Rồi ba hôm sau, Hạo Trinh và công chúa Lan làm lễ thành hôn. Theo phong tục của người Mãn, thì lễ cưới cử hành vào buổi tối chứ không phải lúc ban ngày. Và luật lệ trong Vương thất lại có nhiều nghi lễ và thủ tục hơn nữa Tối hôm ấy khi lễ bắt đầu, đoàn rước dâu diểu phố. Người người đã đổ xô ra đường chen nhau xem Quang cảnh rộn rịp đông vui như ngày hội. Đội ngủ lễ cưới rồng rắn dài những hai cây số. Hạo Trinh cởi ngựa đi trước, kế đó là đội nghi lễ, đội lồng đèn, đội cờ tộc, sính lễ đội quạt, đội xe hoạ.. Rồi đến tám cái kiệu hoa đỏ. Trong đó ngồi đầy các cung nữ được vua ban cho theo hầu công chúa. Rồi mới đến một chiếc kiệu thật to, sơn son thếp vàng có hoa văn rực rỡ dành cho công chúa. Có Thôi má má là vú em từ nhỏ của công chúa dẫn thêm bảy hữu Phuớc má má khác theo hầu. Họ khiêng kiệu hoa chầm chậm tiến bước Hạo Trinh nghiêm trang, mắt hướng về phía trước, uy nghi như pho tượng đồng. Mặc cho đám người hai bên vệ đường xôn xao bàn tán. Suýt xoa về sự qui mô của lễ cưới Dĩ nhiên Ngân Sương và Hương Kỳ cũng có mặt trong đám đông xem lễ kia. Đôi mắt Ngân Sương không theo di đoàn kiệu mà mãi mê ngắm cái pho tượng uy nghi trên ngựa dẫn đầu. Khoảng cách chỉ là gang tấc, vậy mà như góc biển chân trời, khó đến gần nhau Tối hôm ấy, xau những lễ nghi phức tạp. Hạo Trinh và Lan công chúa được đưa vào động phòng. Lại qua thêm một cửa ải tục lệ khác. Công chúa đội mảo cao có khăn che mặt. Hai bên nâng rượu hợp hoan uống cạn, rồi ăn bánh "con cháu đầy đàn" Thôi má má đưa đám cung nữ thái giám theo hầu rút lui. Lúc đó lễ mới xem là hoàn tất giai đoạn một Hạo Trinh bấy giờ mới mặt đối mặt với công chúa Hạo Trinh im lặng ngắm người vợ trước mặt. Vàng vòng kim cương gần như tỏa sáng trên người nàng, làm tăng thêm cái vẻ đẹp rực rỡ con gái. Hạo Trinh hơi ngạc nhiên. Tại sao cô ấy không xấu đi một chút? Xấu đi để mình có lý do để dững dưng? Nhìn đôi mày lá liễu, khuôn mặt trái xoan, đôi mắt đen với nụ cười gần như thẹn thùng trên đôi môi trái tim qua màng lụa mỏng mà Hạo Trinh không khỏi xao động Ngay lúc đó, bên ngoài phòng, lại có tiếng reo lanh lảnh - Kính mời Phò mã và Công chúa, làm lễ Hợp Cẩn! Tiếng reo là của Thôi má má. Rồi tiếng của một thái giám khác - Tất cả hãy hát bài "Hợp Cẩn Ca"! Và rồi tiếng xênh phách vang lên, rồi tiếng hát. Lan công chúa đầu cúi thấp, nhưng mắt lại liếc về phía Hạo Trinh. Còn Hạo Trinh thì lại thấy vô cùng căng thẳng, mồ hôi vả ra cả người. Chàng nhìn công chúa, biết mình không thể tránh né được nữa. Đây là quy luật. Hạo Trinh đưa tay ra định giở lấy chiếc màn mỏng che mặt cô dâu nhưng bất chợt hình ảnh Ngân Sương với đôi mắt đẩm lệ lại hiện ra trong đầu, làm Hạo Trinh dừng tay lại Cử chỉ của Hạo Trinh làm Lan công chúa ngạc nhiên. Bài "Hợp Cẩn Ca" đã hát đến đoạn thứ hai. Hạo Trinh thở hắt, đưa tay lên định tiếp tục, thì dáng dấp của Ngân Sương lại xuất hiện. Làn da nỏn nà của nàng với vết sẹo hình cánh hoa mai trên vai, làm Hạo Trinh giật mình. Bây giờ thì Hạo Trinh biết. Nếu không xem nghi thức nầy như một "nghĩa vu." thì chàng sẽ không bao giờ hoàn thành được Hạo Trinh quyết định không để tình cảm gây xáo trộn. Nhưng bóng dáng Ngân Sương vẫn không biến mất. Chàng mím môi, nén lòng cố hoàn thành bổn phận Cái thái độ giằng co của Hạo Trinh khá kỳ quặc làm công chúa ngạc nhiên mấy lần nhìn lên. Khuôn mặt điển trai kia như có gì căng thẳng. Mới là tháng ba mà mồ hôi đã đầm đìa trên trán chàng. Công chúa thấy tội nghiệp, nàng nghĩ có lẽ vì Hạo Trinh quá hồi hộp, nên thỏ thẻ nói: - Cả ngày thi lễ, chắc chàng đã mệt lắm rồi, thiếp cũng vậy, thôi thì chúng ta cũng thông qua đi! Hạo Trinh nghe nói, thở phào nhẹ nhỏm Qua ngày thứ hai. Vương Phủ lại mở đại tiệc chiêu đãi. Hôm ấy Hạo Trinh đã uống say túy lúy Rồi ngày thứ ba, tương tợ Cứ như thế, năm đêm liền trôi qua Theo quy luật của Vương thất Mãn Thanh, khi công chúa xuất giá, thì phò mã phải xây riêng cho công chúa một căn nhà và bao giờ được Công chúa triệu, thì phò mã mới được vào phòng loan. Bằng không thì ai nấy ở riêng Vì Lan công chúa không phải là công chúa chính thức, nên hoàng thượng cũng gia giảm cho Thạc Vương Phủ, không bắt phải xây phòng riêng cho công chúa, nhưng Thạc Vương Phủ là người tế nhị nên đã chọn dãy nhà đẹp nhất ở phía Nam, sửa sang lại và đặt tên là "Sấu Phương Trai" dành cho công chúa Sau lễ cưới, năm ngày trôi qua thì có những tiếng dị nghị từ dinh công chúa. Bắt đầu là Thôi má má, qua Tần má má rồi thâu tai Phước Tấn Tuyết Như phu nhân - Xin mẹ hãy cứu con! Chỉ có mẹ mới cứu được con! Đây là bức gấm thêu của một cô gái, cô ta tên là Bạch Ngân Sương... Phải để cho cô ta vào phủ, bằng không chẳng bao giờ con viên phòng với công chúa được! Bà Tuyết Như tròn mắt nhìn con, rồi nhìn cái bức gấm thêu ngạc nhiên. Sau đó bà được rõ toàn bộ câu chuyện của Hạo Trinh với Ngân Sương chỉ có một điều là chưa biết, đó là cái vết sạo hình "Hoa Mai". Hạo Trinh đã không kể lại chuyện đó vì nghĩ là không cần thiết.