Tiếng kẻng tan trường vừa dứt, một rừng áo trắng đã túa ra như đàn ong vỡ tổ. Nhỏ Hương vừa dắt chiếc xe đạp mini vừa hối thúc tôi:
- Nè, lè lẹ lên coi bà tướng! Người ta sốt ruột muốn chít rùi nè.
Tôi mỉm cười biết tỏng tòng tong nhỏ đang mong gặp mặt anh Hai của mình nên càng làm ra vẻ chậm chạp cố ý trêu phá. Tôi còn chưa ra khỏi cổng trường Gia Long thì nhỏ Hương đã ngồi tót lên chiếc xe của nó đợi ở bên ngoài.
- Thui mà! Năn nỉ nhà mi mà... Nhỏ Hương chấp hai tay vái tôi như tế sao - Bổn cô nương hôm ni chịu xuống nước nhỏ rùi đó. Làm ơn lẹ lẹ giùm đi.
- Xí... Vừa đội chiếc nón tai bèo lên, tôi vừa lườm nó - Dữ ác hôn! Hôm ni mí thấy nhà ngươi chịu lễ phép với ta. Mà nè, phải có điều kiện hẳn hòi à nha. Chứ ta không chịu làm mai, làm mối miễn phí đâu...
- Ui chao... sao mà nhà mi ác thế chứ. Nhỏ Hương nhăn nhó - Ta đi dìa thăm... bác trai chứ bộ... Ai thèm thăm cái ông tướng Gàn của mi...
Tôi nhìn hai gò má đỏ hồng của nhỏ, cười nói vu vơ:
- À há, thăm bô của ta hử? Tốt quá hén. Dị là anh Hai ta phen ni dìa phép cô đơn rùi...
- Quỉ chùa nhà mi... chọc ta hử. Nhỏ Hương choàng sang ngắt vào tay tôi một phát thiệu đau, rồi quày quả đạp xe đi trước. Tôi vừa xuýt xoa, vừa hứa thầm:
- Mắng ta, còn ngắt ta nữa hén... Ta quyết sẽ báo thù... chờ xem!
Tôi vội lên xe phóng theo. Gớm nhỏ Hương chạy nhanh thiệt. Đuổi kịp nó, cũng đã toát cả mồ hôi.
Chúng tôi về đến nhà thì mẹ đã chạy ra đón. Bà hối hả:
- Diễm Trang, con mau vào thay đồ rồi xuống bếp phụ mẹ nhanh lên. Ba con và anh Hai sắp về tới rồi.
Tôi ôm mẹ vào lòng, nũng nịu:
- Me à! Me chỉ biết cưng có anh Hai hông hà.
Mẹ tôi quay sang nhỏ Hương cười:
- Con phụ bác dọn chén bát tí nhá... Chứ con Trang của bác lại mè nheo với bác nữa rồi... Me cốc đầu tôi mắng yêu: Học trò lớp nhất sắp sửa là cô Tú rồi mà còn nhỏng nhẻo quá. Hổng biết mai mốt có ai thèm lấy mi hông...?
Tôi vừa chạy vào trong cất vở, vừa nói vọng ra:
- Me à, con nói với me rùi mà.. Con hông thèm lấy chồng đâu. Con ở với me suốt đời sướng hơn.
Khi tôi thay đồ xong và xuống bếp thì me và nhỏ Hương đang chuẩn bị món gỏi gà trên mâm. Nhỏ Hương và tôi là hai đứa bạn chí thân từ hồi còn bé tí tẹo. Lớn lên, hai đứa lại học cùng trường, cùng lớp, cho nên càng thêm gắn bó. Thì đó, cũng bởi cái tình bạn của chúng tôi mà nhỏ Hương và anh Hai tôi mới quen biết nhau. Bây giờ thì hai gia đình đã có hôn ước. Cho nên, đôi lúc, tôi xem nhỏ ấy như là chị em trong nhà.
Hai bên gia đình dự tính chừng nhỏ Hương tròn 20 tuổi thì sẽ định ngày lành tháng tốt để cho nhỏ làm cô dâu. Nhưng anh Hai tôi lại muốn cho nhỏ ấy học thêm lên đại học và nhất là chờ khi non nước thanh bình thì mới tiến hành hôn lễ. Vì thế mà nhỏ hay nói anh Hai tôi là Gàn bướng. Tôi thì rất hiểu ý của anh mình. Anh tôi có lý tưởng và sống cho lý tưởng đó. Đang học đại học kiến trúc thì anh bỏ ngang đang lính. Mà lại đăng lính dù nữa chứ. Lúc anh quyết định tòng quân, me khóc quá chừng. Ba thì khăng khăng phản đối. Nhưng không ai cản nổi anh. Hôm anh đánh trận đầu tiên, cả nhà ai cũng lo. Me thì tụng kinh suốt, còn ba thì luôn theo dõi tin tức trên đài và báo chí. Rồi đến lúc anh về phép lần đầu tiên với chiếc huân chương mới tinh trên ngực áo, cả nhà mừng vô cùng. Đó cũng là lúc anh gặp nhỏ Hương và họ đã yêu nhau từ dạo đó. Hôm nay anh lại được về phép. Ba tôi cũng xin nghỉ sở sớm để được về ăn bữa cơm gia đình. Cả nhà chúng tôi đều nôn nóng chờ đợi Người Hùng trở về.
Nhỏ Hương cũng nóng lòng không kém. Tôi lén nhìn nó trong lúc làm bếp. Cô nàng thỉnh thoảng cứ tủm tỉm cười. Mối tình đầu của nó đã giành trọn cho anh tôi. Nghĩ mà cũng tội nghiệp. Nó và anh Hai một năm gặp nhau có vài lần, thì thử hỏi lần nào anh Hai về phép mà nó không sung sướng. Nó cứ thường tỉ tê tâm sự với tôi rằng, khi nó đã thương anh tôi thì nó sẵng sàng chấp nhận tất cả, trong đó có cả sự đợi chờ. Tôi thì tuy bằng tuổi nhỏ Hương, nhưng lại rất khù khờ trong vấn đề tình cảm. Bằng chứng là vào lúc này đây, tôi còn chưa biết rung động là gì. Trong lớp, có lẽ tôi là đứa hiền nhất hay khờ nhất vì phần lớn mấy cô bạn khác đều đã viết thư tình xanh xanh đỏ đỏ đủ hết. Còn tôi, suốt ngày chỉ biết ôm chồng sách vở và mấy cuốn kiếm hiệp mà thôi. Những tiểu thuyết tình cảm của Quỳnh Dao, của Nhã Ca, của tủ sách Hoa Tím... hoặc mấy bài thơ tình của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, TTKh, hay Nguyên Sa, tôi chỉ đụng đến vào thời gian gần đây thôi, chứ còn trước đó tôi hoàn toàn mù tịt. Có lẽ nhờ vậy mà tôi dần dần bớt nghịch ngợm đi vì tôi cũng muốn làm một tiểu thư áo trắng, lắm mộng nhiều mơ. Thế nên, ba tôiđã không còn gọi tôi là thằng bé Diễm Trang của ba. Tuy vậy, nghịch ngợm thì tôi vẫn chưa chừa hẳn. Con gái 17, 18 tuổi đầu mà vẫn còn thích leo trèo hái trái trong mỗi lần đi cắm trại ở Lái Thiêu, Thủ Đức. Vẫn còn thích cột ngang vạt áo dài, chơi lò cò hay chuyền đủa cùng bọn trẻ trong xóm. Khiến cho me tôi nhiều phen phải kêu trời.
Nhỏ Hương thì hoàn toàn khác với tôi. Nhỏ nhu mì, hiền lành, và thường luôn miệng khuyên tôi bớt cái tính con trai lại, không thì suốt đời này sẽ ế chồng. Ế chồng? Xí... tôi không những không sợ mà còn muốn ở vậy với me suốt đời. Đọc những quyển tiểu thuyết tình cảm và nhất là nghe những lời tâm sự của nhỏ Hương, tôi thấy tình yêu khổ quá chừng. Ai dại dột lại đi chuốc khổ vào thân chứ? Nhất là yêu mấy ông lính. Không những mấy ổng đi suốt, đi hoài mà còn làm cho người ở lại phải lo âu, phập phòng:
Lấy chồng đời chiến binh,
Mấy người trở lại...
Bài thơ Màu Tím Hoa Sim đã nói thế mà. Nhỏ Hương biết vậy, còn dọa tôi:
- Mi chờ xem! Ghét của nào, Trời trao của ấy... chạy không thoát đâu!
Tôi không sợ, vì tôi không muốn dính vào yêu đương. Nếu như trên thế gian này có Tuyệt Tình Cốc, thì tôi chắc chắn sẽ xin thường trú ngay.
Phụ mẹ sắc bắp cải trộn gỏi xong, tôi được phân công nướng bánh phồng tôm. Còn nhỏ Hương thì bắt ngay vào món bì cuốn, một món ăn khoái khẩu của ông anh tôi. Tôi nhìn nhỏ trêu chọc:
- Ui chà, đại ca của ta chỉ thích ăn bì cuốn ở chợ Tân Định thôi... hông thèm ăn của mi đâu!
- Xí... người ta làm cho bác trai chứ bộ...! Nhỏ Hương chống chế. Mẹ tôi thấy vậy chỉ lắc đầu cười rồi bỏ lên nhà trên sửa soạn bàn ăn. Được dịp, nhỏ Hương bèn dùng cây đủa bếp, cốc vào đầu tôi một cái mắng:
- Nhà mi hôm ni ăn phải cái chi mà nói nhiều quá dzị?
Tôi vừa xoa đầu, vừa cầm chiếc đủa cái khua khua về phía nhỏ Hương:
- Ấy cha cha...! Lại đánh lén ta hén... Nè, cho mi nếm mùi lợi hại của Nga Mi kiếm pháp nè...
Tôi dùng đủa chọt vào nhỏ Hương khiến nhỏ la oai oái đầu hàng. Sau khi cốc lại nhỏ một phát gọi là gỡ huề, tôi với nhỏ lại hí hoáy trong công việc bếp núc. Vừa lúc mẹ tôi trở vào, không thì chắc chắn sẽ bị mẹ cốc đầu rồi. Mẹ nhìn hai đứa tôi đang khúc khích cười, trêu:
- Chà..., bộ hai đứa bây thừa lúc me vắng mặt mà bóc lủm đồ ăn phải không?
Tôi chưa kịp trả lời thì có tiếng chuông reng. Me tôi choàng dậy:
- Chắc anh Hai về rồi đó con? Ra đón anh mau!
Tôi vứt đôi đủa chạy tót ra ngoài nhanh như một con thỏ. Me tôi và nhỏ Hương cũng lật đật chạy theo sau. Cửa mở. Và kìa, anh Hai tôi đứng đó, lẫm liệt, oai phong trong bộ quân phục bạc màu sương gió.
- Anh Hai! Tôi reo lên mừng rỡ, nhảy choàng lên ôm lấy.
- Diễm Trang! Anh tôi cười to, ôm chặt lấy tôi, xoay vòng vòng rồi đặt xuống. Đâu, đứng ngay ngắn đàng hoàng cho anh xem xem cô công chúa có lớn thêm được tí nào chưa nè?
Tôi vội vàng đứng trong tư thế nghiêm, đưa tay chào theo lối nhà binh.
- Thưa thiếu úy! Em ăn được ngủ được nên lên thêm hai kilo.
Anh tôi bật cười xòa thật hiền, dí ngón tay vào trán tôi:
- Ừ! Có lớn hẳn ra. Nhưng mà hình như có xấu đi một tí đó nghen.. Cái trán vồ ra rồi nè. Trán này là bướng bỉnh lắm. Mai mốt khó ai mà chìu cô cho nổi.
Tôi tức quá, ôm lấy anh đấm thùm thụp vào lưng.
- Coi đó! hai anh em bây, không gặp thì thôi, mà hễ gặp thì lại chọc ghẹo nhau. Mẹ tôi lên tiếng từ sau. Anh Hai liền chạy đến ôm chầm lấy người. Cả hai mẹ con mừng mừng tủi tủi. Tôi lén nhìn nhỏ Hương. hai mắt nó đã đỏ hoe tội nghiệp.
- Anh Hai à! Còn thiếu một người đó nghen... Tôi nhắc nhở.
Nghe vậy, me như chợt nhớ ra liền kéo tay nhỏ Hương lại bên anh Hai rồi nói:
- Tội nghiệp, nó trông con lắm đó.
Anh Hai ôm nhỏ Hương vào lòng, hôn lên mái tóc thề đen mượt của nhỏ.
- Anh cũng nhớ em lắm.
Nhỏ Hương lúc nãy còn liếng thoắng với tôi, bây giờ thì chỉ còn biết khóc thút thít. Tôi ôm me cười:
- Thôi me à! Con với me trở xuống bếp dọn cơm nhé... để hai người họ tự nhiên tâm sự mà.
Anh Hai chợt đưa tay ngăn cản:
- Khoan! Đợi tí đã, để anh giới thiệu một người bạn cho gia đình. Rồi xoay sang phía cửa, anh kêu to: Vũ! Vào trong đi mày...
Một người thanh niên ngần ngại bước vào. Anh ta cũng mặc trên người bộ đo6` rằn ri, bạc màu chiến trận. Mái tóc hớt cao, gương mặt khôi ngô, đỉnh đạc, cặp mắt sáng tinh anh và đặc biệt là nụ cười rất duyên dáng dễ thương.
- Đây là mẹ tao. Anh Hai đưa tay giới thiệu từng người. Còn đây là bà xã tương lai của tao. Còn nhỏ lí lắc kia, anh Hai chỉ tay về phía tôi, lúc này đang nép sau lưng của me vì bị quê trước người khách lạ - Đó chính là Diễm Trang, em gái của tao.
- Dạ chào bác! Người ấy cúi đầu thật thấp thi lễ, con tên Hoàng Vũ, bạn chung tiểu đội với Minh.
Anh ta khẻ gật đầu chào nhỏ Hương. Tôi nhìn bông mai vàng lấp lánh trên cổ áo của người ta thầm nghĩ: Chà, cũng cấp úy đó nha... ai nhỉ! Nhưng mà cái dáng này trông giống sinh viên hơn.
- Chào Diễm Trang! Người ta ngập ngừng, nụ cười thoang thoáng điểm trên môi. Tôi mắc cở, cúi đầu lánh né, không dám nhìn thẳng vào ánh mắt sáng ấy, rồi kéo tay nhỏ Hương chạy tuốt vào bếp.
Được dịp báo thù, nhỏ Hương trêu lại:
- Thiếu úy dù đó nha... Mèn ui! Trông bảnh trai quá chừng. Nè, có xứng đáng làm hoàng tử bạch mã hông đó?
- Xí.., ai thèm! Tôi nguýt nhỏ Hương nhưng trong lòng tự dưng cảm thấy thích thích kỳ lạ.
Chúng tôi trở ra với những dĩa đồ ăn trên tay thì ba tôi cũng vừa về tới. Ông ôm chầm lấy anh Hai, siết chặt đôi vai rộng của anh. Qua cặp kiếng trắng, đôi mắt người đỏ hoe, rươm rướm. Vũ đứng dậy chào ba tôi. Cung cách và lời nói của chàng tuy không văn hoa bóng bẩy, nhưng rất thật thà và lễ độ. Đó chính là những điều mà tôi yêu thích. Tôi chợt mĩm cười với chính mình và ngạc nhiên không rỏ tại sao tôi cứ lại quan tâm đến người khách lạ mới xuất hiện đó.
Sau khi anh Hai đốt vài nén hương trên bàn thờ ông bà, chúng tôi cùng ngồi vào bàn. Tình cờ hay hữu ý, mà tôi lại ngồi bên cạnh người ta. Khiến cho suốt cả buổi cơm tôi và người ấy cứ làm khách mãi. Nhỏ Hương thì chắc không nhận ra điều ấy, vì nó đang bận chăm sóc cho anh Hai. Ba thì lại cứ mãi chuyện trò, còn mẹ thì cứ chạy lên, chạy xuống tiếp các món ăn. Cho nên, tôi không còn ai để bám lấy thoát thân, đành cứ ngồi im lặng, nhỏ nhẹ từ tốn ăn cơm. Nếu như không có sự hiện diện của người ta thì tôi không có sực như miêu đâu.
Qua những lời trò chuyện trên mâm cơm, tôi được biết người ta tên Hoàng Vũ, năm nay 24 tuổi, sinh quán tại Biên Hòa, là con trai duy nhất trong gia đình. Vũ vào lính vì cùng lý tưởng như anh Hai tôi. Anh đang học điện tại Phú Thọ thì gát ngang, khoác áo lính.
Cơm nước xong, cả nhà quây quần tại phòng khách bên một bình trà nóng. Anh Hai và Vũ đang tuần tự thuật lại những trận đánh qua. Vũ có lối kể chuyện thật thu hút cho nên dần dần được anh Hai tôi bán cái cho độc diễn. Tôi nép bên me, tròn xoe mắt theo dõi câu chuyện. Những lần anh Hai về phép, tôi ít có dịp được nghe nhiều chuyện về chiến trận và đời lính. Phần vì anh Hai không có tài kể chuyện, phần vì tôi không thích mấy ông lính. Nhưng lần này, Vũ làm tôi say mê theo từng chi tiết. Giọng nói của Vũ trầm ấm nhưng không kém hoào hùng khi anh kể về những chiến thắng của tụi anh. Thỉnh thoảng, anh lại đưa mắt nhìn tôi rồi thoáng nở một nụ cười trên đôi môi, khiến cho hai má tôi đỏ bừng.
Chuyện trò được một đổi thì Vũ đứng dậy xin phép ra về. Anh Hai vào nhà trong dẫn chiếc Vespa ra đặng đưa Vũ. Tiễn hai người ra cửa, trong tôi chợt lưu luyến bâng quơ, không biết có còn gặp lại hay không. Người ta có lẽ không biết được điều đó, cho nên cứ thản nhiên chào ba me tôi, rồi đi thẳng một mạch. Tôi bổng giận tí ti, nhủ thầm: Đúng là lính dù mà! Toan quay lưng vào nhà trong thì anh hai kêu tôi lại bên cạnh:
- Lần này anh về phép có năm ngày thôi, còn Vũ thì được một tuần. Nếu em có rảnh thì đưa bạn anh đi chơi vòng vòng được không?
Câu nói của anh Hai như mở cờ trong bụng, nhưng tôi lại làm ra vẻ từ chối:
- Hum... kêu em đưa anh Vũ đi chơi Sài Gòn à? Xí... anh có nói lộn không đó? Em còn phải học bài mà!
- Không sao! Không sao! Vũ khoa tay, cười nhẹ - Nếu Diễm Trang không rảnh thì thôi...
Lại ngốc quá đi thôi! Tôi nhủ thầm, người ta đang làm giá đó mà, sao không biết năn nỉ? Anh Hai không rõ sự tình nên cố thuyết phục tôi:
- Lúc nãy anh nghe nói cuối tuần này trường các em có tổ chức ca hát ngâm thơ cho đó mà. Vũ là một cây văn nghệ đó nghen. Nên anh muốn mấy em dẫn anh ta đi tham gia cho vui.
- Hông dám! Hông dám! Nếu Diễm Trang không rảnh thì để dịp khác cũng được. Vả lại, thứ bảy này anh cũng muốn ở nhà làm vài việc lặt vặt cho ông bà già...
Nói đoạn, Vũ vẫy tay chào rồi leo lên ngồi phía sau lưng anh Hai. Chàng đấm vào vai anh:
- Thôi làm ơn chạy đi ông! Ông xạo quá... ai là văn nghệ gừng chứ?
Tôi chưa kịp nói tiếng nào thì anh Hai đã rồ ga phóng đi mất. Thiệt đúng là hai ông tướng thí mờ ghét, nhìn theo bóng dáng hai người tôi nhủ thầm. Nhỏ Hương từ trong nhà chạy ra, ngắt vào tay tôi một phát:
- Lay tỉnh bớ Diễm Trang!
- Ây da...! Dám nhéo ta nữa hén!
Tôi rượt theo nhỏ Hương. hai đứa chạy vòng vòng trong phòng khách:
- Đứng lại! Đứng lại! Bản cô nương hôm ni quyết xin mi tí huyết mà...
- Người đi một nửa hồn tôi nhớ! Còn nửa hồn kia mắc ăn hàng... Nhỏ Hương vừa chạy vừa chọc tôi. Me nhìn thấy thế bật cười. Còn ba thì lắc đầu quầy quậy:
- Hây dà...! Con gái chi đâu mà hệt như thằng anh của nó. Phá giàn trời!
Tôi cứ đứng hoài trước tủ áo, không biết nên bận chiếc áo nào. Ui chao, sao mà phiền quá đi thôi. Lúc trước có khi nào tôi lại phân vân trong vấn đề áo quần đâu chứ. Ngoài những chiếc áo dài trắng nữ sinh ra, mỗi lúc đi đâu với nhỏ Hương, tôi chỉ bận toàn quần tây áo sơ mi. Không phấn son, không chải chuốt. Chỉ vỏn vẹn năm phút là xong. Ai như nhỏ Hương, hễ bước chân ra khỏi nhà là phải tốn ít nhất 20 phút để sửa soạn xiêm y. Nhiều khi chờ cô nàng thay đồ mà tôi sốt cả ruột. Thế mà ông anh gàn rỡ kia của tôi lại có thể chờ được mới là lạ chứ. Chẳng lẽ đó là sức mạnh của tình yêu. Thiệt là phục ổng sát đất. Còn me tôi thì lúc nào cũng than thở:
- Chao ôi, có lẽ là mụ bà đã nắn lộn nhà mi rồi, Diễm Trang ôi. Đúng ra mi phải là con trai mới đúng. Con gái chi mà từ tánh tình cho đến cách ăn bận hông thua gì thằng anh của nó bao nhiêu.
Thế mà hôm nay con gái của me lại biết điệu rồi đây. Khổ nổi, tôi lại bối rối không biết phải diện ra làm sao để có thể tha thướt, dịu dàng như nhỏ Hương. Hum.., cũng tại sự hiện diện của người ta mà thôi. Lúc đầu nói không đi, bây giờ lại nói đi. Thiệt là thí mà ghét. Nhưng tôi lại mỉm cười với chính mình.
- Ây cha cha, cô Diễm Trang à. Chính cô rất muốn người ta đi với cô kia mà! Còn làm bộ nữa sao?
Ừ đó, tôi làm bộ thì đã sao chứ? Với mấy ông lính này, tôi cần phải cứng rắn hông có yếu mềm như nhỏ Hương được. Nói thế chứ tôi lại lấy làm mắc cỡ với chính mình. Hôm rồi, khi anh Vũ gọi điện thoại sang năn nỉ cho đi theo, tôi mừng vô vàn. Tuy rằng tôi vẫn giả đò, tỏ vẻ dửng dưng:
- Ủa! Hôm nọ nghe anh nói phải làm vài việc chi chi đó cho ba mẹ mà?
Tôi nghe tiếng Vũ cười ngượng trong điện thoại:
- Hum.. thì cũng đã làm xong mấy hôm nay rồi! Hôm đó anh rãnh thiệt mà.
Xuýt nữa thì tôi đã bật cười thành tiếng trước câu nói ấy. Định bụng sẽ phá anh thêm một tí, nhưng chợt nhớ lại hôm nào cũng vì mình làm giá mà người ta hoảng quá, leo lên xe vọt mất tiêu. Cho nên, tôi trả lời, hơi xẳng giọng một tí (để người ta năn nỉ đó mà).
- Ừ, anh muốn đi thì đi...!
Nói vậy chứ trong bụng cứ cảm thấy sung sướng lạ. Cũng chẳng hiểu vì sao. Hông dám hỏi nhỏ Hương, sợ nó chọc chết mất. Hôm đưa anh Hai trở về đơn vị. Vũ cũng có đến nhà. Lại là một bữa cơm thân mật. Nhưng lần này tôi đã hông còn e thẹn như trước tuy rằng ánh mắt của anh ta đôi lúc làm con tim tôi đập loạn cả lên. Trước khi ra đi, anh Hai còn dặn dò:
- Diễm Trang à, ráng thu xếp thời giờ đưa anh Vũ đi chơi vòng vòng nha.
Cái ông anh khờ khạo của tôi thiệt là đáng ghét mà. Hông có hiểu bọn con gái tụi tui tí nào. Khó hiểu ư? Hum... đơn giản thôi. Chỉ muốn được chìu tí ti đó mà. hai ông tướng chỉ giỏi có tài đánh nhau với giặc còn mí cái chuyện này thì sao mà mù tịt.
Khoác chiếc áo dài màu thiên thanh me mới sắm cho lên người, tôi soi mình trước tấm kiếng.
- Hum... không tệ lắm... Nếu như không muốn nói là đẹp vô cùng. Hôm ni mình phải làm con gái trăm phần trăm mà...
Tôi xoay vòng vòng tự ngắm mình. Mấy dì tôi thường khen tôi có thân hình đẹp, rất thích hợp mặc áo dài nhưng tôi thường không để ý đến. Hôm nay, có dịp làm cô tí điệu, tôi mới nhận ra điều đó. Quả thật không ngờ tôi lại duyên dáng đến như vậy.
- Ui... mi dễ thương quá đi Diễm Trang ui...... mi mi một cái nè.
Tôi gở cho cái ảnh của mình trong tấm kiếng to một nụ hôn gió. Khoan khoái trong lòng, vừa chải tóc tôi vừa hát nho nhỏ:
Tà áo thiên thanh thơ ngây ngày nào... Chìm khuất trong mưa mưa bay rạt rào...
Chợt tôi phát hiện ra rằng đúng là cái trán của mình có hơi vồ ra thiệt. Nhớ đến lời trêu ghẹo của anh Hai, tôi đâm ra ghét cái trán ấy ghê. Tôi vội vàng xỏa mái tóc lòa xòa che phủ bớt trên trán, cài ngang chiếc băng đô màu xanh, chải lại mái tóc chấm vai mới gội còn óng mượt. Tôi chải hết kiểu này đến kiểu khác mà vẫn không vừa lòng. Sau cùng, tôi quyết định cứ để chúng buông xỏa tự nhiên như những sáng đi học. Hông phải vì tôi cho đó là kiểu tóc đẹp nhất mà vì tôi đã quá mệt mỏi với việc làm điệu này rồi.
Một thoáng ý nghĩ chớm lên trong đầu, tôi mở hộp son phấn của me ra. Nhưng sau đó tôi lại ngại ngần không biết nên tô phết ra làm sao cả. Tôi thử màu son này, màu chì kẻ mắt kia. Thử một hồi, rồi soi lại mình trong kiếng. Tôi bật cười thành tiếng. Ui chao... trông tôi giống y một cái mặt nạ hề vậy đó.
- Xí! Người ta là chi cúa mình chứ mà mình phải diện này diện nọ... Thiệt là kì cục quá đi. Tôi vừa bôi đi lớp phấn son, vừa biện hộ cho mình...
Sửa soạn xong xuôi, xem lại đồng hồ, ây da, cũng tốn hơn 30 phút làm đẹp chớ bộ. Phen này thì không thể trách nhỏ Hương rồi. Ba tôi đang đọc báo, khi thấy tôi bước ra, người xệ cặp kiếng dày cui xuống, chằm chằm nhìn.
- Bà nó ơi! Ra mà xem, có cô con gái nhà ai xinh đẹp quá đi lạc vào nhà mình nè!
Tôi đỏ bừng hai má, chạy đến đấm vào vai ba:
- Ghét ba quá đi, ba chọc con gái cưng của ba hoài hà... hông thèm chơi với ba nữa đâu!
- Trời ơi! Hông ngờ nhỏ Diễm Trang của ba mẹ hôm nay đẹp quá chừng.
- Hum... người ta lúc nào mà chẳng đẹp, đâu có riêng gì bữa nay đâu. Ba hông biết gì hết trơn à... Diễm Trang hông thèm nói chiện với ba nữa... Tôi chạy sang, ngã vào lòng me nủng nịu.
- Coi đó, lấy chồng được rồi mà còn nhỏng nhẻo quá đi thôi. Mẹ tôi cười, rồi bảo tôi đi vài bước cho bà xem đọan ôm tôi vào lòng hôn lên trán mà nói:
- Con gái của me đẹp nhất trên thế gian này!
Tôi sung sướng hôn me một cái thiệt kêu. Vừa lúc nhỏ Hương cũng vừa đến. Nó mở to hai con mắt đáng ghét của nó nhìn tôi:
- Ui cha cha... hôm ni Chung Vô Diệm chịu lột xác rùi sao?
- Quỉ chùa nhà mi... Dám nóoi ta là Chung Vô Diệm hử? Có tin là ta sẽ lột xác nhà ngươi ra hông nè... Tôi ngắt nhỏ Hương một phát. Nhỏ la oai oái xin đầu hàng. Nhỏ Hương hôm ni lại khác hẳn. Chỉ mặc một chiếc áo dài trắng, tóc cũng không chải tỉ mỉ như trước. Tôi nhìn nó mỉ cười hát khe khẻ:
Ngày anh xa vắng... chách chách chách chách... Phấn son xếp lại chẳng dùng... chách chách chách chách...
Cả nhà cùng phá ra cười. Phen này thì đến lược nhỏ Hương mắc cở. Thế là tôi đã gỡ huề. Có tiếng chuông reng. Nhỏ Hương nhảy lên chọc tôi:
- À há... hoàng tử bạch mã đến rùi... đừng có hồi hộp nghen... Nhỏ Hương cười - Để ta ra mở cửa đón chàng vào.
Vừa dứt lời, nhỏ đã chạy tót đi. Lần này thì lại đến phiên tôi mắc cỡ rồi. Vũ bước vào. Đơn giản, nhã nhặn trong chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt. Ui chao, sao mà trùng hợp kỳ lạ vậy. Cả hai đứa đều mặc màu xanh. Mái tóc chàng vẫn cao ráo nhưng đã được chải chuốt tươm tất làm nổi bật thêm lên gương mặt vốn khôi ngô, tuấn tú của chàng. Đặc biệt, đêm nay, chàng lại đeo thêm một chiếc kính trắng, trông chàng càng thêm đỉnh đạc và không khác gì một sinh viên. Trái tim tôi chợt nghe xôn xao lạ. Nép mình sau lưng me, tôi lén dấu một nụ cười vui thích. Tôi thiệt không ngờ. Trong chiếc áo trận, Vũ oai hùng bao nhiêu thì trong bộ đồ thường phục, chàng lại hiền hòa, nhã nhặn bấy nhiêu. Ôi, nhất là nụ cười duyên dáng đó. Cái răng khểnh sao mà dễ thương lạ. Hum... con trai gì mà có chiếc răng khểnh đáng giá đến thế.
Sau vài câu chào hỏi, Vũ và bọn tôi rời nhà. Chưa thấy lúc nào tôi thấy nhỏ Hương dễ thương như lúc này. Nhỏ tự nguyện chở tôi trên chiếc Mobilet của nó để cho tôi có thể đóng trọn vai tuồng con gái trong đêm nay.
Đến trường thì mọi người đã hiện diện khá đông. Trong lúc nhỏ Hương bận bịu đi gởi chiếc xe thì Vũ đến bên tôi. Sau một lúc ngập ngừng, chàng cúi đầu nói thật nhanh, thật khẽ đủ để mình tôi nghe thấy:
- Đêm nay Diễm Trang... duyên dáng quá!
Nói đoạn chàng xoay mặt đi hướng khác, đầu cúi gầm xuống, lánh né cái nhìn của tôi. Tôi có hơi bất ngờ nhưng lại cảm thấy hạnh phúc và sung sướng dâng đầy trong lòng. Lời khen của chàng sao lại mang đến cho tôi những cảm xúc thật khác với lời khen của ba mẹ và của nhỏ Hương. Nếu mà đem bỏ lên cân, tôi tin chắc, lời khen của chàng làm cho tôi sung sướng hơn lời khen của ba mẹ nhiều. Thôi chết rồi, tôi hông còn hiểu được mình nữa. Tôi ráng tìm kiếm những bản tánh con trai của mình. Nhưng đứng bên cạnh chàng, tôi lại cảm thấy mình yếu mềm hẳn ra, cảm thấy mình hoàn toàn nữa tính. Hổng lẽ tại chàng là người con trai đầu tiên trong đời khen ngợi tôi, hay tại chàng là người mà tôi mong đợi suốt cả ngày hôm nay.
- Cám ơn anh... Tôi đáp khẻ, mặt nóng bừng.
Tôi cúi đầu, che dấu một nụ cười. Chàng có biết đâu, chính tôi cũng đang muốn nói với chàng những lời tương tự như thế. Cả hai đứa đâm ra ngại ngần, không nói thêm một lời nào cả. Tôi nghĩ thầm. Ui chao lính dù gì đâu sao mà nhát quá ta. Chỉ nói có một câu đơn giản như thế mà cũng... mắc cở sao? Sao hông nói tiếp đi. Người ta đang chờ nghe đây nè... nói đi... ngốc quá đi thôi...
Cuối cùng thì Vũ cũng đã có đủ can đảm để tiếp tục:
- Hum... anh nói điều này có lẽ Diễm Trang sẽ cười anh... số là mấy ngày hôm nay...
- Gì đó gì đó! Sao còn đứng đây mà hông vào trong? Nhỏ Hương ở đâu chạy lại la toáng lên làm Vũ ngưng ngang. Ui cha cha, tôi muốn nhéo nhỏ đó đến chít quá chừng. Đúng là cái đồ phá đám mà. Coi cái mặt của nó sao mà thí ghét ghê.
- Làm gì à? Tôi sẵn giọng. Thì chờ bạch y tiểu thơ đó... Tôi lườm nhỏ Hương một phát thiệt... kinh hồn. Nhỏ Hương hình như hiểu ra sự xuất hiện hông đúng lúc của mình, nên vội cười thiệt tươi cầu hòa:
- Xin lỗi hai vị nha! Tại lúc nãy gặp cô giám thị. Cô ta nhờ tui phụ bán nước giải khát trong giờ giải lao đó mà.
Buổi văn nghệ đã bắt đầu. Nhỏ Hương đã biết tội cho nên để hai chúng tôi ngồi cạnh nhau. Đó cũng là đáng tha thứ cho cái tội phá đám khi nãy của nhỏ. Sau vài câu hỏi thăm về trường lớp, chàng im lặng theo dõi văn nghệ. Có lẽ tại có nhỏ Hương ngồi đó nên chàng không thể nói và tôi không thể nghe những gì mà cả tôi và chàng đều muốn.
Tôi thì mắt hướng về sân khấu, nhưng tâm trí lại nghĩ ngợi lung tung. Lẽ nào tôi đang bị ông Trời trừng phạt về cái tội ghét lính năm nào. Ghét của nào Trời trao của đó. Ui cha, sao mà kỳ vậy. Đã bảo hông để ý, hông nhớ mà lòng lại cứ để ý, và chứ nhớ bâng quơ. Tôi lén nhìn Vũ. Chàng thật có nét đẹp của một người đàn ông. Cặp mắt chàng thật sáng và nhất là nụ cười rất hiền rất có duyên. Nụ cười luôn làm con tim tôi xao động mỗi lúc nhìn. Bất chợt Vũ cũng xoay lại nhìn tôi. Đôi bờ mắt giao nhau. Tôi luống cuống vội nhìn lên sân khấu. Tim đập nhanh. Thôi chết rồi. Phen này chắc tôi thật sự bị ông Trời trao cho cái của mà tôi luôn ghét rồi.
Đến giờ giải lao, chúng tôi trở ra bên ngoài để uống nước. Mấy nhỏ bạn cùng lớp trông thấy tôi đi bên cạnh chàng đứa nào cũng tò mò giương mắt ra mà nhìn. Hum... từ nay đừng hòng chọc tôi là con nhỏ cù lần hay khù khờ nữa nhé. Tôi giới thiệu Vũ với đám bạn. Có vài ánh mắt tỏ vẻ ganh tị làm tôi càng thích thú. Chàng của tôi bảnh trai quá mà. Chàng của tôi hào hùng quá mà. Lúc này, tôi mới phát hiện ra rằng, ngoài lối kể chuyện thu hút người nghe, Vũ còn có tài pha trò rất duyên dáng. Chàng đã đem đến cho tôi và nhỏ Hương những tràng cười thật vui vẻ.
Đêm đó khi đưa tôi về nhà, tôi cũng không có cơ hội để hỏi chàng khi nãy định nói gì với tôi vì lẽ nhỏ Hương cứ rề rề bên cạnh. Tôi cứ ưng ức trong lòng mãi. Ba mẹ tôi vẫn còn thức đợi cửa. Vũ vào thưa chuyện cùng họ. Tôi nghĩ tác phong của chàng đã gây ấn tượng tốt cho ba mẹ của tôi. Trước khi chia tay, Vũ ngỏ ý mời tôi, Hương và gia đình lên nhà anh chơi vào chủ nhật. Nghe thế nhỏ Hương vổ tay reo to thích thú:
- Ui cha thích quá... phen này hai nhỏ sẽ rặt sạch trái cây của nhà anh cho coi.
Ba mẹ tôi cũng vui vẻ nhận lời ngay. Chỉ riêng tôi là không trả lời mà chỉ cảm thấy buồn buồn. Bởi lẽ chủ nhật cũng chính là ngày phép cuối cùng của anh.
Suốt đêm đó, tôi cứ trằn trọc mãi. Trong tâm trí tôi toàn là hình ảnh của buổi chiều ngày hôm nay bên cạnh Vũ. Thỉnh thoảng tôi lại phì cười khi nhớ đến những câu nói tiếu lâm của chàng. Ui cha, người gì đâu mà ác quá chừng. Tự nhiên lại xuất hiện làm chi để rồi giờ đây tôi phải nhớ nhung. Tôi cứ ôm lấy con chó nhồi bông mà hôm nào chàng đã mua tặng tôi khi chàng, anh Hai, nhỏ Hương và tôi cùng đi chơi với nhau. Chẳng lẽ con tim tôi thực sự đã biết rung động rồi sao? Chẳng lẽ tôi đã không còn là một con bé vô tình nữa sao? Hum... ghét người ta ghê đi.
Sau bữa cơm, nhỏ Hương và tôi theo chân Vũ dạo quanh vườn trái cây đủ loại của gia đình chàng. hai đứa chúng tôi thi nhau nhắc lại những lần đi cắm trại tại Lái Thiêu hay Thủ Đức, phá phách vườngtrái cây thiệt là vui. Vũ lắng nghe những mẫu chuyện đó, thỉnh thoảng lại xen vào vài câu nói khôu hài, làm cả tôi và nhỏ Hương có những trận cười thiệt thỏa thích. Chọn một khoảng đất mát mẻ dưới tàn mận xum xê trái, chúng tôi ngồi xuống vừa tiếp tục câu chuyện vừa thưởng thức những trái mận giòn tan, ngọt lịm.
- Cha, nhà anh Vũ có vườn trái cây lớn như vầy thì chắc lúc nhỏ đâu thèm đi hái trộm trái đâu hén! Nhỏ Hương vừa nhai mận, vừa hỏi.
- Hương đoán sai rồi đó! Vũ đưa tôi một trái mận thật to, rồi cười tiếp: Tuy rằng ở nhà có nhiều loại trái cây, nhưng đi hái trộm thì mới hào hứng và thích thú chứ.
- Ui cha! Nói đến hái trộm thì tụi em không ai qua mặt nhỏ Diễm Trang đâu. Diễm Trang vừa gan, vừa có võ công cao cho nên lúc nhỏ nàng ta hái trộm tài một cây đó anh. Anh biết không! Nhỏ Hương huyên thuyên kể, chẳng thèm để ý đến ánh mắt cảnh cáo của tôi: Có một hôm, bốn đứa em trên đường đi học về ngang qua một ngôi nhà nọ. Chùi ui, có một cây mận trái to và nhiều quá chừng luôn. Tụi em quyết định giở tài đạo chích. Nhưng không may, chủ nhà đi đâu về đến liền rượt tụi em chạy dài. Nhỏ Hương bụm miệng cười khúc khích: Lần đó, Diễm Trang bị kẹt lại trên cây cho nên bị tóm gọn. Phần em chạy về báo. Anh Minh và em lập tức tìm đến nhà đó. Cứ ngỡ là sẽ phải hụt hơi năn nỉ. Nào dè, anh biết sao không? Khi bước vô thì thấy nhỏ Diễm Trang đang đường hoàng ngồi ăn mận trước hiên nhà với họ mới lạ đó chứ! Thì ra, bác chủ nhà có quen biết với ba Diễm Trang vì làm cùng sở. Hông thôi thì... nhỏ Hương lại nhìn tôi cười,...chắc là Diễm Trang khóc nức nở, ngập lụt cả Sài Gòn.
Tôi lườm nhỏ Hương một phát. Đúng là con nhỏ nhiều chuyện mà. Người ta đang đóng vai tiểu thư mà cứ bo bo cái miệng uỵch tẹt ra hết bí mật của mình. Vũ cười xòa ra:
- Ừ, cái thành thích đó của Diễm Trang anh có được nghe anh Minh, anh Hai của Diễm Trang kể lại. Thiệt là khâm phục Diễm Trang đó nghen!
Ây da, bây giờ mới biết ông anh của mình cái miện cũng không bảo đảm kín đáo. Thôi chết rồi, không biết ổng còn nói gì về tôi với Vũ không đây. Nhất định phải khảo tra cho ra mới được. May thay, cơ hội đã đến. Từ trong nhà, me tôi lên tiếng gọi nhỏ Hương vào có chút chuyện. Chờ cho nhỏ Hương đi hẳn, tôi vội xoay sang Vũ chống tay lên hông giả bộ làm mặt quan trọng:
- Nè, cái ông anh gàn kia của Diễm Trang còn nói gì với anh về Diễm Trang không? Nếu có thì anh mau mau kể ra đây, để coi ổng có nói xấu Diễm Trang không nè.
- Đâu có! Vũ cười trước thái độ của tôi! Anh Minh kể về Diễm Trang cũng không nhiều lắm và chỉ toàn là khen Diễm Trang thôi.
- Hông tin.
- Thiệt đó mà.
- Hum... ủa mà tại sao lại đi kể chuyện của Diễm Trang cho anh nghe? Có phải anh hỏi hông? Tôi tròn mắt nhìn Vũ. Chàng đưa tôi thêm một trái mận rồi ngập ngừng kể:
- Chuyện là vầy, có một hôm, tụi anh đang đóng quân chờ phục khích địch thì tình cờ anh nhìn thấy tấm ảnh gia đình của Trang trong ví của anh Minh. Trông Trang mặc chiếc áo dài trắng, lại thêm mớ tóc đen óng mượt... anh đây, nói thật,... anh đây, tự nhiên thầy có cảm tình sao sao đó! Cho nên mới mở lời hỏi anh Minh đó mà.
Tôi lặng người đi vì tí bất ngờ và một cảm xúc là lạ tự dưng xuất hiện trong lòng. Cái cảm xúc là lạ đó càng lúc càng lớn làm đỏ bừng hai đỉnh má. Bất giác, tôi nở một nụ cười bâng quơ, thích thú. Sợ Vũ bắt gặp, tôi đứng lên, dấu mặt về một hướng khác, trong lúc Vũ vẫn chậm rãi kể tiếp:
- Rồi thì tụi anh trở thành bạn thân. Thỉnh thoảng trong lúc dừng chân nghỉ ngơi trên bước đường hành quân. Tụi anh lại đem chuyện gia đình, tình cảm và lý tưởng ra để hàn huyên, trao đổi cùng nhau. Vì vậy, anh được nghe thêm vài điều về Diễm Trang. Để rồi, từ dạo đó, anh cứ luôn mong muốn được có dịp gặp Diễm Trang...
- Gặp để làm chi? Tôi hồi hộp xen ngang.
- Thì để làm quen với một người con gái có những bản tính mà anh đây rất thích.
Chàng lại làm cho đôi môi của tôi nở thêm một nụ cười vui thích và hai má lại nóng bừng.
- Nhưng chừng gặp Diễm Trang rồi thì anh mới hối hận phải không nè?
- Đâu có! Sao Diễm Trang lại nói vậy?
- Hum... thì tại Diễm Trang phá không thua con trai nè. Diễm Trang lại không dịu dàng, yểu điệu như bao cô khác nè.
- Đó là vì Diễm Trang có bản tính cứng rắn, nghị lực và kiên cường chứ đâu phải Diễm Trang không dịu dàng! Vũ tiến đến cạnh tôi. Trái tim tôi chợt đập nhanh theo từng bước chân của chàng. Ngắt một chùm hoa mận, chàng tặng tôi rồi tiếp: Anh còn thấy trong Diễm Trang có rất nhiều nét hồn nhiên, vui tươi. Thậm chí, đôi lúc anh cứ tưởng Diễm Trang vẫn còn là một cô bé con, ngây ngô, dễ thương đến độ kì lạ. Nhưng khi Diễm Trang khoác lên mình chiếc áo dài, Diễm Trang lại trông rất dịu dàng, cộng thêm với nét ngây thơ sẵn có, anh nghĩ Diễm Trang đúng là cô tiểu thơ của tuổi thần thiên, học trò.
Ui chao, tôi như đang uống vào lòng từng lời nói dễ thương ấy. Từ trước đến nay, chỉ có Vũ là người đầu tiên nói những lời như vậy với tôi. Chàng đã hiểu những bản chất cơ bản hình thành nên con bé Diễm Trang này rồi. Tuy rằng tôi rất thích được nghe những lời như thế, nhưng vốn có tí bản tính kì cào, kiêu hãnh của cái trán vồ kia, cho nên tôi vẫn đủ bình tỉnh để chuyển hướng cây chuyện theo ý mình.
- Chưa chắc những gì anh nghĩ về Diễm Trang là đúng hoàn toàn. Nhưng có thể nói là anh cũng đã biết ít nhiều về Diễm Trang rồi đó. Bây giờ để cho công bằng thì anh phải cho Diễm Trang biết lại đôi điều về anh được không?
- Được chứ! Diễm Trang muốn biết chuyện chi nè?
- Hum... cho Diễm Trang hỏi hén. Vậy thì, từ trước đến nay anh có bạn gái chưa... sao mà anh nói khéo vậy, chắc là có lắm cô mê?
Vũ cười:
- Nói không thì cũng... không đúng! Vậy thì theo anh, để anh giới thiệu bạn gái của anh cho Diễm Trang biết. Nói đọan Vũ chìa tay mời tôi đi theo chàng. Phần tôi khi nghe Vũ nói thế, chợt cảm thấy hụt hẫng, bất ngờ. Dường như rằng có một chiếc gai chích khẻ vào con tim tôi. Nụ cười trên môi trở nên vụng về, ngượng ngùng đi hẳn. Trên tay, chùm hoa mận rơi xuống đất tự lúc nào. Bước theo Vũ trên lối đi ngập đầy lá mà lòng tôi cứ ngỡ mình chính là những chiếc lá đó. Vang lên những tiếng nát tan tội nghiệp. Vũ đưa tôi vào một túp lều nhỏ cuối vườn. Tôi không còn hiểu được những biến động trong tâm trạng của mình. Thẩn thờ ngồi xuống chiếc ghế cạnh ô cửa sổ, tôi không rõ có phải mình đang chờ đợi để được Vũ giới thiệu bạn gái của chàng hay là đang thương cảm cho chính mình.
Vũ bước vào trong một chốc rồi trở ra với cây đàn guitar trên tay. Nhìn về phía tôi, càng hân hoan:
- Đây, để anh giới thiệu! Đây chính là người bạn gái chung tình của anh trong suốt thời gian qua.
Tôi mở to mắt nhìn về phía cây đàn. Vậy là sao? còn sao nữa chứ? Sự thực đã rõ ràng rồi. Thì ra, Vũ xem cây đàn guitar chính là người bạn gái của chàng. Thế mà tôi lại cứ tưởng... Ui cha, xấu hổ quá đi thôi...
- Ô... thì ra thế! Thế mà Diễm Trang cứ tưởng.. Tự dưng đôi môi tôi lại nở một nụ cười thật tươi. Hum... cũng không hẳn tươi hoàn toàn mà có thêm chút tí ngượng vì.. nghi oan ban nãy.
- Tưởng là anh có một cô bạn bằng xương bằng thịt phải không? Vũ cười trêu phá. Tôi nhìn chàng nhủ thầm: Xí, làm người ta buồn rùi không biết xin lỗi lại còn cười nữa chứ! Được rùi, bổn cô nương sẽ ghi nhớ món nợ này mà.
- Diễm Trang biết không! Vũ vừa vuốt lại mái tóc vừa kể: Hồi anh còn đi học, ngoài bài vở ra, anh chỉ biết đến mấy cuốn nhạc và cây đàn này thôi. Về vấn đề bạn trai, bạn gái gì gì đó. Thú thiệt, hồi ấy anh quê mùa lắm. Bạn bè cứ gọi anh là thằng cù lần.
Dzị là cù lần gặp cù lần rồi! Tôi mỉm cười khi nghĩ đến điều đó. Chàng có biết đâu trong lớp tôi cũng bị trêu là cù lần đó.
- À hay là Diễm Trang hát đi, anh đàn chịu không? Vũ chợt đề nghị.
Đang quê xệ mà lại kêu người ta hát thì hát làm sao được chứ. Vả lại, có hát được cũng không thèm hát vì ai biểu khi nãy làm cho tôi quê làm chi... Nghĩ vậy, nên tôi lắc đầu:
- Thôi đi, Diễm Trang hát hông hay đâu, mắc công lại phiền hai lỗ tai anh.
Năn nỉ mãi không xong, Vũ đành nói:
- Vậy thì để anh hát tặng Diễm Trang một bài nghen.
- Có một bài thôi sao?
- Tại anh hát ẹ lắm!
- Không sao mà, hát hay không bằng hay hát đó mà!
- Ừ, vậy thì anh hát có dỡ cũng đừng cười nghen. Tôi gật đầu. Đoạn Vũ ngồi xuống cạnh bên, so dây đàn rồi khe khẻ hát bài "Còn Chút Gì Để Nhớ".
Tôi không ngờ Vũ lại có một giọng hát trầm ấm và truyền cảm đến như vậy. Chợt nhớ lại lời giới thiệu của anh Minh, tôi nhủ thầm: Đúng là một cây văn nghệ có khác.
Vũ vừa hát vừa nhìn tôi. Ánh mắt chàng thật mềm mại, dịu dàng và trìu mến như chính giọng ca của chàng. Từng lúc, từng lúc, tôi như bị lôi cuốn hẳn vào trong ánh mắt và giọng ca đầy mãnh lực đó:
- Xin cảm ơn, thành phố có em! xin cảm ơn! một mái tóc mềm! Mai xa cách! Trên đường biên giới! Còn một chút gì! Để nhớ Để quên!
Tiếng hát chàng đã dứt thế mà dư âm ấy cứ còn quyện lấy trong tâm trí tôi. Những lời nhạc hay chính những tâm sự của kẻ sắp đi xa sao mà có một sức mạnh kỳ lạ để buộc tôi phải ghi khắc lấy, và tôi biết rằng, kể từ nay, trong tâm hồn nhỏ bé của mình, chất men tình ái đã bắt đầu ngâm ngấm.
Nghĩ đến ngày mai Vũ sẽ trở về với khói lửa chiến trường, lòng tôi chợt buồn đi hẳn. Chừng như đó cũng không là tâm trạng của mỗi riêng tôi, cho nên trong ámh mắt của chàng, tôi bắt gặp một thoáng buồn buông phủ. Vũ lẩn trốn, giấu diếm nó bằng cách dạo lên vài nốt nhạc bâng quơ. Chàng im lặng, lướt ngón tay trên phím đàn, cố đem lại những âm thanh tươi vui, nhưng chàng không thể giấu được tôi tất cả. Tôi nhìn thẳng vào gương mặt khôi ngô, đỉnh đạc của Vũ như đang vẽ lại vào lòng những nét đáng yêu đó. Tôi cũng không thể ngờ chính bản thân mình. Bấy lâu nay, ngoài sách vỡ và mớ truyện kiếm hiệp ra, tôi nào có biết gì về tình yêu. Thậm chí, tôi cũng chưa từng nghĩ rằng mình sẽ biết rung động. Thế mà sự xuất hiện của Vũ đã làm thay đổi tôi hoàn toàn. Tôi không biết những gì mà tôi dành riêng cho Vũ có phải giống những gì mà nhỏ hHương và anh Minh giành cho nhau không. Nhưng có điều tôi tin chắc rằng, những mến yêu đó trong tôi chính là những rung cảm đầu đời, rất chân thành và trong trắng.
Hum... dù sao tôi cũng là một con bé đầy can đảm và nghị lực, tôi không muốn Vũ phải buồn trước phút chia tay. Vì ngày mai anh còn phải đương đầu với biết bao gian lao, hiểm trở. Hãy cứ để những nhớ nhung, muộn phiền lại cho người em gái hậu phương này cưu mang giùm cho. Tôi ráng nhỏ một nụ cười thật tươi, vổ tay reo lên:
- Anh Vũ hát hay ghê đi! Đàn cũng hay nữa! Mai mốt anh về, thế nào Diễm Trang cũng bắt anh dạy đàn cho Diễm Trang đó nghen.
- Sẵn sàng thôi, nếu như Diễm Trang không chê ông thầy này!
- Đâu có đâu! Vậy thì mình ngoéo tay hén...
Tôi thấy Vũ lại cười. Vẫn là nụ cười hiền lành như ngày nào gặp gỡ. Lòng tôi cảm thấy an tâm hơn.
- Suốt tuần qua, anh cám ơn Diễm Trang đã bỏ thời gian đư anh đi chơi đây đó... Anh sẽ không bao giờ quên khoảng thời gian đó đâu!
Chợt nhớ ra câu nói bỏ dỡ của chàng hôm qua, nên tôi vội hỏi:
- Ừ đúng rồi! Hôm qua anh định nói chi với Diễm Trang đó?
Vũ cười ngượng ngùng, vò đầu hỏi lại:
- Hum... hông nói có được không vậy?
- Í đâu được! Nói nữa chừng rồi lại không chịu nói thì sao được chứ? Tôi giãy nãy lên. Sau một lúc lúng túng, Vũ trả lời trong nụ cười thoang thoáng:
- Thì anh định thú tội với Diễm Trang rằng, suốt mấy ngày qua, anh len lén theo Diễm Trang mỗi lúc tan trường đó mà!
- Ui cha! Thì ra anh theo dõi Diễm Trang hén! Anh xấu quá đi thôi. Mau, khai mau, anh đã thấy được những gì?
- Có thấy gì nhiều đâu? Vũ cười, hum... anh chỉ thấy Diễm Trang hay ăn hiếp Hương nè, Diễm Trang hay đạp xe đi la cà không chịu về nhà ngay nè, rùi thấy mấy quán ăn hàng lúc nào cũng có Diễm Trang viếng thăm nè...
- Ui cha! Anh này xấu quá đi. Được rồi, để Diễm Trang ngắt cho anh chết luôn nè! Xem thử anh còn dám theo dõi Diễm Trang nữa không. Tôi nhào đến ngắt bấu Vũ. Chàng vừa cười, vừa chạy toát ra ngoài. Chúng tôi rượt đuổi nhau quanh những gốc bưởi quằn trái. Tiếng cười vang dậy cả một góc trời.
Sau cùng, Vũ để cho tôi bắt được. Tôi ngắt chàng một phát vào tay. Nhưng Vũ lại bảo không đau, lại còn trêu tức tôi thêm. Thế là tôi vận đủ 12 thành phần công lực, sử dụng ngay món cửu âm bạch cốt trảo ghê hồn để cho chàng biết mùi lợi hại. Ngắt xong, tôi mới giật mình vì không ngờ mình lại lỡ tay để lại dấu vết trên tay chàng. Tôi cuống cuồng xin lỗi, thì Vũ cười thật hiền:
- Không sao! Anh muốn vậy mà! Để cho ngày mai khi ra xa trường, mỗi lúc nhìn thấy dấu vết này, thì anh lại nhớ đến Diễm Trang.
Tôi bẽn lẽn quay mặt đi hướng khác. Vũ lại ôm đàn hát to:
- Mai xa cách. Trên đường biên giới, còn một chút gì. Để nhớ để thương.
Ánh nắng chiều vàng óng bừng lên trong đôi mắt của chàng lóng lánh như những thông điệp của tình yêu. Tôi lại đón lấy một chùm hoa mận mới. Trong cơn gió nhè nhẹ man mác, làn hương ấy làm hồn tôi ngất ngây, say đắm.
Tôi dựng chiếc xe đạp bên lề đường rồi vội vàng kéo chiếc ghế đẩu nhập bọn cùng nhỏ Hương, nhỏ Khánh và nhỏ Chi bên chiếc bàn nhỏ của quán gỏi cạnh chùa Xá Lợi.
- Ui chu choa, cuối cùng thì nhà mi cũng đã chịu xuất hiện rùi siu? Tưởng ai bắt mất hồn của mi nên mi dẹp bọn ni qua một xó rùi chứ...
- Xí.... Tôi lườm nhỏ Chi, vểnh môi cãi lại - Chứ chứ cái gì hử? Chứ hông phải tại tụi bây dạo này thường hay rủ nhau đi ăn hàng một mình ên đó sao?
- Chi à, mi khỏi có lo đi.. Nhỏ Khánh xen vào - Nhỏ Trang đã bái Diệt Tuyệt Sư Thái làm xíu phò rùi thì sức mí mà còn ai dám bắt hồn hắn.
- Ây da, ây da... chưa chắc à... Bồ không nhớ cô nương Chu Chỉ Nhược sao? Cũng theo bà sư thái í đó, nhưng cuối cùng thì bị anh chàng họ Trương bắt mất hồn...
- Thui xin can, xin can! Nhỏ Hương cuối cùng cũng lên tiếng bênh vực tôi như mọi lần. Mí bồ sao mà ham cãi nhau quá hén... Vậy thì từ nay bớt ăn các loại cải đi nha! Đoạn chờ mí người kiu đồ ăn đó, định cãi nhau hoài siu???
Nhỏ Khánh và nhỏ Chi nhau nhau lên:
- Ui da, khách quen mà.
- Thì vẫn là mí dĩa gỏi đu đủ, với lại mí ly nước mía đó mà...
Đợi cho thằng bé đi khỏi, nhỏ Chi chồm đến tôi tiếp tục tra khảo:
- Nè, mí hôm rùi có tin gì mới kể nghe đi.
- Tin gì? Đâu có tin gì đâu?? Tôi tròn mắt.
- Xí.. còn giấu đến bao giờ nữa hở.
- Giấu chi chứ?
- Thì cái anh chàng hôm nào nhà mi dẫn đi xem văn nghệ đó mà??? Khai không? Không khai thì không cho ăn gỏi à??? Giờ thì đến phiên nhỏ Khánh. Nó còn nhại lại điệu bộ của tôi đêm đó:
- Diễm Trang xin giới thiệu, đây là Lan Chi, đây là Minh Khánh, còn đây là Hoàng Vũ.
Nhỏ Chi liền đứng ngay dậy đóng vai anh Vũ:
- Rất hân hạnh được biết Minh Khánh ạ!
Trông cái tướng của nó sao mà thấy ghét. Nó còn vẽ thêm cái màn cúi người hôn tay nhỏ Khánh làm cả tôi cũng phải phì cười theo chúng. Bọn quỉ này phá quá đi thôi.
- Tụi bây sao mà giàu óc tưởng tượng quá. Ta với người ta đâu có gì đâu? Tôi chống chế.
- Thì ai mà chả bắt đầu từ cái lúc đâu có gì đâu?? Nhỏ Hương ngứa miệng chen vào. Đã thế còn dám nhại lại giọng của tôi, khiến cho Lan Chi và Minh Khánh cùng bật cười. Tôi sượng đỏ cả mặt. Thế mà nhỏ Hương có chịu dừng đâu. Nó còn châm thêm:
- Mí bồ biết hông? Bữa hôm lên nhà chàng í đó... Hương liếc mắt nhìn tôi tinh nghịch, hai nhỏ kia nóng lòng hỏi dồn:
- Sao hả kể nghe coi??
- Kể đi Hương.
Tôi bấu tay nhỏ Hương. Nhỏ la oai oái:
- Ui da! Bớ người ta... có người giết tui bịt miệng nè...
- Cho mi chết luôn để chừa cái tật nói nhiều! Tôi vừa ngắt nhỏ Hương vừa mắng.
- Thui chít rùi! Cô nương Chu Chỉ Nhược nổi xung thiên rùi... Nhỏ Chi cười to... Phen ni thì phải kiếm gấp anh chàng Trương Vô Kỵ níu không thì nhỏ Hương chắc chết.
- Cả mi cũng chết luôn đó đồ quỉ chùa nè... dám phá ta hả?? Tôi chồm sang phía nhỏ Chi tấn công nó. Vừa lúc thằng bé trở lại với bốn dĩa gỏi trên tay.
- Ây da! Nước sôi! Nước sôi! Nó vừa la to vừa đặt mấy dĩa gỏi lên bàn.
- Nếu mà là nước sôi thiệt thì cho hai đứa bây chít chắc. Tôi gườm bọn chúng.
- Không đến nỗi hung dzữ dzị chứ? Nhỏ Khánh bụm miệng cười khúc khích.
- Cái đồ hung dzữ! Nhỏ Chi la lên.
- Hung dzữ thì sao chứ? Tôi chồm sang ngắt nó một phát.
- Hung dzữ tức là hung nhiều ui là nhiều, hung muốn chít người đó luôn. Nhỏ Khánh cười to giảng giải.
- Cho hai đứa bây thiếu nợ đó. Để bổn cô nương thanh toán xong mí dĩa gỏi này, công lực dồi dào thì sẽ cho hai đứa biết tay. Tôi buông tha nhỏ Chi rồi ngồi vào chổ của mình. Thế là bốn cô nương bắt đầu múa... đũa, thi triển tuyệt chiêu trong lãnh vực ăn hàng của từng người. Ừm... nói đến ăn hàng, tôi phải giới thiệu ngay nhỏ Minh Khánh kẻ được mệnh danh là Bà Chúa ăn hàng. Có thể nói rằng mọi nơi chốn lừng danh trên giang hồ ăn uống nhỏ Khánh đều rành một cây. Chứ cách vài ngày, nhỏ đó lại rủ bọn tôi đi thưởng thức những khám phá mới của nó. Gì chứ ăn hàng dĩ nhiên là tôi ủng hộ hết mình.
- Í chà, nhà mi ăn cay dữ rứa ta?? Nhỏ Hương nhìn vào dĩa của Lan Chi reo lên.
- Dzị là nó ghen một cây đó nghen... tôi trả đủa - Khổ cho chàng Lam rùi. Thương ai hông thương, đi thương nhầm bà La Sát thì có mà tự vận còn sướng hơn.
- Sức mấy tụi bây...! Nhỏ Chi khua đủa giảng giải, ăn gỏi đu đủ thì phải ăn cho cay mới đã, nhất là khi uống một ngụm nước mía vào thì ui... nhỏ kéo dài giọng... đã hết chổ chê.
Mà đúng, dĩa gỏi của nhỏ Chi trông hấp dẫn thật. Trên những lát đu đủ xanh sắt sợi mỏng, những miếng khô bò màu nâu sẫm cùng những mẫu bánh phồng màu vàng cam xen lẫn với đậu phụng và màu xanh đậm của mớ rau râm đã đủ sức lôi cuốn lắm rồi. Đằng này, lại có thêm màu đỏ au của tương ớt thì sự quyến rũ lại càng lên gấp bội. Thế là cả bọn chúng tôi không ai nói ai cùng dành lấy lọ tương ớt, xịt đầy dĩa gỏi. Tôi vội thử lấy một miếng. Í chà, thiệt là đúng như nhỏ Chi nói, mùi vị hết chỗ chê. Nhất là lúc đang cay xèo xèo mà nhấp một ngụm nước mía vừa ngọt, vừa mát lạnh vào thì càng khoái làm sao. Ngon miệng như vậy thì cả bọn không đứa nào khách sáo hết. Đứa nào cũng kêu thêm vài dĩa cho thỏa thuê cái miệng thích ăn hàng.
No nê nhìn lại chiến trường, tôi mới giật mình. Ui chà, bốn đứa tôi làm đẹp 10 dĩa gỏi. Nhỏ Chi đảo mắt nhìn quanh rồi cười khúc khích:
- Cũng may, trong lúc bọn ta đang luyện công hông có bóng anh chàng nào xung quanh cả... bằng không thì... quê chết.
- Quê chi chứ? Nhỏ Khánh vênh cái mặt sau khi hớp một ngụm nước mía. Bởi thế mới nói tụi bây nghen. Nó điểm mặt từng đứa. Tụi bây không biết tận hưởng những lạc thú của đời gì hết trơn.
Nhỏ Hương khuých nhẹ tôi: Đến giờ bà Chúa ăn hàng giảng đạo ăn rùi đó. Tôi và nhỏ Hương cùng cười, trong khi nhỏ Khánh vẫn thao thao:
- Như bổn cô nương ta đây níu có ai mời làm tổng thống, ta cũng không thèm làm, vì tổng thống đâu có được thoải mái ngồi bệt bên lề đường ăn hàng đâu.
- Chứ hông phải mi làm tổng thống thì tiêu đời bộ lương thực sao? Nhỏ Chi trêu chọc, ăn hàng như mi mà làm tổng thống thì ui choa dân khổ dài dài.
- Xí.. chứ hông phải nhờ ta mà tụi bây mới biết nhiều món ngon vật lạ trên đời sao?
- Thui cho tui xin đi mí bà! Tôi can hai đứa rồi hỏi: Nè, ăn xong rùi có tiết mục gì không?
- Ê! Đi một vòng Sài Gòn đi... Gần tới Giáng Sinh rồi, Hương thích xem lồng đèn và hang đá lắm.
- Ừ, ý kiến hay đó, Chi cũng thích xem mấy cái hang đá lắm. Vả lại, tụi mình cần phải vận động cho tiêu mấy cái dĩa gỏi này chứ - Nó chỉ vào bụng - Nếu không, chiều này về nhà lại bỏ cơm thì bị bố mẹ mắng hết.
Thế là bốn đứa tôi liền kéo nhau lên xe, nhắm hướng nhà thờ Đức Bà trực chỉ. Tôi và nhỏ Hương sóng đôi cạnh nhau. Thỉnh thoảng nhỏ Chi hay Khánh lại chen vào trao đổi vài mẫu chuyện vui. Đường phố Sài Gòn lúc này không đông lắm. Chúng tôi cứ thanh thản đạp xe qua các con đường vừa trò chuyện vừa ngắm nhìn những hàng quán. Chợt nhỏ Chi từ phía sau la lên:
- Nè mấy bồ! Sắp tới vùng nguy hiểm rồi đó nghen. Coi chừng xe đụng phải mấy con dê sòm đó.
Cả tôi và Hương cùng cười trước lời nhắc nhở của Chi. Thì ra, chúng tôi sắp đến gần trường Lê Quí Đôn, nơi mà nhỏ Chi gọi là vùng nguy hiểm. Vì lẽ, đó là trường nam. Còn bọn tôi vốn là Nga Mi phái, đúng hơn là Gia Long phái đó mà.
Càng gần đến cổng trường, đám bạn tôi càng tỏ ra nghiêm nghị, không còn đùa giỡn nhau nữa. Ui cha, cô nào cũng ráng giữ cặp mắt nhìn thẳng một đường về phía trước, trông ngoan ngoãn phát khiếp. Tôi thì cứ tỉnh queo, đảo mắt nhìn xung quanh. Chắc rằng cái tính con trai trong tôi vẫn còn tồn tại, cho nên chẳng thèm làm dáng như đám bạn. Ngang qua cổng trường, tôi thấy có một toán nam sinh đang tụ nhau trò chuyện. Trông thấy bọn tôi, họ thảy đưa mắt nhìn theo chăm chăm.
- Xí... đúng là một lũ dê sòm mà! Tôi nói với nhỏ Hương. Nó cười, rồi nháy mắt ra hiệu cho tôi nhìn về phía Minh Khánh. Trời ui, nhỏ Khánh làm mặt nghiêm thấy mà phát tức cười. Không kềm được, cả tôi và Hương cùng bật cười thành tiếng. Nhỏ Khánh và Chi ngơ ngác nhìn hai đứa tôi không hiểu gì cả. Bồng, Bùm! một tiếng nổ làm bọn tôi giật thót mình. Chiếc xe chao đảo, làm tôi xuýt té nhào. Ôi thì ra chiếc xe đạp mini nhỏ bé tội nghiệp của tôi bị bể bánh.
- Ây da... sao mà kỳ cục quá dị nè... vừa dắt xe vào lề đường tôi vừa rầu rĩ than.
- Có thiệt hông đây cô nương? Nhỏ Hương hỏi - Chổ nào không bể lại lựa ngay vùng nguy hiểm mà bể bánh xe sao?
- Ý Trời! Đúng là ý trời rồi tụi bây ơi! Lan Chi dựng chiếc xe đạp cạnh tôi rồi trêu chọc thêm - Ai biểu lúc nãy làm một hơi gần ba dĩa gỏi thì chiếc xe mini yếu ớt của mi làm sao mà chịu cho nổi chứ.
- Ui cha, giờ này mà mi còn chọc ta nữa sao? Tôi la lên, tụi bây mau coi gần đây có chổ nào vá xe hông nè.
Chợt nhỏ Khánh cuống quít lên:
- Chít rùi tụi bây ơi! Kẻ địch đang cử phái đoàn sang đàm phán kia kìa. Tính sao đây?
Chúng tôi xoay lại thì bắt gặp hai anh chàng đang xăm xăm đi đến.
- Còn tính sao gì nừa chứ? Nhỏ Hương cười - Thì tụi này cử Khánh ra nghênh địch đó.
- Hả? Kêu Khánh ra làm đại diện hả? Có thiệt hông đó? Mí người chơi thế không được à nghen. Tôi đi kiện à...
Nhỏ Khánh chưa nói hết lời thì hai anh chàng nọ đã đến bên cạnh. Nó vội tắt ngay cái máy phát thanh. Sau một lúc lúng túng, một anh lên tiếng:
- Xin chào các... cô! Hình như có xe cô nào bị nổ võ phải không? Có cần tụi này giúp một tay không?
Tôi nhìn ba nhỏ bạn thân của mình mà ngao ngán. Lúc bình thường thì ui cha miệng đứa nào cũng tía lia không thua gì đại liên. Còn hữu sự như bây giờ thì sao mà câm như hến. Tôi nhìn anh chàng nọ. Hum.., coi cũng bảnh trai lắm chứ. Cao ráo. Gương mặt cân đối, sóng mũi cao, vầng trán rộng, ra vẻ thông minh lắm. Còn cái anh chàng đứng cạnh bên thì hơi thấp hơn một tí. Nổi bật trên khuôn mặt vuông vức là đôi chân mày rậm và lúm đồng tiền một bên má. Cái anh chàng cao ráo lại tiếp lời:
- Xin phép được tự giới thiệu. Tôi tên là Đình - Xoay sang anh bạn - Còn đây là Huy. Chúng tôi sang đây là xem có thể giúp gì cho các... bạn không?
Ây dà, đổi cách xưng hô sao mà nhanh quá thế. Tôi cười thầm rồi lên tiếng:
- Hum..., các anh có biết chổ nào gần đây vá xe không? Chiếc xe tôi bị bể bánh rồi.
Đình nhoẻn miệng cười, rồi xin phép đến gần xem xét chiếc xe tội nghiệp của tôi. Nhỏ Hương níu tay áo tôi ra hiệu cảnh giác. Tôi chỉ cười và nghĩ rằng giữa ban ngày ban mặt và giữa phố xá đông người qua lại thì ai dám làm gì bọn tôi chứ. Xem xét xong, Đình đứng dậy nói:
- Xe của... bạn - Thấy tôi nghiêm nét mặt, anh chàng vội đổi lời - Hum... xe của cô vậy là không còn chạy được rồi...
- Dĩ nhiên là không chạy được, chứ nếu còn chạy được thì đâu có đứng đây làm chi! Nhỏ Khánh lên tiếng sao mà quá đúng, bọn tôi cười khúc khích làm hai anh chàng ngượng ngùng.
- Ý của anh Đình là không thể kéo chiếc xe này tới chổ vá xe gần đây nhất được. Im lặng nãy giờ, nay Huy lên tiếng gỡ gạt cho Đình. Vì chổ gần nhất cũng cách xa đây đến mấy đoạn đường. Các cô là con gái thì kéo xe làm sao nổi. Nếu như không ngại thì tụi tôi kéo giúp cho, đồng ý không?
Tôi quay sang dọ ý của đám bạn. Tụi nó đều bỏ phiếu No, cả tôi cũng nghĩ thế cho nên lựa lời thoái thác. Đình hiểu ý cho nên vội đón một chiếc xích lô rồi khuân ngay chiếc xe tôi đặt lên.
- Vậy thì chỉ còn cách này vậy! Cô không phản đối chứ? Chàng ta nhìn tôi.
- Ý kiến hay đó! Cám ơn nghen! Nhỏ Chi xen vào.
- Chít rùi... Diễm Trang hông còn đủ tiền về xích lô đâu, tôi kéo nhỏ Hương đến bên thì thào. Thế là hội nghị bốn nàng được cấp tốc triệu tập để đóng góp cho nạn nhân. Nhưng khổ nổi, vét sạch cả bốn túi mà vẫn còn thiếu chút đỉnh. Bọn tôi kì kèo trả giá nhưng bác xích lô lại khăng khăng không chịu.
- Hum... nếu các cô không ngại thì tôi có thể cho các cô mượn! Đình lên tiếng.
- Ây da... đúng là hôm nay ra đường không chịu coi ngày mà. Nhỏ Hương cằn nhằn nhi nhí với bọn tôi. Biết còn cách nào hơn!
Thế là tôi phải gật đầu. Đình hỏi xin địa chỉ, Hương gạt ngang:
- Không cần thiết... ngày mai, hẹn hai anh hai giờ chiều tại quán kem côn trường. Tụi này sẽ mang tiền đến trả chịu không?
- Rủi mấy cô không đến thì sao? Huy lên tiếng, nhưng Đình đã kịp chận lời.
- Ồ được chứ! Vậy thì hai giờ chiều ngày mai hén. Nhưng mà ít ra thì mấy cô cũng cho tụi này biết quí danh chứ?
Tôi nhìn đám bạn. Tụi nó ngầm ra hiệu đồng ý.
- Đây là Bảo Hương, đây là Lan Chi, kia là Minh Khánh và tôi là Diễm Trang.
Tôi giới thiệu từng đứa một. Đình và Huy khẻ gật đầu chào.
- Minh Khánh tên nghe hay hay! Đình chợt nói bâng quơ, làm nhỏ Khánh mắc cở đỏ cả mặt.
Thỏa thuận xong xuôi, bọn tôi lên xe ra đi. hai anh chàng còn đứng ngóng theo cho đến khuất bóng.
- Xì... đúng là lòng tốt có tính toán.
- Ê, nhưng anh chàng Đình trông cũng bảnh trai quá chứ lị! Nhỏ Hương vừa đèo tôi trên chiếc xe mini của nó vừa chêm vào.
- Dân học trường Tây mà tụi bây! Ga lăng đó mà! Tôi họa thêm. Nhỏ Chi chợt vỗ khẻ vào vai tôi ra hiệu nhìn về phía nhỏ Khánh. Ui chà, cái mặt cô nàng đăm chiêu kì lạ chưa. Bọn tôi xù xì với nhau rồi nhỏ Chi chạy kè đến bên Khánh ngâm to:
- Qua Đình ngã nón trông Đình! Đình bao nhiêu ngói thương Đình bấy nhiêu!
Bọn tôi phá lên cười thích thú, đúng là một câu ca dao tuyệt hay. Nhỏ Khánh đỏ cả mặt chối quay quảy. Thế là chúng tôi hùa nhau chọc cô nàng tới tấp. Cơn gió chiều mát mẻ lướt qua hai hàng cổ thụ bên đường, khua lá rì rào như hòa lẫn vào tiếng cười nói của bọn tôi.
Tôi ngồi yên lặng theo dõi những cánh bướm đang vờn nhau quanh luống hoa vạn thọ rực rỡ của chùa Xá Lợi. Có hai con bướm, một vàng, một trắng, làm tôi chú ý nhất. Bởi lẻ cả hai đang tranh nhau một nụ hoa vạn thọ vừa mới hé cánh. Cảnh tượng này sỡ dĩ lôi cuốn tôi vì nó làm tôi liên tưởng đến chính mình. Phải, tôi đang nghĩ về tôi, Vũ, và Đình Thật không ngờ, từ sau lần gặp gỡ tình cờ với Đình, hai chúng tôi đã trở nên bạn bè thân thiết. Mà không, phải nói là nhóm Tứ Nương của chúng tôi đã kết nạp thêm hai thành viên mới, đó chính là Văn Đình và Gia Huy. Ban đâu, tôi cứ tuởng Đình làm quen bọn tôi chỉ muốn để gần gũi với Minh Khánh mà thôi. Cho mãi đến hôm Đình ngõ ý mời tôi tham dự buổi dạ tiệc tất niên được tổ chức tại tư gia của chàng, thì tôi mới sững sờ biết rằng Đình hoàn toàn không có ý định gì với Khánh cả mà lại với tôi. Thế mới khổ không chứ! Nhỏ Khánh thì theo tôi biết đã có cảm tình với Đình. Nhỏ lại là một trong những đứa bạn thân của tôi. Cũng như nhỏ Hương và nhỏ Chi, tôi không muốn mất đi nhỏ Khánh tí nào. Còn anh chàng Đình kia, tôi cũng không biết tại sao thương ai không thương lại đi thương ngay con nhỏ kì cào này. Hum..., nghĩ ở đời sao mà có khối chuyện rối rắm quá.
Đình hơn tôi hai tuổi. Anh ta hiện đang theo học Kinh Tế, là ngành mà tôi đây chuẩn bị để thi vào sau khi hoàn tất học bổng tú tài. Cho nên chúng tôi nói chuyện rất hợp với nhau. Tánh của Đình rất bặt thiệp, tế nhị, hiền lành và điềm đạm. Ga lăng, hào sảng cứ y như dân Tây! Nhỏ Khánh thường hay nói thế. Không biết nhỏ đó gặp dân Tây hồi nào mà rành vậy. Còn Huy thì lại năng động, hoạt bát, cái miệng dẻo không thua gì đám con gái tụi tôi. Vậy mà mới đây, Huy làm quen được một cô bạn gái tên Tường Vi, nữ sinh trường Marie Curie, dễ thương, duyên dáng vô cùng. Bọn tôi phải bái phục anh chàng sát đất.
Trong những lần gặp gỡ nói chuyện, Đình luôn bị bốn đứa tôi tận tình ăn hiếp, và lần nào anh chàng cũng chịu thua bằng những bịt ô mai, xí muội. Càng ngày, tôi càng nhận ra rằng bên trong cái bề ngoài trí thức tao nhã của Đình là một tâm hồn rất mềm, rất dễ gần gũi, hòa đồng. Có lẽ nhờ nhận thấy điều đó ở Đình, mà tôi và Đình càng thêm hiểu nhau hơn. hai đứa nói chuyện càng lúc càng thấy thích thú hơn. Nhưng cho dù có thích thú đến cỡ nào, tôi vẫn không hề nghĩ rằng Đình lại đi đem lòng thương mến tôi. Hôm nhà chàng mở dạ tiệc, chỉ có tôi và nhỏ Khánh đến dự. hai nhỏ kia vì chuyện nhà nên không thể đi đuợc. Tụi nó cứ luôn miệng than tiếc, nhưng nếu đổi lại được thì tôi thà rằng không đi còn hơn.
Nhớ đến buổi dạ tiệc tất niên tại nhà Đình, tôi càng phân vân với chính mình. Hơn thế nữa, tôi còn cảm thấy tưng tức làm sao đó. Đêm ấy, tôi cứ ngỡ Đình sẽ mời nhỏ Khánh ra để khai mạc buổi khiêu vũ, nào dè chàng ta lại dành cái vinh dự đó cho tôi.
Điều này làm cho tôi ngạc nhiên, sửng sốt không thua gì nhỏ Khánh. Tôi cố gắng viện đủ lý lẻ để Đình có thể sang mời Khánh, nhưng anh chàng cứ vẫn khăng khăng nên bất đắc dĩ tôi đành ưng thuận. Gia đình Đình rất khá giả. Cha mẹ chàng là một trong những nhà doanh nghiệp nổi tiếng. Cho nên, khách mời hôm đó toàn là những giới giàu sang đến dự. Với tác phong nhã nhặn, lịch thiệp, lại học giỏi như Đình thì không ít mấy cô tiểu thư loại ấy phải lòng. Cho nên, khi Đình dìu tôi ra sàn nhảy, tôi đã bị biết bao nhiêu cặp mắt soi mói dòm ngó. Càng ngượng ngùng hơn khi tôi lại không sành khiêu vũ cho nên cứ vấp chân hoài. Trong lúc đó, có một nàng thiểu thư xem chừng cũng mến Đình nói bâng quơ, với đám bạn, cốt ý để tôi nghe được:
- Không biết nhảy thì thôi, ngồi một chổ đi! Bày đặt làm tàng...
Xem cái mặt cô nàng vênh lên thấy mà ghét. Đang cảm thấy khó chịu trước bộ mặt bí xị của nhỏ Khánh và cái vinh dự ngoài ý muốn này, giờ lại nghe cô ta nói thế, cho nên tôi càng nổi quạu. Giận cá chém thớt! Tôi muốn trêu tức mấy cô tiểu thư ấy cho nên càng quấn lấy Đình, quên khuấy đi mất sự hiện diện của nhỏ Khánh, đùa giỡn vui cười với Đình thật là thân mật. Thỉnh thoảng tôi lại liếc mắt về phía mấy cô nàng nọ đầy vẻ kiêu ngạo, thách thức của kẻ thắng cuộc. Ui chà, trông mấy gương mặt quê xệ, tiu ngỉu kia sao mà thấy tội nghiệp ghê. Khiến cho trong lòng tôi cảm thấy thích thú vô cùng. Mãi cho đến lúc nhỏ Khánh bỏ ra về tôi mới sực tỉnh và thầm trách mình không ít. Sau hôm đó, nhỏ Khánh tuy không nói ra nhưng tôi biết nhỏ giận tôi ghê lắm. Tôi có phân giải thế nào nhỏ cũng không thèm nghe. Thiệt là khổ mà.
Đã thế thôi đâu, anh chàng Đình kia mới đây còn gởi cho tôi một lá thư màu xanh thơm phưng phức nữa chứ. Tôi vẫn chưa dám đọc lá thư ấy và cũng không biết phải giải quyết ra làm sao, đành phải hẹn nhỏ Hương ra để mà làm cố vấn quân sư. Ui chà, nhắc đến nhỏ Hương tôi lại càng thêm tức. Đã hẹn 10 giờ tại chùa Xá Lợi mà bây giờ đã trễ hơn nữa tiếng rồi nhưng lại không thấy nhỏ ấy đâu cả. Phen này nhất định phải xử nhỏ ấy thiệt nặng mới được.
- A Di Đà Phật! Thiên hạ tình là chi! Tiểu thí chủ xin bớt ai bi! Nhỏ Hương đứng sau lưng, chấp hai tay giả giọng hoà thượng chọc tôi. Đúng là nhắc Tào Tháo, Tào Tháo tới mà. Tôi chống tay lên hông, kênh mặt nhìn nó:
- Ê cái con nhỏ cà chớn kia! Làm ơn nhìn đồng hồ coi bây giờ là mấy giờ rồi hử! Cho nhà mi biết nhé từ sáng đến giờ bổn cô nương chưa ra tay đánh ai đó nhé, thấy bổn mặt của nhà mi là ta đã muốn xin tí huyết rồi đây.
- Chà chà! Không đến nổi vậy chứ? Nhỏ Hương vừa cười cầu hòa, vừa chấp tay xá tôi hai cái: Dạ tại hạ đã biết lỗi rồi vậy để chút nữa tại hạ đãi các hạ một chầu chè chịu chưa?
- Xí...! Nghĩ tình ta mời nhà mi đến đây để vấn kế bằng không thì... Tôi ứa gan nhìn nhỏ ấy.
- Thì sao chứ?
- Thì sẽ có cảnh máu nhuộm sân chùa đó!
- Ây dà.. làm quân sư cho nhà mi thiệt là không được gì mà còn lỗ nữa đó.
- Có thiệt lỗ không thì chút nữa biết, còn bây giờ mi mau cho ta ý kiến coi. Nóng ruột quá rồi nè.
Nhỏ Hương bật cười:
- Đúng là lù khù vác lu chạy mà! Cô Diễm Trang không vướng vào tình cảm thì thôi, chứ một khi đã ra tay rồi thì không những chỉ có một mà đến vài chàng phải ngẩn ngơ.
- Ui cha! Quỉ chùa nhà mi! Còn chọc ta nữa hả? Tôi ngắt nó một cái rồi lại giẫy nẫy lên - Ây da, kỳ cục quá đi, khi không lại có lá thư xanh xanh này nè, không biết nói chi nữa.
- Ủa bộ mi chưa đọc sao? Nhỏ Hương vừa xoa xoa vết ngắt vừa tròn mắt hỏi.
- Í ẹ...! Hông dám đọc đó, hông biết trong đó viết chi đây?
- Thì mở ra là biết chứ gì!
- Á à..., ta không dám đâu, hay là mi mở ra đi!
- Bộ sợ trong thơ có bỏ bùa mê hả? Nhỏ Hương cười, đưa tay đón lấy bức thư: Chà thơm phưng phức à nghen. Cái này gọi là hương lòng đó biết không?
- Hương dầu thơm thì có chứ hương lòng gì! Ta không thèm.
Nhỏ Hương xé bao thư ra đọc, thỉnh thoảng lại chúm chím cười có vẻ thú vị lắm. Tuy bảo không thèm chứ tôi đây rất muốn biết trong thư ấy viết những chi. Chắc là nhiều chuyện hoang đàng lắm, cho nên nhỏ Hương cứ cười hoài. Ây cha, cái nhỏ này muốn chọc tức tôi thiệt hay sao đó mà. Nó cứ lặng im đọc thư của Đình mà chẳng thèm kể cho tôi nghe chi hết. Chịu hết nổi, tôi phải lên tiếng:
- Sao hả? Trong thư nói cái gì hả? Sao mà mi cười hoài dzị?
- Ủa chứ bộ Diễm Trang không thèm sao? Nhỏ Hương nhại lại giọng tôi.
- Ây da...! Bộ mi muốn chít thiệt sao mà chọc ta hoài dzị hử? Tôi rít lên. Nhỏ Hương cười cười tỉnh queo đọc lên một đoạn:
Diễm Trang à! Làm sao định nghĩa được tình yêu? Tình yêu là cái chi, Đình hoàn toàn không biết nhưng Đình chỉ biết rằng mỗi lúc có Diễm Trang bên cạnh, Đình đều cảm thấy tâm hồn mình ngập tràn hạnh phúc. Những cảm xúc thật là khó tả, Diễm Trang ạ! Lần đầu tiên con tim Đình biết nhung nhớ, đợi chờ bâng quơ một điều gì đó thật say đắm...
Nhỏ Hương ngưng ngang, phá lên cười:
- Ui cha, hông ngờ anh chàng Đình viết thơ mùi còn hơn sầu riêng...! Rồi nó nhìn vào mặt tôi đang sượng sùng mắc cở nhoẻn miệng cười hỏi: Diễm Trang à? Làm sao định nghĩa được tình yêu kìa.
Tôi thật không ngờ Đình lại viết những dòng như thế. Từ trước đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi nhận lá thư từ người con trai với những câu văn bóng bẩy như vậy. Anh Vũ thỉnh thoảng cũng gởi thư cho tôi, nhưng anh ấy toàn kể những chuyện vui, những sinh hoạt hằng ngày của đời lính. Nếu có nhớ tôi đi chăng nữa thì cũng chỉ viết đại khái như: Đêm nay, không biết sao anh lại nhớ Diễm Trang thiệt nhiều. Hoặc là: Lại một ngày nhớ đến cô bé Diễm Tang rồi. Chỉ có thế, chứ đâu có như anh chàng Đình dân Tây của nhỏ Khánh kia. Văn chương quá chừng.
- Chưa hết đâu nhé! Nghe thêm đoạn này nữa nè! Nhỏ Hương ra hiệu cho tôi chú ý, vừa cười vừa đọc tiếp:
Xưa nay hai chữ thương nhớ thường đi liền với nhau. Trước kia, Đình luôn nghĩ đó chỉ là một cách nói suông, nhưng hôm nay Đình đã hiểu tại sao thương và nhớ lại phải đi kèm. Đình ao ước có thể diễn tả ra đây được tất cả những nhớ mong mà Đình đã giành cho Diễm Trang. Nỗi nhớ có lúc nhẹ nhàng, êm ái như một làn hương hoa thoang thoáng, nhưng lại rất đậm đà, say đắm. Có lúc, nỗi nhớ lại trào dâng như muôn ngàn cơn sóng dữ. Chúng thi nhau vổ vào con tim của Đình triền miên và liên tục, khiến cho nhiều lúc, Đình chỉ muốn gào lên thật to rằng: Tôi nhớ em!
- Í ẹ...! Nổi da gà cùng mình rồi nè! Nhỏ Hương đưa trả lại cho tôi lá thư của Đình sau khi đã hoàn tất việc kiểm duyệt.
- Ây cha..., bây giờ Diễm Trang phải làm sao đây? Tôi nhăn nhó nhìn nhỏ Hương cầu cứu. Nhỏ Hương chợt trở nên nghiêm nghị. Nó nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi:
- Nè, Hương hỏi thiệt nghen, Diễm Trang có... gì gì với Đình chưa?
- Gì gì... là cái gì chứ?
- Thì là... có cảm tình đó!
- Thôi đi, Diễm Trang chỉ xem Đình như một anh bạn vậy thôi!
- Thiệt?
- Xin thề nè! Tôi đưa ba ngón tay lên.
- Hum... vậy thì Diễm Trang đem trả lại lá thư này cho Đình và giải thích với Đình là xong rồi!
- Nhưng mà Diễm Trang sợ Đình hiểu lầm, rồi giận Diễm Trang đó. Nói thiệt lòng, thì Diễm Trang không muốn mất đi một nguời bạn thân như Đình đâu!
- Nhưng đây là cách duy nhất! Chứ Diễm Trang mà im ru thì anh ta càng tấn công đó. Hương nghĩ chẳng thà lúc này nhân tình cảm còn chưa sâu nặng lắm, Diễm Trang nói ra, tuy có đau, nhưng nỗi đau đó sẽ dễ vượt qua. Còn nếu để sau này, khi mà cái tình đã thấm vào tận xương tủy rồi, thì nỗi đau càng to lớn. Nhiều khi hết thuốc chữa luôn đó.
- Ê! Không đến nỗi nghiêm trọng vậy chứ?
- Thiệt mà, tin Hương đi. Còn nữa, nếu như Đình là người dễ dàng chấp nhận thì anh ta vẫn có thể làm bạn với Diễm Trang mà, đúng không?
- Ừ, nói thiệt nghen. Diễm Trang ghét nhất là cái cảnh gặp nhau làm ngơ đó. Okie, bổn cô nương sẽ nghe theo lời khuyên của quân sư quạt mo.
- Mà nè, nhỏ Hương khều tôi hỏi: Còn chuyện giữa bồ và Minh Khánh đến đâu rồi?
- Ây chà, nhắc đến Khánh, Diễm Trang càng phiền nữa đây nè. Giải thích với nhỏ đó muốn khan cổ rồi mà dường như nó vẫn không chịu tin. Phải, lúc nào gặp nhau nhỏ đó cũng nói nào là Khánh biết mà, Khánh hiểu mà, Khánh không có nghĩ gì đâu mà. Nhưng cái mặt lạnh như nước đá của nó đã nói lên tất cả rồi.
- Thôi được để Hương với nhỏ Chi nói thêm vào cho, hy vọng nhỏ Khánh không quá cố chấp.
- Ừ mà Hương nè, trả thư lại cho Đình thì Diễm Trang phải nói năn làm sao đây?
- Thì cứ nói tại em còn nhỏ xíu à, con nít không dám nghĩ đến mí cái chiện người lớn đâu, sợ ba me biết được rày la em chết! Nhỏ Hương cười ngặt ngoẻo sau khi kéo dài chữ chết một lúc.
- Con nít quỉ thì có! Tôi phì cười theo nó.
- Nói chơi tí mà! Nhỏ Hương lại nghiêm giọng - Hương nghĩ, Diễm Trang có thể viện lý lẽ bận lo học cũng là một lý do đúng đắn mà. Nếu anh chàng đó tìm gặp Hương thì Hương cũng sẽ khuyên lơn giùm cho, chịu chưa?
- Cám ơn nghen. Mi đúng là bạn tốt của ta mà. Tôi nhìn nhỏ Hương cười sung sướng.
- Ui chà, chỉ có hai tiếng cám ơn thôi sao? Nhỏ Hương kênh mặt nhìn tôi.
- Xí, thấy mà ghét. Mới giúp có tí mà lại vênh mặt rồi. Nhà mi còn nợ ta một chầu kem về cái tội đi trễ đó nghen!
- Ta nợ mi chầu kem! Ta cho mi ý kiến! Vậy thì huề 1- Một. Nhỏ Hương xòe tay ra tính toán với tôi - Rồi bây giờ, ta lại đi làm sứ giả hòa bình cho mi nữa, cực khổ trăm bề, vậy thì thử hỏi ta nợ mi hay mi nợ ta hỉ?
Đúng là học trò giỏi lý luận có khác. Nó chọn học ngành Luật thiệt là không sai. Cũng may là tôi đã có một món mà nhất định nhỏ Hương sẽ rất sung sướng khi nhìn thấy.
- Nè, bổn cô nương ta không có bạc đãi thím quân sư đâu! Nhắm mắt lại đi, ta có cái này cho nhà mi nè!
- Chà, cái chi mà bí mật quá vậy!
- Thì cứ nhắm mắt lại đi mà! Ê, ăn gian hả! Hông được hí đó nghen!
Đợi cho nhỏ Hương hoàn toàn nhắm mắt, tôi liền rút trong cặp táp ra một phong thư được gởi về từ mặt trận.
- Diễm Trang à, xong chưa, làm người ta hồi hộp quá nè!
Tôi đưa lá thư ngay trước mắt của nhỏ Hương rồi reo lên:
- Okie, mở mắt ra đi!
Trông thấy dòng chữ của anh Minh, nhỏ Hương tươi roi rói lên liền. Nó đưa tay toan bắt lấy thì tôi đã nhanh nhẹn chuyền lá thư ra sau lưng, rồi bỏ chạy. Nhỏ Hương vừa la oai oái vừa rượt theo tôi. Chúng tôi kẻ rượt người đuổi làm huyên náo cả sân chùa. một chú tiểu vội chạy ra phàn nàn. Tôi đành tha cho nhỏ Hương. Trước khi giao thư của anh Hai cho nó, tôi bắt cô nàng hứa phải đãi tôi một chầu kem. Nhỏ gật đầu một cái rụp rồi vội vàng đón lấy phong thư từ tay ngồi đọc say sưa quên mất cả sự hiện diện của tôi. Tôi len quan sát Hương. Không biết cái ông anh gàn rỡ kia của tôi viết những gì mà nhỏ ấy cứ mỉm cười hoài.
- Nè, tôi lên tiếng, hôm nay xin phép gia đình ra đây là để tìm một nơi yên tĩnh học bài thi đó nghen, chứ không phải ra đây để đọc thư đâu à.
Nhỏ Hương tủm tỉm cười nói:
- Hum... vậy là hai ảnh tết này sẽ về đó. Vui quá! Ta phải trổ tài làm mứt mãng cầu cho anh nhà mi xem.
- Ui chà, cái con nhỏ này thiệt là không công bằng mà.. Tôi la lên phản đối, ta quen ngươi bao nhiêu lâu nay, mà chưa hề được ngươi đích tay làm mứt cho ta ăn. Còn anh Hai ta thì mi chỉ mới quen đây thôi, lại cũng là do bà mai tốt tay này, thế mà...
- Hông có thế mà thế mà gì hít! Hương cắt ngang - Nhỏ khác xa anh Minh đó nhỏ ơi! Mà nè, anh Vũ cũng dìa phép phen này đó! Nhà mi chắc chắn cũng đã có chuẩn bị gì rồi?
- Xí, ta đâu phải như mi! Tôi chối.
- Nè, cho thím quân sư này hỏi thiệt nghen! Với anh Đình thì nhà mi nói chỉ xem là bạn thôi, còn với anh Vũ thì sao hử?
Tôi bẽn lẽn cười, ngập ngừng một tí rồi nói:
- Thì có hơi đặc biệt hơn một tí đó mờ!
- Chỉ có hơi đặc biệt thôi sao? Nhỏ Hương trêu chọc. Tôi đẩy vội sang nó một chồng sách vở tìm đường đánh trống lãng.
- Thôi đi! Học bài đi nè cô nương! Ngày mốt thì rồi, ở đó mà cứ mơ mộng mãi.
- Okie, học thì học, sợ mi sao! Vậy thì mình tạm thời gạt hai cái ông tướng ấy sang một bên nhé.
Nói đoạn nhỏ Hương cẩn thận cất lá thư vào trong cặp, rồi lôi ra một bọc xí mụi đặt lên bàn.
- Nè, vừa học vừa nhai cái này thì mới mau nhớ đó.
- À hén! Good idea! Tôi reo lên sau khi bóc ngay một viên.
Dưới bóng mát của cây cổ thụ trong chùa, hai đứa chúng tôi vừa nhâm nhi xí mụi vừa trao đổi bài vở với nhau. Bây giờ, trong đầu cả hai đứa đều là những công thức, những con số và những định lý hình học, không còn chổ trống nào để mà nhét anh chàng nào vô nữa. Có lẽ thấy chúng tôi siêng năng nogan ngoãn như thế mà các vị bồ tát ban cho những cơn gió nhè nhẹ thật là mát lành. Những cơn gió chỉ đủ để làm đám cây lây động khe khẻ.
Nhỏ Hương và tôi cứ tưởng tết năm nay, chúng tôi sẽ đón các anh về để cùng gia đình vui trọn những ngày xuân an lành, vui vẻ. Nào ai dè đâu, đạn pháo của chiến trường lại đem vào thành đô, trong lúc mà nhà nhà đang nô nức đón xuân sang. Không phải là tiếng đì đùng của những tràng pháo tết, mà là tiếng nổ đinh tai của súng ống. Không phải là những nhộn nhịp của phố phường, tấp nập người xe của những ngày xuân, mà là những tiếng rền vang của những chiếc thiếc giáp, những tiếng còi giới nghiêm dài lanh lảnh, lạnh lùng. Cả thành phố nhốn nháo, kinh hồn. Không ai ngờ, phải, không ai ngờ, ngày xuân cũng không còn tồn tại một chút thanh bình nào cả.
Tôi vốn rất ghét chiến tranh, và tôi tin rằng trên thế giới này, không ai thích nó cả. Trên mảnh đất nghèo nàn, nhỏ bé hình chữ S nằm ven vùng biển Thái Bình Dương này, dường như chiến tranh kéo dài triền miên, vô tận. Ông tôi đã từng là một chiến sĩ ái quốc trong phong trào chống Pháp của các cụ Nho sĩ. Ba tôi đã từng đổ máu cho một nền cộng hoà tại miền Nam. Giờ đây đến phiên anh tôi. Qua bao thế hệ rồi mà chiến tranh vẫn như một con quái vật, vẫn tồn tại để từng lúc nuốt chửng đi tất cả. Hoà bình chỉ là những giây phút ngắn ngủi, thậm chí, tôi cứ ngỡ rằng hai chữ ấy dường như không hiện hữu nữa. Rất hiếm hoi, trên mảnh đất này, tôi tìm thấy một năm thật sự an lành không tai biến. Cho nên, đối với tôi, ba ngày tết như là ba ngày quí giá nhất. Bởi đó là những ngày mà tôi có thể tìm thấy nụ cười luôn nở trên vành môi của mọi người, tạm gạt sang bên những ưu tư, những âu lo của cuộc sống trong thời chinh chiến. Tôi yêu ngày tết để tôi được nhìn thấy trẻ thơ tung tăng, xinh xắn trong những chiếc áo mới, và những nụ cười tươi thắm không thua gì đóa mai vàng rực rỡ. Tôi yêu ngày tết, để tôi có thể nhìn thấy ông Ngoại trịnh trọng trong chiếc áo dài gấm xanh, râu tóc bạc phơ, hiền như ông bụt, cặm cụi viết những câu đối trên giấy hoa đỏ thắm. Có tôi ngồi bên cạnh, khe khẻ mài thỏi mực Tàu trong nổi say mê kì lạ như đang đi lại những kỷ nguyên xa xưa của một nền văn hóa huy hoàng. Và cho riêng tôi, trong những ngày xuân ấy, tôi như tìm thấy cho chính mình một tâm hồn an vui, không bận lo suy nghĩ một điều gì cả. Thế mà, bọn giặc kia lại không cho chúng tôi có được những ngày thanh bình đó, dù chỉ là vài ngày ngắn ngủi so với một tuồng sử dài lê thê chinh chiến.
Cả hai anh, anh Minh và anh Vũ cũng như các đồng đội, phải ở lại với chức vụ trên mình, bảo vệ đồng bào, bảo vệ thành đô, bảo vệ những ngày tết an lành cho đám trẻ thơ mà đánh lùi bọn giặc cộng. Chúng tôi đã không gặp hai anh ngay từ khi tiếng súng bắt đầu nổ trong thành phố. Gia đình tôi và nhỏ Hương lo lắng vô cùng. Đài phát thanh bị chiếm. Chạm súng lớn đang diễn ra tại đó. Tiểu đoàn bảy Nhảy Dù đang đánh vào Bộ Chỉ Huy của Trung đoàn địch, bảo vệ phi trường Tân Sơn Nhất. Phần Tiểu Đoàn một tại Gò Vấp, Xóm Mới, súng cũng đang nổ vang. Tin tức về hai anh hoàn toàn không có. Chúng tôi như muốn điên lên vì lo âu. Không biết hai anh hiện giờ đang ở đâu, có mệnh hệ nào không. Mẹ tôi và bác Trinh, mẹ của Hương, hầu như tụng kinh suốt ngày. Tôi đây cũng van vái Phật Trời không ít. Từ bé đến giờ, tôi chỉ biết đến chiến tranh, khói lửa chiến trường qua những thước phim phóng sự trên vô tuyến, hoặc qua báo chí và những lời kể của những người trong cuộc. Nay, chiến trận đã bị đem ngày vào trong thành phố bởi bọn giặc thù. Tuy rằng so với những cuộc chiến khác, cuộc chiến tại đây chưa ác liệt bằng, nhưng đã quá đủ cho tôi biết kinh hãi và lo sợ.
Khi mà con người ta không thể làm gì để có thể thay đổi nghịch cảnh, người ta chỉ còn biết tự an ủi mình, tự nuôi lấy hy vọng, dù chỉ là những hy vọng mong manh, vô căn cứ. Và trong tình huống bất lực như vậy, con người ta chỉ còn biết tìm đến Thượng Đế, tình đến các đấng thần linh, đầy quyền uy. Cầu khẩn, van xin họ để may ra biết đâu họ thật sự tồn tại thì sẽ từ bi cứu giúp. Hoặc ít nhất, cũng có thể mang đến trong òng sự khả tin, an tâm nho nhỏ nào đó. Thế mà các vị bồ tát ấy vẫn không nghe những gì mà gia đinh tôi thiết tha nguyện cầu, để rồi, khi cái tin anh Minh bị đưa vào Quân Y Viện Cộng Hòa, mẹ tôi ngất xỉu ngay, tôi thì bàng hoàng, chết sửng. Được tin, chúng tôi tức tốc và thăm anh. Me và tôi đều không cầm được nước mắt ràn rụa, khi thấy anh nằm trên giường bịnh, băng vải che kín đầu, cặp mắt nhắm nghiền, bất động. Lúc đó, chúng tôi còn chưa biết anh bị thương ra sao. Nhưng chỉ trông thấy anh bị băng kín như vậy, toàn thân tôi đã lạnh toát, run rẩy. Nhỏ Hương thì khỏi nói rồi. Vừa trông thấy anh, Hương đã oà lên. Các viên y tá phải vất vả lắm mới kéo được ba người chúng tôi ra khỏi phòng của anh. Họ trấn an chúng tôi rằng anh Minh đã trãi qua thời kỳ nguy hiểm. Hiện tại, các vết thương trên người anh đã không còn lo lắng. Khi chúng tôi đến, thì cũng là lúc, các bác sĩ đang chuẩn bị giải phẩu khám nhghiệm lại vết thương trên đầu của anh. một vị quân y vốn là bạn thân của gia đình, trước sự khẩn khoản của chúng tôi, đã vắn tắt cho biết, anh tôi đã bị một mảnh thép ghim vào trong đầu, gây nên tình trạng ứ đọng máu. Sự nguy hiểm là nếu như cuộc phẫu thuật không thành công thì anh tôi không mất mạng thì cũng sẽ trở thành một người ngờ nghệch, mất trí nhớ. Trước kia, các bác sĩ không dám quyết định phẫu thuật. Nhưng trong một lúc còn tỉnh táo, anh tôi đã đồng ý chấp nhận. Thật là cái tin kinh khủng quá! Vậy mà đám y tá kia dám nói là anh tôi đã không có sao. Gương mặt mẹ tôi trắng bệt ra, tay chân bà lạnh ngắt, miệng thì thào không còn ra tiếng. Phải, anh Hai tôi đồng ý cuộc thử thách cùng số mệnh mà phần thắng trong tay anh có lẽ là quá ít. Điều duy nhất mà chúng tôi có được chỉ là một niềm tin vào Trời Phật. Có mong manh lắm không? Có hy vọng lắm không? Tôi hoàn toàn không còn biết.
Bên ngoài dãy hành lang, trong lúc chờ đợi kết quả của cuộc phẫu thuật, bầu không khí căng thẳng đến độ khó thở. Tôi ôm lấy me. hai mẹ con khóc thút thít. Bác Đức, ba của Hương thì kéo ba tôi sang một bên, siết chặt bàn tay của ông, động viên, chia sẽ. Trước cửa phòng phẫu thuật, nhỏ Hương cứ đi đi lại lại. hai bàn tay thanh tú của nó đan vào nhau, thật chắc, đặt trước ngực. Trong đôi mắt đầy lệ của nó, nổi lo sợ, sự cầu khẩn định mệnh phủ đầu, tội nghiệp. Thời gian trôi qua thật lâu và nặng nề. Đôi lúc, từ trong một phòng mỗ nào đó đẩy ra những thi thể bị phủ kín vải liệm trắng toát. Chúng tôi thất kinh, sợ hãi vô cùng. Nhìn những người vợ, người mẹ, người yêu, những thân nhân của những kẻ xấu số nọ đang vật ra khóc gào trên những thi thể cứng đờ đó, trái tim tôi như bị một bàn tay sắt thép bóp chặt lấy, đau xót, kinh hoàng. Tôi ôm lấy bờ vai gầy của me, lắng nghe và lầm rầm đọc theo những lời cầu nguyện liên hồi. Xâu chuổi hạt trên tay bà run lẩy bẩy, lần từng hạt một, vội vàng, thành khẩn.
Và rồi chiếc đèn trên phòng mổ cũng đã vụt tắt. Cánh cửa bật mở. Anh tôi được đẩy ra. Băng vải vẫn còn che kín gương mặt. Mọi người đổ xô đến. Tranh nhau cật vấn viên bác sĩ. Ông ta lau dòng mồ hôi trên trán rồi nở một nụ cười thật tươi, báo tin rằng anh tôi đã hoàn toàn không còn nguy hiểm gì nữa. Cuộc phẫu thuật đã thành công. Mảnh đạn đã được gắp ra, an toàn. Theo ông ta, số anh tôi còn lớn, nếu mảnh đạn ấy đi sâu vào thêm một tí nữa thì anh tôi đã không còn cách cứu. Ông còn quả quyết rằng anh sẽ chóng bình phục mà không phải sợ bất kể một hậu quả nào khác sau này. Ba tôi thở phào ra. Nhẹ nhõm như vừa trút đi được một sức nén nặng trĩu trong lòng. Ông tháo đôi mục kính dày cui xuống, đoạn rút chiếc khăn tay lau nhanh dòng lệ vừa lăn ra khóe mắt. Trong lòng tôi cũng thế. Hân hoan, sung sướng như rằng đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được biết đến niềm vui. Tôi ôm lấy me và nhỏ Hương. Ba người chúng tôi vừa khóc, vừa cười. Bác Đức cũng rươm rướm nước mắt. Bác bước đến nắm chặt lấy bàn tay của viên bác sĩ nọ, nghẹn ngào cám ơn. Chúng tôi rối rít cám ơn ông, rồi vội vã chạy theo đám y tá để vào phòng bịnh của anh. Cái ông anh của tôi đúng thiệt là gàn bướng. Trong lúc mọi người vây quanh giường khi được bác sĩ báo anh đã tỉnh lại, thì câu đầu tiên mà ổng nói là:
- Ui chà! Sao mà đông đủ quá vậy! Hông phải đến để đòi lì xì đó chứ?
Cái ông anh này thiệt là cà chớn mà. Trong lúc mọi người đang lo lắng cho ổng, mà ổng lại còn bỡn cợt được nữa chứ. Tuy vậy, tôi vẫn thấy nụ cười điểm trên vành môi của mọi người, mặc dù rằng đôi mắt ai cũng đỏ hoe. Phải, đó chính là nụ cười của sự an lòng, vì biết rằng qua câu nói bông đùa đó, chứng tỏ rằng não bộ của anh tôi không có gì nguy hại gì cả. Nụ cười đó còn hàm chứa tình thương bao la, trìu mến từ gia đình và hậu phương gởi đến những người trai hùng nơi chiến địa như anh.
Ngày hôm nay, anh Minh đã được tháo băng. Trên vầng trán của anh đã để lại một vết sẹo và nơi bả vai, vết bỏng vừa mới kéo da non, còn đỏ ói. Tội nghiệp me tôi. Bà cứ ngồi bên cạnh anh, đôi mắt rươm rướm lệ, bàn tay hiền lành cứ vuốt ve mãi mái tóc mềm của anh và vết sẹo nơi trán ấy. Ba tôi thì lặng im nắm lấy bàn tay của anh thật chặt. Ông vốn rất nghiêm nghị và ít nói. Nhưng tôi nghĩ cái siết tay và ánh mắt đó của ông đã quá đủ. Trong đôi mắt ấy, tôi không còn tìm thấy sự trách mắng ngày xưa, khi mà anh tôi quyết định vào lính. Giờ đây, trong ánh mắt luôn nghiêm trang đó, là bàng bạc những yêu thương, những vị tha và thậm chí tôi còn thấy sự tự hào, và nhiềm hãnh diện về anh không nhỏ. Anh Minh đã có thể nói chuyện bình thường như trước. Anh lên tiếng xin lỗi ba mẹ vì đã làm cho ba mẹ lo âu. Mẹ tôi trìu mến nhìn anh. Bà dịu dàng khẳng định với anh rằng anh không cần phải nói ra những lời đó. Vì sự lo lắng cho con cái chính là thiên chức của các bậc làm cha mẹ. Đó không phải là bổn phận, mà là tình thương, là tất cả những gì mà cha mẹ muốn truyền sang cho con cái. Me tôi hôn lên trán anh, hiền hlành qua nụ cười đôn hậu. Bà nói:
- Dưới đôi mắt của mẹ, cho dù con có sáu bảy chục tuổi đầu, con vẫn luôn là đứa con trai bé bỏng đáng yêu của mẹ mà thôi!
Tôi thật sự xúc động mãnh liệt trước cảnh tượng đó. một lần nữa, số phận đã cho tôi cơ hội để được nhìn thấy tình thương yêu của cha mẹ giành cho con cái. Tôi quì xuống bên giường, cầm lấy bàn tay chai sạn của anh, nước mắt chảy dài qua nụ cười sung sướng. Anh mỉm cười, cốc vào trán tôi, rồi bảo:
- Khờ quá! Khóc cái gì chứ? Thằng bé Diễm Trang ngày xưa đâu rồi? Sao mà hôm nay mít ướt quá dzị nè? Chắc là muốn đòi tiền lì xì của anh phải không?
Tôi phụng phịu nhìn anh, bỉu môi:
- Xí! Ai thèm! Thí ghét! Cứ chọc em hoài đi! Mai mốt anh dìa nhà là em cho anh biết tay.
Từ nhỏ, tôi thường theo anh và đám bạn nam cùng xóm leo trèo, phá phách. Có lẽ rằng, tôi học được những bảnh tính con trai là do anh cả. Hầu như, tôi ít có lần nào mè nheo, nhỏng nhẻo cùng anh. Giờ đây, áp đầu vào ngực anh, tôi muốn trở thành một con bé gái năm nào để có thể nủng nịu cùng anh. Phải, tôi có một người anh thương tôi và tốt với tôi như vậy, thì tại sao tôi lại không đóng vai một con bé hay vòi vĩnh, để cho anh thêm cưng chìu.
Nhỏ Hương đứng cạnh bên. Nước mắt chảy dài rớt lên bao mứt mãng cầu nhỏ vừa làm xong đang cầm trên tay. Nhỏ xanh xao, hốc hác hẳn ra. Cặp mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Nhìn nó mà tôi cứ bùi ngùi, thương cảm, không thể nào không khóc được. Tự dưng tôi thấy thương nhỏ ấy vô cùng. Từ trước đến nay, bảnh tính hiền lành, và con tim đôn hậu của Hương luôn làm cho tôi yêu mến. Tuy rằng bằng tuổi nhau, nhưng Hương chừng như hiểu biết chuyện sớm và nhiều hơn tôi. Nhỏ luôn bên cạnh tôi không chỉ là ở cương vị của một người bạn mà còn như là một người chị. Giờ đây, chứng kiến sự yêu mến mà Hương giành cho anh Minh, tôi có cảm tưởng càng thêm gần gủi Hương, xem hẳn Hương là một người thân trong gia đình.
Ba mẹ tôi ra về trước. Phần tôi chậm rãi theo Vũ ra khuôn viên của Quân Y Viện để cho Hương và anh Minh có thể tự do trò chuyện. Những tia nắng ban mai vàng óng soi rọi qua kẻ lá, kéo dài như những voan lụa mỏng, dịu dàng buông xỏa như giăng lối cho chúng tôi bước qua. Chọn một chiếc ghế đá dưới tàn cây bàng mát mẻ, chúng tôi ngồi xuống, im lặng nhìn những cô y tá trong những bộ y phục màu trắng tinh sương đang dìu các thương binh dạo quanh bồn hoa đủ màu sặc sở. Tôi nhìn những con người ấy mà lòng nhói đau kỳ lạ. Mới hôm nào, họ còn đủ đầy tay chân, mạnh khỏe, nhanh nhẹn như mọi người, thế mà hôm nay, bước đi của họ đã không còn vững, thân thể của họ đã không còn lành lặn, nguyên vẹn.
- Diễm Trang đừng quá lo lắng! Anh Minh sẽ chóng bình phục mà. Không có gì đâu. Vũ cất tiếng. Giọng nói chàng trầm ấm, ngọt ngào, thần kỳ như một bàn tay dịu dàng vuốt ve con tim của tôi, làm cho nó run lên, bật khóc. Tuy rằng, mọi nguy hiểm đã qua. Anh tôi đã không còn chi đáng lo ngại. Nhưng tự đưng tôi vẫn cứ khóc. Có lẽ đó chính là những giọt nước mắt của âu lo và căm tức. Cứ lặng lẻ chảy dài trên đôi gò má.
- Khi tụi anh quyết định rời học đường để vào lính, tụi anh đã nghĩ trước đến những hậu quả mà đời lính thường có. Vũ chậm rãi thở dài, rồi tiếp tục bằng cái nhìn xa xăm: Tụi anh lớn lên trong thời buổi loạn lạc. Quê hương bất hạnh triền miên chinh chiến, đồng bào đau khổ quá nhiều trong những cảnh sinh ly tử biệt. Tuổi trẻ tụi anh trong thời loạn lạc này tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm trước những cảnh tình đó. Anh Minh và anh có nhiều suy nghĩ giống nhau. Tụi anh không thể nào vì tương lai của cá nhân mình mà bỏ mặc tổ quốc. Không phải bọn anh vĩ đại gì cả. Mà chẳng qua đó là lý tưởng, là một thứ bổn phận tự nhiên của mọi công dân trong một quốc gia mà thôi!
- Lý tưởng! Tôi xen ngang - Phải, tụi em biết các anh có lý tưởng và vì tôn trọng các anh, cho nên tụi em cũng tôn trọng luôn cả những lý tưởng của các anh. Nhưng có bao giờ các anh tự hỏi rằng, chính vì những lý tưởng đó mà các anh đã làm cho người khác thiệt thòi, đau khổ không? Có bao giờ các anh nghĩ đến những cảm xúc của những người khác không? Tôi uất ức, nói nhanh vì sợ sẽ bị cắt đứt bởi sự nghẹn ngào đang đè nén con tim.
Vũ xoay sang nhìn vào mắt tôi, một thoáng ngỡ ngàng, rồi nhẹ nhàng nói:
- Có chứ! Tụi anh biết chứ! Đó cũng là lý do mà anh Minh chưa muốn thành hôn cùng Hương, mặc dù rằng cưới Hương làm vợ là điều mà anh ấy hằng phút đều mong mỏi. Diễm Trang biết không! Có những lúc, cá nhân anh luôn tự bảo, khi non nước còn đang nhiễu nhương vì chiến tranh và anh còn đang phải cầm súng để bảo vệ hòa bình, thì anh không thể nào vướng bận vào trong... tình cảm. Anh sợ rằng, anh sẽ không làm tốt vai trò của một người tình. Anh sợ rằng anh sẽ để lại đau khổ cho một tâm hồn. Ch nên, suồt mấy năm khoác áo lính, anh đều cố lánh né với các cô...
Vũ xòe đôi bàn tay ra:
- Đôi tay này hiện tại còn phải cầm súng. Bao giờ đôi tay này trở lại với những sinh hoạt, công việc hằng ngày, thì đó cũng chính là lúc, đôi tay này có thể chăm sóc cho người mình yêu. Nhưng mà... Chàng yên lặng một tí rồi tiếp lời, trong một tiếng cười tựa gió thoảng: Anh vẫn chỉ là một con người bình thường như bao người khác. Lý tưởng tuy rằng anh có, nhưng nó không thể giam hẳn con tim của anh vào trong bốn bức tường. Để rồi, con tim của anh cũng biết rung động, biết nhớ nhung, khát khao một thứ tình yêu rất thần thánh rất con người... Vũ nhìn tôi một thoáng rồi lại đưa mắt hướng xa về một phía. Khi mà anh gặp Diễm Trang, biết nói làm sao hở, khi mà anh biết rằng anh đã không có đủ sức mạnh để gạt bỏ hình bóng của Diễm Trang ra khỏi tâm trí. Nhưng trách nhiệm của một kẻ làm trai, của một công dân còn nặng trĩu trên vai, và chính vì trách nhiệm đó, anh lại không cho phép mình sống quá ít kỷ, cho riêng cá nhân mình. Có lúc muốn nói lên hai chữ yêu đương, nhưng từ một nơi thật sâu nào đó trong cơ thể, lại không cho anh nói ra điều đó. Còn im lặng, giả đò, dối lòng, thì lại càng đau đớn hơn. Diễm Trang có hiểu anh không? Những người lính như anh cũng bị dằn vặt, dày vò kinh khiếp lắm chứ! Có những thằng bạn, trước lúc giao chiến, tỉ tê bên anh rằng, không biết nếu nó không may bỏ xác, thì ở nơi hậu phương xa xôi ấy, có ai nhỏ lệ cho nó không? Hoặc làm sao để người nó yêu không quá đau đớn nếu nó không còn sống. Đã có lần trên đôi tay này của anh... Vũ lại nhìn vào hai bàn tay giọng chàng run lên: một thằng bạn đang thoi thóp thở. Thân thể bê bết máu me, khẩn khoản anh mang về cho người yêu của nó một chiếc vòng tay gọi là quà kỷ niệm và nhờ anh khuyên cô ầy... hãy đi lấy chồng. Nó trút hơi thở ngay trên đôi tay này của anh. hai mắt nó còn mở trừng trừng và trong túi áo ngực của nó.. tấm ảnh chân dung của một cô gái ướt đẫm máu. Vũ thở dài: Lính là thế đó Diễm Trang à, không phút nào chịu nghĩ đến cá nhân mình cả. Hầu như trong mọi lúc, tụi anh đều nghĩ đến gia đình, đến người mình yêu. Hầu nhưng trong mọi khoảnh khắc, kể cả lúc nguy hiểm nhất, tụi anh cũng đều nghĩ đến sự thanh bình, yên ổn cho người khác. Lính như bọn anh, chỉ cần biết người mình yêu đang sống an lành, hạnh phúc. Chỉ cần mong một món quà be bé, hay một lá thư từ quê nhà đã là quá sung sướng. Đủ để cho tụi anh vững lòng xả thân bảo vệ đồng bào, trong đó có cả người mình yêu. Thế mà, trong chiều sâu tâm sự của mỗi người lính, tụi anh vẫn không cảm thấy nổi lo âu ấy là đầy đủ. Tụi anh vẫn cảm thầy mình quá bất công trong tình yêu và với người mình yêu.
Vũ nói một hơi dài như muốn trút bớt đi những gì chất chứa trong lòng chàng bấy lâu nay. Tôi lắng nghe những lời chàng tâm sự mà lòng xúc động vô cùng. Qua anh, tôi đã hiểu thêm hơn về những người lính và về cá nhân anh. Phải, Vũ nói rất đúng. Làm sao tôi có thể trách các anh là ích kỷ, là vô tình khi mà những ngày tháng êm ấm mà chúng tôi đang có được là nhờ ở những người lính như các anh cả. Có trách thì phải trách chiến tranh và những kẻ đã tạo ra nó. Đúng thế, tôi vẫn chỉ là một con bé học trò ngây thơ, đơn giản trong suy nghĩ. Chính những lời tâm sự ấy của anh đã đánh thức tôi, đã cho tôi biết đến sự vị tha, bác ái, trong tình yêu. Tôi chợt đâm ra hối hận về những lời trách cứ khi nãy. Khẻ cúi đầu, tôi nhi nhí lời xin lỗi:
- Anh Vũ...! Xin lỗi anh, tại Diễm Trang không hiểu chuyện nên nói sai. Anh đừng giận...
- Ồ.., đâu có gì chứ! Vũ lật đật cắt ngang. Kẻ xin lỗi đúng ra phải là anh, vì đáng ra anh phải an ủi Diễm Trang... nhưng đằng này, anh lại đi nói lung tung.
- Anh không nói lung tung đâu! Trái lại, Diễm Trang còn rất muốn nghe những tâm sự trong lòng anh. Diễm Trang mới thật là một kẻ ích kỷ, không phải là những người lính như các anh. Tôi đưa tay chỉ về phía những người thương binh trước mặt. Các anh đã vì những kẻ hậu phương như tụi em mà phải chịu biết bao hy sinh, mất mát. Diễm Trang, thành thật xin lỗi vì đã nói ra những lời khi nãy. Mong anh không giận. Từ nay, Diễm Trang xin hứa sẽ là một trong những niềm vui, và niềm khích lệ tinh thần cho anh nơi xa trường.
Vũ chợt nắm lấy bàn tay của tôi. Ánh mắt của chàng thật thiết tha xúc động:
- Cám ơn Diễm Trang! Anh cám ơn Diễm Trang nhiều lắm. Anh xin hứa sẽ có một ngày, anh sẽ đền bù lại cho Diễm Trang tất cả.
Tôi đỏ hồng đôi má. Trong sự e thẹn còn bừng lên niềm xúc cảm mãnh liệt. Con tim tôi đập nhanh như đang reo lên vui mừng, hạnh phúc. Nhưng nỗi ám ảnh của chết chóc và ly tán lại trỗi dậy ngay lập tức. Bóng dáng của chiến tranh lại lững thững đi vào tâm trí để cho tôi chợt hốt hoảng, âu lo. Tôi vội nắm lấy hai bàn tay chai cứng của chàng, thốt lên qua dòng nước mắt lăn dài, như rằng đang van nài, khẩn khoản:
- Anh phải hứa với Diễm Trang, ngày mai này, chính hai bàn tay này của anh sẽ là hai bàn tay không chỉ để đánh đàn cho Diễm Trang nghe, mà còn sẽ che chở cho Diễm Trang mãi mãi. Anh phải hứa với Diễm Trang rằng kể từ ngày hôm nay, anh phải cho Diễm Trang được chia sẻ với anh tất cả.
- Diễm Trang không sợ sao? Chàng lau dòng nước mắt trên gò má tôi âu yếm hỏi.
- Không! Diễm Trang không sợ. Chính anh đã cho Diễm Trang sự can đảm và chính anh cũng vừa cho Diễm Trang biết chia sẻ chính là hạnh phúc. Anh hứa với Diễm Trang anh nhé.
Vũ chớp nhanh mắt. Chàng nắm lấy tay tôi trìu mến, gật đầu.
- Anh xin hứa! Suốt cuộc đời này, anh sẽ không bao giờ để cho đôi mắt đẹp của Diễm Trang phải nhỏ lệ!
Tôi sung sướng tựa vào bờ vai rộng của chàng, và cứ để mặc cho dòng nước mắt tiếp tục chảy. Trong con tim tôi xen lẫn với niềm đau còn có những hạnh phúc thật êm ái và ngọt ngào. Trãi qua những giờ phút căng thẳng bên anh Hai và những lời tâm sự của Vũ, tôi đã nhận ra được chân trị của Tình Yêu là lòng bác ái, tha thứ và sống cho người khác. Phải đó chính là một tình yêu chân chính và đẹp nhất.

Hết


Xem Tiếp: ----