Mùa học cuối. Những gì còn và mất, chúng tôi ghi vào lưu bút. Bọn con gái bảo: "Mày viết hay, cho bọn tao mấy dòng!" Tôi sợ rằng, khi viết ra những điều hay ho mình sẽ đánh mất con người và tình cảm thật.
Giữa tiết Văn, tôi lấy lưu bút của Nga ra, nghĩ mãi vẫn không thoát khỏi việc nhắc lại hiềm khích giữa hai đứa mà kết thúc là sự hối tiếc vì đã không hiểu nhau. Nga xinh nhất lớp, còn tôi học giỏi nhất. Cô giáo yêu mỗi đứa theo cách riêng. Cô hay khen Nga, lắm lúc cường điệu đến phát ngượng. Tôi thì thường xuyên bị chỉ trích, mỉa mai. Nỗi ghen ghét ngầm ủ trong lòng làm tôi lớn và chững chạc ra. Khi ấy, tôi hiểu "Thành đạt có cái giá của nó ".
Hoàng thông báo rằng sắp sang Đức. Nói từ đầu năm nhưng đến Tết vẫn thấy ở chỗ cũ. "Yên trí, trước sau tôi cũng đi, không cần khó chịu như thế! ". Hoàng thuộc loại "cá biệt", nghịch vung trời nhưng có nhiều bạn gái. "Vì nó đẹp trai" - Nga khinh khỉnh thừa nhận.
Sinh nhật tôi, hai sáu tháng ba, Hoàng khệ nệ bê tới một thùng giấy tọ "Tưởng không biết? " - "Xời, ai vô tình như bà!". Lũ con gái ở lớp khen "đôi môi bổ" của Hoàng. Tôi chẳng biết "môi bổ" là gì nhưng cũng phải công nhận hắn có nụ cười kiêu bạc và hấp dẫn. Tuy vậy, hắn vẫn là "phần tử" có vấn đề. Chừng nào chưa rời khỏi lớp, hắn vẫn đủ thời gian và năng lực tạo ra những "xì-căngđdan" động trời. Nhờ Hoàng, lớp tôi nổi tiếng, được đưa lên đặc san của trường với tư cách một "chân dung đen". Chưa ai ghét Hoàng như tôi và hâm mộ Hoàng như Ngạ Điều đó đủ làm cho hai đứa con gái vốn phức tạp và cùng danh tiếng mâu thuẫn với nhau.
Nga đăng ký thi Học Sinh Thanh Lịch. "Nó đẹp thật nhưng hơi ngốc nghếch!". Hoàng đem lời tôi nói lại cho Ngạ Tôi ấm ức trong bụng mà ngoài mặt vẫn phải xởi lởi. Sắc đẹp bao giờ cũng thắng. "Nga xinh nhất trường mình, hiển nhiên là như thế!" - một vị trong Ban giám khảo vốn đương chức Bí thư Đoàn trường phát biểu. Ai chẳng biết, "vị ấy" đeo theo Nga như hình với bóng.
Ngày thi, chúng tôi đến từ sớm, chiếm hết chỗ ở gần sân khấu. Chẳng gì Nga cũng là đại diện cho cả một tập thể. Mọi người vây quanh săn sóc Nga, tôi chỉ nói được mỗi câu: "Chú ý phần ứng xử!" Nga gật đầu và tự tin. Giây phút ấy, sự ích kỷ trở nên tầm thường và nhỏ nhen. Tôi ngộp thở giữa dòng người, hoa xô bồ, ồn ã. Dây cườm trên áo Nga bắt đèn sáng lóng lánh. Trong đầu tôi có thằng người tranh cãi nhau, một muốn Nga thành công, một muốn Nga thất bại. Dù thế nào đi nữa tôi cũng chẳng bị ảnh hưởng gì, biết đâu lại khiến nó phải nể phục.
Và tôi thấy Nga run run rút tờ giấy màu đỏ. Câu hỏi cho sự thông minh và lòng nhân ái. "Nếu bạn trai của em bị kẻ xấu lôi kéo thành hư hỏng, em nghĩ thế nào?" - "Các cụ ta dạy rằng: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Em sẽ cắt đứt mối liên hệ với bạn ấy!". Sân trường ồ lên, anh Bí thư đoàn nhăn trán. Hoàng ôm bó hoa đứng bên cánh gà khe khẽ lùi lại sau, nửa mặt lấp trong bóng tối. Sương bắt đầu xuống làm âm ẩm mí mắt. Đám đông xô dạt tôi về mãi cuối sân, nơi những chiếc ghế gãy vứt lổng chổng và giấy kẹo, vỏ hạt dưa lăn lóc, lạo xạo cuốn theo gió.
Đêm đăng quang của kẻ khác, lớp tôi lủi thủi ra về, tự an ủi rằng tại "số" Nga không maỵ Hình như Hoàng ở lại cuối cùng. Lúc nào nó cũng muốn tỏ cho mọi người thấy mình là kẻ "cá biệt".
Hoàng chưa kịp sang Đức thì Sang chuyển vào lớp. Nghe đâu Sang bị đuổi khỏi trường cũ vì hay đánh lộn. Đầu trọc lóc, mặt già câng và đen nhẻm, Sang khiến người khác rùng mình không dám nhìn thẳng. Nó chơi nguyên bộ bò bạc phếch tới lớp, tự tiện ngồi bàn hai, thỉnh thoảng quay xuống ngó Nga chằm chằm. Những lúc ấy, Nga thật đáng thương, nó xanh xao, tái nhợt như chiếc lá, vội vàng úp mặt vào lòng bàn taỵ Cả lớp phẫn nộ.
Sang hầu như không học hành, ghi chep' gì. Nó cắt giấy viết thành mẫu nhỏ, gắn vào lưng những đứa ngồi trước bằng băng keo. Quân "cận" đã vô tình đeo dòng chữ: "Bốn đít chai, mười hai ốp" lên bảng. Dưới lớp vừa buồn cười, vừa thương. Tù Hiếu thì "tự quảng cáo" cho mình rằng: "Không tắm, sạch lâu, một tuần dày ghét". Chỉ có Nga là Sang chưa đụng tới và Nga có vẻ hãnh diện về điều đó.
Hoàng đã mất vị trí "cá biệt", cũng dần lu mờ trước những trò nghịch lố lăng, quái ác của Sang. Dường như Hoàng buồn mà dường như nó lại thanh thản hơn. ít nói, chỉnh chu và nghiêm túc. Hoàng làm tôi ngạc nhiên. Thỉnh thoảng đùa vài câu, nó cười hiền lành, chẳng thèm ăn miếng trả miếng. Chắc hẳn khi mười tám tuổi, con người mới bắt đầu nhìn ra xung quanh để tự điều chỉnh mình, bớt ích kỷ và biết sống cho đồng loại.
Sang mang ra lớp một chú mèo con có bộ lông vàng mượt. Mọi người xúm lại, tiên đoán những trò nghịch quái gở sắp diễn ra. "Tao đảm bảo con mèo tội nghiệp sẽ là vật hiến tế!". "Chắc gì, chẳng lẽ Sang ác thế?". "Để rồi xem, thằng này gần mất hết tính người rồi!".
Chú mèo cuộn mình trong chiếc hộp nhỏ dán giấy bóng kính. Tôi lại nhớ gói quà mừng sinh nhật to tướng của Hoàng. Tuy bự thật nhưng nhẹ bổng bởi vì nó chứa đủ các loại bỏng, bỏng nếp, bỏng tẻ, kẹo bông, bim bim. Và tôi nhớ Nga đã bĩu môi dè bỉu: "Sinh nhật mà tặng bỏng, rẻ tiền quá!". May mà Hoàng không nghe thấy, còn tôi hối hận vì đã mời Ngạ Một tấm thiệp, hay một lời chúc đối với tôi đủ làm nên hạnh phúc cũng như sự ấm áp của tình bè bạn.
Sang nắm cổ giơ con mèo lên cao. Những tiếng "meo meo" non nớt, chới với thu hút ánh mắt mọi người. Sang phá lên cười đắc ý, giữ lấy một đầu sợi dây cao su, đầu kia nối vào xích cổ mèo. Sợi chun phát huy tác dụng co giãn, ngăn cản không cho con vật được chạy nhảy tự dọ Nó giương đôi mắt bé xíu màu xanh xám van lơn, run nhè nhẹ giữa đám người hiếu kỳ nhộn nhạo xung quanh. Tôi choáng váng nuốt khan, thoáng thấy khuôn mặt tái nhợt của Ngạ Sang hú dài khiến con mèo cuống chân lao ra cửa. Và Sang buông sợi dây. Những gì còn lại, sau chúng bạn kể cho tôi. Tiếng kêu thảm thiết của chú mèo con, một bên mắt - hứng sức bật của sợi chun - đổ máu, Hoàng bật dậy, giáng một cái tát nảy lửa vào mặt Sang... Bàn ghế xô ầm ầm và lũ con gái thút thít khóc. Nga biến đi đâu mất, trên mặt bàn chỗ nó ngồi vương vài sợi tóc dài ươn ướt. Cổ họng tôi khát cháy, hình như có ngọn lửa bỏng rát chạy ngang trái tim. Mọi thứ vỡ òa ra trong nỗi đau vô hình, không thể gọi tên.
Sang vắng mặt ba ngày liền. Cô giáo thông báo rằng nó đã chuyển trường. Chẳng hiểu những chuyến viễn du của Sang bao giờ mới kết thúc và ai còn phải hứng chịu những trò mạo hiểm, khác đời. Sang luôn muốn thế, "để tạo ấn tượng với thế giới xung quanh" - như lời Hoàng. "Bọn mình là con trai mà!" - "Con trai thì có thể quậy phá vung trời hay sao?" - "Tất nhiên là không!". Trước khi xuất cảnh, Hoàng và tôi để dành hai giờ cho một cuộc tranh luận chưa ngã ngũ. "Sẽ tiếp tục qua thư!" - Hoàng tạm biệt, mắt nó buồn vô hạn, "con người tình cảm" bảo tôi hãy khóc nhưng "con người lý trí" ngăn lại. Đôi khi, tôi không dám sống thật với mình, bao buồn vui sướng khổ của cuộc đời bình dị.
Hoàng tặng tôi một cuốn sách. Trong ấy có những câu danh ngôn về viết văn. "Hình như đây là cử chỉ tinh tế đầu tiên của cậu?" - "Có thể lắm!". Tôi chẳng tặng gì Hoàng bởi nghĩ rằng con gái làm thế thật kỳ cục. Khi chiếc máy bay rời đường băng, tôi đột nhiên hối tiếc. Một con người "cá biệt" - theo nghĩa tiêu cực của nó - khiến tôi suy nghĩ. Trong hành trình tự khẳng định mình, Hoàng đã bao lần "ngã ngựa" vì không đủ bản lĩnh. Nó tìm con đường khác để giải tỏa khát vọng. Nhưng rút cục, vẫn cứ thất bại. Sang cũng thế, thỉnh thoảng tôi chạm mặt trên phố, chưa thôi ngông nghênh và khờ dại trong hình hài một chàng không? lồ.
Tôi khác họ, tôi muốn làm người bình thường, lấy những giấc mơ đẹp nuôi dưỡng khát vọng, còn bản thân - sống và lớn cùng hoa lá tự nhiên...

Hết


Xem Tiếp: ----