Khi gặp Bill Clinton, cô Hillary Diane Rodham thuộc trong số 27 nữ sinh viên của tổng cộng 235 sinh viên của Đại học luật Yale. Thời điểm đó Bill Clinton là một trong những ngôi sao của trường (Lời người dịch - LND).Thật không thể không để ý tới Bill Clinton vào mùa thu 1970. Khi đến Yale, anh ấy trông như một người Viking Bắc Âu rất “ngầu” hơn là một sinh viên từng nhận học bổng Rhodes tr ở về Mỹ sau hai năm tại Oxford. Cao và đẹp trai với bộ râu nâu đỏ và mái tóc quăn bờm, anh ấy cũng toát lên sức sống từ vẻ trầm tư. Khi lần đầu tiên gặp trong sảnh sinh viên, tôi thấy anh ấy nói chuyện trước một nhóm sinh viên bu quanh lắng nghe có vẻ thích thú. Lúc đi ngang qua, tôi nghe anh ấy nói: “…và không chỉ bấy nhiêu đó thôi, chúng tôi còn trồng được những quả dưa hấu to nhất thế giới”. Tôi hỏi người bạn: “Ai vậy?”. “Ồ, đó là Bill Clinton, anh bạn trả lời - Cậu ấy là dân Arkansas và tất cả cậu ấy nói tới trước tới giờ chỉ gồm bấy nhiêu đó thôi”! Chúng tôi không thực sự nói chuyện với nhau cho đến ngày cuối cùng của khóa học vào mùa xuân 1971. Cùng tình cờ ra khỏi lớp về nhân quyền và chính trị học của giáo sư Thomas Emerson, Bill hỏi tôi đi đâu. Khi nghe tôi nói đến phòng đào tạo để ghi danh khoá học tới, anh ấy cho biết mình cũng đến đó. Khi cùng đi, anh ấy khen chiếc váy hoa dài của tôi. Lúc nghe nói đến chiếc váy do mẹ may, anh ấy bắt đầu hỏi lấn sang chuyện gia đình và nhả cửa của tôi. Chúng tôi cùng xếp hàng cho tới khi cả hai cùng tới bàn ghi danh. Cô nhân viên ngẩng đầu hỏi: “Ô hay, Bill, làm gì ở đây vây? Anh đăng ký rồi mà!”. Tôi bật cười khi nghe anh ấy thú thật rằng anh chỉ kiếm cớ theo tôi. Quãng đường dài mà chúng tôi đi cùng nhau sau đó đánh dấu buổi hò hẹn đầu tiên. Cả hai chúng tôi đều muốn xem cuộc triển lãm Mark Rothko (học sĩ phái trừu tượng người Mỹ gốc Latvia, 1903 – 1970) tại phòng nghệ thuật Yale. Tuy nhiên, do có tranh chấp về lao động, vài toà nhà trong khuôn viên trường học đã phải đóng cửa, trong đó có viện bảo tàng. Khi tôi và Bill đi ngang, anh gấy nảy ra ý nghĩ rằng chúng tôi có thể lọt vào bên trong nếu đề nghị nhân viên bào tàng cho chúng tôi vào nhặt rác trong sân. Nhìn anh ấy nài nỉ tìm cách cho chúng tôi vào, lần đầu tiên tôi nhận ra khả năng thuyết phục trong hành động của anh ấy. Cuối cùng cả hai chúng tôi cũng được tham quan viện bảo tàng. Chúng tôi đi hết phòng này tới phòng khác, nói về Rothko và hội hoạ của thế kỷ 20. Tôi phải thú nhận rằng tôi rất ngạc nhiên trước những vấn đề anh ấy quan cũng như kiến thức của anh ấy về những chủ đề mà thoạt tiên có vẻ không hợp với người “chàng Viking” có gốc gác Arkansas. Chúng tôi kết thúc công việc nhặt rác trong sân của viện bảo tàng. Tôi đến ngồi trên chiếc dùi khổng lồ của bức tượng Draped seated woman của Henry Moore và chúng tôi nói chuyện tới sẩm tối. Tôi bắt đầu nhận thấy anh chàng Arkansas này phức tạp hơn ấn tượng ban đầu. Đến nay, anh ấy vẫn có thể khiến tôi ngạc nhiên với những kết nối mà anh ấy đan dệt giữa ý tưởng và từ ngữ cũng như cách anh ấy trình bày vấn đề nhẹ nhàng. Tôi vẫn yêu cách anh ấy tư duy và cách anh ấy thể hiện ở ngoại hình. Một trong những điều đầu tiên tôi chú ý ở Bill là bàn tay. Cổ tay nhỏ và ngón tay thon trông như bày tay nhạc sĩ dương cầm hay bác sĩ phẫu thuật. Khi lần đầu tiên gặp nhau thời sinh viên, tôi rất thích ngồi ngắm anh ấy lật sách. Bây giờ bàn tay đó đã có những dấu hiệu của năm tháng, sau hàng ngàn cái bắt tay, những cú quật bóng golf và hàng dặm chữ ký. Đôi tay, như chủ nhân của nó, bắt đầu nhăn nheo nhưng vẫn đầy sức sống, quyến rũ và tình cảm. Mùa hè năm đó, Bill Clinton theo Hillary đến California, nơi bà làm thư ký cho một công ty luật ở Oakland (LND).Cuối hè, chúng tôi trở về New York và thuê gian trệt căn nhà số 21 đại lộ Edgewood, với giá 75 USD/tháng. Trong gian nhà có phòng khách, lò sưởi, phòng ngủ nhỏ., phòng thứ ba dùng làm phòng đọc và phóng ăn, phòng tắm nhỏ và cái bếp “thời tiền sử”. Sàn nhà không phẳng và đĩa có thể rơi ra khỏi bàn ăn nếu chúng tôi không chêm thêm chân bàn. Tường đầy khe nứt đến mức chúng tôi phải nhét giấy nêm kín để tránh gió lạnh. Dù vậy, tôi yêu căn nàh đầu tiên của chúng tôi. Sau Giáng sinh, Bill đánh xe từ Hot Springs lên Parl Ridge (bang Illinois) đến thăm gia đình tôi. Bố mẹ tôi đã gặp anh ấy mùa hè trước nhưng tôi vẫn sợ vì bố tôi có tật chỉ trích thẳng thừng các bạn trai tôi. Tôi có thể hình dung bố sẽ nói gì khi thấy một gã theo chính kiến dân chủ với khuôn mặt có hai bát tóc dài như Elvis Presley. Mẹ tôi lại thích Billl, nhất là cái khoản anh ấy hăm hở phụ mẹ rửa bát. Tuy nhiên, điều khiến mẹ tôi bị Bill thực sự chinh phục là sự tranh luận của anh ấy về về quyển sách triết mà mẹ đọc từ hồi đại học. Với bố tôi, thoạt đầu tình hình diễn biến có vẻ chậm nhưng sau đó không khí được làm nóng khi hai người cùng đánh bài hoặc xem bóng đá trên truyền hình. Đám bạn tôi cũng thích anh ấy. Sau khi tôi giới thiệu Bill với Betsy Johnson, mẹ cô ấy – bà Roslyn – đã níu tôi vào góc phòng, nói: “Bác không cần quan tâm cháu làm gì nhưng đừng để gã này vuột mất. Hắn là tên duy nhất mà bác thấy có thể làm cho cháu cười”.Sau khi học xong trường luật vào mùa xuân năm 1973, Bill đưa tôi đi dạo trong chuyến đi châu Âu lần đầu tiên của tôi (…). Đến London, Bill đã chứng tỏ mình là một hướng dẫn viên tuyệt vời. Chúng tôi trải qua hàng giờ quan tu viện Westminster, Phòng triển lãm nghệ thuật Tate và trụ sở Quốc hội Anh. Chúng tôi lang thang từ Salisbury đến Lilconn, đến Durham rồi York, dừng lại một chút để ngắm tàn tích một tu viện làm cho bị hoang phế bới đạo quân Cromwell năm nào hay vẩn vơ đi qua các ngôi vườn của một biệt thự quê khổng lồ. Rồi, khi hoàng hôn buông xuống vùng hồ tuyệt đẹp District of England, khi chúng tôi ngôi trên bờ hồ Ennerdale, Bill hỏi cưới tôi…Tôi rất yêu anh ấy nhưng tâm trạng ngổn ngang những lo nghĩ về tương lai và cuộc sống; vì vậy, tôi đã trả lời: “Không, không phải lúc này”. Ý tôi muốn nói: “Cho em thêm thời gian”. Mẹ tôi đã chịu nhiều đau khổ bởi cuộc hôn nhân đổ vỡ dẫn đến ly dị của ông bà ngoại tôi và thời niên thiếu cô đơn đầy buồn tủi của mẹ đã in đậm trong tim tôi. Tôi biết rằng khi quyết định kết hôn, cuộc hôn nhân của tôi phải là cuộc sống gia đình ăn đời ở kiếp. Nhìn lại quãng thời gian đó và nhìn lại chính mình, tôi nhận ra rằng tôi đã hoảng sợ thế nào về tội lỗi nói chung và về tình yêu mãnh liệt của Bill dành cho tôi nói riêng. Với tôi, anh ấy là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và tôi nghĩ rằng liệu mình có thể chịu nổi nỗi khó khăn sẽ kinh qua khi đối mặt những thay đổi từng thời kỳ trong cái sức mạnh thiên nhiên đó của Bill hay không. Bill Clinton sẽ là người vô giá trị nếu anh ấy không bền bỉ. Anh ấy đã lập mục tiêu và tôi là một trong những mục tiêu đó. Anh ấy cầu hôn tôi lần nữa, lần nữa và tôi luôn từ chối. Cuối cùng, anh ấy nói: “Thôi được, anh sẽ không hỏi cưới em thêm lần nào nữa và nếu em quyết định lập gia đình với anh thì em phải nói ra (…).Sau đó Bill tốt nghiệp, trở về Arkansas dạy luật; Hillary đến Washington làm việc cho Uỷ ban tư pháp Hạ viên, lúc đó thụ lý cuộc điều tra Richard Nixon trong vụ Watergate (LND). Ngày 9/8/1974, Nixon từ chức tổng thống và tôi bất ngờ thất nghiệp (…). Tôi quyết định nghe theo con tim hơn là cái đầu. Tôi chuẩn bị hành lý tới Arkansas. (Hillary nhận lời mời dạy khoa luật Đại học Arkansas, LND). “Bồ có mất trí không vậy? - bạn tôi, Sara Ehrman, hỏi sau khi nghe tôi thông báo - Tại sao bồ lại quẳng tương lai đi?”. Đôi lúc tôi phải lắng nghe một cách khó khăn cảm giác của mình để quyết định điều gì nên làm. Khi đó bạn phải quyết định một mình, cho dù bạn bè và người thân – chưa kể công chúng và báo chí - sẽ tra vấn sự lựa chọn và hoài nghi động cơ của bạn. Tôi đã yêu Bill trong trường luật và tôi muốn ở cùng anh ấy. Tôi biết mình sẽ hạnh phúc hơn khi có Bill ở bên cạnh và chỉ cần vậy, tôi luôn tin rằng mình có thể sống mãn nguyện ở bất kỳ đâu. Do đó, tôi đánh xe tới một nơi mà tôi chưa từng sống, không có bạn bè và cả gia đình. Tuy nhiên, trái tim tôi mách rằng tôi đã đi đúng hướng (…). Vào cuối niên khóa, tôi trở lại Chicago và vùng duyên hải miền Đông để thăm bạn bè và gặp một số người từng đề nghị làm việc với tôi. Tôi vẫn không chắc mình giải quyết thế nào cho số phận. Trên đường ra phi trường, Bill và tôi đi ngang qua một căn nhà gạch đỏ gần đại học, đang treo bảng bán. Tôi bất giác chợt nhận ra rằng đó là căn nhà nhỏ rất xinh. Sau vài tuần đi xa và suy nghĩ, tôi quyết định trở lại cuộc sống tại Arkansas và trở lại với Bill. Khi đến đón tôi, Bill hỏi: “Em còn nhớ căn nhà em thích không? Anh mua rồi. Bây giờ em hẳn phải kết hôn với anh vì anh làm sao sống nổi một mình trong căn nhà đó!”. Bill thích thú đánh xe đến và đưa tôi vào bên trong. Căn nhà có mái hiên, phòng khách trần cao, lò sưởi, một cửa sổ lồi rất to, phòng ngủ, phòng tắm và một căn bếp thoạt trông đã biết cần nhiều thời giờ dọn dẹp. Với lời cầu hôn lần này của Bill, tôi nói: “Vâng!”. Sau tất cả những gì xảy ra từ đó tới nay, người ta hay hỏi tôi rằng tại sao tôi và Bill gắn bó với nhau. Đó không phải là câu hỏi tôi thích nhưng xét ở góc độ bản chất công chúng với thói quen dòm ngó cuộc sống chúng tôi, nó lại là câu hỏi mà được hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Tôi biết nói gì bây giờ, để giải thích về một tình yêu bền bỏ sau boa nhiêu năm tháng đã ngày càng nảy nở qua những chia sẽ trong chăm sóc và dạy dỗ đứa con gái, qua việc chu tất mồ yên mả đẹp cho các cụ sinh thành và qua việc gìn giữu tình bằng hữu với các gia đình bè bạn, một tình bạn suốt đời, một niềm tin chung nhất và một lời hứa bất dịch cho đất nước chúng tôi? Tất cả những gì tôi có thể khẳng định là sẽ không ai hiểu rõ tâm can cũng như không ai có thể làm cho tôi cười, trừ Bill. Thậm chí sau ngần ấy năm, anh ấy vẫn là người mạnh mẽ, đầy sinh lực và thú vị nhất mà tôi từng gặp. Bill Clinton và tôi đã bắt đầu từ một cuộc trò chuyện vào mùa xuân 1971 và hơn 30 năm sau, chúng tôi vẫn tiếp tục trò chuyện với nhau.