Cái tuyệt diệu trên đời này là đàn ông đàn bà, không sớm thì muộn, cũng từ những bó đũa lớn xẻ ra thành từng cặp từng cặp, trông đều ra phết. Ông trời xếp đặt mọi chuyện đâu ra đấy, cặp nào cặp nấy không đến nỗi tệ. Kể ra thì dễ thôi, bàn chân nào rồi chẳng tìm được chiếc dép xỏ vào vừa vặn, thân hình béo gầy méo mó ra sao đi nữa đều có bộ quần áo che thân. Đừng bày trò khác chỉ vớ vẩn mất thì giờ, kết đũa xong rồi mới cơm cháo được chứ. Cứ việc chung chăn chung chiếu cho tới khi có một hai tí nhau đàng hoàng. Sau đó nếu lủng củng quá thì lại đổi, làm cặp khác. Bị tắc ở đâu đó đã có vài mụ làm mối đẩy vào một chút là thông ngaỵ Mấy mụ quét dọn sạch những trường hợp ấm ớ, gái ẩm trai mốc. Nói chung là vậy. Bây giờ thỉnh thoảng ông trời làm khác, tụm đôi lại hai đứa cùng giống, nhưng cái chính vẫn là không có chiếc đũa nào trơ trọi một mình. Chứ đũa lẻ thì gắp được gì? Dĩ nhiên còn lại một vài cá nhân ở giá. Con người đông quá, đẻ xoành xoạch giống như gà ngỗng, có trời nào lo cho xuể hết mọi người. Chút ít ngoại lệ đâu có gì đáng nói, bữa ăn thịnh soạn khó tránh được vụn cơm ở đáy bát. Quan trọng là cái quy luật chung.
Mà nhìn những đôi lứa thành hình thì không bao giờ thấy chán. Thế mới biết đời sống không lúc nào ngừng nở nụ. Người ta gọi hiện tượng phổ biến này là tình yêu. Nghĩ tới nó ai cũng lâng lâng, lời nói hết hẳn những câu văng tục, mặt không còn nhăn nhó xưng xỉa, tim đập thình thình như nắp nồi không chịu nổi nước sôi. Chỉ cần bốc đại một cặp đàn ông- đàn bà, như Đỗ Trấn Hưng và Nguyễn Thị Ngân Vi chẳng hạn, là thấy cả một câu chuyện tình ngạt ngào hương thơm, đẹp hơn cả những đoá hoa dại trong rừng.
v
Trấn Hưng và Ngân Vi nào còn trẻ trung gì cho cam. Trấn Hưng đã 20 tuổi cái năm chạy từ Pắc Xế qua Paris, bây giờ nhẹ lắm cũng trên dưới 40. Ngân Vi thì không thể nào đoán. Ở nàng tuyệt đối không có gì đoán được. Thầy bói có thêm ngoại cảm và internet cũng không chọc thủng được những bí mật của nàng. Phải khờ lắm mới mong lật ngửa tuổi thật của người tạ Nhưng Ngân Vi kiếm chồng cuống quít như vậy chắc đã khá muộn. Thôi nói nàng khoảng 35 cho xong.
Nhìn Ngân Vi không ai nghĩ nàng có thể một ngày thành gái già. Nếu tả cái đẹp của nàng thì độc giả lại tưởng là nhân vật tiểu thuyết. Nên chỉ nói đến cái khôn lanh toát ra từ người đàn bà này. Đôi mắt to tròn của nàng không bao giờ mất cảnh giác. Đôi mắt quan sát không ngừng, không bỏ sót một chi tiết nào quan trọng trong tầm nhìn. Đôi mắt đã hiểu từ đời nào bao nhiêu chuyện trên trần gian này. Vậy mà khi cần, chúng dịu hiền hẳn lại, tràn đầy ngay trìu mến. Đàn ông từ đó tha hồ tưởng tượng đủ mọi thứ chuyện.
Ngân Vi hấp dẫn bao nhiêu thì Trấn Hưng tẻ nhạt bấy nhiêu. Anh chàng trông mệt mỏi lừ đừ. Làm như từng bị cuộc đời giã cho hết trận này đến trận khác, chẳng biết hắn còn thiết tha gì nữa không. Ấy thế không chừng tất cả là một kiểu cách. Có lý thuyết cho rằng bất cứ ai lúc yêu cũng tươi đẹp ra. Nhưng khi Trấn Hưng yêu tối đa, yêu căng tim, mặt hắn chỉ chuyển từ màu xám đậm qua màu xám nhạt. Mắt hắn chỉ thoáng một tí hồn, phải để ý thật kỹ mới thấy. Nụ cười hắn bớt nhàu nát, nhưng vẫn phải đợi qua hết một mùa thu.
Trấn Hưng và Ngân Vi sống ở Paris đã lâu, văn minh nơi đây không còn làm họ sợ. Xa lắm rồi xứ Lào hiền hoà hay thành phố Sàigòn vênh váo của thời trước. Bây giờ Ngân Vi nói năng có xen tiếng Tây, Trấn Hưng văng tục bằng cả tiếng Tàu. Hai người đều lang thang ở ngoài cộng đồng của mình, mù tịt về những nơi tụ tập, giới hội này nọ của người đồng hương. Hồi đó Trấn Hưng và Ngân Vi qua Pháp một mình, gia đình bị kẹt ở lại, qua đây lại chẳng có mấy bạn bè, thành hai thân phận đơn độc trong một thành phố 10 triệu người. Thử hỏi làm sao ông trời không mủi lòng, không đặt chuyện cho họ gặp nhau?
v
Trấn Hưng làm việc trong một công ty người Tàu, phân phối thịt bò cho các siêu thị và tiệm thịt Á Đông trong Paris. Công ty chuyên về bò, các loại thịt khác không lọ Và chỉ có khách mua khối lượng lớn, những khách này sẽ chia tiếp cho các tiệm ăn và cửa hàng nhỏ. Công việc của Trấn Hưng là chuyên chở hàng. Nói cho rõ, lái xe, nhận hàng và giao hàng là chính, khuân vác thịt là phụ. Vào được chỗ làm này không phải dễ. Nó thường dành cho các thanh niên từ lục địa Trung Hoa đi chui vào Pháp, nhận lương rất thấp và mạnh khoẻ hơn Trấn Hưng. Chỉ tội những thanh niên này có lẽ sẽ không bao giờ biết ngoại ngữ. Hãng thiếu những kẻ như Trấn Hưng, đã học sơ sơ tiếng Tây trong các chương trình tiếp đón tỵ nạn, đủ để tiếp xúc với dân thổ địa giao hàng. Cả hãng chỉ có Trấn Hưng không phải là Tàu. Thế mà hắn lại được một công tác tương đối sạch sẽ, có cả phần giao tiếp. Phân phối thịt bò là một lãnh vực không sợ tương lai. Trừ khi cái chuyện bò điên, mới xuất hiện gần đây, trở thành thực sự trầm trọng.
Giờ giấc của Trấn Hưng không giống những nhân viên văn phòng. Mỗi ngày hắn thức dậy lúc 3 giờ sáng. Sau ly cà phê và điếu thuốc, hắn sẽ lấy ra chiếc xe gắn máy cũ rích hắn mua để đi làm. Bắt buộc phải có nó, giờ ấy chưa có metro hay xe buýt. Hãng của hắn nằm ở Vitry-sur-Seine, phía ngoại ô Nam của Paris. Xưởng rộng mênh mông, bãi đậu xe đủ cho cả chục cam nhông lớn nhỏ. Hắn sẽ đổi chiếc xe gắn máy thổ tả lấy chiếc RVI 802D. 12 thước chiều dài, 4 thước chiều cao, dư sức chứa 20 con bò, cabin lái cao lêu nghêu khác gì máy baỵ Giá loại xe này không thể dưới 3 triệu quan Pháp, cả hãng chỉ có 3 chiếc. Ba chiếc sẽ cùng lên đường trực chỉ cảng bộ Rungis, trung tâm phân phối thực phẩm lớn nhất vùng Paris.
Sáng tinh sương là lúc trung tâm Rungis tưng bừng nhộn nhịp nhất trong ngày. Cả trăm chiếc xe vận tải khổng lồ nối đuôi nhau tứ phía, vào ra các khu thịt bò, thịt heo, các loại thịt khác, cá tôm đồ biển, rau cỏ, trái cây. Không gian sáng rực, đèn xe, đèn bãi đậu, đèn nhà khọ Ồn ào khắp nơi, tiếng động cơ xe, tiếng động cơ máy đủ loại, tiếng loa phóng thanh ầm ầm, át hết tiếng người. Cả một màn vũ vĩ đại diễn ra không ngừng một phút, không vấp váp một chỗ nào. Khu bò là khu lớn nhất trong trung tâm Rungis. Bò ở đây đã được chặt đầu, cắt đuôi, lột da, cưa đôi theo chiều dài và rỗng bụng. Trong các nhà kho, xác bò chồng chất lên nhau thành những đống cao ngút đến gần trần. Các chiếc xe trục quây quần chung quanh, cắm sâu hàm răng sắt vào những khối thịt, nâng chúng lên cao, gom chúng lại từng xấp có ngọn, đem ra ngoài. Khi đến phiên Trấn Hưng, các chiếc xe trục áp tới gần, các hàm răng sắt đưa từng nửa bò vào tận trong xe hắn. Những gã lực lưỡng đứng sẵn trong đó chỉ còn việc dựng đứng bò dậy, treo chúng vào những móc trên trần xe. Trấn Hưng phải đếm kỹ số khách hàng lên xe mình, giá của một nửa bò đâu phải nhỏ. Đã vậy luật lệ của Cộng đồng Âu châu còn rắc rối, bắt hắn dí mắt vào đời tư của mỗi con bò, kiểm soát là mỗi đứa đều được xăm đầy đủ về những chặng đường nó đi quạ Đàn bò cứ từng con trình diện hắn, thịt đỏ lòm, mỡ nhễ nhãi, xương cứng ngắc. Trấn Hưng chưa bao giờ biết cần bao nhiêu bò mỗi ngày cho một thành phố 10 triệu người.
Khi xe Trấn Hưng về tới hãng, tất cả nhân công làm việc tại chỗ đã có mặt. Hắn chờ người ta tải hàng trên xe vào xưởng, xong rồi sẽ đi Rungis chuyến thứ nhì. Một ngày phải làm hai chuyến, ông chủ chưa đủ tiền mua thêm xe.
Trước đây Trấn Hưng đã từng làm những công việc trong xưởng. Nằm giữa xưởng là một sàn gỗ trông như một sân khấu. Khoảng 50 thước chiều dài, 30 thước chiều ngang, 1 thước chiều cao. Sàn làm bằng những thanh gỗ bề ngang không quá 20 phân, luôn luôn có khe hở giữa hai thanh. Ở dưới là một bể xi măng cùng diện tích với sàn gỗ. Đó là một cái thớt khổng lồ để cắt thịt, nằm trên một bồn hứng máu. Nhân công đứng trên sàn có tới mười mấy mạng. Mỗi người trùm một áo mưa màu đậm, loại che phủ hết thân và cả đầu, chân đi giầy cao su cao tới gần đầu gối, tay mang găng dài, mắt có kính che kín. Khi bò được bày đầy đủ trên sàn, họ lấy ra những máy cưa điện to tướng, giây điện bắt đầu chằng chịt tứ phía. Xưởng sống dậy nhanh chóng. Chỉ chốc lát là ầm ĩ tiếng rít của cưa, tiếng gẫy nát của xương, tiếng hét chửi của bọn trẻ bị kích thích. Xương, thịt và mỡ văng lung tung, làm mịt mù cả không gian, vung vãi khắp quần áo và mặt mũi nhân công. Thịt tung lên từng mảng, thịt ngã đổ nghiêng ngửa, thịt quằn quại đau đớn. Máu phun tứ phía, nhuộm đỏ mặt người, chảy ào ào xuống bể hứng. Bãi chiến trường giữa người và bò bầy nhầy máu, mỡ và rác xương. Chỉ khi nào các máy cưa ngừng hẳn, người ta mới tháo gỡ giây điện, tung ra những tấm nhựa lớn, bao bọc kết quả của cuộc tàn sát, kéo dài những ống tưới nước. Thế là thêm được một bước trong tiến trình thu nhỏ con bò cho vừa mồm con người.
Đợt bò thứ nhì của Trấn Hưng về tới nơi là một số thịt cưa xong đã chờ sẵn trên cam nhông, loại nhỏ hơn chiếc RVI 802D. Hắn chỉ cần đi từ tay lái 802D qua tay lái Cumbọ Cứ chiếc Cumbo nào đầy là ra đi liền. Chúng lũ lượt lên đường, phân công đứa đi khu Belleville, đứa đi khu Choisy, đứa đi quận 18.
Các phố Tàu, cũng như mọi khu buôn bán, giờ ấy nhận hàng đủ loại. Giao thông kẹt cứng, xe nhích từng bước một. Cam nhông giao hàng thay phiên nhau chặn hết lối đi. Thiên hạ ngồi đợi suốt thời gian hạ hàng. Còn phải cho tài xế thời gian tán phét hay chửi lộn với người nhận, thời gian giễu dở với đồng nghiệp ở xe khác, thời gian làm cử chỉ khó tả về phía các đuôi xe cá nhân bóp còi inh ỏi phía sau. Tại mỗi nơi giao hàng, Trấn Hưng cố tránh phụ vào việc khuân vác thịt. Hắn chỉ muốn kiểm soát, ký giấy tờ và giao tiếp với khách hàng. Trong lúc thiên hạ lăng xăng khiêng hàng, hắn chọn thế đứng nghiêng nghiêng, cặp hai tay sau đít, cắm điếu thuốc trên môi, mặt khó đăm đăm, thỉnh thoảng phát biểu vài câu tiếng Tây cho mấy chú Tàu nể phục.
Coi vậy mà đến cuối ngày lao động, vào khoảng 1 giờ trưa, Trấn Hưng mệt đừ. Chỉ muốn lẹ lẹ ra về với chiếc xe gắn máy. Nếu là thứ năm thì trước đó lấy phần thịt của mình do hãng tặng. 500 gam thịt mỗi tuần, món quà rộng lượng của một ông chủ mến thương nhân viên như con cháu trong nhà.
v
Thịt bò, trong chuyên môn của Ngân Vi, chỉ là một mã số mặt hàng. Nàng làm việc tại một siêu thị rất lớn nằm ngoài Paris. Nàng ngồi ở một trong 20 quầy thu tiền, nơi người ta nối đuôi nhau tạm biệt siêu thị. Cái chỗ có những khuôn mặt thoa? mãn, thấy đời mình đầy đủ hơn với chiếc xe đẩy ngập đồ tiêu dùng.
Sống xứ này có ai chưa từng vào một siêu thị cấp cao, cung điện tiêu biểu của xã hội văn minh? Đâu còn phải tả một diện tích mấy ngàn thước vuông, một bãi đậu xe mấy ngàn chỗ, những dãy sản phẩm không làm sao coi hết, mặt hàng vượt cả sự tưởng tượng của khách mua, vô số bảng giá đủ màu đủ cỡ. Ở đây, những mời mọc dụ dỗ bám vào từng bước đi của người đến thăm. Siêu thị là nơi cuộc đời lên hương mỗi lần đồ hàng xuống giá. Là nơi bất cứ túi tiền nào cũng có những hạnh phúc chờ đợi. Là nơi vật chất độc quyền ngự trị, đồng nghĩa với sự giàu sang và sức mạnh. Vẫn biết chỗ nào người ta cũng tiêu thụ. Nhưng siêu thị có đám đông khuyến khích nhau tiêu thụ, không phân biệt người giàu kẻ nghèo, người nhu cầu nhiều, kẻ nhu cầu ít, người kiếm đồ hảo hạng, kẻ tìm đồ rẻ dúm. Ngày hôm nay, các siêu thị ra xa những thành phố thiếu chỗ. Chúng mọc lên, càng ngày càng lớn, giữa những vùng đất trống hoang. Chúng là những khu rừng mới của thời đại. Hàng hoá thay thế cỏ cây, chất đống lại cũng thành một chỗ thoát trần cho những con người của thành phố.
Công việc của Ngân Vi rất quan trọng đối với siêu thị. Quầy thu tiền vừa là miệng ăn của nó, vừa là hình ảnh tiếp khách tại đây. Công việc của Ngân Vi rất giản dị, không đòi hỏi hiểu biết và tài năng, đầu óc khỏi cần suy nghĩ. Chuyện làm không thay đổi bất kể loại khách, loại hàng, ngày giờ. Chỉ vỏn vẹn một số động tác trước mỗi người khách. Bắt đầu là: hướng mặt về phía khách, cười tối thiểu, nói « Bonjour ». Chấm dứt là: hướng mặt về phía khách, cười tối thiểu, nói « Merci et au revoir ». Ở giữa là một chuỗi thao tác cần giữ nhịp độ đều đặn cho lâu mệt. Đạp để nệm đặt hàng đi tới, bốc một món hàng phía tay mặt, tìm mã số trên đó, đưa món hàng đi qua mặt kính đọc mã số, lắng tai nghe tiếng bíp, thả món hàng xuống phía tay trái, nếu là quần áo thì gỡ miếng nhựa chống trộm, bốc món hàng sau và làm lại, xong món hàng cuối thì coi xem có đủ bao nhựa phía tay trái, bấm nút tính tiền và mở ngăn kéo tiền, nhận các phiếu trừ giá, nhận tiền mặt và thối tiền, hay sử dụng máy đọc thẻ tiền điện tử, máy điền ngân phiếu, máy đọc thẻ trung thành, gom lại đưa cho khách các loại thẻ, biên lai và hoá đơn. Lúc đầu óc cần tập trung nhất là lúc thối tiền, cuối ngày có thiếu hụt thì nhân viên phải lấy tiền mình ra trả. Ngân Vi không khi nào được mất bình tĩnh. Cho dù khách có cả núi đồ, khách xếp hàng đã lâu, khách vội vàng hay chậm chạp, khách càu nhàu vô cớ, khách tâm sự nói nhiều, khách tán tỉnh vô duyên. Mặt Ngân Vi không khi nào được buồn, mệt hay quá vui.
Giờ này qua giờ khác, thân nàng quay đi quay lại trên ghế, tay bốc hàng, tay bấm nút máy, mắt đi từ màn ảnh này qua màn ảnh kia. Khách và những món hàng chỉ là những hình ảnh trừu tượng đi qua nàng. Nhờ nhiều năm ngồi quầy, Ngân Vi giữ được eo thon và đếm tiền lẹ thoăn thoắt. Nếu thiếu khách thì Ngân Vi phải rời quầy làm chuyện khác. Nhân viên thu tiền ngồi không là một hình ảnh xấu cho siêu thị. Nàng sẽ mang ngăn tiền của mình đi cất, rồi đến phụ giúp ở một khu hàng. Người ta sẽ ghi lại ngày giờ lúc đó như một sai lầm trong quản lý quầy. Phải tính rất kỹ số nhân viên có mặt ở quầy, làm sao bảo đảm lúc nào khách cũng xếp hàng. Không có đuôi tức là có hiểm hoa. dư nhân viên.
Phải kể đến những ngày hãi hùng, dịp Giáng Sinh và các thời kỳ đại hạ giá. Ngân Vi phải làm việc nhiều giờ hơn và lẹ hơn. Cơn mua sắm những ngày đó lên cao độ, đám đông tràn ngập siêu thị, không khí hồ hởi cuồng loạn, máy phóng thanh gào thét cho ra hội chợ, khách hàng bị kích thích say khướt, những đuôi khách trở thành những con rắn ngoằn ngoèo tới tận đâu đâu. Ngân Vi không ngừng tay trong nhiều giờ liên tiếp. Những sóng hàng ập tới như nước lũ, thiếu hết tiền giấy lại tới tiền cắc, máy phải đọc thẻ liên miên làm sao không có lúc nghẹn họng, những cuộn giấy in cứ phải thay dài dài. Cuối ngày, tay chân Ngân Vi mỏi dừ, thân thể rã rời, đầu óc tính mãi không xong cái ngăn tiền của mình, mắt không còn chịu nổi các ánh đèn, tai sợ bất cứ tiếng nhạc nào. Những ngày hôm ấy, Ngân Vi thấy siêu thị ngả hết lòng về khách, thật bội bạc với nàng.
Giờ giấc làm việc của Ngân Vi càng ngày càng thất thường. Số là cạnh tranh giữa các siêu thị đã trở thành gay go, và cái lời thì mỗi năm lại bắt buộc phải nhiều hơn. Ban giám đốc siêu thị tìm mọi cách tăng giờ mở cửa. Thêm những tối, những ngày chủ nhật, những dịp đặc biệt. Đồng thời, số nhân viên có mặt phải bám sát theo sự tới lui của khách hàng. Theo mùa không đủ, bây giờ thành theo tháng, theo ngày, theo giờ. Những giờ ở ngoài giờ lao động bình thường có tiền thưởng và thời gian bù trừ hết sức phức tạp. Khác nhau tùy khoảng giờ, tùy ngày lễ hay không, tùy số giờ liên tục, vân vân... Siêu thị có một tài liệu về giá trị các giờ đặc biệt này. Tài liệu cố ý gây hoa? mù, đọc vào là vỡ đầu như chơi.
Vậy mà Ngân Vi nghiên cứu nó rất kỹ, biết giá trị chính xác của từng giờ đặc biệt. Nàng xung phong lấy tối đa những giờ loại này khi chúng xuất hiện. Còn thương thuyết thay thế những đồng nghiệp bị gọi đi làm những giờ giá cao nhất. Với những ngày nghỉ bù, cuối cùng Ngân Vi làm việc ít hơn người khác nhưng lại được thêm một số tiền không nhỏ đối với nàng. Phòng quản lý nhân viên còn thấy nàng đáng làm gương, không quên thưởng thêm. Thật ra, nàng làm nổi chuyện này vì không có những rằng buộc gia đình. Và các đồng nghiệp nhường phần thưởng để cố gắng giữ một phần nào đời sống ổn định.
Ngân Vi tương đối hài lòng về siêu thị của mình. Công việc không thể nói là hứng thú, nhưng khá hơn những việc nàng làm trước đây. Đám đồng nghiệp có nhiều đứa dễ thương, cho nàng thay thế trong những giờ có thưởng cao, chia cho nhau cả những món đồ lấy trộm của siêu thị. Đàn bà thì có chuyện tục về đàn ông. Đàn ông thì không thiếu đứa sai khiến được. Ngân Vi còn có thể hãnh diện về siêu thị. Người ta đến từ cả chục cây số chung quanh, và cuối tuần thường hết chỗ trong bãi đậu xe.
v
Sau ngày làm việc, Trấn Hưng ngủ trưa khoảng 1 tiếng. Những giấc ngủ không bao giờ mơ, có tiếng âm ỉ của cái xa lộ vòng đai tưởng xạ Tỉnh dậy hắn ăn qua loa, mì gói hay trứng, nửa tiếng là xong. Bữa cơm tối cũng sẽ không thịt, chỉ cá, gà, rau, trái cây. Hắn thường bán rẻ những miếng thịt của mình cho một đứa bạn. Không ăn thì chẳng lẽ vứt đi. Chuyện trường chay này không dính dáng tới tôn giáo, Phật hay Chúa còn phải chờ hắn thêm một thời gian nữa. Phần ngày còn lại của Trấn Hưng không dài lắm đâu. Tối trễ nhất là 9 giờ đã phải vào giấc ngủ. Buổi chiều hắn không coi truyền hình, chương trình vớ vẩn, dành cho đàn bà nội trợ và các vị cao niên. Mà thật chán cái máy bây giờ tuyết rơi hết cả bốn mùa. Khi nào tiền gửi về gia đình bên Lào bớt nặng, nó sẽ bị thay thế. Rồi sẽ có thêm đầu video cho các phim gái Thái Lan hay Bắc Âu.
Cái thú nhất của Trấn Hưng là sửa chữa đồ hự Cần nói ngay, hắn không mê làm gì mới, thí dụ như tân trang chỗ sống của mình. Hắn chỉ thích hồi phục lại những đồ cũ bị hỏng. Vật trong nhà hay của người quen đã đành, hắn còn mang về vật linh tinh nhặt ở ngoài đường. Hắn có thể ở cả ngày chủ nhật trong phòng với một chiếc máy gỡ tung ra từng bộ phận. Căn phòng trọ không nhỏ nhưng đã chật chội. Đồ tốt và nguyên vẹn thì không nhiều, vì hắn tiêu xài tần tiện. Đồ hư thì đầy dẫy. Có thứ chờ được cứu, có thứ chờ cống hiến một bộ phận nào đó cho vật khác. Nhìn chúng mới thấy tài sửa chữa của Trấn Hưng đa diện, đi từ đủ loại máy điện tử qua các thiết bị cơ khí, từ đồ gỗ qua các đồ sắt đồ chì đồ hàn. Cái hay ở đây là có nhiều ý độc đáo tránh tốn kém. Một bộ phận thay thế không ai nghĩ tới. Hoặc xa hơn nữa, một đồ vật bề ngoài như cũ nhưng cái ruột đổi khác. Cứ thế, qua bàn tay hắn, bao nhiêu vật đã định bỏ cuộc, cuối cùng lại kéo lê cuộc sống. Lạ một điều, không thể nghĩ hắn muốn tiết kiệm, sửa để khỏi mua mới. Hắn sửa luôn cả những đồ không cần, không thích. Sửa xong hắn bán hay tặng người khác, cùng lắm đặt đại chúng nó ở ngoài đường cho đỡ chật nhà. Đến chỗ đó thì không chừng Trấn Hưng cao thượng như một bác sĩ chăm lo không kể công sức cho các đồ vật ốm đau và tàn tật, đáng lý ra đã bị sa thải. Nhưng đừng vội vàng tô đẹp. Biết đâu hắn chỉ là một kẻ khó tính lặt vặt, hay bết hơn, một đầu óc bảo thủ, muốn thứ gì cũng phải trở về cái tình trạng lúc ban đầu. Chưa kể là làm như hắn không tốt cho một xã hội cần tiêu thụ đồ mới. Làm như hắn chỉ có hại cho các siêu thị.
Những giải trí của Trấn Hưng không nhiều. Có giới hạn của đồng lương, số bạn bè, ngày giờ trùng hợp với thiên hạ. Hắn mướn sách Việt đều đặn, chưởng, trinh thám, gián điệp, truyện dâm. Thỉnh thoảng mua băng ca xét, Chế Linh, sáu câu tân thời, hài hước, nhạc mới thì Như Quỳnh, Đôn Hồ. Luẩn quẩn vài đứa bạn, quen từ hồi xưa tại các nơi tiếp đón tỵ nạn. Gặp nhau càng ngày càng ít, hoàn toàn giữa đực rựa, sót lại mấy thằng chưa hoặc hết đàn bà. Nhậu ở nhà cho rẻ, vậy chứ thời trước đâu được whisky, thịt bò thượng hạng của Hưng Đụ. Vẫn chửi đời đàng hoàng tử tế, chửi chủ, chửi Tây, chửi Ta, chửi mày và cả chính tao, vẫn có đứa say tới mửa, vẫn có đứa khóc. Khác trước là bây giờ có đứa về nước gần đây, mang đến anh em kiểu nổ mới trong cách nói, chuyện kể. Còn không cứ việc chửi đàn bà thoải mái, lâu lâu đổi không khí, nhường cho một thằng, mắt bỗng nhìn xa, giọng chợt mùi hẳn, tả về một hình bóng đẹp tuyệt trần, thật hay không chẳng quan trọng.
Chưa có đàn bà nào ở lại lâu với Trấn Hưng. Hắn chỉ mới gặp những người có lúc thương hắn, nhưng không đủ để ngừng hẳn nhìn về phía khác. Bà goá chồng người Thái, chủ một tiệm thịt, chỉ cần một anh nhân tình cho những lúc bà thoát khỏi sự bận bịu. Đời sống của bà đầy đủ, không muốn có ai bước vào, tiệm của bà khó lo chung với người khác. Bà có tình cảm với hắn thật đấy, nhưng tình yêu không thể là tất cả. Trong một thời gian khá dài, hắn đã gặp đều một cô gái của toà nhà cao tầng, nơi mấy bạn Tàu của hắn giới thiệu. Cô gái người Việt. Cô muốn hắn hạnh phúc, nhưng tiếc là không đóng góp vào hạnh phúc đó được. Cô ở tạm bên Pháp, chỉ còn ở đây một thời gian ngắn. Nghề cô là tạm, hắn đừng khinh cộ Tất cả cuộc sống của cô lúc đó là tạm. Một ngày rất gần, cô sẽ trở về cái thôn của mình, có những đồng lúa xanh trồi và con sông nước đục. Hắn đã đem đến cô gái nhiều hơn là những tờ giấy bạc. Cô vẫn còn đó, nhưng biết tới khi nào mới sống ở đây.
Trấn Hưng vẫn thiếu một người đàn bà. Nào hắn có đòi hỏi gì ghê gớm. Chỉ muốn có một người đi lại hàng ngày trong căn phòng trọ. Tính với hắn xem mua sắm thế nào với tiền sẽ tiết kiệm. Ngồi chờ với hắn những ngày tươi vui hơn. Hắn sẽ cho người đàn bà ấy nhiều lắm. Sẽ sửa chữa tất cả những gì nàng thấy hỏng hay không đẹp. Sẽ làm vui từng ngày nàng nhận được. Sẽ thực hiện cho nàng một cái gì đó để đời có ý nghĩa. Trấn Hưng thiếu một người đàn bà. Hắn cần có hai người cùng với nhau khóc cười.
v
Những ngày không làm việc, Ngân Vi vào Paris đi tìm những công viên. Thật ra đâu cần đi xa đến thế, ngoại ô nàng ở cũng có một vài vườn hoa, không phải chỉ toàn những dãy chung cư nheo nhóc và những xưởng máy xám xịt. Tội tình gì phải đi xe lửa, đổi metro mất cả giờ để tới những không gian xanh, nhiều khi chật người, trong một thành phố ồn ào ô nhiễm. Nhưng căn hộ của Ngân Vi ở ngoài Paris, chỗ làm cũng ở ngoài Paris, nàng muốn thay đổi. Đặt mình vào lòng cái thành phố sống ham hở, có những nét duyên bất ngờ trên một đại lộ, nơi một góc phố. Ngân Vi không chọn những công viên lớn, nổi tiếng thế giới, đầy du khách đứng chụp hình choáng cả lối đi. Nàng tìm những vườn nhỏ, nhỏ tới đâu cũng được, vắng vẻ và kín đáo. Không thể thiếu cuốn sách chỉ đường Paris, trình bày bản đồ chi tiết của từng quận, 20 quận lớn nhỏ. Nàng kiếm ở mỗi quận những ô khuông màu xanh tản mác giữa những con đường chằng chịt.
Những vườn hoa nhỏ không hẳn tĩnh mịch. Vẫn nghe rõ tiếng xe cộ phố phường, vẫn nhìn thấy những toà nhà trong lá cây. Có sao đâu, hoa và cỏ cây như vậy càng tươi màu, nắng ở đây càng ấm áp dịu dàng. Hơi thở sát gần của thành phố không thay đổi gì trong này, những băng ghế sờn gỗ chẳng buồn đánh thức người ngồi, những lối đi sỏi mòn chẳng thiết giục giã những bước chân. Ngân Vi sẽ ngồi rất lâu tại một chỗ nắng. Ngoài nàng ra, công viên chỉ lẻ tẻ một vài cặp già đỡ nhau di chuyển, hai ba người đàn bà với chiếc xe chở con. Nàng sẽ có một cuốn tiểu thuyết dày, một túi đồ ăn trưa và một chai nước suối. Đầu óc và cái nhìn sẽ đi lại giữa những bãi hoa trước mặt và những thế giới tuốt tận nơi đâu.
Ngân Vi là khách quen thuộc của cái thư viện gần nhà. Bà quản lý biết rõ loại sách nàng thường mượn. Nàng mê nhất là tiểu thuyết kể về những tình yêu oan trái, diễn ra tại những miền đất xa lạ phía châu Phi, Nam Mỹ, châu Úc. Những chuyện tình cháy bỏng dưới mặt trời gay gắt, ừ thì có lúc làm người ta rụng rời, nhưng hơi đâu mà tin. Cái hấp dẫn là chúng được lồng vào những khung cảnh thần tiên, cho nàng khám phá những nơi chốn xa hơn cả tưởng tượng của mình. Phải nhiều tiền mới đi du lịch được những chân trời đó, Ngân Vi chỉ có những trang truyện để đi xa.
Tiểu thuyết, chuyện tình, mặt trời, nơi hoang dại, từng đấy đủ rồi. Có thể kết luận Ngân Vi là một đàn bà mơ mộng lãng mạn, chân không đụng đất. Ế chồng là phải. Nhưng thế mà lại không phải thế.
Ngân Vi chân không đụng đất? Trái lại, nàng thực tế chẳng thua ai. Đàn bà một mình trong một thành phố lớn như Paris bắt buộc phải thực tế. Khi những khó khăn nhiều hơn ở người khác, người ta càng không được phép thiếu thực tế. Sống hàng ngày tại một siêu thị, giữa vật chất dư thừa không phải của mình, bất cứ ai cũng thành thực tế. Ngân Vi muốn có một chỗ cho mình ở đất này, và giữ được nó, thì lúc nào cũng phải sáng suốt, tính toán kỹ, rút kinh nghiệm, chen lấn với người khác, tìm cách ngoi lên. Chính vì vậy nàng chọn những tiểu thuyết cho mình một không gian khác. Một không gian làm nhẹ bớt sức nặng quá lớn của thực tế ở trong nàng. Nó cần thiết cho sức chịu đựng của nàng. Ngân Vi không muốn thoát ra khỏi thực tế. Nàng chỉ tìm cách làm sao cho nó dễ thở hơn.
Ngân Vi ế chồng? Nàng chưa có chồng chẳng qua vì phải đi kiếm sống ngay từ những ngày mới tới đây. Và những công việc có được cứ đẩy ra xa cái cộng đồng của mình. Đàn ông Việt Nam thì chưa gặp, nhưng đã có những đàn ông khác yêu Ngân Vi, kể cả hỏi cưới. Anh chàng khuân vải người Thổ mắt trữ tình, thời nàng làm lậu tại xưởng may quần áo khu Sentier. Anh chàng bán fromages thích triết lý Đông phương, thời nàng đứng chợ Ở phía Kremlin-Bicêtrẹ Anh chàng nhà văn nhà báo gì đó hơi mát mát, thời nàng hầu bàn ở tiệm ăn trên Grands Boulevards. Vân vân. Ở siêu thị bây giờ, gã trịnh trọng trách nhiệm khu đồ chơi vẫn chờ đợi nàng. Có kẻ thể xác nàng đã từng thân thuộc, trí nhớ nàng vẫn giữ lại sự trìu mến. Nhưng tiếc thay Ngân Vi đã rớt vào những đàn ông không sống nổi với xã hội chung quanh, đứng ngoài lề vì thất bại hay yếu đuối, cần một người đàn bà họ không sợ. Những cá nhân này định phủ lên nàng một hình ảnh sơ sài về người đàn bà Á Đông. Một phụ nữ chỉ phục tùng và chịu đựng. Không phải là nàng. Kinh nghiệm không may và hạn chế đã đưa tới Ngân Vi cả một thành kiến xấu, một cái nhìn hẹp hòi về đàn ông không cùng quê hương với nàng.
Ngân Vi sẽ lấy cho bằng được một ông chồng Việt Nam. Mau mau lên, trễ lắm rồi, chỉ vài năm nữa là hết có thể có con. Nàng nhất định không khó tính. Ở bất cứ ai, đào cho thật kỹ cũng tìm ra vài khía cạnh chấp nhận được. Chỉ cần sống với những khía cạnh đó, phần còn lại rồi cũng quen. Tham vọng vừa vừa thôi. Một cô ngồi quầy siêu thị với làm sao tới một anh nhân viên văn phòng. Ngân Vi đã nghĩ nhiều về gia đình. Chồng chỉ có việc về nhà mỗi ngày, nàng sẽ lo hết. Từ chuyện pha nước mắm ớt tỏi, chuyện sửa ngắn tay áo, cho tới tất cả những chuyện tiền bạc.
v
Bà Tâm làm mối mát tay kể gì, đầu heo đối với bà thường như cơm bữa. Người khác làm mối nhằm kiếm phúc đức cho mình, hay vì dư thừa một chút tình người. Còn bà Tâm phải hoàn thành nhiệm vụ Trời Phật giao phó. Chẳng cần ai mang ơn, bà mất mát gì đâu, khi ra tay biết mình sung sướng đến chừng nào. Mà con Ngân Vi thằng Trấn Hưng bà thương thật tình, tội nghiệp, tụi nó cô đơn quá. Con bé dễ thương ơi là dễ thương, coi bà Tâm như người mẹ nó thiếu bên Pháp này. Mỗi lần bà đi cái chợ của nó, con bé tại quầy cứ đọc hụt giá một số đồ, biếu tặng bà món này món nọ. Còn thằng Trấn Hưng, nó bán thịt cho con bà với giá thực sự tình nghĩa. Mặt hơi du côn ai ngờ lễ phép đáo để.
Trước khi cho đương sự gặp nhau, bà chuẩn bị hai đứa rất khéo. Câu chuyện nào cũng chỗ này chỗ kia nhắc tới người yêu sắp xuất hiện. Em Ngân Vi xinh không tả được. Lại khâu vá giỏi, hồi xưa là thợ may hẳn hoi chứ bộ, thời buổi này có mấy cô đảm đang được như vậy. Anh Trấn Hưng thì đẹp tính, không la cà các quán nhậu, sáng ra gà chưa gáy đã dậy đi kiếm cơm. Cả hai đều không thích dấm dớ bậy bạ, muốn xây dựng một hạnh phúc bền vững lâu dài. Rồi một hôm bà Tâm rủ cô cậu đến nhà, ăn cơm thanh đạm thôi với vợ chồng bà. Đến mà coi bà đâu có xạo về người kia. Thế là Ngân Vi và Trấn Hưng gặp nhau lần đầu trước một mâm chả cá nhớ đời, đầy đủ cà cuống mắm tôm.
Hôm ấy bà Tâm nói chuyện như mưa, ông chồng phụ hoa. nhịp nhàng. Mắt Ngân Vi liếc nhìn Trấn Hưng từ nhiều vị trí. Quả thật mặt hắn không tìm đâu cho ra một nét đặc biệt, coi chừng mình ngáp lúc nào không haỵ Nhưng chớ quên, quan trọng là cái tính tình, phải một thời gian mới thấy. Bà Tâm nói còn nhẹ, nàng đẹp hơn là Trấn Hưng tưởng tượng. Cái cười trời đất hỡi, cặp mắt điệu này lấy hết hồn thiên hạ. Nhưng vui thật, chàng ta bị dao động mạnh thấy rõ, gắp bún bừa bãi rớt cả vào ly rượu. Ở chỗ Ngân Vi ai mà chẳng cảm thấy khoái khoái. Trấn Hưng chú ý cái vẻ hiền dịu của nàng, giọng nói nhẹ như một đường tợ Nàng lịch sự ý tứ, quý phái cũng nên. Đũa gắp e thẹn, miếng cá nào cũng nhỏ, khi nhai đôi môi khép chúm chỉ hơi rung rung. Lúc bà Tâm bổ trái sầu riêng nồng nàn là lúc Ngân Vi đã thấy đối tượng không đến nỗi nào. Liệu hắn có dám gặp lại mình?
Bây giờ phải đi lẹ một đoạn không có gì đáng ngạc nhiên. Hai ba lần Trấn Hưng đến đón Ngân Vi khi tan siêu thị. Hai người ra quán giải khát gần đó, kem 3 hương vị Ở đây không quá 10 quan. Một buổi sáng Trấn Hưng hẹn Ngân Vi ở phố Tàu. Nàng leo lên chiếc cam nhông Cumbo, họ dư thì giờ ngồi cabin lái nói đủ thứ chuyện trong khi giao thông tắc nghẽn. Có ngày chủ nhật chiếc xe gắn máy chở cặp uyên ương chạy dọc sông Seinẹ Con sông nhìn theo, tủm tỉm cười đồng tình. Những câu chuyện trao đổi lúc đầu là đời sống siêu thị và giới người Tàu ở Paris. Tiếp theo là những tò mò của Ngân Vi về hắn, và bao nhiêu câu hỏi của Trấn Hưng trên từng điều nàng kể. Rồi cũng phải nói hết cho nhau, những bê bối trác táng của người này, những mối tình nhẹ dạ của người kia. Mỗi cố gắng lại làm họ gần nhau hơn. Hoá ra cuộc sống khó không chỉ cho riêng ai. Trấn Hưng thiếu những lời hay câu đẹp, nói chuyện nhạt như nước lã. Chẳng sao, mặt hắn đã nói nhiều lắm rồi còn gì. Ngân Vi cần tỉnh bơ như không có chuyện gì, vậy mà thỉnh thoảng nhìn hắn lạ lạ. Đến nhà Trấn Hưng chơi thì để bữa khác, nhưng hình như lời từ chối càng lúc càng không yên.
v
Ngân Vi bất chợt muốn về coi những đồ Trấn Hưng sửa chữa. Trước đó không có gì lạ, chắc chắn như vậy. Mọi thứ khi rõ khi mờ chỉ tại nắng không đều. Buổi trưa làm xôn xao một chút, khi nào chẳng thế ở giữa ngày. Đâu phải lần đầu có trạng thái hoang mang bồn chồn. Có lẽ nó tới từ một chi tiết đâu đó không đáng quan tâm. Nó chỉ đi quạ Chẳng có chuyện gì khác thường. Những khuôn mặt bên cạnh vẫn thản nhiên, đường phố không sống động hơn. Đừng thắc mắc, đừng im lặng. Từ một thời gian rồi, cái thân cái gần lâu lâu gây choáng váng, sau đó là một cảm giác rạo rực kỳ lạ. Làm như, vì đám đông dày đặc chung quanh, da với da thân mật nhau lâu quá, bàn tay cứ la cà chỗ mềm mại không vải, vai cứ xích lại gần đòi thêm hơi ấm. Gần thế nào là đủ? Bao lâu rồi đã thiếu? Chờ gì nữa bây giờ? Thôi chẳng hiểu làm gì, mặc kệ, để xem sao, đâu biết chừng. Lối về may là còn nhớ. Những trạm metro đổi tên không ngừng, đường còn dài mà không chịu đi nhanh, sắp tới mà vội vàng làm chị Người nói không có người nghe.
Hắn đánh sai mật số ở cửa nhà, vào phòng nàng hỏi gì đó không rõ, hãy khoan, hắn tìm đôi môi, nàng đã chờ, cái mềm bất ngờ, lưỡi hấp tấp, lưỡi tham lam, có gì vùng dậy đến đón, lưỡi lẫn lộn vào nhau, quấn lấy nhau không chịu rời, rồi những cánh tay muốn siết chặt, siết chặt thêm nữa, bỏ chỗ này chạy tới chỗ kia, ở trên ở dưới ở đâu, ai đó ưỡn người lên cho phía dưới cạ vào nhau nhiều hơn, có bàn tay ôm lấy hết mông giúp vào, có bàn tay lẻn vào sau áo khoác, có bàn tay sờ soạng khắp ngực, vải vướng víu, vải cản trở, da thịt thèm khát hẳn lên đằng sau, khuy áo không cưỡng lại, bàn tay mở thêm đi vào, bàn tay luồn dưới áo đi lên, núm vú tìm được chợt cứng, khiến lưỡi cuồng dậy phía trên, ở đó nó cố cản bước tiến phía quần jean, quá trễ, những ngón tay đã lọt vào trong, toa? ra trong vùng rậm, sà tới chỗ sâu. Rồi hắn bị chặn lại bất thình lình. Nàng vùng vẫy, vụt thoát ra. Hai người thở hổn hển, lảo đảo một lúc, mặt bơ phờ, mắt tránh nhìn nhau.
Họ đứng đó bất động, áo quần tội lỗi, chờ nhịp thở đều lại. Một hồi sau nàng bước tới cửa sổ, mở rộng màn. Nàng quay trở vào, đi tới đi lui vô định, vấp phải đồ đạc chỗ này chỗ kia. Hắn nhìn theo, quờ quạng dọn phòng. Chỉ một lúc là nàng không còn chịu nổi. Nàng đi tới giường, cởi giầy, nằm vật ngửa trên nệm. Hắn cúi xuống gần, mới biết hơi thở nàng không dịu. Một lần nữa đôi môi hở gọi. Lưỡi thiếu nhau từ nãy giờ, thiếu nhau biết chừng nào. Nhưng hai người phải ngồi dậy. Thời gian đừng lẹ quá như vậy. Họ cố gắng cởi quần áo từ từ. Từng cử chỉ thật chậm, thật chậm, cố tách khỏi cơn cồn cào trong người cứ tăng dần. Rồi hắn nhìn thấy trọn vẹn thân thể nàng. Trần truồng nằm mở. Tất cả thân thể nàng đang chờ đợi, kêu gọi, thúc giục.
Buổi chiều hôm ấy, nắng tràn vào căn phòng từ cửa sổ màn không khép. Nắng bao trùm hai thân thể yêu nhau mãi không nguôi. Nắng để ý những quần áo rải rác trên sàn. Nắng lê ra đến tận hiên ngoài, quá cửa phòng quên đóng.
v
Người ta đã tả quá đầy đủ về tình yêu, từ cả chục thế kỷ rồi còn gì. Những kẻ sinh sau đẻ muộn chỉ có thể sao chép lại cách nào cho đỡ nhàm chán. Tình yêu bất hủ có khi nhờ những nhân vật lịch sử, hay những nhân vật nhiều tài, nhiều tiền. Trấn Hưng và Ngân Vi không có gì hơn người. Tình yêu ly kỳ khi đầy những đụng độ khốc liệt, những thảm kịch kinh hồn. Giữa Ngân Vi và Trấn Hưng chỉ lèo tèo vài ba xích mích nghèo nàn. Ngân Vi bực mình về tính gàn dở của hắn, chỉ chực sửa mọi thứ, kể cả những đồ mới toanh trong nhà. Và đầu óc an phận của hắn, không có tham vọng một ngày nào thôi làm công. Trấn Hưng khó chịu về cái tật lanh vặt của nàng, cứ tưởng mình khôn hơn thiên hạ. Nhìn thấy một vài điều đã nghĩ thế giới và cuộc đời không còn bí mật, chuyện nào mình cũng biết cũng hiểu. Đấy, mâu thuẫn giữa hai người lẩm cẩm có thế, lấy gì làm một câu chuyện sóng gió. Tình yêu cao siêu khi xảy ra giữa những con người đam mê hay khắc khoải. Nhưng có lẽ phải nhiều học thức và văn hoá mới tới mức đó. Trấn Hưng và Ngân Vi chỉ yêu lặt vặt. Yêu những rung động nàng để lộ. Yêu những trìu mến nhỏ nhoi đến từ hắn. Cuộc sống chật vật giữ họ dính chặt mặt đất. Chỉ biết Ngân Vi yêu đến độ bỏ cả giờ làm thêm khi họ được ở nhà với nhau. Và Trấn Hưng thương tới cả những vườn hoa tầm thường của nàng. Hai người chưa giàu, nhưng đã bớt được một thiếu thốn lớn, đã được một người ở gần. Hoàn cảnh không dư dả của họ trừ được một cái nghèo.
Chuyện tình của Trấn Hưng và Ngân Vi, kém gì ai, cũng dẫn tới hôn nhân và con cái. Đám cưới của họ không lớn. Chỉ được một thồi 12 người, ở một tiệm ăn Việt Nam có nhạc sống và sàn nhảy hẳn hoi. Tiệc tân hôn ít người nhưng quan khách có Tây Đầm và Tàu. Cô dâu đêm đó được cả nhà hàng sang trọng chú ý. Nàng đẹp quá trong chiếc áo dài trắng thêu, hở cổ, có hoa trắng trong tóc vẫn buông thả. Chú rể mặt gần như tươi. Côm lê cà vạt không thiếu mù xoa ở túi vét. Bà Tâm, áo nhung, hột xoàn và chuỗi ngọc, có lúc xúc động đến phải chấm mắt. Hình ảnh đáng ghi nhớ nhất là khi cô dâu chú rể ra sàn nhảy lần đầu tiên trong đời họ. Họ chỉ biết nhìn nhau và ôm nhau cho bớt lúng túng mắc cở. Ngân Vi và Trấn Hưng về sau có hai đứa con béo tốt. Thằng nõ giống hệt mẹ. Đẹp như thiên thần, mắt láo liêng, suốt ngày tìm bạc cắc. Cái nường chẳng khác gì bố. Mới sinh ra đã làm vẻ chán ngán cuộc đời, đụng một chút là nhè. Nó thích bẻ gẫy búp bê rồi lắp lại. Nhưng còn chỗ đâu để kể về chúng nó.
Vũ Hồi Nguyên
tháng 8 năm 2000

Hết


Xem Tiếp: ----