Từ nhiều năm nay tôi lấy việc dạy Việt ngữ cho con làm thú vui duy nhất. Mỗi lần dạy con, tôi như thấy lại hình ảnh mình đứng trên bục giảng, có phấn trắng bảng đen của nhiều năm về trước. Tôi đam mê dạy và con tôi hăng hái học Tôi dạy Phương những bài văn xuôi trác tuyệt của Thanh Tịnh, những áng văn cổ xưa của bà Huyện Thanh Quạnvv nhưng hình như nó thích thơ nhiều hơn là văn xuôi. Phương càng lớn tôi càng nhận ra là nó có nhiều sở thích giống tôi. Nhờ chịu khó đọc sách và hay hỏi han nên Phương học tiến bộ thấy rọ Cùng với sự biểu lộ rõ rệt cái năng khiếu về thơ văn của Phương, tôi nhận thấy một mối lo nào đó đang nẩy mầm trong trí tôi. Tâm hồn nó mỏng manh như mây, dễ buồn và hay khóc mà lại yêu thích thơ phú thì thật là ái ngại. Điều tôi lo sợ là Phương sẽ đi vào con đường của tôi và có thể nó sẽ khó tìm được hạnh phúc sau này. Tôi hiểu những gì tôi đã và đang trải qua nên tôi chỉ cầu cho con nó có một cuộc đời bình dị và bình an.
Tuy là con một, biết được cha mẹ nuông chìu nhưng Phương không vì thế mà hay vòi vĩnh. Có lẽ nó sớm nhận thức được sự làm lụng cực khổ của cha để gia đình được đầy đủ nên nó không bao giờ có những ước muốn xa hoa như cái quần hay cái áo hợp thời trang. Cha mẹ sắm cho gì là bằng lòng thứ ấy, không hề phàn nạn Nó cũng dư biết chúng tôi dành dụm tiền cho nó khi vào đại học đỡ cực nhưng nó vẫn xin đi làm thêm cuối tuần để có thể đóng góp thêm vào việc mua sách vở trong tương lai hay mua cho mình một thẻ xe buýt hằng tháng mà không phải ngửa tay xin tiền cha mẹ. Thỉnh thoảng nó cũng biết góp vài chục đô la để mẹ gửi về Việt Nam cho ngoại ăn trầu.
Niềm hãnh diện về con làm tôi hả hê và hầu như quên đi những năm dài mình đã cực khổ hy sinh cho con và bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình hơn.
Năm nay Phương chuẩn bị vào đại học. Nó ước đượclàm cô giáo như mẹ hồi xưa nhưng tôi giảng cho con thấy rằng ở đây cái tinh thần tôn sư trọng đạo không có, việc dạy dỗ không phải dễ dàng như nó nghĩ. Tôi khuyên con nên chọn một ngành nào đó thực tế hơn, dễ kiếm việc làm hơn. Nó ậm ừ nhưng có vẻ không vui. Trong khi chờ kết quả thi vào đại học, tôi khuyên con nên đi đó đi đây chơi. Một khi vào học rồi là sẽ lu bu với bài vở không còn thời giờ để mà đi đâu cả. Tuần nào Quang cũng đưa hai mẹ con đi chơi núi hoặc chơi hồ. Có hôm lười đi xa thì cả nhà dắt nhau đi bơi lội vừa thể thao mà vừa ích lợi cho sức khoẻ. Quang cưng con như vàng, quý con như ngọc Chưa bao giờ Quang từ chối một yêu cầu nào của cọn Những lúc đi du ngoạn hồ, hai vợ chồng ngồi nhìn con tung tăng vui đùa dưới nước, lòng thật hả hê. Dáng người nó đẹp và khoẻ, không phải loại liễu yếu đào tơ. Mái tóc cắt ngắn tạo cho nó thêm vẻ nhí nhảnh, yêu đời. Bề ngoài và nội tâm nó thật là hai thái cực mà hình như chỉ mình tôi nhận ra. Hai vợ chồng già rất hãnh diện về đứa con của mịnh Đứa con làm cho tuổi già thêm thi vị.
Được tin thi đậu vào đại học, Phương mừng lặm Tôi khuyên con nghĩ làm part-time để ở nhà chơi cho đã. Nó đồng ý và đề nghị thay vì đi chơi xa như dạo trước, để nó ở nhà dọn dẹp lại nhà cửa và nấu một vài món ngon cho cha nó. Quang cưng con nên cũng bằng lòng mặc dù chàng đã lấy một tuần nghỉ phép để đưa hai mẹ con đi chơi. Bạn Phương rất thích được tự tay nấu nướng những món đặc biệt cho cha và tập làm bánh trái. Tôi tỉ mỉ dạy cho con những gì mà tôi biệt Nó thường nói: "Sao mẹ biết đủ thứ hết vậy? " Có lần vui miệng tôi đùa: " Mẹ còn biết một thứ nữa mà mẹ dấu con đó. " Nó liếng thoắng: " Trước sau gì rồi mẹ cũng chỉ con hạ " Tôi hiểu nó rất hãnh diện về tôi, một niềm hãnh diện mà tôi thường khát khao lúc nhỏ. Mẹ tôi là một người đàn bà vô cùng đơn giản. Bà không hề bận tâm gì đến việc
tề gia nội trợ. Mười hai đứa con đẻ ra là đã có bà ngoại tôi chăm sóc. Phần má tôi thì chỉ việc nghỉ hộ sản xong cứng cát là tiếp tục đi dạy rồi lại nghỉ hộ sản nữa. Tôi cũng không hiểu sao bà có thể làm vợ ba
tôi, một người đàn ông Huế, khó tính và kén ăn. Đã vậy mà ba lại là người hoàng tộc, nội tôi không phải là bà mẹ chồng dễ tính và các cô tôi thì chẳng người nào có chồng nên lại càng khó chìu. Nghe nói hồi nhỏ má tôi rất đẹp, nhiều người giàu có đến xin cưới bà nhưng má tôi từ chối chỉ vì sợ phải làm dâu. Bà ngoại tôi bị Ông ngoại bỏ từ lúc bà còn rất trẻ nên vì chữ hiếu má tôi thề chỉ lấy người nào bằng lòng ở rể. Có lẽ ba tôi chịu điều kiện này nên ông mới lấy được bạ Chắc tại vì yêu má tôi quá nên ông lần lần trở nên dễ dãi, chuyện cơm nước sao cũng được tùy má tôi. Ông viện cớ đám con cần được chăm sóc hơn nên không bao giờ đòi hỏi những món ăn cầu kỳ của người Huệ Khi nào thèm ăn món gì lắm thì ông đến nhà mấy người bà con ặn Má tôi vẫn không lấy đó làm kỳ, bà nhất định không chịu học cách nấu
nướng theo lối Huế để làm vừa lòng ba tôi. Hay là tại bà không yêu ông? Cũng may cho má tôi là bà nội và mấy cô ở ngoài Huế rất ít khi vô Saigon, nếu không chắc là có nội chiến.
Ba tôi dễ dãi với má tôi bao nhiêu thì tôi lại hay phê bình má tôi bấy nhiêu. Tôi ngấm ngầm chê mẹ mình vụng vì mỗi lần sinh nhật bạn bè thấy tụi nó hớn hở khoe: "Bánh này do " măng" tao làm đó " là tôi thấy tủi thận Tôi chỉ ao ước có một cái gì đó để khoe với bạn là tác phẩm của mẹ mịnh Khi lớn lên tôi mới thấy là mình tội lỗi khi suy nghĩ về mẹ như thế. Tôi chỉ thấy cái chưa hoàn hảo của mẹ mà không thấy sự hy sinh nuôi nấng dạy dỗ của bà đối với các con trong những năm
cha tôi qua đời. Điều đó thuộc chữ nào trong bốn chữ công, ngôn, dung, hạnh?
Hôm nay Phương quyết định dọn dẹp lại nhà cửa trước cho ngăn nắp rồi ngày mai thì làm món bánh hỏi tôm nướng cho cha. Nó cũng không quên chuẩn bị món bánh bò nướng rễ tre cho cha nó vì đó là món ruột của Quạng Khổ nỗi mỗi lần Phương loay hoay làm, trăm lần như một ba nó đều nói: " Bà nội làm món này ngon lặm " Không bao giờ nghe Quang khen một câu cho con vui. Nó hiểu ý cha nó ngầm so sánh là nội nó làm ngon hơn nhưng không nói gì hết. Bữa nay nó nói với tôi: " Để con làm một món bánh bò nướng hoài cho đến chừng nào ba nói ngon bằng nội làm con mới cho ba ăn món khác".
Ăn sáng xong, hai mẹ con bắt tay vào việc dọn dẹp. Quang đem xe đi tiệm sửa từ sớm. Tôi đề nghị với Phương là dọn phòng nó trước để lỡ ba nó có về kêu đi chơi thì phòng nó cũng đã gọn gàng. Trong phòng Phương đồ đạc không nhiều. Tủ quần áo của nó rất ngăn nắp, sạch sẽ. Phương giống tôi là rất thích sách nên kệ sách của nó là nơi nó chăm sóc đặc biệt nhất. Sách vở nó xếp theo thứ tự lớn nhỏ ngay ngắn, còn những tạp chí thì được xếp theo từng số rất có lớp lang. Một vài quyển sách nó thích nhất thì được xếp trên bàn cùng với những bài học nhạc Những chậu cây xanh treo trên trần đem lại căn phòng một nét sinh khí rỡ rạng Khi di chuyển mớ sách trên bàn để hút bụi, tôi thấy một quyển sách rất đẹp nằm riêng rẽ. Bìa là một bức tranh cảnh mùa thu vẽ bằng màu " arcrylic" lộng lẫy. Có lẽ nó vừa mới vẽ xong nên để riêng cho thật khô. Tôi tò mò cầm quyển sách lên hỏi ý con:
- Mẹ xem được chứ?
Nó hỏi bẻn lẻn:
- Dạ được chứ mẹ Có gì mà con dấu mẹ đâu. Tại chưa tiện khoe mẹ đó thôi. Cuốn sách đó con mới làm xong hồi tuần rồi. Tôi tấm tắc khen bức tranh đẹp rồi lật xem tới bên trong. Đó là những bài thơ góp nhặt từ những tờ nguyệt san mà nó cẩn thận chép tay lại. Trong đó có một bài thơ của... tôi. Con tôi lớn quạ Nó lớn hơn tôi nghị Tâm hồn nó đã biết rung động bởi một bài thơ hay, đã biết chọn những bài đặc sắc mà gìn giữ, nghĩa là nó không còn nhỏ nhoi như tôi hằng nghi.
Tôi vô cùng thích thú khi khám phá ra mình có một đồng minh cùng mê thơ nhưng rồi tôi cũng lo ngại không it Biết con tôi có đủ cứng cỏi để lèo lái con tim của mình hay là chỉ biết buông xuôi theo chiều định mệnh? Biết nó có đủ lý trí để nhận định thế nào là hạnh phúc và đam mê hay chỉ có duy nhất một tâm hồn uỷ mị mà thiếu sự phân minh của trí tuệ? Tôi lo sợ bởi cuộc đời những người làm thơ có mấy ai được sung sướng? Tôi cầu xin con tôi đừng bắt chước mẹ làm thơ, nhất là chỉ làm những bài thơ cho riêng mình đọc.
Vừa làm việc Phương vừa gạ chuyện, có lẽ để bắt đầu một câu chuyện khó nói nào đó:
- Mẹ, hồi đó mẹ có yêu ai trước khi mẹ về với ba con không mẹ?
Tôi tủm tỉm cười:
- Không phải trước mà là sau.
Nó ngừng tay nhìn tôi kinh ngạc:
- Ủa, sao kỳ vậy mẹ? Ai vậy mẹ, cho con biết với.
Tôi trấn át nó:
- Thôi, lo làm việc đi. Mẹ nói đùa mà.
Nó phụng phịu:
- Há, mẹ dấu con hạ Rồi nó đổi giọng đe doạ: "Chắc là ba biết, để con hỏi bạ"
Tôi thách thức:
- Con muốn hỏi cứ hỏi. Ba không dám làm gì mẹ đâu. Mẹ có con rồi là mẹ mạnh lắm.
Thấy không hăm doa. được tôi, nó tiếp tục vặn vẹo:
-Mẹ à, ba con có yêu mẹ hôn mẹ?
Tôi trầm ngâm. Sao con hỏi mẹ một câu hóc búa vậy? Tôi cố tạo cho mình một nụ cười:
-Nếu không yêu thì làm sao có con?
Nó im lặng như suy nghĩ rồi nói một câu làm tôi choáng váng:
- Mà chắc hổng bằng cậu Tùng yêu mẹ phải không?
Tôi nạt con:
- Con nói tầm bậy, ba nghe được ba buồn đó. Không ai yêu mẹ con mình bằng ba hết. Nếu không yêu tại sao ba chịu cực khổ một mình cho mẹ con mình sung sướng? Cậu Tùng chỉ là bạn của ba mẹ thôi. Để nó đừng nghĩ ngợi thêm về chuyện này, tôi nói:
- Mẹ mệt rồi, mình ra kiếm cái gì ăn trưa rồi làm tiếp.
Nó hăng hái phủi tay đứng lên:
- Dạ phải đó mẹ Mẹ ra rửa tay ngồi nghỉ đi để con hâm lại nồi nước lèo nấu bún bò hai mẹ con mình ăn. Tôi bỏ vào phòng tắm rửa mặt. Những lời nói của con làm tôi bâng khuâng. Sao mà nó biết hết vậy? Tuy có vẻ không lưu tâm về câu chuyện vừa rồi nhưng tôi biết con nhỏ này không để cho tôi yên đâu. Dễ gì mà nó chịu buông tha tôi. Đầu óc nó lúc nào cũng đầy ắp những thắc mắc và đôi khi nó khoá họng tôi bằng những câu hỏi không có câu trả lời.
Ở nhà ăn mãi bún bò, bánh hỏi, mì vịt tiềm cũng chán, tôi đề nghị cuối tuần đi " West Edmonton Mall" tắm biển nhân tạo và ăn nhà hàng cho khoẻ, khỏi phải bận bịu việc nấu nượng Nhân tiện cũng tìm mua thêm cho Phương một ít quần áo để đi học có mà mặc cho lịch sự hơn một chụt Dù gì cũng là sinh viên đại học không thể ăn mặc lôi thôi được Cả nhà dắt nhau đi ăn " dim sum" rồi nhắm hướng " West Edmonton Mall" trực chỉ. Đi bên cha mẹ, Phương hồn nhiên như con sáo. Nó líu lo trò chuyện với ba nó, khi thì chọc ghẹo tôi. Tuy bề ngoài có vẻ liếng thoắng, vô tư như vậy nhưng tôi biết đầu óc nó đầy ắp những câu hỏi hóc búa không biết bật ra lúc nào. Khi thì cha, lúc thì mẹ, cả hai chúng tôi thay phiên nhau bị nó cho ăn bí đao. Trên đường đi Quang vui vẻ bảo:
- Ba sẽ mua cho con gái ba một bộ đồ thật chiến, cho mẹ một bộ nữa để làm tăng thêm cái vẻ đẹp về chiều của mẹ Sau đó mình đi tắm biển và chiều về thì đi ăn "Kentuckey" con khỏi phải ôm ông táo. Có ai phản đối đề nghị này không?
Phương mau mắn phản đối:
- Con không đồng ý. Tại sao chỉ mua đồ cho mẹ với con thôi mà không mua cho ba? Con thấy quần áo ba cũ sờn hết rồi. Hoặc là ba người cùng mua hoặc là không ai mua hệt Mẹ chịu hôn mẹ?
Tôi đồng tình:
- Con gái mẹ thì bao giờ cũng có lý.
Quang đẩy đưa:
- Để coi, nếu có đồ đẹp ba mới mua chớ đồ xấu mua làm chị Mà thường thì đồ đẹp giá tiền cũng đẹp Đi vòng vo lựa được một bộ đồ cho Phương thì chúng tôi gặp gia đình Châu, người bạn quen trong dịp làm báo Xuân cho tịnh Vừa thấy tôi là Châu vồn vã:
- Trời ơi, tìm chị như thể tìm chịm Châu phone tùm lum mà không ai biết chị Ở đâu. Làm gì mà trốn kỹ vậy?
Tôi muốn ngăn cho Châu đừng đem chuyện viết lách ra nói ở đây nhưng chưa biết làm sao. Châu mau mắn lục lọi trong túi áo lấy ra giấy viết:
- Chị cho Châu địa chỉ đi để khi cần Châu còn biết đường mà liên lạc Hôm nọ ra tờ báo Xuân tính xin chị cái truyện ngắn hoặc một vài bài thơ mà tìm chị hụt hơi. Tôi liếc nhìn Quang và Phương mong cho đừng ai nghe thấy. Phương đang lơ đãng nhìn mấy quyển sách bày bán "sale", Quang thì đang nựng nịu đứa con gái của Châu. Tôi cố "thắng" Châu lại bằng cách hỏi thăm công việc làm ăn. Hoản binh chỉ được giây lát, Châu lại xoay qua Quang vui vẻ:
- Tháng rồi chỉ có bài thơ " Ru Con" trên báo đọc cảm động quá trời, anh Quang có đọc không?
Tôi giựt mình liếc nhìn Phương lần nữa. Con bé đang nhìn ba nó chăm chú như đợi câu trả lời chứ không phải Châu là người đang chờ nghe Quang trả lời. Trong mắt nó còn ngụ ý như muốn biết xem " chỉ" có phải là mẹ nó hay khộng Không biết Quang có nghe câu hỏi hay không mà không thấy anh trả lời Châu. Tôi cũng hơi mừng vì đoán là Quang lảng tai, chưa nghe kịp câu hỏi. Tôi ghi vội cho Châu cái địa chỉ rồi xin phép tiếp tục đi mua sặm Tự dưng tôi không thích đi đâu nữa. Tôi kêu đói bụng và đòi đi ặn Phương vẫn vui vẻ với những món đồ vừa mới mua, Quang thì say mê xem mấy mẩu xe mới về trong tờ quảng cáo của hãng Chrysler. Tôi hơi yên tậm Tôi vừa ăn vừa ngắm con với một niềm hãnh diện vô biện Mười mấy năm nay tôi thấy niềm hãnh diện về đứa con gái ngoan và xinh đẹp của mình chưa hề nguôi.
Sáng chúa nhật trời nắng, Quang nói để đem xe đi rửa rồi về chở hai mẹ con đi đâu đó một vọng Phương tán thành:
- Phải đó ba. Ba đi rửa xe đi rồi về con đãi ba món đặc biệt.
Quang gạ gẫm:
- Món gì mà đặc biệt dữ vậy, bật mí ba nghe thử coi.
Nó cười khoái chí:
- Thì lát nữa ba về sẽ biết. Nói trước ăn mất ngon.
Tiếng chân Quang vừa xa, Phương thỏ thẻ:
- Ba cưng xe ba quá há mẹ Mà sao con thấy ba chăm sóc xe ba còn hơn là ba chăm sóc mẹ nữa.
Tôi rầy con:
- Con cứ nói bậy khộng Tại tính ba con như vậy đó, mẹ quen rồi nên cũng chẳng để ý.
Nó tỉnh bơ nhận xét:
- Mà đâu phải chuyện xe cộ không. Con thấy nhiều lúc ba mê xem TV chẳng buồn trò chuyện gì với mẹ hết. Những lúc có hockey là ổng cứ ôm cái TV trời đánh cũng không haỵ Chắc là mẹ buồn lắm hả mẹ?
Tôi nhìn con trìu mến:
- Có con thì làm sao mà mẹ buồn cho được? Hơn nữa mẹ cũng có thú tiêu khiển của mẹ Ba con mê hockey thì mẹ mê thứ khác.
Tôi đâu có ngờ là nó vòng vo để dẫn tôi vào mê lộ:
- Mẹ có làm thơ phải hôn mẹ? Hồi tối con phone hỏi chú Châu rồi. Chú nói mẹ là tác giả bài thơ " Ru Con" mà con có chép vô tập.
Rồi nó đổi giọng ngập ngừng:
- Bộ ba con hổng thích mẹ viết văn hả mẹ? Sao con có cảm tưởng là mẹ việt lén. Tôi nhìn con ngạc nhiên hết sức. Không ngờ nó có một nhận xét tinh tế như vậy. Tôi chưa kịp trả lời thì nó nói luôn:
- Hôm qua lúc nghe chú Châu hỏi ba có đọc bài thơ của mẹ hôn, con nhìn ba thấy ba thờ ơ lặm Ba không tỏ vẻ ngạc nhiên mà cũng không trả lời gì hết.
Tôi giải thích
- Không hoàn toàn đúng như con nghĩ đâu, con gái cưng của mẹ Về chuyện viết lách là chuyện của riêng mẹ Chuyện chính là mẹ phải lo cho ba con và con, lo bảo vệ hạnh phúc gia định Bởi vậy mẹ không bao giờ khoe với ba con những gì mẹ viết. Làm người nội trợ và làm người viết văn là hai chiếc vòng quý mà mẹ không thể đeo chung một tay. Thế nào cũng có chiếc vỡ hoặc rạn nứt vì khua chạm Đeo hai tay là mẹ có được cả hai toàn vẹn
Trong mắt con ánh lên vẻ cảm phục Tôi hiểu với nó người đàn bà cầm bút có một vầng hào quang nào đó mà nó luôn ao ược Nhiệt huyết và lý tưởng còn nhiều, làm sao nó hiểu hết những khó khăn của người đàn bà cầm bút mà tôi đã và đang trải qua? Tôi cắt nghĩa cho con hiểu thêm tại sao tôi phải trải tâm tư tôi ra một cách âm thầm như thế:
- Hơn nữa trong vấn đề này ba con không được rộng lượng cho lắm. Có một lần đã lâu, mẹ có khoe với ba con một truyện ngắn mẹ vừa mới viết. Tưởng sao, ba con ghen với người trong truyện rồi dằn vặt mẹ mãi. Từ đó về sau mẹ quyết định chỉ viết khi nào không có ba con và mẹ cũng không hề nhắc gì đến chuyện viết lạch Nếu viết mà phải gò bó tư tưởng mình để lỡ ba con đọc sẽ được hài lòng thì còn gì cái hồn của văn chương.
Chưa tin rằng lời lẽ của mình thuyết phục được con, tôi sợ nó sẽ đi theo con đường của mình nên cố nói thêm:
- Con à, mẹ viết là vì mẹ không có bạn bè, không bà con thân thuộc. Cả ngày ở nhà một mình, ba con đi làm, con đi học, nếu mẹ không được viết chắc mẹ điên mất. Hơn nữa, mẹ có những niềm tâm sự mà chưa ai nói dùm mẹ nên mẹ phải tự nói lện Mẹ biết con rất thích văn chương, mẹ vui lặm Nhưng trước hết, mẹ xin con hãy lo học hành đã rồi muốn viết gì mẹ sẽ chỉ thêm chọ Cuộc đời có nhiều điều đáng ghi lại trước khi nó bị lãng quên cùng năm thạng Mình viết cũng như là mình chụp một tấm hình vậy mà.
Con bé gật gù ra vẻ đồng ý nhưng vẫn không chịu ngừng phê bình ba nó:
- Sao ba mình khô khan quá mẹ hạ Ba chỉ thích làm việc, lo cho hai mẹ con mình rồi thôi. Chưa bao giờ con thấy ba cầm một quyển sách đọc Nhiều lúc con ước phải chi ba mình là thi sĩ thì vui biết mấy. Hôm nọ con đọc bài thơ của ông thi sĩ viết cho con trai đầu lòng con cảm động quá trời:
Rồi nó lại tra gạn:
- Mẹ, hồi đó mới có con ba có mừng không hả mẹ? Lúc đó ba ra sao mẹ còn nhớ không?
Tôi ôm con vào lòng vuốt tóc nó:
- Ba con mừng đến khọc Mẹ sanh khó, ba không sợ mẹ chết mà chỉ sợ con bị ngộp. Tới chừng bác sĩ đem được con ra, ba chảy nước mặt Ba nói nhỏ vào tai mẹ: "Con giống em, đẹp lắm." Ba con rất hãnh diện về con, không phải chỉ lúc đó mà thôi. Mãi tới bây giờ ba vẫn còn hãnh diện mỗi khi nói về con.
Nó mím môi suy nghĩ rồi hỏi nữa:
- Lúc đó ba có đọc kinh hôn hả mẹ?
Tôi bật cười cho là nó hỏi ngớ ngẩn nhưng không, con bé vẫn nghiêm trang:
- Con muốn biết tại vì cái ông thi sĩ đó ổng viết:
"Trời nghiêng xuống mắt con đầy nặng Miệng cha thầm ngậm một câu kinh" (#1). Con đoán chắc là ổng lo lắm nên mới cầu tới Phật Trời. Cọn con muốn biết xem ba con có lo như vậy không.
Tôi cố phá tan cái tư tưởng sai lệch về cha trong đầu óc thơ ngây của nó:
- Lúc chờ đợi đứa con đầu lòng người cha nào cũng lo hết, không có ai lo hơn ai đâu. Con nói vậy ba mà nghe được là ba buồn lắm đó.
Hai mẹ con tạm ngưng trò chuyện vì có tiếng Quang kéo chiếc thắng tay xe dưới đượng Tôi bước lại vén màn cửa sổ nhìn xuống rồi bảo con:
- Ba con về rồi đó, mình chuẩn bị dọn bàn đi là vừa.
Hai mẹ con bắt đầu bày chén bát, lẫu điện lên bạn Quang vừa bước vô nhà chun mủi hít hít rồi kêu lên:
- Mắm nêm. Mẹ con bây biết ý ba hết.
Phương liếng thoắng:
- Con còn biết ba thích ăn đồ biển nên thay vì chỉ có món thịt bò nhúng dấm con còn sắm thêm tôm và mực tươi làm tả pín lù cho ba nữa đó.
Quang hài lòng:
-Ừ, như vậy mới là con gái cưng của ba chớ.
Không khí gia đình vui vẻ quá. Tôi cảm thấy tràn trề hạnh phúc nên thèo lẽo:
- Vậy mà nó nói ba nó hổng có cưng nó đó. Nó muốn ba nó phải biết làm thơ ca ngợi con như cái ông thi sĩ nào đó.
Phương xịu mặt:
- Mẹ kỳ, con nói với mẹ thôi ai biểu mẹ méc lại với ba vậy?
Quang cười lớn:
- Vậy là cái ông thi sĩ đó ổng hại ba rồi. Nhè ba mù chữ mà biểu làm thơ.
Rồi Quang dịu dàng nhìn con nói:
- Ai nói với con là ba hổng biết làm thơ? Ba cũng có làm thơ chớ con nhưng mà cả đời ba, ba chỉ làm được mỗi có một bài ba ưng ý nhất, một bài thơ trác tuyệt nhất. Đó là con gái cưng của ba.
Phương, con tôi với cái tên đượm mùi trầm hương hạnh phúc, chớp mắt ra chiều cảm động. Nhìn con tôi hiểu là nó rất hài lòng với câu trả lời của ba nó. Chắc chắn là nó hết mơ có ba làm thi sĩ. Tôi nói vui:
- Nếu mà hổng có mẹ sức mấy mình ba con làm nổi bài thơ đó.
Chú thích:
(1-) Thơ Phan Ni Tấn

Hết


Xem Tiếp: ----