Vấn đề chuyên chính vô sản là vấn đề căn bản của phong trào công nhân hiện đại ở tất cả các nước tư bản, không trừ một nước nào. Muốn giải thích thấu đáo vấn đề đó, cần phải hiểu lịch sử của nó. Trên phạm vi quốc tế, lịch sử của học thuyết về chuyên chính cách mạng nói chung và về chuyên chính vô sản nói riêng trùng với lịch sử của chủ nghĩa xã hội cách mạng và đặc biệt là trùng với lịch sử của chủ nghĩa Mác. Thứ nữa - và đây hiển nhiên là điểm quan trọng nhất - lịch sử tất cả các cuộc cách mạng của giai cấp bị áp bức và bị bóc lột chống lại những kẻ bóc lột là tài liệu và nguồn nhận thức chủ yếu nhất của chúng ta về vấn đề chuyên chính. Ai không hiểu rằng bất cứ giai cấp cách mạng nào muốn thắng lợi đều tất yếu phải thực hành chuyên chính, thì người đó không hiểu gì lịch sử các cuộc cách mạng hoặc không muốn biết gì về mặt này. Trên phạm vi nước Nga, đứng về lý luận mà nói, cương lĩnh của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, do bộ biên tập báo "Bình minh" và "Tia lửa", hay nói cho đúng hơn là, do G. V. Plê-kha-nốp thảo ra hồi 1902 - 1903, rồi sau được bộ biên tập đó sửa đổi, chỉnh lý và thông qua, đã có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Trong cương lĩnh đó, vấn đề chuyên chính vô sản đã được đề ra một cách rõ ràng và rành mạch, hơn nữa, vấn đề được đề ra chính là do cuộc đấu tranh chống Béc- stanh, chống chủ nghĩa cơ hội. Nhưng cái có ý nghĩa trọng đại nhất thì rõ ràng lại là kinh nghiệm của cuộc cách mạng, nghĩa là kinh nghiệm năm 1905, ở Nga. Ba tháng cuối năm 1905 - tháng Mười, tháng Mười một và tháng Chạp - là một thời kỳ dấu tranh cách mạng có tính chất quần chúng, mạnh mẽ và rộng rãi phi thường, là thời kỳ kết hợp hai phương thức đấu tranh mạnh mẽ nhất: bãi công chính trị có tính chất quần chúng và khởi nghĩa vũ trang. (Xin nói thêm rằng, ngay từ tháng Năm 1905, đại hội bôn-sê-vích, tức "Đại hội III của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga", đã coi "nhiệm vụ tổ chức giai cấp vô sản để đấu tranh trực tiếp chống chế độ chuyên chế bằng con đường khởi nghĩa vũ trang" là "một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp thiết nhất của đảng" và giao cho tất cả các tổ chức của đảng phái "nghiên cứu tác dụng của những cuộc bãi công chính trị có tính chất quần chúng, có thể có một ảnh hưởng quan trọng trong thời kỳ đầu và trong quá trình của cuộc khởi nghĩa"). Lần đầu tiên trong lịch sử toàn thế giới, cuộc đấu tranh cách mạng đã phát triển đến một trình độ và đã có được một sức mạnh khiến cho khởi nghĩa vũ trang kết hợp với bãi công có tính chất quần chúng, cái vũ khí riêng đó của giai cấp vô sản. Rõ ràng là kinh nghiệm ấy có một ý nghĩa quốc tế đối với hết thảy mọi cuộc cách mạng vô sản. Và người bôn-sê-vích đã nghiên cứu kinh nghiệm ấy một cách hết sức chú ý và hết sức sốt sắng, cả trên phương diện chính trị, lẫn trên phương diện kinh tế của nó. Tôi sẽ đưa ra sự phân tích các tài liệu hàng tháng về các cuộc bãi công kinh tế và chính trị hồi 1905, về những hình thức kết hợp giữa hai loại bãi công đó, về trình độ phát triển mà cuộc đấu tranh bãi công lúc đó đã đạt được lần đầu tiên trên thế giới; bản phân tích ấy, tôi đã cho đăng trong tạp chí "Giáo dục" năm 1910 hoặc 1911 và được đăng lại vắn tắt trên báo chí bôn-sê-vích ở nước ngoài hồi đó. Bãi công có tính chất quần chúng và khởi nghĩa vũ trang tất phải đặt vấn đề chính quyền cách mạng và chuyên chính thành vấn đề trước mắt vì các hình thức đấu tranh đó nhất định dẫn đến (trước hết, trong phạm vi địa phương) việc truất bỏ chính quyền cũ, đến việc giai cấp vô sản và các giai cấp cách mạng giành lấy chính quyền, đến việc trục xuất bọn địa chủ, đôi khi đến việc chiếm các nhà máy, v.v... Cuộc đấu tranh cách mạng có tính chất quần chúng của thời kỳ đó đã làm xuất hiện các tổ chức xưa nay chưa từng thấy trong lịch sử thế giới, như các Xô - viết đại biểu công nhân, rồi sau đó các Xô - viết đại biểu binh sĩ, các uỷ ban nông dân, v.v... Thành thử những vấn đề cơ bản (Chính quyền xô-viết và chuyên chính vô sản) mà hiện nay những công nhân giác ngộ trên toàn thế giới đang chú ý tới, đều đã được đề ra trong thực tiễn từ cuối năm 1905 rồi. Nếu các đại biểu xuất sắc của giai cấp vô sản cách mạng và của chủ nghĩa Mác chân chính, như Rô-da Lúc- xăm-bua, đều thấy rõ ngay được ý nghĩa của kinh nghiệm thực tế đó và đều phân tích một cách có phê phán kinh nghiẹm đó trong các hội nghị và trên báo chí, thì tuyệt đại đa số đại biểu chính thức của các đảng dân chủ - xã hội và xã hội chủ nghĩa chính thức, trong đó có bọn cải lương chủ nghĩa và những kẻ sau này sẽ là bọn thuộc loại những "phần tử phái Cau-xky", "phần tử phái Lông-ghê", các tín đồ của Hun-quýt ở Mỹ, v.v..., lại tỏ ra hoàn toàn không thể hiểu được ý nghĩa của kinh nghiệm đó và không thể làm được nhiệm vụ những nhà cách mạng của họ, nghĩa là hoàn toàn không thể tiến hành được công tác nghiên cứu và tuyên truyền những bài học của kinh nghiệm ấy. ở Nga, liền sau khi cuộc khởi nghĩa vũ trang tháng Chạp 1905 thất bại, những người bôn-sê-vích và men-sê-vích đã tổng kết ngay kinh nghiệm đó. Công tác này sở dĩ phải tiến hành đặc biệt gấp rút là vì tháng Tư 1906, ở Xtốc-khôn, có cuộc đại hội gọi là "Đại hội thống nhất của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga", trong đó những người bôn-sê-vích và men-sê-vích hợp nhất với nhau trên hình thức, đã cử đại biểu đến dự. Hai phái đó đã chuẩn bị đại hội ấy với sự cố gắng phi thường. Đầu 1906, trước khi đại hội họp, hai phái đã công bố các dự thảo nghị quyết của mình về tất cả các vấn đề quan trọng nhất. Các dự thảo đó được in lại trong tập sách của tôi: "Báo cáo về Đại hội thống nhất của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga (thư gửi công nhân Pê-téc-bua)", Mát - xcơ - va, 1906 (khoảng 110 trang, mà gần một nửa là văn bản các dự thảo nghị quyết của hai phái và các nghị quyết được đại hội thông qua dứt khoát), là những tài liệu quan trọng nhất để hiểu được cách đặt vấn đề hồi bấy giờ. Những cuộc tranh luận về ý nghĩa của các Xô - viết hồi đó đều đã gắn với vấn đề chuyên chính rồi. Ngay trước cách mạng tháng Mười 1905, những người bôn-sê-vích đã từng đặt vấn đề chuyên chính ra rồi (xem tập sách của tôi "Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cuộc cách mạng dân chủ", Giơ-ne-vơ, tháng Bảy 1905, đăng lại trong tập "Trong 12 năm"). Phái men-sê-vích đã tỏ thái độ phủ nhận khẩu hiệu "chuyên chính" này. Phái bôn-sê-vích nhấn mạnh rằng Xô - viết đại biểu công nhân "thực tế là mầm mống của chính quyền cách mạng mới", như nguyên văn trong bản dự thảo nghị quyết của phái bôn-sê-vích (xem trang 92 trong "Báo cáo"). Phái men-sê-vích tuy có thừa nhận tầm quan trọng của các Xô - viết, có đồng ý "góp sức thành lập" các Xô - viết, v.v., nhưng họ không coi Xô - viết là mầm mống của chính quyền cách mạng, nói chung họ không nói đến một "chính quyền cách mạng mới" kiểu đó hoặc kiểu na ná hư thế, họ hoàn toàn gạt bỏ khẩu hiệu chuyên chính. Chẳng khó gì mà không thấy được rằng tất cả những sự bất đồng ý kiến hiện nay của chúng ta với phái men-sê-vích đã từng có mầm mống trong cách đặt vấn đề này như vậy. Cũng chẳng khó gì mà không thấy được rằng phái men-sê-vích (người Nga hoặc không phải người Nga, kiểu các phần tử phái Cau-xky, phần tử phái Lông-ghê, v.v.), qua cách họ đặt vấn đề, đã và đang tỏ ra là những kẻ cải lương chủ nghĩa hoặc những kẻ cơ hội chủ nghĩa, những kẻ ngoài miệng thì thừa nhận cách mạng vô sản, nhưng thực tế lại bác bỏ cái quan trọng và cơ bản nhất trong khái niệm cách mạng. Trước cách mạng 1905, trong cuốn "Hai sách lược" nói trên, tôi đã từng phân tích lỹ lẽ của phái men-sê-vích buộc tội cho tôi là "vô hình trung đã đem khái niệm chuyên chính thay thế cho khái niệm cách mạng" ("Trong 12 năm", tr. 459). Tôi đã chứng minh chi tiết rằng chính là do cách buộc tội như vậy, mà phái men-sê-vích đã bộc lộ chủ nghĩa cơ hội của chúng, bản chất chính trị thật sự của chúng là những kẻ phụ hoạ của phái tư sản tự do, là những kẻ tuyên truyền ảnh hưởng cho chúng trong nội bộ giai cấp vô sản. Khi cách mạng đã trở thành một lực lượng không thể chối cãi, thì bọn thù địch của cách mạng bắt đầu "thừa nhận cách mạng", tôi đã nói như vậy khi nêu (vào mùa hè 1905) cái ví dụ về phái tự do ở Nga chủ trương chế độ quân chủ - lập hiến. Ngày nay, năm 1920, người ta có thể nói thêm rằng ở Đức và ở ý, phái tư sản tự do, hoặc ít ra là những kẻ có học thức nhất và khôn khéo hất trong bọn chúng, đều sẵn dàng "thừa nhận cách mạng". Nhưng khi "thừa nhận" cách mạng và đồng thời lại từ chối không chịu thừa nhận chuyên chính của một giai cấp nhất định (hoặc của những giai cấp nhất định), thì phái tự do và bọn men-sê-vích ở Nga hồi đó, phái tự do ở Đức lẫn ở ý hiện nay, những tín đồ của Tu-ra-ti và Cau-xky, đã để lộ rõ chính cái chủ nghĩa cải lương của chúng và tỏ ra hoàn toàn không xứng đáng là những người cách mạng. Vì khi cách mạng đã trở thành một lực lượng không thể chối cãi được, khi cả phái tự do đã "thừa nhận" cách mạng, khi các giai cấp thống trị không những nhận thấy, mà còn cảm thấy sức mạnh không gì thắng nổi của quần chúng bị áp bức, thì toàn bộ vấn đề - đối với các nhà lý luận cũng như đối với những ai thực tế lãnh đạo chính trị - là ở chỗ định nghĩa cách mạng đúng theo quan điểm giai cấp. Thế nhưng không có khái niệm "chuyên chính", thì không thể có cái định nghĩa chính xác đó theo một quan điểm giai cấp được. Không chuẩn bị cho chuyên chính, không thể là người cách mạng thực sự được. Hồi 1905, bọn men-sê-vích đã không hiểu được chân lý đó; năm 1920, những người xã hội chủ nghĩa ý, Đức, Pháp và ở các nước khác cũng không hiểu được chân lý đó, họ sợ "những điều kiện" nghiêm ngặt của Quốc tế cộng sản, họ là những kẻ có thể ngoài miệng thì thừa nhận chuyên chính, nhưng thực tế lại không thể chuẩn bị cho chuyên chính. Cho nên, sẽ khong phải là một việc làm không đúng lúc nếu thuật lại một cách chi tiết sự giải thích những quan điểm của Mác mà tôi đã đưa ra hồi tháng Bayr 1905 để chống lại bọn men-sê-vích Nga, song sự giải thích đó cũng thích hợp cho cả bọn men-sê-vích ở Tây âu năm 1920 nữa (thay cho việc nêu tên các báo, v.v., tôi chỉ nói phái men-sê-vích hoặc bôn-sê-vích thôi): "Trong các chú thích của mình về những bài viết của Mác mà Mê-rinh cho đăng trên "Báo Rê-na-ni mới" năm 1848, ông ta có kể lại rằng sách báo tư sản cũng còn trách cứ "Báo Rê-na-ni mới" là báo này tuồng như đã đòi hỏi phải "thiết lập ngay tức khắc nền chuyên chính, coi đó là phương sách duy nhất để thực hiện dân chủ" (Marx' Nachla, t. III, tr. 53). Theo quan điểm tư sản tầm thường, thì khái niệm chuyên chính và khái niệm dân chủ loại trừ lẫn nhau. Không hiểu lý luận đấu tranh giai cấp, chỉ quen thấy trên vũ đài chính trị sự tranh chấp vô vị giữa các nhóm, các phái trong giai cấp tư sản, người tư sản cho chuyên chính là thủ tiêu mọi quyền tự do và mọi sự bảo đảm dân chủ, là độc đoán dưới các hình thức khác nhau, là mọi sự lạm dụng quyền lực để mưu lợi ích riêng cho người độc tài. Thật ra, chính quan điểm tư sản tầm thường đó lại toát ra ở bọn men-sê-vích nước ta, chúng giải thích rằng những người bôn-sê-vích sở dĩ ưa thích khẩu hiệu "chuyên chính", là vì Lênin "rất muốn được nếm hạnh phúc" ("Tia lửa", số 103, tr.3, cột 2). Để giải thích cho bọn men-sê-vích hiểu khái niệm chuyên chính giai cấp khác với khái niệm độc tài cá nhân, và nhiệm vụ của chuyên chính dân chủ khác với chuyên chính xã hội chủ nghĩa, thì có lẽ bàn đến quan điểm của "Báo Rê-na-ni mới"sẽ không phải là vô ích. Ngày 14 tháng Chín 1848, báo đó viết: "Sau một cuộc cách mạng, bất kỳ tổ chức nhà nước lâm thời nào cũng đều đòi hỏi một nền chuyên chính và đồng thời một nền chuyên chính cương quyết. Ngay từ buổi đầu, chúng ta đã trách cứ Cam-phau-den (thủ tướng nội các, sau ngày 18 tháng Ba 1848) là đã không hành động theo lối chuyên chính, đã không lập tức đập tan và không quét sạch những tàn dư của các thiết chế cũ. Thế cho nên, trong khi ngài Cam-phau-den đang say mê với những ảo tưởng lập hiến, thì chính đảng bị đánh bại (tức chính đảng của thế lực phản động) đã củng cố được vị trí của nó trong bộ máy quan liêu và trong quân đội, thậm chí đã cả gan lại tiến hành đấu tranh công khai ở nơi này nơi nọ". Mê-rinh nói rất đúng là những câu nói trên đây đã tóm tắt những điều "Báo Rê-na-ni mới" bàn luận chi tiết trên các bài báo dài của nó về nội các Cam-phau-den, thành một vài điểm. Những câu nói đó của Mác đã dạy chúng ta những gì? Dạy rằng chính phủ cách mạng lâm thời phải hành động theo lối chuyên chính (đây là điểm mà bọn men-sê-vích - những kẻ sợ không dám nói đến khẩu hiệu: chuyên chính - hoàn toàn không thể hiểu được); rằng nhiệm vụ của chuyên chính đó là phải tiêu diệt các tàn dư của những thiết chế cũ (đó chính là điều đã được nêu rõ trong nghị quyết Đại hội III của Đảng công nhân dân chủ - xã hội (bôn-sê-vích) Nga về việc đấu tranh chống thế lực phản cách mạng, và đã bị bỏ qua trong nghị quyết của phái men-sê-vích, như chúng ta đã chỉ ra ở trên). Sau cùng, ba là những câu nói đó cho ta thấy là Mác đã trách mắng thậm tệ các nhà dân chủ tư sản vì họ có "những ảo tưởng lập hiến" trong thời kỳ cách mạng và nội chiến công khai. ý nghĩa các câu nói đó lộ ra đặc biệt rõ ràng trong bài báo của "Báo Rê-na-ni mới" số ra ngày 6 tháng Sáu 1848. Mác viết: "Hội đồng dân biểu lập hiến phải trước hết là một hội đồng tích cực, tích cực cách mạng. Nhưng Hội đồng dân biểu Phran-pho140 lại làm cái việc như học trò làm bài tập về chế độ đại nghị và mặc cho chính phủ tự do hành động. Ta cứ cho rằng cái hội đồng bác học đó, sau khi thảo luận kỹ lưỡng, đã lập được chương trình nghị sự tốt nhất và đặt được một hiến pháp tốt nhất. Nhưng nếu các chính phủ Đức lúc đó đã đặt lưỡi lê vào chương trình nghị sự rồi, thì phỏng chương trình nghị sự rồi, thì phỏng chương trình nghị sự tốt nhất đó và hiến pháp tốt nhất đó có ích gì cho chúng ta?". Đó là ý nghĩa của khẩu hiệu: chuyên chính... Các vấn đề trọng đại trong đời sống các dân tộc chỉ có thể giải quyết được bằng sức mạnh mà thôi. Bản thân các giai cấp phản động lại thường là những người đầu tiên hay dùng đến bạo lực, đến nội chiến, thường "đưa lưỡi lê vào chương trình nghị sự", như chế độ chuyên chế Nga đã từng làm như thế và đang tiếp tục làm như thế một cách có hệ thống và không thay đổi, ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, từ ngày 9 tháng Giêng đến nay. Và một khi đã có tình hình như thế, một khi lưỡi lễ đang thực sự được đưa lên hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị, một khi khởi nghĩa đã rõ ràng là cần thiết và cấp bách, thì những ảo tưởng lập hiến và những bài tập về chế độ đại nghị theo lối học trò sẽ chỉ còn dùng để che đạy sự phản bội của giai cấp tư sản đổi với cách mạng, che cái cách thức mà giai cấp tư sản "rời bỏ" cách mạng mà thôi. Chính lúc đó là lúc mà giai cấp thật sự cách mạng phải đề ra khẩu hiệu chuyên chính". Trước cách mạng tháng Mười 1905, lập luận của những người bôn-sê-vích về chuyên chính là như thế đó. Sau kinh nghiệm của cuộc cách mạng đó, tôi phải phân tích tỉ mỉ vấn đề chuyên chính trong cuốn "Thắng lợi của phái dân chủ - lập hiến và nhiệm vụ của đảng công nhân", Pê-téc-bua 1906 (tập sách này đề ngày 28 tháng Ba 1906). Tôi sẽ dẫn ra những lý lẽ quan trọng nhất trong tập sách đó, đồng thời nói rõ rằng tôi bỏ một loạt danh từ riêng, mà chỉ nói là bọn dân chủ - lập hiến hoặc bọn men-sê-vích thôi. Nói chúng, tập sách đó nhằm chống lại bọn dân chủ - lập hiến và phần nào nhằm chống lại những người theo xu hướng tự do không đảng phái, nửa dân chủ - lập hiến, nửa men-sê-vích. Nhưng vì thực chất hết thảy những điều bàn về chuyên chính cũng chính là nói về bọn men-sê-vích, bọn này trong vấn đề đó đã luôn luôn rời vào lập trường của bọn dân chủ - lập hiến. "Chính trong lúc ở Mát - xcơ - va sắp ngừng tiếng súng, trong lúc chế độ chuyên chính quân sự và cảnh sát đang hoành hành điên cuồng, trong lúc những cuộc hành hình và tra tấn dã man đối với quần chúng đang diễn ra khắp nước Nga, thì báo chí của bọn dân chủ - lập hiến lại lên tiếng phản đối việc phái tả dùng bạo lực, phản đối các uỷ ban bãi công của các đảng cách mạng. Bọn giáo sư dân chủ - lập hiến, bọn đem bán khoa học của mình đi để phục vụ bọn Đu-ba-xốp đã đi đến chỗ giải thích danh từ "chuyên chính" thành "sự bảo vệ được tăng cường". Những "nhà khoa học" đã xuyên tạc ngay cả cái tiếng la-tinh mà họ dạy trong trường trung học, hòng làm giảm ý nghĩa của đấu tranh cách mạng. Các ngài dân chủ - lập hiến, xin các ngày hãy ghi nhớ mãi rằng chuyên chính có nghĩa là chính quyền không bị hạn chế, dựa vào sức mạnh chứ không dựa vào pháp luật. Trong thời nội chiến, bất kỳ chính quyền nào giành được thắng lợi cũng chỉ có thể là chính quyền chuyên chính mà thôi. Nhưng vấn đề là ở chỗ có thể có chuyên chính của một thiểu số đối với đa số, chuyên chính của một bè lũ cảnh sát đối với nhân dân, song cũng có thể có chuyên chính của đại đa số nhân dân đối với một nhúm những kẻ áp bức, những kẻ cướp bóc và những kẻ chiếm đoạt chính quyền nhân dân. Qua việc xuyên tạc một cách tầm thường khái niệm khoa học về "chuyên chính", qua việc la ó phản đối việc phái tả dùng bạo lực trong thời kỳ phái hữu tha hồ dùng bạo lực một cách bất hợp pháp nhất và bỉ ổi nhất, - qua việc đó các ngày dân chủ - lập hiến đã chỉ rõ thế nào là lập trường của "những kẻ thoả hiệp" trong cuộc đấu tranh cách mạng quyết liệt. Khi cuộc đấu tranh trở nên quyết liệt, thì "kẻ thoả hiệp" giấu mặt một cách hèn nhát. Khi nhân dân cách mạng đã chiến thắng (ngày 17 tháng Mười), thì "kẻ thoả hiệp" lại bò ra khỏi hang, khoác lác khoe mẽ, nói năng thao thao bất tuyệt và hò hét điên cuồng: bãi công chính trị "vinh quang" thay! Khi bọn phản cách mạng thắng, thì "kẻ thoả hiệp: lại bắt đầu giả nhân giả nghĩa tuôn ra vô số những lời giáo huấn và khuyên răn những người chiến bại. Bãi công thắng lợi là "vinh quang". Bãi công thất bại là phạm tội, là dã man, ngu ngốc, vô chính phủ. Khởi nghĩa thất bại là hành động điên rồ, là sự hoành hành của những lực lượng mù quáng, là man rợ, là ngu ngốc. Tóm lại, phẩm chất chính trị và đầu óc chính trị của kẻ "thoả hiệp" là bò rạp trước mặt người nào mạnh nhất hiện nay, quấn chân những ai đang đấu tranh, cản trở khi thì phe này, lúc thì phe khác, làm suy yếu cuộc đấu tranh, làm nhụt ý thức cách mạng của nhân dân đang liều chết đấu tranh cho tự do". Ta hãy bàn tiếp. Bây giờ dẫn ra những lời giải thích về vấn đề chuyên chính đã dùng để phản đối ngài R.Blan-cơ, sẽ là hoàn toàn đúng lúc. Năm 1906, trong một tờ báo, - xét bề ngoài tưởng nó không thuộc đảng phái nào, nhưng kỳ thực lại là của phái men-sê-vích, - ngài R. Blan-cơ ấy đã trình bày những quan điểm của bọn men-sê-vích mà ngài tán tụng là "đã cố gắng hướng phong trào dân chủ - xã hội Nga đi theo con đường của phái dân chủ - xã hội quốc tế, đứng đầu là Đảng dân chủ - xã hội Đức vĩ đại". Nói cách khác, cũng như bọn dân chủ - lập hiến, R. Blan-cơ đã đem bọn men-sê-vích "có lý trí" - ông ta coi Đảng dân chủ - xã hội Đức là đảng men-sê-vích - mà so sánh với những người bôn-sê-vích là những nhà cách mạng không có lý trí, không mác-xít, phiến loạn, v.v. Đó là một thủ đoạn thông thường của phái quốc tế những người xã hội - tự do, những người hoà bình chủ nghĩa, v.v., bọn này, ở tất cả các nước, đang ca tụng bọn cải lương chủ nghĩa, bọn cơ hội chủ nghĩa, phái Cau-xky, phái Lông-ghê, là những người xã hội chủ nghĩa "có lý trí", khác với những người bôn-sê-vích là những kẻ "điên rồ". Đây là cách tôi trả lời ngài R. Blan-cơ, trong tập sách của tôi viết vào năm 1906: "Ngài Blan-cơ đem so sánh hai thời kỳ của cách mạng Nga với nhau: thời kỳ thứ nhất bao gồm thời gian vào khoảng từ tháng Mười đến tháng Chạp 1905. Đó là thời kỳ bão táp cách mạng. Thời kỳ thứ hai là thời kỳ hiện tại, thời kỳ mà đương nhiên chúng ta có quyền gọi là thời kỳ thắng lợi của bọn dân chủ - lập hiến trong các kỳ bầu cả Đu-ma, hoặc thậm chí, nếu có thể liều lĩnh đoán trước được, đó là thời kỳ Đu-ma của bọn dân chủ- lập hiến. Về thời kỳ đó, ngài Blan-cơ nói rằng thời đại tư tưởng và lý trí lại đến rồi và có thể trở lại sự hoạt động tự giác, có kế hoạch, có hệ thống. Trái lại, ngài Blan-cơ cho đặc điểm của thời kỳ thứ nhất là sự tách rời giữa lý luận và thực tiễn. Tất cả những nguyên tắc và tất cả các tư tưởng dân chủ - xã hội đều đã biến mất, sách lược mà những người sáng lập ra Đảng dân chủ - xã hội Nga vẫn luôn luôn rêu rao thì đã bị bỏ quên và chính ngay những cơ sở của thế giới quan dân chủ - xã hội cũng đều bị nhổ bật tận gốc. Lời khẳng định cơ bản đó của ngài Blan-cơ có một tính chất thực tế thuần tuý. Toàn bộ lý luận mác-xít đã không phù hợp với "thực tiễn" của thời kỳ bão táp cách mạng nữa. Có thật như vậy chăng? "Cơ sở" đầu tiên và chủ yếu của lý luận mác-xít là gì? Cơ sở đó là: giai cấp cách mạng triệu để duy nhất trong xã hội hiện thời, và do đó là giai cấp đi tiên phong của mọi cuộc cách mạng, chính là giai cấp vô sản. Thử hỏi rằng cơn bão táp cách mạng có nhổ bật tận gốc cái "cơ sở" đó của thế giới quan dân chủ - xã hội không? Ngược hẳn lại, nó chỉ chứng thực một cách sáng tỏ nhất rằng cơ sở đó là đúng. Chính giai cấp vô sản đã là chiến sĩ chủ yếu và lúc đầu gần như là chiến sĩ duy nhất của thời kỳ đó. Dường như lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, cách mạng tư sản đã được đánh dấu bằng việc sử dụng trên một phạm vi rộng lớn chưa hề thấy ở ngay cả các nước tư bản tiên tiến nhất, một vũ khí đấu tranh thuần tuý vô sản: bãi công chính trị có tính chất quần chúng. Giai cấp vô sản dã tiến hành đấu tranh, một cuộc đấu tranh trực tiếp có tính chất cách mạng trong lúc bè lũ Xtơ-ru-vê và bè lũ Blan-cơ kêu gọi tham gia Đu-ma Bu-lư-ghin, trong lúc các giáo sư dân chủ - lập hiến kêu gọi sinh viên vùi dầu vào học. Với cái vũ khí đấu tranh vô sản của mình, giai cấp vô sản đã giành lại cho nước Nga toàn bộ cái "hiến pháp" - nếu có thể nói như vậy - mà từ đó về sau người ta chỉ phá hoại, cắt xén và xuyên tạc đi thôi. Tháng Mười 1905, giai cấp vô sản đã áp dụng cái thủ đoạn sách lược đấu tranh mà, nửa năm trước, đã được nói đến trong nghị quyết Đại hội III bôn-sê-vích của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, nghị quyết đã đặc biệt lưu ý người ta đến tầm quan trọng trong việc kết hợp bãi công chính trị có tính chất quần chúng với khởi nghĩa; chính sự kết hợp đó là đặc điểm của toàn bộ thời kỳ "bão táp cách mạng", của suốt cả quý cuối năm 1905. Như vậy, nhà tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản của chúng ta đã bóp méo tình hình thực tế một cách vô liêm sỉ nhất, trắng trợn nhất. ông ta không dẫn ra được một sự kiện nào chứng minh sự tách rời giữa lý luận mác-xít và kinh nghiệm thực tiễn của cơ "bão táp cách mạng"; ông ta đã mưu toan che giấu đặc điểm căn bản của cơn bão táp đó, cái đặc điểm đã chứng minh một cách chói lọi nhất "tất cả những nguyên tắc và tất cả các tư tưởng dân chủ - xã hội", "tất cả những cơ sở của thế giới quan dân chủ - xã hội" là đúng. Nhưng cái gì là nguyên nhân thật sự đã thúc đẩy ngài Blan-cơ có ý kiến sai lầm kỳ quặc cho rằng các nguyên tắc và tư tưởng mác-xít đã biến mất trong thời kỳ "bão táp" đó? Nghiên cứu tình hình ấy thật là thú vị: nó lại một lần nữa vạch trần cho ta thấy rõ bản chất chính trị thật sự của giai cấp tiểu tư sản. Căn cứ vào các phương pháp hoạt động chính trị, vào những phương pháp sáng tạo lịch sử của nhân dân mà xét, thì thời kỳ "bão táp cách mạng" và thời hiện tại, thời kỳ "của bọn dân chủ - lập hiến", khác nhau chủ yếu ở chỗ nào" Trước hết và chủ yếu là ở chỗ, trong thời kỳ "bão táp" người ta đã áp dụng một số phương pháp đặc biệt của sự sáng tạo ấy chưa từng thấy trong các thời kỳ khác của sinh hoạt chính trị. Đây là những phương pháp quan trọng nhất trong nhứng phương pháp đó: 1) nhân dân "giành lấy" tự do chính trị, thực hiện quyền tự do đó mà không cần bất kỳ pháp quyền nào, luật lệ nào, cũng không bị một sự hạn chế nào (tự do hội họp, dù chỉ là ở các trường đại học, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do họp đại hội, v.v.); 2) thành lập các cơ quan mới của chính quyền cách mạng: các Xô - viết đại biểu công nhân, binh sĩ, công nhân đường sắt, nông dân; các cơ quan chính quyền mới ở nông thôn và thành thị, v.v., v.v. Các cơ quan đó hoàn toàn do những tầng lớp cách mạng trong dân cư lập ra, các cơ quan đó được lập ra bất chấp mọi pháp luật và mọi quy tắc, hoàn toàn chỉ bằng con đường cách mạng, đó là sản phẩm của sự sáng tạo độc đáo của nhân dân, là biểu hiện tính chủ động của nhân dân đã thoát khỏi hoặc đang thoát khỏi những xiềng xích cảnh sát cũ. Các cơ quan đó rốt cuộc vẫn chính là những cơ quan chính quyền, mặc dù các cơ quan này đang còn ở trạng thái manh nha, đang còn có tính chất tự phát, vẫn chưa có hình thù cố định, thành phần và chức năng của chúng chưa rõ ràng. Các cơ quan đó hoạt động giống như một chính quyền, chẳng hạn chiếm các nhà in (ở Pê-téc-bua), bắt giữ bọn quan lại cảnh sát nào ngăn cản không cho nhân dân cách mạng thực hiện các quyền của mình (cũng có những ví dụ như thế ở Pê-téc-bua, nơi mà cơ quan chính quyền mới đó đang còn non yếu nhất và chính quyền cũ đang còn mạnh nhất). Các cơ quan đó hoạt động với tính cách là một chính quyền, hiệu triệu toàn dân đừng có giao tiền cho chính phủ cũ. Các cơ quan đó đã tịch thu tiền của của chính phủ cũ (các uỷ ban bãi công của công nhân đường sắt ở miền Nam) và đem chi dùng cho những nhu cầu của chính phủ mới của nhân dân; cố nhiên đó là mầm mống của một chính phủ mới của nhân dân mới, hay nếu muốn nói là chính phủ cách mạng cũng được. Xét tính chất chính trị và xã hội của những mầm mống ấy, thì đó là chuyên chính, trong trạng thái manh nha, của những phần tử cách mạng trong nhân dân; ngài Blan-cơ và ngài Ki-dê-vét-te, các ngài hẳn lấy làm lạ về cái dó sao? Các ngài lại không coi đó là "sự bảo vệ được tăng cường", mà các nhà tư sản coi ngang như chuyên chính, saô? Chúng tôi đã từng nói với các ngài rằng các ngài chẳng hiểu gì về cái khái niệm khoa học: chuyên chính. Chúng tôi sẽ giải thích ngay cho các ngài hiểu khái niệm đó, nhưng trước hết chúng tôi chỉ ra cái "phương pháp" hành động thứ ba của thời kỳ "bão táp cách mạng": nhân dân dùng bạo lực để chống lại những kẻ đã áp bức nhân dân. Các cơ quan chính quyền do chúng tôi miêu tả trên đây đều là những cơ quan chuyên chính đang trong trạng thái manh nha, vì chính quyền đó không thừa nhận bất kỳ chính quyền nào khác, bất kỳ pháp luật nào, bất kỳ quy tắc nào, do bất cứ ai định ra. Chính quyền không bị hạn chế, bất kể luật pháp, dựa vào sức mạnh, hiểu theo nghĩa trực tiếp nhất, đấy chính là chuyên chính. Nhưng sức mạnh mà chính quyền mới đã dựa vào và đang tìm cách dựa vào lại không phải là sức mạnh của lưỡi lê nằm trong tay một nhúm quân nhân, cũng không phải là sức mạnh của "sở cảnh sát", không phải là sức mạnh của tiền bạc và cũng không phải là sức mạnh của bất cứ thiết chế nào được thiết lập trước đây. Hoàn toàn không phải như vậy. Các cơ quan chính quyền mới không có vũ khí, không có tiền bạc, mà cũng không có các thiết chế cũ. Sức mạnh của những cơ quan chính quyền mới - ngài Blan-cơ và ngài Ki-dê-vét-te có thể hình dung được không? - không giống chút nào với những công cụ bạo lực cũ, không giống chút nào với sự "bảo vệ được tăng cường", nếu không phải là nói đến sự bảo vệ được tăng cường của nhân dân chống lại sự áp bức của các cơ quan cảnh sát và các cơ quan khác của chính quyền cũ. Vậy sức mạnh đó dựa vào đâu? Nó dựa vào quần chúng nhân dân. Đó là điều làm cho chính quyền mới ấy căn bản khác với tất cả mọi cơ quan trước kia của chính quyền cũ. Các cơ quan chính quyền cũ là những cơ quan thi hành quyền lực của một thiểu số người đối với nhân dân, đối với quần chúng công nông. Còn các cơ quan chính quyền mới lại là những cơ quan thi hành quyền lực của nhân dân, của công nhân và nông dân đối với một thiểu số, đối với một nhúm những tên cảnh sát áp bức, đối với một nhúm quý tộc và quan lại có đặc quyền. Đó là sự khác nhau giữa chuyên chính chống nhân dân với chuyên chính của nhân dân cách mạng, điều đó, xin ngài Blan-cơ và ngài Ke-dê-vét-te hãy nhớ kỹ lấy! Chính quyền cũ là chuyên chính của một thiểu số, chỉ dựa vào nhữngthủ đoạn cảnh sát xảo quyệt, chỉ dựa vào việc đẩy quần chúng nhân dân xa chính quyền, không cho nhân dân tham gia chính quyền và giám sát chính quyền, thì mới có thể đứng vững nổi. Chính quyền cũ một mực không tin quần chúng, hoảng sợ ánh sáng, dùng thủ đoạn dối trá để đứng vững. Chính quyền mới là chuyên chính của tuyệt đai đa số, có thể đứng vững được và đã đứng vững được, chỉ là nhờ sự tín nhiệm của đông đảo quần chúng, chỉ là vì nó đã thu hút toàn thể quần chúng tham gia chính quyền một cách hết sức không hạn chế, một cách rộng rãi và mạnh mẽ nhất. Không có gì là che giấy, là bí ẩn, là quy định, là hình thức cả. Anh là một công nhân phải không? Anh muốn đấu tranh để giải phóng nước Nga thoát ách thống trị của một nhúm cảnh sát áp bức ư? Thế thì anh là đồng chí của chúng tôi. Anh hãy chọn ngay lập tức, ngay bây giờ, người đại biểu của anh; tuỳ anh chọn thế nào cho tiện thì chọn, chúng tôi sẽ sẵn lòng và vui vẻ nhận người đó làm một thành viên bình đẳng trong Xô - viết đại biểu công nhân của chúng tôi, trong Uỷ ban nông dân, trong Xô - viết đại biểu binh sĩ, v.v., v.v.. Đấy là một chính quyền hành động công khai, không giấu giếm quần chúng, một chính quyền dẫ gần đối với quần chúng, trực tiếp từ quần chúng mà ra, đấy là cơ quan trực tiếp của quần chúng nhân dân, đấy là biểu hiện ý chí của họ. Đấy là chính quyền mới, hay nói cho đúng hơn, là mầm mống của chính quyền mới, vì thắng lợi của chính quyền cũ đã xéo chết rất sớm những chồi nhú của cây non. Ngài Blan-cơ hoặc ngài Ke-dê-vét-te, có lẽ các ngài sẽ hỏi là ở đây có cần gì đến "chuyên chính", cần gì đến "bạo lực" đâu? Đông đảo quần chúng lại cần phải dùng bạo lực để chống một nhóm người ư? Hàng chục và hàng trăm triệu người liệu có thể là những người chuyên chính đối với hàng nghìn, hàng vạn người được chăng? Những kẻ lần đầu tiên thấy dùng danh từ chuyên chính theo một ý nghĩa mới đối với họ thì thường đặt vấn đề như vậy. Người ta chỉ quen thấy có chính quyền cảnh sát và chuyên chính cảnh sát thôi. Họ lấy làm lạ rằng lại có thể có một thứ chính quyền không có loại cảnh sát nào, có thể có một thứ chuyên chính không có cảnh sát. Các ngài nói rằng hàng triệu người không cần đến bạo lực để chống lại hàng nghìn người ư? Các ngài lầm rồi, và các ngài lầm là vì các ngài không xem xét hiện tượng trong quá trình phát triển của nó. Các ngài quên rằng chính quyền mới không phải từ trên trời rơi xuống, mà nó đã xuất hiện, nó phát triển song song với chính quyền cũ, chống lại chính quyền cũ, trong cuộc đấu tranh chống chính quyền cũ. Không dùng bạo lực đối với bọn áp bức nắm trong tay các công cụ và các cơ quan chính quyền, thì không thể giải thoát nhân dân khỏi ách áp bức được. Ngài Blan-cơ và ngài Ke-dê-vét-te, bây giờ tôi xin cử ra một ví dụ nhỏ thật đơn giản giúp các ngài có thể lĩnh hội được cái đạo lý sâu xa ấy mà trí lực của một phần tử dân chủ - lập hiến khó bề tiếp thu nổi, cái đạo lý "khiến cho phần tử đó choáng đầu hoa mắt". Các ngài hãy cứ tưởng tượng câu chuyện A- vra-mốp đã tra khảo và hành hạ Xpi-ri-đô-nô-va mà xem. Giả thử là Xpi-ri-đô-nô-va được hàng chục và hàng trăm người không có vũ khí ủng hộ. A- vra-mốp chỉ có một nhúm người Cô-dắc. Nếu Xpi-ri-nô-mô-va bị hành hạ ở nơi khác chứ không phải ở một phòng giam, thì nhân dân sẽ làm gì? Chắc hẳn nhân dân sẽ dùng đến bạo lực để chống lại A- vra-mốp cùng bọn tay sai nó. Có lẽ nhân dân sẽ hy sinh mất một vài chiến sĩ bị A- vra-mốp bắn chết, nhưng nhân dân sẽ dùng bạo lực tước vũ khí của A- vra-mốp và bọn Cô-dắc, và rất có thể là giết ngay tại trận một vài người, nếu có thể gọi chúng là người, trong bọn chúng, bọn còn lại, nhân dân sẽ đem tống giam trong một nhà lao nào đó để chấm dứt những hành vi ngang ngược của chúng và để truy tố chúng trước toà án nhân dân. Ngài Blan-cơ và ngài Ke-dê-vét-te, các ngài thấy không, khi A- vra-mốp và bọn Cô-dắc hành hạ Xpi-ri-đô-nô-va, thì chính đó là chuyên chính quân sự và cảnh sát đối với nhân dân. Khi nhân dân cách mạng (có khả năng đấu tranh chống bọn áp bức, chứ không phải chỉ biết có khuyên răn, giáo huấn, thương tiếc, chỉ trích, than vãn và đau buồn đâu, không phải là người tiểu tư sản thiển cận, mà là người cách mạng) dùng bạo lực để đối phó với A- vra-mốp cùng bè lũ, thì đấy là chuyên chính của nhân dân cách mạng. Chính đấy là chuyên chính, vì đấy là chính quyền của nhân dân đối với A- vra-mốp, một thứ chính quyền không bị một luật pháp nào hạn chế cả (một người tiểu tư sản có lẽ sẽ phản đối việc dùng bạo lực để giải thoát Xpi-ri-đô-nô-va khỏi tay A- vra-mốp: vì, theo như họ, làm như vậy là bất "hợp pháp"! chúng ta liệu có một "đạo luật" nào cho phép giết A- vra-mốp không? chả phải là đã có một số nhà tư tưởng tiểu tư sản nào đó đã xây dựng nên một thứ lý luận không chống lại điều ác bằng bạo lực, là gì?). Khái niệm khoa học về chuyên chính không phải cái gì khác hơn là một chính quyền không bị cái gì hạn chế cả, không bị bất cứ luật pháp nào hạn chế, hoàn toàn không bị một quy tắc nào hạn chế cả, và trực tiếp dựa vào bạo lực. Khái niệm: "chuyên chính" không có nghĩa gì khác hơn là cái nghĩa đó; hãy nhớ kỹ lấy điều đó, các ngài dân chủ - lập hiến ạ. Thứ đến, qua ví dụ mà chúng ta đã cử ra, chúng ta thấy rằng đấy chính là chuyên chính của nhân dân, vì nhân dân, quần chúng dân cư, vẫn còn chưa có tổ chức và "ngẫu nhiên" tập hợp nhau lại ở một nơi nào đó, đã tự mình trực tiếp bước lên vũ đài, tự mình tiến hành xét xử và trừng phạt, thực hành chính quyền, lập nên pháp quyền cách mạng mới. Sau cùng, đấy chính là chuyên chính của nhân dân cách mạng. Tại sao lại chỉ là của nhân dân cách mạng thôi, chứ không phải của toàn dân? Vì trong quần chúng nhân dân luôn luôn bị chà đạp một cách tàn khốc nhất bởi các chiến công của bè lũ A- vra-mốp, đã có những người suy nhược về thể xác, hoảng sợ, những người tinh thần bị bạc nhược, chẳng hạn, vì cái lý luận không chống lại điều ác bằng bạo lực, hoặc bị bạc nhược không phải vì một lý luận nào đó, mà chỉ đơn thuần vì những thiên nhiên, những tập tục, óc thủ cựu; những người thờ ơ, những kẻ mà người ta gọi là bọn người tầm thường, bọn tiểu tư sản, họ thấy tốt nhất là tránh xa cuộc đấu tranh quyết liệt, lờ đi hoặc thậm chí tránh mặt đi (kẻo mắc phải tai bay vạ gió!). Bởi vậy, không phải toàn dân, mà chỉ có nhân dân cách mạng thực hành chuyên chính thôi, tuy nhiên nhân dân cách mạng không hề sợ toàn thể nhân dân, họ lại làm cho toàn dân biết rõ những nguyên nhân và những chi tiết của các hành động của họ, họ sẵn lòng kêu gọi toàn dân tham gia không những vào việc quản lý nhà nước, mà còn vào chính ngay chính quyền và vào ngay cả việc tổ chức nhà nước nữa. Như vậy, cái ví dụ giản đơn mà chúng ta nêu ra đã chứa đựng tất cả những yếu tố của khái niệm khoa học về "chuyên chính của nhân dân cách mạng", cũng như của khái niệm "chuyên chính quân sự và cảnh sát". Từ cái thí dụ giản đơn, mà ngay một giáo sư uyên bác thuộc phái dân chủ - lập hiến cũng có thể hiểu được ấy, chúng ta có thể chuyển sang những hiện tượng phức tạp hơn trong đời sống xã hội. Cách mạng, hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa trực tiếp của danh từ đó, chính là một thời kỳ trong cuộc sống của nhân dân, thời kỳ mà mối căm phẫn đã tích luỹ được từ hàng thế kỷ đối với những chiến công của bè lũ A- vra-mốp, đã nổ ra không phải thành lời nói suông, mà thành hành động, thành hành động không phải của những cá nhân riêng lẻ, mà là của quần chúng nhân dân gồm hàng triệu người. Nhân dân đã thức tỉnh và vùng dậy để tự giải phóng khỏi bè lũ A- vra-mốp. Nhân dân đã giải phóng được khỏi tay bè lũ A- vra-mốp vô số Xpi-ri-đô-nô-va trong cuộc sống nước Nga, họ đã dùng bạo lực để chống lại bè lũ A- vra-mốp, họ đã nắm lấy chính quyền để trị bè lũ A- vra-mốp. Dĩ nhiên, việc đó không phải là tiến hành một cách giản đơn và "ngay một lúc" như trong ví dụ chúng tôi đã dẫn và nói giản đơn đi để cho ngài giáo sư Ki-dê-vét-te hiểu được cuộc đấu tranh đó của nhân dân chống lại bè lũ A- vra-mốp, cuộc đấu tranh hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa trực tiếp của danh từ đó, cái quá trình nhân dân loại trừ bè lũ A- vra-mốp như vậy, đòi hỏi nhiều tháng nhiều năm "bão táp cách mạng". Cái quá trình nhân dân loại trừ bè lũ A- vra-mốp như vậy chính là nội dung thực sự của cái người ta gọi là cuộc cách mạng Nga vĩ đại. Căn cứ vào những phương pháp sáng tạo lịch sử mà xét, thì cái quá trình loại trừ đó tiến hành dưới những hình thức mà chúng tôi vừa mô tả khi bàn về cơn bão táp cách mạng, tức là: nhân dân giành lấy tự do chính trị, nghĩa là cái quyền tự do mà bè lũ A- vra-mốp đã ngăn cản không cho thực hiện; nhân dân lập nên một chính quyền mới, chính quyền cách mạng, một chính quyền chống lại bè lũ A- vra-mốp, một chính quyền chống lại bọn áp bức trong chế độ cảnh sát cũ; nhân dân dùng bạo lực để chống lại bè lũ A- vra-mốp, để thủ tiêu, tước vũ khí và triệt nọc những con chó điên ấy, tất cả bè lũ A- vra-mốp, bè lũ Đuốc-nô-vô, bè lũ Đu-ba-xốp, bè lũ Min ấy, v.v., v.v... Nhân dân dùng những phương sách đấu tranh bất hợp pháp, không theo quy tắc nào, không có kế hoạch, không có hệ thống, họ giành lấy tự do, thiết lập một chính quyền mới, một chính quyền không được một ai chính thức thừa nhận cả, một chính quyền cách mạng, một chính quyền thực hành bạo lực để chống lại bọn áp bức nhân dân, như vậy có tốt không? Có, rất tốt. Đó chính là sự biểu hiện cao nhất của cuộc đấu tranh của nhân dân để giành tự do. Đó là đã đến một thời kỳ vĩ đại, thời kỳ mà các mơ ước của những con người ưu tú của nước Nga muốn được tự do, đều đã trở thành hiện thực rồi, thành sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân chứ không phải của những anh hùng đơn độc. Cái đó cũng tốt như việc quần chúng giải phóng (đã nói trong ví dụ của chúng tôi) Xpi-ri-đô-nô-va thoát khỏi nanh vuốt của bọn A- vra-mốp, như việc quần chúng dùng bạo lực để tước vũ khí bọn A- vra-mốp, và làm cho bọn này không còn gây tác hại được nữa. Thế là ở đây chúng ta đề cập đến điểm trung tâm của những ẩn ý và những mối lo sợ của bọn dân chủ - lập hiến. Người dân chủ - lập hiến chính là nhà tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản, vì nó đem dùng vào chính trị, vào việc giải phóng toàn dân, vào cách mạng, cái quan điểm của con người tầm thường, con người mà như trong ví dụ của chúng tôi về việc A- vra-mốp hành hạ Xpi-ri-đô-nô-va, đã mưu toan giữ chân quần chúng lại, đã khuyên họ không nên vi phạm pháp luật, chớ có vội giải thoát người bị nạn khỏi bàn tay của một tiên đao phủ là kẻ đã hành động nhân danh chính quyền hợp pháp. Đương nhiên, trong ví dụ của chúng tôi, cái con người tầm thường đó chỉ là một quái vật về mặt đạo đức nhưng, xét về mặt toàn bộ cuộc sống xã hội, thì tính chất kỳ quái về mặt đạo đức đó của người tiểu tư sản, - chúng tôi xin nhắc lại, - là một đặc tính có tính chất xã hội chứ hoàn toàn không có tính chất cá nhân, một đặc tính có lẽ do những thiên kiến - đã ăn sâu trong đầu óc nhiều người - của pháp luật học tư sản và phi-li- xtanh tạo nên. Tại sao ngài Blan-cơ lại cho là không cần chứng minh cái sự kiện là, trong thời kỳ "bão táp", tất cả những nguyên tắc mác-xít đều bị lãng quên hết? Vì ông ta đã xuyên tạc chủ nghĩa Mác và biến nó thành chủ nghĩa Bren-ta-nô 144, coi những "nguyên tắc" như: nhân dân giành tự do, lập nên chính quyền cách mạng, dùng bạo lực, đều là những "nguyên tắc" không mác-xít. Quan điểm đó toát ra trong toàn bộ bài viết của ngài Bla-cơ, và không những chỉ trong bài viết của ngài đó, mà cả trong các bài viết của tất cả mọi phần tử dân chủ - lập hiến, của tất cả các tác giả trong phe tự do và cấp tiến, là những kẻ hiện đang ca tụng Plê-kha-nốp về lòng yêu mến của ông này với bọn dân chủ - lập hiến, kể cả những phần tử phái Béc- stanh của tạp chí "Vô đề" như ngài Prô-cô-pô-vích, bà Cu- xcô-va và tutti quanti Bây giờ, ta hãy nghiên cứu xem quan điểm đó phát sinh như thế nào và tại sao nó nhất định phải phát sinh ra. Quan điểm đó trực tiếp phát sinh từ quan điểm của Béc- stanh hoặc, nói rộng hơn, từ quan điểm cơ hội chủ nghĩa của đảng dân chủ - xã hội ở Tây âu. Các sai lầm của quan điểm đó, mà "phái chính thống" đã bóc trần một cách có hệ thống và một cách toàn diện ở Tây âu, hiên đang được nhập cảng "lén lút" vào Nga, nhưng được gia giảm khác đi và dưới một lý do khác. Phái Béc- stanh đã thừa nhạn và hiện vẫn thừa nhận chủ nghĩa Mác, trừ mặt trực tiếp cách mạng của chủ nghĩa Mác. Chúng coi đấu tranh nghị trường không phải là một phương sách đấu tranh, đặc biệt có giá trị trong những thời kỳ lịch sử nhất định nào dó, mà là hình thức đấu tranh chủ yếu và gần như duy nhất, khiến cho việc "dùng bạo lực", việc "giành chính quyền", việc "chuyên chính" trở nên vô ích. Đó là cái lối xuyên tạc chủ nghĩa Mác một cách tầm thường, tiểu tư sản, mà hiện giờ, ngài Blan-cơ và các ngài khác thuộc phái tự do vẫn ca tụng Plê-kha-nốp, đang đem vào nước Nga. Họ đã quá quen việc xuyên tạc đó đến mức mà thậm chí họ xét thấy không cần phải chứng minh rằng các tư tưởng và các nguyên tắc mác-xít đều đã bị lãng quên mất trong thời kỳ bão táp cách mạng. Vì sao quan điểm đó phải xuất hiện? Vì nó rất phù hợp với địa vị giai cấp và lợi ích của giai cấp tiểu tư sản. Nhà tư tưởng của cái xã hội tư sản "đã được tẩy rửa" thừa nhận tất cả các phương pháp đấu tranh của đảng dân chủ - xã hội, chỉ trừ những phương pháp mà nhân dân cách mạng dùng trong thời kỳ "bão táp" và được đảng dân chủ - xã hội cách mạng tán thành và ủng hộ. Lợi ích của giai cấp tư sản đòi hỏi giai cấp vô sản tham gia đấu tranh chống chế độ chuyên chế, nhưng chỉ đòi hỏi một sự tham gia không trở thành sự thống trị của giai cấp vô sản và của nông dân, một sự tham gia không hoàn toàn xoá bỏ các cơ quan cũ của chính quyền cảnh sát, của chế độ chuyên chế và chế độ nông nô. Giai cấp tư sản muốn bảo tồn các cơ quan đó và chỉ đặt các cơ quan này dưới quyền giám sát trực tiếp của mình thôi; nó cần các cơ quan đó để chống lại giai cấp vô sản, vì nếu đem phá huỷ hoàn toàn các cơ quan đó đi thì sẽ làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản tiến hành được thuận lợi quá. Thế cho nên, lợi ích của giai cấp tư sản, về mặt là giai cấp đòi hỏi phải có chế độ quân chủ và thượng nghị viện, đòi hỏi không được thực hiện chuyên chính của nhân dân cách mạng. Giai cấp tư sản nói với giai cấp vô sản rằng: hãy đấu tranh chống chế độ chuyên chế đi, nhưng đừng đụng đến các cơ quan chính quyền cũ, - tôi đang cần đến chúng. Hãy đấu tranh "trong nghị viện" tức là đấu tranh trong giới hạn mà tôi đã thoả thuận với chế độ quân chủ để quy định cho anh; hãy đấu tranh thông qua các tổ chức, không phải là thông qua những tổ chức như các uỷ ban tổng bãi công, các Xô - viết đại biểu công nhân, binh sĩ, v.v., mà là thông qua những tổ chức được luật pháp, - do tôi đã thoả thuận với chế độ quân chủ mà quy định, - thừa nhận, ấn định phạm vi hoạt động và làm cho không nguy hại đối với tư bản. Do đó, người ta hiểu vì sao giai cấp tư sản khi nói đến thời kỳ "bão táp" đã tỏ thái độ khinh thường, miệt thị, phẫn nộ, căm ghét, nhưng lúc nói đến thời kỳ lập hiến được Đu-ba- xốp bảo vệ, thì lại tỏ ra khoái trá, vui thích, trìu mến không bờ bến như thái độ của giai cấp tiểu tư sản... đối với thé lực phản động vậy. Đó cũng vẫn là đặc tính cố định và không thay đổi của bọn dân chủ - lập hiến: muốn dựa vào nhân dân nhưng lại sợ tinh thần chủ động cách mạng của nhân dân. Chúng ta cũng hiểu vì sao giai cấp tư sản lại sợ cơn "bão táp" tái diễn, hơn là sợ lửa, vì sao họ lại phủ nhận và che giấu những yếu tố của một cuộc khủng hoảng cách mạng mới, vì sao họ lại cứ duy trì và truyền bá trong nhân dân những ảo tưởng lập hiến. Bây giờ, chúng tôi đã giải thích đầy đủ vì sao ngài Blan-cơ và đồng bọn của ngài dó lại tuyên bố rằng trong thời kỳ "bão táp", các nguyên tắc và tư tưởng mác-xít đều bị lãng quên. Cũng như tất cả mọi người tiểu tư sản, ngài Blan-cơ thừa nhận chủ nghĩa Mác, trừ nội dung cách mạng của nó, ông ta thừa nhận các phương pháp đấu tranh của đảng dân chủ - xã hội, trừ những phương pháp nào cách mạng nhất và trực tiếp cách mạng nhất. Thái độ của ngài Blan-cơ đối với thời kỳ "bão táp" là thái độ điển hình nhất chứng tỏ rằng giai cấp tư sản không hiểu được các phong trào vô sản, việc giai cấp tư sản sợ cuộc đấu tranh gay go và quyết định, thù ghét tất cả những biểu hiện của cái phương pháp cứng rắn, đập tan các thiết chế cũ và là phương pháp cách mạng, - theo nghĩa đen của danh từ đó, - dùng để giải quyết các vấn đề xã hội và lịch sử. Ngài Blan-cơ đã tự phản lại mình, đã để lộ ngay tất cả cái đầu óc thiển cận tư sản của mình. ông ta đã nghe thấy nói và đọc thấy rằng trong thời kỳ bão táp, những người dân chủ - xã hội đã phạm "sai lầm", thế là ông ta vội kết luận và tuyên bố một cách quá tự tin, vũ đoán và vô căn cứ ngay rằng tất cả các "nguyên tắc" của chủ nghĩa Mác (mà ông ta chẳng hiểu chút nào hết!) đều đã bị lãng quên cả. Về vấn đề các "sai lầm" đó, chúng ta nói rằng: trong quá trình phát triển của phong trào công nhân, trong quá trình phát triển của đảng dân chủ - xã hội, đã bao giờ có một thời kỳ, trong đó người ta lại không mắc phải sai lầm này hay sai lầm nọ không? Trong đó, người ta lại không thấy có những sự ngả nghiêng về phía hữu hoặc về phía tả không? lịch sử của thời kỳ đấu tranh nghị trường của Đảng dân chủ - xã hội Đức, thời kỳ mà bọn tư sản thiển cận trên toàn thế giới coi là cái giới hạn cuối cùng, không thể vượt qua được, phỏng lại không đầy dẫy những sai lầm nào đó chăng? Nếu như ngài Blan-cơ không phải là người hoàn toàn không hiểu biết gì, về các vấn đề của chủ nghĩa xã hội, thì không khó gì mà ngài ấy không nhớ đến Muyn-béc-gơ, đến Đuy-rinh, đến vấn đề Dampfersubvention, đến "phái trẻ", đến phái Béc- stanh và rất nhiều chuyện khác nữa. Nhưng điều quan trọng đối với ông ta, lại không phải việc nghiên cứu quá trình phát triển thực sự của đảng dân chủ - xã hội, mà ông ta chỉ cần thu nhỏ quy mô của cuộc đấu tranh vô sản cũng đủ làm vẻ vang cho cái đầu óc tư sản nghèo nàn của đảng dân chủ - lạp hiến của ông ta rồi. Thật ra, nếu chúng ta căn cứ vào việc đảng dân chủ - xã hội đi chệch khỏi con đường quen thuộc, "bình thường" của nó, mà xét vấn đề, thì ta sẽ thấy rằng, ngay cả về mặt ấy nữa, thời kỳ "bão táp cách mạng" cũng vẫn chứng minh rằng, so với thời kỳ trước, đảng dân chủ - xã hội đã đoàn kết và nhất trí về tư tưởng nhiều hơn chứ không phải kém hơn. Sách lược trong thời ký "bão táp" không làm cho hai cánh của đảng dân chủ - xã hội xa nhau, mà rõ ràng là làm xích lại gần nhau. Về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, xưa kia thì có những ý kiến bất đồng, nay đã có sự nhất trí trên quan điểm. Những người dân chủ - xã hội thuộc hai phái đó đều công tác trong các Xô - viết đại biểu công nhân, các cơ quan có tính chất độc đáo đó của chính quyền cách mạng manh nha, đã thu nạp binh sĩ và nông dân vào các Xô - viết đó, đã cùng với các chính đảng cách mạng tiểu tư sản công bố những tuyên ngôn cách mạng. Về các vấn đề thực tiễn, trước kia trong thời kỳ chưa nổ ra cuộc cách mạng, đã có những cuộc tranh luận với nhau, đến nay đã nhất trí rồi. Ngọn triều cách mạng đã đẩy lùi những sự tranh chấp, buộc người ta phải chấp nhận một sách lược chiến đấu, gạt bỏ vấn đề Đu-ma, đặc vấn đề khởi nghĩa vào chương trình nghị sự, làm cho phái dân chủ - xã hội và phái dân chủ tư sản cách mạng gần lại với nhau để hành động trực tiếp. Trong báo "Tiếng nói miền Bắc" phái men-sê-vích và phái bôn-sê-vích đã cùng nhau kêu gọi bãi công và khởi nghĩa, yêu cầu công nhân cứ tiếp tục đấu tranh chừng nào chính quyền chưa nắm trong tay mình. Tình thế cách mạng tự nó đã đề ra những khẩu hiệu thực tiễn. Người ta chỉ tranh luận về những chi tiết trong việc đánh giá các sự biến mà thôi. Như tờ "Bước đầu" chẳng hạn, đã coi việc các Xô - viết đại biểu công nhân là những cơ quan tự trị có tính chất cách mạng, tờ "Đời sống mới" thì coi Xô - viết đại biểu công nhân là những cơ quan manh nha của chính quyền cách mạng, những cơ quan này đoàn kết giai cấp vô sản với phái dân chủ cách mạng. Tờ "Bước đầu" thiên về chuyên chính vô sản. Tờ "Đời sống mới" thì giữ quan điểm chuyên chính dân chủ của giai cấp vô sản và nông dân. Nhưng tất cả mọi thời kỳ phát triển của bất cứ đảng xã hội chủ nghĩa nào ở châu âu há lại không chỉ cho chúng ta thấy sự bất đồng ý kiến tương tự như thế trong nội bộ đảng dân chủ - xã hội hay sao? Không, việc ngài Blan-cơ bóp méo vấn đề và xuyên tạc trắng trợn lịch sử hôm qua, chỉ chứng tỏ rằng chúng ta đang đứng trước một điển hình về sự tầm thường tư sản, sự tự phụ tự mãn, cho rằng thời ký bão táp cách mạng là điên rồi ("tất cả mọi nguyên tắc đều bị lãng quên hết", "bản thân tư tưởng và lẽ phải thông thường hầu như mất hẳn"), còn những thời kỳ đè bẹp cách mạng và "tiến bộ" tiểu tư sản (được bè lũ Đu-ba- xốp che chở) lại là những thời kỳ hoạt động có lý trí, tự giác và có hệ thống. Sự nhận xét có so sánh đó về hai thời kỳ (thời kỳ "bão tám" và thời kỳ của bọn dân chủ - lập hiến) đã như một sợi chỉ đỏ quán triệt suốt toàn bộ bài viết của ngài Blan-cơ. Khi lịch sử nhân loại tiến lên với tốc độ của đầu máy xe lửa, thì đó là "bão táp", là "thác chảy", là tất cả mọi "nguyên tắc và tư tưởng" đều "mất hết". Khi lịch sử vận động với tốc độ của cái xe bò, thì đó là lý trí và là tính kế hoạch. Khi bản thân quần chúng nhân dân, với tâm lý đơn sơ thuần phác của họ, với tinh thần kiên quyết giản đơn và chất phác của họ, đã bắt đầu sáng tạo ra lịch sử, đem những "nguyên tắc và lý luận" thể hiện trực tiếp và tức khắc trong thực tế, thì lúc đó người tư sản đâm sợ và gào lên rằng "lý trí lùi vào phía sau" rồi (phải chăng trái lại thế, hở vị anh hùng của giai cấp tiểu tư sản? phải chăng chính lúc đó là lúc xuất hiện trong lịch sử, cái lý trí của quần chúng chứ không phải lý trí của những cá nhân riêng lẻ? phải chăng chính lúc đó, lý trí của quần chúng trở thành một lực lượng sống và có giá trị, chứ không phải một lực lượng trừu tượng?). Khi phong trào trực tiếp của quần chúng bị những cuộc bắn giết, hành hình, những trận đánh đập, nạn thất nghiệp và nạn đói đè bẹp, khi những con bọ rệp giáo sư khoa học được Đu-ba- xốp nuôi dưỡng, đã từ trong tất cả những kẻ hở bò ra, và bắt đầu vì nhân dân và nhân danh quần chúng mà giải quyết công việc, phản bội và bán những lợi ích của quần chúng cho một nhúm người có đặc quyền, thì hình như các hiệp sĩ của giai cấp tiểu tư sản cho rằng lúc đó là lúc bắt đầu thời đại của sự tiến bộ yên tĩnh và thanh bình, rằng "bây giờ quay lại với tư tưởng và lý trí". Bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, người tư sản cũng vẫn trung thành với mình; dù các bạn lấy tờ "Sao Bắc cực", hay tờ "Đời sống chúng ta", dù các bạn đọc Xtơ-ru-vê hoặc Blan-cơ thì đâu đâu cũng thế cả, chỗ nào cũng đều có cái cách đánh giá thiển cận, theo kiểu giáo sư và thông thái rởm, cứng đờ và quan liêu ấy về các thời kỳ cách mạng, và thời kỳ cải lương chủ nghĩa. Thời kỳ cách mạng là thời kỳ điên rồ, tolle Jahre, thời kỳ mất hết sự suy nghĩa và lý trí. Thời kỳ cải lương chủ nghĩa là thời kỳ hoạt động "tự giác và có hệ thống". Các bạn đừng có hiểu sai những lời tôi nói. Các bạn chớ có cho là ở đây tôi bàn đến việc các ngài Blan-cơ và đồng bọn thích thời kỳ này hoặc thời kỳ kia hơn. Vấn đề hoàn toàn không phải là thích cái gì hơn: sự kế tiếp các thời kỳ lịch sử không lệ thuộc vào những ý thích chủ quan của chúng ta. Vấn đề là, trong sự phân tích các đặc điểm của một thời kỳ nào đó (hoàn toàn không lệ thuộc vào những ý thích hoặc thiện cảm của chúng), các ngài Blan-cơ và bè lũ đã xuyên tạc chân lý một cách vô liêm sỉ. Vấn đề là phương diện sáng tạo lịch sử, thì chính các thời kỳ cách mạng là những thời kỳ rộng lớn hơn, phong phú hơn, tự giác hơn, có kế hoạch và có hệ thống hơn, dũng cảm hơn và chói lọi hơn, so với các thời kỳ tiến bộ tiểu tư sản dân chủ - lập hiến và cải lương chủ nghĩa. Thế nhưng, các ngài Blan-cơ thì trình bày sự việc một cách ngược lại! Họ muốn đem tính chất nghèo nàn nói thành sự phong phú về mặt sáng tạo lịch sử. Họ coi cái hiện tượng quần chúng bị chà đạp hoặc bị áp bức mà không hoạt động, là sự chiến thắng của "tính hệ thống" trong hoạt động của bọn quan lại, của bọn tư sản. Họ kêu lên rằng tư tưởng và lý trí đã biến mất cả rồi, khi cái thời bọn cạo giấy đủ loại, bọn penny-a-liner (bọn nhà văn bán chữ để sống) thuộc phái tự do, cắt ngang cắt dọc các dự luật theo lối quan liêu, được thay thế bằng một thời kỳ hoạt động chính trị trực tiếp của đám "bình dân", là những người đã hoàn toàn, thẳng tay và ngay lập tức đập tan các cơ quan áp bức nhân dân, chiếm lấy chính quyền, giành lấy tất cả những cái được coi là sở hữu của đủ mọi loại bóc lột nhân dân, tóm lại là, khi mà chính tư duy và lý trí của hàng triệu người bị áp bức đã thức tỉnh, không những chỉ để đọc sách, mà còn để hành động, để có một hành động sống của con người, để sáng tạo ra lịch sử". Các cuộc tranh luận về chuyên chính, diễn ra hồi 1905 - 1906 ở Nga, là như thế. Bọn Đít-man, Cau-xky, Cri-xpin, Hin-phéc-đinh ở Đức, Lông-ghê và bè lũ ở Pháp, Tu-ra-ti và bầu bạn ở ý, Mác - Đô-nan và Xnao-đen ở Anh, v.v., thực tế đã nhận xét về chuyên chính đúng hệt như nhận xét của ngài R. Blan-cơ và bọn dân chủ - lập hiến ở Nga hồi 1905 vậy. Họ chẳng hiểu thế nào là chuyên chính cả, họ không biết chuẩn bị cho chuyên chính, họ không thể nào hiểu nổi và thực hiện được chuyên chính. 20. X. 1920. Theo đúng bản thảo Đăng ngày 9 tháng Mười một 1920 trên tạp chí "Quốc tế cộng sản", số 14Ký tên: N. Lê-nin