Ngồi an vị trong chiếc ghế bành sang trọng, bà Phú Tịnh nheo mũi: − Cô vừa tự giới thiệu cô là bạn gái của cháu nội ta? Đài Trang gật nhẹ đầu: − Vâng. Bà Phú Tịnh cao giọng: − Ta chưa bao giờ tiếp bạn gái của nó, cô hiểu không? Đài Trang vội nói: − Cháu mong rằng sẽ có một ngoại lệ dành cho cháu. Bà Phú Tịnh kiêu hãnh: − Không có một ngoại lệ nào cả. Đài Trang nhỏ nhẹ: − Cháu và anh Nguyễn đang yêu nhau. Rất tha thiết. Mong rằng bà sẽ khuyến khích chuyện này. Bà Phú Tịnh mỉa mai: − Con gái thời nay lạ thật. Cô không biết thế nào là sự e ấp chăng? Đài Trang trầm giọng: − Thời đại của tụi cháu hoàn toàn khác xưa. Tình yêu cần có sự bày tỏ. Bà Phú Tịnh cười ngao ngán: − Sự bày tỏ của cô khiến ta hoảng sợ. Nguyễn đâu, sao nó lại để cô … đơn thương độc mã đi gặp ta. Đài trang nhỏ nhẹ: − Anh Nguyễn đang ở trong vườn. Bà Phú Tịnh quắc mắt lên: − Vậy thì cô hãy đi ra vườn với nó. Ta không có thì giờ để tiếp những cô bạn gái nhố nhăng của nó! Đài Trang kêu lên: − Thưa bà … Không để cô nói thêm lời nào, Bà Phú Tịnh đứng phắt dậy chậm rãi đi lên lầu … @@@ Đi lui đi tới trong đại sảnh, Triệu Phong bực dọc: − Đến giờ này mà thằng Nguyễn vẫn chưa về. Nội thấy đó, suốt ngày nó chỉ biết đàn đúm ăn chơi. Bà Phú Tịnh tặc lưỡi: − Ta biết rồi, con không cần nói nữa. Triệu Phong hậm hực: − Lẽ ra nội không cho nó đến công ty mới phải. Chức trưởng phòng kinh doanh của nó thực ra chỉ là một chức vụ bù nhìn. Nó không làm lợi gì cho công ty cả. Bà Phú Tịnh nhíu mày: − Nguyễn là em của con. Cũng như con, nó cũng là cháu nọâi của ta. Triệu Phong phán: − Cũng vì ỷ lại là cháu nội của giám đốc ấy mà làm người khác phải khổ. Bà Phú Tịnh hắng giọng: − Ta hiểu Nguyễn hơn con. Nó không phải là một đứa bất tài. Nếu nó có hứng thú trong công việc, nó sẽ làm được những việc lớn lao hơn nhiều. Buông người ngồi xuống chiếc ghế đối diện bà Phú Tịnh, Triệu Phong kêu lên: − Thế nội định xem nó là thiên tài à? Bà Phú Tịnh tuyên bố: − Con đừng châm chọc ta như thế. Tốt nhất là con cứ làm tốt công việc của mình đi. Nếu Nguyễn không hoàn thành công việc của nó, ta là người khiển trách nó. Triệu Phong nhếch môi: − Con biết, nội luôn thiên vị nó. Bà Phú Tịnh nghiêm khắc nhìn Triệu Phong: − Nguyễn không phải là em của con sao? Hình như con thường đố kỵ với Nguyễn, phải không Triệu Phong? Triệu Phong chùng giọng: − Con luôn dành cho nó nhiều tình cảm. Nếu con có nóng giận mỗi khi nói về nó cũng chỉ vì bức xúc lo cho nội và lo cho sự phát triển của công ty mà thôi > Bà Phú Tịnh nhìn thẳng vào mắt Triệu Phong: − Ta biết, con là một người của công việc. Nguyễn khác con, tính nó bay bổng ham chơi.điều ta mong muốn nhất là con và nó yêu thương nhau, cùng chung sức xây dựng công ty phồn thịnh. Ta không muốn anh em con mất hòa khí một chút nào. Triệu Phong nhướng mày: − Con luôn nghe lời giáo huấn của nội. Mọi sự mâu thuẫn giữa con và nguyễn nếu có cũng xuất phát từ lợi ích của công ty. Nhưng nếu Nguyễn là người có hiểu biết, nó sẽ hiểu rằng chỗ của nó không phải ở công ty. Sự có mặt của nó ở công ty chỉ làm cho công ty trì trệ hơn mà thôi. Bà Phú Tịnh hắng giọng: − Thế con muốn Nguyễn làm việc ở đâu? Triệu Phong so vai: − Con không biết. Hình như ở công ty chẳng có một công việc nào phù hợp với Nguyễn, ngay cả chức … nhân viên bảo vệ coi bộ cũng không thể dành cho nó. Ngừng một lát Triệu Phong nói tiếp: − Nội không còn mạnh khoẻ như xưa. Con nghĩ rằng đã đến lúc nội có thể giao quyền quản lý công ty cho con. Bà Phú Tịnh nhìn Triệu Phong không chớp mắt: − Ta không phải là một kẻ tham quyền lực. Ta sẽ giao quyền lại cho con hoặc Nguyễn, nhưng không phải vào lúc này, khi mà cả con và nó đều bỡ ngỡ với công việc. Triệu phong như bật người ra khỏi ghế: − Nội nói sao? Nguyễn à? Sao lại có thể là nó được? Bà Phú Tịnh thản nhiên ; − Có gì lạ đâu. Nguyễn cũng có thể đảm đương được công việc ta đang làm, miễn là nó có hứng thú − Triệu Phong cười gằn: − - Con không hiểu nội nghĩ sao mà lại định giao quyền quản lý công ty cho Nguyễn. nó sẽ biến công ty này thành … một vũ trường. Nó biết gì về công việc mà nội có ý tưởng điên rồ ấy. Nội điên mất rồi! bà Phú Tịnh đập mạnh tay lên bàn: − Xấc xược! Triệu Phong cố nuốt cơn giận đang bùng lên: − Con xin lỗi nội. Bà Phú Tịnh phán: − Ta hiểu những gì ta làm. Giữa Nguyễn và con, ta sẽ chọn một trong hai. Tại sao phải là con mà không phải là Nguyễn? Nguyễn có những tư chất mà con không có. Ngược lại, con có những phẩm chất mà Nguyễn không đời nào có được. Giá như ta có một đứa cháu pha trộncả Nguyễn và con thì hay biết mấy, khi ấy ta không một chút phân vân khi đưa ra quyết định. Triệu Phong thất vọng nhìn bà Phú Tịnh. Nội anh quả điên rồ nên mới có ý chọn Nguyễn để làm giám đốc. Dù bà chưa chính thức tuyên bố quyết định cuối cùng của bà nhưng những gì bà vừa nói đã xúc phạm anh ghê gớm. Giọng anh bất mãn: − Xin nội đừng đem Nguyễn so sánh với con. Bà Phú Tịnh thở dài. Nguyễn không xứng đáng, Triệu Phong cũng không xứng đáng với chức vụ giám đốc. đó chính là lý do khiến một người phụ nữ đã luống tuổi như bà giờ đây còn phải chiến đâu trên thương trường. Nhấn chuông gọi bà quản gia, vẻ mặt bà mệt mỏi, bà ra lệnh: − Pha nước nóng vào bồn tắm cho ta. Chuẩn bị giường ngủ … @@@ Hạ Quỳnh bị đánh thức dậy vào lúc nửa đêm. Vẻ mặt còn ngái ngủ, cô hỏi chị bếp: − Gì thế chị? Chị bếp vẻ mặt quan trọng: − Bà gọi Quỳnh! Hạ Quỳnh ngớ ngẩn: − Bà nào? Chị bếp phì cười: − Trời đất! Còn bà nào nữa. Bà chủ cho vời em lên phòng đó. Hạ Quỳnh ngạc nhiên: − Vào giờ này sao? Chị bếp thì thào: − ừ. tự dưng một giờ sáng bà đùng đùng nhấn chuông gọi chị, bảo nhắn em lên phòng bà gấp. Đưa tay dụi mắt, Hạ Quỳnh than vãn: − Khổ ghê! Chị bếp cười: − Chị cũng đâu sướng với ai. Tự dưng nửa đêm bị dựng đầu dậy. Hạ Quỳnh chợt hỏi: − Thế chị có biết tại sao bà giám đốc cho gọi em không? Chị bếp le lưỡi: − Chịu. Lúc nãy chị vừa mở miệng hỏi, đả bị bà kê ngay một tủ đứng vào họng. − Bà gọi em làm gì vậy cà? Vừa chải lại tóc, Hạ Quỳnh vừa thở dài. Hy vọng là cô không phải gặp bà để nhận lệnh … đi tìm cậu … Nguyễn. − Thôi chị về phòng trước nghe Quỳnh. Hạ Quỳnh quýnh quáng: − Oâi … chị chờ em với! − Chị buồn ngủ quá chừng … Quỳnh đi sao cũng được! Hạ Quỳnh kêu lên: − Không được đâu. em sợ … ma lắm. Chị bếp phì cười: − Bộ nhát gan vậy sao cưng? Hạ Quỳnh le lưỡi: − Ai mà dám đi qua vườn cây vào giờ này chứ. − Vậy thì lẹ lẹ lên, cô nhóc! Không cần chị bếp giục thêm, Hạ Quỳnh liền vội ra khỏi phòng. Cô túm lấy vạt áo của chị bếp lò dò đi băng qua những lùm cây tăm tối trong vườn. Aùnh đèn từ hành hiên ngôi biệt thự hắt ra không đủ ánh sáng để trấn áp cơn sợ hãi trong cô. Chị bếp rổn rảng: − Có gì đâu mà Quỳnh sợ chứ. Liếc mấy bụi cây tường vi, Hạ Quỳnh cảm thấy tim như ngừng đập. Nửa khuya, hình như cảnh vật nào cũng mang hình thù kỳ quái đầy đe dọa. Cô nói như hụt hơi: − Mình đi nhanh đi chị! Chiều theo cô, chị bếp lôi tuột cô đi. Cả hai cùng như chạy, phóng lên những bậc cấp chạy vào nhà … Rụt rè gõ cửa phòng bà Phú Tịnh, Hạ Quỳnh im lặng chờ đợi. − Vào đi! Cô nhẹ nhàng bước vào. Bà Phú Tịnh đang ngồi dựa vào chiếc gối mềm, vẻ mặt bồn chồn. − Thưa, bà gọi cháu. Bà Phú Tịnh gật đầu: − Cô ngồi xuống đi. Hạ Quỳnh làm theo lời bà, ánh mắt nhìn bà với vẻ dò hỏi. − Cô đang ngủ à? Khẽ cắn môi, cô nhỏ nhẹ: − Vâng … Bà Phú Tịnh giọng chậm rãi: − Gọi cô lúc cô đang ngủ, ta cũng chẳng muốn chút nào … Ta mong là cô sẽ không oán ta về chuyện đó. Hạ Quỳnh vội nói: − Không … cháu không dám … Vả lại, cháu cũng vừa mới chợp mắt … được một lát. − Cô có biết vì sao ta gọi cô không? Hạ Quỳnh nhanh nhẩu: − giờ này anh Nguyễn vẫn chưa về. Bà Phú Tịnh thở dài: − Nó mới vừa về cách đây nửa giờ. Vậy là mình còn … may. Đan những ngón tay thanh mảnh vào nhau, Hạ Quỳnh mở to đôi mắt đẹp như nhung chờ đợi. Cơn buồn ngủ trong cô dường như đã biến mất. Bà Phú Tịnh hắng giọng: − Ta không ngủ được. Vì thế, ta muốn có người nói chuyện để giải khuây. Hạ quỳnh cố giấu sự kinh ngạc. Cô không hề nghĩ đó chính là lý do để bà giám đốc của cô đánh thức cô dậy vào một giờ sáng. Nhìn cô bằng ánh mắt sắc sảo, bà Phú Tịnh phán: − Sáng mai ta sẽ cho phép cô nghỉ ở công ty một buổi, cô sẽ được ngủ bù. Giọng Hạ Quỳnh mềm mỏng: − Cám ơn bà … sáng mai cháu cũng không cần phải nghỉ đâu. cháu vẫn có thể đi làm được. Bà Phú Tịnh cười nhạo: − Cô không muốn nhận sự đền bù của ta chứ gì? Đúng là tuổi trẻ thường tự cao. Hạ Quỳnh ngắc ngứ ngó lơ lên trần nhà. Cô không tự cao. Cô chỉ muốn … bình yên. Được tiếp tục đánh một giấc cho đến sángdù sao cũng thú vị hơn là cố chong hai con mắt đang muốn ríu lại trước bà giám đốc khó tính của cô … vào đúng một giờ sáng. − Hãy pha cho ta một bình trà nóng. Hạ Quỳnh mang tách trà thơm hương ngọc lan đến cho bà Phú Tịnh, giọng mềm mỏng: − Mời bà. Nhấp một ngụm trà nóng, bà Phú Tịnh đột nhiên hỏi: − Có phải cô ghét ta lắm không, Hạ Quỳnh? Suýt chút nữa Hạ Quỳnh đáng rơi dĩa trà trên tay cô. − Hử? Sao cô không trả lời câu hỏi của ta? Hạ Quỳnh liếc thật nhanh khuôn mặt uy nghiêm của bà Phú Tịnh. đó không phải là một câu hỏi dễ dàng trả lời. Giọng bà Phú Tịnh lài vang lên: − Cô có nghe ta hỏi gì không? Hạ Quỳnh bặm môi: − Xin phép bà, cháu … không thể trả lời. Bà Phú Tịnh nhướng mày: − Vì sao? Hạ Quỳnh nhỏ nhẹ: − Thật là vô lễ nếu cháu nói một điều gì đó nghe không lọt tai. Bà Phú Tịnh nhếch môi: − ta cho phép cô mà … Hãy nói đi … Ta muốn biết những gì mà cô đang nhgĩ trong đầu. Hạ Quỳnh khẽ nói: − Cháu không dám ghét bà … nhưng cháu cũng … không mến bà. Nhìn sững cô, bà Phú Tịnh phá lên cười: − Tốt lắm, ít nhất cô cũng đã nói thật. Điều mà trong các nhân viên của ta không phải ai cũng có đủ dũng khí để nói. Ngừng một lát, bà cao giọng hỏi: − Vì sao cô không có thiện cảm với ta? Hạ Quỳnh bặm môi. Cô cũng không hiểu tại sao bàPhú Tịnh lại đánh thức cô vào nửa khuya để căn vặn về … yêu và ghét nữa. Vẻ mặt cô ủ ê: − Vì bà … không phải là một người giàu tình cảm. Quyết đoán tất cả mọi việc thật lạnh lùng, thật lý trí … Bà Phú Tịnh khuyến khích: − Cô cứ nói nữa đi! Hạ Quỳnh cười hiền: − Vậy thôi, cháu không biết phải nói gì nữa. Bà Phú Tịnh nheo mũi: − Thế cô muốn ta quyết định mọi việc trong công ty không bằng lý trí, mà bằng … con tim à? Hạ Quỳnh ngắc ngứ: − Cháu không muốn nói như thế, ý của cháu là người ta không thể sống như một cỗ máy lạnh lùng thiếu cảm xúc. Vừa nói xong, cô liền im bặt nhìn xuống đất vì cảm thấy mình đã đi quá xa. Một không khí nặng nề bao trùm lấy căn phòng. Cuối cùng, bà Phú Tịnh là người phá vỡ sự im lặng ấy bằng tiếng thở dài thật lớn. Ngả người nằm trên giường, giọng bà khô khốc: − Ta khó ngủ quá nên mới gọi cô lên đây nói chuyện với ta. Hạ Quỳnh lén nhìn bà Phú Tịnh. Bà không giận lắm như cô đã ngỡ. Hai mắt đăm đăm nhìn lên trần nhà, vẻ mặt của bà đầy mệt mỏi. Cô rụt rè hỏi: − Bà có uống thêm trà không, cháu thay bình trà mới? Bà Phú Tịnh xua tay: − Không … Chợt khẽ nghiêng người, bà khàn giọng hỏi Hạ Quỳnh: − Cô mồ côi từ lúc mấy tuổi? Hạ Quỳnh chớp mi: − Dạ … lúc cháu mười tuổi. − Cô không có bà con thân thích gì cả sao? − Cháu có một ông chú ruột và mấy người em họ. − Tại sao cô không sống cùng họ? Khẽ nhăn mặt khi nhớ lại gương mặt dữ tợn của người thím, Hạ Quỳnh khẽ nói: − Cháu không muốn thành gánh nặ cho mọi người. Khi cháu đậu đại học, chú của cháu bảo cháu nên tự thu xếp cuộc sống. Thế là cháu đã … tự thu xếp. Bà Phú Tịnh cay nghiệt: − Cô đã tự thu xếp bằng cách bỏ học đại học để xin vào c6ng ty của ta để làm thư ký, một công việc không cần chút … chất xám nhưng lại … có tiền. Tưởng thu xếp như thế nào hóa ra lại … bỏ học. Một quyết định hết sức dại dột. Hạ Quỳnh nhỏ nhẹ: − Cháu không bỏ học. Cháu đã xin bảo lưu kết quả cho năm sau. Khi có tiền nộp học phí, cháu sẽ quay lại trường. Rụt rè nhìn bà, cô nói tiếp: − Công việc thư ký giám đốc theo cháu cũng không phải là một việc làm chẳng cần … chất xám như bà vừa nói. Bà Phú Tịnh giễu cợt: − Ta nói không đúng sao? Hạ Quỳnh cười nhẹ: − Cháu nhớ là mình đã phải vượt qua gần cả trăm ứng viên mới được trúng tuyển. nếu chức danh thư ký không cần sự thông minh, có lẽ hôm ấy bà cũng chẳng phải mất công làm chủ tọa của buổi phỏng vấn. Đúng là một con bé lý sự. Bà Phú Tịnh ngắm nhìn Hạ Quỳnh. Một con bé có cá tính tràn đầy ước vọng. Trong giọng nói của nó vẫn toát lên một cái gì đó như sự tự cao, tự tin của tuổi trẻ. Một con bé dám cả gan công khai … ghét bà. Giọng bà khàn khàn: − Cô gầy quá. Vậy mà lại còn hay thức khuya mày mò nghiên cứu trên máy tính. Coi bộ không có tên đàn ông nào để ý đến một đứa con gái … xấu xí như cô. Hạ Quỳnh cười hiền: − Vậy mà hay đó bà. Bà Phú Tịnh tò mò: − Sao lại hay? Cô thú nhận: − vì cũng khó một người đàn ông nào làm cho cháu rung động. Bà Phú Tịnh cười nhạo: − Cô không biết là mình … xấu sao? Liếc nhìn vẻ mặt thoáng hoang mang của Hạ Quỳnh, bà Phú Tịnh cố giấu một nụ cười.Công bằng mà nói, Hạ Quỳnh rất dễ thương. Cô không có một vẻ đẹp sắc sảo để có thể hớp hồn một tên đàn ông trong nháy mắt. Nhưng bằng con mắt từng trải, bà Phú Tịnh hiểu là vẻ đẹp mềm mại của Hạ Quỳnh sẽ lôi cuốn những người đàn ông theo cách riêng của cô. Và một khi đã bị lôi cuốn, thật khó lòng mà cưỡng lại được. Hạ Quỳnh chớp mi: − Thế mà cháu nghĩ là mình không đến nỗi tệ. Bà Phú Tịnh nhướng cao mày: − Gầy. Tóc cụt ngủn. Không biết làm dáng với đàn ông. Trông cô giống một con vịt xấu xí. Hạ Quỳnh vuốt lại mái tóc ngắn ngang vai, mỉm cười hiền. Một con vịt xấu xí. Kể ra cũng buồn thật. nhưng biết đâu vậy mà hay, cô không muốn một tên đàn ông nào nắm được trái tim của mình. Đột nhiên bà Phú Tịnh hỏi: − Cô thấy Triệu Phong là người như thế nào? Hạ Quỳnh giọng thận trọng: − Cháu dâu dám nhận xét về một ai. Bà Phú Tịnh nhăn mặt lại: − Cô lại chui vào lớp vỏ bảo vệ cố hữu của mình rồi. Cô hệt như một con ốc luôn luôn muốn tự thu mình lại. Hãy nói những nhận xét của cô về Triệu Phong cho ta nghe. Ta cần nghe những ý kiến thật xác đáng của cô chú không phải là một lời từ chối đầy khách sáo. Hạ Quỳnh mở to mắt: − Thưa bà cháu không thể … Bà Phú Tịnh gắt: − Cô không thể vịn vào bất cứ một lý do gì để miễn nhận xét đâu. Hãy nói đi, Triệu Phong như thế nào? Thở nhẹ một hơi ngắn, Hạ Quỳnh trầm giọng: − Anh ấy thông minh. − Chỉ thế thôi sao? Hạ Quỳnh ngắc ngứ: − Vui vẻ và tốt bụng. Bà Phú Tịnh nhướng mày: − Thế còn Nguyễn? Hạ Quỳnh giật nảy mình. Nhắc đến Nguyễn, không khác chi nhắc đến … oan gia từ kiếp trước. Giọng cô ấm ức: − Hoàn toàn khác Triệu Phong. − Khác như thế nào? Hạ Quỳnh bặm môi: − Dạ … một trời một vực. − Cô có thể nói cụ thể hơn không? Hạ Quỳnh nói một hơi: − Anh Nguyễn không hề quan tâm đến sự phát triển của công ty, không quan tâm đến ai. Bàng quan với mọi thứ, đó là cách sống của anh Nguyễn. Chăm chú nhìn Hạ Quỳnh không chớp mắt, bà Phú Tịnh cười nhạo: − Nếu ta biết không lầ thì cô rất ghét Nguyễn. Hạ Quỳnh đỏ mặt: − Đâu phải chỉ mình cháu. Bà Phú Tịnh đổi thế nằm: − Nếu cô không ghét Nguyễn mới là chuyện lạ. Tính tình của nó khó mà được ai yêu mến. Ta muốn cưới vợ cho nó gấp để may ra có thể thay đổi cách sống buông thả của nó, nhưng không biết phải chọn ai. Hạ Quỳnh buột miệng: − Có một cô … Bà Phú Tịnh nheo mắt: − Ai thế? Đừng nói với ta là con nhỏ tóc vàng cách đây mấy hôm có đến đây nhé. Thật là kỳ cục, ta không hiểu sao Nguyễn có thể quen với đứa con gái bạo dạn như thế. Hạ Quỳnh cười hiền: − Cháu định nói đến một người khác. − Hay là Trà My? Ngạc nhiên, Hạ Quỳnh kêu lên: − Bà đã gặp Trà My rồi sao? Bà Phú Tịnh tặc lưỡi: − Nguyễn mới giới thiệu Trà My với ta sáng nay. Ta chưa biết nhiều về cô gái này, nhưng ít nhiều ta cũng có cảm tình. Dịu dàng và hiền lành, đó là cảm giác mà ta có được khi nói chuyện với cô ta. Hạ Quỳnh sôi nổi: − Thế sao bà không quyết định chọn Trà My cho anh Nguyễn? Vẻ mặt bà Phú Tịnh ngán ngẩm: − Đứa cháu bất trị của ta lừng khừng, ngay cả một người con gái đoan trang thùy mị như Trà My nó cũng không hề có ý định tiến tới hôn nhân. Hạ Quỳnh lẩm bẩm: − Oång có xứng với Trà My đâu. − Hử? Hạ Quỳnh bặm môi: − Một người như Trà My đâu phải dễ kiếm đâu. Bà Phú Tịnh gật đầu: − Cô nói đúng. Có lẽ nay mai ta phải dùng biện pháp mạnh để buộc Nguyễn cưới vợ. Ta không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi nó nữa. Hạ Quỳnh cắc cớ hỏi: − Thế sao bà không hối thúc anh Triệu Phong cưới vợ? − Triệu Phong khác Nguyễn. Triệu Phong có thể thu xếp cuộc sống một cách khôn ngoan. Nhyuễn là con ngựa chứng, nó phải có người ghìm cương. Hôn nhân rất cần thiết với Nguyễn. Ngừng một lát bà Phú Tịnh tiếp: − Chỉ khi nào Nguyễn yên bề gia thất ta mới yên lòng. Ta kỳ vọng nhiều vào cuộc hôn nhân của Nguyễn. Biết đâu sau khi cưới vợ, Nguyễn sẽ dồn hết tâm sức cho sự lớn mạnh của công ty … Cô nghĩ sao? Không thấy Hạ Quỳnh trả lời, bà Phú Tịnh quay lại nhìn. Bà khẽ lắc đầu khi thấy cô đang tì cằm lên đầu gối ngủ ngon lành …− Hạ Quỳnh! Đang ôm tập hồ sơ đi trên hành lang công ty, Hạ Quỳnh chợt giật mình quay lại. Khuôn mặt cô rạng rỡ khi nhìn thấy Trà My. Thật tha thướt trong chiếc áo dài màu tím nhạt, Trà My đi đến bên cô: − Em làm ở đây sao? Hạ Quỳnh cười bẽn lẽn: − Vâng. Trà My chớp mi: − Thật là tình cờ.Chị không ngờ là em làm việc ở công ty của nội anh Nguyễn đó. − Chị tìm anh Nguyễn hả? Anh Nguyễn vừa mới xách xe đi đâu cách đây mấy phút … − Không chị định gặp nội của ảnh. Hạ Quỳnh sốt sắng: − Bà giám đốc đang ngồi trong phòng, chị vào đi. Cầm lấy bàn tay Hạ Quỳnh, Trà My mỉm cười: − Chị cảm o8n Hạ Quỳnh nha. Hạ Quỳnh cười hiền: − Không có chi đâu chị. Nhìn theo dáng đi mềm mại đầy nữ tính của Trà My, Hạ Quỳnh chợt thầm tiếc cho Trà My. Một cô gái xinh đẹp và hiền thục như thế mà lại yêu Nguyễn kể ra cũng … uổng. Trở về phòng làm việc của mình, hạ Quỳnh ngồi gõ máy tính lách tách. Cô còn phải soạn thảo mấy hợp đồng cho buổi ký kết vào ngày mai. Mải làm việc, cô không hay là Nguyễn đi vào phòng cô từ hồi nào. Tới chừng thấy khói thuốc lá bay bay mới giật mình quay đầu lại. − Oâi … Nguyễn châm chọc: − Cô làm gì giống gặp … cướp thế? Hạ Quỳnh phẩy phẩy tay xua tan khói thuốc lá đang làm cô muốn ngộp thở: − Anh làm ơn dập điếu thuốc giùm. Nguyễn nheo mắt: − Đó là một … lời đề nghị khiếm nhã. Hạ Quỳnh xảnh xẹ: − Nhưng nếu từ chối lời đề nghị của tôi thì còn khiêm nhã hơn. Lim dim nhã một vòng khói trắng, Nguyễn khiêu khích: − Nếu tôi vẫn hút thuốc? Cô có dám … đuổi tôi ra khỏi phòng không? Hạ Quỳnh nguýt dài: − Không ai dám đuổi ông trưởng phòng kinh doanh cả, nhất là khi ông ấy là cháu của bà giám đốc. Nguyễn cười lớn: − Vậy kể ra cô cũng khôn đó. Mở rộng cánh cửa sổ, Hạ Quỳnh ca cẩm: − Muốn đánh xong một văn bản coi bộ cũng không yên thân. Nguyễn chế giễu: − Cứ xem như không có tôi hiện diện trong phòng này là xong. Hạ Quỳnh dẩu môi: − Có muốn như thế cũng không được. − Bộ có tôi, cô … hồi hộp hả? Hạ Quỳnh quay phắt lại nhìn Nguyễn: − Trời đất! Nguyễn châm chọc: − Tôi rất quyến rũ với phụ nữ. Hạ Quỳnh tuôn một hơi: − Nhưng tôi không có mặt trong số … bất hạnh ấy. Có anh, tôi không làm việc được vì ngộp thở bởi khói thuốc lá. Anh không chịu hiểu điều đó sao? Nguyễn búng điếu thuốc cháy dở qua khung cửa sổ. Trước khi Hạ Quỳnh kịp mừng thì anh lại cài một điếu thuốc khác lên môi, bật Zippo lách tách. Hạ Quỳnh giận dỗi: − Tôi không hiểu vì sao anh lại thù tôi đến như thế nữa. Phòng làm việc của anh, anh không ngồi lại đến đây phun khói … xông muỗi. Nguyễn nhướng hàng mày rậm: − Chừng nào cô thôi bắn những gai nhọn vào người kẻ khác thì cô mới yên thân, cô nhím ạ. Hạ Quỳnh nguýt dài. Rồi chợt nhớ ra đã có lý do để … tống cổ Nguyễn ra khỏi phòng một cách hợp pháp, cô thông báo: − Trà My có đến tìm anh. Cứ ngỡ là Nguyễn sẽ quan tâm,không ngờ anh vẫn chậm rãi nhả khói thuốc. Cái cách mà anh ngồi lên trên mép bàn làm Hạ Quỳnh gai mắt. Cô nhăn mặt: − Trà My đang ở trong phòng của nội anh. Họ đang chờ anh đó. Nguyễn cười cười: − Hãy để Trà My tự do nói chuyện với nội tôi. Cô ấy đi tìm nội tôi mà. Hạ Quỳnh mím môi nhìn Nguyễn. Cơn giận đang trào lên đến tận cổ. Số cô xui xẻo nên luôn bị ông trời con này phá đám mỗi lúc làm việc. Có lẽ tốt hơn hết là cô nên đi ra khỏi phòng để hắn tự do nhả khói … diệt muỗi trong phòng của cô. @@@ Ngồi đường bệ trên chiếc ghế bành, bà Phú Tịnh cao giọng: − Nguyễn ạ! Ta muốn con cưới vợ gấp trong năm nay, ta không thể chờ đợi con mãi được. Nguyễn bực dọc: − Nội không thể chọn một đề tài khác để nói sao? Bà Phú Tịnh nghiêm mặt: − Không. Ta không thể đợi con trì hoãn từ năm nay sang năm khác. Chừng nào con chưa cưới vợ thì ta chưa yên lòng. Nguyễn nhún vai: − Nội đã từng nói với con hôn nhân là chuyện hệ trọng. Bà Phú Tịnh vội xác nhận: − Đúng thế. Nguyễn tỉnh bơ: − Vì là chuyện hệ trọng nên con không thể quyết định một cách vội vàng. Bà Phú Tịnh nổi giận: − Con không thể lý sự mãi như thế với ta. Ba mươi mốt tuổi, công danh không, sự nghiệp không. Ta không hiểu vì sao con cứ thích làm ngược lại những yêu cầu của ta. Hình như chỉ làm ngược như thế, con mới vui phải không? Nguyễn nhún vai: − Triệu Phong cũng chưa lập gia đình thế tại sao nội không thúc giục đi? Bà Phú Tịnh lắc đầu với vẻ matë ngán ngẩm: − Con và nó cứ thích so bì với nhau. Sao con không hiểu là ta lo cho con hơn lo cho Triệu Phong. Không phải ta yêu quí con hơn nó mà vì … Nguyễn cắt ngang: − Vì Triệu Phong thành đạt và … đàng hoàng hơn con, có phải nội định nói như thế không? Bà Phú Tịnh nhìn anh chằm chặp: − Đó là điều mà ta định nói với con. Nguyễn trầm giọng: − Con tự biết thân phận của mình, vì không … đàng hoàng nên con chưa muốn lấy vợ. Nội đừng bao giờ nhắc đến chuyện hôn nhân của con nữa. Vẻ mặt bà Phú Tịnh cương quyết: − Lần này thì nội không nhượng bộ con nữa rồi. Nội đã tìm ra được người con gái có thể đem đến hạnh phúc cho con. Một người con gái đoan trang hiền thục vừa hết sức yêu con, vừa làm vui lòng nội. Nguyễn cười cười: − Có phải nội định nhắc đến Đài Trang? Bà Phú Tịnh giận dữ: − Con đừng chọc giận ta bằng cách nhắc đến con nhỏ lấc cấc tóc nhuộm vàng ấy. Thật không có gì đáng ghét bằng mấy con nhỏ thích nhuộm tóc vàng, tóc đỏ. Nguyễn đùa: − Con sẽ bảo Đài Trang nhuộm tóc nâu. Bà Phú Tịnh nghiêm mặt: − Trà My là mộ con bé có giáo dục. Không chỉ xinh đẹp, nó còn đoan trang thùy mị. Ta biết là nó rất yêu con. Trong những bạn gái của con từ trước đến nay, ta chưa thấy ai vừa ý ta như Trà My. Vì thế ta định tổ chức lễ cưới cho con và Trà My ngay trong năm nay. Nguyễn tỉnh bơ: − Trà My đâu có yêu con. Lừ mắt nhìn anh, bà Phú Tịnh khàn giọng: − Sao con khônh nghiêm túc chút nào mỗi lúc ta bàn đến chuyện hôn nhân của con. Ta đã dò ý tứ của Trà My. Nó không phản đối khi ta đề cập đến chuyện trăm năm của nó và con. Nguyễn bật cười: − Nội thật kỳ lạ. Con không đưa ra lời cầu hôn thế mà nội thay con làm chuyện ấy. Nếu con bảo rằng, con không thể cưới Trà My thì nội nghĩ sao? Vẻ mặt giận dữ, bà Phú Tịnh quát: − Con còn mong tìm một đứa con gái nào hơn Trà My nữa chứ. Ta nói cho con biết, ngoài Trà My ta không chấp nhận bất cứ một đứa con gái nào làm cháu dâu của ta đâu. Ta mệt mỏi với con lắm rồi. Nguyễn cau có: − Con cũng mỏi mệt với những sắp xếp lo toan của nội. Nội cứ mặc kệ con, xem như con là một thằng cháu hoang đàng không đáng để nôi lưu tâm. Bà Phú Tịnh tuyên bố: − Ta đã có quyết định riêng của ta. Dù con có muốn hay không, đám cưới của con và Trà My vẫn được tiến hành vào năm nay … @@@ Thật vất vả, Hạ Quỳnh mới không bị … mất dấu của Nguyễn. Vừa nhận được lệnh của bà giám dốc, cô vội phóng chiếc Chaly như gió chạy theo Nguyễn. Nguyễn thật …ác. Anh xả hết tốc độ của chiếc mô tô làm cô cũng tăng ga chạy như điên. May mà không phải cô mà Nguyễn lại bị đèn đỏ cầm chân mấy lượt nên cuối cùng chiếc xe … thổ tả của cô mới bắt kịp được anh. Chỉ có điều mà Hạ Quynh không ngờ đến, nơi dừng chân của Nguyễn là một nghĩa trang nằm ở ngoại vi thành phố. Nguyễn mua một bó huệ trắng ở cổng nghĩa trang. Vẻ mặt buồn buồn của anh khiến Hạ Quỳnh chợt cảm thấy ái ngại. Đây là lần đầu tiên cô thấy anh trong tâm trạng như thế này.Thường thì anh chàng mày rậm này ngang tàng hết biết, bất cần đời và có một chút kiêu ngạo. Có đâu vẻ mặt đầy tâm trạng như thế này Không muốn lạc mất Nguyễn và cũng không muốn Nguyễn phát hiện cô đang làm thám tử nghiệp dư từ một mệnh lệnh … phải khả thi, Hạ Quỳnh chọn một góc dương liễu để nấp. Đặt bó huệ trắng lên mộ, Nguyễn thẫn thờ ngồi bệt xuống bậc cấp. Gương mặt anh chất chứa đau khổ. Hạ Quỳnh la75ng người.Nguyễn đang trước mặt cô là một Nguyễn hoàn toàn khác. Vẻ buồn đau của anh chẳng hiểu làm sao lại làm cô cảm thấy mủi lòng. Cô cảm thấy … bớt bớt ghét anh một chút, nếu không muốn nói là có chút tội nghiệp. Phải chăng khi không còn ai ở chung quanh, người ta dễ sống thật với lòng mình hơn. Nguyễn còn ngồi đó thật lâu, gần như bất động. Anh chỉ ngẩng đầu lên khi nghe thấy một tiếng kêu nho nhỏ nhưng đầy thảng thốt. Bước vội đến gốc dương, Nguyễn chợt ngạc nhiên khi nhận ra Hạ Quỳnh đang ôm lấy chân. Cô nói như khóc: − Con rết … Nguyễn quỳ xuống thảm cỏ, nâng lấy bàn chân đang sưng đỏ của cô. Giọng anh lo lắng: − Cô sao thế? Tại sao cô lại có mặt ở đây? − Hạ Quỳnh rên rỉ: − - Đau quá … Tôi vừa bị một con rết rất lớn cắn … − Nó đâu rồi? − Nó chạy đâu mất tiêu rồi… Nguyễn dỗ dành: − Cô nín đi. Ngồi yên, tôi nặn máu độc ra. Nếu không, lát nữa sẽ còn nhức đau hơn nữa. Hạ Quỳnh mở to mắt nhìn Nguyễn: − Anh không ghét tôi sao? Nguyễn nhún vai. Anh lẳng lặng đè chặt mấy ngón tay lên miệng vết thương. sau đó rút khăn tay trong túi quần ra, anh thấm nhẹ mấy giọt máu đen trên gót chân hồng. Giọng anh dịu dàng: − Cô sẽ không còn thấy đau nữa đâu. Hạ Quỳnh chớp mi. Quệt những giọt nước mắt còn đọng trên hàng mi dài, cô khẽ hỏi: − Anh khônh ghét tôi sao? Nguyễn nhìn sâu vào đôi mắt nâu đen: − Chuyện ghét hay không đâu có liên quan đến chuyện giúp cô đẩy nọc rết. Hạ Quỳnh nhỏ nhẹ: − Dù sao tôi cũng cám ơn anh. Nếu không có anh, tôi sẽ phát hoảng không biết phải làm gì. Nguyễn trầm giọng: − Cô có người thân o83 nghĩa trang này à? Hạ Quỳnh ngắc ngứ: − Ơ … không … Nguyễn vô tình hỏi: − Thế sao cô lại đến đây? Không quen nói dối, Hạ Quỳnh lúng túng: − Tôi … tôi … Nguyễn nhíu mày nhìn cô thật lâu. chợt giọng anh lạ lẫm: − Tôi hiểu rồi. Hạ Quỳnh nói như khóc: − Anh hiểu gì? Nguyễn nhướng mày: − Có phải nội tôi bảo cô theo dõi tôi không? Hạ Quỳnh ngớ ngẩn: − Sao anh biết? Nguyễn cười nhạo: − Tôi biết điều đó kể từ lúc gặp cô ngủ gục trong quán cà phê, hôm tôi đi với Trà My. Ban đầu tôi tưởng là chuyện tình cờ. Chỉ sau khi đem Trà My giới thiệu với nội tôi, tôi chưa kịp giới thiệu tên của Trà My mà nội tôi đã gọi được tên của cô ấy thì tôi đã hiểu … Hạ Quỳnh đỏ mặt: − Anh thông cảm đó, là mệnh lệnh. Nguyễn trầm giọng: − Cô có thể ra về rồi đó. Tôi không muốn nhìn thấy cô ở nơi đây chút nào.Thật lạ lùng, những giây phút riêng tư thiêng liêng nhất của tôi cũngbị xâm phạm … Hạ Quỳnh giọng bối rối: − Cái chân tôi … Nguyễn lạnh lùng: − Mặc kệ cô. Hãy biến ngay! Trước ánh mắt giận dữ đến tóe lửa của anh, Hạ Quỳnh run rẩy đứng dậy. Cô đi như chạy trên thảm cỏ, quên cả xỏ dép. Chợt cô la lên vì đau đớn. Hình như một chiếc gai nhọn nào đó đã đâm vào chân của cô thì phải. Hạ Quỳnh khuỵu xuống đất. Cô chưa định thần lại thì ai đó đã ôm ngang thắt lưng của cô. Nguyễn! Hạ Quỳnh đấm mạnh vào vai anh: − Buông tôi ra! Khuôn mặt lầm lì, Nguyễn đặt cô ngồi trên thảm cỏ: − Hãy ngồi yên. Nếu tôi đoán không lầm cô đã bị giẫm phải gai … Hạ Quỳnh bướng bỉnh: − mặc kệ tôi! Tôi không muốn thấy mặt anh nữa. nguyễn nhướng mày: − Thế cô tưởng là tôi muốn … chiêmngưỡng một con nhím đang xù lông nhọn lắm sao? Hạ quýnh mím môi: − Tôi là con nhím, là con vịt xấu xí … gì đó cũng mặc kệ tôi. tôi không liên quan đến anh. Chăm chú nhìn bàn chân của cô, Nguyễn trầm giọng: − Đừng bướng, hãy để tôi rút gai cho cô. − Không! Nguyễn dọa dẫm: − Thế cô có thích bị cưa chân không? Viễn cảnh hãi hùng ấy khiến Hạ Quỳnh sợ đến mức không dám phản ứng gì nữa khi Nguyễn tìm cách rút chiếc gai đang cắm sâu vào bàn chân cô. Thở hắt một cái thật mạnh, Hạ Quỳnh thấy chiều nay cô quá xui xẻo. Hết bị rết cắn lại bị gai đâm. Lại còn bị Nguyễn phát hiện cô đang … làm thám tử cho nội của anh. Đưa chiếc gai cho cô xem, anh khẽ bảo: − Cô nhìn thấy đấy, nếu không rút kịp nó sẽ cắm sâu và gây nhiễm trùng. Cảm giác đau nhói vẫn còn ở nơi bị gai đâm, Hạ quỳnh rưng rưng nước mắt: − Tôi biết anh ghét tôi … ngang bằng tôi ghét anh. Nhưng dù sao tôi cũng cảm ơn anh, cho dù việc tôi bị gai đâm là hoàn toàn do anh. Nguyễn nhướng mày: − Do tôi? Hạ Quỳnh mím môi lại: − Nếu anh không quát lên thế, tôi đã không cắm cổ chạy với đôi chân trần. Nguyễn hơi cười. Đúng là một con nhím lý sự. Nóilên lời cảm ơn cũng một cách để mắng mỏ lý sự. Anh hơi nheo mũi: − Thế thì tôi không dám nhận lời cảm ơn của cô đâu. Hãy ngồi yên đó, tôi đi tìm dép cho cô. Trở lại với đôi dép trong tay, chăm chú nhìn cô Ngyễn giọng quan tâm: − Liệu cô có thể đi được không? Từ đây đến cổng nghĩa trang hơi xa đấy. Hạ Quỳnh bướng bỉnh: − Cám ơn. Tôi có thể tự thu xếp được. Nguyễn hắng giọng: − Hay là cô tựa vào tôi để đi. Cô có biết đi theo kiểu lò cò không? Vẻ mặt của Nguyễn chân thành đến mức Hạ Quỳnh bối rối. Dù đó là một cách hay nhất cho tình cảnh của cô nhưng để tựa người vào aanh thì cô … thà chết còn hơn. Cô lí nhí: − Không … Cám ơn … Hoàng hôn xuống thấp. Khung cảnh vắng vẻ của nghĩa trang khiến Hạ Quỳnh chợt cảm thấy sợ hãi. Cô sợ ma nhất trên đời. Nếu Nguyễn bỏ cô ở lại một mình với cái chân đau, coi bộ cô xỉu mất. Cô bặm môi: − Tôi sẽ cố gắng đi một mình, miễn là anh chịu khó … đi chậm để chờ tôi. Nguyễn đỡ Hạ Quỳnh đứng dậy. Khác với anh chàng Nguyễn cao ngạo, Nguyễn giờ đây có vẻ là một người đàn ông khác. Dịu dàng và đầy kiên nhẫn. Hạ Quỳnh lê bước một cách khó nhọc. Chân cô đau nhức kinh khủng. Có lẽ không phải do gai đâm mà do nọc rết còn xót lại đang hành hạ cô. Giọng Nguyễn vang lên: − Cô đúng là một cô gái bướng bỉnh nhất mà tôi gặp. Cứ yên trí để tôi dìu đi, tôi không … lợi dụng cô đâu. Rồi không để cô có đủ thời gian phản đối, Nguyễn choàng tay qua eo lưng cô. Chỉ một đoạn đường ngắn nhưng Hạ Quỳnh thấy dài như cả … trăm dặm và thời gian trôi qua tưởng chừng như đúng một thế kỷ. Ra đến chỗ gởi xe, cô thở phào nhẹ nhõm. Nguyễn lạnh nhạt bảo: − Cô có thể lái xe được chứ? Nếu không, tôi đón xe cho cô. Hạ Quỳnh vội đáp: − Đi bộ mới khó chứ lái xe tôi có thể làm được, tôi sẽ lái xe thật chậm … Không đợi cô nói thêm lời nào, Nguyễn quay ngoắt đi thẳng … Buổi tối hôm đó, Hạ Quỳnh sốt cao. Chị bếp đi vào đi ra phòng cô đến mấy lần, phát hoảng lên khi thấy chân Hạ Quỳnh sưng vù. Đôi môi khô ráp, Hạ Quỳnh cảm thấy khát nước kinh khủng. Chị bếp ghé sát mặt cô: − Chị pha nước cho em nha … − Dạ … nhiều nhiều nghe chị. Sao em khát quá chừng chừng … Chị bếp pha cho cô một ly nước chanh đá. Uống cạn ly nườc mát lạnh, Hạ Quỳnh thấy tỉnh táo đôi chút. Cô hỏi như khóc: − Liệu chân em có bị … cưa không? Chị bếp la lên: − Bậy nè cưng đừng nói gỡ! Có ai vì rết cắn mà phải cưa chân đâu. Hạ Quỳnh chớp mi: − Anh Nguyễn bảo thế. Chị bếp cười hồn hậu: − Hơi đâu mà nghe cậu Nguyễn em. Cậu dọa em đó. Hạ Quỳnh chong mắt nhìn lên trần: − Có lần đọc báo, em nhớ hình như người ta cũng nói như anh Nguyễn. Chị bếp lùa tay vào tóc cô: − Đó là tại người ta bị những loài rết độc địa, như rết châu Phi chẳng hạn. Còn con rết cắn Quỳnh nhỏ tí xíu, chỉ cần uống thuốc vài hôm là Quỳnh hết đau thôi. Hạ Quỳnh chớp mi: − Cũng tại em bày đặt theo dõi người khác nên … trời phạt em. Mai này em không ngu ngốc đi theo anh Nguyễn nữa đâu. Chị bếp chùng giọng: − Thế em có biết cậu Nguyễn viếng ai không? Hạ Quỳnh quan tâm: − Ai thế chị? Chị bếp thở dài: − Ba mẹ cậu Nguyễn. Hạ Quỳnh khẽ cắn môi. Cô nhớ lại gương mặt đau khổ tột độ của Nguyễn, nhớ cả dáng ngồi bất động của anh trong nghĩa trang. Chợt một niềm thương cảm dâng lên trong cô. Cô cũng như anh, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Chị bếp tỉ tê: − Chuyện cậu Nguyện bất cần đời ít nhiều cũng từ sự oán trách của bà nội. Quên cả đau, Hạ Quỳnh nhổm người dậy: − Chị nói sao? Vẻ mặt căng thẳng của cô khiến chị bếp ngần ngại: − Thôi chị không nói nữa đâu. Bà chủ biết được, coi bộ chị bị đuổi việc quá. Hạ quỳnh kêu lên: − Bộ chị không tin em sao? − Tin chứ. Nhưng mấy việc hệ trọng riêng tư như thế, có lẽ chị không nên nói. Hạ Quỳnh nài nỉ: − Chị kể cho em nghe đi. Thà là chị không nói, chứ nói lấp lửng rồi bỏ ngang nghe ấm ức lắm. Chị bếp phì cười: − Cái con nhỏ này! Chuyễn của cậu Nguyễn thì đâu liên quan đến em, quan tâm chi cho mệt. Hạ Quỳnh bướng bỉnh: − Nhưng em vẫn cứ muốn nghe. Chị bếp nguýt yêu: − Chân đau, sốt li bì cả buổi tối. Vậy mà giờ tỉnh như sáo. Hạ Quỳnh cười hiền: − Nhờ mấy viên thuốc chị mua cho em đó. Chị bếp nguýt yêu. − Thuốc hay quá ha! Hay là vì sốt sắng muốn nghe chuyện cậu Nguyễn nên hết còn đau. − Chị kể cho em nghe đi … Chị bếp hạ thấp giọng: − Hồi mẹ cậu Nguyễn còn sống, bà và nội của cậu không hợp nhau. Mẹ cậu Nguyễn là một người phụ nữ đôn hậu, xinh đẹp. Chỉ tiếc là xuất thân gia đình không thuộc hàng danh giá như bên chồng nên không được mẹ chồng yêu. Ngừng một lát, chị bếp tiếp: − Tai nạn xảy ra với ba mẹ cậu Nguyễn cách đây khoảng chục năm. Trước khi tai nạn xảy ra khoảng một tiếng đồng hồ, giữa bà nội và ba cậu Nguyễn có một cuộc cãi lộn rất căng thẳng. Sau đó, ba cậu Nguyễn đã uống khá nhiều rượu và rồi … chiếc xe hơi do ông cầm lái đã … lao xuống vực. Hạ Quỳnh lạc giọng: − Trên xe có cả … − Mẹ cậu Nguyễn. Chị bếp thở dài: − Tai nạn thảm khốc ấy đã làm cậu Nguyễn thay đổi hẳn. Cậu Nguyễn vô cùng oán ghét bà nội, nhất là khi biết được lý do cuộc cãi cọ hôm ấy là do bà nội của cậu buộc ba cậu phải ly dị vợ. Hạ Quỳnh chớp mi. Tội nghiệp Nguyễn. Giờ thì cô đã hiểu được tại sao vì sao anh mang gương mặt thống khổ như thế lúc đi vào nghĩa trang. Chị bếp thì thầm: − Mối quan hệ giữa hai bà cháu căng thẳng nhiều năm liền, giờ thì có đỡ chút chút nhưng nói chung là tự trong thâm tâm cậu Nguyễn vẫn oán bà nội, không tha thứ cho bà. Hạ Quỳnh chùng giọng: − Có lẽ bà chủ rất ân hận và đau khổ? Chị bếp gật đầu: − Bà chủ dành nhiều tình thương cho cậu Nguyễn như để chuộc lại phần nào lỗi lầm. Thế nhưng, như Quỳnh thấy đó giữa hai bà cháu là một khoảng cách quá lớn. Hạ Quỳnh khẽ thở dài. Cô miên man nghĩ về Nguyễn. Những gì chị bếp vừa cho cô biết về anh đã giúp cô hiểu anh nhiều hơn. Mà có thực sự đã hiểu gì về anh chàng mày rậm kiêu ngạo bất cần đời kia chưa. Cô cũng không rõ nữa … Những viên thuốc giảm đau cô vừa uống lúc nãy có lẽ có cả thuốc an thần. Hạ Quỳnh cảm thấy buồn ngủ ghê gớm. Hai mắt cô như ríu lại… @@@ Vượt một chặng đường dài dễ chừng mười cây số theo chiếc mô tô phóng chạy như bay không phải là một việc dễ dàng, nhất là khi người ấy ngồi trên chiếc Chaly cũ mèm. Mọi việc không chỉ như thế, bám theo Nguyễn như hình với bóng, Hạ Quỳnh còn phải đi qua một con đường đất đỏ đầy bùn, mấy lần suýt té chúi nhủi … Đứng thật lâu trước cánh cửa bằng tônđóng im ỉm mà lúc nãy Nguyễn đi vào, Hạ Quỳnh nghiêng đầu ngó quanh. Một cơ ngơi khá rộng nhưng có vẻ tềnh toàng. Chung quanh khuôn viên được che chắn bằng những tấm tôn cũ rích. Chưa hiểu Nguyễn vào đây làm gì, Hạ Quỳnh mừng quýnh khi có một người đàn ông trạc tứ tuần từ bên trong bước ra. Cô nở nụ cười cầu tài: − Chào bác.. − Có gì không cô Hai? Hạ Quỳnh nhỏ nhẹ: − Thưa, cho cháu hỏi đây là đâu ạ? Người đàn ông rổn rảng: − Đây là xã Hương An … Chỉ tay vào cánh cửa cổng đang đóng im lìm, Hạ Quỳnh vội nói: − Không cháu muốn hỏi là … là … ở trong này là … gì ạ? Người đàn ông cười lớn: − Cô không biết sao, đây là cơ sở sản xuất dầu gội đầu do cậu Nguyễn làm chủ. − Ai làm chủ ạ? − Cậu Nguyễn. Vẻ mặt Hạ Quỳnh đầy kinh ngạc. Chưa bao giờ cô nghĩ là Nguyễn là một người đam mê công việc cả. Người đàn ông tò mò: − Cô muốn xin vào đây làm việc hả? Hạ Quỳnh gật đại đầu: − Dạ … − Công việc không nhẹ nhàng đâu. − Dạ, cháu biết … Tặc lưỡi, người đàn ông phán: − Nhưng lương bổng cũng đỡ lắm. − Nhân công ở đây bao nhiêu người vậy bác? − Khoảnh ba chục người. Công việc bộn bề, người ta đặt hành nhiều nhưng cậu Nguyễn kẹt vốn nên không thể mua thêm máy móc mở rộng sản xuất. Hất hàm về phía cánh cổng, ngưởi đàn ông hồn hậu: − Cô cứ mạnh dạn đi vào xin việc đi, cậu Nguyễn cũng hay giúp đỡ mọi người lắm. Chào người đàn ông ấy, Hạ Quỳnh đi vào một quán nước gần cơ sở sản xuất của Nguyễn. Những điều cô vừa khám phá thật thú vị. Có lẽ bà giám đốc của cô sẽ ngạc nhiên không kém gì cô. Đúng là không thể tưởng tượng nổi Nguyễn lại có một cơ ngơi của riêng mình. Đang nhằn nhằn cục nước đá nhỏ trong miệng, Hạ Quỳnh chợt nhìn thấy Nguyễn phóng chiếc mô tô đi ra cổng. Anh không nhìn thấy cô và có vẻ rất vội. Hạ quỳnh hối hả thanh toán tiền. Thật không còn một cơ hội nào tuyệt vời hơn để khám phá những gì đang diễn ra trong cơ sở sản xuất của Nguyễn. Đẩy cánh cửa cổng, Hạ quỳnh gặp một anh chàng to con dáng chừng như bảo vệ. − Cô cần gặp ai? Hạ Quỳnh tỉnh tỉnh: − Tôi muốn gặp anh Nguyễn. Anh chàng bảo vệ kêu lên: − Tiếc thật, nếu cô đến sớm khoảng năm phút cô đã gặp anh Nguyễn. − Không sao tôi sẽ đợi anh Nguyễn về. Hạ Quỳnh tự giới thiệu: − Tôi là em họ của anh Nguyễn. Nghe nói anh mở cơ sở sản xuất ở đây nên tôi ghé chơi xem thử anh làm ăn như thế nào. Anh chàng bảo vệ sốt sắng: − Cô ngồi chơi đợi anh Nguyễn về. Hạ Quỳnh mỉm cười: − Thế tôi có thể đi quanh cơ sở một vòng được không? − Cô cứ tự nhiên. Hạ Quỳnh vội rảo bước về dãy nhà thấp lè tè mà cô đoán là nơi sản xuất. mọi người đang tập trung làm việc hầu như không chú ý đến sự xuất hiện của cô. Đa số đều làm thủ công. Giữa gian phòng rộng lớn là một chiếc máy đang chạy ầm ầm. Đã quen với những chiếc máy tối tân vận hành ở công ty nên Hạ Quỳnhnhận ra ngay đây là một chiếc máy cũ gần quá đát mà chỉ những người kẹt vốn mới sử dụng. Một vòng dạo quanh cơ sở của anh, điều ấn tượng với Hạ Quỳnh là Nguyễn biết cách sắp xếp điều hành công việc. Chất lượng của dầu gộu thế nào cô không biết, nhưng mùi thơm của dầu gội tại cơ sở của anh có thể đánh bạt những chai dầu gội được sản xuất tại công ty của nội anh. Đi ngang qua căn phòng tuềnh toàng đang khép hờ cửa, phía trên gắn một chiếc bảng nhỏ ghi hai chữ: “Văn phòng” Hạ Quỳnh nghiêng đầu ngó vào. Không có một bóng người. Đoán đây cũng là phòng làm việc của Nguyễn, cô liền bước vào. Chợt thấy trên bàn có một tấm ảnh, Hạ Quỳnh không nén được tò mò. Cầm lên, cô reo lên khe khẽ khi nhận ra chân dung của Trà My. − Ai cho phép cô vào đây? Tiếng quát giận dữ của Nguyễn vang lên sau lưng. Hạ quỳnh hết cả hồn. Quay đầu lại nhìn anh, cô bối rối: − Tôi … tôi … Nguyễn khẽ nheo mắt: − Tại sao cô cứ thích sục sạo trong phòng của tôi? Trườc đây là phòng ngủ, bây giờ là phòng làm việc. hết trong quán cà phê, lại rình rập ở nghĩa trang. cô đang làm cái quái gì thế? Hạ Quỳnh bối rối: − Tôi xin lỗi … Nguyễn cười gằn: − Đơn giản như thế sao? Hạ Quỳnh ngắc ngứ: − Tôi biết là không nên làm thế nhưng … mệnh lệnh là mệnh lệnh … Nguyễn nhướng mày: − Tại sao cô không biết chống lại những mệnh lệnh điên rồ ấy? Hạ Quỳnh khàn giọng: − Tôi vẫn làm theo lệng của bà giám đốc, vì suy cho cùng, bà chỉ muốn làm những điều tốt lành cho anh.Tôi biết bà rất thương anh, muốn chăm lo cho anh. Nguyễn phẫn nộ: − Tôi muốn yên thân, cô nghe rõ chưa. tôi không cần ai quan tâm đến tôi cả. Nếu từ nay cô không chấm dứt chuyện lằng nhằng bám theo tôi thì đừng có trách. Hạ Quỳnh nhỏ nhẹ: − Tôixin lỗi anh … Tôi về … Nguyễn cười nhạt: − Khoan đã! Đâu có thể đơn giản xin lỗi rồi xong những lần xâm phạm vào những gì riêng tư của tôi. có lẽ tôi phải dạy cho cô một bài học để từ nay cô không bao giờ còn có can đảm làm theo những mệnh lệnh điên rồ của nội tôi nữa. Hạ Quỳnh hốt hoảng: − Anh định làm gì? Cười nhạt, Nguyễn bất thần ôm lấy Hạ Quỳnh rồi hôn ngấu nghiến lên đôi môi cô. Hạ Quỳnh hét lên: − Buông tôi ra! Anh điên rồi. Nguyễn bóp chặt lấy hai vai Hạ Quỳnh, anh gằn giọng: − Đừng tưởng là tôi khoái hôn cô nên hành động như thế đấy nhé. Tôi cảnh cáo cho cô biết, nếu cô còn tiếp tục nghe theo lời của nội tôi để đi theo tôi thì tôi còn có những cách độc đáo hơn để trừng trị cô. Nhớ chưa? Nói xong, anh đẩy mạnh Hạ Quỳnh làm cô suýt té chúi nhủi. Hạ Quỳnh không biết bằng cách nào cô đã chạy ra khỏi phòng của Nguyễn và phóng xe ra khỏi cơ sở sản xuất của anh. Khóc như mưa, mấy lần cô loạng choạng xe suýt ngã trên đường … Đón cô ở cổng, không phải là bác gác dan mà là … bà Phú Tịnh. Hoảng hồn, Hạ Quỳnh đưa tay gạt nước mắt nhưng bà đã cao giọng hỏi: − Có chuyện gì thế? Hạ Quỳnh bối rối: − Thưa, không … Nhìn cô bằnh ánh mắt sắc sảo, bà Phú Tịnh phán: − Cô định nói dối ta ư? Quay mặt đi, Hạ Quỳnh nói nhanh: − Cháu bị hạt bụi bay vào mắt … Bà Phú Tịnh cười nhạo: − Ta không phải là một đứa trẻ con … Hãy đem xe vào cất và gặp ta ngay. Hạ Quỳnh líu ríu dựng chiếc Chaly ở góc vườn. Tâm trạng cô đang hoang mang buồn tủi hơn bao giờ hết. Cô oán hận Nguyễn. Nhưng cô cũng không hề có ý định nói cho bà giám đốc của cô về cơ sở sản xuất của anh cũng như những nụ hôn cưỡng đoạt của anh. Đó là một điều nhục nhã không dễ gì chia sẻ. Để dọc hai tay lên đùi, bà Phú Tịnh cao giọng: − Hãy nói đi. Vì sao cô khóc? Hạ Quỳnh bối rối: − Dạ … − Lúc nãy, cô có đuổi theo kịp Nguyễn không? Hạ Quỳnh lí nhí: − Thưa, không … Bà Phú Tịnh nghiêm mặt: − Ta không tin là cô đuổi không kịp Nguyễn… Hạ Quỳnh hít một hơi thật dài: − Chiếc mô tô của anh Nguyễn hơn một trăm phân khối lận, đây không phải là lần đầu tiên cháu bị lạc mất anh Nguyễn. Bà Phú Tịnh so vai: − Có thể là như thế! Nhưng riêng chiều nay thì ta tin rằng những giọt nước mắt của cô ít nhiều liên quan đến Nguyễn. Hạ Quỳnh khẽ lắc đầu: − Thưa, không… Bà Phú Tịnh đe doạ: − Nếu cô cố tình giấu giếm ta một điều gì, ta sẽ cho cô nghỉ việc đấy. Vẻ mặt cô buồn xo: − Mong bà tin cháu, cháu không thể giấu bà một điều gì … Bà Phú Tịnh cao mày: − Có phải Nguyễn gây gổ với cô không? Hạ Quỳnh cúi mặt: − Thưa, không … − Thế tại sao cô lại khóc? Cô dí chân xuống sàn: − Cháu … vừa từ nhà của chú thím cháu trở về. Cháu khóc vì… tủi thân… Bà Phú Tịnh gật gù: − Thì ra là vậy… Thôi, cô đi về phòng mình đi… Hạ Quỳnh chớp mi: − Cám ơn bà… Đứng thật lâu trước gương, Hạ Quỳnh thẫn thờ ngắm nhìn mình. Ghêtởm những nụ hôn của Nguyễn, cô đã chà rửa không biết bao nhiêu lần lên đôi môi hồng. Oán hận nguyễn kinh khủng, càng nghĩ cô càng muốn rơi nước mắt. Cứ ngỡ là nhửng nụ hôn đầu đời của cô sẽ là sự dâng tặng, không ngờ đó là sự cưỡng đoạt… Khóc chán chê. Hạ Quỳnh ngủ thiếp đi lúc nào không biết… − Quỳnh ơi… Hạ Quỳnh dụi mắt: − Ơ… Chị bếp ghé sát mặt cô, giọng lo lắng: − Sao Quỳng lại khóc? Hạ Quỳnh chối biến: − Đâu có … Chị bếp nhăn mặt: − Hai mắt sưng vù như thế, không khóc là gì? Hạ Quỳng chống tay ngồi dậy mặt buồn so: − Coi bộ em đi gặp bà giám đốc để xin đi ra khỏi nhà quá. Chị bếp tròn mắt: − Sao thế? Hạ Quỳng thở dài: − Như chị biết đó, theo lệnh bà giám đốc em phải đi theo Nguyễn mỗi lúc ông ấy rời khỏi nhà. Đó là một việc làm em không muốn chút nào. Chị bếp an ủi: − Việc làm ấy cũng đâu có gì sai đâu em. Chẳng qua bà chủ cũng muốn quản lý cậu Nguyễn cho chặt chẽ thôi. Hạ Quỳng rầu rĩ: − Em thấy đó là một việc làm hết sức kỳ cục. − Chị không suy nghĩ giống em. Chị lại thấy đó là một việc làm cần thiết vì bà chủ thương yêu, lo lắng cho cậu Nguyễn. Hạ Quỳnh mím môi: − Một người con như anh Nguyễn thì cũng không đáng được ai quan tâm đến. Chăm chú nhìn cô, chị bếp giọng quan tâm: − Cậu Nguyễn lại gây gổ với em nữa hả? Hạ Quỳnh ấm ức: − Không … − Thế tại sao em lại khóc? − Chị đừng hỏi nữa. − Sao lại không hỏi, có chuyện gì em nói cho chị nghe xem. − Em không nói được. − Em có xem chị là người thân thiết với em không? Nếu em không nói là chị giận đó. Vẻ mặt Hạ Quỳnh khổ sở: − Tốt hơn hết là đừng nhắc tới “ông” Nguyễn đó nữa. Chị bếp ôm lấy vai cô, giọng tỉ tê: − Có chuyện gì vậy Quỳnh? Cô nguẩy đầu: − Không … − Nói đi Quỳnh, có phải cậu Nguyễn đánh Quỳnh không? Ngẩng phắt đầu nhìn chị bếp, Hạ Quỳnh giọng kinh ngạc: − Đánh em à? Chị nghĩ ra chuyện gì thế? Chị bếp hạ thấp giọng: − Bị theo dõi hoài, ai mà không tức. Cô hết hiểu nổi chị bếp. Dù ghét Nguyễn kinh khủng nhưng cô không nghĩ là … hắn có thể đánh một người con gái. Cô thở hắt một cái thật mạnh: − Thà anh ta đánh em còn hơn. Chị bếp kêu lên: − Trời ạ! Ai lại mong bị đánh bao giờ. Em sao vậy Quỳnh? Hạ Quỳnh vùng vằng: − Chị không hiểu gì hết trơn. Chị bếp xuôi xị: − Vì không biết nên chị mới hỏi em. Cô rân rấn nước mắt: − Chị phải đoán được chứ, đâu phải là một điều … dễ nói đâu. Suốt buổi chiều nay em đã khóc hết nước mắt … Em đau khổ lắm chị biết không, giá mà em có thể chết đi được. Chị bếp tròn mắt: − Làm sao chị đoán được là đã xảy ra chuyễn gì. Tự dưng em lại tuyệt vọnh như thế. Không lẽ … Cúi mặt xuống đất, Hạ Quỳnh ngừng thở: − Chị đoán ra chưa? Chị bếp nắm lấy tay cô, giọng hốt hoảng: − Chị đoán được rồi. Sao lại có thể kinh khủng vậy Quỳnh? Cô thút thít: − Em cũng không thể ngờ anh ta có thể làm việc đó. Chị bếp giận dữ: − Chị không thể nào tưởng tượng nổi. Cậu Nguyễn đã phá hỏng cuộc đời của em. Hạ Quỳnh nín khóc. Dù oán Nguyễn kinh khủng nhưng cách nói gay gắt của chị bếp cũng khiến cô kinh ngạc. Chị bếp tuyên bố: − Chị sẽ kể hết mọi chuyện với bà chủ và yêu cầu cậu Nguyễn phải cưới em gấp. Hạ Quỳnh kêu lên: − Sao? Chị bếp hùng hồn: − Cưới. Nhất định bắt cậu Nguyễn phải cưới. Hạ Quỳnh hốt hoảng: − Trời đất! Chị bếp tuôn một hơi: − Cậu Nguyễn phá hoại đời con gái của em thì cậu Nguyễn phải cưới. Bà chủ tuy nghiêm khắc nhưng sống rất đạo đức. Cho dù cậu Nguyễn có chống đối đến cùng, bà chủ vẫn bắt cậu ấy cưới em. Cô nói như khóc: − Chị không hiểu gì cả. Chị bếp vênh mặt: − Có gì đâu mà không hiểu. Đâu phải người ta ỷ giàu rồi muốn làm gì cũng được. Hạ Quỳnh nhăn nhó: − Khổ ghê! Tất cả không phải như chị nói đâu, anh Nguyễn … Chị bếp ghé sát mặt: − Cậu Nguyễn có hứa cưới em hả? Hết chịu đựng nổi, Hạ Quỳnh phán: − Anh Nguyễn không … hại em như chị nói, em không hiểu sao chị có thể tưởng tượng như thế. Chị bếp chưng hửng: − Lúc nãy Quỳnh có … nói mà. Vẻ mặt Hạ Quỳnh ngán ngẩm: − Em không nói như vậy. Chị bếp trố mắt: − Nhưng hình như em có nói một điều gì tương tự như thế. Hạ Quỳnh thở dài: − Tại em chưa nói hết ý, chị đã làm một hơi khiến em không biết phải giải thích như thế nào. Chị bếp thì thầm: − Thế không phải cậu Nguyễn đã … hại đời em sao? Hạ Quỳnh khẽ lắc đầu. − Thế thì cậu Nguyễn đã làm gì em? Hạ Quỳnh ấm ức: − Anh ta đã … hôn em. Chị bếp gặng hỏi: − Sao nữa? − Theo như lời của Nguyễn, anh ta thô bạo hôn em là cốt để trừng trị em về chuyện đã dám theo dõi anh ta. Chị bếp nôn nóng: − Còn gì nữa không, ngoài chuyện hôn? Hạ Quỳnh xụ mặt: − Không. Chị bếp bật cười: − Chỉ vậy thôi hả? Hạ Quỳnh giận dỗi: − Bộ chị còn mong xảy đến chuyện gì cho em nữa? Chị bếp tủm tỉm cười: − Đúng là tức thật nhưng đâu đến nỗi để em khóc nguyên cả một buổi chiều. Giận chị bếp kinh khủng, Hạ Quỳnh quay mặt nhìn ra cửa so. Cô không hiểu tại sao trước một sự việc trầm trọng như thế, chị lại cho là … không có gì. Vuốt nhẹ lưng cô, chị bếp dịu dàng nói: − Giận chị hả cưng? − … − Bộ cưng nghĩ là chị không thương cưng sao? − … − Quay lại đây chị em mình nói chuyện đi. Hạ Quỳnh ứa nước mắt: − Em ghét chị lắm. Chị bếp tỉ tê: − Chị cũng tức giùm em mà. Cô dằn dỗi: − Thế sao chị bảo chuyện ấy không đáng khóc. Chị có biết là em phải rửa đến mấy chậu nước mà vẫn không hết cảm giác ghê tởm không? Chị bếp trầm giọng: − Cậu Nguyễn quá sai trong chuyện này, nhưng ý của chị là em hãy quên đi câu chuyện không vui ấy, đừng buồn nữa. Hạ Quỳnh thở dài: − Em muốn rời khỏi ngôi nhà này ngay lập tức. Nếu cần, có thể em cũng xin nghỉ việc ở công ty. Em không muốn nhìn thấy con người đáng ghét ấy nữa. − Thế em không sợ chị buồn sao Hạ Quỳnh? Không lẽ chị en mình phải xa nhau? Hạ Quỳnh rầu rĩ: − Đành vậy chứ em biết làm sao. Chị bếp dỗ dành: − Chỉ vì ghét cậu Nguyễn mà em rời bỏ công việc của mình, điều đó không nên chút nào Quỳnh ạ. Cố gắng chịu đựng một chút đi cưng, sang năm là em nhập học rồi. Chị biết là em … thù cậu Nguyễn lắm nhưng chị nghĩ là cậu Nguyễn không bao giờ lặp lại chuện đó nữa đâu. Dù sao cậu ấy cũng là người đàng hoàng. Hạ Quỳnh mím môi: − Người đàng hoàng không bao giờ xử sự như… một kẻ côn đồ. Phát hoảng, chị bếp chùng giọng: − Nói nhỏ thôi cưng! Hạ Quỳnh vùng đứng dậy, cô lùa tay vào những sợi tóc mềm xoã ngang vai: − Em đi ra phố đây. Chị bếp lật đật đứng dậy: − Gần tối rồi, còn đi đâu nữa vậy Quỳnh? Cô thở nhẹ: − Em muốn đi ra ngoài một chút, nếu không coi bộ em điên lên mất …Đang sắp xếp lại những tập hồ sơ trên bàn, Hạ Quỳnh bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Cô nhấc máy lên: − Alô … − Quỳnh hả? Anh đây … − Vâng. Giọng Triệu Phong dịu dàng: − Tôi muốn mời Quỳnh dùng cơm tối nay, Quỳnh đồng ý chứ? Hạ Quỳnh vội từ chối: − Cám ơn. Tôi không thể … Triệu Phong khẩn khoản: − Tôi rất mong Quỳnh nhận lời. Cô bặm môi: − Cám ơn nhã ý của anh, nhưng tối nay tôi còn phải soạn thêm mấy văn bản trên máy tính nữa, công việc đang rất bộn bề. Triệu Phong trách nhẹ: − Bộ lúc nào cũng công việc sao Quỳnh. Nếu Quỳnh không nhận lời, tôi giận đấy. Hạ Quỳnh khẽ kêu lên: − Ơ … Triệu Phong nói nhanh: − Cứ như vậy đi Quỳnh. Tôi đã đặt chỗ trước cho chúng ta ở nhà hàng rồi. Cuối giờ tôi sẽ đón Quỳnh ở trước cổng … Hạ Quỳnh chưa kịp nói gì thêm thì Triệu Phong đã cúp máy. Quay lại bàn làm việc, Hạ Quỳnh nhíu mày suy nghĩ. Cô không biết Triệu Phong mời cô dùng cơm tối với ẩn ý gì. Thời gian gần đây ở công ty mọi người đang xôn xao bàn tán bà giám đốc sẽ chọn Triệu Phong hay Nguyễn là người thay bà điều hành công ty. Có lẽ việc Triệu phong muốn gặp riêng cô có liên quan đến chuyện này. Khi Hạ Quỳnh lái xe ra cổng, Triệu Phong đã chờ cô ở đó. Cô chưa kịp đưa ra lời chối từ, anh đã dịu dàng bảo: − Quỳnh gởi xe lại công ty, tôi chở Quỳnh đi. Cô lắc đầu: − Không. Sợ cô không nhận lời mời, Triệu Phong vội bảo: − Nếu Quỳnh không thích, chúng ta có thể đi hai xe cũng được. Khẽ thở dài,Hạ Quỳnh đành lái xe đi theo Triệu Phong. Dù sao cô cũng không muốn anh phải bẽ mặt nếu cô cứ khăng khăng từ chối. Khác với dự đoán của cô, nhà hàng mà Triệu Phongchọn không nằm ở trung tâm thành phố. Một tòa nhà xây theo kiểu kiến trúc cổ điển với những cây cọ miền nhiệt đới được trồng rất đẹp và lạ mắt là nơi mà anh và cô đến. Dịu dàng nhìn cô, Triệu Phong hỏi: − Quỳnh có thích khung cảnh ở đây không? Cô thành thật: − Nhìn từ bên ngoài, có lẽ ít ai nghĩ đây là một nhà hàng. Tôi rất sợ cảnh xô bồ nên không khí ở đây có vẻ hợp với tôi hơn. Triệu Phong mỉm cười: − Tôi biết rõ sở thích của Quỳnh, biết rõ Quỳnh thích gì ghét gì. Cô đùa: − Anh đâu phải thầy bói. Cả anh và cô cùng cười vui vẻ. Theo chân người bồi bàn mặc đồng phục trắng, Triệu Phong đưa Quỳnh lên tầng hai. Chỗ ngồi của anh và cô gần một ban công nhìn xuống khu vườn. Kéo ghế cho Hạ Quỳnh,Triệu Phong lịch sự: − Mời Quỳnh ngồi. Hạ Quỳnh rụt rè ngồi xuống ghế. Khung cảnh sang trọng của nhà hàng dù thanh lịch đến đâu cũng làm cô bị khớp. Đưa cuốn thực đơn cho cô, Triệu Phong ân cần: − Quỳnh chọn món khai vị đi. Cô hồn nhiên cười: − Tôi tệ lắm. Như anh biết đó, tôi không quen những nơi như thế này. Triệu Phong mỉm cười: − Rồi Quỳnh sẽ tập để làm quen với mọi thứ. Cô kêu lên: − Để làm gì? Anh trầm giọng: − Để bước vào thế giới thượng lưu. Cô cười khúc khích: − Tôi không hề có ý định đó. Quay lại gọi người bồi về món khai vị và nước uống, Triệu Phong tiếp tục câu chuyện: − Nhưng cuộc sống sẽ cuốn Quỳnh theo một cơn xoáy cho dù Quỳnh không chủ ý. Cô mở to mắt nhìn anh: − Anh nói gì mà tôi không hiểu. Rượu nhẹ được mang ra, Quỳnh thử nhấp môi một chút đi. Cô máy móc làm theo lời anh khi thấy hình như một vài người ở bàn bên cạnh có vẻ chú ý đến cô. Mình có phải là một con ngố không nhỉ, Hạ Quỳnh tự hỏi rồi mỉm cười vu vơ. Có vẻ cô không giống những cô gái đang có mặt trong gian phòng rộng lớn này. Tất cả đều sang trọng và trang điểm thật trau chuốt kiểu cách. Còn cô, áo sơ mi trắng quần jean xanh, khuôn mặt không hề được tô điểm. Giọng Triệu Phong ấm áp: − Quỳnh thấy thế nào? Cô nhăn mặt: − Cay. Triệu Phong bật cười làm cô cảm thấy ngượng. Cô xụ mặt: − Tôi nói rồi, tôi đâu uống được rượu. Cho thức ăn vào chén cô, Triệu Phong dịu dàng: − Quỳnh cầm đũa đi. Cô liếc anh một cái trước khi nhỏ nhẹ nhai. Hồi trưa cô không kịp ăn nên chỉ uống một ly sữa. Giờ đói kinh khủng, nhưng cô không thể ăn … ào ào như ở nhà. Cô cũng không biết món anh vừa gọi là những món gì. Rất nhiều món nhưng thứ nào cũng … ít và có vẻ được chế biến thật công phu, kiểu cách. y hệt dành cho … mèo ăn, mỗi thứ một chút. Đúng là kiểu chơi dành cho quý tộc. Anh nghiêng đầu hỏi: − Quỳnh thấy ngon miệng không? Cô hồn nhiên: − Cám ơn. tôi thấy thật là dễ chịu, nhưng giá như gọi chỉ đúng một món nhưng … nhiều nhiều hơn một chút thì tiện hơn. Triệu phong cười thành tiếng: − Quỳnh rất đặc biệt. Cô lẳng lặng nhai, cũng hơi ngại ngùng khi anh thú vị ngắm nhìn cô. − Quỳnh không giống với những cô gái khác. Cô gật đầu: − Tôi biết. Khôn gphải vô cớ mà bà giám đốc thường bảo tôi là một con vịt xấu xí. Triệu Phong chùng giọng: − Thế Quỳnh có biết tối nay tôi gặp Quỳnh để làm gì không? Cô nhướng mày: − Anh muốn tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công ty. − Quỳnh có thể nói cụ thể hơn không? Cô thẳng thắn: − Có phải anhđang quan tâm đến chuyện ai sẽ thay bà giám đốc điều hành công ty. Triệu Phong so vai: − Làm sao nội tôi có thể để Nguyễn đảm đương một công việc ngoài khả năng của cậu ta. Chắc chắn sự lựa chọn phải là tôi. Tôi muốn gặp Quỳnh tối nay vì một lí do hoàn toàn khác. Cô tròn mắt: − Anh cứ nói đi. Triệu Phong trầm giọng: − Tôi yêu Quỳnh. Hạ Quỳnh choáng váng nhìn anh. Cô không tin là cô vừa nghe câu nói ấy. Triệu Phong nói chậm rãi: − Tôi yêu Quỳnh ngay từ lần đầu tiên gặp mặt. Tôi không biết đó có phải là tiếng sét hay không. Gặp Quỳnh ở sân bay, tôi phải cố gắng tự chủ để không tỏ ra vồn vã với Quỳnh quá mức. Cũng như Nguyễn, tôi là một tên đàn ông kiêu ngạo. Nhưng Quỳnh đã cuốn hút tôi bởi một vẻ đẹp tươi tắn hồn nhiên. một sự cuốn hút đến kỳ lạ, tôi không thể cưỡng lại được. Hạ Quỳnh như hụt hơi: − Không, không thể có chuyện đó. Triệu Phong nắm lấy bàn tay cô nhưng Hạ Quỳnh đã rụt lại. Cô kêu khẽ: − Anh đừng làm tôi sợ. Giọng Triệu Phong ấm áp: − Anh yêu Quỳnh thật lòng. Quỳnh không chỉ chinh phục anh bằng vẻ đẹp dịu dàng đầy lôi cuốn mà còn bằng sự thông minh, sự kiên nhẫn. Chúng ta sẽ làm cho công ty ngày càng lớn mạnh. Anh biết Quỳnh có đủ phẩm chất để trở thàng một người công tác tuyệt vời của anh, ngoài phẩm chất của một người vợ. Hạ Quỳng như nghẹn thở. Cô không thể tin được những gì đang diễn ra là sự thật. Cô nói như khóc: − Không. Hình như anh say rượu rồi. Triệu Phong tha thiết: − Anh nghiêm túc cầu hôn với Quỳnh. Anh biết đời em bất hạnh. Anh muốn mang hạnh phúc đến cho em. Cô bật lên tiếng kêu: − Nhưng tôi không yêu anh. Triệu Phong choàng tay qua vai cô: − Quỳnh! Cô vừa kịp thoát khỏi vòng tay anh thì chợt nghe có tiếng hắng giọng. Ngẩng đầu lên, Hạ Quỳnh chợt giật mình khi Nguyễn đi ngang qua chỗ hai người. Anh đi cùng Trà My, nụ cười châm biếm của anh dù thoáng qua rất nhanh nhưng cũng làm Hạ Quỳnh run lên vì giận. Có lẽ anh nghĩ là cô thích trèo cao nên mới tìm cách chinh phục ông anh họ của anh. Trà My không thấy cô, nhất là khi Nguyễn vừa kéo cho Trà My chiếc ghế quay lưng lại với bàn Hạ Quỳnh. Nhìn theo ánh mắt của Hạ Quỳnh, Triệu Phong gật gù: − Nguyễn! Vẻ mặt Hạ Quỳnh khổ sở: − Tôi muốn đi về. − Quỳnh giận anh sao? Cô lắc đầu: − Thân phận một kẻ làm công như tôi làm sao dám giận hờn ai, nhất là cháu của bà giám đốc. Tôi phải về để soạn xong mấy văn bản cần thiết. Triệu Phong khẩn khoản: − Lát nữa anh đưa Quỳnh về. Nếu cần anh sẽ đánh mấy văn bản ấy cho Quỳnh. Quỳnh muốn gì, anh sẵn sàng chiều Quỳnh tất cả. Cô xô nhẹ ghế đứng dậy: − Anh thông cảm, tôi về ngay bây giờ… Biết không thể thuyết phục Hạ Quỳnh, Triệu Phong đành đi theo cô. Khuôn mặt anh cố tự chủ… @@@ Chỉ còn một tuần lễ nữa là đến ngày đính hôn giữa Nguyễn và Trà My. Không khí trong nhà bà Phú Tịnh nhộn nhịp hẳn vì theo như dự kiến của bà, lễ đính hôn không tổ chức tại nhà hàng mà được tổ chức tại ngôi biệt thự tráng lệ của bà. Tất cả rèm cửa được thay mới. Ngôi biệt thự được sơn mới lại, từ màu trắng sang trọng được chuyển thành màu xanh công nghiệp. Trang trí nội thất của đại sảnh được thay đổi từ kiểu Pháp chuyển sang kiểu Ý. Vườn hoa được trồng vội thêm những cây hoa dược nhập từ nước ngoài về … Trái với vẻ mặt vui rạng rỡ của bà Phú Tịnh, Nguyễn có vẻ dửng dưng với mọi thứ. Một buổi tối … Hạ Quỳnh đang cặm cụi bên chiếc máy vi tính cũ mèm trong phòng của cô thì có tiếng gõ cửa. Hơi ngạc nhiên ( vì ngoài chị bếp, hầu như không ai đến phòng cô. Mà chị bếp thì có bao giờ kiểu cách gõ cửa đâu! ), Hạ Quỳnh vội lên tiếng: − Mời vào … Thật không thể ngờ được, trước mặt cô lại là Nguyễn. Cô kêu lên: − Oâi … Nguyễn tựa lưng vào cửa, giọng cao ngạo: − Cô ngạc nhiên lắm sao? Hạ Quỳnh đứng bật dậy. Những gì mà Nguyễn đã làm với cô, có đến chết cô cũng không quên được. Cô giận dữ: − Anhcòn muốn gì nữa? Nguyễn nhướng mày: − Tôi có thể vào phòng cô được không? Hạ Quỳnh nhếch chua chát: − Tôi chỉ là một kẻ ăn nhờ ở đậu, làm sao tôi có quyền trong ngôi nhà của người khác. Nhưng nếu anh bước thêm một bước, chẳng những tôi sẽ đi ra khỏi phòng, mà tôi sẽ đi khỏi ngôi nhà này ngay lập tức. Nguyễn so vai: − Cô vẫn thường có cách nói chuyện gai góc như thế sao? Cô ngán ngẩm: − Anh có thể để tôi yên thân được không? Bấy lâu nay tôi cũng đâu làm phiền tới anh nữa. Tốt hơn hết là xem như tôi không hiện diện ở đây, ở trong công ty của nội anh. Nguyễn chăm chú nhìn cô: − Cứ theo cách nói chuyện của cô thì có vẻ cô đang căm ghét tôi ghê gớm Hạ Quỳnh ứa nước mắt: − Căm thù! Anh phải nói như thế mới đúng. Bật Zippomồi lửa điếu thuốc đang cài lệch môi, Nguyễn lặng lẽ nhả từng vòng khói trắng. Một thoáng im lặng thật dài giữa hai người. Thật lâu, anh khàn giọng: − Thật đáng tiếc! Hạ Quỳnh nhíu mày nhìn Nguyễn. Cô không hiểu hết ý nghĩa câu nói của Nguyễn, cũng không hiểu vì sao anh lại đến đây, ( Nếu anh có ý diễn lại những gì đã làm với cô ở cơ sở sản xuất dầu gội của anh thì cô sẵn sàng chết chứ không để anh hạ nhục thêm một lần nữa ). Giọng anh buồn buồn: − Lẽ ra tôi không nên đến đây gõ cửa phàng của cô mới phải. Cô cay đắng: − Tôi không muốn nhìn mặt anh nữa. Nguyễn thở dài: − Tôi biết. Tôi muốn xin lỗi cô về chuyện hôm đó. Hạ Quỳnh mỉa mai: − Tôi chỉ là một nhân viên quèn của nội anh, anh không cần phải xin lỗi đâu. Nguyễn búng điếu thuốc trong vườn đêm: − Tôi không ngờ tôi lại làm tổn thương cô đến thế. Hạ Quỳnh bặm môi nhìn Nguyễn. Oâi, cô có thể tin vào những lời của Nguyễn không nhỉ. Nụ cười chăm biếm của anh khi gặp cô và Triệu Phong trong nhà hàng cô vẫn còn nhớ rất rõ. Nguyễn là một người đàn ông cao ngạo. Tại sao anh lại hạ cố xin lỗi cô kia chứ. Cô không hiểu dụng ý của Nguyễn gặp cô để lam gì. Giọng cô lạnh tanh: − Anh khỏi phải áy náy về tôi. Nguyễn soi vào mắt Hạ Quỳnh: − Có lẽ cô ghét tôi ghê lắm, nói như cách nói của cô là … căm thù. Nhưng tôi hiểu cô nhiều hơn là cô hiểu về tôi đấy. Hạ Quỳnh bướng bỉnh: − Anh hiểu như thế nào về tôi, điều đó không quan trọng. Nguyễn đưa ra lời đề nghị: − Tôi có thể bước vào phòng của cô chứ? Nãy giờ tôi đứng muốn rục cả giò, cô thấy không? Hạ Quỳnh ngăn lại: − Không! Tôi không thể tiếp anh. Tốt nhất là anh đi đi! Nguyễn vờ như không nghe thấy, anh hiên ngang bước tới. Hạ Quỳnh kêu lên giận dữ: − Không! Anh không thể làm như thế! − Gì Vậy Quỳnh? Triệu Phong bất thần xuất hiện ở ngưỡng cửa. Anh nhìn vẻ mặt đầy kích động của Hạ Quỳnh. − Sao Quỳnh? Có chuyện gì không? Hạ Quỳnh chưa biết trả lời như thế nào thì Triệu Phong đã quay phắt lại nhìn Nguyễn. − Cậu định làm gì ở đây? Tại sao cậu lại xông vào phòng của Quỳnh? Nguyễn khẽ nheo mắt: − Anhkhông có quyền hỏi tôi câu hỏi ấy. Triệu Phong quát: − Quyền gì à? Tôi là anh của cậu. Tôi có quyền được biết cậu định làm gì Hạ Quỳnh? Nguyễn cao ngạo: − Nếu tôi không trả lời? Triệu Phong giận dữ: − Thì tao sẽ đấm vỡ nát mặt mày, vì Quỳnh là người yêu của tao. Hạ Quỳnh sợ hãi nhìn hai người đàn ông đang gầm gừ nhau. Cô khẩn khoản: − Tôi xin các anh. Tôi không phải là người yêu của Triệu Phong, cũng như Nguyễn không hề có ý định gì với tôi. Các anh đừng như thế … Triệu Phong bạnh hàm: − Quỳnh hãy để anh xử nó. Nó là một đứa bất trị. Lẽ ra nó không nên có mặt trong ngôi nhà này mới phải. Nội anh vì nghe lời nó mà không giao quyền điều hành công ty cho anh. Nó là một đứa tham lam, giàu tham vọng muốn soán đoạt gia tài nội anh. Giờ đây nó lại muốn chiếm đoạt luôn tình yêu của anh. nó là một thằng khốn khiếp! Nguyễn khoanh hai tay trước ngực: − Nếu anh còn tiếp tục mạ lị tôi thì đừng có trách. − Mày định làm gì tao? Cùng với tiếng quát, Triệu Phong đấm một cú đấm thôi sơn vào mặt Nguyễn. Hụp người tránh kịp, Nguyễn chụp lấy cánh tay Tiệu Phong bẻ quặt sau lưng: − Anh là thứ cặn bã! Nếu không nghĩ tình anh em, tôi đã không để cho anh yên từ lâu. Triệu Phong hét lớn: − Quỳnh! Em gọi nội anh xuống đây mau. Để cho bà chứng kiến đứa cháu mất dại của bà! Hạ Quỳnh bối rối chưa biết làm như thế nào thì có những tiếng bước chân chạy rầm rập trong vườn. Chị bếp, bác làm vườn, bà quản gia …Cuối cùng là bà Phú Tịnh. Khuôn mặt ai cũng đầy kinh ngạc. Giọng bà Phú Tịnh giận dữ: − Nguyễn 1 Thật là không thể tưởng tượng nổi. Con buông Triệu Phong ra ngay. Nguyễn thả Triễu Phong ra. Không nói với ai một lời, anh bước ra khỏi cửa …− Hạ Quỳnh có thấy anh Nguyễn đâu không? Đang chăm chú làm việc, Hạ Quỳnh vội ngẩng đầu lên. Trước mặt cô là một Trà My đẹp thật cuốn hút với chiếc đầm dài màu trắng. Hạ Quỳnh chân thành: − Chị đẹp quá! Trà My cười bằng mắt: − Có thật không đó? Cô gật đầu: − Em khen thật đó chứ. Hôm trước thấy chị mặc áo dài đã đẹp, giờ thấy mặc đầm trắng còn đẹp hơn. Hất nhẹ mái tóc dài ra sau lưng, Trà My dẩu môi: − Mấy cô bạn gái của chị, có nhiều người đẹp mê hồn. Hạ Quỳnh buột miệng: − Nhưng đâu có ai dịu dàng hiền thục như chị. Trà My duyên dáng cười: − Quỳnh đừng cho chị đi tàu bay giấy đó nghe. Hạ Quỳnh hiền lành: − Có sao em nói vậy. Em có biết xạo đâu. Ngồi xuống chiếc ghế đối diện Hạ Quỳnh, Trà My khẽ hỏi: − Quỳnh có biết nhiều về Đài Trang không? Hạ Quỳnh rùn vai: − Thôi, em ngại lắm. Trà My khuyến khích: − Hai chị em mình nói chuyện với nhau thôi, Quỳnh ngại gì chứ. Hạ Quỳnh nhỏ nhẹ: − Thật ra thì em mới gặp Đài Trang đâu chỉ vài lần, đâu có biết gì để nhận xét. Trà My nghiêng đầu hỏi: − Cảm giác của em khi tiếp xúc với Đài Trang? − Em ngại lắm… − Bộ em không mến chị sao Quỳnh? Em cứ nói thật suy nghĩ của em về Đài Trang đi. Chỉ có hai chị em mình biết thôi. Hạ Quỳnh khẽ cắn môi: − Em không có … cảm tìnhvới Đài Trang. Trà My gật đầu tỉ tê: − Nội của anh Nguyễn cũng thế. Nhưng em biết không, trong những người bạn gái của anh Nguyễn chị lại chỉ ngán Đài Trang thôi. Hạ Quỳnh tròn mắt: − Đài Trang … hăm doạ chị hả? Trà my cười thú vị: − Em hiểu sai ý chị rồi. Ý của chị là chị chỉ ngán Đài Trang vì anh Nguyễn có tình cảm sâu đậm với cô ta. Đài Trang là một địch thủ đáng gờm của chị. Hạ Quỳnh buột miệng: − Chị không thấy hối tiếc khi quyết định làm vợ anh Nguyễn sao / Ngỡ ngàng nhìn Hạ Quỳnh, Trà My khẽ cười: − Sao lại hối tiếc kia chứ? Hạ Quỳnh bối rối: − Em cũng không biết nữa. Trà My giọng thân mật: − Em cứ nói thật những suy nghĩ của mình đi, chị không giận em đâu. Hạ Quỳnh ngập ngừng: − Anh Nguyễn đâu xứng với một người đẹp và hiền thục như chị. Trà My bặm môi: − Em nói trật lất rồi. Đến lượt Hạ Quỳnh ngạc nhiên, cô mở to mắt: − Bộ em nói không đúng sao? Trà My hạ thấp giọng: − Nếu em biết được nội của anh Nguyễn giàu như thế nào, có lẽ em không nói như thế. Hạ Quỳnh nhíu mày: − Chuyện nội anh Nguyễn giàu đâu có … liên quan đến chuyện hôn nhân của chị. Nhìn Hạ Quỳnh với ánh mắt giễu cợt, Trà My phán: − Em chưa có đủ kinh nghiệm để hiểu thế nào về chuyện xứng hợp. Chị mới là người mặc cảm không xứng với anh Nguyễn thì có. Được làm vợ anh Nguyễn đâu có dễ đâu em. Nay mai anh Nguyễn được kế thừa mơ6t di sản không nhỏ. Hạ Quỳnh kêu lên: − Chị phải thấy được ưu thế của chị chứ. Trời đất 1 Em không nghĩ là chị lại nói như thế. Trà My cười nhẹ: − Chị biết mình đẹp nhưng nội anh Nguyễn có thể tìm được một cô cháu dâu đẹp hơn chị nhiều. Hạ Quỳnh cắc cớ hỏi: − Thế chị có yêu anh Nguyễn không? Nhìn trả lại cô, Trà My trầm giọng: − Nói chung, chị cũng … có yêu anh Nguyễn. Dù ghét Nguyễn ghê gớm, nhưng cậu trả lời của Trà My khiến Hạ Quỳnh bỗng thấy … tội nghiệp Nguyễn. Rồi chợt cảm thấy tội nghiệp cho … cuộc hôn nhân của hai người, khi thấy Nguyễn cũng không hào hứng với lễ đính hôn này. Nghiêng đầu nhìn Hạ Quỳnh, Trà My dịu dàng hỏi: − Khi nào cưới, chị nhờ em làm phù dâu cho chị có được không? Hạ Quỳnh kêu lên: − Không! Em không thể. Khuôn mặt xinh đẹp của Trà My thoáng ngỡ ngàng: − Sao thế em? Hạ Quỳnh bối rối: − Em xin lỗi. Em không thể nhận lời … Trà My nhíu mày: − Có phải em …kiêng không? Đến lượt Hạ Quỳnh ngạc nhiên, cô mở to mắt: − Kiêng gì ạ? Trà My cười nhẹ: − Người ta thường bảo các cô phụ dâu dễ bị ế chồng … Hạ Quỳnh lắc đầu cười: − Đâu phải thế đâu. Trà My khẽ nheo mắt: − Thế sao em lại từ chối lời đề nghị của chị? Hạ Quỳnh khẽ cắn môi. Cô ghét Nguyễn ghê gớm. Nếu bắt cô làm phụ dâu cho Trà My để suốt lễ cưới cứ buộc phải nhìn thấy anh, điều đó thật không dễ chịu một chút nào. Cô lúng túng: − Nói chung em không thích hợp với những buổi tiệc long trọng, nhất là lễ cưới. Trà My nhướng mày: − Lời từ chối của em có thể làm cho chị buồn đấy nhé. Hạ Quỳnh cười hiền: − Chị đâu có thiếu bạn bè thân quen, nhờ ai mà chẳng được. Trà My trầm giọng: − Nhưng nếu em nhận lời làm cô dâu phụ cho chị, chị sẽ vui hơn. Quên nữa, biết đâu anh Nguyễn sẽ giới thiệu em với chàng phụ rể đó. Trường hợp này hay xảy ra lắm Quỳnh nghe.Thế là trong cùng một năm, lần lượt tổ chức hai đám cưới. Sau cô dâu chính, là đám cưới cô dâu phụ. Hạ Quỳnh kêu lên: − Thôi …Em xin chị. Trà My đột ngột chuyển sang đề tài khác: − Nội anh Nguyễn kết em lắm hả? Hạ Quỳnh tròn mắt: − Đâu có. Trà My so vai: − Em lại giấu chị nữa rồi. Hạ Quỳnh le lưỡi: − Em hay bị bà giám đốc dũa tơi bời thì có. − Vậy mà chị nghe mấy người trong công ty bảo là nội anh Nguyễn rất thương em. Hạ Quỳnh lắc đầu cười: − Làm gì có chuyện đó, có lẽ họ đùa đấy. Không chỉ riêng em, ai cũng sợ bà giám đốc. Trà My dẩu môi: − Nhưng điều đó không có nghĩa là nội của anh Nguyễn không có cảm tình với em. Hạ Quỳnh cười khe khẽ: − Em không dám đâu … − Biết đâu em không nhận ra tình cảm nội anh Nguyễn dành cho em thì sao. Hạ Quỳnh lắc đầu cười. Một người sắc đá như bà giám đốc thì bao giờ có tình cảm với một con bé nhân viên quèn như cô. Giọng cô vui vui: − Nếu chị thường xuyên có mặt ở công ty, chị sẽ thấy em là người hay bị bà giám đốc la nhất. Trà My trầm giọng: − Khi trở thành vợ anh Nguyễn, điều chị mong muốn nhất là được nội của anh yêu thương. Hạ Quỳnh chợt hỏi: − Thế chị không mong anh Nguyễn … thương chị sao? Trà My mỉm cười: − Sao không mong hả em. Nhưng chiếm được tình cảm của nội anh Nguyễn điều đó quan trọng hơn nhiều. Hạ Quỳnh cắc cớ hỏi: − Sao lại quan trọng vậy chị? Nhìn Hạ Quỳnh bằng ánh mắt thương hại, Trà My phán: − Em không hiểu gì cả. Thấy cô vẫn ngơ ngác, Trà My chùng giọng: − Nội anh Nguyễn quản lý cả một cơ nghiệp đồ sộ. Bên cạnh anh Nguyễn còn có cả Triệu Phong nữa, em không hiểu sao? Hạ Quỳnh cắn môi nhìn Trà My. Dù ghét Nguyễn ghê gớm nhưng những gì Trà My vừa nói đã khiến cô choáng váng. Cô chợt cảm thấy dường như cô chưa hiểu gì về Trà My cả. Cô kín đáo ngắm Trà My một lần nữa. Đẹp thật dịu dàng, đầy nữ tính. Ai có thể ngờ được đằng sau vẻ đẹp hiền thục ấy là những toan tính khôn ngoan đến lạnh lùng. Vuốt nhẹ má Hạ Quỳnh, Trà My đứng dậy giọng vui vẻ: − Chị đi gặp nội anh Nguyễn đây. Hạ Quỳnh chớp mi: − Vâng … Chỉ còn lại một mình trong phòng, Hạ Quỳnh chậm rãi thu dọn những tập hồ sơ trên bàn. Bất chợt, cô nghĩ đến Nguyễn. @@@ Đang lò dò đi nhìn từng số phòng, Hạ Quỳnh cho85t giật mình khi nghe gọi: − Quỳnh! Quay mặt lại, cô chợt ngạc nhiên khi nhìn thấy Nguyễn với cánh tay băng bột trắng xoá. Anh và cô đối diện trong hành lang dài hun hút của bệnh viện. Cô kêu lên: − Trời đất! Anh sao thế? Nguyễn mỉm cười: − Gãy tay! Trời ạ! Gãy tay mà anh tỉnh bơ như người ta tuyên bố về một cây kim bị gãy. Đôi mắt nhung đen của cô đầy thương cảm: − Anh có bị đau không? Tại sao anh lại bị gãy tay? Nội anh đã biết chuyện chưa? Nguyễn nhướng mày đùa: − Cô hỏi từng câu thôi. Hỏi nhanh quá, toi không trả lời kịp. Hạ Quỳnh mím môi một cái. Cô chợt thấy mình lảng xẹt khi quan tâm đến … kẻ thù của cô để hắn có dịp chọc quê cô. Cũng tại tính cô hay mủi lòng trước nỗi đau của kẻ khác đó thôi. Giọng cô lạnh tanh: − Quên! Tôi thấy mình cũng vô duyên. Nguyễn nheo mắt hỏi: − Cô khắc khe với bản thân đến thế à? Hạ Quỳnh dài giọng: − Vâng… Nguyễn hắng giọng: − Tôi biết là cô rất ghét tôi. Nhưng tôi đang … bị hoạn nạn, có lẽ cô cũng nên từ bi hỉ xả rộng lòng một chút. Hạ Quỳnh nguýt Nguyễn một cái. Cô không hiểu vì sao anh bị gãy tay. Nhưng đúng là một anh chàng mồm mép hết chỗ chê. Cô trề nhẹ môi: − Nhìn thấy anh đang vui như tết, tôi không dám nghĩ là anh đang lâm hoạn nạn. Nguyễn cười: − Bộ cô thấy tôi phấn chấn lắm sao? Hạ Quỳnh ngán ngẩm cười. Đúng là nếu không nhìn cánh tay bó bột của Nguyễn mà nhìn vẻ mặt rạng rỡ của anh, ai mà đoán được là anh vừa bị gãy tay. Giọng cô phê phán: − Không chừng người ta lại tưởng anh thích … gãy tay cũng nên. Cứ ngỡ là Nguyễn sẽ giận vì lời tuyên bố của cô, ai dè anh kêu lên: − Sao cô hay quá vậy? Hạ Quỳnh tròn mắt: − Bộ anh thích … thích …gãy tay …thật hả? Nguyễn cười giòn: − Tôi không xạo đâu. Hạ Quỳnh lắc đầu cười. Đúng là hết chỗ nói. Cô cũng không biết là Nguyễn đang đùa hay nói thật nữa. Giọng Nguyễn quan tâm: − Cô đi tìm ai vậy? Hạ Quỳnh dẩu môi: − Thím của tôi. − Bà bị đau à? Cô gật đầu: − Vâng. Thím của tôi bị đau dạ dày, nghe nói nằm viện cả một tuần nay. Nguyễn trầm giọng: − Cô có biết bà nằm phòng nào không: Hạ Quỳnh lắc đầu: − Tôi không biết rõ lắm. − Sao không hỏi trước khi đến đây? − Tôi cũng có hỏi … − Sao lại không nhớ? Cô cắn môi: − Có ai chỉ đâu mà nhớ! − Sao kỳ cục vậy? Hạ Quỳnh chớp mi, chẳng lẽ cô nói với Nguyễn là chú cô và mấy đứa em họ cũng không muốn cô đến bệnh viện. Dường như họ sợ đó là một cái cớ để cô nối lại sợi dây tình cảm mà họ đã cố tình cắt bỏ từ lâu. Suốt một tiếng đồng hồ loanh quanh trong bệnh viện, cô vẫn chưa tìm được phòng người thím đang điều trị. Cố gắng lắm cô mới không bật khóc khi Nguyễn vô tình chạm đến nỗi đau đang âm ỉ trong cô. Nhìn xuống bịch trái cây đang trĩu nặng trên tay cô, Nguyễn đề nghị: − Đưa tôi xách cho! Hạ Quỳnh kêu lên: − Cánh tay của anh… Cô chưa nói hết câu thì Nguyễn đã giành lấy. Anhsôi nổi: − Tôi sẽ đi tìm với cô. Hạ Quỳnh bối rối: − Không. Tôi không dám làm phiền anh đâu. Nguyễn sốt sắng: − Lơ ngơ như cô, coi bộ đến tối cũng chưa tìm ra người nhà. Cô cứ đi theo tôi. Nếu thím cô bị dạ dày, cô phải đi sang khoa nội. Đây là khoa ngoại, thím cô chỉ nằm đây nếu bị mổ dạ dày. Thế thím cô có bị mổ dạ dày không? Hạ Quỳnh vội nói: − Thím tôi không mổ… Nguyễn phán: − Vậy thì cô theo tôi qua khoa nội! Hạ Quỳnh lót tót đi theo Nguyễn. Thái độ xăng xái của anh khiến cô không tiện đưa ra lời từ chối. Cô đi sau lưng anh, cách anh một khoảng, đủ để thấy dáng cao lớn của anh thật hiên ngang phong độ. Cánh tay băng bột không hề làm anh mất đi sự quyến rũ chết người. Có một vài cô gái đẹp ngoái đầu lại nhìn anh với vẻ quan tâm. Nguyễn đi thật nhanh làm Hạ Quỳnh đi theo mệt nghỉ. Anh đợi cô ngay chân cầu thang. Giọng anh vui vẻ: − Giờ thì cô và tôi chịu khó vào từng phòng … dò mặt bệnh nhân. Còn nếu không muốn như thế thì vào phòng y vụ. Cô nhận xét: − Anhcó vẻ rành … bệnh viện ghê ha. Nguyễn bật cười: − Cô có cách nói chuyện rất gai góc, cô biết không? Hạ Quỳnh bẽn lẽn cười. Dù gì thì Nguyễn cũng đang có thiện ý với cô trong chuyện đi lùng người thân của cô. Nếu cô có ghét Nguyễn cách mấy, coi bộ cũng nên tạm gác lại lúc này … Lên hết mấy vòng cầu thang, Hạ Quỳnh ỉu xìu khi thấy phòng y vụ đóng cửa. Nguyễn tặc lưỡi: − Cô và tôi phải theo phương án một thôi … Đi hết mấy phòng vẫn chưa tìm thấy người thím, Hạ Quỳnh và Nguyễn vừa đi ra hành lang thì cô bỗng kêu lên: − Thím! Nguyễn chăm chú nhìn người thiếu phụ mặc bộ đồ gắm đang đứng trước mặt anh và Hạ Quỳnh. Đó là một phụ nữ sang trọng, vòng vàng đầy cổ và hai tay. Đôi môi bà mím chặt lại khi nhìn thấy Hạ Quỳnh. Cô phóng tới trước mặt bà, giọng xúc động: − Con nghe nói thím bị bệnh nên đến thăm. Giọng người đàn bà rín rít: − Thăm chi vậy. Tôi đâu khiến. − Thím… − Đừng mong nhờ vả gì tôi và chồng tôi. Thấy sanh bắt quàng làm họ hả? Đôi mắt Hạ Quỳnh ngấn lệ: − Con đâu nhờ vả gì chú thím. Con đâu còn ai thân thuộc ngoài chú thím và mấy em đâu. Người đàn bà nanh nọc: − Thôi khỏi. Mạnh ai nấy sống đi, thân thuộc bà con gì cho thêm rách việc. Phải chi giàu có rồi tìm tôi cũng cam. Hạ Quỳnh như hụt hơi: − Thím bệnh đã lâu chưa? − Lâu mau gì thây kệ tôi, nếu tôi và chú cô có chết thì gia tài của chúng tôi cũng không có phần cho cô đâu. Nguyễn đột ngột xen vào: − Xin lỗi, bà là gì của Quỳnh? Quắc mắt nhìn anh với vẻ ác cảm, người đàn bà xẵng giọng: − Không là gì cả. Nguyễn nhướng mày: − Tôi nghe Quỳnh gọi bà là thím mà. − Tôi là vợ của chú nó. Tôi với nó đâu có bà con. Nguyễn nhếch môi: − Chú ruột? Người phụ nữ đanh đá: − Chú ruột chứ có phải là cha nó đâu mà phải có nghĩa vụ với nó. Ngao ngán nhín bà, Nguyễn cao giọng: − Quỳnh đã đòi bà và chồng của bà có … nghĩa vụ gì với Quỳnh chưa? Người đàn bà “hứ” một tiếng: − Đòi mà được à. Cũng may mà nó còn biết điều chưa mở miệng ra. Nguyễn châm biếm: − Thế thì bà và chồng bà sợ gì kia chứ. Vì tình cảm, Quỳnh đã đến đây thăm bà, nhưng nếu bà không hiểu được sự chân thành của Quỳnh thì cũng đừng nên sợ … Quỳnh chia gia tài của bà. Quỳnh không phải là một người như thế đâu. Bỏ mặc Nguyễn và người thím ngoa ngoắt tàn nhẫn, Hạ Quỳnh đi như chạy trên hành lang, khuôn mặt cô đầm đìa nước mắt. Nguyễn đuổi theo cô, giọng anh thảng thốt: − Quỳnh… Như một kẻ vô hồn, cô không biết anh đã nói những gì. Bàn tay nhỏ bé của cô lọt thỏm trong bàn tay mạnh mẽ thô ráp của anh. Aán cô ngồi xuống băng ghế đá trong hoa viên bệnh viện, Nguyễn chùng giọng: − Cô đừng buồn nữa. Hạ Quỳnh thở dài: − Hãy để tôi ngồi một mình vào lúc này. Tôi muốn được một mình. Nguyễn nhìn cô với ánh mắt thắc thỏm: − Cô đừng khóc nữa. Hạ Quỳnh cười buồn: − Anh hãy để mặc tôi và hãy đi đi. Nguyễn đặt tay lên vai cô: − Nếu cô muốn khóc, cô hãy mặc sức khóc, nhưng chỉ khóc thêm một lần cuối cùng rồi thôi. Tốt nhất là cô không nên nghĩ đến họ nữa. Họ không xứng đáng với tình cảm của cô, không xứng đáng để cô phải buồn đau và nhỏ những giọt nước mắt. Hạ Quỳnh ủ ê: − Tôi không còn ai thân thích ngoài ông chú ruột của tôi. Vậy mà, với họ tôi dường hư không tồn tại trên cõi đời. Nguyễn dịu dàng bảo: − Tôi hiểu là cô đang buồn ghê lắm. Nhưng nếu chú thím cô đã thế, cô đừng mong họ sẽ yêu thương cô. Hạ Quỳnh giọng đau khổ: − Tôi đã cố gắng sống tự lập, không làm phiền đến ai. Vậy mà họ không hiểu cho tôi. Nguyễn chùi những giọt nước mắt lăn dài trên má Hạ Quỳnh, giọng anh ấm áp: − Hãy quên đi những chuyện không vui, Quỳnh ạ… Anh chợt đưa ra lời đề nghị: − Tôi muốn rủ Quỳnh đến xem cơ sở sản xuất của tôi, Quỳnh đi không? Hạ Quỳngh sa sầm nét mặt. Ký ức về những gì Nguyễn đã đối xử với cô khiến lòng ngực cô như bị thắt nghẹn lại. Như hiểu ý cô, Nguyễn chùng giọng: − Tôi xin lỗi Quỳnh. − … − Một lần nữa, tôi xin lỗi Quỳnh. Tôi biết là mình đã làm thương tổn đến Quỳnh. Nếu Quỳnh hiểu được là sau chuyện đáng tiếc ấy, tôi đã khổ sở như thế nào thì có lẽ Quỳnh đã tha thứ cho tôi. Hạ Quỳnh rụt rè nhìn Nguyễn. Vẻ mặt của anh chân thành đến mức cô cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút, nhưng vẫn còn giận. Nghiêng đầu soi vào đôi mắt còn long lanh những giọt lệ của cô, anh đề nghị: − Tôi chở Quỳnh về cơ sở sản xuất của tôi nghe. Cô ngập ngừng: − Vâng … Ngượng ngập ngồi sau lưng anh trên chiếc mô tô, cô lí nhí: − Sao anh có thể lái xe bằng … một tay được? Nguyễn cười lớn: − Tôi có thể lái xe với hai tay băng bột, Quỳnh tin không? Cô mỉm cười vì biết anh đùa. Đường dài, nhưng Nguyễn cũng lái xe khá chậm. Giọng cô quan tâm: − Vì sao tay anh bị bó bột? Nguyễn so vai: − Té xe. − Nội anh biết không? Nguyễn tặc lưỡi: − Có lẽ tối nay cũng biết. Hạ Quỳnh dẩu môi: − Vậy là chưa biết. Nguyễn cao giọng: − Thế thì có sao đâu? Hạ Quỳnh nhỏ nhẹ: − Anh biết rồi đó, nội anh thương anh nhất đời. Nguyễn thở hắt một tiếng: − Tôi không muốn nhắc đến bà chút nào. Hạ Quỳnh ngập ngừng: − Có phải anh … ghét nội anh không? Nguyễn trầm giọng: − Không ghét, nhưng cũng không tình cảm. Một khoảng im lặng sau câu trả lời của anh. Chợt Hạ Quỳnh nhớ lại vẻ mặt đau khổ day dứt của Nguyễn khi ngồi trước mộ ba mẹ anh. Cô nhẹ nhàng bảo: − Tôi xin lỗi anh, lẽ ra tôi không nên hỏi anh điều đó. Nguyễn lái sang chuyện khác: − Cô có nhận xét như thế nào về cơ sở sản xuất của tôi. Hạ Quỳnh cười hiền: − Nhận xét về quy mô sản xuất hay chất lượng dầu gội? Nguyễn so vai: − Cả hai. Giọng Hạ Quỳnh nghịch ngợm: − Tôi chưa xài dầu gội của anh, sao đưa ra một nhận xét đúng được. Nguyễn cũng cười. Anh cho chiếc xe chạy thẳng vào cổng. Những công nhân của anh vừa nhìn thấy cánh tay băng bột của Nguyễn đều kêu lên thảng thốt. Hạ Quỳnh bước lui mấy bước, quan sát mọi người. Cô chợt thấy cảm động khi Nguyễn được mọi người ở đây quan tâm yêu mến. Nguyễn đi đến bên cô, dịu dàng hỏi: − Quỳnh có muốn xem dây chuyền sản xuất ở đây không? Hạ Quỳnh cười hiền: − Hôm trước tôi cũng đã có dạo quanh một vòng ở đây. Cùng sánh bước với cô đi về dãy nhà lợp tôn thấp lè tè, anh trầm giọng: − Cảm giác của Quỳnh? Cô chân thành: − Thú thật tôi hết sức bất ngờ. Tôi không nghĩ là anh có thể nghiêm túc làm một cái gì đó chứ đừng nói tới chuyện lập một cơ sở sản xuất. Nguyễn so vai: − Nó hết sức nhỏ bé, khiêm tốn nếu không muốn nói là nghèo nàn lạc hậu. Cũng nhờ có Mạnh, bạn thân của tôi góp một tay vào vốn nên tạm thời tôi cũng vượt được khó khăn ban đầu. Cô chớp mi: − Tôi tin là anh có thể làm được nhiều thứ từ nơi đây. Anh cười thành tiếng: − Quỳnh đang khích lệ tôi, phải không? Tôi đang muốn nghe Quỳnh nhận xét thật khách quan về công việc của tôi. Cúi xuống nhặt một chai dầu gội trong xưởng, cô ngắm nghía thật lâu rồi bật nắp để hít nhẹ hương thơm của dầu. Giọng cô nhỏ nhẹ: − Mẫu mã không đẹp lắm. Nhưng hương liệu của nó thật dịu nhẹ không giống những chai dầu gội mà tôi biết. Tôi nghĩ là dầu gội của anh sẽ có được chỗ đứng trong thị trường. Nguyễn thú vị nhìn cô: − Nhưng đó không phải là một… chai nước hoa để Quỳnh chỉ chú trọng có hương liệu. Quỳnh chưa hề thử dùng nó bao giờ mà. Cô mỉm cười: − Tôi hiểu, điều quan trọng nhất của một chai dầu gội không chỉ ở hương liệu là nó phải làm mượt tóc. Chuyện đó với anh không khó vì anh đã nắm được bí quyết ấy từ công ty của nội anh. Khuôn mặt Nguyễn chợt trầm ngâm. Giọng anh buồn buồn: − Kinh nghiệm tôi có được từ mẹ tôi thì đúng hơn. Mẹ tôi là một phụ nữ thônh minh. Chỉ tiếc một điều là nội tôi không thể chấp nhận một người con dâu thông minh hơn mình, nhất là khi người đó xuất thân từ một tầng lớp nghèo hèn. Hạ Quỳnh bối rối: − Tôi xin lỗi. Lẽ ra chúng ta không nên nhắc đến những chuyện không vui. Nguyễn đưa Hạ Quỳnh trở về căn phòng làm việc của anh. Cô ngồi uống chiếc ghế nhỏ với lọ dầu gội trong tay. Anh và cô ngồi đối diện nhau, cách nhau một chiếc bàn nhỏ. Nhìn như hút vào đôi mắt đẹp như nhung của cô, anh dịu dàng hỏi: − Quỳnh uống gì? Nhìn chai nước suối đang đặt trên bàn anh, cô cười hiền: − Nước suối cũng được, để anh khỏi mất công gọi thứ khác. Anh mỉm cười: − Quỳnh là một cô gái rất đặc biệt. Cô tròn mắt vì nhớ lại Triệu Phong cũng có lần nói như thế với cô: − Sao cơ? Nhìn cô không chớp mắt, anh lẳng lặng phán: − Quỳnh không giống với những người con gái mà tôi đã quen. Cô chu môi: − Nghèo hèn và hay lý sự, đó là tôi. Anh lắc đầu: − Không thông minh và có tính cách. Hạ Quỳnh chậm rãi uống từng ngụm nước nhỏ. Cô đang cố trốn tránh ánh mắt như thiêu đốt của Nguyễn. Có một điều gì đó thật kỳ kạ đang đi ngang tâm hồn của cô, cô không hiểu nên gọi là gì nữa. Chỉ biết là dường như cả anh và cô đang cố lẩn tránh một điều gì đó thật thiêng liêng nhưng chông chênh, đầy giông bão. Gắn điếu thuốc lên môi, Nguyễn nhả từng vòng khói thuốc mỏng. Trước mặt anh là một Hạ Quỳnh thật dễ thương giản dị. Cô không có nét đẹp thật bốc lửa như Đài Trang, không kiêu sa đầy nữ tính như Trà My. Nhưng cô đã cuốn hút anh thật chậm rãi dịu dàng. Giờ thì anh mới hiểu được tại sao anh thường tìm cách để gặp cô, để nghe những lời gai góc của cô dành cho anh. Cô muốn phủ định anh cũnh như anh thường xuyên phủ định cô vì anh là một tên đàn ông cao ngạo. Cuối cùng sự cao ngạo của anh đã bị thuần phục bởi sự chân thành của cô. Anh chợt nhận ra rằng, cô là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của anh. Dụi điếu thuốc vào gạt tàn, Nguyễn tha thiết: − Quỳnh! Cô cúi gầm xuống đất, cầu mong anh đừng nói một điều gì cả. Điều mà cô đang muốn lúc này là rời khỏi nơi đây. Mày đừng sập bẫy nghe Quỳnh. Mày chỉ là một con bé ngốc nghếch đại khờ. Nguyễn là một thợ săn, còn mày chỉ là một con nai khờ khạo … − Quỳnh! Tôi yêu Quỳnh! Lời tuyên bố của anh làm cô choáng váng, cô kêu lên: − Không! Nguyễn khàn giọng: − Tôi yêu Quỳnh. Điều ấy tôi chỉ nhận ra khi tôi không gặp em trong suốt những ngày em cố tránh mặt tôi. Tôi không thể sống thiếu Quỳnh được. Cô phẫn nộ: − Anh đừng đem tôi ra làm trò đùa của anh. Nguyễn kêu lên: − Sao em có thể nghĩ như thế hả Quỳnh? Em có biết là suy nghĩ của em có thể làm thương tổn trái tim của anh không? Cô úp mặt vào hai tay: − Không. Xin anh đừng xem tôi như một trò đùa. Nguyễn tha thiết: − Anh yêu em hết sức thật lòng mà Quỳnh. Cô kinh ngạc nhìn anh: − Thế còn Trà My? Anh đừng quên là chỉ còn ba ngày nữa là lễ đính hôn của hai người. Anh không thể xúc phạm đến Trà My. Vẻ mặt Nguyễn khổ sở: − Anh không yêu Trà My. Hạ Quỳnh cay đắng nhìn Nguyễn: − Anh có thể thay tình như người ta trút bỏ một chiếc áo cũ sao? Nguyễn thở dài: − Anh công nhận anh là một thằng đàn ông sống buông thả. Nhưng anh có thể nói với em rằng, anh không hề yêu Trà My. Có lẽ Trà My cũng nhận ra điều đó nhưng không hiểu tại sao cô ấy vẫn đồng ý theo sự sắp xếp của nội anh. Dù muốn hay không, anh cũng có lỗi trong chuyện này. Anh biết em không thể nào chấp nhận một người như anh. Đó là những gì anh phải trả giá cho cuộc sống của anh. Anh chỉ xin em một điều là đừng bao giờ cho rằng tình cảm anh đối với em là một trò đùa. Đẩy ghế đứng dậy, Hạ Quỳnh giọng lạnh nhạt: − Xin anh hãy quên đi những gì đã nói với tôi. − Quỳnh! Trước ánh mắt đầy thất vọng của Nguyễn, Hạ Quýnh đi nhanh ra khỏi phòng. Cô bước nhanh ra cổng. như một sự trốn chạy … Lồng lên như một con thú dữ, Triệu Phong rít giọng: − Tại sao lại là Nguyễn mà không phải là con? Nội không còn tỉnh táo nữa rồi. Nội điên mất rồi. Nội muốn Nguyễn sẽ phá tan công ty này nội mới hài lòng hay sao? Hay là nội muốn bù đắp cho nó, nội muốn bồi thường cho sự mồ côi của nó? Quắc mắt nhìn Triệu Phong, bà Phú Tịnh dõng dạc phán: − Ta cấm con. Con có thể nói nhăng nói cuội gì cũng được. Nhưng nếu con xúc phạm đến những người đã khuất thì đừng trách là sao ta hà khắc với con. Triệu Phong rút khăn tay lau những giọt mồ hôi đang ròng ròng trên trán, anh tức tối: − Tại sao nội chọn Nguyễn thay nội làm giám đốc công ty. Nội thừa biết nó là một đứa chỉ biết phá phách mà. Bà Phú Tịnh nghiêm sắc mặt: − Nếu con không bình tĩnh ngồi xuống ghế thì không bao giờ ta có câu trả lời cho con cả. Đánh thượt thở dài, Triệu Phong buông người xuống chiếc ghế bành. Anh hằn học: − Con chịu hết nổi rồi. Bà Phú Tịnh phán: − Giao cho Nguyễn làm giám đốc điều hành công ty không phải là một quyết định vội vàng của ta. Ta làm gì cũng có sự cân nhắc tính toán. Triệu Phong cay đắng: − Con cũng mong là vậy. Giọng bà Phú Tịnh sắc lạnh: − Ta biết con vừa tu nghiệp ở nước ngoài về, dù muốn hay không bằng cấp của con vẫn hơn Nguyễn. Thế nhưng ta chọn Nguyễn mà không chọn con vì con thiếu một điều tối ư quan trọng. Đó là con không có … một tấm lòng. Triệu Phong sững sờ nhìn bà. Đó là một điều anh không ngờ nội của anh có thể đúc kết được về anh. Bà hắng giọng nói tiếp: − Để làm một giám đốc trước hết phải có một cái tâm. Bên cạnh đó là sự thông minh, năng động và đòi hỏi phải có tính cách. So với Nguyễn, con có thể hơn nó về bằng cấp nhưng những thứ còn lại thì con kém nó xa. Nguyễn có một hạn chế là nó ham chơi, nhưng đó không phải là thiếu sót lớn không thể thay đổi được. Triệu Phong nhếch môi châm biếm: − Thế nội có … tâm đâu mà vẫn điều hành tốt công ty hơn chục năm qua? Bà Phú Tịnh kiêu hãnh: − Ai bảo là tâm địa ta không tốt? Ta là một người sắc đá nhưng ta không hề tàn nhẫn. Với công nhân ta là một người luôn quan tâm đến cuộc sống của họ. Chính điều đó mà công ty tồn tại. Chăm chú nhìn gương mặt thất vọng cùng cực của Triệu Phong, bà Phú Tịnh phán: − Có lẽ con đang oán ghét ta kinh khủng? Triệu Phong bạng hàm: − Nội là một con ngừơi tàn nhẫn 1 Bà Phú Tịnh nói chậm rãi: − Nguyễn sống buông thả nhưng tình cảm. Ta biết là con và nó bất hoà, nhưng chỉ có con căm ghét nó, muốn làm hại nó chứ nó không bao giờ thủ đoạn với con. Nó không thích con vì tính cách của con và nó khác nhau chứ không phải vì sự đố kỵ. Riêng con thì khác, ta biết Nguyễn là vật cản của con. Đó là sai lầm của ta trong việc nuôi dạy các con. Và chính điều đó làm hôm nay ta phải đau lòng … Không kìm được, bà Phú Tịnh bật khóc … Triệu Phong kinh ngạc nhìn nội anh. Suốt hơn hai chục năm nay, đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy bà khóc. Xưa nay bà vẫn được xem là một người phụ nữ sắt đá. Giọng anh lạc đi: − Kìa, nội … Chậm nước mắt, bà Phú Tịnh khàn giọng: − Hãy yêu thương nhau. Đó là điều mà ta hằng kỳ vọng ở các con. Ta đã già yếu, không còn sống được bao nhiêu năm nữa. Thử hỏi khi ta nằm xuống nhắm mắt xuôi tay, giữa con và Nguyễn oán thù chồng chất thì sao ta và cha mẹ các con có thể ngậm cười nơi chín suối. Liếc nhìn vẻ mặt bần thần của Triệu Phong, bà nói tiếp: − Ta không thiên vị Nguyễn như con tưởng.Tài sản của ta, ta đã xúc tiến chia đều cho các con … Ta không chọn con làm giám đốc công ty không phải vì ta ghét bỏ conmà vì những lý do ta đã giải thích với con. Hãy bình tâm lại và đừng tìm cách hại Nguyễn, đó là điều ta muốn nhắn gởi cho con … Bà Phú Tịnh đã đi ra khỏi phònh từ lâu mà Triệu Phong vẫn còn ngồi thừ người ra … @@@ Lao vào phòng làm việc của Hạ Quỳnh như cơn lốc, khuôn mặt của Trà My không giấu được vẻ căm giận. Hạ Quỳnh thảng thốt: − Kìa chị … Buông người ngồi xuống ghế, Trà My hằn học: − Thật không ngờ, tôi thật không ngờ … Hạ Quỳnh ngạc nhiên: − Sao thế chị? Trà My khẽ nheo mắt: − Đến giờ phút này cô còn giả bộ nữa sao? Hạ Quỳnh ngơ ngác: − Chị nói gì em không hiểu. Trà My nhếch môi: − Cô đóng kịch giỏi lắm. − Em không thể hiểu được vì sao chị lại nói như thế. Khuôn mặt xinh đẹp của Trà My đanh lại: − Cô muốn tôi phải như thế nào đây. Tại sao cô lại trâng tráo quyến rũ Nguyễn của tôi. Sững người nhìn Trà My, Hạ Quỳnh vội nói: − Không hề có chuyện đó. Chị đã hiểu lầm em rồi. Trà My trề môi: − Tôi đã lầm người khi ngỡ cô là một cô gái ngây thơ hiền lành, không tham vọng. Không ngờ cô đã manh tâm phá tan hạnh phúc của tôi. Hạ Quỳnh kêu lên: − Không. Em không phải là một con người xấu xa như chị nói. Trà My hằn học: − Nguyễn đã nói hết tất cả với tôi, cô đừng tưởng là tôi không biết gì cả. − Anh Nguyễn đã nói như thế nào với chị? Trà My cười nhạt: − Anh Nguyễn không hề yêu tôi. Anh ấy bảo anh ấy chỉ yêu cô mà thôi. Vì yêu cô anh Nguyễn đã giả vờ bó bột cánh tay để phá bỏ lễ đính hôn của tôi và anh ấy! Hạ Quỳnh thở hắt một cái: − Nhưng em không hề yêu Nguyễn. Trà My khinh khỉnh: − Cô tưởng tôi là một con ngốc sao. Một người con gái nghèo khổ như cô mà lại từ chối Nguyễn sao. Có mà điên! Hạ Quỳnh im lặng nhìn Trà My. Trước mặt cô là một Trà My vời gương mặt đau khổ thất thần. Cô đoán là Trà My óan cô lắm. Đúng vào ngày mai là lễ đính hôn của Trà My và Nguyễn. Một lễ đính hôn long trọng mà nội của Nguyễn đã chuẩn bị gần một tháng trời. Nhìn như xoáy vào mặt Hạ Quỳnh, Trà My nghiến những chiếc răng nhỏ xíu vào nhau: − Cô quả thật là một con người đáng sợ. Chinh phục được trái tim của Nguyễn cũng không phải là chuyện đơn giản. Cướp Nguyễn của tôi khi chỉ còn một ngày nữa là lễ đính hôn, thật là kinh khủng. Hạ Quỳnh cười buồn: − Tôi sẽ đi khỏi ngôi nhà ấy và sẽ nghỉ việc ở công ty ngay ngày hôn nay. Trà My khẽ nheo mắt: − Cô định phỉnh phờ tôi đó sao? Hạ Quỳnh trầm giọng: − Tôi không dối gạt ai bao giờ. Tôi sẽ ra đi. Nguyễn mãi mãi là của chị. Trà My châm biếm: − Tôi có thể tin bao nhiêu phần trăm ở lời hứa của cô. Hay là cô sẽ bày đặt ra một âm mưu khác để chiếm đoạt tình yêu của tôi. Hạ Quỳnh kìm một tiếng thở dài: − Nôi nhật trong ngày hôm nay, chị sẽ có ngay câu trả lời. Trà My hếch chiếc mũi cao xinh đẹp lên: − Cô cần bao nhiêu tiền cho chuyến ra đi này? Câu hỏi của Trà My khiến Hạ Quỳnh cảm thấy bị xúc phạm kinh khủng. Cô giận dữ: − Tôi sẽ ra đi vô điều kiện! Trà My chăm chú nhìn đối thủ của cô. Cô đang tự hỏi liệu có thể tin được Hạ Quỳnh hay không. Không. Cô không tin. Nguyễn là một người đàn ông quyến rũ, giàu có. Làm sao Hạ Quỳnh có thể bỏ lại tất cả sau lưng để ra đi. Trà My khàn giọng: − Tôi sẽ cho cô một số tiền lớn, miễn là cô đi khỏi thành phố này. Hạ Quỳnh ngẩng phắt đầu: − Xin chị đi ra khỏi phòng làm việc của tôi. Trà My cười nhạo: − Không ai chê tiền cả. Cô đừng làm bộ nữa. Hạ Quỳnh nhìn Trà My với vẻ thất vọng. Đài Trang thì cô còn có thể hiểu được. Còn Trà My, cô chưa bao giờ nghĩ là một cô gái mỹ miều hiền thục như Trà My lại thực dụng đến không ngờ. Chợt thấy tội nghiệp Nguyễn của cô hơn bao giờ hết vì trong tình yêu với anh, người ta không hoàn toàn đến với nhau bằng sự rung cảm của trái tim. Mi mắt cay xè, Hạ Quỳnh thèm khóc hơn bao giờ hết. Cô yêu Nguyễn (đó là một điều mà cô không thể tự dối mình. Tối hôm qua cô đã âm thầm nhỏ từng giọt nước mắt trên gối. Số phận thật kỳ lạ. Cô chưa hề rung động trước ai. Vậy mà anh chàng vai ngang mày rậm cao ngạo đã cướp mất trái tim thơ ngây của cô. Cô đã cố cưỡng lại ma lực từ trái tim để cuối cùng đau đớn nhận ra rằng, cô đã yêu anh, yêu một người đàn ông giàu có hơn cô rất nhiều và đang chuẩn bị đính hôn với một cô gái khác. Giữa anh và cô không có sự xứng hợp. Gia đình anh có thể sỉ nhục cô vì điều đó như họ đã từng làm với mẹ anh. Cô không có quyền làm cho Trà My phải đau khổ ngậm ngùi. Không cần sự xuất hiện của Trà My hôm nay thì cô cũng đã có kế hoạch ra đi. Ra đi là một giải pháp tốt nhất.). Cô không biết mình sẽ sống ra sao nếu không có anh trong cuộc đời. Trà My hắng giọng: − Tôi hy vọng là cô sẽ không nói với nội anh Nguyễn hay bất cứ ai về cuộc nói chuyện hôm nay giữa tôi và cô. Hạ Quỳnh chua chát: − Chị có thể yên tâm về điều đó. − Cô sẽ ra đi một cách … lặng lẽ chứ? Hạ Quỳnh mở to mắt: − Sao cơ? Trà My khoa tay: − Ýcủa tôi là hi vọng cô sẽ không … khua chiêng khua trống trước khi đi. Nguyễn không dễ dàng để cô đi đâu. Hạ Quỳnh nhìn thẳng vào mặt Trà My: − Chị còn dặn gì nữa không? Trà My so vai: − Tốt nhất là cô nên đến một thành phố khác. Nguyễn không yêu cô thật lòng đâu. Cô chỉ là một trò đùa của anh ấy. Hạ Quỳnh cay đắng: − Có lẽ chúng ta nên chấm dứt câu chuyện ở đây. Chị cứ yên tâm về lễ đính hôn của chị. Chị cũng đừnh tin những lời anh Nguyễn đã nói để dằn vặt, ray rứt. Trà My kiêu hãnh: − Tôi cũng nghĩ như cô. Cũng có thể là Nguyễn giận tôi một điều gì đó nên chọc tức tôi bằng tình yêu giả tưởng với cô. Lẽ ra tôi không nên đến tìm gặp cô mới phải. Hạ Quỳnh lặng lẽ đứng dậy. Cô đi ra khỏi phòng. thẩn thờ đi xuống từng bậc cấp rồi tiến về phía nhà để xe, nơi có chiếc Cha ly cũ mèm của cô … @@@ − Hạ Quỳnh đâu? Chị bếp không biết phải trả lời như thế nào với bà Phú Tịnh khi suốt buổi chiều hôm nay bà đã hỏi chị đến hơn chục lần. − Hạ Quỳnh đâu? − … Nhìn chị bếp với vẻ nghi ngờ. bà Phú Tịnh phán: − Có chuyện gì thế? Tại sao suốt buổi chiều nay ta không thấy Hạ Quỳnh. Mà lạ thật, phòng làm việc của nó đến cuối giờ không chịu khoá lại, bác bảo vệ công ty phải thay nó làm chuyện đó. Hạ Quỳnh đi đâu thế? Xoắn những ngón tay vào nhau, chị bếp rào đón: − Quỳnh nó rất mến bà chủ. Bà Phú Tịnh nhăn mặt: − Ta đang sốt ruột tìm nó, chị nói chuyện gì đâu đâu. Thôi chị xuống chuẩn bị bữa cơm chiều đi… Một hồi sau, quay lưng lại vẫn thấy chị bếp xớ rớ đứng đó, bà Phú Tịnh kêu lên: − Sao nãy giờ chưa chịu đi lo cơm chiều? Chị bếp cười cầu tài: − Còn sớm mà bà chủ? − Sớm nỗi gì nữa. Chị xuống dọn cơm đi … Chị bếp gãi đầu: − Khổ ghê. Quắc mắt nhìn chị, bà Phú Tịnh ngạc nhiên: − Chị không muốn làm việc ở đây nữa sao? Ta bảo chị đi chuẩn bị cơm, chị lại kêu khổ. Chị bếp nhăn nhó: − Không, tôi khổ … vì chuyện khác. Gật gù với vẻ hiểu chuyện, bà Phú Tịnh phán: − Ta biết rồi, chị muốn xin về quê ít ngày chứ gì? − Dạ không … Tôi mới về tháng trước mà … − Chị cần mượn tiền à? − Cũng không ạ … bà chủ … Hết cả kiên nhẫn, bà Phú Tịnh bực dọc: − Thế thì chị nói phắt ra đi, chị kêu khổ chuyện gì? Chị bếp ngắc ngứ: − Không …không …tôi không kêu khổ nữa. Bà Phú Tịnh nghiêm giọng: − Nếu chị không nói, ta không chấp nhận. Rõ ràng là chị đang khổ sở chuyện gì mà không tiện nói với ta. Thở dài với vẻ ảo não, chị bếp lí nhí: − Đến nước này không nói cũng không được … Tôi muốn báo cho bà chủ là … Quỳnh đã bỏ đi rồi … − Hả? Chị bếp quýnh quáng: − Quỳnh không còn ở đây nữa. Bà Phú Tịnh vội hỏi: − Nó đi đâu? − Tôi cũng không biết nữa. Bà Phú Tịnh quát: − Thế tại sao chị biết là nó đã bỏ đi? Chị bếp rầu rĩ: − Quỳnh có để lại lá thư, trong đó nó xin lỗi bà là không gặp bà được, nó an ủi tôi là dù không bao giờ gặp nhau nữa nó vẫn luôn nhớ đến tôi. Bà Phú Tịnh vội nói: − Đưa thư Quỳnh cho tôi. Không chậm trễ một giây chị bếp liền kính cẩn đưa lá thư của Hạ Quỳnh. chị lén quan sát vẻ mặt muộn phiền của bà Phú Tịnh, trong lòng chị cũng rối bời bời. Thở hắt một cái, bà Phú Tịnh chất vấn: − Chị có biết lý do Quỳnh bỏ đi không? Chị bếp vẻ mặt khổ sở: − Tôi cũng không biết nữa. Con nhỏ thật lạ, chuyện gì nó cũng tâm sự với tôi thế mà không hiểu bức xúc chuyện gì để phải ra đi, nó lại không kể với tôi. Bộ nó không hiểu là tôi mến nó hết sức hay sao. Bà Phú Tịnh than vãn: − Không phải chỉ có mình chị mến nó. Ta cũng rất quý mến nó. Đó là một con bé hồn hậu dễ thương, tâm hồn trong sáng. Ta nghĩ là tất cả mọi người trong công ty đều như ta và chị, luôn dành cho Quỳnh những tình cảm đẹp nhất. Chị bếp lẩm bẩm: − Không phải như thế đâu. Nhìn chị bếp bằng ánh mắt nghi ngại, bà Phú Tịnh gặng hỏi: − Chị vừa nói cái gì? Chị bếp gãi đầu: − Cậu Nguyễn … ăn hiếp Quỳnh hoài. Bà Phú Tịnh cau mày: − Thế tại sao ta không biết? Vẻ mặt chị bếp ra điều nghiêm trọng: − Còn một chuyện kinh khủng mà tôi không biết … có nói được không … Bà Phú Tịnh giọng quan tâm: − Chị nói đi. Không ai được giấu ta bất cứ chuyện gì cả. Chí bếp lúng túng: − Tôi sợ … − Chị sợ gì kia chứ? Chị bếp cười ngượng ngạo: − Sợ cậu Nguyễn lột da tôi mất. Bà Phú Tịnh nghiêm mặt phán: − Thế chị không sợ ta đuổi việc sao? Nguyễn đã làm gì Quỳnh, chị nói đi. Nhìn ra ngoài cửa bằng ánh mắt sợ sệt, chị bếp thì thào: − Cậu Nguyễn đã … đã … hôn Quỳnh làm con nhỏ khóc quá trời … − Sao? − Hôm Quỳnh theo chân cậu Nguyễn đến cơ sở sản xuất dầu gội của cậu ấy, cậu Nguyễn đã nổi giận nên khống chế Quỳnh và … hôn đại nó làm con nhỏ mất hồn. Bà Phú Tịnh ngạc nhiên: − Cái gì? Cơ sở sản xuất nào? Chị nói gì mà ta không hiểu. Chị bếp ngắc ngứ: − Nghe Quỳnh nói là cậu Nguyễn tự lập một cơ sở sản xuất dầu gội, nghe nói xa lắm cách trung tâm thành phố hơn chục cây số. Bà Phú Tịnh đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Giọng bà sang sảng: − Hãy gọi Nguyễn cho ta! Bảo nó đến đây!Lang thang trong thành phố gần hết một buổi chiều, Nguyễn tìm kiếm Hạ Quỳnh một cách vô vọng. Hôm qua, giữa anh và nội anh đã có một cuộc bùng nổ. Thoạt đầu là chuyện anh mở cơ sở sản xuất mà không cho bà biết, bà càng giận dữ hơn khi Nguyễn thẳng thừng từ chối chuyện thay bà điều hành công ty. Vậy là một lần nữa, Nguyễn lại chứng tỏ rằng anh rằng anh không hề tha thứ cho nội anh trong việc gián tiếp gây nên cái chết của ba mẹ anh. Khi Nguyễn cho biết anh chỉ yêu Hạ Quỳnh và hủy bỏ lễ đính hôn của anh với Trà My sẽ được tổ chức vào sáng hôm sau, bá Phú Tịnh đã giận điên lên … Quỳnh ơi, em đang ở đâu. Em có biết là anh yêu em tha thiết đến độ nào không. Em là một nửa còn lại của anh. Nếu thiếu em, cuộc đời của anh vô nghĩa đến dường nào … Tìm đến lại bệnh viện, gặp lại người thím của cô để nài nỉ tất cả những địa chỉ mà Quỳnh có thể đến, Nguyễn lại càng thương cô hơn khi tiếp xúc với người phụ nữ có khuôn mặt đanh ác ấy. Một cuộc tiếp xúc không dễ chịu chút nào khi anh phải nghe không biết bao nhiêu lời khó nghe của bà. Đó là một người phụ nữ hết sức thực dụng và tham lam. Thông qua những mẩu chuyện chắp vá của bà, Nguyễn có thể hiểu được là bà ta không muốn thừa nhận Quỳnh vì lo sợ một ngày nào đó cô sẽ tranh chấp gia sản mà ông bà nội cô để lại. Quỳnh hiện quá nghèo, nên người ta lo sợ … (Tội nghiệp em quá Quỳnh ơi, thiên thần bé bỏng của anh … ) Dựng chiếc mô tô đầy gió bụi bên lề, Nguyễn thẩn thờ buông người xuống ghế. Gọi một ly cà phê đen, anh ngồi nhẫn nha nhìn từng giọt buồn rơi tận đáy ly. Nhớ Quỳnh da diết. Em đang ở đâu, Quỳnh? Tại sao em lại nghĩ tình yêu em dành cho em chỉ là một trò đùa? Nếu em hiểu được một thằng đàn ông mạnh mẽ như anh đã sụp đỗ như thế nào, khóc như thế nào khi biết em đã ra đi, có lẽ em sẽ hiểu anh hơn. Em có yêu anh không Quỳnh? Trái tim của em là một bí ẩn. Anh không thể khám phá được những gì giấu sau đôi mắt đen tròn với hàng mi dài rợp cong. Yếu đuối nhưng mạnh mẽ. Lạnh lùng nhưng nồng nàn. Hồn nhiên nhu6ng đa cảm … Đó chính là em. Anh phải làm gì để tìn kiếm được em trong thành phố hơn năm triệu người này, một khi em đã cố tình trốn anh, trốn tình yêu của anh. Ly cà phê đã nguội ngắt từ lâu nhưng Nguyễn vẫn không buồn nhấc ly. Chiếc gạt tàn đầy ắp những cọng thuốc ngổn ngang … Trái tim phong sương của Nguyễn như thắt lại khi hình dung vẻ mặt buồn buồn của Hạ Quỳnh … @@@ Nằm trên chiếc giường phủ drap trắng toát của bệnh viện, cánh tay của bà Phú Tịnh đang được nối với những ống dẫn lưu dịch truyền. Nguyễn đang ngồi bên chiếc ghế nhỏ cạnh bà, khuôn mặt anh đượm buồn. Vậy là nội anh đã nhập viện được một tuần nay, sức khoẻ của bà hồi phục rất kém. Trong phòng còn có cả Triệu Phong và những người giúp việc gia đình anh. Không khí trong phòng như chùng hẳn khi tất cả mọi người được thông báo là bà Phú Tịnh có vấn đề về tim mạch. Thấy bà Phú Tịnh đang thiếp ngủ, Triệu Phong ra hiệu cho Nguyễn đến bên cửa sổ. Anh trầm giọng: − Tôi lo cho nội quá. Nguyễn thở dài. Suốt một tuần nay, chưa bao giờ anh thấy thương nội đến vậy. Bà như một ngọn nến leo lắt trước gió. Lâu nay anh quen nhìn nội anh một người phụ nữ sắt đá mạnh mẽ nên không nhớ là áp lực công việc và tuổi tác đang là những gánh nặng trên đôi vai gầy guộc của bà. Điều mà anh mong ước đến cháy bỏng con tim vào lúc này là nội anh được khoẻ mạnh như xưa. Giọng Nguyễn phiền muộn: − Tôi cảm thấy mình có lỗi rất nhiều khi lâu nay không quan tâm đến sức khỏe của nội. − Chúng ta đều có lỗi … Vỗ vai Nguyễn một cách thân mật, Triễu Phong khẽ nói: − Cậu có còn giận tôi không? Nguyễn so vai: − Về chuyện gì? Triệu Phong khàn giọng: − Về tất cả mọi chuyện liên quan đến hai chúng ta. Tôi cảm thấy có lỗi với cậu … Nguyễn chân thành: − Anhcũng không nên băn khoăn nữa, vì tôi cũng không để tâm đến những gì đã xảy ra giữa anh và tôi. Triệu Phong cảm động: − Tôi nghĩ rằng nội nói cũng phải, nếu mai này nội không còn nữa trên đời này, tôi chỉ còn cậu là người thân thiết nhất. Thế thì tại sao tôi lại đố kỵ với đứa em của mình. Nguyễn chăm chú nhìn Triệu Phong: − Anh không oán tôi khi tôi yêu Hạ Quỳnh sao? Lặng người một lúc, Triệu Phong nói chậm rãi: − Thú thật với cậu, khi nghe nội thông báo lý do cậu hủy bỏ lễ đính hôn với Trà My, tôi hoàn toàn bị sốc và căm ghét cậu kinh khủng. Nhưng khi bình tâm lại, tôi biết rằng mình vô lý. Hạ Quỳnh không hề yêu tôi. Dù biết đó là một điều mất mát rất lớn nhưng tôi biết cách chấp nhận. Tôi cầu chúc cậu sớm tìm được Hạ Quỳnh. − Cám ơn anh. − Nội thật sáng suốt khi chọn cậu làm người thay thế nội điều hành công ty. Nguyễn trầm giọng: − Anh là người thích hợp cho công việc đó hơn tôi. Triệu Phong lắc đầu: − Chính cậu mới là người phù hợp với sự lựa chọn của nội. Nguyễn nhướng mày: − Tôi đã có một cơ sở sản xuất của mình. Tôi thích được sống tự lập. − Tôi biết là cậu muốn nhường công ty cho tôi. Nhưng thời điểm này không thích hợp một chút nào. Nội nói rất đúng, tôi cần phải có một số điều kiện nhất định. Nếu không, kết thúc cũng không tốt đẹp. Tôi không buồn vì chuyện không được nội tín nhiệm nữa đâu, cậu đừng băn khoăn làm gì. Có lẽ sau này tôi cũng thành lập một công ty riêng của mình. Ngừng một lát, Triệu Phong nói tiếp: − Vì nội, cậu nên nhận lời làm giám đốc công ty. − Cám ơn lời khuyên của anh. Câu chuyện giữa hai người tạm gián đoạn khi Nguyễn chợt nghe tiếng gọi của bà Phú Tịnh: − Nguyễn…Phong … Anh và Triệu Phong vội đến bên bà. Giọng Nguyễn ấm áp: − Nội có cần gì không? Triệu Phong ân cần: − Nội có cần nâng gối lên không? Bà Phú Tịnh cảm động: − Cám ơn các con. Ta không cần gì cả. Ta đã tỉnh dậy nãy giờ. Chỉ cần nhìn thấy các con thân mật đứng nói chuyện với nhau là ta vui rồi. Đó chính là thần dược, ta có tiền muôn bạc vạn cũng không mua được. Triệu Phong nắm lấy tay bà: − Nội an tâm. Dù gì chúng con cũng là anh em một nhà. Điều mà con và Nguyễn ước nguyện vào lúc này là nội luôn được khỏe mạnh, sống lâ trăm tuổi. − Ta không sao đâu. Nguyễn vuốt những sợi tóc bạc trắng của bà đang xoã trên gối: − Con xin lỗi nội về những gì con đã làm buồn lòng nội. Bà Phú Tịnh chợt trầm ngâm: − Ta có lỗi với con mới đúng. Bấy nhiêu năm trôi qua, ta luôn sống trong dằn vặt đau khổ. Nguyễn thảng thốt: − Kìa nội …Nội đừng suy nghĩ gì nữa … Chăm chú nhìn anh bà khắc khoải: − Con có tha thứ cho nội về chuyện ba mẹ con không, Nguyễn? Nếu con hiểu là nội đã đau khổ dằn vặt như thế nào, có lẽ con sẽ cảm thông cho nội. Nội không thể nào tha thứ cho bản thân của nội nhưng nội lại cần sự cảm thông, tha thứ của con hơn bao giờ hết … Nguyễn khàn giọng: − Không ai muốn một kết thúc đau buồn như thế cả. Con thật là một kẻ cố chấp. Nội hãy tha lỗi cho con… Nội cũng đừng nên dằn vặt nữa. Tất cả là do số phận. Nội hãy vui sống, đó là điều mà chúng con mong muốn … Giọng bà Phú Tinh cảm động: − Có lẽ ta sẽ mau bình phục khi sống trong tình yêu thương của các con. Đ ã lâu lắm rồi, ta mới vui như thế này … @@@ “Gia đình chúng tôi trân trọng báo tin lễ thành hôn của các con cháu chúng tôi: − Vũ Đăng Nguyễn …cháu nội bà quả phụ Nguyễn Thị Phú Tịnh, nguyên giám đốc công ty… − Nguyễn Thị Lam Hương …trưởng nữ…con ông …và bà … Hôn lễ được cử hành vào lúc 10h30 ngày…tháng…năm…. Tại khách sạn Sương Mai” Đọc lui đọc tới mẩu tin báo hỷ trên báo, Hạ Quỳnh như không tin vào mắt mình nữa. Cô thẫn thờ buông tờ báo xuống đùi. Thế là hết. Những giọt nước mắt từ từ lăn trên đôi má cô. Rồi như không còn kìm được, cô ôm lấy mặt khóc nấc lên. Nguyễn! Tại sao lại có thể như thế hả anh. Chỉ mới một tháng không gặp nhau, anh đã có thêm một tình yêu mới. Người ta có thể mau chóng lãng quên một tình yêu mà người ta đã từng bảo với em là chân thành nhất trên đời sao anh? Nguyễn! Thế là hết. Tình yêu kiêu hãnh của em. Cứ ngỡ là một con bé lạnh lùng, chỉ biết yêu công việc và làm việc như điên không hề biết yêu như em sẽ không bao giờ rung động trước một người đàn ông nào vậy mà cuối cùng em đã gục ngã trước sự quyến rũ ngang tàng của anh. Nguyễn! Tại sao anh lại có thể quên em một cách dễ dàng như thế. Anhphải hiểu, dễ gì để em thú nhận là em yêu anh.Yêu anh đến cháy bỏng con tim. Oâi!Em là con bé cố chấp. Lẽ ra em phải thú nhận tình yêu của em dành cho anh …Lẽ ra em phải nói với anh là em yêu anh. em không thể nào rời xa anh được. Với em, anh là tất cả. Khóc và khóc … Chưa bao giờ Hạ Quỳnh lại cảm thấy tuyệt vọng đến thế. Một buổi sáng. Trước nhà hàng năm sao Sương Mai, đèn kết hoa, và không khí bên trước khách sạn tưng bừng như một lễ hội. Những chiếc xe hơi đời mới sang trọng nối đuôi nhau. Những vị khách ăn mặc trau chuốt sang trọng đi qua cánh cửa lớn của đại sảnh, nơi những dải băng đỏ được kết thành bông hoa cực lớn đẹp rực rỡ dưới ánh mặt trời, những chiếc đèn lồng song hỉ được treo lên cao, hai bên cửa là hai dãy nhân viên lễ tân mặc đồng phục trắng lễ phép đón tiếp mọi người. Một đám cưới rất lớn đang được tổ chức nơi đây … Hạ Quỳnh đứng bên kia đường. Cô đeo cặp kính đen để che giấu đôi mắt sưng lên vì khóc.Trong bộ y phục giản dị màu nho, làn da trắng mịn và khuôn mặt đẹp thanh tú của cô chợt gợi lên cho người ta một sự ngưỡng mộ dịu dàng. Hạ Quỳnh cũng không biết cô đến đây làm gì nữa. Để mong nhìn thấy Nguyễn của cỏ trong lễ phục cưới bên cạnh một người con gái khác hay là để chấm dứt những gì cô đã ảo mộng về anh.( Vậy mà đã từng cảm nhận tình yêu anh dành cho cô là một tình cảm đẹp và chân thành nhất trên đời ). − Vì sao cô khóc? Một anh chàng cao lớn điển trai đang ứng cạnh cô, chăm chú nhìn cô nãy giờ mà cô không biết bỗng đột ngột lên tiếng hỏi. Hạ Quỳnh ngắc ngứ: − Tôi… − Cô khóc à? Hạ Quỳnh vội nói: − Không. Chàng trai vẫn không buông tha cô: − Rõ ràng tôi thấy cô đang khóc mà. Đúng là một anh chàng … vô duyên. Giận hết sức, Hạ Quỳnh bất bình: − Tôi khóc hay không đâu liên quan đến anh. Chàng trai hắng giọng: − Nhưng tính tôi hay … tò mò. Thấy ai khóc, nhất là một phụ nữ đẹp như cô, tôi thấy xót xa lắm. Hết chỗ nói, Hạ Quỳnh thở dài ảo não. Đã khổ, cũng không được yên thân. Giọng anh chàng lại cất lên: − Biết đâu tôi và cô cùng một cảnh ngộ cũng nên. Đồng khí tương lân, đồng thanh tương cầu. Cô không nên có thái độ ác cảm với tôi mới phải. Hạ Quỳnh cau có: − Tôi làm gì mà đồng cảnh ngộ với anh. Anh chàng tặc lưỡi: − Tôi nói đồng cảnh ngộ vì biết đâu cô … mất anh chàng chú rể Đăng Nguyễn cũng như tôi mất cô dâu Lam Hương thì sao? Hạ Quỳnh giật thót tim. Nhắc đến Nguyễn,trái tim nhỏ bé của cô như bị nhát cắt ngang. − Cô biết không, Lam Hương đã yêu tôi tha thiết nhưng cuối cùng lại phụ tôi vì Nguyễn. Dù rất ngại nói chuyện với một người xa lạ nhưng Hạ Quỳnh cũng không thể dằn lòng được, cô khàn giọng: − Cô ta có … đẹp không? Anh chàng trầm trồ: − Đẹp mê hồn. Nói cô đừng mếch lòng, cô tuy xinh đẹp đến thế, nhưng nếu cô đứng bên cạnh Lam Hương thì cô chẳng có si-nhê gì cả. Lại một nhát cắt đi ngang qua trái tim của Hạ Quỳnh. Cô trào nước mắt. Một lũ đàn ông háo sắc. Nguyễn cũng không ngoài quy luật ấy. Vậy mà cô đã từng ảo vọng khi thấy anh đã từ khước Trà My để đến với cô. Anh chàng chăm chú nhìn cô: − Có muốn tôi tả về Lam Hương cho cô nghe không? Dù rất muốn biết rất nhiều về … tình địch nhưng Hạ Quỳnh nguẩy đầu: − Tôi biết về cô ta để làm gì! Anh chàng tỉnh bơ: − Để hiểu hơn về thế giới đàn ông của chúng tôi. Để hiểu được vì sao cô phải thất bại, đứng ngậm ngùi nhìn người tình của mình khoác tay một cô gái khác trong tiệc cưới. Hạ Quỳnh khẽ gắt: − Sao “ông” vô duyên quá vậy? − Cô lại nặng lời rồi. Hạ Quỳnh bực tức: − Tôi đứng đây để chờ xe buýt. Tôi có liên quan gì đến ai đâu mà nãy giờ anh cứ gán ghép cho tôi với một “ông” Nguyễn nào đấy. Anh chàng cưới cợt: − Thôi thì cứ … tạm hiểu theo cách cô đã giải thích đi. Để tôi tả cho cô nghe về cô bồ Lam Hương của tôi, nếu cô muốn. Thấy Hạ Quỳnh im lặng, mặt quay về phía khác nhưng vẫn không giấu được sự nôn nóng chờ đợi được nghe một điều gì đó, anh chàng hắng giọng: − Lam Hương có mái tóc dài ngang lưng tuyệt đẹp chứ không ngắn cộc như cô. Thân hình thì tuyệt mỹ không thua một người mẫu. Không, phải gọi nàng là một hoa hậu thì đúng hơn. Nếu Lam Hương là hoa hậu thì cô chỉ là … á hậu thứ hai. Đừng hòng mong làm á hậu thứ nhất. Hạ Quỳnh quay phắt lại nhìn tên đàn ông xa lạ vô duyên. Cô gây hấn: − Sao anh khoái đem so tôivới cô bồ của anh thế? Đúng là thiếu tế nhị. Anh chàng gật gật đầu cười: − Quên! Tôi nhớ rồi, có một câu danh ngôn đại loại “Một người đàn ông không nên khen một người phụ nữ trước mặt một người phụ nữ khác “. Lẽ ra, tôi chỉ nên khen Lam Hương trước mặt Đăng Nguyễn mà thôi. Hạ Quỳnh phán: − Người ta cướp người yêu của anh, sao tôi thấy anh vui hơn tết? Anh chàng cười lớn: − Vui sao được cô Hai, chẳng qua buồn đứt ruột nên nói tầm phào cho quên đi nỗi buồn. Hạ Quỳnh thở hắt một cái thật mạnh. Cô không hiểu tại sao trên đời lại tồn tại một tên đàn ông kỳ cục như thế. Buồn mà lại cười cợt như một … tên điên. − Cô có muốn nghe tôi kể chuyện về Đăng Nguyễn không? Hạ Quỳnh cảm thấy dòng máu đang chảy trong huyết quản cô như đông cứng lại. Anh chàng … vô duyên lại gặng hỏi: − Sao cô không trả lời? Nếu cô không thích tôi kể về Đăng Nguyễn … thì thôi. Cố dẹp tự ái xuống, Hạ Quỳnh lí nhí: − Anh biết gì về Đăng Nguyễn, anh nói thử coi. − Nhưng tôi sợ cô không thích nghe tôi nói nhăng nói cuội. Cô đứng đây … đợi xe buýt chứ đâu phải dứng xem đám cưới và ngóng xem cô dâu chú rể đâu mà tôi lại kể vế họ nhỉ. Hạ Quỳnh đỏ bừng mặt: − Tôi đợi xe buýt, nhưng nếu có … nghe kể về “ông” Nguyễn nào đó cũng được. Anh chàng tặc lưỡi: − Lẽ ra thì chưa có đám cưới. Đăng Nguyễn phải gấp gáp lấy vợ là do … Hạ Quỳnh buột miệng: − Nội anh ấy ép buộc, có phải không? Nhìn cô với vẻ thương hại anh chàng phán: − Cô tưởng tượng ra chuyện gì thế? Hạ Quỳnh giọng hồi hộp: − Tôi biết nội anh Nguyễn luôn hối thúc anh ấy phải lập gia đình sớm. Thật khó mà từ chối mệnh lệnh sắt đá của bà. Cười lớn, anh chàng tuyên bố: − Cô không hiểu gì cả. Sở dĩ Nguyễn phải cưới gấp vì Lam Hương đã có thai với Nguyễn. Chân tay rụng rời, Hạ Quỳnh lảo đảo ngồi bệt xuống đất. Oâm lấy mặt, không cần phải giữ kẻ cô khóc nấc lên. Nguyễn, tại sao lại có thề như thế được. Em yêu anh. Vẫn ngỡ rằng anh sẽ hết sức đau khổ khi em ra đi. Vẫn ngỡ rằng em mới chính là tình yêu của anh. Vẫ nghĩ rằng, không bao giờ anh quên được hình bóng của em. Vẫn nghĩ rằng, en vẫn còn mãi hiện diện trong trái tim của anh. Em yêu anh, anh hiểu không? Em không thể nào đối diện với một thực tế quá tàn nhẫn. Em không thể nào tih được tình yêu chân thành anh dành cho em chỉ là một trò đùa … Bên tai cô anh chàng giọng quan tâm: − Cô sao thế? Sao cô lại khóc? − Hãy để cho tôi yên. − Cô ơi, chú rể kìa … Hạ Quỳnh khẽ quát: − Hãy để cho tôi yên thân. Một bàn tay đặt lên vai cô lay nhẹ: − Chú rể đây này, cô ngẩng đầu lên xem. Hạ Quỳnh sững người. Một giọng nói vừa cất lên, quen thuộc đến mức có đến chết cô cũng không thể nào quên được. Nguyễn! Ngẩng đầu lên, cô bàng hoàng khi anh đang ngồi quỳ trên thảm cỏ xanh, dịu dàng nhìn cô. Tại sao kỳ lạ thế nhỉ? Cô hoa mắt mất rồi. Nãy giờ nói chuyện với cô là một anh chàng ba hoa, vô duyên hết chỗ chê mà. Như đọc được ý nghĩ của cô, anh cười nhẹ: − Em ngạc nhiên lắm sao? Anh chàng … cà chớn ấy là Mạnh, bạn thân của anh. Mạnh vừa … bàn giao em cho anh sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Sáng nay Mạnh được anh giao một sứ mạng là phải làm sao cho em tự bộc lộ trái tim của em. Chỉ một mình anh thì không thể nào làm được vì em là một cô gái bướng bỉnh nhất trên đời. Quê không thể tả, cô chống chế: − Tôi đứng ở đây để đón xe buýt. Nguyễn nheo mũi: − Bến xebuýt nằm ở đầu kia lận, em đứng nhầm chỗ rồi. Mà người ta khi đợi xe buýt thì không khóc bao giờ. Chùi những giọt nước mắt còn đọng trên mi cho cô, anh dịu dàng bảo: − Có phải em yêu anh lắm không, Quỳnh? − … − Sao em không nói? Cô tức tưởi: − Tôi chỉ là một trò đùa của anh thôi. Tôi ghét anh kinh khủng, anh đi đi. Tôi không muốn nhìn thấy anh nữa. Giọng Nguyễn ấm áp: − Sao em lại có thể nói như thế được, lẽ ra em phải hiểu là anh chỉ yêu em mà thôi. Cô chua chát: − Tôi hiểu. Ngày hôm nay anh phải cưới Lam Hương là vì …nội của anh bắt ép chứ anh không hề yêu người ta. Anh là một con người … đáng thương hơn đáng trách. Nguyễn cười cười: − Lam Hương nào? Cô mím môi lại: − Lam Hương của anh. Nguyễn bật cười: − Em siêng đọc báo lắm hả? Cô nghiến mấy chiếc răng đều như ngọc: − Anh không được đùa nữa. Anh cứ đi vào với lễ cưới của anh đi. Tôi không cần anh quan tâm đến tôi đâu. Nguyễn lại cười: − Đúng là đang có một tiệc cưới nhưng của thiên hạ chứ không phải của anh. Em hãy nhìn kỹ anh đi. Một chú rể, ai lại ăn mặc như thế này? Hạ Quỳnh mở to mắt nhìn Nguyễn. Vẫn là một anh chàng phong độ, quần jean màu tro áo pull màu lông chuột. Bụi bặm và quyến rũ lạ lùng. ( Anh nói đúng, quần jean áo pull, đó không phải là lễ phục của một chú rể. Thế thì tại sao lại có một lễ cưới … của anh nhỉ?) Cô ngắc ngứ: − Em không hiểu gì cả … − Anh không phải là chú rể của tiệc cưới trong kia. Anh sẽ chỉ là chú rể của cô dâu … Hạ Quỳnh. Một đám cưới mà nội anh đang nóng lòng chờ đợi. Cô ấm ức: − Em thì có liên quan gì đến anh. Nguyễn dịu dàng bảo: − Từ ngày em bỏ đi, anh và nội tìm kiếm em khắp nơi. Càng kiếm tìm càng vô vọng. Anh ước gì có thể chết đi được vì đau khổ. Em không yêu anh sao Quỳnh? Cô mím môi lại: − Thế còn mẩu tin báo hỉ đăng trên báo: Yêu thương búng nhẹ lên chiếc mũi thanh mảnh của cô, anh âu yếm bảo: − Ngốc ơi! Em không biết đây là sáng kiến của nội hay sao? Nội thương em lắm, bà đang sốt ruột chờ mong cô cháu dâu tương lai vừa thông minh vừa bướng bỉnh quay trở về. Nội bày cho anh cách để tìm em trong thành phố hơn năm triệu người này đấy. Đăng Nguyễn là một con người bằng xương bằng thịt nhưng … Lam Hương là một cô gái của tưởng tượng. Nội và anh tin rằng với mẩu tin báo hỉ trên báo, thế nào em cũng tìm cách đến tận mhà hàng Sương Mai để … chứng kiến, để … đau khổ. Cô nguẩy đầu: − Em đợi xe buýt! Em không biết gì đến lễ cưới cả! Nguyễn cười cười: − Một lễ cưới tưởng tượng. Vậy mà cũng có người khóc sướt mướt, kể ra nội cũng tài. Hạ Quỳnh ước gì có thể độn thổ được cho khỏi xấu hổ. Làm sao cô có thể trốn tránh được ánh mắt dịu dàng yêu thương của Nguyễn bây giờ. Cô vùng đứng dậy định bỏ chạy nhưng nhanh hơn cô, Nguyễn đã đứng dậy. Giữ cô trong vòng tay dịu dàng, anh nói giọng ấm áp: − Em làm khổ anh từng ấy đã đủ rồi. Anh yêu em. Làm sao anh có thể thiếu em trong cuộc đời. Cô bướng bỉnh: − Em đâu có … yêu anh. Anh lắc nhẹ cô trong vòng tay ấm: − Cô gái bướng bỉnh của anh. Em đúng là một con nhím bướng bỉnh. Nhưng anh là một anh chàng thợ săn tuyệt vời. Giọng cô ấm ức: − Em ghét anh lắm! Nguyễn nhìn cô yêu thương: − Em là tình yêu đích thực của anh. Suốt hơn một tháng nay, anh suýt điên lên vì tuyệt vọng. Em không nhớ anh sao Quỳnh? Em không yêu anh sao Quỳnh? Quỳnh. em nói đi. Hãy nói với anh là … em yêu anh. Cô ứa nước mắt. Cô yêu anh đến điên cuồng trái tim. Cứ ngỡ những gì đang diễn ra chỉ là một giấc mơ. Chớp mi, cô khẽ hỏi: − Có phải là một giấc mơ không anh? Nguyễn trầm giọng: − Một giấc mơ không bao giờ chấm dứt. Một giấc mơ đẹp cho em và anh. Từ nay anh và em không bao giờ xa nhau nữa. Anh yêu em. Và anh đang mong muốn đến cháy bỏng con tim được nghe lời thầm thì yêu thương của em. Cô ngước mắt nhìn anh. Sự chân thành và tình yêu vô bờ bến của anh làm cô cảm động đến rơi nước mắt. Cô nói thật khẽ: − Em yêu anh. Anh là tất cả với em. Nguyễn ôm cô trong vòng tay vững chãi của anh, giọng ấm áp: − Anh cám ơn tình yêu của em. Tình yêu của em sẽ làm anh trở nên hoàn thiện hơn. Cô xấu hổ đỏ bừng mặt khi anh ghé vào tay cô nói nhỏ: − Tình yêu của anh, anh thật là tiếc, anh không thể hôn em bây giờ được, vì những người trên đường phố đang … nhìn chúng ta và nội đang sốt ruột đợi chúng ta ở nhà …
Hết