Ở lớp tôi có hai nữ sinh và một nam sinh ở Bắc vào là Phúc, Ánh Tuyết, Dũng. Các bạn quen miệng gọi là "Bộ đội". Như hôm nhốn nháo chạy tìm cuốn sổ biên bản: - Hôm qua ai giữ quyển sổ biên bản của lớp?- Ánh Tuyết.- Ánh Tuyết nào? - Ánh Tuyết "Bộ đội".Để phân biệt với một Ánh Tuyết khác miền Nam, nói giọng miền Nam.Thỉnh thoảng có đứa liến láu, gọi bạn không bằng tên mà bằng "Bộ đội":- Ê, Bộ đội. Chiều hôm qua đi xem phim "Sáu người đi khắp thế gian" ở rạp Hưng Đạo phải không?Nam sinh thường không thèm chấp. Nữ sinh có tỏ vẻ không bằng lòng, nhưng không nói ra. Thú thật, tôi thỉnh thoảng cũng có gọi thằng Dũng theo cái lối:- Ê Dũng "bộ đội" mai chủ nhật đi tắm biển nghe.Và Dũng cứ thân mật quay lại bảo tôi:- Ngày mai tớ bận. Chú tớ ở Xà Goòng ra thăm. Cậu chịu khó đi một mình.Thầy Nghĩa vẫn thường khuyên chúng tôi đừng dùng chữ "bộ đội" để gọi các bạn. Khi cần nói đến các học sinh ở miền Bắc, thầy lịch sự dùng chữ "các học sinh ở A vào" để tránh nhắc đến chữ miền Bắc miền Nam. Như khi khuyến khích các học sinh theo học lớp Anh văn, thầy nói:- Những em ở A vào, thiếu căn bản Anh văn, nên theo học một cách chuyên cần phụ đạo Anh văn do Trường mở vào chiều thứ Tư và thứ Sáu!Sau này các thông báo của nhà trường hay dùng chữ "Ở các tỉnh phía Bắc" và "Ở các tỉnh phía Nam". Danh từ miền Bắc và miền Nam dần dần lu mờ.Các bạn ở A vào của chúng tôi có một đặc điểm chung là làm công tác rất tháo vát. Trồng cây, quét lớp, đi cổ động... việc gì nhà trường giao, các bạn cũng làm tận tình. Hôm lớp tôi được phân công làm hố nhảy xa, Phúc, Ánh Tuyết đều mang cuốc xẻng đầy đủ. Ráp tay vào việc, Phúc xắn quần cầm xẻng xúc cát, quăng cát mạnh bạo như con trai. Ánh Tuyết cũng vậy. Mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt nhưng không chịu nghỉ. Chúng tôi cũng hì hục đào, xúc vừa pha trò vui vẻ với nhau.- Ở ngoài A có đào hố, xúc cát như vầy không bạn?- Có chứ. Học sinh tự tay làm lắm việc lắm chứ. Nhiều nơi thầy trò tự xây cất trường lấy. - Nhiều nơi, nhưng chắc không phải trường của bạn.- Vâng. Trường của mình thì có đào ao thả cá.- Rồi ai cho cá ăn?- Có chứ. Chia ra từng tổ, có tổ lo chăm sóc cá, có tổ làm gạch, có tổ vớt bèo nuôi lợn.Thằng Đại chỉ cái bụng to của thằng Giảng:- Thằng này mà nuôi heo thì heo mập cả tạ.Cả bọn cười rúc rích. Thằng Giảng mập, bụng to, hai má nung núc, chúng tôi hay đùa là thằng Giảng heo.Ánh Tuyết nghiêm trang:- Sao lại đùa với bạn thế?Trong khi chúng tôi đổ mồ hôi thì con Yến cầm cuốc đứng nhìn, chu dài mỏ phê bình:- Khéo lựa cái chỗ này để làm hố nhảy! Đất hẹp mà cây cối tùm lum. Giáng Châu đứng gần đó giải thích:- Tại sân trường hẹp đành chịu. Ban Thể dục phải chọn mãi mới quyết định lấy chỗ này.- Sao không lấy đoạn kia?- Gần nhà tiêu. Thì... Mà sao không kiếm một cái xe cút-kít để chở cát cho nhẹ. Xúc cát rồi bê đi tìm xẻng, nặng nhọc quá.- Xe cút-kít đâu có mà kiếm?- Thiếu gì.- Thiếu gì thì sao Yến không kiếm mượn cho Trường một cái?- Xì, việc của Trường thì Trường lo.- Sao lại việc của Trường? Việc của mình chớ sao việc của Trường? Vả lại, Trường của ai? Chủ yếu là mình, lực lượng chính là mình, rồi mới đến các Thầy, Cô, mới đến Ban Giám hiệu.- Xì, hố nhảy. Bày đặt. Nhảy dở ẹc.- Vì nhảy dở nên mới gấp làm hố nhảy để có chỗ tập.- Xì.Yến xì khắp nơi, bí ngõ này thì xì sang ngõ khác, chân đứng tréo và tay cầm xẻng. Để tăng thêm sự an lạc, nàng dựa lưng luôn lên một thân me tây. Trong lớp chúng tôi có đôi ba đứa lánh việc rất tài như kiểu nàng Yến. Còn tía lia cái miệng thì khá đông; Về mặt lắm lời thì nàng Phúc không thua, tốc độ phát ngôn thuộc hàng cao thủ. Ánh Tuyết thì trầm lặng ít nói. Ngồi cạnh con Yến chuyên môn dùng chữ "bộ đội", cô ta âm thầm khó chịu. Thằng Dũng thì tỉnh bợ Nó sinh hoạt sát với lũ chúng tôi, mục nào cũng có nó tham dự. Đào đất thì nó đào khỏe. Nó bảo tôi:- Tao thích giồng cây. Hồi ở ngoài quê, một mình tao giồng cả một vườn na cho bố tao. Cây na ở trong này chúng mày gọi bằng cây gì ấy mà... - Cây mãng cầu.- Ở trong này có nhiều cái tên gọi khác ngoài tao. Lúc đầu mợ tao đi chợ cứ ngẩn người ra, bảo gì cô bán hàng cũng không hiểu. Cái bánh đa mày gọi là bánh gì?- Bánh tráng.- Ờ bánh tráng.Tôi hỏi lại:- Mày có thích miền Nam không?- Thích chứ. Nam Bắc một nhà.- Nhưng tụi nó hay kêu mày là bộ đội.- Chúng nó đùa ấy mà. Bạn bè thì có đùa mới vui.Dũng lý luận vậy mà đúng. Cuối học kỳ I danh từ bộ đội lác đác còn nghe nhưng người nói không thấy hứng thú nữa. Đã nhàm quá rồi.Thầy Nghĩa bảo tôi:- Có đôi em thích a dua, ưa bắt chước mà không phân biệt cái nào đáng bắt chước cái nào không. Thường thì ưa bắt chước cái rởm, cái nhảm nhí, cái hình thức. Từng thời kỳ có mốt áo quá dài rồi quá ngắn, sơ mi màu tím rồi sơ mi ca-rộ Có em học đòi, bạ chữ nào cũng dùng chữ tếu, dùng đúng nghĩa và dùng sai nghĩa, một giờ nói chuyện dùng đến mươi lần. Một số tiếng chửi thề, một số danh từ thời thượng... Tôi biết có những danh từ thời thượng thịnh hành từng thời kỳ. Nha Trang ảnh hưởng của Sài Gòn. Sài Gòn sản xuất danh từ, chuyên chở ra Nha Trang rồi từ đó quảng bá đi Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh, Tuy Hòa... Học sinh dốt, lười, hỗn là những người dùng danh từ nhập cảng đầu tiên, dùng với vẻ hãnh diện, ta đây. Thời trước đó: Cùi, bỏ đi Tám, gồ, sức mấy... gần đây có: mút mùa, mút mùa lệ thủy, be, dỏm, chôm chỉa, mánh mung, quậy... - Bắt chước những gì thời thượng là tự nguyện làm nô lệ, là tự tố cáo đầu óc mình rỗng tuếch. Các em nên thân mật và khéo léo giúp nhau, sửa những khuyết điểm khi chúng mới manh nhạ Người có khuyết điểm thường không tự biết mà chỉ kẻ bàng quang mới thấy. Đúng vậy. Tôi quen tật hễ có ý kiến là nói chớ không giơ tay xin phép trước. Và nói là nói chớ không mở đầu bằng "Thưa Thầy". Thằng Anh nhắc chừng tôi độ mươi lần tôi mới nhớ- Có những khuyết điểm mắc phải từ lâu ngày đã trở thành tật. Bạn bè cần kiên trì giúp nhau sửa. Như có em hay ngậm đầu bút, có em đi và ngồi lưng còng như con tôm, có em khi nói chuyện hay nhún vai hay bĩu môi, có em đi hay lê dép xềnh xệch, có em ngồi đâu là rung đùi như bị giật gân. Đi từ việc bỏ hẳn không dùng danh từ "bộ đội" để gọi các bạn, các em tiến tới xây dựng cho nhau những cung cách tốt trong lời nói trong cử chỉ để rồi từ đó tiến xa hơn, trong nếp suy nghĩ, trong quan niệm. Các em có hiểu ý của thầy không?- Dạ có.- Có ạ.- Các em có đồng ý với thầy không?- Dạ đồng ý.- Dạ đồng ý ạ.Tôi giơ tay (tiến bộ quá) xin nói:- Thưa thầy (lại tiến bộ nữa!), xin đề nghị lớp mình bắt tay ngay vào việc mà thầy vừa nói. Nghĩa là... (Bận nhớ đến việc giơ tay và thưa thầy, tôi quên mất những chữ đang sắp đặt định nói)... Mình áp dụng ngay... Thầy cười:- Tiến có ý kiến hay đấy. Các em nghĩ sao?- Dạ đồng ý.- Đồng ý ạ.- Vậy thì bắt đầu từ thứ Hai này, lớp mình tổ chức một tuần lễ "chỉnh phong". Chỉnh phong nghĩa là chỉnh đốn tác phong. Mỗi người đều tích cực tham gia, sửa giúp bạn mình và tự mình sửa cho mình khi nghe bạn góp ý. Các em có đồng ý không, nếu đồng ý thì giơ tay.Cả lớp giơ tay đều răm rắp.Không đợi đến thứ Hai. Giờ ra chơi, con Hòa đã bày cho con Út chữa bệnh còng lưng:- Mày nhớ cứ một lát thì vòng hai cánh tay ra sau lưng và ưỡn ngực ra trước. Hai bàn tay phải nắm lấy nhau như thế này (Nó biểu diễn ngay cho bạn thấy). Khi ra sân đứng chơi cũng nhớ thỉnh thoảng vòng tay ra sau lưng như vậy. Dáng đứng tự nhiên lắm chớ không giống như tập thể dục đâu mà mắc cỡ. Nào, thực hành đi.Con Út ngoan ngoãn làm theo.Ở trên bục trước bảng đen, thằng Thế gạch một đường phấn dài và bắt thằng Sanh phải đi tới, đặt bàn chân đúng vào đường gạch. Nó giải thích:- Mày đi chân chữ bát. Muốn chữa thì dẫu đi ngoài đường cũng tưởng tượng có một đường gạch thẳng như vậy và hai bàn chân phải liên tiếp đặt đúng vào đường gạch.Ở một góc phòng thằng Dũng và thằng Lưu cãi nhau về phương pháp chỉnh đốn ngôn ngữ. Thằng Dũng nói:- Đồng ý là tao hay dùng chữ bỏ mẹ là bậy, như ông đánh bỏ mẹ, sợ bỏ mẹ, ngã một cái bỏ mẹ, thối bỏ me... nhưng mày chữa bằng cách bảo tao lặp lại "Tôi không nói bỏ mẹ nữa" 3 lần rồi 5 lần thì nhảm quá. Thằng Lưu cãi:- Tao bắt chước cô giáo dạy tao hồi lớp 3. Ngồi nói chuyện trong lớp thì cô bắt chép phạt 50 lần "Tôi không nói chuyện trong lớp nữa".Trong suốt tuần lễ sau chúng tôi lại ồ ạt sửa chữa và tự sửa chữa không khí trong lớp vui không thể tả. Trong một bài ngụ ngôn, có ông tác giả nào đó viết rằng mỗi con người có mang hai cái túi, cái túi trước mặt (dễ thấy) đựng những khuyết điểm của người khác, cái túi sau lưng (khó thấy) đựng những khuyết điểm của mình. Tôi thành thật muốn đổi cái túi đằng sau mang ra đằng trước để thường xuyên nhìn thấy những khuyết diểm mà sửa chữa.
Hết