53.- Đi ngoài phố
Thứ ba, ngày 30

Hôm kia, khi con ở trường câm về, con đã xô phải một người đàn bà. Lần sau, con phải có ý tứ hơn vì ở phố con cũng có bổn phận. Lúc ở nhà, khi ở trường, con đã giữ gìn cử chỉ của con được đứng đắn, cớ sao ra phố là nơi công chúng qua lại, con lại sao lãng? Con ơi! Con nên nhớ những khi gặp những người già nua, những kẻ nghèo khó, những đàn bà ôm dắt trẻ thơ, những kẻ tàn tật, những người khuân vác nặng nề, những người đầu tang tóc rối, con phải nhường bước.
Ta phải kính trọng tuổi thọ, cảnh cơ hàn, tình mẫu tử, cảnh tàn tật, sự lao khổ và sự tử vong.
Mỗi khi con thấy xe đến chân mà người ta không biết, nếu là người lớn thì con gọi bảo, nếu là trẻ con thì con chạy dắt vào.
Đứa trẻ kia đứng khóc một mình, con chạy lại hỏi han, dỗ dành hoặc chỉ bảo. Cụ già nọ đánh rơi cây gậy, con lại nhặt giúp. Gặp trẻ con cãi nhau, con đứng lại can ngăn. Gặp người lớn đánh nhau, con hãy tránh xa để khỏi phải nhìn tấn kịch thương tâm nó sẽ làm trơ rắn lòng con.
Gặp người bị trói giải qua đường, con không nên nhập bọn với những kẻ tò mò độc ác mà nhìn người ta, vì có khi họ là người oan uổng, vô tội.
Khi có đám ma đưa qua, đừng cười, nói với bạn con nữa, hãy ngả mũ chào, vì biết đâu ngày mai, nhà con cũng sẽ có người tạ thế.
Trông thấy những trẻ em trường Bà Phước xếp hàng đi qua, mù loà có, câm điếc có, què quặt có, mồ côi có, vô thừa nhận có, con nên giữ thái độ và tưởng tượng rằng đó là những số phận xấu số và những tấm lòng từ thiện của loài người đang diễn ra trước mặt con.
Có ai hỏi thăm đường, con phải trả lời cho có phép. Đừng chế nhạo ai, đừng chạy nhảy, đừng nô đùa, đừng hò reo, đừng xô đẩy, phải giữ luật đi đường. Con phải biết rằng chỉ liếc mắt trông qua cách cử chỉ của nhân dân đi ngoài phố mà người ta có thể xét đoán được trình độ giáo dục của cả một dân tộc. Ở xứ nào mà con nhìn thấy những điều thô bỉ ở ngoài đường, tất con sẽ nhìn thấy những điều thô bỉ ở trong nhà.
Nếu một mai con phải đi xa, con sẽ thấy hình ảnh thành phố con là nơi chôn nhau cắt rốn, là chốn quê hương của tuổi thơ hiển hiện luôn luôn trong óc con. Ở thành phố ấy, con đã tập đi những bước thứ nhất do tay mẹ con dắt ; ở thành phố ấy, con đã học bài thứ nhất do thầy con dạy, và ở đấy con đã làm quen với những người bạn thứ nhất trong đời con. Vậy con hãy yêu tỉnh thành con cùng là phố xá và dân sự, hễ ai nói động đến thành phố con, con phải hết lòng bênh vực.
Cha con.

Truyện TÂM HỒN CAO THƯỢNG Lời người dịch 1.- Ngày khai trường 2.- Thầy giáo mới 3.- Một tai nạn 4.- Cậu bé miền Nam 5.- Bạn tôi 6.- Lòng hào hiệp 7.- Trên rầm thượng. (1) 8.- Học đường 9.- Lòng yêu nước của cậu bé thành Pađôva (1) 10.- Em bé quét mồ hóng 11. Người bán than và ông quý phái 12. Mẹ tôi 13.- Học trò nghèo 14.- Ân nhân của bạn Nelli 15.- Em bé trinh sát 16.- Kẻ khó 17.- Tính khoe khoang 18.- "Chú phó nề" 19.- Quả cầu tuyết 20.- Các cô giáo trường tôi 21.- Thăm ông già bị nạn 22.- Chàng viết mướn thành Phirenzê 23.- Lòng biết ơn 24.- Thầy giáo phụ 25.- Đứa con người thợ rèn 26.- Phranti bị đuổi 27.- Chú lính đánh trống, người đảo Xarđenha 28.- Lòng ái quốc 29. - Bà mẹ anh Phơranti 30.- Chiếc xe hoả máy 31.- Một kẻ tù phạm 32.- Làm khán hộ cho cha 33.- Chú hề con 34.- Ngày cuối cùng hội Giả trang 35.- Những trẻ em mù 36.- Lớp học tối 37.- Đám đánh nhau 38.- Người tù số 78 39.- Trước ngày 14 tháng Ba 40.- Lễ phát phần thưởng 41. Lòng cháu 42.- Chú phó nề trong phút hiểm nghèo 43.- Viện dục anh 44.- Thầy học cũ của cha tôi 45.- Kỳ dưỡng bệnh 46.- Bạn ta là thợ 47.- Bà mẹ anh GARÔNÊ 48.- Lòng nghĩa hiệp 49.- Hy sinh 50.- Một vụ hoả tai 51.- Quê người tìm mẹ 52.- Trường câm điếc 53.- Đi ngoài phố 54.- 32 độ 55.- Cha tôi 56.- Thú quê 57.- Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền 58.- Lời cảm tạ 59.- Đắm tàu 60.- Trang cuối cùng của mẹ tôi