Buổi chiều, lại trường đón con gái, người đàn ông cẩn thận đậu xe bên trong khu vực dành riêng cho khách thăm viếng. Ông chậm rãi tắt máy xe, quay khung kiếng xuống, đón chút gió bên ngoài. Nắng nhạt trên những ngọn cây ngả mầu vàng úa. Một chiếc xe mầu trắng quen thuộc ông vẫn thấy mỗi ngày tới đậu bên cạnh xe ông. Ông nhìn thẳng phía trước như người lơ đãng tìm kiếm một thứ gì đó trên những gợn mây trắng đục. Trong góc nhìn mịt mờ, ông thoáng thấy người đàn bà da trắng tỉ mỉ thoa son môi. Ngày nào cũng vậy, người đàn bà đến sau ông chút xíu, đậu xe cạnh xe ông, rồi lấy son ra vạch lên môi. Ngồi vơ vẩn nhìn trời nhìn mây một lát, ông nghe tiếng chuông tan học. Con gái ông lẫn trong đám học trò áo quần muôn mầu sắc. Con bé vẫn vậy. Biết có bố chờ ngoài bãi đậu xe nhưng nó vẫn tíu tít với lũ bạn. Ông nheo mắt nhìn cái đám ồn ào có mái tóc dài con gái ông lẫn trong đó. Một đứa con gái Ấn Độ nói gì đó, cả bọn cười vang. Thằng con trai đứng cạnh con gái ông có mái tóc vàng và là đứa cao nhất bọn. Dễ chừng nó cao hơn con gái ông tới nửa cái đầu. Hai con bé tóc nâu khác cũng nói năng nhốn nháo. Rồi cả ba đứa con gái cùng níu áo thằng bé tóc vàng và cười vang. Ông hồi hộp chăm chú nhìn con bé. Ông chỉ sợ nó quá dạn dĩ với bọn con trai bên này. Dường như biết có bố đang đăm đắm nhìn vào sân trường, con bé chỉ ôm cặp sát ngực, như mẹ nó ngày xưa, mà cười theo lũ bạn. Đám đông học trò thưa dần đi. Ba đứa con gái cũng nhùng nhằng kéo nhau về. Con nhỏ Ấn Độ có vẻ như còn muốn đứng lại mà tíu tít. Thằng bé tóc vàng đi bên cạnh con gái ông. Hai đứa vừa đi vừa nói chuyện, trang nghiêm như người lớn. Ông hồi hộp theo dõi khúc phim lạ lùng. Hai đứa dừng lại bên chiếc xe mới tinh trong bãi đậu. Thì ra thằng nhỏ có mẹ lại đón. Ông hồi hộp chờ xem cái cảnh từ giã của con ông và thằng con trai lạ mặt. Nhưng ông chỉ thấy hai nụ cười thật rạng rỡ. Và trong ánh mắt chúng nó, ông thấy rõ cái gì đó như là sự luyến lưu. "Hi, Dad!" Vừa ló đầu vào cửa xe, con bé đã cất tiếng chào bằng Anh ngữ, rồi chuyển liền qua tiếng Việt với cái nheo mũi làm duyên, "Xe bố hôi mùi nhớt quá hà!" Ông cười, "Tại bữa nay bố phải sửa tới mấy cái máy... " Cô con gái bắt ngay qua chuyện khác, "Bữa nay vui quá! So much fun... " Ông đề máy xe rồi liếc nhìn con bé. Mới ngày nào nó còn đứng trong chiếc xe đẩy, tay bóp cái chuông leng keng, lững chững bước đi hết phòng khách qua phòng ăn, đến phòng ngủ. Hôm nay dường như con bé còn kín đáo vạch lên vành mi một đường viết chì đen mướt. "Có party phải không?" Ông hỏi, mắt vẫn chăm chú nhìn phía trước. Những ngọn đèn đường xanh xanh, đỏ đỏ. "Cuối tuần mới có party, bữa nay phát report card." Tự nhiên, con bé rụt rè, "Bố thấy thằng... Steve không?" Ông bật ngay ra câu tra vấn, "Phải thằng nhỏ tóc vàng không?" "Nó đó bố." Con bé nói nhỏ, rồi đổi liền qua một đề nghị, "Bố chở con đi shopping một chút nghẹ" Ông ngập ngừng, "Shopping à?" "Dạ, đi Sears được không bố?" Ông nghĩ đến cái ví tiền mỏng teo, nhét sâu trong túi quần sau. Buổi sáng, thằng cai trong hãng hạch sách ông đủ điều chỉ vì một đống bộ phận máy ráp lộn loạt đinh ốc. Khoảng thời gian tháo ra để thay ốc khác, nó bắt ông bấm cạc để trừ đi mấy tiếng đồng hồ. Tiếng Anh của ông thưa thớt như lá rừng bị thuốc khai quang nên ông cãi mấy cũng không lại nó. Lúc ấy ông chỉ muốn bỏ hãng ra về, nhưng không hiểu sao lúc loay hoay tìm chữ để đập thằng cai, bàn tay ông vô tình thọc vào túi quần sau. Những ngón tay chạm phải cái ví lép kẹp. Thế là ông nhịn nhục, bỏ qua cái một. Thấy bố ngập ngừng, con bé nghiêng đầu, vênh cái mặt trái xoan lên, năn nỉ, "Please!" " Thì đị" Lòng ông mềm xuống. Chắc lại đi mua đồ để chuẩn bị tiệc mãn khóa học chứ gì. Thật là mệt cái giống đàn bà, con gái. Đi cái tiệc vớ vẩn cũng mất công đi sa ('m đồ. Lại quần áo gì đó thôi. Con nhỏ này có khác gì mẹ nó đâu! Ông thầm nghĩ. Giờ tan sở, đường phố đông người. Xe cộ nối đuôi nhau chơi trò rồng rắn. Đèn đường xanh đỏ chớp nháy vô tâm. Thành phố nhỏ quen nhẵn những phố phường, những cửa tiệm. Ông thuộc lòng con đường đến sở làm. Không phải nói quá nhưng giả dụ như bắt ông nhắm mắt mà đi, ông cũng tới được chỗ làm một cách dễ dàng, tới thẳng cái văn phòng vuông vức có khung cửa lỗ chỗ những vệt sơn xanh tróc lở của thằng cai, đạp cho cánh cửa bung ra, rồi nắm chặt bàn tay, đấm mạnh lên cái bàn đầy những sổ sách giấy tờ của nó mà nói cho nó biết rằng nó đối xử với ông đầy sự thù hằn, nhỏ nhen. Tiếng còi xe hối thúc phía sau đẩy ông ra khỏi cái văn phòng hôi mùi dầu nhớt. Cũng may, nếu không ông đã mang họa vào thân vì tội hành hung cấp trên rồi. " Đèn xanh lâu rồi bố à!" Tiếng con gái nhắc nhở. Ông đạp ga cho xe chạy vụt tới, xoay qua nhìn con gái, ba ('t gặp đôi mắt đen lay láy đang trìu mến nhìn ông. "Bố mệt hở bố?" Lòng ông mềm xuống. Và nụ cười khô nở ra trên vòng môi xám xịt, "Mệt gì đâu." "Sao bố thẳng thừng quá." "Thẳng thừng?" Con bé đưa vội hai bàn tay che miệng. "Chết, chắc con nói lộn rồi hở bố?" Ông cười. Con bé cũng cười theo, rộn ràng. Tiếng cười của ông khô và đục như nước sông quyện bùn còn tiếng cười con gái ông thanh và tinh khiết như nước suối trên tuốt đỉnh non cao. Trong giây phút, ông quên mất tiêu vụ thằng cai trong hãng kiếm chuyện, chuyện con mụ làm chung chơi gác. Ông chỉ còn thấy một khuôn mặt trái soan rạng rỡ, đôi môi hồng trẻ thơ và tiếng cười thuỷ tinh cao vút. " Thẳng thừng là sao bố?" Ông đạp thắng cho xe ngừng trước đèn đỏ, moi óc tìm câu trả lời. "Là... là... cương quyết; là nhất định, không nhường nhịn, không nể nương gì hết... " " Ô," Con bé hồn nhiên đưa bàn tay có những ngón thon xanh xao che cái miệng dường như đã được kín đáo thoa lên một lớp son hồng, "Con tính nói cái gì mà giống như mệt quá, không còn thấy chung quanh nữa, như... như... hồi nãy bố quên nhìn đèn đường đó... " "Thẫn thờ phải không?" "Đúng đó bố. Thẫn thờ, chứ không phải thẳng thừng... Sorry, Dađy! Bữa nay con học thêm chữ mới. I love it!" "Vậy con học chữ thẳng thừng ở đâu vậy?" Con bé ngập ngừng, "Con nghe... " "Nghe ai nói?" Ông xô mạnh cánh cửa của sự tò mò. "Mẹ. Mẹ nói hoài chữ đó." Khi không ai dội gáo nước lạnh băng vào lòng ông. Con bé vẫn vô tâm, "Mẹ nói bố thẳng thừng. Vậy là mẹ đâu có xài chữ lộn. Con mới xài lộn." Ngừng xe ở bãi đậu, hai cha con len lỏi giữa đám người mua sắm, vào tận khu quần áo phụ nữ. Con bé ào ào dẫn bố đi như chạy giặc. Sau một ngày dài dằng dặc ở hãng, ông thấy hai đầu gối mỏi rã rời, nhưng ông cũng cố bước theo con gái. Trong con người cô bé mười bốn tuổ i pha trộn cái duyên dáng thiếu nữ và cái hồn nhiên trẻ thợ Một đôi lần, ông bắt gặp những con mắt thanh niên trong thương xá ngơ ngẩn nhìn theo con gái ông. Niềm hãnh diện kín đáo dấy lên trong lòng người đàn ông trung niên già nua trước tuổi. Con bé kéo bố đi hết tiệm này đến tiệm khác. Cứ mỗi lần con bé đặt tay lên một món hàng thời trang là một lần ông nhói tim, quặn ruột. Để bớt hồi hộp, ông đẩy trí tưởng tượng đi xạ Một ngày nào đó, thằng con rể tương lai của ông sẽ nhói tim, quặn ruột còn hơn ông nữa kia. Thằng rể da vàng, da đen, da đỏ hay da trắng, không rõ nữa, nhưng ông thấy rất rõ những hột mồ hôi lấm tấm trên trán thằng con trai lạ mặt. Hay biết đâu lại là tha (`ng nhỏ tóc vàng trong sân trường hồi nãy. Cái thằng Steve gì đó. Thằng nhỏ ân cần đi bên cạnh con bé, mặt sáng rỡ niềm vui mà ruột thì quặn đau từng khúc. Ờ mà không biết nếu như con gái lấy chồng khác mầu da thì những khác biệt văn hóa có làm con nhỏ khổ tâm không. Chẳng hạn cái vụ sổ băng ai người ấy giữ; tiền ai, người ấy xài. Ông đã từng thấy những anh chàng đưa người yêu đi xem phim; anh mua vé, em mua bắp rang; anh chạy xe, em đổ xăng. Tình yêu gì mà chán như cơm nếp nát. Nhưng dù có tính kỹ như thế nào đi nữa thì buổi đầu đưa người yêu đi chơi chắc thế nào thằng con trai cũng chi tiền. Và ông thấy rõ cái nhíu mày rất vội, rất kín đáo ở một góc mắt thằng con trai tội nghiệp. "Bố cười gì vậy?" Cô con gái bắt quả tang bố đang cười một mình, buông lơi chiếc áo đầm ngắn tay mầu tím, có những nếp gấp lùng nhùng ở vai xuống, hỏi bố một câu ngắn, gọn. Ông bối rối khép lại nụ cười dở dang, "Bố đang nghĩ... " "Bố nghĩ gì?" Con bé nghiêng đầu làm duyên. Môi trên cong lên, như dấu vết một dỗi hờn mỏng mềm. Con nhỏ này mai mốt chết mấy thằng con trai. Ông nhớ vợ Ông vẫn nói thế. Con nhỏ này biết nhõng nhẽo, biết làm duyên làm dáng; biết làm ông bối rối. Ông ngập ngừng, "Bố nghĩ đến chuyện đời xưa." Con bé vuốt ve lớp vải áo trơn bóng, "Fairy tale phải không bố?" "ừ, truyện thần thoại." Ông nói dối thật dễ dàng, gì chứ mấy chuyện cổ tích Việt Nam thì ông có sẵn cả kho, "Chuyện... Hòn Vọng Phu ấy mà." Con bé mắc chiếc áo lên khung, vuốt ve qua chiếc áo kế bên. "Có phải chuyện cái bà ôm con hóa thành tượng đá không bố?" "ừ. Con vẫn còn nhớ à?" Ông mừng như người công nhân được ăn tiền lương lễ. "Nhớ chứ bố. Trong mấy cái fairy tales Việt Nam, con thích cái đó nhất." "Gọi là truyện thần thoại." "Thì... thần thoại." Sau bao nhiêu chọn lựa, ướm thử trên người cái này, ngắm nghía trước gương cái kia, con gái chọn một chiếc áo mầu xanh da trời. Ông hơi ngạc nhiên trước cái áo không mấy hợp với mầu da con bé, nhưng ngại ngần không nói. "áo này được không bố?" Con bé hỏi. Ông hờ hững luồn tay vào lớp vải mịn màng mát rượi những ngón taỵ Vải thì được, nhưng cái mầu nhợt nhạt này chắc chỉ hợp cho người lớn tuổi, "Con coi kỹ xem có hợp với lứa tuổi của con không." Con bé gật đầu đầy vẻ tự tin, "Con thích cái áo đầm này." Ông tôn trọng ý kiến con gái. Dù sao bây giờ con ông cũng lớn lắm rồi. Nó cao lớn ngang với mẹ nó rồi còn gì. Hơn nữa, ông biết cái tính bảo thủ và quan niệm cổ điển của nó. Nó đã chả từng phê phán là trong các băng hình nhạc Việt Nam, nam nữ ca sĩ trình diễn ưỡn ẹo bên nhau, vuốt nhau ngược từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới coi không hợp với Việt Nam chút nào đó sao. Con bé ướm cái áo lên người. Hôm nay con bé đánh má hồng nên mầu áo xem ra cũng không đến nỗi chìm đi, nhưng nếu như thiếu phấn son, mầu da xanh xao của nó, sẽ nhòe lẫn vào mầu áo, coi lợt lạt như bức tranh thiếu mầu sắc. "Bố thấy được không bố?" "Được." Con bé kéo ông lại quầy tính tiền, "Mầu này là favorite của thằng Steve đó bố!" Thì ra thế. Thằng nhỏ tóc vàng chuộng mầu ấy, hèn chi cái mầu yếu bóng vía và nhạt nhẽo như vậy mà con bé ha (m hở chọn ngay lấy. Con bé này lậm rồi! Đến như ông trong mái gia đình nhỏ bé mười mấy năm trời chung sống, ông còn không biết vợ Ông thích nhất mầu gì. "Bố đưa card con trả chọ" Giọng con gái tíu tít. Ông rầu rĩ trong lòng nhưng cố tỉnh như không có gì. Con bé đối đáp rộn ràng với người bán hàng rồi xoay qua đưa tấm biên nhận và cây bút cho bố ký tên. Bàn tay người đàn ông run run đặt đầu cây bút xuống hàng kẻ mờ. Mắt ông đảo quanh tìm những con số. Ông phải vểnh cái cổ gầy nhom lên mới đọc được hàng chữ lờ mờ. Con mắt gì đâu, chưa già mà đã cần kính lão. Những con số tròn trịa trong cái khung chữ nhật. Một trăm tám chục đồng. Con bé này xài sang quá trời quá đất! Người đàn bà bán hàng chăm chú nhìn hai cha con. Cái nhìn ném ra từ con mắt biếc xanh làm ông áy náy. Những vệt dầu nhớt dường như hằn rõ lên trên từng kẽ da bàn tay trầy trụa. Bỗng nhiên ông xoay người qua một bên như thể đứng như thế thì cái bóng ông sẽ che tối đi mất cái khoảng vuông của những con số tính tiền chiếc áo. Bàn tay lạnh cóng nhưng ông vẫn cố ngoáy cho xong cái chữ ký bay bướm luyện được từ hồi còn đi học. Con bé đưa tờ biên nhận cho người tính tiền. Cơn đói cào xót bao tử người đàn ông. Lâu lắm bố không mua cho con được món gì đáng giá. Thôi thì đầu niên học mới, con vào trung học, bố tặng con món quà do chính con chọn, thế cũng hay. Con bé xin cái hộp đựng thay vì bỏ áo trong bọc ny-lông. Ông bắt gặp cái nhìn ngạc nhiên của người bán hàng. Người đàn bà ngập ngừng một giây rồi vui vẻ tìm cho con gái ông cái hộp giấy hình chữ nhật. "Bố chờ con chút nghẹ" Con bé lại nghiêng đầu làm nũng. Ơi cái con nhỏ này mai mốt chết mấy thằng con trai. Lời mẹ nó nói văng vẳng bên tai ông. "Thì bố chờ đây... " Ông nói bằng giọng bình thản nhưng trong lòng ông xới lên những câu cằn nhằn mỏng tanh như những lời mắng yêu cố hữu. Thật tình con nhỏ nhiều chuyện. Mua áo cho mình mà con bắt người ta gói lại như quà tặng thiên hạ. Giống hệt mẹ nó ngày xưa. Đúng là đàn bà! " Gì bố?" Hẳn con bé nghe tiếng ông thở ra nên hỏi vặn. "Gì đâu!" "Bố tính nói gì mà." Con gái ông làm ông bối rối. "À, thì bố nói con giống me... ngày xưa." "Lâu chưa bố?" "Lâu lắm rồi." "Bộ con không giống mẹ bây giờ sao bố?" Ông mỉm cười, nói lảng, "Mình mua áo cho mình mà còn bày đặt bắt người ta gói cho tốn giấy!" "Bố à!" Con bé nhìn bố, nhăn nhó, nũng nịu như thể đang ngậm miếng me chua trong miệng, rồi xoay qua rối rít cám ơn người bán hàng và nhận gói đồ. Xong, nó hối hả kéo ông ra xe. Ngày đã ngả về phía hoàng hôn nhưng bầu trời còn rực rỡ một mầu vàng ửng của trái xoài chín. Chắc con bé này có bồ bịch gì rồi đây. Lại cái thằng tóc vàng hồi nãy ông thấy trong sân trường chứ chẳng ai khác. Ông thầm nghĩ. Chỉ có tình yêu mới làm người ta cuống cuồng và hấp tấp đến như thế. Cuối niên học, lại sắp vào bậc trung học, những bạn bè chung lớp chung trường, nay mai chia mỗi người một ngả. Ngày xưa đi học, ông cũng đã hiể u thế nào là ly biệt. Thế nên vừa lẽo đẽo bước theo con gái, ông vừa mỉm cười với mái tóc dài phủ kín cái lưng thon của nó. Lại party chứ gì nữa. Bọn trẻ con bây giờ... Chút nữa, ông sẽ hỏi thử xem nó có thằng bạn trai nào chưa. Mới vào lớp chín, có bạn trai thì còn học hành gì nữa. Nói thì nói vậy, nhưng ở bên này, ngăn cản cách nào bây giờ! Ông muốn hỏi con về thằng bé tóc vàng trong sân trường; cái thằng Steve gì đó... Con bé nhắc ông gài dây thắt lưng an toàn bằng câu nói chêm cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Ông thong thả làm theo lời con, môi mấp máy, cân nhắc từng chữ những lời sắp nói ra cho một điều khuyên ra (n, nhắc nhở. Nhưng nghĩ mãi không ra câu nhập đề, ông đành đề máy xe. Chợt con bé nâng gói quà lên, trịnh trọng đặt vào lòng ông, ngay bên trên tay lái. Rồi con bé xoay qua bố, những sợi lông mi dài như chiếc lược chải chuốt tia nhìn hiền hậu. Giọng cô ngọt ngào, "Tối nay bố surprise cho mẹ, nghe bố!" Thấy ông ngơ ngác như người vừa bị đánh thức dậy từ giấc ngủ ngày ngầy ngật, con bé dịu dàng, "Tội nghiệp mẹ. Mẹ giống người đàn bà hóa đá trong cái fairy tale bố vẫn kể cho con nghe... " Ông khẽ lắc đầu như cố xua đi cái bối rối tơ nhện vướng đầy trên tóc, "Tiếng Việt gọi là truyện thần thoại con à! Nhớ, fairy tale là truyện thần thoại... " Hoàng Chính
Hết