Đối với chàng các khoa tử vi, bói toán, coi tướng số... là phét lác. Làm sao mà tin nổi? Sống hay không là do mình, thành hay bại cũng là do mình. Làm gì có một thứ số mệnh nào buộc lấy kiếp người. Đôi lần chàng còn bày trò ra để tự đùa giỡn với cái gọi là Nhất ẩm, nhất trác giai sự tiền định, bằng mọi cách. Như đang đi trên đường bình thường, chàng co chân nhảy lò cò hoặc giả vào quán chàng ngồi chồm hỗm trên ghế, mặc mọi người chung quanh với cái nhìn kỳ dị ném về. Để vui vẻ gạt phăng cái số mệnh nào đó mà trời (nếu có) buộc cho mình. Làm gì có thứ số mệnh bắt chàng lò cò giữa đường với số tuổi ba mươi sáu? Lại làm gì có việc định sẵn việc chàng sẽ ngồi chồm hỗm trong một quán ăn giữa xứ sở văn minh nhất thế giới? Chàng đã thản nhiên giỡn mặt với số mệnh từ năm mười bốn tuổi lúc mới biết yêu lần đầu, và coi các khoa bói toán, tử vi, tướng số như pha.
Tưởng thế, nhưng mọi quan niệm đều thay đổi, từ lúc vợ một người bạn bảo:
– Anh tuổi con rắn, cô ấy tuổi con rồng. Rồng rắn lên mây là tốt lắm ấy. Lại nữa lỗ mũi của anh bị hở, có đồng nào thì hết đồng ấy, nếu lấy cô ấy thì càng tốt hơn bởi lỗ mũi cô ấy... kín! Chẳng phải lo tiền rơi ra ngoài.
Chẳng biết vợ người bạn học khoa tử vi và tướng số ở đâu và thực tình có câu ”Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc... ” trong khoa tử vi hay không, chàng vẫn khoái chí, và nghĩ lỗ mũi của mình hở thật và lỗ mũi của nàng cũng kín mít. Chàng chạy vào buồng tắm ngay lập tức. Nghếch mặt lên, nhìn vào trong gương một lúc lâu. Ngoài những sợi lông mũi đan nhau, chẳng có gì chứng minh là mình không hở... mũi. Chàn hít một hơi dài. Động tác hô hấp bình thường đột nhiên mạnh hơn. Quả tình là mũi mình hở. Rồi vui vẻ hình dung gương mặt của nàng, cố nhớ, cố nhớ, lỗ mũi của nàng. Nhưng ác thay, điều muốn nhớ mất tăm. Chàng không thể nào nhớ được lỗ mũi của nàng thế nào trong lúc này. Kín là thế nào? Chàng nhìn lỗ mũi theo lời vợ người bạn là mũi hở của mình, để tưởng tượng đến một loại mũi được gọi là kín theo khoa tướng số. Nhưng đành chịu, bởi dù kín đến độ nào thì cũng phải hở, để thở, để... ắt xì chứ? Chàng chán nản bỏ ra ngoài dù hình ảnh cái mũi của nàng chưa nhớ ra đư
- Này chị, lỗ mũi kín là thế nào?
- Kín là kín chứ sao? anh không học tướng số làm sao biết được? Giải thích thì dài lắm.
Chàng bối rối ra mặt, không thể nào chỉ hai lỗ mũi kín và hở lại đủ để giải quyết những chuyện rắc rối của hai người. Nhất là với chàng một người thường chê những điều mơ hồ và tin những điều trước mắt, mà lỗ mũi của nàng thì chưa hình dung được là kín thế nào?
- Sao chị biết tụi này hợp với nhau?
- Hợp chứ sao không? tướng hai người cũng ”na ná” như nhau. Hiền hậu, lành tính...
Chàng chợt thấy mình hiền lành hơn. Vợ người bạn tiếp.
- Để xem con rồng mạng ”hỏa”, con rắn mạng ”thủy”.
Chàng giật thót mình. Bỏ mẹ! ” Thủy” với ”hỏa” xung khắc là cái chắc. Lấy gì mà hợp được. Chàng láu táu cắt ngang.
- Không tốt hả chị? Nước với lửa đầu gần nhau được. Các cụ chả dạy ”xung khắc như nước với lửa” đó sao?
- Không phải vậy đâu. Anh là ”Thủy” mà là ”Trường lưu thủy”, còn cô ấy ”hỏa” nhưng ”Phú đăng hỏa”, nghĩa là lửa đèn, có gì mà khắc? Không chừng lại là ngọn lửa làm ấm lòng anh trên đường đời nữa.
Ấm là cái chắc! Còn gì hơn nếu có nàng đi bên cạnh, trong cuộc sống. Đó là điều chàng đang mơ ước và cố gắng dành lại nàng từ tay một người có uy quyền nhất: Chúa!
Cuộc chiến-hãy tạm gọi thế-giữa chàng và Chúa xảy ra từ lúc mới gặp nàng. Đừng vội nghĩ chàng là kiêu căng, hỗn xược hay khinh bạc, lớn lối... hay bằng một từ ngữ không đẹp nào đó. Thật tình mà nói, chẳng bao giờ chàng nghĩ mình sẽ lao vào ”cuộc chiến” với bất cứ người nào, huống chi là Chúa? Luôn luôn chàng tỏ ra dễ dãi và hiền hậu. Phải thế, bởi sau lần mất nước, sau tháng ngày lao tù, sau những hiểm nguy của lần vượt thoát chàng đâm ra yêu đời và yêu người. Trong cái nhìn của chàng chẳng có ai đáng ghét cả, tất cả đều là ”người”. Chữ người đúng nghĩa như chàng hằng nghĩ. Nên tất cả đều đáng yêu, đáng thương thì có chi phải lôi nhau vào ”cuộc chiến? Vậy tiếng ”cuộc chiến” ở đây chỉ có nghĩa tượng trưng. Không bằng những thứ tiếng xấu xa dành cho một cuộc chiến bình thường khác như: thù hạn, oán hờn, chém giết, ”pặc co” v.v... Mà ngược lại, những tiếng dành cho ”cuộc chiến” này thật tốt đẹp như điều mong ước của chàng cho nàng, cho chàng và cả đối thủ nữa! Đó là những tiếng bắt nguồn từ cái nền thương yêu.
°
Họ gặp nhau trong một buổi sinh nhật của một người bạn của cả hai người. Sau màn giới thiệu, chàng cảm thấy đời mình bắt đầu vào khúc rẽ kỳ cục. Cảm tình với cô gái vừa gặp đến thật nhanh. Dễ thương, hiền lành, lễ phép là điểm chàng tìm thấy nơi nàng. Đúng như lời người bạn đã nói với chàng cách đó khoảng tuần lễ trước.
- Để bữa sinh nhật tao giới thiệu cho mày con em nuôi.
- Mày cũng có em nuôi? Vợ mày không ghen chắc?
Chàng hồ nghi hỏi lại bạn. Người bạn cười cười.
- Em nuôi chứ sao. Nhưng đó là em nuôi của vợ tao. Dễ thương, hiền hậu lắm, rất thích văn nghệ lại học giỏi nữa...
Chàng ngạc nhiên sau câu nói của bạn. Làm quái gì còn thứ con gái kỳ cục đếm thế trên đất Mỹ. Bằng tất cả sự thận trọng, chàng hỏi thêm.
- Mày... mày nói rõ ràng xem sao?
- Dễ thương, hiền hậu và thích văn nghệ, sang Mỹ được vài năm.
- Mẹ kiếp! Đừng phịa nữa. Dễ thương mà ở Mỹ thì bị ”đớp” tại chỗ. Thì giờ đâu mà văn nghệ, văn gừng. Vả lại mười cô khoái văn nghệ hết tám chín cô...
– Đừng nói bậy. Người bạn ngắt lời. Mày chỉ được cái vơ đũa cả nắm. Con em tao lạ lắm. Khối thằng theo mà vẫn ra rìa. Nó sống giản dị và còn nguyên tính Việt Nam. Lại còn đòi đi tu nữa...
Lần này chàng ngạc nhiên vì thái độ nghiêm nghị của người bạn. Rồi liên tưởng đến một người con gái với đầy đủ tính chất người bạn vừa nói mà lại đòi đi tụ Kỳ cục hết chỗ nói. Chàng không thể hình dung được nàng. Sau cùng đành kết luận: chỉ có những cô gái... man mát mới thế!
Nhưng mát đâu chả thấy, chỉ thấy chàng tự trách mình sao quá nghèo nàn trong khi tưởng tượng. Đừng nói bấy nhiêu tính chất người bạn vừa kể mà nhân cho mười lần nàng vẫn có. Và điều đi tu quả tình là có thật. Đức tin trong nàng quá mạnh. Đức tin có từ lời cầu xin của lần đoàn tụ. Lớn dần, lớn dần đến độ nàng đã có quyết định đó.
- Cháu có chuyện gì buồn mà định đi tu?
- Đâu cần có chuyện buồn mới đi tu được hả chú?
Đó là câu thứ mười một và mười hai của họ. Bắt đầu là hai câu chào sau lời giới thiệu của người bạn. Nàng mở đầu câu thứ ba.
- Em có được đọc truyện của anh viết.
Chàng nghiêm mặt hỏi câu thứ tư một cách vô duyên.
- Cô tuổi con gì!
- Con rồng anh ạ.
Sau một con tính được làm thật nhanh trong đầu, chàng tiếp tục câu thứ sáu, lại càng vô duyên hơn.
- Cô biết tôi tuổi con gì không?
- Con gì ạ?
- Con rán! Tôi hơn cô 11 tuổi. Cô phải gọi tôi là chú. - Vâng!
Nàng dịu dàng trả lời trước cái ngang chướng của gã đàn ông vừa quen. Chàng khoái chí buông thêm một câu thứ mười.
- Tốt, từ rày cháu đừng xưng em nữa nhé!
Nàng suýt nữa bật cười vì thái độ tàng tàng của gã đàn ông vừa quen. Cứ tỉnh bơ xưng hô chú cháu, làm như quen biết tự thủa nào. Nếu gặp người con gái khác hẳn đã phải bực dọc và thấy chướng mắt. Nhưng như đã nói, nàng vốn dĩ hiền lành nên chỉ mỉm cười đồng ý. ” Chú” hay ”anh” thì cũng vậy. Có ảnh hưởng gì đến cuộc sống và con đường mình đã chọn chứ? Nàng thản nhiên trước sự ”áp đảo” của chàng.
Còn chàng cứ tỉnh queo ăn nói. Nhưng cái sự tỉnh queo này chỉ mình chàng biết rõ, đó chỉ là bề mặt. Bên trong là tình cảm đang lớn dần. Cô gái trước mặt thật lạ lùng, khó có thể diễn tả bằng bút mực hay lời nói được. Chỉ biết là hiền hơn tiếng hiền, dịu dàng hơn tiếng dịu dàng, dễ thương hơn tiếng dễ thương... Nghĩa là một cô gái bình thường nhưng tính nết hơn những chữ tốt đẹp bình thường dã diện tả.
Nàng không đẹp. Đúng! Mọi người đều bảo thế và chàng cũng thấy thế. Còn thấy rõ hơn nữa bởi họ được xếp hai chỗ ngồi cạnh nhau trong bàn tiệc. Chàng ngơ ngẩn nghe để thấy cái đẹp theo chàng nghĩ. Ở đây cái đẹp không còn nghĩa bình thường nữa rồi. Cái đẹp là thái độ, là tiếng nói, là cử chỉ... Chàng lan man suy nghĩ và sau cùng kết luận: Cái nết đánh chết cái đẹp là câu tục ngữ đúng nhất.
- Cháu lạ lắm.
- Sao chú?
- À... à... chú chẳng biết nữa.
Nàng mỉm cười tự nhiên, chàng thấy hai tay của mình trở nên thừa thãi và cái lưỡi cứng ngắt trong khi óc đặc lại, nặn không ra một chữ để nói. - – Cháu... cháu...
- Sao ạ?
Nàng vẫn dịu dàng nói. Lần này chàng thấy hai tai mình nóng bừng. Bưng ly rượu lên, chàng uống một hơi cạn sạch. Chất men chạy vòng vòng trong cơ thể làm cái ngượng biến mất tiêu. Họ lại bắt đầu câu chuyện một cách tự nhiên hơn. Bàn tiệc hơn mười người bấy giờ như cắt hẳn một góc cho hai người. Nàng hỏi chàng về những truyện ngắn đã viết. Như lân gặp pháo, chàng ba hoa xích thố tùm lum. Kể lan man hết điều này đến điều khác. Hành động này chúng ta thường gọi là ”cướp micro” của người trước mặt. Nhưng lúc đó chàng đâu cần gì nữa, rượu vào lời ra mà! Và nàng vẫn kiên nhẫn, mở to mắt với nụ cười hiền lành nghe gã nhà văn say rượu nói chuyện. Cuối cùng chàng kết luận.
- Vậy đó, ai cũng có thể trở thành... nhà văn được cả.
- Chú nói vậy, chứ cháu thấy viết khó thí mồ.
- Khó gì mà khó! Có bao giờ cháu viết cái gì chưa?
- Chưa chú ạ.
Chàng trầm ngâm nhìn nàng một lúc rồi bảo.
- Chú nghĩ nếu cháu viết hẳn hay lắm.
-!!!.
- Tin chú đi...
- Nhưng viết để làm gì chứ?
Chàng im lặng. Rượu dù đã uống nhiều nhưng cũng không nên nói bậy trong vấn đề này. Chàng lẩm nhẩm trong đầu rồi lái sang chuyện khác.
- Cháu viết thử xem.
- Cháu không muốn làm nhà văn.
-!!!.
- Mà có muốn cũng không được. Đâu dễ dàng như chú nghĩ... Nếu dễ thì tất cả mọi người đều cầm viết rồi, đâu đến lượt cháu phải không chú?
Chàng ú ớ thật tình.
- Nhưng... nhưng...
- Nhưng sao chú?
-!!!.
- Cháu đã quyết định đi tu chú à!
Nàng quả quyết buông câu nói và câu chuyện chấm dứt. Chàng đốt một điếu thuốc, nhìn nàng đang cúi xuống bàn ăn với chiếc bánh tôm trên tay mà rầu rĩ. Một cô gái đáng... yêu như vậy mà đi tu sao đành hả trời? Chàng cảm thấy có cái gì lấn cấn trong lòng mình nhưng không tiện nói ra.
Đó là hiệp một của ”cuộc chiến” giữa chàng và Chúa. Chàng thua với quả đấm dịu dàng nhưng quyết liệt từ nàng.

*

Hiệp thứ hai bắt đầu gay cấn từ lúc chàng được vợ người bạn nói về tướng và mạng. Nói thế có nghĩa là hiệp hai được diễn ra trước khi chàng tin vào số mạng. Nửa phần đầu của hiệp này dĩ nhiên chàng bị nốc ao dài dài. Lần nào cũng thế, câu chueỵn qua phone với nàng đều bị chấm dứt bởi nỗi buồn có từ hình ảnh của chúa. Chàng bắt đầu mất tin tưởng vào mình. Bết quá là bết mà! Ăn nói thì ấp a, ấp úng những ngày vừa lớn, chàng đã bị những lần ”ngọng cấp tính” Khi nói chuyện với nàng. Bao nhiêu ý nghĩ sắp đặt trong đầu biến mất tiêu, đầu óc rỗng tuếch và tuôn ra những câu nói nhạt phèo. Chẳng đâu vào đâu cả, hẳn nàng cũng bực mình vì bị quấy rấy hoài. Đã có lần chàng nghĩ thế sau một lần đối thoại.
- Hello.
- Hello, chú đó hả.
Nàng bắt đầu... quen giọng nói của chàng, chàng nghĩ thế với cảm giác an tâm.
- Cháu ngủ chưa?
Chàng nhập đề một cách vô duyên và quên hẳn nàng đang thức để nói chuyện với mình. Nàng sau câu nói ngớ ngẩn của chàng, cố nén tiếng cười đang muốn bật ra.
- Chưa chú ạ!
- Mai cháu có đi học chứ?
- Có chú ạ, cháu có hai lớp vào sáng mai.
- Sao không ngủ sớm đi?
Chúa ơi! Suýt nữa nàng phì cười vì câu hỏi của chàng. Rõ ràng là chả có chuyện gì để nói... Nhưng... nhưng không có chuyện gì để nói sao chàng lại gọi. Nàng kiên nhẫn, nhắc khéo.
- Cháu còn cầu nguyện và đang... nói chuyện với chú.
- Ừ nhỉ!
- Có chuyện gì không chú?
-!!!
Nàng im lặng chờ chàng nói. Chàng cũng im lặng chờ chính mình nói.
Biết nhập để để đưa câu chuyện muốn nói cách nào bây giờ? Bao nhiêu ý tưởng đã sắp sẵn trong đầu biến đi đâu mất tiêu. Chàng ấp úng một lúc. Rồi lại quay về với những mẫu chuyện không đầu, không đuôi như mọi khị Nàng đôi lúc cũng hơi bực mình vì những câu chuyện ấm ớ đó. Nhưng chỉ hơi thôi, rồi nàng vẫn nói chuyện trong thái độ dịu dàng. Cứ thế, một lần gọi cho nhau cả tiếng đồng hồ mà gom lại đối thoại chỉ chừng một phần bạ Hai phần ba còn lại là khoảng trống. Khoảng-trống-nghẹn-ngào với những ngụm nước bọt nuốt vội của chàng. Khoảng-trống-tội-nghiệp với từng lần kiên nhẫn của nàng. Họ áp máy vào tai đến độ vành tai phát đau, phải đổi sang tai khác. Nhưng vẫn giữ máy, bởi chẳng ai nỡ thôi trước. Nàng vì bản chất hiền lành, thương người nên chẳng muốn làm ai buồn và không nỡ ngưng ngang câu chuyện nhạt phèo. Còn chàng, tất nhiên là... ráng giữ máy, lý do thì đâu cần phải giải thích thêm làm gì? Để cuối cùng, sau những khoảng trống và các mẫu chuyện vẩn vơ là câu nói với sự tiếc nuối của chàng.
- Thôi, cháu ngủ đi... Mai còn đi học.
- Vâng. Đọc kinh xong cháu sẽ ngủ liền.
- Thôi nghe cháu!
- Vâng, chào chú.
Chàng buồn rầu buông máy trong khi nàng quay lại với lần cầu nguyện. Bây giờ là đức tin, bây giờ là hình ảnh của Chúa nhân từ. Nàng an tâm với chính mình khi trở về với bài kinh mỗi tối, nên mọi câu chuyện vừa nói chẳng còn dư âm gì cả. Người đàn ông đó đâu có ảnh hưởng và liên quan đến con đường mình chọn. Nàng đã nghĩ thế trong khi chàng nghĩ ngược lại. Nàng đã chiếm một khoảng lớn trong những lần suy nghĩ của chàng. Và với chàng, sau mỗi lần buông máy chàng tưởng tượng như mình là một võ sĩ vừa bị đấm bồi thêm một cú, tại hiệp hai. Cú đấm nhẹ nhưng có tính chất quyết liệt, bởi chàng võ sĩ đó vừa bị ”nốc ao” tại hiệp một.

*

Nhưng dù trái đấm tung ra có quyết liệt đến đâu chăng nữa nàng cũng phải nghĩ lại, bởi bản tính hiền lành, hay thương người của nàng. Chỉ cần hình dung đến khuôn mặt rầu rầu của anh chàng là nàng cảm thấy... thương thương. Hai chữ ”thương thương” này được in nghiêng với mục đích để ai nghĩ sao thì nghĩ. Còn với nàng, bây giờ, rõ ràng là tội nghiệp anh chàng. Cảm tình của anh chàng đối với nàng đã được biểu lộ rõ ràng. Ngay từ hôm đầu tiên gặp gỡ. Ngoài những câu nói ngang ngang lúc có rượu, còn lại là những thái độ ân cần. Rất thân mật và gần gũi, anh chàng tự nhiên trong mọi hành động đó từ lúc vừa ngồi vào bàn ăn. Rót một ly nước, lấy mảnh giấy lau tay... Anh chàng đã làm với từng cử chỉ ung dung cho nàng-người nhận- đột nhiên thành thân quen. Rồi đột nhiên câu chuyện ngưng ngang từ lúc nàng nói về quyết định của mình. Mặt anh chàng ngẩn ra, tay phải kẹp điếu thuốc, tay trái bưng ly rượu. Uống tì tì và câm như hến cho đến lúc tàn tiệc thì say mèm. Đã đi không nổi mà cứ nằng nặc đòi đưa nàng về. Nàng mỉm cười nghĩ lại lúc anh chàng lạng quạng mở cửa cho nàng, tay bật mãi mà không mở được chốt cửa. Để sau cùng chính nàng lại là người giúp anh chàng mở cửa. Chưa hết! Rất tự nhiên trong cơn say, anh chàng dúi vào tay nàng xấp bản thảo mới nhất. Chẳng biết quê là gì cả. Không hiểu sao nàng lại cầm? Để an ủi anh chàng chăng? Không được, có gì mà phải an ủi. Sợ anh chàng quể Lại càng không được, người ta với mình có gì đâu mà sợ dùm? Vả lại cầm mới là quê chứ, biết anh chàng, nhét cái gì vào trong đó thì sao? Một lá thơ, một... Hay tại... tại mình... Nàng bối rối đưa tay làm dấu và đọc một đoạn kinh. Xua đuổi hình ảnh anh chàng ra khỏi trí.
Rồi tiếp theo là những cú phone của anh chàng. Lúc đầu nàng hơi ngạc nhiên vì không ngờ anh chàng lại gọi. Sau phút ngạc nhiên là có thoáng mừng rỡ kỳ cục dấy lên trong lòng. Thoáng mừng mà nàng không thể giải thích được với chính mình. Chỉ biết là có, chắc chắn là có trong lòng... Nhưng chỉ thế, rồi tắt ngấm đi sự ngạc nhiên và mừng rỡ. Anh chàng nói toàn những chuyện ấm ớ, không đầu không đuôi. Mất thì giờ và mất tiền cho công ty điện thoại một cách vô ích. Từ San José đến Sacramento mỗi phút đều được tính bằng tiền mà anh chàng thì lại nghèo kiết xác. Vậy mà cứ gọi, gọi liên tục. Nàng thấy tồi tội anh chàng qua hàng động biểu lộ tình cảm này. Rõ ràng là anh chàng có điều muốn nói. Điều gì? Nàng cảm thấy hai má mình nóng ran và lại đưa tay làm dấu. Đừng nghĩ vẩn vơ nữa, cuối năm nay mình sẽ vào nhà dòng. Cái hẹn với... Chúa năm hai mươi lăm tuổi đã đến.
Ba năm trước ngày sang Mỹ mẹ nàng nhận được lá thư của ông cụ từ Sacramento gởi về. Trong thơ, ngoài những điều thường viết về gia đình, ông cụ báo một tin làm cả nhà phải suy nghĩ. ”... Tôi bắt đầu tin tưởng vào đấng thiêng liêng mẹ nó ạ! Tin tưởng vào Chúa trong những lần cầu nguyện làm hy vọng đoàn tụ ngày càng rực rỡ hơn. Tôi đã làm phép rửa tội, và chọn thiên chúa là đáng toàn năng. Mẹ nó nghĩ sao? Ông bà, tổ tiên ta vẫn thờ phượng, chẳng việc gì mà quan ngại... ” Nguyên văn là thế, mẹ nàng ban đầu nhận được thư hơi sửng sốt vì ông chồng gốc nhà binh vốn chẳng theo tôn giáo nào ngoài việc thờ phụng ông bà, tổ tiên. Một buổi họp gia đình được diễn ra giữa bà mẹ và chín đứa con gái.
- Chúng mày nghĩ sao. Cả chín cô đều im lặng.
- Nhà mình bao nhiêu đời có đạo đâu mà bố mày lại làm thế tao chịu, không thể hiểu được bố mày.
Chín cô con gái vẫn im lặng.
- Chúng mày nghĩ sao?
Bà cụ nhắc lại với thái độ ngạc nhiên trước sự im lặng của lũ con. Với cả chín cô, chuyện theo đạo này hay đạo kia đâu có gì là quan trọng? Cái quan trọng nhất là... lấy chồng! Đời sống Sàigòn sau 75 quả tình là nát bét, nhìn quanh khó kiếm thấy một ai đường được theo ý các cộ Bên phải: bộ đội. Bên trái: du kích. Đằng trước: Công An. Sau lưng: Công nhân viên. Toàn là những đấng đàn ông không thích hợp với tâm trạng của các cô gái Sàigòn. Đúng ra cũng có những chàng trai thuộc về Sàigòn. Nhưng hầu hết, những người này đều nhấp nhổm bỏ đi. Chín cô con gái đã bốn cô đến tuổi lấy chồng mà vẫn trong tình trạng độc thân. Cũng buồn chứ? Và họ cùng chờ ngày được ông bố bảo lãnh sang Mỹ, rồi sẽ tính. Còn vượt biên? Chao ơi! Bọn hải tặc ghê thí mồ...
Thế đấy! Hoàn cảnh gia đình là thế, nên chín cô im lặng là đúng. Một mình bố không lo kịp ODP thì chúa... giúp sức càng tốt chứ sao. Họ lần lượt rửa tội và vô đạo khi những lá thư của ông bố gởi về bắt đầu làm xiêu lòng bà mẹ. Năm ấy nàng vừa mười tám tuổi và đó là năm đầu tiên nàng theo bốn bà chị đến nhà thờ.
Mười tám tuổi mà chưa có bồ hay người yêu thì kể ra cũng kỳ, nếu so với các cô gái khác cùng tuổi. Nhưng với nàng thì chả có điều gì là kỳ cả. Bắt buộc phải thế, bởi bản chất hiền lành, dịu dàng nàng không thích se xua, làm dáng nên khó lòng nổi bật trong đám chị em nên sự chú ý từ bên ngoài thường không nhắm vào nàng (chàng đã cảm ơn chúa về điều này!). Cũng bởi bản chất hiền lành nên nàng đâm ra chóng mặt khi nhìn thấy cuộc sống chung quanh. Gần như là rụt rè, sợ hãi. Nàng khép lại giữa đám chị em bằng tình thương. Sống giữa cái hỗn độn, ồn ào, lừa lọc của Sàigòn sau 75 nàng như con chiên nhỏ lạc lõng giữa bầy sói.
Chúa đưa tay đón nàng trong tâm trạng đó. Ban đầu nàng đến nhà thờ không bằng đức tin. Chỉ theo chị em trong nhà và muốn làm ông bố hài lòng. Nhưng không khí nhà thờ đã quyến rũ nàng. Trong cái u mặc, thiêng liêng và trang trọng của không khí đó, nàng cảm thấy gần gũi và thoải mái. Đức tin lớn dần và cuối cùng nàng là người ngoan đạo nhất nhà.
Sang Mỹ, cái ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống đã làm nàng chóng mặt lại càng chóng mặt hơn. Đức tin cũng thế. Đã lớn lại càng lớn hơn. Chúa đã nhìn xuống gia đình nàng bằng lần đoàn tụ. Lời nguyện cầu hằng đêm đã được chứng giám. Bố nàng và gia đình càng tin vào Chúa hơn. Những ngày đầu, ông là người nhắc nhở vợ con nhiều nhất về đức tin. Cuối cùng là một buổi tối, sau lần sinh nhật thứ hai mươi hai của nàng. Ông cụ đang ngồi xem truyền hình, nàng rón rén đến ngồi cạnh ông.
- Bố.
- Gì thế con.
- Con muốn thưa với bố một chuyện.
Ông cụ xoa đầu con gái ngoan hiền nhất nhà, cười dễ dãi.
- Nói đi con gái cưng của bố.
- Con muốn xin phép bố mẹ cho đi tu.
- Tu?
- Vâng ạ!
Trên môi ông cụ cái cười biến mất tiêu. Như không tin vào tai mình, ông cụ hỏi lại con gái.
- Tủ Con muốn đi tu?
- Vâng ạ!
- Sao... sao...
Nàng bắt đầu thuyết phục bố bằng tất cả niềm tin của mình. Lần đầu tiên ông cụ ngại ngần vì có đứa con ngoan đạo, nhưng chẳng biết nói sao hơn ngoài câu.
- Để bố bàn với mẹ xem sao. Mà con quyết định rồi... mà mà... con suy nghĩ kỹ chưa?
- Con đã nghĩ kỹ rồi bố ạ.
Đêm đó, sau câu chuyện bà cụ làm mặt giận ông cụ. Ôi! Chúa nhân từ thêm lần nữa phải ngó xuống gia đình nàng. Không khí trong nhà không còn được vui vẻ như mọi ngày. Sáng sau mẹ nàng đăm đăm nhìn con gái, cố gắng tìm ra lý do nào đó khiến con bé dễ thương thế kia lại quyết định đi tu Hay nó... Bà cụ vội vàng đưa tay làm dấu, đuổi nhanh ý nghĩ không đẹp vừa thoáng trong tai dành cho con gái.
- Có chuyện gì không con?
- Dạ đâu có gì mẹ, con muốn đi tu mẹ à. Chẳng có gì buồn cả... Con muốn tìm đến chúa.
Bà cụ thở dài trong khi nàng đưa ra những lý do hệt như đã nói với ông cụ. Cuối cùng, sau những lần ”thảo luận”, hai ông bà thấy khó lòng lay chuyển con gái, đành phải nhượng bộ.
- Thôi được! Con đã quyết định thì bố mẹ cũng không dám cản.
Nhưng hoàn cảnh nhà ta thế này... con ở lại với bố mẹ vài năm nữa được chứ?
Dĩ nhiên, một cô gái như nàng đã không làm buồn lòng người ngoài bao giờ cả, thì đối với bố mẹ cũng không đành. Nàng đồng ý ở lại nhà thêm ba năm và sẽ vào dòng tu năm hai mươi lăm tuổi.
Bây giờ cái hẹn với Chúa chỉ còn vài tháng nữa là đến thì anh chàng xuất hiện. Đối với nàng, chú hay anh thì cũng vậy, đâu có gì cần phải suy nghĩ. Ba năm vừa qua đã khối người theo đuổi nàng nhưng ý tưởng đi tu luôn luôn thắng. Hà-cớ-chi anh chàng này là mối “nguy hiểm”. Lại nữa, qua những cú phone, nàng thấy rõ ràng anh chàng đôn hậu và ngớ ngẩn đến độ chỉ nói vòng vòng, loanh quanh những câu chuyện ấm ớ hội tề. Chẳng lúc nào dạn dĩ đn độ nàng phải e ngại. Tình cảm - nếu có - chử là những điều nàng cảm thấy chứ chưa biểu lộ rõ ràng thì có chi phải sợ. Quen thì quen đã sao đâu? Nói chuyện thì nói chuyện có hề gì? Mất chút thì giờ chứ mấy. Mất chút ít thì giờ để giao thiệp với một anh chàng cũng cả đẫn, hiền lành như mình cũng là điều tốt... Chỉ tội nghiệp cho anh chàng, đã nghèo kiết xác mà ham nói dai. Cuối tháng bill điện thoại về chắc mặt anh chàng tội lắm. Lại tội! ” Tội” và ”tội nghiệp”, hai tiếng này luôn luôn hiện ra trong trí nàng mỗi khi nghĩ đến anh chàng. Nàng mỉm cười mỗi khi nhớ lại những mẫu đối thoại với anh chàng với niềm vui nhè nhẹ.. Rồi cũng qua đi! Nàng tự như thế. Nhưng Chúa ơi! Nàng quên mất một điều quan trọng nhất là những niềm vui nhè nhẹ đó đã thường xuyên về với nàng trong mọi sinh hoạt. Và những cú phone lúc mười giờ đêm của chàng đã thành quen thuộc đến độ có lần tự nhiên đến cạnh chiếc phone lúc chín giờ năm mươi chín phút. Một phút trôi quạ Chuông vẫn im. Năm phút nữa. Vẫn chẳng có gì. Mười lăm phút thêm vào. Nàng kiên nhẫn ngồi đợi với những câu hỏi được đặt ra. Có gì xảy ra cho anh chàng chăng? Hơi lo âu, nàng nhìn lên mặt đồng hồ. Đã trễ giờ gọi đến hai mươi phút. Những ý tưởng bất an chợt kéo đến, nàng hết nhìn đồng hồ lại nhìn cái phonẹ Mỗi phút tưởng như kéo dài hơn với hình ảnh anh chàng hiện lên thật rõ ràng trong đầu. Cuối cùng thì chuông reng lúc mười một giờ bảy phút.
- Hello.
- Hello! Cháu đó hả?
- Vâng. Cháu đây, sao chú gọi trễ thế!
- Chú xin lỗi.
Cả hai đều mặc nhiên công nhận mười giờ là giờ hẹn. Nàng cảm thấy chàng có vẻ tự nhiên và mạnh dạn hơn khi nói. Rất hồn nhiên chàng khoe.
- Chú mới đi coi... bói về.
- Coi bói?
- Ừ hay lắm! Tụi mình hạp nhau lắm...
-!!!
- Ngay chóc à, cháu ơi...
- Ai coi vậy chú?
Nàng nghe chàng nhắc đến tên vợ người bạn, trong khi chính nàng cũng không ngờ mình bị cuốn vào câu chuyện kỳ cục.
- Chị ấy bảo hai đứa mình hợp nhau lắm. ” Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc... ” Mạng chú là ”Trường lưu thủy”, mạng cháu là ”Phú đăng hỏa”, cháu sẽ sưởi ấm lòng chú trên đường đời... Tử vi bảo thế!
Nàng ngẩn ngơ và buồn cười vì những chữ kỳ cục của chàng gọi là ”Tử vi bảo” với thái độ bạo dạn lạ lùng của chàng. Cũng tàng tàng như hôm đầu gặp. Nàng mỉm cười, áp chiếc phone vào tai chặt hơn. Bên kia giây nói chàng vẫn tỉnh bơ kéo nàng từ ”Tử vi” sang ”tướng số”:
– Chưa hết đâu cháu! Chị ấy còn bảo lỗ mũi của cháu giúp lỗ mũi chú nhiều lắm...
Lần này thì thật tình kỳ quái! Nàng bật cười.
- Cái gì mà lỗ mũi hả chú?
Chàng giải thích rõ ràng hơn đúng y hệt vợ người bạn nói, không sai một chữ và cuối cùng là câu.
- Cháu thấy không? Tử vi cũng bảo mà tướng số cũng nói...
Dứt tiếng cười, nàng dịu dàng bảo.
- Thì có gì đâu chú?
- Có chứ?
- Có gì chú nói xem...
Chàng im lặng. Biết nói thế nào bây giờ? Chả lẽ lại thoòng thêm câu.
– ”Bọn mình lấy nhau thì tốt lắm?” Cái mạnh dạn ban đầu biến mất tiêu, chàng ngập ngừng, suy nghĩ thật nhanh rồi chế ra câu đoán cho khoa tử vi.
- Là... là nếu cháu viết văn, thì hai đứa mình ”hỗ trợ” cho nhau!
Nàng, bây giờ, biết lòng chàng muốn nói gì. Nhưng! Chúa ơi! Chúa hãy tha thứ cho những tiếng ”Nhưng” loại này. Nhưng thay vì nói một câu có giá trị như cú đấm làm chàng bị nốc ao ở hiệp một, thì nàng lại nói bằng giọng nói dịu dàng nhất của hai mươi lăm năm làm người.
- Tối nay cháu sẽ viết!
Đoản văn đầu tiên trong đời của nàng được đăng vào một tuần báo mà chàng đang cộng tác. Và bài viết được sự chú ý, khen ngợi của những người quen. Tự nhiên nàng thấy chàng nói thật đúng. Chẳng cần phải qua một trường lớp nào cả, người ta vẫn có thể viết được, nếu có tấm lòng. Nàng tin vậy và tiếp tục viết những điều mình đã nghĩ. Sự đón nhận của mọi người chung quanh làm nàng thấy cuộc đời bớt xa lạ thân quen, thân quen hơn với những người như... chàng bên cạnh.
Bây giờ những cú phone lúc mười giờ đêm đã thành quen thuộc với gia đình nàng. Bố mẹ và các chị em của nàng đều thích thú theo dõi sự thay đổi của đứa con gái định đi tụ Tên của chàng đã được nhắc đến trong những câu đùa bỡn nàng, tại gia đình. Lúc ăn cơm hay đang xem ti vi, hoặc đi chơ... thỉnh thoảng chàng vẫn được nhắc đến. Ban đầu là sự cố tình của mọi người để... dò xét, sau thành quen, rồi thành tự nhiên như chàng là một người trong gia đình dù chưa một lần xuất hiện.
Nàng cũng thôi mắc cở khi bị chòng ghẹo mà lại thấy có cái gì đó dìu dịu trong lòng khi nghe nhắc đến chàng. Nhiều lúc nàng hồn nhiên kể về chàng cho lũ em nghe. Dĩ nhiên chỉ gọn lại trong những câu chuyện qua phonẹ Và cũng dĩ nhiên những câu chuyện qua phone không còn nằm trong vòng vẩn vơ hay ấm ớ hội tề nữa. Đã có ”vấn đề” hẳn hoi. Như một lần bàn cãi về việc ”đi tu” hay ”viết văn” tốt hơn (chàng bây giờ không còn sợ nốc ao về việc này nữa). Nàng kết luận.
- Đi tu cháu vẫn làm việc cho người khác được, làm việc tông đồ chẳng hạn.
- Nhưng chú vẫn thấy làm nhà văn là hơn.
Chàng không chịu thuạ Nàng cũng bướng bỉnh không kém.
- Làm nhà văn là ích kỷ. Viết là viết cho mình...
- Cháu sai bét. Viết cho mọi người đọc chứ bộ.
Nàng suy nghĩ một tí, rồi có vẻ nhượng bộ.
- Thì viết cho người khác cũng được đi, nhưng đi tu, nếu làm việc tông đồ thì cũng cho người khác vậy...
- Nhưng hạn hẹp hơn.
-Sao lại hạn hẹp?
Nàng thôi nhượng bộ, bắt đầu bướng bỉnh (ý của chàng). Chàng tự nhiên nổi sùng và lôi cụ Nguyễn Công Trứ vào.
- Nhập thế tốt hơn xuất thế.
-!!
- Các cụ ngày xưa ai cũng bảo thế. Này nhé...
Chàng kể ra một loạt tên từ cụ Nguyễn Công Trứ đến cụ Phan Bội châu v.v... Nang im lặng theo dõi, chẳng bàn cãi thêm tí nào. Ít nhất lần này nàng cũng thấy chàng có lý.
- Thì... thì cháu nghe lời chú đã viết đấy thay...
- Tối nay cháu viết tiếp đi. Viết liền đi...
Chàng làm tới. Nàng, bây giờ, đâu muốn giận chàng làm chỉ Nhưng cũng ra điều kiện. Hệt như hai phe khi ngưng bắn phải có điều kiện riêng dành cho nhau.
- Thì cháu viết, nhưng chú phải hứa một điều.
- Điều gì chú cũng hứa tuốt hết!
Nàng bật cười sau câu nói của chàng.
- Chắc không chú?
- Chắc chứ.
- Chú phải nghe lời cháu cầu nguyện mỗi đêm!
- Cầu nguyện?
- Vâng!
Chàng giật mình sau tiếng ”vâng” của nàng. Trời ơi! Cầu nguyện là cái gì vậy cà? Từ nhỏ đến giờ chàng đâu có biết. Giữa chàng và Chúa chỉ có liên hệ từ lúc quen nàng thôi mà... Chàng ấp úng, rồi thú thật.
- Chú đâu biết cầu nguyện ra sao.
- Cháu sẽ bày chú.
Và nàng bắt đầu bài học đầu tiên cho con chiên chưa hiểu thế nào là đạo. Chàng nghe chăm chú, xong lấy giấy viết ghi lại đoạn kinh phải đọc. Chàng giữ lời hứa với nàng. Phần nàng, cũng giữ lời hứa với chàng, sau khi bỏ phone xuống nàng lấy giấy bút ra viết.
Hiệp hai chấm dứt tại đây. Huề. Giữa chàng và Chúa không ai thắng ai trong hiệp này cả. Bởi đêm đó, nàng không viết một đoản văn hay một bài thơ hoặc một truyện ngắn như chàng muốn mà lại là một lá thư cho mẹ bề trên tại dòng tu nơi nàng định đến. Lá thư viết rất dài, nhưng có một câu mà nàng cho là khó viết và cũng quan trọng nhất ”... Mẹ cho con xin hoãn lại năm năm để giúp đỡ gia đình.”
Hạn tuổi vào dòng tu là hai mươi lăm tuổi. Mẹ bề trên có chấp thuận yêu cầu của nàng hay không ai mà biết được? Bởi lá thư mới được nàng viết tối hôm qua.
Như thế, hiệp ba có thể xảy ra trong vòng vài tháng nữa khi nàng tròn hai mươi lăm tuổi. Cũng có thể xảy ra trong vòng năm năm nữa khi nàng ba mươi tuổi. Và cũng có thể... chẳng bao giờ xảy ra cả. Nhưng dù sao chàng cũng phải chuẩn bị trước cho để lên ”võ đài yêu thương” lần cuối cùng. Chàng đang hồi hộp? Đúng! Chàng đang lo lắng? Cũng đúng! Nhưng có hồi hộp hay lo lắng cũng mặc xác chàng. Bởi chàng là người trong cuộc, làm sao thấy được vấn đề rõ ràng.
Còn chúng ta, những người đứng ngoài, dĩ nhiên là tỉnh táo hơn. Với cái nhìn khách quan chúng ta chẳng cần phải đợi đến hiệp ba xảy ra mới biết được kết quả. Chàng sẽ thắng. Vì Chúa sẽ nhường chàng trong hiệp cuối cùng này. Chúa nhân từ đã cứu vớt bao nhiêu người, không lý lại bỏ rơi chàng? Một con chiên vừa mon men đến cổng nhà thờ, nhưng rất siêng năng trong việc cầu nguyện hằng đêm, dù câu cầu nguyện chàng có lỡ thêm vào một đoạn: Lạy chúa cho nàng đừng đi tu! Chúa sẽ thương yêu và cứu giúp chàng, để cuộc sống thêm vào một mảnh đời hạnh phúc. Và nàng, chưa kịp làm việc tông đồ để giúp đỡ mọi người mà đã làm khổ một người sao đành? Nhất là người đó lại là chàng, ông chú hiền lành như nàng hằng nghĩ. Phải thế không?

Hết


Xem Tiếp: ----