Phần 2

Ghi chép cho những hồi ức không bao giờ viết ra
Phần 1

Nhà văn Brazil nổi tiếng Jorge Amado (1912-2001) không có ý định viết hồi ký. Tác phẩm “Hải trình ven bờ” (Navigation de cabotage, 1992) chỉ là những mảnh vụn hồi ức qua nhiều năm được ông ghi lại và quyết định cho công bố với hy vọng đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi thế nàovì saovề những sự kiện và con người thế kỷ XX mà ông có dịp chứng kiến và trải qua. Với ông, đó là những điều vui buồn ông đã trải trên hải trình đi sát bờ của chuyến tàu có tên gọi là Cuộc Sống. Ông viếtTôi vốn không phải sinh ra để thành người nổi tiếng, đừng đo tôi bằng những thước đo cỡ lớn - cỡ nhỏ” - lạy Chúa, tôi không bao giờ cảm thấy mình là một nhà văn nổi tiếng, một cá nhân xuất sắc cả. Tôi chỉ đơn giản là một nhà văn, đơn giản là một cá nhân? Như thế còn ít sao? Thời gian và địa điểm ở đây là lúc và nơi diễn ra sự việc, chứ không phải chỗ khi ông ghi chép lại. Bản dịch được thực hiện theo bản tiếng Nga của A. Bordanovski đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài của Nga số 7 năm 1998.
Moskva, 1952
Tháng giêng. Nhiệt độ khoảng hai mươi độ âm, ngoài sân bão tuyết lồng lộn. Tôi và Ilya Ehrenburg [1] vừa được các quan chức cấp cao tiếp tại điện Kremlin và có một cuộc trò chuyện hết sức khó chịu với họ. Khỏi cần dài dòng, tôi chỉ xin nói rằng đây là chuyện về nhà văn Tiệp Khắc Zavis Kalandra [2] - vì việc của ông này mà tôi đi từ Praha đến Moskva, tiện thể cũng nói là tôi đến đây còn để nhận giải thưởng quốc tế Stalin vì sự củng cố hoà bình giữa các dân tộc.
Chúng tôi quay trở về nhà trong cảnh im lặng ảm đạm, đi vào căn hộ của Ehrenburg nằm trên phố Gorki, uống vodka, và đột nhiên Ilya bảo tôi:
- Jorge, tôi và anh đừng bao giờ viết hồi ký cả. Chúng ta biết quá nhiều điều.
Tôi nhớ lại cuộc nói chuyện vừa xảy ra với các đồng chí có trách nhiệm và gật đầu đồng ý.
Thế nhưng sự quả quyết ấy không ngăn tác giả Thời hửng ấm mấy năm sau đó, khi bức tường chính sách ngu dân Xô-viết có những kẽ nứt đầu tiên và trong ngục tối ánh lên tia sáng hy vọng mong manh, đã cho xuất bản mấy tập hồi ký của mình, trong đó ở những trang cuối vợ chồng Amado có được xuất hiện với những dòng đầy thiện cảm.
Tuy nhiên không phải mọi điều đã được đưa hết vào sách: năm 1988 con gái Ehrenburg kể với tôi rằng khi sắp xếp lại kho lưu trữ của bố, cô nhận thấy còn tài liệu cho mấy tập nữa. Nhưng Ilya không thể in chúng ra được, ngay cả vào thời tự do của Khrushchev - ông quả thật biết quá nhiều!
Còn tôi suốt cả cuộc đời dài của mình cũng đã biết không ít chuyện mà tôi đã thề là sẽ mang theo xuống mồ. Tôi biết những nguyên nhân và hậu quả của các vụ việc và sự kiện mà tôi không hé răng nửa lời. Sở dĩ tôi biết được chúng bởi vì tôi là đảng viên cốt cán của một đảng chính trị tổ chức theo kiểu quân sự, hoạt động hết sức bí mật và không từ các hành động phá hoại. Từ bấy đã bao nhiêu năm trôi qua, tôi đã thôi là cốt cán từ lâu, bao nhiêu chuyện kinh thiên động địa đã xảy ra cho một học thuyết, một hệ thống, nhưng cho đến nay tôi vẫn coi mình bị ràng buộc bởi lời hứa giữ kín những gì tôi biết được nhờ vị trí của mình trong đảng. Ngay dù cho nếu tôi vi phạm cũng không gây hại cho ai, còn các bí mật không có chút ý nghĩa nào, tôi vẫn không cho phép mình quyền được phá hủy một lời đã hứa để nói ra... Nói ra công khai những điều tôi phải giữ kín. Rõ ràng, những bí mật đó sẽ cùng theo tôi chết đi.

°

Milan, 1949
Tại chính trung tâm Milan, trong khu bán hàng, Zélia (vợ của J.Amado - ND) đột nhiên kêu lên mừng rỡ, tay chỉ cho tôi vào tủ kính quầy sách:
- Anh nhìn kìa!
Tôi đưa mắt nhìn và thấy bản in cuốn Miền đất bao la của tôi với bìa sặc sỡ theo phiên bản đồ gốm của Picasso. Ðây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi dịch sang tiếng Italia.
- Lại cả biểu ngữ nữa! - Zélia hân hoan.
Nói chung đó không phải là biểu ngữ mà là một tấm bìa các-tông hình chữ nhật đề dòng chữ về tác giả: “Il piu noto scrittore Braziliano” (tiếng Italia: Nhà văn Brazil nổi tiếng nhất). Zélia đọc to lên dòng chữ đó và chúng tôi hơi ưỡn người, bước đi tiếp.
Lúc sau chúng tôi đứng trước một tủ kính quầy sách khác và đưa mắt tìm xem có cuốn Miền đất không. Nhưng lần này bày ở đấy là cuốn tiểu thuyết của Erico Verissimo Hãy nhìn những cánh đồng hoa huệ, nếu tôi nhớ không nhầm. Và cũng có một tấm bìa viết rằng tác giả “Il piu noto scrittore Braziliano”.
Tôi và Zélia phá lên cười và không đi ưỡn người nữa. Ghé vào một kiốt ở góc phố, tôi mua một tấm bưu thiếp cùng tem và viết mấy chữ sau đây gửi về Porto Alegr cho Erico Verissimo: “Chỉ trong khoảng năm phút và hai mươi mét tôi là “il piu noto”, sau đó tôi trao toàn quyền lại cho anh”.

°

Rio-de-Janeiro, 1947
Tôi không mệt mỏi nhắc đi nhắc lại rằng trí nhớ của tôi rất tồi, nhất là về mặt ngày tháng. Làm sao anh nhớ được chúng? Mỗi tình tiết tôi viết ra đều nhất thiết phải hỏi người nhà - các người có nhớ không? Họ nhớ, họ nhớ hết cả, nhưng mỗi người nhớ theo cách của mình. Còn ngày tháng năm thì không ai có thể nhớ chính xác được cả, và họ càng trả lời chắc chắn - khi đó, khi đó - thì tôi càng biết chắc là họ đã nhầm.
Nhưng tôi chưa thấm gì với Nicolás Guillén [3] - trong các hồi ký của mình ông nhầm lẫn lung tung hết mọi chuyện: ông quên địa điểm và thời gian, sự kiện và chi tiết. Chẳng hạn ông viết là chúng tôi quen biết nhau ở Paris năm 1949, trong khi cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi diễn ra hai năm trước đó ở Rio. Ông quên cuộc đọc thơ của mình tại Hiệp hội báo chí Brazil và tôi đã giới thiệu ông với công chúng như thế nào - đó là đúng vào cái ngày và cái giờ khi đứa con đầu của tôi Joan Jorge ra đời. Chính nhà thơ Cuba ấy là người đầu tiên tới thăm người mẹ trẻ và đứa bé mới ra đời. Ông vừa mới đọc xong bài thơ “Tổ quốc tôi là cây mía...”, thính giả đang còn vỗ tay, chúng tôi đã lao ra taxi chạy tới bệnh viện.
Nicolás đến Brazil mấy lần - cả trước và sau cuộc cách mạng của Fidel - và lần nào cũng đều đáng nhớ: ông rất biết cách thu hút mọi người. Thơ ông chinh phục mọi thính giả, còn con người ông, tươi cười có bộ râu quai nón chải chuốt thì hút hồn các thính giả nữ. Maria-Nimfomanka giới thiệu ông với các cô bạn: này các cô, cái ông Cuba này là một con thú thực sự đấy, ông ta không bỏ lỡ cơ hội của mình đâu. Quảng cáo, như ai cũng biết, là động cơ của thương mại, thế là đám cử toạ qua các cuộc đọc thơ của ông ngày càng đông hơn, Nicolás đi đến đâu cũng nhận được tiếng reo hò của những người hâm mộ. Vốn là người hiếu danh, ông coi mỗi cuộc tình dan díu, dù chỉ là thoáng qua, đều như một đam mê số phận.
- Maria-Blondinka hoàn toàn điên lên vì tớ, cậu ạ. Cô ta yêu tớ một cách cuồng nhiệt! - ông nói với tôi đầy vẻ tự hào chính đáng, cho đó là việc không thể nào khác được, nhưng lập tức ông lại hoài nghi. - Cậu nghĩ sao: đó là cô ta yêu tớ, gã đàn ông Nicolás, hay là yêu nhà thơ Guillén và danh vọng của ông ta? Cậu thấy thế nào? - nỗi hoài nghi giày vò ông và ông đòi tôi cho biết sự thật.
Khắp nơi - Rio, Praha, Paris, La Havana - đâu đâu tôi cũng gặp ông đi với hết cô tóc vàng này đến cô tóc vàng khác (rõ ràng ông thích “típ” này, coi đó là mối tình chủ yếu nếu không nói là duy nhất, chỉ trừ ngoại lệ với vợ mình là Rosa, cô gái lai của quần đảo Antille), và tôi đều trả lời ông một câu giống nhau:
- Họ yêu cả anh và thơ anh, cả người đàn ông và cả hiện tượng có tên là Nicolás Guillén.
Ông mỉm cười ra dấu đồng ý, hài lòng xoa xoa bộ râu quai nón - rõ là bản thân ông cũng chia sẻ ý kiến đó. Nhưng lập tức một mối nghi ngờ mới lại trỗi dậy trong tâm hồn chất phác của ông:
- Thế ngộ nhỡ không có thơ tớ thì sao, cậu thấy thế nào, họ có yêu tớ không? Cậu nghĩ sao? Nếu như tớ không phải là nhà thơ thì họ có yêu không? Hả?

°

Vrotslav, 1948
Tôi không biết Maria-Bayanka đã phải trổ tài thế nào để được lọt vào số các phóng viên nước ngoài bay tới thành phố Ba Lan này “đưa tin” về Hội nghị các nhà hoạt động văn hoá bảo vệ hoà bình. Tôi vốn biết cô gái lai năng động, uyển chuyển và thanh mảnh này, một nhân vật rất nổi tiếng cả ở khoa luật, nơi cô ta học, cả trong số các cốt cán của đảng. Theo các quan điểm thanh giáo của Maria-Piramidon, một trong những nữ lãnh đạo của đảng chúng tôi, thì cô ta không đáng được gọi là cốt cán. Mario Shenberg, một nhà lãnh đạo khác có cách nhìn thoáng hơn, không tán thành ý kiến đó. Trả lời câu hỏi của tôi vì sao Bayanka được đưa vào thành phần đoàn đại biểu, ông đáp một cách đơn giản và hồn hậu:
- Eo cô ta nhỏ đến kỳ lạ, chỉ hai ngón tay là ôm vừa.
Nhưng Maria-Bayanka không thèm ngó ngàng gì đến tôi - chẳng gì tôi cũng là một trong những phó chủ tịch hội nghị - cũng như các nghệ sĩ khác trong đoàn đại biểu Brazil. Cô ta lập tức yêu cầu tôi giới thiệu với Picasso và Ehrenburg để làm bài cho báo.
Ngay tại phòng họp hội nghị, Pablo Picasso đã dành cho cô ta một cuộc phỏng vấn ngắn, ông tuyên bố đến Vrotslav trước hết là để từ diễn đàn hội nghị đòi Videla, tên độc tài Chile, chấm dứt sự truy nã nhà thơ Pablo Neruda, người đã bị tước quyền nghị sĩ, quyền bất khả xâm phạm thân thể và bị cảnh sát theo dõi. Chẳng hiểu Maria đã xoay ra được anh chàng nhiếp ảnh người Indu khi nào và ở đâu để anh này chụp được một bức ảnh lịch sử: nhà nghệ sĩ vĩ đại của thời hiện đại đứng bên cạnh cô phóng viên nhỏ bé của chúng tôi.
Ehrenburg dù bận ngập đầu ngập cổ, cũng đồng ý trò chuyện với cô ta, phân tích ý nghĩa của Hội nghị Vrotslav, các vấn đề của thế giới và trách nhiệm của các nhà hoạt động văn hoá:
- Bảy giờ sáng mai tôi đợi cô ở... - và ông cho biết khách sạn và số phòng của mình.
Ngày hôm sau Maria kể tôi nghe về cuộc phỏng vấn này:
- Tôi gõ cửa. Khi có tiếng đáp, tôi bước vào và thấy Ehrenburg đang nằm trên giường như bà đẻ. Ông ấy bảo: “Cởi quần áo nhanh lên. Tôi chỉ còn nửa giờ thôi. Ðến tám giờ tôi phải đi ăn sáng với Fedoseyev”. (Fedoseyev lúc đó là tổng biên tập báo “Pravda”, uỷ viên trung ương ÐCSLX, một trong những người tổ chức cuộc hội nghị của chúng tôi). Ông ấy mỉm cười và nằm dịch ra nhường chỗ cho tôi...
- Cô làm thế nào?
Maria-Bayanka nở nụ cười thiên thần, hạ mi mắt:
- Làm thế nào ư? Tôi phục tùng - cô ngẩng lên, đưa tay vuốt mái tóc đen mềm - Lời nói của đồng chí Xô-viết là đạo luật... Sau đó ông ấy nói: về hội nghị thì cô cứ hỏi Jorge, còn đưa lên báo thì cứ việc hỏi tôi... Nào ta bắt đầu - thế là cô rút giấy bút ra.
Ehrenburg mới từ địa ngục cuộc thế chiến II trở về, ông đã trải qua và chịu đựng nhiều điều trong thế kỷ mình, cho nên tuổi mới ngoài năm mươi mà trông già hơn nhiều - trong giới chúng tôi thường gọi ông là “ông già”. Nếu như Maria ngủ với Enrique Amorim (1900-1960, nhà văn Uruguay-ND) tôi còn hiểu được, nhưng với Ilya... Cô ta làm thế để làm gì?
- Sao cô lại hành động thế, Maria-Bayanka? Sao hả?
Môi cô ta lại hiện ra nụ cười ngượng ngập, và với vẻ mặt hồn nhiên mơ mộng cô trả lời:
- Làm thế để ghi hồi ký.
Nhưng cô ta đã không k thăng cảnh sát bay lượn để đề phòng, cho biết rằng chính quyền sẵn sàng ra tay.
Chúng tôi được tổng thống Mitterand mời dự bữa trưa tổ chức cách Paris chừng một trăm cây số, tại lâu đài thuộc về De Bossy, quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề văn hoá. Ðây không phải là bữa tiệc chính thức, không phải là “bữa ăn” tiếp tân, mà là một cuộc gặp mặt vui vẻ và dễ chịu trong diện hẹp: ngoài đích thân tổng thống và chủ nhà ra, còn có bà chủ xuất bản nổi tiếng Odil Jacob, nhà văn và bộ trưởng văn hoá Tây Ban Nha Jorge Semprun nhân dịp này bay từ Madrid sang, và tôi với Zélia.
Câu chuyện quanh bữa ăn nói về nước Pháp, về Tây Ban Nha, về thế giới đang tan rã và châu Âu đang hợp nhất, về những thay đổi lạ lùng ở phương Ðông mà vài ngày nữa chúng tôi sẽ bay sang đấy để tự mắt mình nhìn thấy. Nói rằng bữa ăn thành công nghĩa là chưa nói gì cả: đó thật sự là một kiệt tác, một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, gợi nhớ đến belle epoque (thời đại đẹp đẽ)...
Sau khi ăn tráng miệng xong chúng tôi đi xem lâu đài, con chó đen của Mitterand cứ quấn quít chạy nhảy quanh chủ. Nhưng giờ phút chia tay đã đến - thời gian biểu của tổng thống được tính sít sao từng phút, các phi công chiếc chuyên cơ của ông đã khởi động máy. Chúng tôi tạm biệt nhau, đúng lúc này Mitterand mời vợ chồng tôi cùng lên máy bay với ông. Zélia run lên vì sung sướng: nàng rất thèm được bay, mà đây lại là chiếc trực thăng riêng của tổng thống, càng thích thú biết bao!
Nhưng trước khi nàng kịp mở miệng nói ra tất cả những điều đó, gã chồng thô lỗ của nàng đã can thiệp vào.
Gã đó - tức là tôi - từ chối thẳng thừng. Từ chối, không để mảy may nào hy vọng sẽ đồng ý, không hề mập mờ, lấp lửng, từ chối dứt khoát, thẳng băng: merci, thưa ngài tổng thống, cám ơn ngài về vinh dự đó, nhưng tôi không ngồi vào con chuồn chuồn quỷ sứ ấy.
Với những ai chưa biết chuyện, tôi xin nói: tôi rất khiếp sợ các loại máy bay, nhưng nỗi khiếp sợ đó là chuyện vặt so với những cảm giác bao trùm lấy tôi khi thấy một chiếc trực thăng với những cánh quạt như hình cái đinh. Ðặc biệt là những cánh quạt này trên mái nhà - chúng cứ xoay xoay rồi chốc lại dừng.
Mitterand cố mời: đến điện Elysée chỉ mất một phần tư giờ bay, sau đó người ta sẽ đưa chúng tôi về nhà, chứ mất công chạy xe một trăm ki lô mét để làm gì? Zélia tuyệt vọng cũng đặt cho tôi câu hỏi đó: để làm gì? Ánh mắt và giọng nói nghiêm khắc của nàng hứa hẹn nhiều điều, nhưng tôi là người đàn ông - quỷ tha ma bắt - đã nói một là một, không thể khác. Ðể làm gì? Sau nữa, thưa ngài tổng thống, tôi sợ bay lắm. Tôi cố không nhìn Zélia, bởi vì sẽ chẳng thấy gì tốt lành cả, tôi biết rõ điều đó.
Chiếc Citroen của chính phủ lao nhanh trên đường cao tốc. Zélia giữ thái độ im lặng ghẻ lạnh - tôi không thể cạy được một lời nào từ nàng. Không một câu nói, một ánh nhìn, một nụ cười nào về phía tôi, nói chung ngồi bên cạnh tôi lúc đó chỉ còn là cái xác phàm của nàng, còn tâm hồn nàng thì đang ở trên trời, trong chiếc trực thăng của tổng thống. Khuôn mặt thường ngày vui vẻ giờ đâm cau có, đôi mắt hướng vào cõi mông lung. Tôi tuyệt vọng cố bắt chuyện với nàng, gợi nhắc lại bữa ăn, những câu đùa tinh tế và các thứ rượu ngon, đầu óc thông minh và mẫn tiệp của chủ nhà, của các vị khách, tôi cố pha trò và sợ hãi như cá gặp băng. Tất cả đều vô ích. Tất cả đều trống không. Sự im lặng chết chóc đó là câu trả lời cho tôi, còn chiếc xe đang chở chúng tôi, một phương tiện giao thông cổ lỗ và thảm hại, trở thành sự trách móc không phải câm lặng mà gầm rú, sự hiện hình trực quan tội lỗi của tôi.
Cuộc biểu tình đã kết thúc, trên mặt đường ngổn ngang các băng cờ, biểu ngữ, còn cái trán của Zélia đang căng lên nghĩ ngợi sao thế giới này được xây dựng thật bất công, cuộc sống sao thật khủng khiếp, thì càng trở nên mờ mịt hơn. Nghe có tiếng rú ầm ầm - đó là chiếc trực thăng cuối cùng của cảnh sát bay là là trên quảng trường Bastille, buộc phải uống tận hết cái chén tuyệt vọng.
Moskva, 1954
Anna Seghers [2] gọi điện cho tôi từ khách sạn “National” ở không xa Hồng trường về khách sạn “Metropol” nằm đối diện Nhà hát lớn - nơi vợ chồng tôi, Pablo Neruda và Nicolás Guillén nghỉ lại. Tôi vừa mới đến, bà hồi hộp nói, và tôi cần gặp anh ngay - có một chuyện không thể trì hoãn được. Anna, cũng như tôi, như nhiều người khác khắp năm châu về đây - là khách mời của Ðại hội nhà văn Xô-viết lần thứ hai, việc họp đại hội này là một sự kiện có ý nghĩa thời đại đối với giới trí thức cánh tả toàn thế giới.
Nhưng ngoài việc đó ra, Anna còn phải tham gia phiên họp của Ủy ban giải thưởng quốc tế Stalin mà bà là một thành viên. Còn tôi là người được nhận giải thưởng đó, cho đến lúc ấy tôi chưa có phần thưởng nào cao hơn, nhờ nó ở Liên Xô người ta xem tôi là nhân vật được công nhận, là người quan trọng. Chính về giải thưởng này mà Anna muốn nói chuyện với tôi. Trên hành tinh chúng ta có một số người không hiểu vì sao rất tin tưởng vào tôi, coi tôi là nhân vật tầm cỡ, có khả năng giải quyết mọi chuyện, trong mắt họ tôi là người toàn năng. Trong số người đó có Anna Seghers.
Vấn đề khiến bà lo lắng và cần lời khuyên ở tôi hoá ra là rất quan trọng. Ðó là chuyện về Bertolt Brecht [3]. Tôi đã có lần ăn tối cùng ông tại nhà Anna - họ sống trong cùng một khu nhà ở Ðông Berlin, nếu tôi không nhầm, ông ở tầng hai, bà ở tầng tư. Anna chơi với Helena Weigel vợ ông, họ cùng bà dự họp Uỷ ban giải thưởng Stalin. Với chính Brecht tôi có dịp gần gũi hơn khi đạo diễn Alberto Cavalcanti quay tại Viên bộ phim theo vở kịch của ông Ngài Puntila và gã đầy tớ Matti và tôi cảm thấy đã có góp phần cho nhà viết kịch và nhà đạo diễn hiểu nhau hơn.
Chuyện là thế này: ban lãnh đạo ÐCS Ðức - tôi không nhớ đảng đó tên là gì, “xã hội chủ nghĩa” hay “thống nhất”, nhưng thực chất vấn đề không vì thế mà thay đổi - do tính chính thống cứng nhắc, bè phái vượt quá mức thông thường, đã nhìn lệch Brecht - nghi ngờ và khó chịu. Không đếm xỉa đến việc ông đã hiến dâng cả đời mình cho sự toàn thắng của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, họ đã buộc tội nhà văn kỳ lạ này theo chủ nghĩa hình thức, bởi vì sáng tác của ông không bao giờ nằm vừa trong cái giường chật hẹp của những khái niệm do Zhdanov [4] nêu ra về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ðể mở màn họ đã quyết định, như Anna thì thào với tôi, tước đi của Brecht cái nhà hát mà người Nga đã để lại cho ông khi rút khỏi Berlin. Tại nhà hát đó Brecht cùng đoàn của ông đã dàn dựng những vở kịch gây chấn động toàn thế giới.
Anna Seghers không thể bỏ mặc bạn trong cơn hoạn nạn - bà đã lập tức lên tiếng đấu tranh và chuẩn bị mưu kế. Họ làm cho cuộc sống của ông ấy không thể chịu được nữa, bà thì thào với tôi, họ đầu độc sự tồn tại của ông ấy, họ săn đuổi ông ấy, anh biết rồi đấy, khoản này thì họ là các bậc thầy. Chỉ có một cách duy nhất chấm dứt được cái trò đó, bảo đảm cho ông ấy có cuộc sống yên ổn, có khả năng làm việc, sáng tác, dựng kịch. Cách đó là gì? Cần phải vận động cho ông ấy được trao giải thưởng Stalin - nếu ông ấy thành người được giải thưởng thì không một ai dám động đến ông ấy và “Nhà hát Berlin” nữa, anh hiểu không? Anh cần phải giúp tôi, Jorge! Bốn ngày nữa Ban giám khảo sẽ họp!
Khoảng thời gian đó là vừa đủ cho cuộc chạy đua vội vã. Chúng tôi bấm ngón tay tính những người ủng hộ và đồng minh - những người sẽ bỏ phiếu cho Brecht có: Neruda - một, bản thân Anna - hai, Ehrenburg - ba, Aragon - còn phải xem... Nhưng đến đây Ilya đã phá tan mọi tính toán của chúng tôi:
- Tất cả trò này chỉ nhảm nhí! Ðừng tốn thời gian vô ích! Cần phải giành được sự ủng hộ của Saxa - ý nói Fadejev, người trong Uỷ ban giải thưởng đại diện cho sức mạnh ghê gớm không ai địch được - BCH ÐCS Liên Xô. - Ông ấy nói sao là được vậy, không ai dám đi ngược lại ý ông ấy. Chỉ cần ông ấy đồng ý giúp là xong.
Ông nhấc điện thoại, quay số, hẹn gặp và khuyên Anna: bảo cả Jorge đi cùng, Saxa thích anh ấy lắm. Ðiều đó đúng: Fadejev đối xử với tôi nồng ấm và kính trọng, coi là một đồng chí đứng đắn, không chơi xỏ và đáng được tin cậy. Thế là tôi cùng Anna đi đến gặp tổng thư ký Hội nhà văn Xô-viết để bắt ông ấy vào lưới âm mưu cuả mình.
Mọi việc hoá ra đơn giản hơn chúng tôi nghĩ nhiều. Sau khi nghe chúng tôi trình bày, tác giả Ðội cận vệ thanh niên không chút do dự hứa sẽ giúp đỡ. Ông đưa Brecht vào danh sách “những người đề nghị trao giải” và kèm theo lời giới thiệu của mình trình lên Bộ chính trị xem xét - đây là cấp quyết định cuối cùng. Chẳng lẽ đây là sự thật sao? Tôi không biết, thật khó nói đâu là sự thật, đâu là trò chơi của các quyền lợi. Dù thế này hay thế khác, Brecht đã trở thành người được giải thưởng và các vị sư đảng của CHDC Ðức đã phải để cho ông yên, buông tha ông ra, ngừng quấy rầy ông. “Quấy rầy”? Có lẽ, cái từ đó còn lâu mới nói hết được những sự lăng nhục ông phải hứng chịu, những sự chửi rủa, mắng mỏ đổ xuống người ông.
Paris, 1948
Tôi gặp Picasso ở cổng và khi ở trong thang máy tôi cám ơn ông đã đến. “Anh cám ơn tôi vì cái gì nào? - ông mỉm cười. - vì tôi là bạn của Pablo (Neruda) à?” Phòng làm việc của Aragon, hồi ấy ông là tổng biên tập báo Ce Soir, như thường lệ tấp nập các anh em cầm bút có khuynh hướng thiên tả. Các nhà văn đến đây vì sự tốt bụng của đức cha Louis.
Ðại diện cho các ÐCS Arhentina, Brazil và Chile, chúng tôi đã bàn định cuộc gặp với Aragon và Picasso để tìm các biện pháp bảo vệ cho Pablo Neruda, người đang bị chịu sự truy nã gắt gao chưa từng có: ông đã bị tước mất quyền bất khả xâm phạm của nghị sĩ, phải trốn tránh ẩn nấp, luôn luôn có nguy cơ bị tống giam. Cần phải hành động ngay. Chúng tôi quyết định mở đầu bằng cách gửi cho tổng thống Chile Gabriel Gonzáles Videla một bức điện phản đối, buộc ông ta phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì có thể xảy đến với Pablo, đòi phải bảo đảm cuộc sống, tự do và an ninh cho nhà thơ. Ký tên vào bức điện này phải là các bậc thầy của văn hoá Pháp để tên tuổi của họ gây được ấn tượng với tên độc tài Chile. Những người cộng sản Mỹ Latin sống ở Paris đi thu thập chữ ký, còn chúng tôi thì soạn văn bản kháng nghị, nó giống như một bản luận tội hay một tối hậu thư nhiều hơn. Bây giờ phải nghĩ xem nên kêu gọi ai để có được một danh sách gồm các tên tuổi lớn ký vào bức điện.
Nhưng cái tên đầu tiên tôi nêu lên - Jean-Paul Sartre - thoạt đầu khiến mọi người ngớ ra, sau đổi thành cơn bực dọc. Các chiến hữu của Aragon, những người bị tôi chạm nọc, cười vào mặt tôi: “Sartre ư? Ông ta là kẻ thù của chúng ta! Ông ta không bao giờ ký đâu!”. Vào những năm ấy, quan hệ của bậc thầy chủ nghĩa hiện sinh với ÐCS Pháp xấu đi một cách trầm trọng - các kẻ thù không bỏ lỡ dịp sát muối vào hai bên và đã đạt được kết quả lớn trong chuyện đó. Nhưng tôi mạnh dạn phản đối lại Aragon bởi cho rằng Sartre không từ chối cho chúng tôi chữ ký của mình: dù những sự bất đồng của ông với những người cộng sản có lớn đến đâu, ông vẫn không phải thuộc phe phản động. Aragon nghiến răng, buộc tội tôi là ngu dốt về chính trị, là không nhất quán kiên định, là lung lay lập trường. Tôi không biết trong cơn thịnh nộ của ông cái gì nhiều hơn - tức giận hay khinh bỉ, sự kiên định bảo vệ các quan điểm của đảng nơi ông đã dễ dàng chuyển thành thái độ thô lỗ đối với những ai mưu hại đến các quan điểm đó. Nhưng tôi không hề lùi bước và đề nghị đích thân tôi sẽ đến gặp tên phản bội Sartre và vợ ông ta là Simone de Beauvoir để xin chữ ký vào tài liệu của chúng tôi, bởi vì tôi không một phút nào nghi ngờ là tôi sẽ xin được các chữ ký của họ. Tôi đề nghị đánh cuộc. Aragon vẫn giữ thái độ cay độc như cũ, nhưng cơn bực bội đã có phần dịu xuống, chấp nhận: về phần mình ông hoàn toàn tin rằng tôi sẽ không nhận được một chữ ký nào và nói chung là không nhận được cái gì cả, ngoài sự từ chối thẳng thừng, dứt khoát. “Hãy để việc này cho anh một bài học: khi anh quay về với hai bàn tay không, tôi hy vọng sẽ được nghe anh, thưa đồng chí, nói lời tự phê bình về sự quá tự tin của mình”. Chủ nghĩa hiện sinh và tự phê bình - đó là hai từ đang “mốt” nhất thời ấy.
Tôi chỉ được gặp Sartre mỗi một lần - tại nhà xuất bản, nơi chuẩn bị cho ra các vở kịch của ông và đồng thời bản dịch cuốn tiểu thuyết Miền đất bao la của tôi. Người ta giới thiệu tôi với ông, ông tỏ ra quan tâm, khen ngợi cuốn Miền đất - tôi đọc rồi, được đấy, tôi thấy thích - nghe những lời đó tôi phổng mũi lên, bởi thói hiếu danh bắt tôi phải tin vào chúng. Giống như tất cả những người ham mê văn học, tôi cũng biết được các thói quen của Sartre - biết ông thường xuyên ăn trưa tại một tiệm quen, nơi đó có một cái bàn cố định dành cho ông và Simone. Vậy là tôi đưa chân tới đó. Ông nhận ra tôi, điều này lại thêm một lần ve vuốt thói kiêu hãnh của tôi, và khi tôi nói về những nỗi khổ nhục của Neruda rồi chìa văn bản bức điện ra thì không do dự một giây ông ký ngay và chuyển tờ giấy sang cho vợ. Tôi rối rít cám ơn, gần như là cúi gập người lại - niềm vui dâng tràn trong tôi, tối ấy ở Paris chắc không có người nào sung sướng hơn tôi.
Vẫn tại căn phòng làm việc của báo Ce Soir ba người cộng sản Mỹ Latin lại đến để trao cho Aragon các chữ ký chúng tôi đã thu thập được. Vô địch tuyệt đối là Zélia: trong danh sách của nàng có đến gần nửa hạ viện và cố nhiên các thượng nghị sĩ da đen in corpore (có đủ mặt). Còn tôi cố không để lộ sự hân hoan quá mức - tôi là ai mà dám vui mừng độc địa?! - khiêm tốn đặt tờ giấy có chữ ký của Sartre và Simone de Beauvoir xuống. Aragon cầm bức điện lên, lắc đầu như ngầm tự phê bình, và đề nghị: “Họ tên ông ta phải để lên đầu danh sách”. Ồ không, đứng đầu danh sách phải là tên họ tác giả “Les Yeux d’Elsa” (“Ðôi mắt Elsa”, tên một bài thơ của L. Aragon - ND) - tôi thuộc lòng bài thơ đó, - hội đồng hồng y giáo chủ khăng khăng: “Không, Louis ạ, đầu tiên phải là anh, sau đó đến ông ấy”.
Từ đó chúng tôi kết bạn với Sartre và Simone - cùng nhau đi du lịch khắp châu Âu, xuyên khắp Brazil từ nam lên bắc, năm 1950 ông công bố trên tạp chí Temps Modernes cuốn tiểu thuyết Cacao của tôi, năm 1961 đến lượt cuốn Hai cái chết của Quincas đẫm nước. Còn đâu như vào những năm 70 chúng tôi có lần ăn trưa tại cái tiệm quen của ông và Jean-Paul đã cho tôi hay là ông biết việc đánh cuộc của tôi với Aragon - ai đó trong số các đức cha đã tiết lộ. Chẳng biết có nên tin ông hay không?

[1]Miguel Angel Asturias (1899-1 974), nhà văn và nhà ngoại giao Goatemala, giải thưởng Nobel 1967.
[2]Anna Seghers (1900-1983): nhà văn Ðức nổi tiếng.
[3]Bertolt Brecht (1898-1956): nhà thơ, nhà viết kịch Ðức nổi tiếng.
[4]Andrei Zhdanov (1894-1948): người lãnh đạo tư tưởng văn hóa Liên Xô thời Stalin.

Xem Tiếp: ----