Hôm nay là một ngày đẹp trời mà lại được nghỉ lễ nữa, nên ông Sự cảm thấy vui vẻ, thoải mái ngay từ khi rời khỏi giường để đi tắm. Tắm xong, ông Sự chọn cái áo sơ mi còn tốt nhất để mặc với cái quần tây mà hàng ngày ông mặc đi làm. Ông đang đứng trước gương thì thấy Lâm. "Lâm, con đã tắm chưa? Bận đồ vô đi chùa với ba," ông Sự vừa chải đầu vừa nói với Lâm. Cậu bé mải lo lục soạn gì đó trong tủ áo, không nghe thấy.Chải đầu xong, ông Sự bước đến chỗ con, lại thúc giục:"Nãy giờ chưa chọn được cái áo nào vừa ý sao, ông tướng của tuỉ""Dạ? Ba nói gì vậy?" Lâm ngước lên hỏi."Ba bảo con lẹ lên, đến giờ làm lễ rồi. Con có nghe tiếng chuông trống không?""Con nghe rồi. Ba đi trước đi, con qua sau cũng được mà. Chùa gần kế bên nhà mà ba sợ con đi lạc hả?"Ông Sự ngập ngừng một lúc rồi nói:"Cũng được. Vậy con qua sau nghe. Nhớ bận đồ sạch sẽ, đàng hoàng. Hôm nay Lễ Phật đản đó nghe con.""Dạ, con nhớ mà."Ông Sự đi rồi, Lâm lại tiếp tục tìm kiếm gì đó trong ngăn áo quần của mình. Sau cùng, Lâm nhét một vật vào cái túi ni-lông mà cậu để sẵn bên cạnh. Xong, cậu đi vòng qua chỗ nằm của bà ngoại để xuống bếp."Cháu Lâm đó hả?" bà ngoại Lâm hỏi."Dạ cháu đây ngoại," vừa trả lời, Lâm vừa dấu cái túi ni-lông sau đít nhưng sực nhớ lại là bà ngoại bị mù nên cậu yên tâm xách cái túi đi luôn xuống bếp. Cậu ì ạch mở nắp thạp gạo ra. Cái nắp bằng đất nung nặng khiếp đối với vóc người tí hon của Lâm khiến cậu xiểng liểng gần té."Gì vậy cháu? Kiếm cái gì trong thạp gạo? Chuối hả? Chưa chín đâu!" bà ngoại từ nhà trên nói vọng xuống."Dạ, chuối chưa chín ngoại à!"Lâm trả lời ngoại nhưng tay cậu cứ mò trong thạp tìm cái lon. Lâm xúc gạo vào một cái túi ni-lông khác. Một lon, hai lon, ba lon... Lâm nhìn thử, rồi nhấc cái túi lên coi nặng nhẹ. Lại xúc. Bốn lon, năm lon. Vừa rồi. Cậu vừa ý rồi. Nhưng túm cái miệng túi lại để mang đi mới là chuyện khó. Cậu chẳng biết phải làm sao. Cuối cùng, cậu mở tủ bếp lôi ra một cái bao (loại bao đựng cát của quân đội mà người ta gọi tắt là bao cát). Lâm trút túi ni-lông gạo vào đó; rồi cái túi ni-lông còn lại kia đựng món đồ gì đó cồm cộm, mềm mềm, cậu cũng thồn chung vào luôn một thể. Xong công việc đó, cậu phủi tay, mặt hí hửng lắm. Rồi cậu rón rén vác cái bao đi về phía chùa.Thực ra, Lâm đã có mặt ở chùa từ sáng sớm vì mẹ cậu ở lại đêm tại chùa để giúp dì Tám nấu cơm chay đãi bá tánh hôm naỵ Lúc đầu, Lâm còn phụ giúp mẹ làm được vài việc vặt vãnh, nhưng càng lúc người đến chùa và vào bếp làm công quả càng đông hơn khiến vai trò của cậu trở nên thừa thãi. Mẹ cậu mới bảo cậu về tắm rửa thay đồ để đi cùng ba đến lễ Phật. Từ nhà bếp ra trai đường (nhà ăn), ngang phòng khách, băng qua sân trước, Lâm hầu như phải lách bên đông, né bên Tây để khỏi bị người lớn tung nhằm hoặc dẫm phải chân. Người đông lắm. Ai cũng cười cười nói nói. Quang cảnh vui như ngày Tết. Bọn con nít lên năm lên sáu như cậu đứa nào cũng mặc đồ mới, đẹp. Có đứa còn bận áo dài nữa, trông ngộ ghê là ngộ. Cậu đứng lại ở sân chùa nhìn bọn chúng một chặp rồi mới bỏ về. Cậu nhất quyết là phải về tắm rửa sạch sẽ và bận một bộ đồ mới nhất của cậu cho bọn trẻ kia biết mặt. Hừm, chúng ngó cậu từ đầu đến chân như ngầm ý chê cậu không có đồ mới vậy! Lâm nhớ rằng bộ đồ ba sắm cho cậu hôm Tết vừa rồi cậu chỉ mới mặc vào mấy ngày Tết đó thôi, hãy còn mới lắm. Mặc vào, cậu sẽ không thua sút tụi kia đâu. Nghĩ vậy, cậu nhanh chân chạy ra khỏi chùa. Nhưng ra khỏi cổng, Lâm bất ngờ đụng phải một thằng bé dơ dáy. Cả hai cùng té nhào và cùng lồm cồm ngồi dậy. Thằng bé kia bị đánh rơi một cái ca nhôm móp méo và bẩn, trong ca nhôm văng ra mấy đồng cắc. Nó lật đật lượm tiền bỏ lại vào trong cạ Nó nhìn Lâm như muốn gây sự nhưng không hiểu sao nó lại thôi, và nó quay lưng tiến về phía một người đàn ông đang nằm dưới đất gần đó. Một người ăn xin tàn tật. Hai tay ông ta cụt gần tới nách. Hai chân thì chỉ có từ đầu gối trở lên. Tay chân ông đều được bọc bằng vỏ xe hơi, đo và cắt vừa tầm, cột chặt vào các cùi để có thể lết đi được trên đường. Mắt ông bị lòa cả hai con. Mũi thì sứt mất chừa lại một cái lỗ sâu hoắm. Hai môi ông thì còn đủ nhưng không ngậm lại được, phải luôn luôn há ra để lộ cái lưỡi di động, thụt thò, giật giật như thể một con rắn đang vùng vẫy trong miệng hang vậy. Cậu bé Lâm đứng chết sửng một chỗ nhìn người đàn ông tật nguyền khốn khổ kia. Trong khi đó, thằng bé dơ dáy kia lại tiếp tục cầm ca nhôm đưa qua đưa lại xin tiền những người đến chùa. Nó đọc tới đọc lui một câu thuộc lòng, nhưng ai nghe và thấy cảnh đó cũng muốn ứa lệ:"Các chú, các bác, các dì, các cô ơi! Cho con xin một đồng mua cháo cho ba con. Ba con tật nguyền không xin, không nói cảm ơn cô bác được. Con xin thay ba con lạy tạ cô bác... "Khi bước gần đến chỗ Lâm, nó bỗng khựng lại, không nói lời van xin nữa, chỉ im lặng cầm cái ca hướng về mọi người. Nó có vẻ ngượng và tủi khi thấy Lâm nhìn mình. Nó quay về bên cạnh ba nó, đặt cái ca nhôm dưới đất, ngồi thẫn thờ chẳng ngước nhìn ai. Lâm vẫn đứng chôn chân một chỗ nhìn hai cha con người ăn xin. Một chốc, Lâm bỗng vùng chạy về nhà. Vừa chạy, nước mắt cậu vừa rớt ở trên đường.Và bây giờ, cậu mang cái bao trên vai, trở lại chỗ hai cha con người ăn xin kia. Cậu đứng một lúc ở xa xa, chờ khi vắng người mới tiến lại phía thằng bé ăn mày. Hai đứa bé ngập ngừng ngó nhau. Rồi thằng bé ăn xin quay mặt chỗ khác. Bé Lâm đặt túi vải xuống đất, gần chỗ người đàn ông tật nguyền, nói với thằng bé kia:"Tao cho mày đó, lấy đi."Thằng bé không nói gì nhưng mắt nhìn xuống cái túi vải, không dấu được vui mừng. Lâm nói:"Có gạo ở trỏng. Với áo quần của tao nữa. Tao tên Lâm. Mày tên gì vậy?""Tao tên Bường," thằng bé trả lời mà trong giọng nó như gói theo lời cám ơn cậu bé Lâm."Mày có má không?" Lâm hỏi.Bường ngó lơ chỗ khác. Một chặp nó mới trả lời:"Có, mà má tao bỏ đi luôn rồi."Nói tới đó, Bường ngồi xuống khóc hu hụ Lâm cũng khóc theo Bường. Trong trí óc non nớt, Lâm không làm sao tưởng tượng được nổi là có thể có một người mẹ nào lại bỏ con đi luôn. Bây giờ nghe Bường nói, Lâm thấy trong lòng nao nao lên một nỗi bơ vơ kỳ lạ như thể chính cậu đang ở trong hoàn cảnh của Bường vậy. Và chẳng biết phải an ủi sao, Lâm đành khóc theo bạn. đến khi thấy có người tới, Lâm mới nói với Bường:"Thôi, tao vô chùa tụng kinh Phật đản nghe."Vừa bước đi, Lâm vừa nghĩ đến mẹ. Ôi sao mẹ Lâm dịu hiền, dễ thương quá. Sao mẹ thương Lâm quá. Từ miếng bánh, cái kẹo, cho đến miếng cơm, manh áo, tập vở đi học... thứ chi mẹ cũng chăm sóc cho Lâm đầy đủ. Ngoài ra, hàng ngày, hàng đêm, Lâm không bao giờ thấy thiếu hình bóng mẹ với vòng tay thương yêu, với những nụ hôn trìu mến... Biết bao là hạnh phúc êm đềm Lâm được hưởng từ mẹ. Còn thằng Bường... Trời ơi! Sao mẹ nó có thể bỏ nó được! Tội nghiệp nó quá! Sống một đời không có mẹ thì làm sao chịu nổi. Lâm rơm rớm nước mắt, tưởng tượng nếu mẹ bỏ mình như mẹ Bường bỏ nó, chắc Lâm sẽ khóc suốt ngày đêm chứ không nói chuyện được như Bường đâu.Lâm không bước vào chánh điện được vì quá đông người. Cậu mon men đi vòng quanh phía ngoài để tìm cửa sổ ngó vào bên trong chánh điện, đồng thời là để kiếm xem mẹ mình đang đứng ở đâu. Không thấy mẹ đâu cả, tự nhiên Lâm thấy quíu. Lâm thảng thốt chen vào đám người đứng quanh hành lang chánh điện. Cuối cùng, Lâm mới thấy mẹ đứng bên cạnh quả đại hồng chung; mẹ đang chú tâm tụng niệm, hai tay chắp hướng về phía Phật. Lâm bất kể mẹ đang làm gì, chạy tới ôm chầm ngang hông mẹ. Mẹ Lâm giật mình, ngó xuống, hơi khó chịu một chút, nhưng rồi cũng vui liền khi biết đó là Lâm. Mẹ không nói gì, chỉ đưa tay ra dấu Lâm yên lặng. Lâm tiu nghỉu một chút, rồi níu tay mẹ giật giật mấy cái. Mẹ cúi xuống hỏi nhỏ:"Con muốn gì vậy? Không thấy mẹ đang tụng kinh sao?"Lâm ngập ngừng một lúc rồi cũng nói nhỏ giọng như mẹ:"Mẹ có bỏ con không mẹ?"Mẹ Lâm trợn mắt chẳng hiểu chuyện gì, nhưng rồi bà cũng cười phì, ôm Lâm thật chặt một lúc, nói:"Không có con chắc mẹ chết luôn! Làm sao bỏ con được!"Lâm tin ngaỵ Không cần hỏi lại. Lâm biết, mẹ lúc nào cũng nói thật với mình. Và những lời bà vừa nói là những lời rất thật. Mẹ không thể nào xa Lâm được, cũng như Lâm không thể nào thiếu mẹ được cả. Lâm yên tâm, không thắc mắc gì nữa. Cậu nói với mẹ:"Vậy con đi nghe, ở đây con không thấy gì hết, người ta che con hết trơn rồi.""ừ, con qua phía cửa sổ kia là nhìn vào được."Chen được đến khung cửa sổ, nhìn vào trong, Lâm thấy các sư cô đang múc nước trong một cái chậu lớn và rưới lên tượng một chú bé đặt ở giữa chậu. Cậu chẳng hiểu tại sao các sư cô làm như vậy. Cậu cũng chẳng hiểu chú bé đứng trong chậu là ai. Nhưng trong cái vẻ cung kính trọng vọng của các sư cô và những người Phật tử đứng chung quanh, cậu cũng cảm thấy trong lòng nẩy sinh một niềm cảm kích to lớn đối với chú bé trong chậu nước đó. Cậu đang đứng quan sát bức tượng chú bé trong chậu bỗng có người đặt tay lên đầu mình. Cậu ngước lên và bắt gặp ba."Ba, ba ở ngoài này hả?""ừ, ba vào trễ nên đứng ngoài. đừng ồn con, đang làm lễ tắm Phật đó.""Tắm Phật hả ba? Em bé trong thau là Phật hả ba?"Ông Sự phì cười nhưng cũng vội bụm miệng con lại:"Sụyt, nói tầm bậy. Chút nữa về ba kể sự tích đức Phật cho con nghe."Lễ xong, hai cha con cùng ở lại ăn cơm chay tại chùa. Sau đó, ông Sự dắt bé Lâm về. Nhiều người ăn xin tràn vào tới tận thềm chánh điện, ngồi la liệt hai bên lối đi dẫn ra cổng chùa. Bé Lâm nói với ba nó:"Ba, cho người ta tiền đi ba.""Đông quá ba đâu có cho hết được.""Cho mỗi người một đồng thôi mà.""Cũng không có nữa. Họ khổ, họ nghèo, ba biết, nhưng con có biết là ba cũng đi làm cực khổ lắm mới nuôi được bà ngoại, mẹ con và hai cha con mình không! Con có biết là ba phải dành dụm từng đồng để mua sắm áo quần cho con đi học, mua gạo cho cả nhà ăn. Lúc nào ba cũng lo, cũng sợ trong nhà thiếu hụt. Còn mẹ con, không có tiền cúng dường Phật đản, đem công sức ra nấu nướng thức đêm thức hôm mà cúng dường đó.Bé Lâm im lặng nghe ba nói. Cậu thấy thương ba quá và cậu ôm lấy ba. Ông Sự đứng lại xoa đầu con:"Ba nói vậy thôi chứ khi nào có tiền ba cũng biết giúp đỡ người nghèo mà. Còn con, con phải ngoan ngoãn, ráng học giỏi, sau này thành tài, có tiền có bạc thì mới giúp đỡ nhiều người được."Bé Lâm như chẳng để ý lời ông vừa nói, ngước lên hỏi:"Ba à, nếu con làm hao tốn của ba, ba có ghét con không?""Xì! Con nít mà hao tốn bao nhiêu lắm! Ủa, mà sao con hỏi vậy? Con làm đổ bể cái gì ở nhà phải không?""Không có, không có mà ba. Nhưng... con... ""Con làm sao?""Con xúc gạo ở nhà đem cho người ta.""Vậy hả? đâu có sao. Con làm vậy là tốt. Nhưng sau này con muốn cho ai cái gì cứ nói ba biết, nghe không?""Dạ," Lâm tính nói thêm là ngoài gạo ra cậu còn cho đi thứ khác nữa. Nhưng ông Sự đã kéo cậu đi. Ông hỏi:"Con xúc gạo cho hết mấy người ăn xin này đó hả?""Đâu có. Con cho có một người thôi. Ba mà thấy người đó ba cũng thương nữa. Giống như chú bé Phật đứng trong thau nước đó ba à. Tội nghiệp lắm. Ba nó... Má nó bỏ nó đó ba à."Ông Sự chẳng để ý chuyện ba má thằng bé nào hết, ông chỉ thấy vui vui khi con mình ví một thằng bé khác với đức Phật. Ông cười to:"Đâu, chú bé đó đâu, chỉ ba xem."Lâm kéo tay ông Sự ra ngoài cổng. Lúc đó, Bường đã mặc chiếc áo ca rô mới của Lâm vào. Chiếc áo mà Lâm tính mặc đi dự lễ Phật đản hôm nay để cho bọn trẻ nhà giàu khỏi khinh. Lâm thấy Bường mặc áo của mình thì sung sướng là món quà đã làm Bường thích nhưng cậu cũng vừa lo sợ ông Sự la mắng hoặc đập cho một trận. Lâm nơm nớp ngước nhìn ba, chờ đợi thái độ của ông.Ông Sự cũng đứng chết lặng trước cảnh tượng một đứa bé ăn xin cầm chiếc ca nhôm van lạy sự thương cảm của mọi người để nuôi nấng người cha tật nguyền suốt đời nằm vạ dưới đất. Lúc nãy đến chùa, vì vội vã và vì đám đông che khuất, ông đã không kịp nhìn thấy cảnh này. Bây giờ, ông sửng người ra nhìn hai cha con người ăn xin, đứa bé trạc tuổi con ông. Dơ dáy, nhưng khuôn mặt có vẻ sáng láng khôi ngô, đúng như lời bé Lâm nói, giống như một đức Phật. Tắm rửa sạch sẽ thì không khác gì chú bé Phật đứng trong thau nước trên chánh điện cả. Chiếc áo mà thằng bé ăn xin đang mặc là chiếc áo ông Sự mới sắm cho Lâm dịp Tết. Ông nhìn thoáng là biết ngaỵ Ông cúi xuống nhìn con. Bé Lâm ngước lên thấy cha rơm rớm nước mắt."Ba ơi, ba không giận con hở ba?""Không. Con làm đúng lắm. Con làm đúng lắm. Ba vui lắm con à!"Lâm sung sướng ôm lấy ba, rồi lại ngước lên nói:"Ba thấy không, nó giống chú bé Phật trong chùa phải không ba?""Ừ, giống lắm. Và con, con cũng giống chú bé Phật vô cùng." trích từ tác phẩm Mẹ, Quê Hương và Nước mắtxuất bản 1989, tái bản 1 - 1994, tái bản 2 - 1996