Con trai lại tên là My, con trai mà trắng hồng, con trai mà mắt ướt, con trai mà môi nhỏ! Con trai thế - ai không để ý (?). Đó là chưa kể đoạn đường đi chung, xe " con trai" bon chậm, tôi chẳng dám vượt, chẳng dám đi ngang, cứ lẹo xẹo đằng sau, đến chỗ đông người là phanh cháy mặt đường. Tội nghiệp, sao tôi lại là con gái cơ chứ (!?). " Con trai" đã mất hút. Còn tôi, cứ đứng mãi bên này đường ngó đăm đăm những bông ti-gôn buông xòa xuống cánh đồng. Cánh hoa đỏ tím đong đưa, mong manh như gió. Có lẽ đêm nay chúng sẽ thành thơ trong giấc ngủ của tôi. Chiều muộn, chị Nga bắc thang tỉa hoa giấy. Bông héo rụng đầy, mỏi mệt và tàn tạ, vì không hương nên vô duyên. Chị nhắm chặt mắt, bụi bám trên lá bay lả tả. Tôi đỡ những cành cây gãy, ném khắp sân. " Quét đi, vun thành đống mà đốt!" - chị Nga cáu kỉnh. " Gì cơ?" - " Đốt!" - " Tàn bạo quá!" Chị thở sườn sượt, quệt lấy quệt để cái trán đầy mồ hôi: " Nhặt hoa vào túi, đem chôn vậy!" - " Bắt chước Lâm Đại Ngọc hả?" - " Lắm chuyện, tao không lãng mạn thế!". Thỉnh thoảng, chị Nga cũng đễ thương và khác người lắm. Tỉ như việc chôn hoa, chỉ có " cô Lâm" miệng nhỏ hay dỗi hờn và chị tôi là nghĩ ra. Chúng tôi vùi hoa dưới gốc, lấp đất lên, ngồi thẩn người rất lâu. Tôi buột miệng: " Phá giàn này, trồng ti-gôn thích hơn!" Sau một hồi truy hỏi, cái tên " My" được tiếc lộ. Chị bỗng nhiên nổi cáu, đùng đùng bỏ lên gác: " Đừng hòng, nó là gì mà bắt tao trồng ti-gôn!" Đã xưng " tao" là không khí bắt đầu căng thẳng đấy (!). Bữa cơm, hai đứa ngồi cạnh nhau. Tôi gắp vào bát chị Nga chiếc chân gà, cuối bữa thấy nó nằm chỏng trơ trong hộp thức ăn của con chó Bim. Vậy là đủ " đô" cho một cuộc " chiến tranh". Tôi không thích xung đột, xin thề như vậy! o0oAnh Minh nhấn chuông inh ỏi. Chị Nga ngó qua ban công, lảnh lót: " Chờ năm phút!" Năm phút, anh Minh chơi đùa với con Bim. Nó le cái lưỡi hồng hồng liếm tay, ngang nhiên gác hai chân lên chiếc quần " hộp" trắng bóc. Chân con Bim thì chẳng mấy khi sạch. Nom anh Minh thật khổ sở. Chị Nga xốc ba lô, ngồi vắt vẻo trên giòng ngang xe đuạ Họ vụt đi, người kiêu hãnh vì được chiều chuộng, người sung sướng vì thoát khỏi con Bim. Tôi ôm con chó vào lòng, làm một việc rất điên đó là đếm răng của nó. Bốn cái răng nanh và hơn hai chục răng sữa bé như hạt ngô nếp. Nó gầm gừ, nhăn mũi, nhay nhay gấu quần tôi đầy âu yếm. Nhưng ở nhà này, nó yêu nhất bà nội, kế đến là chị Ngạ Ai cũng thích chị Nga, mười bảy tuổi, chị đã có gần chục cái " đuôi", toàn " công tử" con nhà giàu, hiền lành, dễ bắt nạt, dễ quát tháo. Chị Nga vốn đanh đá. Tôi không thế. Tôi thường để ý, đánh giá ưu điểm của bọn con trai cùng lớp. Tôi kết " bè" với những đứa nghịch nhất. Lũ con gái gọi tôi là " Linh đầu gấu", những kẻ ghét tôi ở " cấp độ" cao hơn thì thêm vào chữ " con". Thỉnh thoảng, cô chủ Nhiệm gọi lên, thủ Thỉ: " Cô van em bơn bớt đi, lớp mình vừa đăng ký " thi đua tiên tiến " xong!" Nể cô quá, tôi " án binh bất động" cho hết đợt thi đuạ Cô rất hiền, rất gầy, rất xinh đẹp và hay cảm cúm. Thêm nữa, cô lại là mẹ của My - người mà tôi có cảm tình nhất trong số " công tử bột" ở lớp. Ngày Nhà giáo Việt Nam, lần đầu tiên tôi đặt chân đến nhà Mỵ Bố mẹ tôi mang theo một gói, một bọc. Hai bên đun đẩy mãi, cô giáo không chịu nhận. Bố bối rối ngồi cười. My lên gác, mở nhạc cho tôi nghe. My bảo.: " Sao Linh cứ chơi với bọn " cá biệt"?" - " Tại thích!" - " Chỉ toàn phá phách, quấy rối!" - " Nói bậy!" Tôi bỏ ra phòng khách. Cô giáo vẽ vẽ những vòng tròn nước chè vô tận lên mặt bàn, khẽ khàng: " Anh chị phải chú ý. Không sát sao dạy bảo là thành tướng cướp đấy!" Trong giấc mơ yêng hùng, tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình là một tướng cướp. Đường về, bố yên lặng, chăm chú lái xe. Mẹ áp đầu vào tóc tôi, hẳn nó xơ xác và khét nắng lắm vì mẹ hắt hơi liên tục. Mười một giờ đêm, chị Nga lạch xạch chui vào chăn, nồng nặc mùi nưức hoa. Tôi lăn ra mép giường, chỉ muốn vác gối xuống ngủ với bà. Bà nằm chiếu cói, có hương trầu nồng nồng, đặc biệt ấm áp những đêm mùa đông, cả hương menthol của dầu Singapọ Bố vẫn đùa giường bà có " mùi cổ tích" và " mùi hiện đại". Bà hay kể chuyện xưa xưa, nó hiệu nghiệm như một lời run nhẹ nhàng êm ái. Nhưng bà không cho ôm lưng, cười đùa và gác chân. Điều đó thật không dễ chịu. Chị Nga nhỏ giọng gọi tôi. Có vẻ khó ngủ, chị lăn qua lăn lại. Đôi khi tôi cũng hờn dỗi rất dai. Cái mép chăn bị kéo nhè nhẹ, chị tôi úp mặt vào gối khóc sụt sịt. Tôi đẩy chị ra vì không thích mủi lòng: " làm gì thế?" - " Chị sợ lắm!" - về muộn còn rách việc!" - " Thật đấy! Anh Minh " thơm" vào má chị!" Tôi bảo: " Chuyện vặt! " Bộ sậu" của tôi thường chơi tú-lơ-khơ với nhau, ai thắng thì được " thơm" đứa thuạ " Chúng mày ranh con thì kể gì!" - chị tôi khóc to hơn. " Thôi, đi, bố mẹ sang bây giờ!", " Thế mày có nghe không?" Nếu như đêm nay tôi bỏ ngoài tai tâm sự " nóng hổi" của chị, tôi đừng hòng ngủ ngon. Thật ra chuyện cũng chẳng nghiêm trọng. Anh Minh uống một chút bia trong bữa liên hoan nên hơi " chếnh choáng". Trẻ con mà bày đặt rượu chè. Đáng đời!" Chị Nga xấu hổ, lau nước mắt: " Sắp mười tám tuổi rồi!" Tôi nhắc lại những lời dạy dỗ " châu ngọc" của cô chủ nhiệm. Và thốt nhiên nghĩ tới hai chữ " tướng cướp". Thật không công bằng đối với tôi! Sáng hôm sao, chị Nga tự đạp xe đến trường, đi sớm mười lăm phút. Anh Minh biệt tăm. Không có tiếng chuông cửa mỗi sớm, hình như thiêu thiếu và buồn buồn. Tôi lại lãng đãng đằng sau Mỵ Trông nó mong manh và yếu ớt quá. Muốn dấn lên đi song song lại ngại. Dầu sao tôi vẫn là con gái! o0oTôi ngồi cách My hai bàn. Giờ văn, hay nhìn vào gáy nó để nghe giảng đỡ mệt. Có lúc chẳng biết cô giáo nói gì, hỏi gì. Tôi không phải là người lãng mạn, mù tịt về thơ ca nhưng đặt biệt thích phim tâm lý xã hội. Bọn con gái rất mê tôi phân tích tình huống, tâm trạng nhân vật. Tối nào chiếu phim tập Hàn Quốc mà hôm sau tôi nghĩ học là cả lớp buồn rũ rượi. Nhưng chúng vẫn gọi tôi là " đầu gấu" và tôi chỉ hợp " ca" với những đứa cá biệt. Ai đó bảo với My rằng tôi thích nó. My nhìn tôi như một con ngốc, đôi mắt lạ lẵm, ngạc nhiên pha lẫn sợ hãi. Tôi không chữi bậy, không để đầu cua, không đi giày bốt, không nhai kẹo cao su và thổi lốp bốp ; chỉ hay nổi nóng và ưa dùng chân tay để đối phó. Vì thế mà My tránh xa tôi. Giá như My hiểu... Tôi thường dừng lại bên này đường nhìn sang cổng nhà nó, thực ra là tại giàn ti-gôn. Có thể không lãng mạn mà vẫn yêu cái đẹp (?). Trước tôi, ai đã nghĩ ra điều đó nhỉ (!?). Ngẫu nhiên, tôi và My được chọn vào đội kịch. My viết văn hay còn tôi quá thích hợp cho một vai " nổi loạn". Kịch bản có một kết thúc tuyệt đẹp, tròn vẹn, đúng như sự tỉnh ngộ và hướng thiện của nhân vật phản diện. Gã sẽ nói nhiều lần, trong nhiều cảnh huống duy nhất lời cảm thán: " Nắm tay cô tôi không muốn bỏ ra!" (bắt chước phim truyền hình Nhật Bản), nhưng gã chưa bao giờ nói thật. Tôi đội mũ lưỡi trai, đứng đối diện con bé đỏng đảnh Thu Vân. My nhắc: " Nhìn sâu vào mắt!". " Lông mi cái Vân cong thế, (hình như nó sử dụng " cặp" mi). Mười lăm tuổi đã tô môi đỏ chót. Da đã trắng lại còn dùng Pon'' d. Tóm lại, việc gì phải nhìn nó. Tôi ngó qua đầu cái Vân, mặc kệ My gắt gỏng om sòm. " Giỏi, lại đóng thử đi!", tôi bỏ về chỗ đám " đầu gấu". Chúng nó đang cười sặc sụa, chê bai kịch bản " sến quá!" Lớp chín, biết gì về " tình yêu" mà đòi diễn. My tức tái mặt, nhặt cái mũ lưỡi trai tôi vừa quăng bỏ. Thu Vân chớp chớp mắt, hệt như Sensọ Nhưng My gọi tôi, không cáu nữa: " Linh phải bình tỉnh chứ! Thử lần nữa đi!". Bây giờ, My ngồi đối diện tôi, nhìn tôi, nắm hờ tay tôi, dịu dàng: " Nắm tay cô tôi không muốn bỏ ra!". Tai nóng rực, tôi muốn chui xuống đất vì ngượng. Xung quanh lũ bạn cười tán thưởng. My lùi ra xa và... đấy là kịck bản. Tôi ngốc thật! Những ngày tập kịch, tôi có thể thỏa sức ngắm giàn ti-gôn nhà Mỵ Hoa ti-gôn không phải màu đỏ tím. Nó thật sự đỏ một cách khó diễn tả. My ép nhiều hoa trong sổ tay, thường đem tặng sinh nhật. Ở lớp, mỗi đứa đều giữ một nhành ti-gôn của Mỵ Khi đã thân nhau, tôi mới biết My không hề yếu đuối. Nó chỉ hay buồn nhớ người anh trai qua đời hai năm trước vì tai nạn. Giàn ti-gôn là tự tay anh trồng và chăm sóc. Dường như có lúc nào đó, tôi đã tưởng tượng nhành ti-gôn giống hệt vòng tay đang mở rộng. Những trái tim nho nhỏ quấn quanh nhau, mỗi lần mưa gió qua, cánh tươi lắc nhẹ, gọi về sự yêu thương, gần gũi và kỹ niệm của người thân đã khuất. Tôi từng ghét những bông hoa giấy vô duyên. Biết đâu, nó cũng gắn với một kỷ niệm, cũng có đời sống riêng bí ẩn. Mười bảy tuổi, có lẽ tôi mới nhận ra điều đó. Hai năm nữa, nhất định tôi sẽ tìm được lời giải đáp: " Tại sao người ta cứ phải gọi một loài hoa là " Tim vỡ" (?!)"...
Hết