Nhắc qua việc nước Vệ, Vệ ý-công lên ngôi đã chín năm trời, mà tính tình biếng nhác, chẳng lo chính sự, chỉ thích chơi một giống chim gọi là chim hạc. Giống chim nầy tính ưa sạch sẽ, hình dung đã tao nhã lại hát hay, múa khéo. Người trong nước thấy vua ưa thích, đua nhau bắt chim hạc đem đến dâng rất nhiều. Hễ chim nào tốt thì được Vệ ý-công phong hàm-phẩm, cấp lương bổng, chim nào đẹp thì được ăn lộc Đại-phu, xem như một triều đình chim hạc. Mỗi khi Vệ ý-công đi chơi đâu trên các cỗ xe loan, chim hạc đậu bao quanh, gọi là Hạc tướng quân. Các người nuôi hạc lúc bấy giờ ăn lương rất hậu. Triều đình phải thâu thuế của dân thật nặng, để đủ tiền cấp lương cho hạc.Lúc bấy giờ việc triều chính do tay Thạch-kỳ con cháu Thạch-Thác và Ninh-tốc đảm đương. Hai người nầy là hai tôi trung liệt đã nhiều lần can gián nhưng Vệ ý-công không nghe. Công-tử Hủy là thứ huynh của Vệ huệ-công, thấy cháu mình như vậy, biết nước Vệ một ngày nào đó tất sanh biến, bỏ sang nước Tề cư ngụ. Tề hoàn-công chọn con gái dòng Tôn-thất gả cho, rồi cho ở luôn bên nước Tề. Nước Vệ sang trong tình trạng ngoắc ngoải ấy mãi cho đến lúc quân Bắc-dịch đến xâm lấn bờ cõi. Bắc-dịch là một nước cường thạnh, lâu nay có ý xâm chiếm Trung-nguyên. Vừa rồi lại nghe Tề hoàn-công đi đánh Sơn-nhung lấy làm tức tối. Vua nước Bắc-dịch là Sưu-man, vỗ án hét: - Quần Tề đem quân đi đánh Sơn-nhung là có ý khinh dễ nước ta lắm, nếu không nghĩ cách mà trị trước, ắt quân Tề còn dễ ngươi nữa. Nói xong, kéo binh sang đánh nước Hình. Tề hoàn-công toan đem binh sang cứu nước Hình, thì quân Bắc-dịch lại kéo sang đánh nước Vệ. Lúc ấy, Vệ ý-công đang sai người đẩy xe chim bạc đi chơi, nghe báo có quân Bắc-dịch đến đánh thất kinh, hạ lệnh gọi quân đi đánh giặc.Dân nước Vệ bỏ trốn cả, không ai dám ra đi lính. Vệ ý-công sai quan Tư-đồ đi bắt khắp nơi mới được hơn một trăm người đem về tra hỏi. Dân nước Vệ thưa: - Chúa-công chỉ dùng một giống vật cũng đủ đẹp được quân Bắc-dịch, hà tất phải gọi lính làm gì?Vệ ý Công hỏi: - Giống vật gì lại có thể đuổi được giặc?Dân nước Vệ thưa: - Giống chim hạc! Vệ ý-công quát mắng:- Giống chim hạc làm thế nào mà đánh giặc, các ngươi đám dùng lời khi quân như thế sao? Dân nước Vệ vẫn không sợ sệt, đáp:- Chim hạc không đánh được giặc, thì đó là vật vô-dụng thế mà Chúa-công đã dùng vật vô dụng cho hưởng ơn vua lộc nước, còn kẻ hữu-dụng lại bõ đi, như vậy làm sao trong cơn hữu-sự dân chúng không bõ trốn? Vệ ý-Công tỉnh ngộ, dịu giọng nói: - Nay ta đã hối lỗi. Ta sẽ theo ý dân đuổi hết chim hạc đi. Thạch-kỳ tâu:- Xin Chúa-công thực hành ngay ý định ấy. Tôi e bây giờ đã trễ lắm! Vệ ý-Công tức khắc sai người đi đuổi chim hạc, nhưng chim hạc lâu nay được nuôi nấng, quen nơi ăn, chốn ở nên cứ quanh quẩn mãi trong cung không chịu bay đi. Thạch-kỳ và Ninh-Tốc thân hành ra đứng giữa chợ, giảng dụ dân chúng, nói rõ lòng hối hận của Vệ ý-công, dân chúng mới chịu nhập vào quân ngũ. Thì, lúc đó giặc Bắc-dịch đã kéo đến đất Huỳnh-Trạch rồi. Thạch-kỳ bàn với Vệ ý-công: - Quân Bắc-Dịch mạnh lắm, chớ khinh thường. Tôi xin sang nước Tề cầu cứu, nhờ binh Tề giúp sức mới xong. Vệ ý-Công nói: - Ngày trước Tề phụng mệnh Thiên-tử đem binh chinh phạt nước ta. Dẵu không bắt tội, nhưng từ ấy đến nay ta chưa sang tạ tội, nay chắc gì Tề chịu đem binh đến giúp. Chi bằng ta liều quyết chiến với Bắc-dịch một phen rồi sẽ liệu. Ninh-tốc tâu: - Nếu vậy xin Chúa-công lo bảo vệ thành trì, để tôi đem quân ra quyết chiến cho. Vệ ý-công nói: - Nếu ta không thân hành ra trận, lòng quân không cởi mở được căm hờn. Nói xong, trao cho Thạch-kỳ một cái ngọc-quyết và dặn: - Ta giao việc nước cho khanh hãy ráng vì ta mà tận tâm. Lại giao cho Ninh-tốc một mũi tên, rồi nói tiếp: - Khanh khá lo việc giữ thành. Nếu không đánh được quân. Bắc-dịch ta thề không trở về. Thạch-kỳ và Ninh-tốc đều ứa nước mắt nhìn Vệ ý-công nghẹn ngào không nói được nữa lời. Vệ ý Công cùng với tướng Cừ-khổng khai thành, kéo quân đi.Tuy Vệ ý-công đã ăn năn, nhưng lòng dân oán hận chưa nguôi.Lúc đi đường, quân lính hát lên nhiều câu ngập tràn uất ức. Hát rằng: Hỡi chim hạc! Hỡi chim hạc! Lầu son bát ngát! Chim hạc ăn lương! Đồng rẫy ruộng nươngDân thuờng lo cày cấy! Hạc lai chơi bay nhảyXuống ngựa lên xe! Dân khổ cực trăm bề Khi hữu sự, bắt lê ra chiến trậnĐi phen nầy số phận mong manh. Vệ ý Công nghe hát, lòng buồn rũ rượi. Châu huệ-vương nói:- Tề-hầu cậy thế, nhóm chư-hầu qui phục Thái-tử, như thế đã có mầm khi quân! Ta muốn nhờ khanh đem cho Trịnh-hầu một mật chiếu, bảo Trịnh-hầu bỏ Tề theo Sở, rồi đem ý của Trẫm truyền lại với vua Sở.Chu-khổng tâu:- Sở về triều cống là nhờ có Tề bắt buộc, sao Bệ-hạ lại không nghĩ đến công lao của Tề-hầu.Châu huệ-vương nói:- Nếu các nước chư-hầu cứ tùng phục nước Tề mãi chắc gì Tề-hầu không sanh dị tâm, ý trẩm đã quyết khanh chớ bàn bạc làm chi!Chu-khổng không dám nói nữa. Châu huệ-vương liền viết một mật chiếu, niêm phong rất cẩn thận trao cho Chu-khổng.Chu-khổng không hiểu trong tờ chiếu đó đã viết gì, vội vã đem đến trao cho Trịnh văn-công.Trịnh văn-công mở ra đọc.Chiếu rằng:Thái-tử Trịnh bất tuân phụ lệnh, tự tập các chư-hầu mưu gây rối Thiên triều. Đó là tội bất hiếu, không thể nối ngôi được. Nay ý trẫm muốn lập Vương-tử Đái làm Thái-tử, nếu hiền-hầu bỏ Tề theo Sở, để cùng giúp Vương-tử Đái thì trẫm sẽ giao hết quyền bính cho. Trịnh văn-công xem chiếu xong, lòng mừng thầm, nói với các quan Đại phu:- Tiên quân ta Vũ-công, Trang-công trước kia hai đời làm Khanh-sĩ nhà Châu đến đời Lệ-công cũng có công nghiệp lớn, giúp vua Châu, nhưng chưa giữ được quyền chính. Nay vua nhà Châu lại định giao quyền cho ta, thực điều đáng mừng đó!Quan Đại-phu Đổ-thúc can:- Nước ta chịu ơn nước Tề, nay bõ Tề theo Sở là điều bội nghĩa. Hơn nữa, Thái-tử Trịnh được mọi người tôn sùng, nay bõ đi phò Vương-tử Đái là trái với ý-nguyện chung của mọi người, xin Chúa-công thận trọng việc nầy.Trịnh văn-công nói:- Theo ý Tề-hầu sao bằng theo ý Thiên-tử nhà Châu, việc phế lập là do ý Thiên-tử chứ đâu phải ý ta.Đổ-thúc nói:- Ngôi Thái-tử nhà Châu bao giờ cũng phải là con trưởng. Nếu lập con thứ không tránh điều rắc rồi. Xem như trước kia U-vương yêu Vương-tử Bá-Phục, vua Hoàng-vương yêu Vương-tử Khắc, vua Trang-vương yêu Vương-tử Đồi kết quả đều mang tai vạ. Nếu Chúa-công không xét kỹ e phải hối hận.Quan Đại phu Thân-hầu cãi:- Dù muốn dù không đó là lệnh Thiên-tử. Ta há lại trái lệnh Thiên-tử để nghe theo Tề-hầu sao? Như vậy còn gì đạo quân thần.Trịnh văn-công cho lời nói của Thân-hầu là phải, đêm ấy bỏ ra về không hội chư-hầu nữa.Tề hoàn-công hay tin nổi giận, toan đem binh đánh Trịnh. Quản-Trọng can:- Dẫu một nước Trịnh bội ước, cũng chưa hại chi, nay xin Chúa-công cứ lập minh thệ với các nước rồi tính sau.Tề hoàn-công nghe theo lời, lập đàn nơi đất Thủ-chỉ, để cùng với các chư hầu ăn thề, đồng tâm giúp ngôi Thái-tử.Lời thề như sau:Tất cả các nước chư hầu có mặt hôm nay đồng tâm giữ ngôi Thái-tử để giữ vững nhà Châu. Nếu ai đổi lòng sẽ bị đất trời tru diệt. Ngày hôm sau các nước chư-hầu đưa Thái-tử Trịnh về nước.Trịnh văn-công hay tin các nước chư hầu lập minh thệ, có ý lo sợ cho mình.Kế đó Sở thành-vương sai người sang Trịnh để bàn việc giao hữu.Trịnh văn-công lòng dụ dự không quyết, nên không tiếp sứ.Sở thành-vương bèn tư thông với Thân-hầu, để nhờ Thân-hầu xúi giục Trịnh văn-công bỏ Tề theo Sở.Nguyên Thân-hầu trước kia làm quan nước Sở, được Sở văn-vương yêu chuộng. Sau Sở văn-vương gần mãn phần, sợ người sau không dùng Thân-hầu nên mới cho Thân-hầu một số châu ngọc để trốn sang nước khác lập nghiệp. Thân-hầu trốn sang đất Lịch, được Trịnh lệ-công yêu dùng. Sau Trịnh lệ-công phục nghiệp mới phong Thân-hầu làm chức Đại phu nước Trịnh. Đến lúc Trịnh lệ-công qua đời. Trịnh văn-công lên nối nghiệp, Thân-hầu vẫn giữ chức ấy.Nay được tin nước Sở, Thân-hầu vào bàn với Trịnh văn-công:- Ta vì phụng mệnh Thiên tử mà trái ý Tề, chỉ còn trông cậy ở nước Sở, nếu không theo Sở thì lấy đâu nương tựa?Trịnh văn-công nghe lời, mật sai Thân-hầu qua kết liên với Sở.Tề hoàn-Công hay tin tức giận cử binh sang vây thành Tần-Mật của nước Trịnh.Lúc bấy giờ Thân-hầu còn đang ở nước Sở, nghe tin ấy liền tâu với Sở thành-vương:- Nước Trịnh sở dĩ giao kết với Sở là cậy có Sở giúp. Nếu Đại vương không đem binh cứu nước Trịnh, ắt Trịnh phải theo Tề.Sở thành-vương triệu tập quân thần thương nghị.Quan Tể-tướng Tử-văn tâu:- Nước Hứa đang tùng phục nước Tề, được Tề hoàn-công rất ưu đãi, nay muốn cứu Trịnh, chỉ cần đem binh qua đánh Hứa, quân Tề tất phải rút về mà cứu Hứa.Sở thành-Vương y lời, đem quân vây thành nước Hứa. Quả nhiên Tề bõ Trịnh kéo thẳng qua nước Hứa để cứu viện.Nước Sở lại rút quân về. Thân-hầu trở về nước lòng hiu hiu tự đắc, cho rằng mình đã có công phu rất lớn đối với nước Trịnh.Qua năm sau, Tề hoàn-công lại đem quân đánh Trịnh nữa.Quan Đại-phu nước Trần là Đào-Đồ, lúc trước theo Tề hoàn-công đi Sở có hiềm khích với Thân-Hầu, nên nay viết một mật thư sai người đem đưa cho quan Đại-phu nước Trịnh là Đổ-thúc.Thư ấy như vầy:Thân-hầu là một đứa ô-mị, trước kia nịnh bợ Tề-hầu được thuởng đất Hổ-lao nạp, lại ô-mị nước Sở để làm cho Trịnh-hầu phải mang tiếng thất tín. Nếu chém đầu Thân-hầu đem tạ tội, ắt quân Tề tức khắc lui về nước.Đổ-thúc đem bức thư ấy trình với Trịnh văn-công.Trịnh văn-công cả giận truyền chém Thân-hầu, cắt đầu bỏ vào một chiếc hộp, sai Đổ-thúc đem nạp cho Tề hoàn-công và nói:- Ngày trước sở dĩ nước Trịnh bội ước là do Thân-hầu ô-mị, nay xin giết Thân-hầu đem dâng đầu tạ tội.Tề hoàn-công biết Đổ-Thúc là một tôi hiền, thuận cho nước Trịnh giảng hoà.Rồi, cũng trong năm ấy Tề hoàn-công lại triệu tập các chư-hầu họp nơi đất Ninh-mãn để kiểm điểm việc binh.Trịnh văn-công e ngại có chiếu mệnh Thiên-tử, nên chẳng dám công nhiên đi dự mới sai con là Thế-tử Hoa đi thế. Nguyên Thế-tử Hoa cùng với em là Công-tử Tang đều con bà Đích phu-nhân. Bấy giờ Đích phu-nhân được Trịnh văn-công yêu, mới lập Hoa lên làm Thế-tử. Sau đó, Trịnh văn-công lại lập thêm hai bà phu-nhân nữa cũng đều có con trai cả.Cách đó chẳng bao lâu Đích phu-nhân chết. Trong cung có một nàng cung nữ tên Yên-cật, một hôm nằm mộng thấy một người đàn ông tay cầm cành hoa đến nói: Ta đây là thuỷ tổ nhà ngươi, nay cho nhà ngươi cành hoa lan nầy, mai sau sẽ sinh quí-tử, khiến cho nước nhà thịnh vượng. Nói xong cầm cành hoa lan đưa cho Yên-cật rồi biến mất. Yên-Cật giật mình thức dậy, đem chuyện ấy tâu với vua.Trịnh văn-công cho là điềm tốt, ăn ở với Yên-cật, sinh đặng một trai đặt tên là Lan.Thế-tử Hoa thấy cha mình nhiều vợ yêu như vậy, sợ ngày sau bõ mình lập người khác, mới bàn riêng với các quan Đại-phu, như Thúc-thiêm, Đổ-thúc, Sư-thúc, để bầy mưu gây uy-thế cho mình.Nhưng các quan đều khuyên Thế-tử Hoa nên giữ lấy đạo-hiếu.Do đó, Thế-tử Hoa không bằng lòng, tỏ ý hiềm-khích với các quan.Đến ngày hội chư-hầu, Thế-tử Hoa vào yết-kiến Tề hoàn-công nói riêng:- Nước Trịnh tôi ngày nay quyền binh đều ở trong tay Thúc-thiêm, Đổ-thúc và Sư-thúc định đoạt cả. Sở dĩ phụ-thân tôi bõ không đi dự hội cũng vì ba người ấy. Nếu Hiền-hầu trừ được ba người ấy thì nước Trịnh tôi mới phần phục quí quốc mãi mãi.Tề hoàn-công đem chuyện để bàn lại với Quản-trọng.Quản-trọng nói:- Không nên! Xét lời nói của Thế-tử Hoa tỏ ra một kẻ bất trung, bất tín. Thúc-thiêm, Sư-thúc và Đổ-thúc đã được tiếng là Tam-lương của nước Trịnh, ta chớ nên nghe lời mà hõng việc.Tề hoàn-công bỏ qua không nói đến nữa. Tuy nhiên Quản-Trọng vốn ghét Thế-tử Hoa là kẻ gian-giảo, cố ý đem lời nói của Thế-tử Hoa tiết-lộ cho người nước Trịnh biết.Trịnh văn-công hay được, đòi Thế-tử Hoa vào hỏi.Thế-tử Hoa nói dối rằng:- Phụ thân không qua dự hội nên Tề hoàn-công không chịu giảng hoà. Vậy thì ta nên theo nước Sở là hơn.Trịnh văn-công đã rõ hết ngọn ngành vỗ án hét:- Nghịch-tử, mi muốn bán nước lại còn dám nói dối với ta nữa sao?Nói xong, truyền giam Thế-tử Hoa vào ngục.Thế-tử Hoa khoét tường trốn ra.Trịnh văn-công hay được truyền đem chém.Em Thế-tử Hoa là Công-tử Tang sợ liên luỵ liền trốn sang nước Tống, nhưng Trịnh văn-công được sai người theo giết chết.Trịnh văn-công lại cảm nghĩa Tề hoàn Công không nghe lời Thế-tử Hoa, nên sai Đỗ-thúc đến tạ ơn.Năm ấy Châu huệ-vương ốm nặng Thái-tử Trịnh sợ có biến loạn, nên sai quan Hạ-sĩ Vương-tử Hổ đến báo với Tề hoàn-công.Chẳng bao lâu Châu huệ-vương băng-hà. Tề hoàn-công nay tin, vội vả họp các chư-hầu ở đất Thao (thuộc nước Tào) làm tờ ai điếu vào triều Châu dâng lễ tế.Mỗi nước chư-hầu phái một quan Đai-phu thay mặt, kể tên sau đây:l. Quan Đại-nhu nước Tề: Thấp-bằng2. Quan Đại-phu nước Tống: Hoa tú-lão3. Quan Đại-phu nước Lỗ: Công tôn-ngao4. Quan Đại-phu nước Vệ: Ninh-tốc.5. Quan Đại-phu nước Trần: Viên-tuyền6. Quan Đại-phu nước Trịnh: Tư nhân-sư.7. Quan Đại-phu nước Tào: Công-tử Mậu.8. Quan Đại-phu nước Hứa: Bách-đà.Tuy mượn tiếng là điếu tang nhưng kỳ thật để làm hậu thuẫn, tôn Thái-tử Trịnh lên ngôi.Sau lễ an-táng, Thái-tử Trịnh lên tức vị, hiệu là Châu tương-vương.Trần-vỉ, vợ vua Huệ-vương và Vương-tử Đái lòng rất căm phẫn, nhưng sợ oai các chư-hầu không dám kinh động.Việc nhà Châu sắp đặt đã yên, Tề hoàn-công lui về nước, định triệu tập chư hầu nơi đất Quí-khâu để bàn tính mọi việc.Quản-trọng nói:- Nhà Châu vừa rồi chỉ vì con trưởng, con thứ, không nhất định mà sắp bị rối loạn. Vậy Chúa-công định ngôi Thế-tử trước để khỏi di-hoạ về sau.Tề hoàn-công nói:- Ta có tất cả sáu con, đều là con của vợ thứ: Công-tử Võ-Khuy lớn tuổi hơn, nếu cứ lấy người hiền thì có Công-tử Chiêu. Trưởng Vệ-cơ (mẹ Công-tử Võ-khuy) hầu ta đã lâu, ta đã hứa địnhlập Công-tử Võ-khuy rồi ; Dịch-nha và Thụ-Điêu hai người ấy thường thường có nói với Võ-khuy. Công-tử Chiêu là người hiền, nhưng ý ta chưa quyết, bây giờ tuỳ ý Trọng-phụ.Quản-trọng biết Dịch-nha với Thụ-điêu là hai tên nịnh, lại là bè đảng của Trưởng Vệ-cơ, e cho ngày sau Công-tử Võ-khuy lên nối ngôi thì nội công, ngoại ứng làm loạn Quốc-chính. Công-tử Chiêu là con của Trịnh-cơ, nước Trịnh vừa mới giảng hoà với Tề, lập Công-tử Chiêu thì giữa Tề và Trịnh càng thêm thân mật. Nghĩ như vậy, Quản-Trọng mới thưa với Tề hoàn-công:- Hiện nay Chúa-công không có con hiền nối ngôi thì làm sao giữ được cơ-nghiệp bá-chủ. Chúa-công đã xét đoán biết Công-tử Chiêu là người hiền, thì nên lập ngay mới phải.Tề-hoàn-công nói:- Ta chỉ sợ Công-tử Võ-khuy cho mình là lớn tuổi hơn, sinh ra chuyện tranh giành lẫn nhau, thì biết làm thế nào?Quản-di-ngô thưa:- Nay nhân dịp Chúa-công sắp đại hội các nước chư hầu ; nên chọn trong các vua chư hầu có ông nào hiền, hãy đem việc Công-tử Chiêu mà uỷ thác cho còn lo ngại gì.Tề hoàn-công nhậm lời. Bây giờ Tống hoàn-công là Ngự-thuyết Mật, Thế-tử Tư-phủ nhường ngôi cho Công-tử Mục-di (thứ huynh của Tư-phủ). Mục-di không chịu làm vua. Tư-phủ phải lên nối ngôi hiệu là Tống tương-công. Tống tương-công theo lệnh của bá chủ (Tề hoàn-công), mặc dầu có tang vẫn đến dự hội ở đất Quí-khâuQuản-trọng tâu với Tề hoàn-công:- Vua nước Tống biết nhường ngôi cho người hiền là Công-tử Mục-di. Vả lại trong lúc có tang mà đi dự hội, là họ rất kính trọng nước ta. Chúa-công nên uỷ thác Công-tử Chiêu cho vua nước Tống.Tề hoàn-công y-lời, lập tức sai Quản-Trọng đến quân-xá, để hầu chuyện trước cùng Tống tương-công.Tống tương-công đến yết kiến Tề hoàn-công. Tề hoàn-công tiếp đãi rất nồng hậu rồi đem việc Công-tử Chiêu ân-cần gửi gắm: - Để giữ yên được cơ nghiệp tôi hy-vọng lòng tốt của hiền-hầu không quên chăm sóc Công-tử Chiêu, khiến cho cơ nghiệp Tề vẫn còn tồn-tại vĩnh-viễn. Tuy Tống tương-công khiêm nhượng, không dám nhận lời, nhưng nỗi lòng đã thầm cảm lời ủy-thác của Tề hoàn-công.Ngày hội, các chư-hầu cùng họp mặt trước đàn để vọng bái thiên-tử.Quan Thái-tế Chu-khổng đọc lời chiếu của Thiên-tử nhà ChâuĐoạn trao phần tế cho Tề hoàn-công.Tề hoàn-công bái lĩnh toan bước xuống ngai tạ lễ, Chu-khổng nói:- Hiền-hầu nay tuổi đã già, xin miễn việc ấy.Tề hoàn-công toan bố lễ tạ, Quản-Trọng vội vã nói:- Xin Chúa-công lấy lễ nghĩa làm trọng, để nêu gương cho các chư-hầu.Như sực tĩnh, Tề hoàn-công nói lớn:- Dẫu Thiên-tử thương tình, song kẻ làm tôi có bao giờ vô lễ được.Nói xong phục xuống trước đàn lạy hai lạy. Các nước chư-hầuthấy vậy đều khâm phục. Tề hoàn-công nhân các nước chư-hầu còn đũ mặt, tuyên đọc năm điều cấm của vua nhà Châu:1. Không được lấp dòng nước chảy 2. Không được cấm đong thóc.3. Không được đổi con trưởng. 4. Không được lấy tiểu thiếp làm chánh.5. Không được cho đàn bà dự vào việc chính-trị.Đoạn Tề hoàn-công lập thệ với các nước chư-hầu rằng:- Phàm là nước đồng minh, phải cùng nhau giao hiếu, lúc hoạnnạn phải cứu nhau. Xong cuộc lễ Tề hoàn-công hỏi Chu-khổng:- Ta nghe đời Tam Đại (nhà Hạ, nhà Thương và nhà Châu), ngày xưa có lễ Phong-thiện, chẳng hay lễ ấy có nghĩa như thế nào?Chu-khổng nói: - Đời Tam Đại làm lễ "Phong" ở núi Thái-sơn làm lễ "Thiện" ở núi Lương-phù. Lễ Phong là tế trời, lấy nghĩa trời cao, nên phải đắp đất lên mà tế. Còn lễ Thiện là tế đất, lấy nghĩa đất thắp, nên quét sạch đất mà tế, ấy là cái lễ của đời Tam-đại vậy.Tề hoàn-công nói:- An-ấp là thủ-đô của nhà Hạ, Bậc-ấp là thủ-đô của nhà Thương, Phong-kiều là thủ-đô của nhà Châu, chốn Đô-thành rất xa núi Thái-sơn và núi Lương-phủ, núi nầy lại nằm trong địa-giới nước ta, ý ta cũng muốn làm cái lễ ấy, các ngài nghĩ sao?Thấy Tề hoàn-công có ý kiêu-ngạo và tự đắc, Chu-khổng không hài lòng, liền đáp: - Hiền-hầu cho là phải, thì còn ai dám bảo là không phải?Tề hoàn-công nói:- Thôi, hoãn lại ngày mai ta sẽ bàn.Các vua chư-hầu đều lui về tửu quán. Chu-khổng đến nói riêng với Quản-trọng:- Lễ Phong-thiện là cái lễ trọng thể của Thiên-tử, tôi thiết tưởng nước chư-hầu không nên nói đến. Sao Trọng-phụ không can được một câu nào?Quản-trọng ôn tồn đáp:- Bản năng hiếu thắng của Chúa-công tôi, không thể nào can thẳng một cách đột-ngột được, phải tìm phương chửa lần, vậy hôm nay tôi sẽ liệu nói.Tối đến, Quản-trọng vào yết kiến Tề hoàn-công:- Chúa-công có thật lòng muốn làm lễ Phong-thiện không?Tề hoàn-công đáp:- Đã nói, sao lại không thật!Quản-trọng thưa: - Lễ Phong-thiện bắt đầu có từ đời Vô hoài-thị đến đời Chu thành-vương, tất-cả 73 nhà, đều là tuân mệnh trời làm Thiên-tử, nên mới được phép làm lễ Phong-thiện.Tề hoàn Công tỏ ý không hài lòng, nói lớn:- Ta đây, đánh nước Sở ở phía Nam, tiến quân vào đất Thiệu-Lăng, phía Bắc đánh Sơn-nhung, Linh-chi và Cô-trúc ; phía Tây qua bãi Lư-sa đến tận núi Thái-hàng. Các chư-hầu ấy không ai đám trái ý, ba lần hội chư-hầu về việc xa, sáu lẫn hội chư-hầu về việc y thường. Dầu đời Tam-đại chịu mệnh trời làm Thiên-tử cũng không thể có một sức mạnh nào hơn! Vậy giờ đây ta có làm lễ Phong-thiện để cho con cháu noi theo tưởng cũng là lẽ phải!Quản-trọng nói:- Các bậc đế-vương thời xưa lúc nào gặp điềm lành mới làm lễ Phong-thiện, nay Chúa-công bỗng nhiên tổ chức lễ ấy ắt những thức-giả sẽ chê cười.Tề hoàn-công không nói đến việc đó nữa. Hôm sau kéo binh về nước lọ sửa sang cung-thất rất rực rỡ, mỗi dụng-cụ của nhà vua, món gì cũng sang trọng như đồ dùng của Thiên-tử nhà Châu.Người trong nước ai cũng chê Tề hoàn-công cố ý tiếm phạm.Quản-trọng cũng đắp một cái đài cao ba từng gọi là "Tam qui".Nghĩa là cả ba hạng người: Nhân dân, chư-hầu, mọi rợ đều tùng phục mình cả. Lại còn lập ra Tắc-môn để che cửa, Phạn-điếm để tiếp sứ thần các nước. Bảo thúc-nha thấy vậy có ý nghi hoặc hỏi:- Vua xa xỉ, mình cũng xa xỉ. Vua tiếm phạm mình cũng tiếm phạm như thế sao phải?Quản-trọng nói:- Dẫu một ông vua hay một thường dần mà đã có công khổ nhọc gây dựng cơ đồ, tất có ngày phải được huởng sung sướng để bù lại công khó nhọc của mình chứ. Nếu cứ đem lễ nghĩa bó buộc đời sống mình thì ai lại không chán. Vẳ lại việc làm của tôi cũng chỉ vì Chúa-công, mà muốn chia cái tiếng chê cười của thiên hạ đó.Bảo thúc-nha nghe nói tuy làm thinh không cãi lại, song lòng không phục. Trong lúc đó quan Thái-Tể nhà Châu là Chu-khổng cáo biệt trở về triều.Đi đến nữa đường gặp Tần hiến-công đi dự hội trễ.Chu-khổng nói:- Hội đã tan rồi sao đến bây giờ hiền-hầu mới đến?Tần hiến-công dậm chân, than:- Nước tôi xa quá nên đến trễ, không được trong thay cảnh uy-nghiêm của ngày hội, thực tiếc thay!Chu-khổng nói:- Tôi tưởng không phải là điều đáng tiếc. Tề-hầu cậy mình có công to, tỏ ý kiêu ngạo, làm lắm điều trái đạo. Hễ trăng tròn thì phải khuyết, nước đầy tất phải tràn. Chẳng bao lâu nước Tề sẽ suy đốn.Tấn hiến-công nghe nói quay xe trở về. Nhưng di dọc đường bị bệnh, nên về đến nước Tấn thì tạ thế.Từ đó, nước Tấn sanh lắm điều rối loạn.