa sung sướng vừa ngượng ngùng.Nói chuyện tới khuya, thầy Xuỵt mới cho Minh xuống phòng ngủ. Thầy bảo:- Mấy con rệp đói chắc sẽ tha hồ hôn hít nựng nịu mày sáng đêm, không ngủ được đó!Trái với dự tính của thầy, không có con rệp nào cắn mà Minh vẫn không ngủ được. Minh lăn qua trở lại tới khuya. Ánh trăng bên ngoài dọi vào kẹt cửa thành mấy vệt trắng xanh trên gạch. Minh ước ao được chuyện trò với Emilie dưới ánh trăng. Nói toàn là những viễn ảnh huy hoàng của cặp vợ chồng mới: chồng là giáo sư, vợ là cô giáo hoặc thư ký của một công sở v.v.. như hai đứa đã từng ước mợ Nay đã gần kề sự thật.Trời sáng lúc nào không hay.Minh xếp chăn mền, rửa mặt chải đầu xong mặc quần áo tươm tất rồi chạy đưổi theo đoàn lực sĩ đến sân vận động và rẽ sang Ngã Bạ Những gốc cây dầu, mấy luống hoa nguyệt quới vẫn còn y nguyên như hôm Minh từ giả Emilie để lên Sài gòn thị Chỉ cách có hai tuần lễ mà Minh đã là con người khác. Chàng cảm thấy yêu Emilie hơn. Lời nói chưa đủ, cần phải có nhiều cử chỉ. Tiếng thầy Xuỵt vẫn còn văng vẳng bên tai chàng: "Hai mươi mốt tuổi đỗ tú tài toàn phần!". Chàng nó vào xóm Mỹ Hoà, cái phong cảnh mà mắt chàng từng quen từ hai năm nay.Đàn bà đi chợ, xe đạp, xe hơi tránh nhau trên đường lao xao. Minh vụt nhớ lần đi dạo ở bờ sông Cái Cối lần đầu. Emilie hoảng sợ chiếc xe đò lướt qua... chàng mỉm cười. Bây giờ chắc nàng không còn sợ nữa.Niềm hạnh phúc sáng hôm nay sẽ lớn gấp mấy lần trước gộp lại. Chàng dự định sẽ nói với Emilie những gì, sẽ rủ Emilie đi đâu. Chàng nghe rộn lên trong lòng khi nhớ đến đoá hoa hồng trên làn tuyết nõn. Nàng đã kể cho chàng nghe về trận sốt kỳ đó và suýt bị má bắt gặp những dấu vết lạ thường.- Mình... hồi nào mình cũng không hay!Kìa, một vạt áo dài phất lên giữa nền vườn cây xanh đậm. Chiếc xe lăn đến gần. Chàng nhận ra Emilie mặc đồ đầm. Cái dáng mảnh mai quen thuộc ấy dầu ở giữa chợ đời, chàng vẫn không lẫn với ai, không cần "mụ bà phải làm dấu". Chiếc thắt lưng màu tím nổi bật lên nền áo trắng tinh khôi. Mấy lúc sau nầy Emilie thường dùng màu tím. Nàng bảo nàng không thích những màu lộng lẫy, sáng chói. Màu tím vẫn lộng lẫy nhưng lại chững chạc hơn các màu khác.- Emilie! - chàng cất tiếng gọi làm nàng giật mình ngẩng đầu nhìn lên.Chiếc xe chạy chậm rồi dừng lại trước mặt Minh. Emilie reo lên:- Anh về bao giờ vậy?- Mới chiều hôm qua.Emilie suýt trách yêu "Sao không cho em hay?" nhưng nàng chợt nhớ ra rằng Minh đâu có cách nào cho nàng hay được, nên ngưng ngang.Minh bảo ngay:- Em ra hiệu xe đạp Tám Trận ngoài Bến Chợ mướn một chiếc cho anh. Anh sẽ cuốc bộ ra đó rồi mình đi dạo.- Ông Đốc bảo em ra làm việc gì ngoài trường.- Không có việc gì hết.- Ổng gởi giấy cho ba em mà.- Anh biết... anh biết!!!Minh cho Emilie rõ đó là mưu kế của thầy Xuỵt giúp Minh gặp nàng. Nhưng nàng không tin. Nàng bảo:- Để em ra trường một chút, rồi sẽ đi mướn xe sau. Bây giờ anh đi lần ra đó trước.- Em biết hiệu xe Tám Trận chớ?- Biết mà!- Ở đâu?- Gần tiệm vàng Hồ Mưu. Chị Oan con gái của ổng là vợ chưa cưới của ông "Gôn" Qúy Mập chớ ai.- Đưa xe đây anh chở em!- Không được! Người ta trông thấy, kỳ lắm!Minh ngó theo người yêu mút mắt. Nàng như một cánh bướm xa dần rồi biến mất dưới tàn những cây dầu con ráy cao vút.Hai đứa đạp xe rong chơi. Emilie không bị giật mình như lần đầu tiên vì chiếc xe đò nữa. Bây giờ hai đứa tính chuyện tương lai rõ nét hơn.Emilie nhắc lại vụ anh chàng nào đó... với vẻ mỉa mai:- Em đâu có biết anh tạ Thế mà đòi cưới em thì nghĩa làm sao? Chẳng lẽ về tới nhà anh ta mới giở màn che mặt ra cho em nhìn à? Đó là đám cưới trong Hồng Lâu Mộng một ngàn năm trước ở bên Tàu. Anh ta là con chủ hãng dây luộc dừa ở An Hoá. Ái chà, bộ người ta muốn buộc cổ em bằng dây luộc lối đó hay sao ấy! - Emilie hơi khựng lại một chút - nhưng em nhất định... xin ba má cho em học thêm vài năm nữa. Ba má nói a... a... tùy em! - Không phải chuyện "áo mặc không qua khỏi đầu " à?- Ai bảo vậy?- Anh nghe người ta thường nói.- Không có đâu anh à! Ba em là dân Tây mà! - Bỗng Emilie cười như nắc nẻ - Gặp anh em mừng quá, rồi quên hỏ chuyện anh thi kết quả ra sao?- Bùi Kiệm!-... Thiệt hả?... Bùi thì Bùi em vẫn yêu anh. Bằng cấp không hẳn là một bảo đảm chắc chắn cho hạnh phúc gia đình. Mà chính là tư cách và tình yêu của người chồng mới bảođảm.- Còn em đậu rớt?- Có lẽ em đội sổ. Bài thi năm nay khó quá. Em gạo một đằng, đề thi lại ra một ngả. Suýt chút nữa trợt vỏ dưa. Cũng may, em được mention assez bien - Còn anh thì... mention Emilie! Đó là điểm cao nhất của anh!Hai người nhìn nhau tự mãn, không còn thấy trở ngại gì trên con đường xây dựng hạnh phúc của họ nữa. Minh kể chuyện ông Đốc có thể mướng dạy cho nàng nghe. Emilie thè lưỡi:- Eo ôi, thầy gì hơn học trò có mấy tuổi?- Vậy thầy Phước và cô Sầy cũng học trường này rồi trở lại dạy trường này đó thì sao!- Em nghe đồn thầy và cô sắp cưới, không biết có đúng không?- Còn thằng Bền với con Liễu đâu mất biệt! Mấy lúc sau này anh không thấy tụi nó nữa.- Chị Mi lấy chồng rồi Liểu nghỉ ngay năm 3ème. Em cũng không gặp lại.- Mai anh về quê.Emilie nhìn Minh chờ đợi câu nói tiếp.- Chừng một tháng anh trở lên.- Một thá... áng?!- Anh lên là xong hết.- Xong chuyện gì?- Còn chuyện gì nữa!Hai người lai. nhìn nhau. Cái nhìn hạnh phúc của đôi chim loan phượng đậu chung cành kề mỏ nhau và cùng hoà tiếng hát bao la giữa trời xanh.Minh đưa tay sang nắm riết, phủ cả tay cầm xe làm Emilie kêu lên:- Đau em!- Trước kia mỗi lần ra gốc cây vú sữa mà không thấy ai thì anh hôn lên tay cầm xe đạp của em.- Anh là Jean Jacques Rousseau (#1) à?- Không! Anh không những muốn làm Rousseau mà còn muốn trở thành Maréchal Ney (#2).- Chi vậy?- Để được oai hùng quát: "Soldats! Visez au coeur!" Binh sĩ hay nhắm tim ta!-... Ai là soldat?-... Chẳng lẽ... -... Lại em?Chú thích: (1-) Nhà triết học thế giới gốc người Pháp có tật hay hôn bàn ghế và vật dụng của vơ. (2-) Nguyên soái dưới quyền Napoléon bị quân độc tài bắt xử tử