Sau tất cả những điều đã nói trên đây, bạn đọc sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi được biết rằng sự trình bày về những nét cơ bản của chủ nghĩa xã hội trong chương trên hoàn toàn không làm vừa lòng ông Đuy-rinh. Trái lại, ông buộc phải vứt nó xuống vực thẳm cùng với tất cả những cái bị ruồng bỏ, nhà là "những sản phẩm lai căng của trí tưởng tượng lịch sử và trí tưởng tượng lô-gic" các "quan niệm man rợ", các "khái niệm mơ hồ và lộn xộn" v.v... khác. Đối với ông ta, chủ nghĩa xã hội tuyệt nhiên không phải là một kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử, và lại càng không phải là kết quả của những điều kiện kinh tế vật chất thô thiển của thời nay, chỉ nhằm đạt tới mục đích nhét đầy bụng. Ở ông ta, vấn đề được đặt ra một cách tốt hơn nhiều. Chủ nghĩa xã hội của ông ta là một chân lý tuyệt đỉnh cuối cùng rồi: Nó là "hệ thống tự nhiên của xã hội" nó bắt nguồn từ một "nguyên tắc công bằng phổ biến". và nếu ông ta không thể nào không chú ý đến cái trạng thái từ trước tới nay do lịch sử tội lỗi đã tạo ra để cải thiện trạng thái ấy, thì nói cho đúng ra, cần phải coi đó là một điều không may cho cái nguyên tắc công bằng thuần túy. ông Đuy-rinh tạo ra chủ nghĩa xã hội của mình cũng như tất cả mọi cái khác, nhờ hai anh chàng nổi tiếng của mình. Đáng lẽ đóng vai người chủ và người đầy tớ như trước tới nay thì lần này hai con rối đó diễn các vở về quyền bình đẳng - và ấy thế là cơ sở của chủ nghĩa xã hội của ông Đuy-rinh đã sẵn sàng. Vì thế, dĩ nhiên là ở ông Đuy-rinh, những cuộc khủng hoảng công nghiệp có tính chất định kỳ tuyệt nhiên không có cái ý nghĩa lịch sử như chúng ta đã phải gán cho chúng. Ở ông ta, các cuộc khủng hoảng chỉ là những trường hợp ngẫu nhiên đi trệch ra ngoài "trạng thái bình thường", và bất quá cũng chỉ là một lý do để "phát triển một chế độ có trật tự hơn" mà thôi. Cái "cách thức quen thuộc" để giải thích các cuộc khủng hoảng bằng sản xuất thừa thì tuyệt nhiên chưa đủ đối với cái "quan niệm đúng đắn hơn" của ông ta. Tuy nhiên, cách giải thích đó "cũng có thể chấp nhận được đối với những cuộc khủng hoảng đặc biệt trong những lĩnh vực cá biệt". Ví dụ như trường hợp "thị trường sách báo đầy ứ vì những bản in những tác phẩm có thể bán hàng loạt, mà bỗng nhiên người ta tuyên bố mọi người có thể tự do in lại".[101] Dĩ nhiên ông Đuy-rinh có thể lên giường nằm nghỉ với một ý thức thanh thản rằng những tác phẩm bất hủ của mình sẽ không bao giờ gây ra một tai họa cho toàn thế giới như thế được. Nhưng đối với các cuộc khủng hoảng lớn, thì không hải là do sản xuất thừa, mà đúng ra là do "sự lạc hậu của tiêu dùng của nhân dân... tình trạng tiêu dùng không đủ bị gây ra một cách giả tạo... việc gây trở ngại cho nhu cầu của nhân dân (A!) trong sự phát triển tự nhiên của nó, những điều này rốt cuộc đã tạo nên một cái hố nghiêm trọng như vậy giữa các dự trù hàng hóa và việc tiêu thụ chúng". Và ông ta thậm chí còn có cái may mắn tìm được một đồ đệ cho cái lý luận về các cuộc khủng hoảng đó của ông ta. Nhưng tiếc thay, tình trạng tiêu dùng không đủ của quần chúng, việc hạn chế sự tiêu dùng của quần chúng ở mức tối thiểu cần thiết để duy trì đời sống và việc sinh con đẻ cái, là một hiện tượng tuyệt nhiên không phải là mới mẻ. Hiện tượng đó đã tồn lại từ khi có những giai cấp bóc lột và những giai cấp bị bóc lột. Ngay trong những thời kỳ lịch sử mà hoàn cảnh của quần chúng được đặc biệt thuận lợi, ví dụ như ở Anh hồi thế kỷ XV, quần chúng vẫn tiêu dùng không đủ. Họ còn xa mới cho phối được toàn bộ sản phẩm hàng năm của họ cho sự tiêu dùng của họ. Như vậy, nếu tình trạng tiêu dùng không đủ là một hiện tượng lịch sử thường xuyên từ mấy nghìn năm nay, còn như tình trạng đình trệ phổ biến trong tiêu thụ xảy ra các cuộc khủng hoảng do sản xuất thừa, thì chỉ mới trở thành rõ rệt từ năm mươi năm nay thôi - nếu như vậy thì cần phải có tất cả sự nông cạn của thứ kinh tế học tầm thường của ông Đuy-rinh mới không lấy cái hiện tượng mới là sản xuất thừa để giải thích sự xung đột ấy. Điều đó cũng giống như là trong toán học, có người đã muốn giải thích sự thay đổi của tỷ số giữa hai đại lượng - một bất biến và một khả biến- không phải bằng việc đại lượng khả biến đã thay đổi, mà bằng việc đại lượng bất biến đứng nguyên không thay đổi. Tình trạng tiêu dùng không đủ của quần chúng là một điều kiện tất yếu của tất cả mọi hình thái xã hội dựa trên sự bóc lột, do đó cũng là một điều kiện tất yếu của xã hội tư bản chủ nghĩa; nhưng chỉ có hình thức tư bản chủ nghĩa của sản xuất mới đưa đến những cuộc khủng hoảng. Do đó tình trạng tiêu dùng không đủ của quần chúng cũng là một điều kiện tiên quyết của các cuộc khủng hoảng ấy, nhưng nó cũng không nói cho chúng ta biết những nguyên nhân của những cuộc khủng hoảng đang tồn tại hiện nay, cũng như những nguyên nhân vì sao trước kia lại không có những cuộc khủng hoảng ấy. Nói chung, ông Đuy-rinh có những ý kiến kỳ khôi về thị trường thế giới. Chúng ta đã thấy ông ta, với tư cách là một tác gia Đức thực thụ, đã mưu toan lấy những cuộc khủng hoảng tưởng tượng trên thị trường sách báo ở Leipzig để làm sáng tỏ những cuộc khủng hoảng công nghiệp đặc biệt xẩy ra trong thực tế, lấy trận bão táp trong một cốc nước để giải thích trận bão táp ở ngoài biển như thế nào. Tiếp nữa, ông ta cho rằng nền sản xuất của các nhà kinh doanh hiện nay "chủ yếu phải xoay quanh việc tiêu thụ của mình, trong phạm vi bản thân các giai cấp có của" điều đó đã không ngăn cản ông ta, chỉ sau có mười sáu trang, thừa nhận như mọi người đều biết rằng công nghiệp sắt và công nghiệp bông sợi là những ngành công nghiệp hiện đại có tính chất quyết định, tức là đúng hai ngành sản xuất mà sản phẩm chỉ được tiêu thụ một phần cực kỳ nhỏ trong phạm vi các giai cấp có của, và trước hết là để cung cấp cho sự tiêu dùng của quần chúng. Bất cứ lấy một lập luận nào của ông Đuy-rinh, chúng ta cũng chỉ thấy thuần túy là lời ba hoa rỗng tuyếch và mâu thuẫn đủ về mọi thứ chuyện. Nhưng chúng ta hãy lấy một thí dụ trong ngành công nghiệp bông sợi. Nếu chỉ riêng trong cái thành phố Oldham tương đối nhỏ thôi, - một thành phố trong một tá thành phố có từ 5 đến 10 vạn dân ở xung quangh Manchester, làm công nghiệp bông sợi, - nếu chỉ riêng trong thành phố đó người ta cũng đã thấy từ năm 1872 đến năm 1875, tức là trong khoảng 4 năm, con số cọc sợi chuyên sản xuất lanh sợi số 32 đã từ 2 triệu rưởi cái tăng lên tới 5 triệu cái, thành thử chỉ riêng trong một thành phố trung bình của nước Anh cũng đã có một số lượng cọc sợi chuyên sản xuất loại sợi cùng số bằng tất cả ngành công nghiệp bông sợi của toàn nước Đức cộng lại, kể cả tỉnh Alsace; nếu trong tất cả các ngành và các địa phương khác của công nghiệp bông sợi ở Anh và ở Scotland, người ta cũng thấy có một sự mở rộng gần gần như thế, thì phải có một sự càn rỡ khá lớn "đến tận gốc" mới dám giải thích tình trạng hoàn toàn đình đốn hiện nay trong việc tiêu thụ sợi bông và vải bông bằng sự tiêu dùng không đủ của quần chúng Anh, chứ không phải bằng sự sản xuất thừa của bọn chủ xưởng bông sợi ở Anh. Thế là đủ. Chẳng cần phải tranh luận với những người không hiểu biết về kinh tế chính trị đến nỗi coi thường thị trường sách báo Leipzig nói chung là một thị trường theo ý nghĩa của nền công nghiệp hiện đại. Vì thế chúng ta chỉ cần vạch ra rằng, trong những lập luận sau đó, ông Đuy-rinh đã chẳng biết nói gì hơn về các cuộc khủng hoảng ngoài điều nói rằng khủng hoảng chẳng qua chỉ là "một sự biến đổi thông thường từ trạng thái quá căng thẳng sang trạng thái uể oải", rằng nạn đầu cơ quá quắt "không phải chỉ là do sự chất đống lại một cách không có kế hoạch của các xí nghiệp tư nhân", mà "cũng cần phải coi sự xốc nổi của những chủ xí nghiệp cá biệt và sự thiếu thận trọng của tư nhân là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh lượng cung quá thừa". Nhưng đến lượt nó, "nguyên nhân làm nảy sinh" sự xốc nổi và sự thiếu thận trọng của tư nhân là cái gì? thì cũng lại là chính sự thiếu kế hoạch đó của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, biểu hiện ra trong chất đống lại một cách không có kế hoạch của các xí nghiệp tư nhân. Coi việc chuyển một sự kiện kinh tế thành một điều đáng chê trách về mặt đạo đức là phát hiện ra một nguyên nhân mới - thì đó cũng chính là một điều cực kỳ "nông nổi". Chúng ta hãy chấm dứt vấn đề khủng hoảng ở đây. Sau khi đã chứng minh ở chương trên sự nảy sinh có tính chất tất yếu của các cuộc khủng hoảng từ phương thức sản xuất như tư bản chủ nghĩa và ý nghĩa của chúng xem như là những cuộc khủng hoảng của chính ngay phương thức sản xuất ấy, là những thủ đoạn cưỡng chế của cuộc cách mạng xã hội, thì chúng ta không cần phải nói thêm một lời nào nữa để chống lại những ý kiến hời hợt của ông Đuy-rinh về vấn đề ấy. Bây giờ chúng ta hãy bàn sang những điều sáng tạo tích cực của ông ta, bàn sang cái "hệ thống tự nhiên của xã hội". Xây dựng trên một "nguyên tắc công bằng phổ biến" và do đó, không cần phải quan tâm đến những sự thật vật chất phiền toái, hệ thống đó bao gồm một liên bang các công xã kinh tế giữa chúng có. "Sự tự do đi lại và sự bắt buộc phải kết nạp các thành viên mới, theo những luật lệ và những quy tắc hành chính nhất định". Bản thân công xã kinh tế trước hết là"một sơ đồ bao quát có tầm lịch sử toàn thế giới" và vượt xa những "biện pháp nửa vời lầm lạc" của một Mác nào đó chẳng hạn. Nó có nghĩa là "một cộng đồng những người gắn bó với nhau do cái quyền công cộng của họ được sử dụng một diện tích đất đai nhất định và một nhóm xí nghiệp sản xuất nhất định, để cùng nhau hoạt động và cùng nhau tham dự vào thu nhập. Quyền công cộng đó là "một thứ quyền đối với các vật... hiểu theo ý nghĩa một mối quan hệ thuần túy công pháp đối với tự nhiên và đối với các cơ quan sản xuất. Chúng ta hãy để cho các nhà luật học tương lai của công xã sẽ nát óc ra để tìm hiểu xem điều đó có nghĩa là gì, còn chúng ta thì dám từ bỏ mọi mưu toan làm công việc ấy. Chúng ta chỉ biết rằng quyền đó hoàn toàn không đồng nhất với "sở hữu có tính chất nghiệp đoàn của các hội công nhân", sở hữu này sẽ không loại trừ sự cạnh tranh lẫn nhau, và thậm chí cả sự bóc lột lao động làm thuê nữa. Đồng thời, ông ta còn nói qua rằng quan niệm "sở hữu chung", như người ta cũng gặp thấy ở Mác, "ít ra cũng là một quan niệm không rõ ràng và đáng nghi ngờ, vì cái quan niệm về tương lai ấy lúc nào cũng có vẻ như chỉ có ý nghĩa là một chế độ sở hữu có tính chất nghiệp đoàn của các nhóm công nhân". Đây lại là một trong nhiều "thói đê tiện" đánh lộn sòng quen thuộc của ông Đuy-rinh, đối với "tính chất tầm thường của nó" (như bản thân ông ta nói) "thì chỉ có cái từ tầm thường "bỉ ổi" là hoàn toàn thích hợp", đây lại là một điều dối trá cũng trắng trợn như một điều bịa đặt khác của ông Đuy-rinh nói rằng ở Mác chế độ sở hữu công cộng là một "sở hữu vừa có tính chất cá thể vừa có tính chất xã hội". Nhưng dù sao thì một điều rõ ràng là: quyền công pháp của một công xã kinh tế đối với các tư liệu lao động của nó là một thứ quyền sở hữu đặc biệt, ít ra là đối với xã hội và Nhà nước. Nhưng quyền đó lại không được phép "cách biệt... với bên ngoài, bởi vì giữa các công xã kinh tế khác nhau vẫn có sự tự do đi lại và có sự cần thiết phải kết nạp các thành viên mới theo những luật lệ và những quy tắc hành chính nhất định... cũng giống hệt như hiện nay việc gia nhập một tổ chức chính trị và việc tham gia các công việc kinh tế của công xã". Như vậy là sẽ có những công xã kinh tế giàu và nm cả phương pháp nghiên cứu khác đều không khoa học. Hoặc giả là ông ta đúng. - và như vậy là chúng ta đang đứng trước một thiên tài vĩ đại nhất của mọi thời đại, vị siêu nhân bậc nhất, vì đó là một con người toàn thiện toàn mỹ. Hoặc giả là ông ta sai, - và ngay cả trong trường hợp này nữa, mặc dầu sự phán xét của chúng ta là như thế nào chăng nữa, nhưng mọi thái độ khoan dung hảo ý của chúng ta đối với thiện chí có thể có của ông ta cũng vẫn sẽ là những xúc phạm ghê gớm nhất đối với ông Đuy-rinh. Khi người ta nắm được chân lý cuối cùng cao nhất và tính khoa học duy nhất chặt chẽ thì lẽ dĩ nhiên là người ta phải có một thái độ rất khinh thị bộ phận còn lại của nhân loại đang chìm đắm trong sai lầm và không hiểu biết khoa học. Cho nên, chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy ông Đuy-rinh nói đến các tiền bối của ông một cách cực kỳ miệt thị và khi thấy chỉ có một vài vĩ nhân do chính ông ta nâng lên danh vị đó với tư cách là ngoại lệ, là có thể được hưởng sự khoan dung của tính chất triệt để đến tận gốc rễ của ông ta. Trước hết, chúng ta hãy nghe ông ta nói về các nhà triết học: "Lebnez thiếu mọi tín niệm trung thực,... kẻ khá nhất đó trong tất cả những triều thần có thể có đang làm triết học." Kant thì còn có thể tạm chịu được; nhưng sau Kant thì tất cả đều hỗn loạn: lúc đó là "những điều lộn xộn ghê gớm và cũng phi lý như những điều điên rồ nhảm nhí của các hậu sinh trực tiếp, nhất là của một Ficbte và một Schelling..., những biếm hoạ quái dị của một triết học hồ đồ, ngu dốt về tự nhiên... những điều kỳ quái của thời kỳ sau Kant" và "những ảo tưởng mê sảng" mà "một gã Hegel" đã tán thưởng. Gã này nói một thứ "tiếng lóng kiểu Hegel" và "thêm nữa còn" gieo rắc "bệnh dịch Hegel" bằng "cái cách thức không khoa học cả về mặt hình thức", và những "quan niệm sống sượng" của mình. Các nhà khoa học tự nhiên cũng bị quở trách không kém, nhưng trong số họ chỉ có Darwin là được nêu tên, cho nên chúng ta buộc phải nói đến một mình ông thôi: "Lối thơ nửa vời của Darwin và những trò ảo thuật biến hoá với tính thiển cận có tính chất cảm tính thô sơ trong nhận thức và khả năng phân biệt đã bị cùn đi của chúng... Theo ý chúng tôi, chủ nghĩa Darwin đặc thù - tất nhiên là trừ những luận điểm của Lamarck ở trong đó ra - là một đòn tàn bạo chống lại nhân loại." Nhưng những nhà xã hội chủ nghĩa là những người bị quở trách nhiều nhất. Có lẽ chỉ trừ Louis Blanc ra - một người ít quan trọng hơn cả - còn thì tất cả bọn họ đều là những kẻ có tội và không đáng với niềm vinh quang được liệt vào hàng đứng trước (hay đứng sau) ông Đuy-rinh. Như vậy, không những xét về mặt chân lý hay về mặt tính khoa học, mà cả về mặt cá tính nữa. Trừ Babèu và vài chiến sẽ công xã 1871 ra, tất cả bọn họ đều không phải là những "con người". Ba nhà không tưởng được gọi là những "nhà thuật sỹ luyện đan xã hội". Trong ba người ấy, Saint-Simon còn được đối xử một cách độ lượng vì ông chỉ bị trách cứ là bị bệnh "cuồng nhiệt", hơn nữa. người ta còn thông cảm nhận xét rằng ông mắc chứng loạn óc tôn giáo. Khi nói đến Fourier thì ông Đuy-rinh hoàn toàn không thể nào chịu đựng được nữa. Vì Fourier "đã bộc lộ... tất cả những yếu tố của sự điên rồ... những ý kiến mà nói cho đúng ra là có thể tìm thấy trong các nhà thương điên.. những ước mơ hỗn loạn nhất... sản phẩm của sự mê sảng... Fourier., một anh chàng ngu xuẩn không thể tả được", cái "đầu óc trẻ con đáng thương" ấy, kẻ "ngu ngốc" ấy, - thêm nữa thậm chí cũng không phải là một nhà xã hội chủ nghĩa; cái phalanstère[15] của ông ta hoàn toàn không phải là một cái gì của chủ nghĩa xã hội hợp lý cả, nó là một "cấu tạo quái dị xây dựng rập khuôn theo sự buôn bán thông thường". Và cuối cùng: "Kẻ nào mà những ý kiến ấy" (ý kiến của Fourier nói về Newton) "... còn chưa đủ để tin rằng trong cái tên Fourier và cả trong toàn bộ chủ nghĩa Fourier, chỉ có âm tiết đầu tiên là đúng" (fou = người điên) "thì chính người đó cũng phải được liệt vào một loại người ngu ngốc nào đó." Sau rốt, Robert Owen "có những ý kiến buồn tẻ và nghèo nàn... có tư tưởng hết sức thô sơ trong vấn đề đạo đức... một vài khuôn sáo thoái hoá thành những điều vô nghĩa... phương pháp nhận thức trái với lý trí thông thường và thô sơ... tiến trình tư tưởng của Owen hầu như không đáng mất công phê phán một cách nghiêm túc... tính hư danh của ông ta", v.v.. Như vậy, nếu ông Đuy-rinh đánh giá một cách hóm hỉnh các nhà không tưởng theo tên của họ: Saint-Simon - saint (thánh), Fourier -fou (điên), Enfantin - enfant (trẻ con) thì ông ta chỉ thiếu thêm một điều nữa là: Owen - than ôi! [o weh!] nữa mà thôi, và cả một thời kỳ quan trọng trong lịch sử chủ nghĩa xã hội sẽ bị đập tan bằng bốn chữ, và kẻ nào nghi ngờ điều đó thì "phải được liệt vào một loại người ngu ngốc nào đó". Trong số những lời nhận định của ông Đuy-rinh về các nhà xã hội chủ nghĩa sau này, thì để cho ngắn gọn, chúng tôi chỉ xin trích những lời nói về Lassalle và Mác mà thôi: Lassalle: "Những mưu toan tủn mủn thông thái rởm muốn phổ cập... triết học kinh viện rườm rà... một tấm gương khiến người ta hoảng sợ... tính chất hạn chế vốn có... thái độ làm ra vẻ quan trọng với món hàng xoàng xĩnh nhất... vì anh hùng Do-thái của chúng ta... nhà văn châm biếm... tầm thường... sự ngả nghiêng bên trong của các quan niệm về đời sống và thế giới." Mác: "Tính chất hẹp hòi của các quan điểm... những tác phẩm và thành tựu của ông ta, tự nó và vì nó, nghĩa là đững về mặt thuần tuý là lý luận mà xét, thì không có ý nghĩa gì lâu dài đối với lĩnh vực lịch sử các trào lưu tinh thần nói chung thì nhiều lắm cũng chỉ có thể được nhắc tới như là những dấu hiệu ảnh hưởng của một ngành triết học kinh viện bè phái cận đại... thiếu năng lực tổng hợp và phân loại... tư tưởng và thể văn lộn xộn, lối văn không xứng đáng... tính hám danh Anh hoá... sự lừa bịp... những quan niệm kỳ quái, trên thực tế chỉ là sản phẩm lai căng của trí tưởng tượng có tính chất lịch sử và lô-gích... lối nói dối trá... tính hư danh cá nhân... thủ đoạn vật ti tiện... trắng trợn... những câu pha trò và bông đùa để tỏ ra là hóm hỉnh... uyên bác kiểu người Tàu... lạc hậu về triết học và khoa học." Vân vân và vân vân, - vì tất cả những điều đó cũng chỉ mới là một bó hoa nhỏ ngắt lấy vội trong vườn hồng của ông Đuy-rinh mà thôi. Lẽ dĩ nhiên là lúc này chúng tôi hoàn toàn chưa đề cập xem những lời mắng mỏ đáng yêu đó - mà nếu có đôi chút giáo dục thì chúng chắc sẽ không cho phép ông Đuy-rinh tìm thấy bất kỳ một cái gì là có thính chất ti tiện và trắng trợn cả - có phải cũng là những chân lý cuối cùng cao nhất không. Cho nên lúc này, chúng tôi cũng tránh biểu lộ chút hoài nghi nào về sự sâu sắc tới tận gốc rễ của những lời mắng mỏ đáng yêu ấy, bởi vì trong trường hợp trái lại thì thậm chí có thể là người ta sẽ cấm không cho chúng tôi chọn loại người ngu ngốc trong đó chúng tôi sẽ được xếp vào. Chúng tôi cho rằng chúng tôi chỉ có nhiệm vụ, một mặt, đưa ra một ví dụ về cái mà ông Đuy-rinh gọi là "mẫu mực của cách diễn đạt thanh nhã và khiêm tốn theo đúng nghĩa của từ đó", và mặt khác, xác nhận rằng đối với ông Đuy-rinh thì sự vô dụng của những người đi trước ông ta cũng được xác định một cách chắc chắn như sự toàn thiện toàn mỹ của ông ấy. Vì thế chúng tôi xin hết sức tôn kính cúi rạp mình trước bậc thiên tài vĩ đại nhất đó của tất cả các thời đại - nếu quả thực là như vậy.