---~~~mucluc~~~---


Chương 6
CHỈ HUY QUÂN ĐOÀN KỴ BINH 3
VÀ QUÂN ĐOÀN CÔ-DẮC 6

NĂM 1937. Hai mươi năm tồn tại chính quyền Xô-viết, 20 năm chiến đấu gian khổ và chiến thắng vẻ vang, sự phát triển kinh tế, văn hóa, những thành quả đạt được trong hết thảy mọi lĩnh vực xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất cả những cái đó đã chứng minh cho sự vĩ đại của những từ Cách mạng tháng Mười.
Chúng ta đã làm được nhiều việc, nhiều việc chưa từng thấy trong một thời kỳ lịch sử ngắn như vậy. Trước lúc bắt đầu công nghiệp hóa, trình độ kỹ thuật của đất nước ta kém Anh 4 lần, Đức 5 lần và Mỹ 10 lần. Trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1929 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937) đã sản sinh ra nhiều ngành công nghiệp mới; ngành luyện kim đen và màu, ngành hóa chất, khai thác năng lượng, chế tạo máy đã vượt xa lên phía trước. Tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô trong năm 1937 so với năm 1929 tăng gấp 4 lần, và nếu như so sánh với năm 1913, năm trước chiến tranh, thì tổng sản lượng sản xuất của ngành chế tạo máy và luyện kim tăng 35 lần.
Trong các kế hoạch 5 năm trước chiến tranh đã xây dựng khoảng 9.000 xí nghiệp công nghiệp lớn, đã lập nên cơ sở công nghiệp mới vững mạnh ở phía đông đất nước rất có lợi cho chúng ta trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Về khối lượng sản xuất công nghiệp, về trang bị kỹ thuật cho những xí nghiệp mới được xây dựng, Liên Xô đã đứng hàng đầu ở châu Âu và đứng hàng thứ hai trên thế giới.
Ngày nay khi nói những chuyện tương tự với lớp người trẻ, ta thấy các con số và tài liệu này không làm cho họ xúc động mấy. Có lẽ trong một mức độ nào đấy, đó là một lẽ đương nhiên vì thời gian đã khác quy mô lại mới, những lo nghĩ và nhu cầu cũng đã khác xưa. Nhiều việc đã làm xong, nhiều việc nay đã sẵn sàng, những nấc thang ban đầu chúng ta đã bước đi nay không nhìn thấy nữa. Nhưng, với lớp người ngày nay ở lứa tuổi 50, và nhất là đối với chúng tôi, đã trải qua những năm trước cách mạng, thì những con số ấy chứa đựng nhiều ý nghĩa. Chúng tôi đã nghiên cứu, đã nhập tâm, đã tự hào về những con số ấy. Có lẽ, trước mắt là vì trong những con số đó chính có cuộc sống của chúng tôi, trong những con số đó bao hàm lao động của chúng tôi, lao động có khi quên mình và lúc nào cũng với một niềm tin sắt đá, nhiệt thành rằng, những cố gắng ấy sẽ đem lại lợi ích chung.
Tôi không có tham vọng nói về đạo đức, không muốn chê trách lớp trẻ ngày nay, mặc dầu cái đó hiện nay quá hợp thời. Tôi chỉ muốn nói một điều: thế hệ trẻ cần hiểu thời kỳ xa xưa trước đây, chỉ hiểu bằng lý trí chứ không phải bằng con tim như chúng tôi rằng, nhịp độ phát triển trước chiến tranh là một bằng chứng cực kỳ vĩ đại cho sự tiến bộ của chế độ ta, rằng các nhà viết sử, các nhà xã hội học, triết học, các nhà báo rồi sẽ còn trở lại nhiều lần với những thời kỳ đó để mô tả và nghiên cứu những bí ẩn, những chiếc lò-so gây ra sức bật lên phía trước mạnh như thế cho một chế độ xã hội mới.
Thế là cơ sở quốc phòng hùng mạnh của đất nước đã được xây dựng. Quân đội ta, sau cuộc cải cách kỹ thuật tiến hành trong những kế hoạch năm năm trước chiến tranh, ra sao?
Nói chung, quân đội ta từ một quân đội còn lạc hậu về kỹ thuật đã trở thành một quân đội tiên tiến, hiện đại. So sánh về mặt quân chủng, binh chủng, về cơ cấu tổ chức và trang bị kỹ thuật, quân đội ta đã đạt trình độ của quân đội các nước tư bản phát triển. hàng chục, hàng trăm xí nghiệp quốc phòng đã được xây dựng nên. Chúng tôi còn nhớ, sau cuộc nội chiến, đất nước không có những công xưởng chuyên sản xuất xe tăng, máy bay, động cơ máy bay, các cỡ pháo có uy lực mạnh, những phương tiện thông tin vô tuyến và các loại binh khí kỹ thuật hiện đại khác. Hầu như phải bắt đầu tất cả trên một bãi hoang. Do chỗ tình hình quốc tế phức tạp, có nguy cơ bị các nước đế quốc xâm lược, nên trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai, Đảng đã quy định nhịp độ phát triển công nghiệp quốc phòng phải cao hơn mọi ngành công nghiệp khác. Một nhiệm vụ đặt ra trước các nhà bác học, kỹ sư, những người sáng chế, phát minh là phải chế tạo ra những kiểu vũ khí và dụng cụ chiến tranh không thua kém nước ngoài, mà tính năng chiến đấu có thể còn ưu việt hơn của nước ngoài. Thực tế trong từng quân chủng, binh chủng đã lập nên những phòng kỹ thuật quân sự, phòng thí nghiệm và những viện nghiên cứu khoa học, sản sinh ra hàng chục tập thể những người chế tạo có tài năng, hăng hái bắt tay vào công việc.
Phương hướng cơ bản phát triển vũ khí của bộ binh là làm cho cơ cấu thì đơn giản, trọng lượng giảm bớt mà xạ tốc lại tăng hơn. Khẩu súng trường Nga nổi tiếng do đại úy Mô-xin trong quân đội Nga chế tạo đã được cải tiến. Đã sản xuất hàng loạt súng trường tự động của S.G. Xi-mô-nốp (kiểu năm 1936), carbin (kiểu năm 1932), trung liên của V.A. Déc-ti-a-rép và những súng máy đặt trên xe tăng, súng máy cao xạ, súng máy đặt trong máy bay chế tạo dựa trên cơ sở trung liên của Déc-ti-a-rép. Năm 1938, đã trang bị khẩu trọng liên đầu tiên của nước ta của Déc-ti-a-rép - Spa-ghin có tính năng chiến đấu rất ưu việt. Năm 1939, quân đội tiếp nhận đại liên kiểu mới của V.A. Déc-ti-a-rép.
Quân đội rất thích loại súng lục liên thanh bắn bằng đạn súng lục của V.A. Déc-ti-a-rép (P.P.D.) và đặc biệt là kiểu mẫu thiết kế thật mới của G.S. Spa-gin (P.P.S.). Từ năm 1930 - 1931 đến hết năm 1938, súng trường sản xuất tăng từ 174.000 lên tới 1.174.000 khẩu, súng máy - khoảng từ 41.000 lên tới 74.500 khẩu. Căn cứ vào số lượng trung liên và đại liên trang bị cho quân đội, và căn cứ cả vào số đạn sản xuất tính theo từng phút cho từng người chiến sĩ, thì đến cuối kế hoạch 5 năm lần thứ hai, Hồng quân đã vượt quân đội các nước tư bản trong thời kỳ đó.
Sản xuất xe tăng cũng tăng nhanh. Trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ nhất sản xuất được 5.000 chiếc, đến cuối kế hoạch 5 năm lần thứ hai quân đội đã có 15.000 chiếc (trong đó có chừng 12.000 xe tăng các kiểu cơ bản). Tất cả những chiếc xe ấy có đặc điểm là hỏa lực mạnh, chạy nhanh. Thời gian đó, đối phương của chúng ta chưa có những loại xe tăng có tính năng chiến đấu tương tự. Thật ra thì xe tăng cũng vẫn còn kém cơ động, dễ bị pháo bắn. Tính năng kỹ thuật và tinh năng chiến đấu của xe tăng vẫn còn ở mức thấp, rất hay trục trặc; vì chạy bằng dầu xăng, nên dễ bị bốc cháy và vỏ thép chưa được bền vững.
Sản xuất xe tăng hàng năm từ 740 chiếc trong những năm 1930 - 1931 đã lên tới 2.271 chiếc trong năm 1938.
Sự say mê đối với xe tăng trong một chừng mực nào đã gây ra tâm trạng xem nhẹ pháo binh. Thậm chí có một vài nhà hoạt động quân sự đã nghĩ là nên chuyển pháo nòng dài thành pháo vạn năng và bán vạn năng[1]. Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản (b) toàn Liên bang đã chú ý tới khuynh hướng sai lầm ấy, vạch ra mối tương quan đúng đắn giữa pháo nòng dài và lựu pháo. Từ cuối năm 1937, một số nhà máy chế tạo máy chuyển sang sản xuất kỹ thuật pháo mới, công suất những máy ấy tăng rất nhiều. Trong những năm 1930 - 1931 sản xuất hàng năm được 2.000 khẩu, trong năm 1938 - hơn 12.500. Năm 1937 chế tạo được lựu pháo và pháo nòng dài 152 mm, cải tiến pháo nòng dài 122 mm, năm 1938 sản xuất ra lựu pháo 122 mm.
Tất cả những loại pháo ấy cũng đều là pháo tốt. Ví như, pháo chống tăng 45 mm kiểu năm 1937 có thể xuyên thủng vỏ thép các loại xe tăng trang bị trong thời gian đó của các nước tư bản.
Đến đầu năm 1939, số lượng pháo trong quân đội từ 17.000 (năm 1934) tăng lên tới 56.000. Song, một số kiểu pháo cũ đã lỗi thời vẫn còn được sử dụng trong một thời gian khá lâu, vì lúc đó chưa thể giải quyết được nhiệm vụ trang bị pháo binh hàng loạt.
Trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ hai, bộ binh nhận được súng cối cỡ 50 mm. Súng cối 82 mm và 120 mm của nhà sáng chế rất có tài năng B.I. Sa-vư-rin, đã được sản xuất ra từ lâu trước chiến tranh. Sau này, quân đội mới chính thức được trang bị súng cối.
Cải cách kỹ thuật đã làm thay đổi bộ mặt của không quân ta. Ngành công nghiệp hàng không đã sản xuất hàng loạt các kiểu máy bay khác nhau của nước nhà. Các phi công quân đội nhận được những máy bay ném bom XB bay nhanh có hai động cơ, máy bay ném bom hạng nặng TB-3, những máy bay ném bom hoạt động tầm xa, máy bay tiêm kích I-15, và I-16 cơ động nhanh.
Ai mà chẳng nhớ đến những chuyến bay thần thoại của M. Grô-mốp, V. Chơ-ca-lốp, V. Cốc-ki-na-ki? Các chuyến bay đó đã được tiến hành bằng những máy bay của nước ta. Năm 1937, các phi công chúng ta đã giành được chừng 30 kỷ lục quốc tế về bay xa, bay cao và bay nhanh. Trong những năm ấy, trình độ kỹ thuật của ngành hàng không Liên Xô không thua kém nước ngoài. Tiếc là lúc đó khả năng kinh tế chưa cho phép ta chuyển sang sản xuất hàng loạt những kiểu máy bay nổi tiếng ấy. Còn nói về số lượng, thì ngành công nghiệp hàng không đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại, đã sản xuất ra trong năm 1938 được 5.500 máy bay, so với năm 1930 chỉ sản xuất được 860 chiếc.
Những thành tựu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa cho phép tăng nhanh trình độ kỹ thuật và khả năng chiến đấu của Hải quân. Từ năm 1929 đến năm 1937 đã đóng được 500 tàu chiến và tàu bổ trợ các loại mới. Theo sáng kiến của Ban chấp hành trung ương Đảng, năm 1932 đã thành lập ra hạm đội Thái Bình Dương, năm 1933 - hải đoàn phía bắc; củng cố các giang đoàn Ca-xpiên, A-mua, Đơ-nép. Mở rộng việc đóng những tàu lớn cho hạm đội hoạt động ở các đại dương, sản xuất hàng loạt tàu ngầm kiểu K, L, S, X, và các xuồng phóng lôi, khu trục hạm, tuần dương hạm hạng nhẹ kiểu “Ki-rốp”, “Cha-pa-ép”; thành lập các đại đội pháo bờ biển, củng cố không quân của hạm đội. Cuối năm 1937, thành lập Bộ Ủy viên nhân dân công nghiệp đóng tàu, đặt kế hoạch xây dựng một hạm đội lớn cho
kế hoạch 5 năm sau.
Sau khi quân đội và hạm đội đã được trang bị kỹ thuật lại rồi, thì đương nhiên phải chuyển hệ thống quân chính quy và quân địa phương hỗn hợp sang nguyên tắc duy nhất là xây dựng những lực lượng vũ trang chính quy. Đó cũng là một điều hợp với logic. Kỹ thuật quân sự mới làm thay đổi về cơ bản những phương pháp tiến hành chiến tranh, đề ra những nhiệm vụ độc đáo và phức tạp trong việc sử dụng các quân chủng, binh chủng và tổ chức hiệp đồng trong các trận đánh. Những lớp tập huấn ngắn ngày không đủ; đòi hỏi phải huấn luyện lâu, liên tục và có hệ thống hơn. Khả năng kinh tế cũng cho phép thực hiện việc chuyển biến đó (vì tổ chức quân đội chính quy tốn kém nhiều hơn).
Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản (b) toàn Liên bang và Chính phủ đã đồng ý và phê chuẩn những đề nghị của Hội đồng quân sự cách mạng Liên Xô về việc tăng nhanh số lượng các sư đoàn chính quy và tăng cường những nhân tố chính quy trong các sư đoàn quân địa phương còn lại. Tiến trình ấy sẽ làm cho quân số Hồng quân tăng lên. Trong năm 1933, Hồng quân có 88,5 vạn người, nhưng đến năm 1937 đã có hơn 1,5 triệu. Số sư đoàn chính quy tăng gấp 10 lần, đến năm 1939 thì hoàn thành việc chuyển sang hệ thống tuyển mộ và tổ chức quân đội chính quy. Đến cuối năm 1938, những sư đoàn bộ binh của các quân khu biên giới hầu như hoàn toàn chuyển sang hệ thống chính quy.
Chúng ta cần phải thường xuyên sẵn sàng chiến đấu. Các nước đế quốc chính đang bắt đầu phát triển quân đội đông đảo, càng ngày càng tung nhiều tiền vào việc chuẩn bị một cuộc chiến tranh mới. Tỉ lệ chi phí cho chiến tranh trong ngân sách nước Nhật trong thời kỳ từ năm 1934 đến cuối năm 1938 tăng từ 34% lên tới 70%, nước Ý từ 20% lên tới 52%, nước Đức tăng hơn 3 lần, từ 21% tới 61%.
Trong năm 1935, phát-xít Ý đánh chiếm A-bi-xi-ni, năm 1936, Đức và Ý mở rộng can thiệp chống nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Đã bắt đầu có những trận đánh lớn, nhỏ không chỉ ở mức những nước này chống lại nước kia, mà là ở trên một quy mô rộng lớn - những lực lượng phản động và !!!3688_5.htm!!! Đã xem 220861 lần.


Chương 4
CHỈ HUY TRUNG ĐOÀN VÀ LỮ ĐOÀN