Năm Hạo Trinh 12 tuổi, lần đầu tiên theo Vương Gia đến Vi Trường săn bắn. Lúc đó Hạo Trinh đã là một thiếu niên dong dõng cao. Hạo Trinh khỏe đẹp, thông minh lại được rèn luyện văn thơ và kiếm cung cùng lúc ngay từ nhỏ. Nhờ nhớ dai, học mau biết, nên Hạo Trinh rất được Vương Gia sủng ái. Hạo Trinh vừa giỏi chữ nghĩa, lại cởi ngựa, bắn tên, luyện võ đều hơn người. Hạo Trinh lại chịu khó luyện tập. Thầy dạy võ nghệ cho Hạo Trinh có tên là A Khắc Đan. Một võ sư có thân hình lực lưỡng, sức mạnh vô song. Khuôn mặt đen như lọ nồi, mày sậm, râu hàm, tướng tá rất hung dữ, mỗi lần mắt trợn lên là giống như hai mắt cọp, lại ít ai dám gần gũi. Ông ta được chỉ định dạy võ cho Hạo Trinh từ nhỏ, là một người thầy tận tình. Yêu quý học trò hơn cả bản thân nên cũng được Hạo Trinh quý mến. Nếu so sánh, Hạo Trinh hơn đứa em cùng cha khác mẹ là Hạo Tường gấp bội, dù chỉ lớn hơn có nửa tuổi. Lần này Hạo Trinh được cha cho cùng đi săn. Hạo Trinh đã gây ấn tượng mạnh cho mọi người để chuyện gần như trở thành huyền thoại. Hôm ấy cùng đi còn có cả Hạo Tuong và hơn hai trăm kỵ xạ thủ khác. Mặc dù đây chỉ là một cuộc săn nhỏ. Mục đích chủ yếu của chuyến săn này, là Vương Gia muốn 2 đứa con mình làm quen với cái không khí căng thẳng của cuộc săn, cũng như để kích thích bầu máu nóng của bọn trẻ. Bữa đó ở Vi Trường trời có sương mù. Tầm nhìn không xa…Đoàn người ngựa rong rũi cả buổi mà chẳng bắn được con thú nào to lớn. Vì vậy tất cả mới xuyên qua cánh rừng để đến một cánh đồng cỏ rộng lớn hoang dã. Chính tại đây. Hạo Trinh đã phát hiện một chú chồn lông trắng. Chú chồn này hẳn đã bị tiếng vó ngựa dồn dập làm sợ hãi, nên nó thu người trong bãi cỏ. Đôi mắt to đen hấp dẫn của nó cứ nhìn Hạo Trinh. Nó như đang ở tư thế chuẩn bi. "sống mái" Hạo Trinh phấn khởi hét to - Hay quá! Có một con chồn đây này! một con chồn trắng! Con chồn nghe động, nó vội nhanh chân lủi sâu vào cỏ. Vương Gia cũng thấy, hứng khởi vút roi - Hãy để đó cho ta, đừng để nó chạy thoát! Rồi tiếng có ngựa đuổi theo. Bụi bay mịt mù. Hơn hai trăm vó ngựa chỉ để đuổi một con chồn nhỏ. Hạo Trinh đuổi trước. Hình như Vương Gia có ý muốn nhường cho Hạo Trinh, để Hạo Trinh được dịp thi thố tài nghệ, nên khoát tay không cho mọi người dùng tên Hạo Trinh cởi ngựa đuổi. Chú chồn cứ chạy… Hạo Trinh đã mấy lần giương cung lên. Nhưng rồi có lẽ vì đôi mắt đen nháy của con chồn trắng cứ quay lại nhìn mình. Ánh mắt của nó như sợ hãi làm sao? Hạo Trinh có cảm giác như nó đang van xin… Thế là chàng lại chùn tay, không nở. Võ sư A Khắc Đan chạy phía sau, cuối cùng không nhịn được nói - Hay lắm! Hay lắm! Chồn mà lông trắng thế này hiếm lắm đấy! Lột da nó dùng để làm aó hoặc làm nón thì chẳng có cái nào đẹp hơn. Hạo Tuong ở phía sau chen vào nói. - Anh cả, em đang muốn co chiếc nón. Anh cho em con chồn này đi để em may một chiếc nón trắng nhé! Vương Gia quay lại trừng mắt - Đây là chiến lợi phẩm của anh con. Hãy để anh ấy tự quyết định Nhìn con chồn, bất chợt Hạo Trinh rùng mình. Con thú như có linh tính, nó như hiểu được tiếng người. Nó nghe nói bị lột da đã sợ hãi thu người trong tay Hạo Trinh, và cái đôi mắt đen láy của nó cứ nhình Hạo Trinh không nháy, vừa như van xin, vừa như cầu khẩn, làm Hạo Trinh cảm động. Hạo Trinh quay sang cha - Thưa cha! Cha vừa nói là con có toàn quyền quyết định số mện con vật này! - Dĩ nhiên Hạo Trinh quyết định: - Vậy thì! Con sẽ thả nó! Vương Gia có vẻ bất ngờ: - Thả nó à? Đây là chiến lợi phẩm, phải nhiều công khó mới bắt được. Sao con lại có ý tha cho nó? Hạo Trinh nói: - Con đã nghỉ kỹ rồi. Đây là một con chồn cái, nó đang đi kiếm ăn chẳng may bị ta bắt! Mà cha đã từng dạy con. "Giống cái phải phát triển giống nòi, rất hữu ích nên bảo tồn. Đó là luật tự nhiên của tạo hóa." Vì vậy con nghĩ là mình không nên làm trái tự nhiên. Thả nó về với núi rừng thì hơn… Vương Gia có vẻ suy nghĩ, rồi gật gù tán đồng. Ông có vẻ hảnh diện về những nhận định vừa rồi của Hạo Trinh, nên cười một cách sảng khoái - Ha! Ha! Hay lắm! Nào A Khắc Đan hãy làm theo lời của Hạo Trinh, hãy thả con vật ra! - Vâng! A Khắc Đan vâng lời, mở lưới lôi con vật ra, nhưng không thả ngay. Mà rút thanh mã tấu sau lưng ra, nấm lấy chiếc đuôi của con chồn, cắt lấy một chồm lông đuôi, đưa lên nói - Theo luật của tổ tiên, thì buổi đi săn đầu tiên ta không được về tay không, vậy thì phải có cái này mang về. Sau đó, A Khắc Đan mới buông con thú xuống cỏ. Con vật sau một vòng lăn. Nó rùng mình một cái rồinhư con lốc phóng nhanh vào lùm cỏ trước mặt Hạo Trinh nhìn theo với nụ cười. Những tưởng là con vật vì quá sợ hãi chạy luôn. Nhưng không, nó chạy được một khoảng xa. Chợt dừng và quay lại nhìn Hạo Trinh rồi mới tiếp tục chạy. Nó làm như vậy mấy lượt. Khiến cho Vương Gia, Hạo trinh, A Khắc Đan và đám kỵ binh phải ngạc nhiên. Phải chăng vì chồn là con vật thông hiểu nhân tính? Tin đồn hay thật? Nhưng trong cái phút giây này. Gần như ai cũng có trực giác lạ lùng. Tin hay không tin không quan trọng, chỉ thấy con chồn khi được tha, đã mấy lần dừng lại nhìn, rồi mới chịu mất hút trong đồng cỏ Chuyện Hạo Trinh lần đầu đi săn gặp chồn linh. Chẳng mấy chốc loan truyền khắp kinh thành. Caí câu chuyện thần kỳ đó còn được tô vẻ thêu dệt thêm chuyện "Bắt chồn lông trắng rồi thả chồn" là một hành vi can đảm, nhân từ, trí tuê…Chỉ có con người anh dũng và nhân ái mới làm được điều đó Rồi tin đồn thấu tai cả Hoàng Đế. Người đã đặc biệt triệu Hạo Trinh vào triều, ban thưởng cho một chiếc quạt gọi là ghi công. Vì vậy, mới 12 tuổi, mà Hạo Trinh đã nổi tiếng và có được một đứa con trai xuất sắc như vậy. Vương Gia còn đòi hỏi gì hơn? Tuyết Như càng tin đây là số mệnh trời ban và từ đó trở nên an phận. Như trút hết cái tình mẫu tử còn lại cho Hạo Trinh, bà còn lấy những chiếc lông chồn mang về đó, thắt lại thành một chuổi dây phướng cột chiếc ngọc bội, lúc nào cũng mang trên dây nịt của Hạo Trinh. Từ đó… chiếc ngọc bội là gia bảo của gia đình, nó tượng trưng cho "ân sủng" của cha. "Tình yêu" của mẹ và còn có kỷ niệm của con chồn lông trắng nữa. Hạo Trinh lúc nào cũng yêu quí nó.