Partition (phân vùng): một đĩa cứng vật lý có thể được chia thành nhiều partition. Mỗi partition có thể được xem như là một ổ đĩa (C: D: E:...trong DOS/Windows) hoặc là một thư mục (folder) (trong Linux/Unix) tuỳ thuộc vào hệ điều hành qui định.
Primary Partition (phân vùng chính): một đĩa cứng chỉ có thể có tối đa 4 Primary Partition; và chỉ có hệ điều hành nào được cài đặt trên Primary Partition mới có thể khởi động (boot) được.
Logical Partition (phân vùng logíc): để có thể chia được thành nhiều partition hơn trong khi chỉ có tối đa 4 primary partition, một primary parttion phải "hi sinh" để chứa các Logical Partition. Partition đặc biệt này được gọi là Extended Partition (phân vùng mở rộng) và chỉ có nhiệm vụ duy nhất là chứa các Logical Partition. Số lượng Logical Partition có thể tạo trên lý thuyết là vô hạn.Nhược điểm của Logical Partition là không thể boot được từ Logical Partion. Ý tưởng của Logical Partion lúc đầu chỉ là để lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên một số hệ điều hành đời mới (Linux) có thể được cài trên Logical Partition mà vẫn boot được (bằng cách sử dụng thêm một số chương trình tiện ích, hoặc chính hệ điều hành tạo ra một đoạn mã khởi động cho riêng mình và đặt trong Master Boot Record của đĩa cứng nhằm mục đích "qua mặt" BIOS của máy tính).
FAT, FAT32, NTFS: là các hệ thống lưu trữ file của DOS và Windows.FAT (hay còn gọi là FAT16) được hỗ trợ bởi DOS và Windows (mọi phiên bản).FAT32 (mở rộng của FAT16) được hỗ trợ bởi Win95 (phiên bản 2), Win98, WinME và Win2k.NTFS (có thêm nhiều chức năng như nén và mã hoá dữ liệu) chỉ được hỗ trợ bởi WinNT và Win2k.
HPFS: là hệ thống lưu trữ file của hệ điều hành OS/2. HPFS cũng được WinNT 4.0 hỗ trợ (Win2k thì không, Win2k sẽ chuyển HPFS sang NTFS).
Linux Ext2, Linux Swap: hệ thống file của hệ điều hành Linux.