Bấy giờ năm thứ 12 đời Chu Cảnh Vương, Sở Linh Vương đã diệt được Trần và Sái rồi, lại thêm sáu nước nhỏ là Hứa, Hồi, Trần, Đạo, Phòng, Thân sang đất Kinh Sơn, trăm họ phải bỏ nhà bỏ cửa mà đi nơi khác, tiếng than khóc rộn lên khắp đường xá. Sở Linh Vương vẫn cho là thiên hạ đã nắm chắc trong tay mình nên chỉ ngày đêm vui chơi ở Chương Hoa Đài, lại toan sai sứ sang nhà Chu đòi lấy chín cái đỉnh đem về nước Sở. Quan hữu doãn là Trịnh Đan can rằng:- Nay Tề, Tấn còn mạch, Ngô, Việt chưa theo thì nhà Chu dẫu sợ ta, chư hầu tất cũng không phục.Sở Linh Vương không bằng lòng nói rằng:- Có một điều này, xuýt nữa ta quên đi mất! Khi trước ta hội chư hầu ở Thân Địa, xá tội cho vua Từ, ai ngờ vua Từ lại bội ta mà theo Ngô; nay ta nên đánh Từ trước, rồi đánh Ngô sau, khiến cho các nước từ Trường Giang trở về phía đông, đều là thuộc quốc của ta cả, thế thì thiên hạ về tay đến một nửa rồi.Sở Linh Vương giao cho Viễn Bài và Sái Hựu giúp thế tử Lộc giữ nước, còn mình thì đi luyện tập quân mã ở cuối sông Di Thuỷ, và sai quan tư mã Đốc đem quân sang vây thành nước Từ.Đại binh Sở Linh Vương đóng ở Kiên Khê, để làm thanh viện (phô trương thanh thế để khiến người ta sợ). Mùa đông năm ấy tuyết xuống nhiều lắm, đóng dày mặt đất đến hơn ba thước. Sở Linh Vương hỏi nội thị rằng:- Ngày trước, nước Tần có dâng ta cái áo cầu “Phục đào” và cái mền “Thuý Vũ”, các người đem ra đây cho ta.Nội thị đưa áo và mền ra, Sở Linh Vương mặc áo và khoác mền vào, đầu đội mũ dạ, chân đi giầy da, tay cầm cái roi bằng tơ tía ra ngoài trướng đứng xem tuyết. Gặp có quan hữu doãn là Trịnh Đan đến yết kiến. Sở Linh Vương bỏ mũ và mền, vứt roi xuống, rồi đứng nói chuyện với Trịnh Đan, Linh Vương nói:- Trời rét quá đi mất!Trịnh Đan nói:- Đại vương mặc mấy lần áo cừu đứng trong trướng hồ mà còn rét như thế, huống chi quân sĩ áo thì ít, chân thì trần, đầu đội mũ trụ, mình mặc áo giáp, tay cầm binh khí đứng ở trong đám gió tuyết, thì khổ biết dường nào! Sao đại vương không tạm rút quân đánh Từ về, đợi đến qua xuân, khí giời ấm áp sẽ hay?Linh Vương nói:- Nhà ngươi nói rất phải! Nhưng từ khi khởi binh đến nay, ta đánh đâu được đấy, chắc rằng chỉ nay mai tất có tin thắng trận.Trịnh Đan thưa rằng:- Từ không phải như Trần và Sái. Từ cách nước Sở đến hơn ba nghìn dặm, mà lại còn dựa vào nước Ngô nữa. Nếu nhà vua tham đánh Tùu, khiến cho ba quân ở ngoài giá rét khổ sở, vạn nhất trong nước có biến, lòng quân ly tán, thì tôi dám lấy làm nguy cho đại vương lắm.Linh Vương cười mà nói rằng:- Xuyên Phong Thu ở Trần, Khí Tật ở Sái, Ngũ Cử giữ nước với thái tử, thế là có đến ba nước Sở ta còn lo gì nữa?Vừa lúc ấy có quan thái sử là Ỷ Tướng đi qua.Linh Vương trỏ Ỷ Tướng mà bảo Trịnh Đan rằng:- Đây là một nhà bác vật, phàm các sách như “Tam phần”, “Ngũ điển”, “Bát sách”, “Cửu khâu”, đều thông hiểu cả, nhà người nên trọng đái người ta.Trịnh Đan nói:- Đại vương khen quá lời! Ngày xưa vua Mục vương nhà Chu đi dong chơi khắp thiên hạ. Sái công tức là Mưu Phủ làm thơ “Kỳ thiểu” để can ngăn. Mục vương nghe lời mà trở về tránh khỏi được tai vạ. Thế mà tôi đem thơ ấy hỏi Ỷ Tướng, Ý Tướng không biết, việc bản triều mà còn không biết, huống chi là việc đời xưa!Linh Vương hỏi:- Bài thơ “Kỳ thiểu” thế nào, nhà ngươi đọc cho ta nghe. Trịnh Đan đọc. Sở Linh vương lại hỏi nghĩa. Trịnh Đan cắt nghĩa. Sở Linh vương biết là Trịnh Đan có ý can mình, mới nín lặng không nói gì cả, ngẫm nghĩ hồi lâu rồi bảo Trịnh Đan rằng:- Nhà ngươi hãy lui ra, để ta nghĩ lại xem.Đêm hôm ấy, Linh vương đã toan rút quân về, bỗng nghe báo quân tư mã Đốc đã thắng nhiều trận, hiện đang vây kinh thành nước Từ. Linh vương nói:- Nếu vậy thì nước Từ có thể diệt được!Linh vương bèn nhất định cứ đóng quân ở Kiên Khê, từ đông sang xuân, ngày nào cũng lấy săn bắn làm vui; lại toan bắt dân phải sửa soạn lâu đài ở đấy, không nghĩ gì đến việc về nước cả.Bấy giờ có Triều Ngô (con quan đại phu nước Sái là Quí Sinh), theo hầu công tử Khí Tật, ngày đêm vẫn nghĩ mưu để khôi phục nước Sái, mới cùng với Quan Tòng (người nước Sở) thương nghị. Quan Tòng nói:- Vua Sở gây ra việc tranh chiến, đem quân đi lâu ngày không về, nhân dân ai cũng oán giận, ta nên nhân cơ hội này mà khôi phục lại nước Sái.Triều Ngô nói:- Bây giờ làm thế nào khôi phục được?Quan Tòng nói:- Hùng Kiên (tên sở Linh vương) được lập lên làm vua, ba vị công tử (Tử Can, Tử Tích và Khí Tật) đều không phục, nhưng sức không làm gì nổi. Nay ta giả mệnh Sái công (tức Khí Tật) mà triệu Tử Can và Từ Tích về, rồi bức hiếp Sái công phải khởi sự mà chiếm lấy nước Sở. Nước Sở đã mất thì Hùng Kiên mất sào huyệt, còn làm gì được nữa. Đến đời vua sau, tất nhiên ta phục được nước Sái.Triều Ngô nghe lời, sai Quan Tòng giả mệnh lệnh của Sái công đi triệu Tử Can (tức công tử Tị) ở nước Tấn, và Tử Tích (tức là công tử Hắc Quang) ở nước Trịnh về, nói là Khí Tật định lấy quân Trần, Sái đưa hai vị công tử về nước áo bào trắng đang mặc treo lên cành liễu, lại đem đôi giầy bỏ ở bên bờ, rồi thay đôi giầy cỏ, cứ men bờ sông mà đi. Thẩm Doãn Thu đuổi theo đến bờ sông, bắt được giầy và áo của Ngũ Viên, đem về tâu với Bình vương rằng:- Không biết Ngũ Viên đi phương nào mất!Phí Vô Cực tâu rằng:- Tôi có một kế làm cho Ngũ Viên không còn đường nào mà trốn.Bình vương hỏi kế gì? Phí Vô Cực nói:- Một mặt chiên yết các nơi, bất cứ người nào, hễ bắt được Ngũ Viên thì thưởng năm vạn thạch thóc, và cho làm thượng đại phu; còn ai chứa chấp hoặc buông tha Ngũ Viên thì cả nhà đều bị chết chém; bao nhiêu những người qua lại ở bến sông hoặc cửa ải, đều phải khám xét thật kỹ. Lại sai sứ đi báo khắp các nước, không nước nào được dùng Ngũ Viên. Như thế thì Ngũ Viên sẽ không có đường trốn, dẫu chưa bị bắt mà cô thế cũng chẳng làm gì nổi!Bình vương theo kế ấy, sai người vẽ hình tượng Ngũ Viên để cho đi tầm nã các nơi.Ngũ Viên men bờ sông đi về phía đông, định trốn sang nước Ngô, nhưng ngặt vì đường sá xa xôi, chưa thể đi được; lại nghĩ muốn sang nước Tống để tìm thế tử Kiến, mới theo con đường Thu Dương mà đi. Đi đến nửa đường, bỗng trông thấy một toán xe ngựa tấp nập, Ngũ Viên ngờ là có quân Sở đón đường, phải đứng nấp ở trong bụi rậm; sau nhìn kỹ mới biết là người bạn cũ của mình tên gọi Thân Bao Tư, nhân đi sứ nước ngoài về qua đấy. Ngũ Viên chạy ra, đứng ở bên xe. Thân Bao Tư vội vàng xuống xe tiếp kiến và hỏi Ngũ Viên rằng:- Nhà ngươi vì cớ gì mà lủi thủi một mình như vậy?Ngũ Viên đem việc Bình vương giết oan cha và anh mình nói cho Thân Bao Tư nghe, vừa nói vừa khóc. Thân Bao Tư nghe nói, cũng động lòng mà hỏi rằng:- Bây giờ nhà ngươi định đi đâu?Ngũ Viên nói:- Ta nghe nói kẻ thù của cha mẹ thì không cùng đội trời chung, nay ta định trốn sang nước khác, mượn quân về đánh Sở, ăn thịt vua Sở, xé thây Phí Vô Cực, cho hả tấm lòng căm tức của ta!Thân Bao Tư can rằng:- Vua Sở dẫu vô đạo, nhưng dù sao cũng là vua, nhà ngươi đã mấy đời ăn lộc vua, nỡ nào lại làm phản?Ngũ Viên nói:- Ngày xưa Kiệt và Trụ bị kẻ bề tôi giết, cũng chỉ vì vô đạo, nay vua Sở dâm loạn, lấy tranh vợ của con, lại nghe lời du nịnh mà làm hại kẻ trung lương, ta mượn quân về Sinh Đô là để quét rửa những sự ô uế cho nước Sở đó; huống chi lại là báo thù cho cha và anh ta nữa. Ta thề rằng nếu ta không diệt Sở thì không còn đứng ở trên đời!Thân Bao Tư nói:- Nếu ta bảo nhà ngươi báo thù nước Sở thì ta là kẻ bất trung, mà bảo nhà ngươi đừng báo thù lại là đẩy nhà ngươi vào chỗ bất hiếu. Thôi tuỳ ý nhà ngươi, ta cũng vì tình bạn hữu mà không tiết lộ cho ai biết cả. Nhưng nhà ngươi định diệt Sở thì ta đây quyết cứu Sở, nhà ngươi định làm cho Sở nguy thì ta đây quyết giữ cho Sở yên!Ngũ Viên từ biệt Thân Bao Tư rồi đi ngay. Đến nước Tống tìm thấy thế tử Kiến, hai người cùng ôm nhau mà khóc, rồi kể những tội ác của Sở Bình vương. Ngũ Viên nói:- Thế tử đã vào yết kiến vua Tống chưa?Thế tử Kiến nói:- Nước Tống đang có loạn, nên ta chưa vào yết kiến được.Lại nói chuyện vua Tống tên là Tá, là con một người thiếp yêu của Tống Bình công. Tống Bình công nghe lời kẻ hoạn quan là Y Lệ, giết thế tử Toạ mà lập Tá. Tống Bình công mất, Tá lên nối ngôi, tức là Tống Nguyên công. Tống Nguyên công người xấu xí, mà tính nhu nhược, lại không có tín nghĩa, ghét họ thế khanh là họ Hoa cường thịnh, mới cùng với bọn công tử Dán, công tử Ngự Nhung, Hướng Thắng và Hướng Hành bàn mưu trừ bỏ họ Hoa. Hướng Thắng nói lộ cho Hướng Ninh (con Hướng Thư) biết. Hướng Ninh quen thân với Hoa Hướng, Hoa Định và Hoa Hợi, mới báo bọn ấy nổi loạn trước. Hoa Hợi giả cách cáo ốm. Các quan đều đến hỏi thăm. Hoa Hợi bắt công tử Dán và công tử Ngự Nhung đem giết đi, giam Hướng Thắng, Hướng Hành vào trong kho. Tống Nguyên công nghe tin, vội vàng lên xe thân hành đến nhà họ Hoa xin tha cho Hướng Thắng và Hướng Hành. Hoa Hợi lại bức hiếp Tống Nguyên công phải giao thế tử và một người thân thuộc để làm tin, mới chịu nghe lời.Tống Nguyên công nói:- Ngày xưa nhà Chu và nước Trịnh cùng trao đổi con tin với nhau, nay ta giao thế tử cho nhà ngươi thì nhà ngươi cũng phải giao con tin với ta.Hoa Hợi thương nghị, rồi cho con mình là Hoa Vô Cảm cùng con Hoa Định là Hoa Khải, con Hướng Ninh là Hướng La sang ở làm con tin cho Tống Nguyên công. Tống Nguyên công cũng cho thế tử Loan và người em là công tử Địa sang ở làm con tin cho Hoa Hợi. Hoa Hợi mới tha cho Hướng Thắng và Hướng Hành theo Tống Nguyên công về triều. Tống Nguyên công và phu nhân nhớ thế tử Loan lắm, ngày nào cũng đến nhà Hoa Hợi để thăm thế tử Loan, ăn cơm xong mới về. Hoa Hợi lấy thế làm bất tiện, toan đưa thế tử Loan sang trả. Tống Nguyên công mừng lắm. Hướng Ninh không nghe, bảo Hoa Hợi rằng:- Ta phải bắt thế tử sang làm tin vì chúa công không biết thủ tín, nếu ta trả thế tử thì tai vạ tất đến nơi!Tống Nguyên công nghe tin Hoa Hợi không chịu trả thế tử Loan, tức thì nổi giận, sai quan tư mã là Hoa Phí Toại đem quân đánh Hoa Hợi. Hoa Phí Toại nói:- Còn thế tử ở đấy, sao chúa công không nghĩ?Tống Nguyên công nói:- Chết sống đã có mệnh, ta không thể nào chịu được những điều sĩ nhục này!Hoa Phí Toại nói:- Chúa công đã nhất quyết thì có đâu tôi dám trái ý.Hoa Phí Toại liền sửa soạn quân mã để sắp sang đánh Hoa Hợi. Tống Nguyên công đem những con tin của Hoa Hợi là Hoa Vô Cảm, Hoa Khải và Hướng La chém tất cả. Con Hoa Phí Toại là Hoa Đăng quen thân với Hoa Hợi, liền chạy sang báo Hoa Hợi. Hoa Hợi vội vàng sắp quân để nghênh chiến, nhưng lại bị thua. Hướng Ninh toan giết thế tử Loan. Hoa Hợi nói:- Ta đã đắc tội với vua, nay lại còn giết thế tử thì ngươita tất nghị luận!Liền đem con tin giao trả, rồi cùng với bè cánh trốn sang nước Trần. Hoa Phí Toại có ba con: con trưởng là Hoa Khu, con thứ là Hoa Đa Liêu, còn Hoa Đăng tức là con thứ ba. Hoa Đa Liêu vốn đã bất hoà với Hoa Khu, nhân cái loạn họ Hoa, mới tâu với Tống Nguyêncông rằng:- Hoa Khu đồng mưu với Hoa Hợi và Hoa Định, nay sai người sang nước Trần triệu Hoa Hợi là có ý muốn làm nội ứng.Tống Nguyên công nghe lời, sai kẻ hoạn quan là Nghi Liêu đi bảo Hoa Phí Toại. Hoa Phí Toại nói:- Việc này tất là tại Hoa Đa Liêu nói gièm, nhưng chúa công đã nghi Hoa Khu thì xin đuổi đi.Kẻ gia thần của Hoa Khu là Trương Mang nghe được tin ấy, sang hỏi Nghi Liêu. Nghi Liêu không chịu nói. Trương Mang rút gươm mà bảo rằng:- Nếu nhà ngươi không nói ta đâm chết.Nghi Liêu sợ hãi, nói thực tất cả. Trương Mang về báo với Hoa Khu, xin giết Hoa Đa Liêu. Hoa Khu nói:- Một mình Hoa Đăng phải đi trốn đã đau lòng thân phụ lắm rồi, nay anh em ta lại tàn hại lẫn nhau thì còn ra thế nào, âu là ta chịu nhường mà tránh đi.Hoa Khu từ biệt với cha là Hoa Phí Toại. Trương Mang đi theo. Vừa gặp Hoa Phí Toại ở trong triều ra, Đa Liêu cầm cương, Trương Mang trông thấy, hầm hầm nổi giận, chém chết Hoa Đa Liêu và bức Hoa Phí Toại cùng chạy ra ở Nam Lý. Lại sai người đến nước Trần triệu bọn Hoa Hợi về để cùng mưu phản. Tống Nguyên công sai Nhạc Đại Tâm làm đại tướng đem quân vậy Nam Lý. Hoa Đăng lại sang mượn quân nước Sở. Sở Bình vương sai Viễn Việt đem quân sang giúp họ Hoa. Ngũ Viên nghe tin quân Sở sắp đến, liền cùng thế tử Kiến chạy sang nước Trịnh. Tấn Khoảnh công cũng đem quân chư hầu đến giúp Tống Nguyên công. Chư hầu không muốn giao chiến với Sở, liền khuyên Tống Nguyên công cũng rút quân vây Nam Lý về, để thả cho bọn Hoa Hợi chạy sang nước Sở, rồi hai bên cùng nhau bãi binh.Bấy giờ quan thượng khanh nước Trịnh là công tôn Kiều mới mất, Trịnh Định công thương tiếc vô cùng, lại vốn biết Ngũ Viên là anh hùng, và nước Trịnh đang giao hiếu với Tấn mà cừu địch với Sở, cho nên khi nghe tin thế tử Kiến đến, thì lấy làm mừng lắm, sai người mời vào công quán, và tiếp đãi rất hậu. Thế tử Kiến và Ngũ Viên mỗi lần vào yết kiến Trịnh Định công lại kể lể những nỗi oan tình, vừa nói vừa khóc. Trịnh Định công nói:- Nước Trịnh ta nhỏ quân ít, không làm gì được. Nhà ngươi muốn báo thù thì sao không bàn mưu với nước Tấn.Thế tử Kiến để Ngũ Viên ở lại nước Trịnh rồi đi sang nước Tấn vào yết kiến Tấn Khoảnh công. Tấn Khoảnh công hỏi hết đầu đuôi cho ra ở quán xá, rồi họp sáu quan khanh là Nguỵ Thư, Hàn Bất Tin, Triệu Uông, Phạm Uông, Tuân Di, và Tuân Lịch, để thương nghị.Bấy giờ sáu quan khanh cầm quyền chính, không ai chịu kém ai. Tấn Khoảnh công nhu nhược, việc gì cũng không dám chuyên quyết, mà trong bọn sáu quan khanh, chỉ có Nguỵ Thư và Hàn Bất Tín có tiếng là người giỏi, còn bốn người kia toàn là những phường tham quyền cậy thế, nhất là Tuân Di lại hay ăn lễ lắm. Khi công tôn Kiều còn cầm quyền chính nước Trịnh, thì các quan khanh đều phải sợ cả; đến khi Du Cát thay công tôn Kiều, Tuân Di nước Tấn mới đòi ăn lễ của Du Cát. Du Cát không theo, từ bấy giờ Tuân Di ghét nước Trịnh. Khi vào thương nghị, Tuân Di mật tâu với Tấn Khoảnh công rằng:- Nước Trịnh xưa nay vẫn là bất thường, lúc thì theo Tấn, lúc thì theo Sở. Nay thế tử Kiến ở nước Trịnh, nước Trịnh tất tin lời. Nếu thế tử Kiến chịu làm nội ứng cho ta, để đem quân sang đánh Trịnh thì khi đánh được Trịnh, ta sẽ phong cho thế tử Kiến, rồi sau này tìm cách diệt Sở, chẳng cũng nên lắm ru!Tấn Khoảnh công theo kế ấy, liền sai Tuân Di đến báo thế tử Kiến. Thế tử Kiến nhận lời, rồi từ biệt Tấn Khoảnh công trở về nước Trịnh, bàn mưu với Ngũ Viên. Ngũ Viên can rằng:- Ngày xưa tướng nước Tấn là Kỳ Tử và Dương Tôn cũng bàn mưu đánh nước Trịnh, đã chẳng được thành sự, lại không có chỗ mà dung thân. Người ta đang lấy điều trung tín mà đãi mình, sao lại nỡ hại người ta? Việc ấy tôi thiết tưởng không nên làm.Thế tử Kiến nói:- Ta đã nhận lời với vua tôi nước Tấn rồi!Ngũ Viên nói:- Ta không dám làm nội ứng cho Tấn, cũng chưa có tội gì, nếu lập mưu lẻn đánh nước Trịnh, thì tín nghĩa đều mất cả, còn ra thế nào! Thế tử làm việc này, tôi chắc rằng tai vạ sắp đến.Thế tử Kiến tham được nước Trịnh, không nghe lời can của Ngũ Viên, liền đem gia tài mộ riêng quân vũ dũng, lại giao kết với các người hầu gần Trịnh Định công để dùng làm vây cánh. Tấn Khoảnh công mật sai người sang hẹn ngày với thế tử Kiến, nhưng chẳng ngờ việc tiết lộ ra, có người vào đầu thú với Trịnh Định công. Trịnh Định công cùng Du Cát thương nghị, triệu thế tử Kiến vào uống rượu ở trong vườn, nhưng cấm người hầu theo vào. Khi uống được mấy chén Trịnh Định công hỏi thế tử Kiến rằng:- Ta đây đem lòng tử tế mà dung nạp thế tử, sao thế tử lại lập tâm định hại ta?Thế tử Kiến nói:- Tôi có như thế bao giờ?Trịnh Định công gọi người đến đối chứng. Thế tử Kiến không thể chối được nữa. Trịnh Định công truyền cho lực sĩ bắt thế tử Kiến mà đem giết đi, lại giết cả những người ăn tiền của thế tử Kiến mà không đầu thú, cả thảy hơn hai chục người. Ngũ Viên đang ở quán xá, tự nhiên thấy rùng mình, mới nghĩ thầm rằng:- Không khéo thì thế tử nguy mất!Được ít lâu, người theo hầu thế tử Kiến trốn về quán xá nói việc thế tử Kiến bị giết. Ngũ Viên tức khắc cùng con thế tử Kiến là công tử Thắng thẳng đường sang nước Ngô, nhưng sợ có quân Trịnh đuổi theo, vẫn phải ngày núp đêm đi, trăm cay nghìn đắng, không kể hết được!Đi qua nước Trần, bi="noidung1('tuaid=367&chuongid=17')">hồi 16
hồi 17
hồi 18
hồi 19
hồi 20
Hồi 21
hồi 22
hồi 23
hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
g tử Thắng sụp lạy Đông Cao công bốn lạy và nói rằng:- Sau này nên việc được thì quyết xin hậu tạ.Đông Cao công nói:- Lão thương nhà ngươi bị oan, vậy nên muốn giúp, chứ có mong tạ làm gì!Đêm hôm ấy, Ngũ Viên cùng với công tử Thắng theo Hoàng Phủ Nột đi sang cửa Chiêu Quan. Mờ mờ sáng hôm sau thì vừa đi đến nơi. Tướng nước Sở là Viễn Việt truyền cho quân sĩ canh phòng nghiêm mật. Phàm những người đi qua phải tra xét kỹ lưỡng. Trên cửa quan có treo một bức tranh Ngũ Viên để đối chứng. Khi Hoàng Phủ Nột đến cửa quan, quân sĩ trông thấy hình dáng giống người trong tranh lắm, mình mặc áo trắng, mà lại có vẻ sợ hãi, liền bắt giữ lại rồi phi báo với Viễn Việt. Viễn Việt cưỡi ngựa ra xem, nhác trông đã bảo “Chính phải rồi!”, bèn truyền cho quân sĩ bắt lấy đem về. Hoàng Phủ Nột giả cách không biết chuyện gì, chỉ van lạy xin tha.Bấy giờ quân sĩ và nhân dân ở xung quanh đấy nghe tin bắt được Ngũ Viên, đều nô nức kéo nhau đến xem. Ngũ Viên nhân lúc cửa quan mở rộng, cùng công tử Thắng đi lẫn vào trong đám đông người, ăn mặc đã khác thường, râu tóc lại trắng xoá, vả lại ai cũng tưởng Ngũ Viên đã bị bắt rồi, nên không tra xét gì nữa, thành ra Ngũ Viên và công tử Thắng đi thoát qua được. Viễn Việt đem Hoàng Phủ Nột ra tra hỏi, bắt làm tờ cung, để định giải về Sính Đô. Hoàng Phủ Nột cãi rằng:- Tôi là ẩn sĩ ở Long Động sơn, tên gọi Hoàng Phủ Nột có hẹn với một người bạn là Đông Cao công cùng đi chơi, không dám làm điều gì trái phép cả, sao lại bắt trói thế này?Viễn Việt nghe tiếng Hoàng Phủ Nột nói, nghĩ thầm rằng:- Ngũ Viên mắt sáng như điện, tiếng vang như chuông, người này hình dáng dẫu giống, nhưng tiếng nói hơi nhỏ, hay vì cớ dãy gió dầm sương xui thành ra thế chăng?Viễn Việt còn đang nghi hoặc thì nghe báo có Đông Cao công vào yết kiến. Viễn Việt truyền đem Hoàng Phủ Nột giải đi một nơi, rồi mời Đông Cao công vào. Đông Cao công nói với Viễn Việt rằng:- Chúng tôi nhân đi chơi qua đây, nghe tin tướng quân đã bắt được kẻ vong thân (viên quan đi trốn) là Ngũ Viên, vậy tôi xin có lời mừng.Viễn Việt nói:- Quân sĩ có bắt được một người mặt giống Ngũ Viên, nhưng hắn vẫn chưa chịu thú nhận.Đông Cao công nói:-Quan tướng quân cùng cha con Ngũ Viên cùng làm quan một triều, có lẽ nào lại không nhận được rõ mặt?Viễn Việt nói:- Ngũ Viên mắt sáng như điện, tiếng vang như chuông, người này mắt nhỏ mà tiếng bé. Ta ngờ là vì cớ khổ sở lâu ngày mà thành ra thế.Đông Cao công nói:- Tôi cũng có biết mặt Ngũ Viên, xin cho tôi xem qua, sẽ rõ hư thực.Viễn Việt truyền giải Hoàng Phủ Nột đến. Hoàng Phủ Nột trông thấy Đông Cao công, vội vàng gọi mà bảo rằng:- Ông hẹn tôi cùng đi chơi, sao không đến mau, để tôi phải chịu nhục thế này!Đông Cao công nói với Viễn Việt rằng:-Tướng quân lầm rồi! Đây là người bạn tôi, tên gọi Hoàng Phủ Nột, có hẹn tôi cùng đi chơi ở đây, chẳng ngờ hắn lại đi trước. Nếu tướng quân không tin thì tôi đã có tờ quá quan văn điệp (giấy phép đi qua cửa quan) này, sao tướng quân lại vu cho là vong thân được?Đông Cao công liền thò tay vào trong ống áo lấy tờ quá quan văn điệp ra đệ trình Viễn Việt. Viễn Việt có ý thẹn, đứng dậy cởi trói cho Hoàng Phủ Nột và rót một chén rượu mời uống mà bảo rằng:- Việc này là bởi quân sĩ bắt lầm, xin ông chớ lấy làm lạ!Đông Cao công nói:- Quan tướng quân giữ phép triều đình, như thế là phải, có việc gì mà lạ!Viễn Việt lại đem vàng lụa đưa tặng Đông Cao công và Hoàng Phủ Nột. Hai người tạ ơn lui ra. Viễn Việt lại truyền lệnh cho quân sĩ phải canh giữ nghiêm ngặt như trước. Ngũ Viên qua được cửa Chiêu Quan, trong lòng mừng thầm, thẳng đường đi mau. Đi được mấy dặm, bỗng gặp một người Ngũ Viên nhìn xem ai thì tức là Tả Thành, hiện đang làm lính canh cửa Chiêu Quan. Nguyên hắn là người ở đất Thành Phủ, khi trước có theo hầu cha con Ngũ Viên đi săn bắn, cho nên nhận được rõ mặt Ngũ Viên lắm. Tả Thành trông thấy Ngũ Viên thì kinh sợ mà hỏi rằng:- Triều đình đang tầm nã ngài gấp lắm, sao ngài lại qua được cửa quan?Ngũ Viên nói:- Đại vương biết ta có một viên dạ minh châu, bắt ta phải đem nộp, nay viên hạt châu ấy về tay người khác, ta còn phải đi tìm. Mới rồi, ta đã bẩm mệnh quan Viễn tướng quân (trỏ Viễn Việt), ngài cho ta đi.Tả Thành không tin mà nói rằng:- Đại vương có truyền lệnh: ai tha ngài thì cả nhà bị chém. Vậy xin ngài hãy cùng tôi trở về cửa quan, để tôi hỏi lại chủ tướng, rồi sau sẽ đi.Ngũ Viên nói:- Nếu bắt ta trở lại để hỏi chủ tướng thì ta nói là viên hạt châu ấy đã giao cho nhà ngươi; nhà ngươi khó lòng mà gỡ tội được. Chi bằng nhà ngươi làm ơn tha cho ta đi, lại thành ra tử tế.Tả Thành vốn biết Ngũ Viên là bậc anh hùng, không thể đương nổi, mới tha cho đi. Khi về đến cửa quan, cũng giấu kín chuyện ấy, không dám nói đến. Ngũ Viên đi mau một quãng nữa, trông thấy sông Đại Giang, mặt nước mênh mông, làn sóng cuồn cuộn, lại không có thuyền bè gì cả. Ngũ Viên thấy mặt trước thì bị sông chắn, mặt sau thì bị quân theo, trong lòng đang bồn chồn hoảng hốt, bỗng thấy có một ông lão đánh cá ngồi chiếc thuyền nhỏ, bơi ngược dòng nước đi lên. Ngũ Viên mừng mà nói rằng:- Trời chưa nỡ hại ta!Nói xong, liền gọi ông lão đánh cá mà bảo rằng:- Ông đánh cá ôi, cho tôi sang với! Ông đánh cá ôi, mau mau cho tôi sang với!Ông lão đánh cá toan ghé thuyền để đón, nhưng trông thấy trên bờ có người đi, mới lên tiếng mà hát rằng:- Kia kìa bóng dâuĐã xế ể chống nhau với Hùng Kiên. Tử Can và Tử Tích mừng lắm, tức khắc đi sang nước Sái để hội nhau với Khí Tật. Quan Tòng về trước báo với Triều Ngô. Triều Ngô đón đường nói với Tử Can và Tử Tích rằng:- Sái công chưa hề ra lệnh, nhưng ta có thể bức hiếp Sái công bắt phải theo ta.Tử Can và Tử Tích nghe nói, đều sợ hãi biến sắc, Triều Ngô nói:- Hùng Kiên đem quân đi, lâu ngày không về, trong nước không có phòng bị. Sái Vĩ nghĩ đến cái thù giết cha, chỉ mong cho có loạn. Đấu Thành Nhiên làm chức giao doãn, vẫn thân nhau với Sái công; nếu Sái công cử sự thì hắn tất làm nội ứng. Xuyên Phong Thu dẫu đã được phong ở Trần, nhưng vẫn không phục Hùng Kiên, nếu Sái công cho người triệu thì hắn tất theo ngay. Đem quân Trần Sái đánh một nước Sở không có phòng bị, khác nào như lấy của ở trong túi mình, hai công tử còn lo nỗi gì!Tử Can và Tử Tích nghe nói, mới được yên lòng, liền cùng với Triều Ngô hội thể. Trong ước thư lại đề tên Sái công đứng đầu. Thể xong, Triều Ngô đưa Tử Can và Tử Tích lẻn vào Sái thành. Sái công đang ngồi ăn cơm sáng bất ngờ thấy Tử Can và Tử Tích đến, thì hốt hoảng sợ hãi toan đứng dậy tránh mặt. Triều Ngô chạy đến, nắm lấy vạt áo Sái công mà bảo rằng:- Việc đã đến nơi rồi, ngài còn định đi đâu!Tử Can và Tử Tích ôm lấy Sái công vừa khóc vừa nói:- Hùng Kiên vô đạo, giết anh và cháu, lại đuổi bọn chúng tôi. Hai tôi tới đây là muốn nhờ binh lực nhà ngươi để báo thù cho anh. Khi thành sự rồi, sẽ để ngôi vua cho nhà ngươi.Khí Tật thảng thốt không biết làm thế nào, mới đáp lại rằng:- Xin để thong thả, rồi sẽ thương nghị.Triều Ngô nói:- Hai công tử đói rồi hãy cùng ăn cơm với Sái công.Tử Can và Tử Tích ăn cơm xong, Triều Ngô giục phải làm ngay, liền tuyên cáo cho mọi người biết rằng:- Sái công triệu hai công tử đến đây, để cùng khởi sự, hiện đã cùng nhau hội thề ở ngoài cõi, nay cho hai công tử vào Sở trước.Khí Tật ngăn lại mà bảo rằng:- Sao lại nói oan cho ta?Triều Ngô nói:- Mới rồi, thề ở ngoài cõi, trong ước thư có tên ngài đứng đầu, ngài còn giấu chi nữa! Âu là hãy mau mau khởi sự để cùng hưởng phú quí.Triều Ngô lại tuyên cáo ở ngoài chợ cho người nước Sái biết rằng:- Vua Sở vô đạo, diệt nước Sái ta, nay Sái công cho ta phục quốc. Bọn các người đều là dân nước Sái, nỡ nào để cho nước nhà phải suy vong, nên rủ nhau theo Sái công và hai công tử cùng sang đánh Sở.Người nước Sái nghe nói, đều bảo nhau cầm binh khí đến họp ở cửa Sái công. Triều Ngô nói với Sái công rằng:- Lòng dân đã quả quyết như vậy, ngài nên phủ dụ mà dùng, nếu không thì sinh biến.Khí Tật nói:- Nhà ngươi bắt ta phải trèo lên mình hổ hay sao? Bây giờ nên làm thế nào?Triều Ngô nói:- Hai công tử còn ở ngoài thành, ngài nên mau mau đem quân nước Sái họp với hai công tử,rồi tôi xin sang bảo Trần công (tức Xuyên Phong Thu) đem quân theo ngài.Khí Tật theo lời, đem quân hợp với Tử Can và Tử Tích. Triều Ngô sai Quan Tòng sang Trần, để nói với Trần công. Quan Tòng đi đến nửa đường gặp một người nước Trần, tên gọi Hạ Khiết, tức là cháu huyền tôn Hạ Trung Thư, cùng với Quan Tòng vốn quen biết nhau. Quan Tòng mới đem việc phục Sái nói với Hạ Khiết. Hạ Khiết nói:- Ta theo hầu T “ông lão đánh cá”, thế cũng là đủ!Ngũ Viên lạy tạ rồi đi. Được mấy bước, lại quay trở lại bảo ông lão rằng:- Nếu mặt sau có quân đuổi theo thì xin cụ đừng tiết lộ gì hết.hết chương 72