Một vị phật tử lớn tuổi buồn bả tìm đến nhiều chùa để hỏi vì sao bà làm nhiều việc từ thiện xã hội mà vẫn bị nhiều tai ương, nạn ách. Hầu như mỗi chuyến từ thiện đều đem lại cho bà một sự cố, một tai nạn. -- "Kính bạch thầy!" Bà cung kính thưa với một vị thượng tọa, "Sao đời con luôn gặp nạn, nhất là trong khi làm từ thiện. Làm từ thiện nhỏ thì con gặp tai nạn nhỏ. Làm từ thiện lớn thì con gặp tai nạn lớn." Bà hạ giọng đặt câu hỏi, "Thế không có nhân quả thiện ác sao? Hay Phật và Bồ-tát không phò hộ người làm lành?" Bà ngẹn ngào rơi nước mắt, trên đôi má gầy gò còn rớm máu mủ do tai nạn bị lật xe trong một chuyến từ thiện lớn nhất trong đời bà, tháng vừa rồi.-- "Cụ hãy bình tâm!" Vị thượng tọa an ủi, "Chúng tôi là tu sĩ, những người được xem là ruộng phước của đời, tu hành từ nhỏ đến lớn, làm biết bao việc lành lợi ích cho nhân quần xã hội, mà vẫn bị gặp tai ương và bệnh tật." "Cụ à!" Vị thượng tọa dạy tiếp, "Nghiệp báo hay nhân quả đạo đức không chỉ là hoa trái của một đời người. Nó là một chuổi tương quan vô cùng phức tạp của nhiều đời, bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai." Vị thượng tọa giải thích, "Tai ương của chúng ta ở đời này là những trái đắng mà chúng ta đã gieo hạt và trồng cây xấu ác ở nhiều đời trước. Việc làm từ thiện hôm nay chỉ là những hạt giống ngọt mới gieo trong mảnh đất có nhiều cây trái xấu ở đời trước, nên chúng chưa kịp trổ quả phước thì cây ác trong quá khứ đã cho trái đắng rồi." "Cụ hãy tin tôi, rồi đây không sớm thì muộn, trong tương lai của kiếp này hay kiếp sau, cụ sẽ hưởng quả phúc!" Vị thượng tọa khẳng định.Bà kính cẩn chấp tay chào vị thượng tọa ra về, nhưng lòng vẫn không thấy thỏa mãn về câu trả lời. Cái tai nạn trật tay, lệch mủi và thẹo đầy trên đôi má gầy gò... không làm cho người phật tử lớn tuổi này nản lòng làm việc thiện. Nhưng hầu như khi đi đến chùa nào, đến vị thượng tọa nào để hỏi thăm, bà cũng chỉ nghe được câu trả lời tương tự, với vài chi tiết và cách diễn tả hay minh họa khác nhau, cái cách trả lời này không làm dịu được nỗi bâng khuâng và thắc mắc của bà. Hôm nọ, nghe bạn bè phật tử nói nhiều về một đại đức trẻ tuổi vừa tu học bên xứ Phật trở về, bà đã đến thăm vị ấy và cũng đặt một câu hỏi tương tự:-- "Thưa thầy, sao đời tôi gặp nhiều bất hạnh quá. Thầy hãy xem, gương mặt đầy thẹo và chưa lành mủ này là do tai nạn bị lật xe trong một chuyến làm từ thiện xã hội tháng trước đấy!" Bà phân bua và yêu cầu vị đại đức trẻ giải thích. Không vội giải thích, vị tu sĩ trẻ hỏi:-- "Còn những người làm từ thiện cùng đi chung một chuyến xe bị lật đó thế nào?" Vị tu sĩ trẻ hỏi bà với một giọng từ ái.-- "Thưa thầy, vài người vẫn còn nằm viện, vài người bại liệt, và vài người chết!" Bà vừa kể vừa khóc, "Tội cho họ quá!!!" Bà không quên nêu chi tiết, "Tôi là người già nhất trên xe và cũng là người bị thương nhẹ nhất."-- "Đó là phước báu của cụ đấy, cái phước báu do suốt đời làm từ thiện không mệt mỏi!" Vị tu sĩ nhắn mạnh.Bà nhướng mắt tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi nói,-- Vậy sao!-- "Tôi kể cho cụ nghe chuyện làm phước ở Ấn Độ." Vị tu sĩ từ tốn nói. "Cũng như mọi năm, vào tháng 6 và tháng 7 năm 1999, hàng trăm xe chở tín đồ Ấn giáo trở về thánh địa của họ để chiêm bái và câu nguyện. Báo chí ghi lại nhiều chuyện thương tâm. Ba chiếc xe trong số đó bị xe hàng đụng, chết không còn một người toàn thây. Hai xe bị rơi xuống sông Hằng không tìm được xác v.v… Trước sự cố đó, nhiều thân nhân của những người bị chết buồn bã từ bỏ đạo vì nghĩ rằng thần và trời của Ấn giáo không linh, nhưng nhiều người khác đã biểu tỏ niềm hạnh phúc như, "Người thân của tôi đã được Phạm Thiên, đấng sáng thế, rước về cõi trên rồi. Rồi đây, người thân của tôi sẽ ngồi chung bàn với các vị thần linh khác để phò hộ nhân sanh và để chúng ta tôn thờ!" Kể xong, vị tu sĩ trẻ không quên kết luận cho bà cụ:-- "Cụ thấy đấy, cách thức nhận định và đánh giá vấn đề trở nên vô cùng quan trọng đến thế, nhất là đối với con đường vun bồi đời sống đạo đức!"Bà cụ bùi ngùi xúc đôﮧ rồi lại rơi những giọt thánh thoát trên gò má còm xương và đầy thẹo. Rồi, miệng bà nở một nụ cười thật tươi, thật duyên dáng và nói:-- Nghĩa là Phật và Bô-tát chưa muốn rước tôi! Các ngài muốn nhắn nhủ tôi hãy tiếp tục làm việc thiện!Vị tu sĩ trẻ chấp tay, gật đầu chào bà cụ. Bà cụ vui vẻ chào thầy rồi ra về với một tấm lòng thanh thản và tin sâu nhân quả.