Ba chiếc xe xếp một hàng trong garage khiến Tố Mai chột dạ. Chẳng mấy khi bà và anh Trường có mặt ở nhà giờ này. Hai người là đồng nghiệp và cùng làm chung ở một bệnh viện. Thường khi đến chiều họ mới về nhà. Tố Mai đi nhanh vào nhà. Phòng khách vắng vẻ. Hay là... Ông nội bị làm sao? Chinh đón em gái của anh ở cửa phòng, nói nhỏ: − Nội yếu lắm rồi, em vào ngay đi! Lúc nãy anh có ghé trường tìm nhưng em đã về... Tố Mai nghe câu nói của anh như một lời trách móc. Cô đã đi trước nhưng lại về sau. Cụ Khiêm nằm trên giường, như đang ngủ say, Tố Mai khe khẽ đến gần. Cô nắm lấy bàn tay gầy guộc của ông áp vào má mình thì thào: − Nội ơi! Mở mắt ra đi! Nói chuyện với cháu đi... Không thấy ông trả lời, cô gái ngơ ngác nhìn quanh. Tất cả mọi người đều có mặt tại phòng, nhưng không ai quay mặt lại. Có lẽ đã hiểu ra cớ sự, Tố Mai thất thanh kêu lên: − Ba mẹ Ơi! Nội... làm sao vậy? Ông Chiến bước đến cạnh con gái. Giọng ông khàn khàn: − Nội bỏ chúng ta mà đi rồi con ạ! Tố Mai oà lên khóc nức nở: − Ông ơi! Nội ơi! Dậy đi... Nhưng ông cụ vẫn lặng thinh. Trên khuôn mặt nhăn nheo vẫn còn hằn lên những nét khắc khổ, muộn phiền... Trần gian từ đây vĩnh viễn mất thêm một con người! Cho đến lúc người ta mang ông đi rồi. Tố Mai mới cảm nhận được nổi trống vắng đến rợn người. Cô đến bên chiếc tủ thường ngày vãn dùng để đựng đồ đạc của ông. Tất cả mọi thứ đều được đem theo chỉ trừ một bộ quân phục. Không chịu nổi ý nghĩ từ nay ông sẽ không bao giờ còn được mặc chúng nữa. Tố Mai vùi mặt vào đống quần áo và để mặc cho nước mắt mình hoà lẫn với mùi mồ hôi của ông. Đám tang ông, có đủ mặt bạn bè của Tố Mai, chỉ trừ một người. − Sao anh ấy không tới? - Nhật Uyên lấy làm lạ hỏi. Tố Mai xịu mặt xuống: − Ai biết được! Vậy là giận luôn, và không thèm đọc thư. Chỉ, tội nghiệp cho Minh. Liên tiếp mấy buổi tối, cứ trèo lên ngọn cây ngọc lan nhìn sang nhà hàng xóm mà có thấy gì đâu vì bức tường cao quá. − Cụ Khiêm mất rồi, phải không con? Ông Dân hỏi Minh khi nghe tiếng trống thì thùng vọng sang. − Dạ! - Đứa con trai đáp khẽ. − Thật đáng tiếc. Không nghe rõ cha nói gì, Minh hỏi lại. − Ba nói sao? − Ba đang nghĩ đến cái chết... Ai rồi cũng phải chết. Cái kết cục của một đời người chỉ là vậy. Tại sao ta không thương yêu nhau mà cứ mãi hiềm thù? − Là vì mọi thứ đều có giá của nó, ba ạ! Cho nên trước khi làm một việc gì cũng cần phải nghĩ đến hậu quả của nó. Dường như đứa con trai quên mất là mình đang nói chuyện với ai nên trong giọng nói có một chút bực bội. Điều đó không lọt khỏi cặp mắt của người cha. Ông kín đáo thở dài. Ngay lập tức, Minh nhận ra mình đã lỡ lời. Anh chuộc lại lỗi lầm của mình bằng một lời an ủi: − Ba ạ! Con nghĩ chúng ta chẳng có điều gì phải hổ thẹn cả. Ba đã sống tử tế. Và con cũng vậy. Không ai có quyền nghĩ xấu về chúng ta cả. Ông Dân nhìn con tỏ vẻ đồng ý. Hình như nó nói đúng: − Ba chỉ cầu mong đến một ngày nào đó, mọi hiềm khích xưa cũ được giải toa?. Chúng ta có lỗi phải chủ động xin lỗi. Có thể sau cái chết của cụ Khiêm, vấn đề trở nên đơn giản hơn! − Con cũng mong vậy – Minh gật đầu đồng tình với cha. Tuy nhiên, ước mơ bao giờ cũng thuộc 'thì tương lái là cái sẽ đến. Còn hiện tại thì Minh đang phải khổ sở vì cô bạn gái của mình. Cô nàng chẳng thèm đến trường nữa. Sáng ngày thứ tư, kể từ sau khi ông nội mất, Tố Mai vẫn cứ ủ rũ như một bông hoa héo. − Em còn định nghỉ học đến bao giờ, Tố Mai? Chinh nghiêm nghị nhìn em. Cả anh cũng thất sắc sau sự mất mát này. Nhưng dù sao thì con trai vẫn đỡ hơn. Chỉ có Trường là vẫn bình tĩnh. Có lẽ anh chàng đã quen với cảnh sống chết hàng ngày nơi bệnh viện. − Mỗi lần tưởng tượng đến cái cảnh đi học về mà trong nhà không có ông, em không thể nào chịu nổi - Tố Mai sụt sịt muốn khóc. − Ai rồi cũng phải chết! – Chinh trầm ngâm nhìn em – Cát bụi thì phải trờ về với cát bụi thôi em ạ! − Em sợ lắm! Giọng Tố Mai run run - Thật là khủng khiếp đối với em, nếu một ngày nào đó đến lượt ba mẹ cũng ra đi... thậm chí cả anh em mình, kẽ còn người mất. − Sao hôm nay em nghĩ vớ vẩn quá vậy? Anh khuyên em như thế này, khi nào em cảm thấy sợ thì cứ tự an ủi rằng không riêng gì chúng ta mà cả những ông hoàng, bà chúa lẫn những tên nô lệ, cả nhà tỉ phú hay kẽ cùng đinh... không phân biệt đàn ông, đàn bà... Tất cả đều phải nhận chung một hình phạt cuối cùng... đó là cái chết! Tố Mai nhìn anh chăm chú. Rồi gương mặt cô dịu lại. Dường như những lời của Chinh đã có tác dụng. − Em hiểu rồi! Anh hai chờ em một tí, em vào sửa soạn. Vậy là Tố Mai lại đi học, vừa thấy mặt cô, Nhật Uyên đã nói ngay: − Hôm nay anh Minh đến tìm mi. Vẫn còn giận trong bụng nên Tố Mai hỏi dấm dẳng: − Chi vậy? − Ai biết được – Nhật Uyên có vẻ bực mình – đi mà hỏi ông ấy! − Thèm đi! Nghỉ chơi rồi... − Trời ạ! Cứ như là... - Nhật Uyên kêu lên − Là gì?? Tố Mai nghênh mặt hỏi lại. − Là con nít, nhìn các người, ta chẳng ham có bồ. − Bồ bịch gì, đừng có mà nói vậy. − Thật không? − Thật... mà không thật đó, được hông? Cả hai cô gái cùng bật cười. Riêng đối với Tố Mai thì cái thông tin mà cô bạn mang lại đã làm cho sự giận dỗi mấy bữa nay có phần bớt đi một chút. Chợt cô nhớ đến lá thư của mình, mấy hôm nay nó vẫn bị xếp dí trong cặp. Quả thật, Tố Mai không nhớ. Cô len lén mở cặp nhìn vào. Lá thư vẫn còn đó. Về đến nha, Tố Mai vội cài chặt cửa phòng mình. Cô leo lên giường nằm bắt chân chữ ngũ. Vẻ khoan khoái nghĩ rằng mình sắp sửa khám phá ra một điều gì bí mật và điều bí mật đó hẳn là sẽ dễ thương lắm lắm. Nhưng... suýt chút nữa thì Tố Mai đã kêu lên. Khi chiếc phong bì được mở ra. Cô đọc nghiến ngấu những bức thư được ký tên mình... chẳng biết kẻ nào đã bày ra cái trò này? Còn những bức thư của Minh đâu sao? Mai không nhận được? Phải hỏi cho ra lẽ... − Anh tìm ở đâu ra những thứ này vậy? Tố Mai chìa mấy lá thư ra trước mặt Minh, cô không giấu được vẻ bực bội: − Không phải của em là gì? – Minh ngạc nhiên hỏi lại. − Em mà cẩu thả như vậy à? Lại còn sai lỗi chính tả tùm lum mới tức cưòi chứ! − Không phải của em thật à? Minh lắc nhẹ tay Tố Mai. Tố Mai mím chặt môi, mãi một lúc sau mới lên tiếng. − Em hiểu rồi... để em thử lại coi. Và điều bí mật được khám phá không mấy khó khăn. Sáng hôm sau, cuối giờ học, Nhật Uyên đến chỗ Thanh Mai đang lăng xăng cho tập sách vào cặp da: − Nhỏ Mai cho ta mượn tập văn phạm một bữa nghen? − Chi vậy? Bộ không chép bài à? Thanh Mai nhìn bạn với vẻ dò xét. Nhật Uyên mỉm cười thú nhận: − Hồi nãy ngủ gật ghi không kịp. Tuy vậy Thanh mai vẫn chưa chịu cho mượn. Cô nàng hỏi thêm cho chắc ăn: − Sao không mượn nhỏ Tố Mai? − À! Tại Tố Mai còn phải chép lại bài mấy hôm nghỉ học- Nhật Uyên tỉnh bơ trả lời. Thanh Mai mở cặp lấy tập cho cô bạn mượn, không quên căn dặn. − Ngày mai phải mang trả cho ta nghen! Ta còn phải học bài nữa. − Ừ! Ta chỉ cần một buổi chiều nay thôi. Nhật Uyên tủm tỉm cười liếc về phía Tố Mai đang đứng đợi. Ra khỏi cổng trường, hai cô gái rẽ vào quán chè đậu đen quen thuộc. Chè ở đây vừa ngon vừa rẻ nên quán lúc nào cũng đông khách. Hai cô gái tìm một góc tương đối vắng vẻ và bí mật quan sát chung quanh. Khi đã yên trí rằng chẳng ai để ý đến mình, hai cô nàng mới ngồi xuống. Không hẹn mà cả hai dều bật cười Nhật Uyên nói trước: − Mấy lá thư đâu, đưa ta xem thử? Tố Mai chìa ra một tờ giấy: − Xem trước cái này đi. Từ... Từ... Tuy nói vậy nhưng Tố Mai rất sốt ruột. Cô nhấp nhỏm như thể ngồi trên đống gai. Trong lúc đó, đôi chân mày của Nhật Uyên hết giãn ra lại nhíu vào. Không nhịn được cười, Tố Mai trêu bạn: − Làm gì mà... nhăn nhó như... khỉ ăn ớt vậy? Nhật Uyên ngẩng lên chìa quyển vở và tớ thư cho bạn. − Xem đi rồi biết. Tuy hai nét chữ không hoàn toàn giống nhau, nhưng người tinh ý sẽ nhận ra ngay đó là chữ viết của một người. − Đúng là nhỏ Thanh Mai chơi xỏ ta rồi. Tố Mai buồn bực nói. − Thì ra còn lạ gì mấy chữ 'gì' và 'd' mà nhỏ Thanh Mai đều viết thành chứ 'z'! Lại còn cái tật hay viết lẫn lộn giữa 'l' và 'n'. Chính những thói quen tai hạ đó đã giúp hai cô gái tìm ra thủ phạm. Giờ phải xử sự ra sao đây? − Méc thầy chủ nhiệm, bắt phải kiểm điểm trước lớp- Nhật Uyên hăm hở nói: − Như vậy nhỏ Thanh Mai sẽ bị mất mặt với bạn bè... Tố Mai nhè nhẹ lắc đầu. − Thì có làm, có chịu! Ai khiến làm bậy chi? − Thôi! Để ta gặp riêng Thanh Mai và nói cho hắn biết. − Xí! Dẹp cái chủ nghĩa nhân đạo dỏm của mi đi! Coi chừng rồi có ngày... - Nhật Uyên bỏ lưng câu nói. − Ở hiền thì gặp lành lo gì? − Có mà bị đè đầu cưỡi cổ - Nhật Uyên bực bội gắt. Tố Mai xoa dịu cơn thịnh nộ ủa bạn bằng cách gọi thêm cho mỗi người một ly chè to tổ bố, nhưng Nhật Uyên vẫn ấm ức: − Ta nuốt không vô nữa, kêu thêm làm gì? − Ô hay! Chuyện của ta ta không tức thì thôi, sao 'chị Hái lại nổi cơn thịnh nộ? Tố Mai vờ kêu lên. Nhật Uyên đá vào chân bạn: − Thôi đi khỉ ạ! Ở đó mà giỡn hoài... Làm như không nghe thấy gì, Tố Mai tỉnh bơ nhâm nhi ly chè thứ hai của mình, Nhật Uyên lại tức tối đá vào chân bạn: − Nè tính sao thì nói đi chứ? Tố Mai cố nín cười, chăm chú vét hết những hạt đậu cuối cùng trong ly rồi mới thủng thẳng nói: − Có gì đâu mà phải tính? Cứ trả lại cho Thanh Mai những lá thư này. − Có vậy mà không nghĩ ra! Nhật Uyên vỗ nhẹ vào trán mình – Đâu rồi, đưa đây cho ta! LỚp phó Thanh Mai tái mặt khi phát hiện ra gậy của mình lại đập vào lưng mình. Trong khi đó thì Tố Mai vẫn thản nhiên như không có việc gì xảy ra. − Tại anh đó! Tố Mai bảo Minh khi vừa gặp anh. Ai mà... − Ai mà biết được 'T. Mái là Thanh Mai hay Tố Mai? Chẳng trách chi người ta lầm lẫn. Minh đã biết đấy là lỗi của mình nhưng vẫn cố cãi. Anh nói tiếp: − Tại cô bạn Thanh mai của em nữa. Cô ấy hẳn phải biết đấy không phải là thư của mình. − Thì phải cho thiên hạ bỏ tật cẩu thả không được sao? − Anh hỏi thật nhé: hình như em và Thanh Mai không ưa nhau phải không? Tố Mai bật cười: − Sao anh lại hỏi như vậy? Làm sao anh biết được người ta có ưa mình hay không? Còn em, em chẳng ghét ai hết. thích thì chơi, không thích thì thôi. − Chẳng biết trên đời này có được bao nhiêu người nghĩ như em Giá mà tất cả đều nghĩ như vậy. − Anh lạ thật! Em là em, và em chỉ đại diện cho riêng mình. − CHính vì vậy mà anh cảm thấy buồn... − Tại sao? Tố Mai tò mò nhìn Minh.. − Buồn vì trên đời này sự cố chấp bao giờ cũng buồn nhiều hơn lòng vị tha. − Em không đồng ý với anh điều này đâu? Nếu muốn cho tâm hồn thanh thản thì phải biết tha thứ. Không ai muốn làm rắc rối thêm cuộc sống vốn đã quá nhiều rắc rối, phức tạp này. − Ví dụ như nếu em là ông nội của em hoặc là cha của em... thì em có tha thứ cho người hàng xóm của mình không? Câu hỏi đột ngột của Minh khiến Tố Mai nghĩ ngợi. Lát sau cô khẽ gật đầu. − Nếu là em... em sẽ tha thứ tất cả. − Cám ơn em! − Sao lại phải cám ơn em! − Em đã cho anh niềm tin về những điều tốt đẹp trong tương lai. − Đừng có hy vọng nhiều quá sẽ dễ thất vọng lắm đấy. Biết đâu khi trở về già, em sẽ đâm ra khó tính như nội em? Tố Mai chun mũi lại trêu Minh. Anh chàng làm ra vẻ sợ sệt: − Nếu điều đó xảy ra thì thật khủng khiếp... Tố Mai bỗng nhiên nghiêm sắc mặt: − Em có thể đến chơi được không? Minh lúng túng trước đề nghị của Tố Mai. Anh không dám nhìn thẳng cô bạn gái của mình. − Em thấy cần phải như vậy sao? Tất nhiên đó là ý muốn của em. Còn nếu như anh thấy bất tiện thì em không dám đòi hỏi. Giọng Tố Mai có vẻ giận dỗi. Thoáng hiện trong mắt người con trai những tia buồn phiền, song cô gái đã không kịp nhận ra. Đối với Minh, đó là điều đáng sợ nhất trong lúc này. − Không có gì bất tiện đâu Mai ạ! Chỉ có điều là ba anh đang bệnh... mà căn bệnh của ba thì... thật khủng khiếp. Không ngờ lời từ chối của Minh đã có tác dụng ngược lại, mặt Tố Mai bỗng dịu xuống. Cô nhẹ nhàng bảo Minh: − Đó không phải là lý do chính đáng! Em thật đáng trách vì từ trước tới nay em không hề quan tâm đến gia đình anh. Thậm chí, nhà anh ở đâu em cũng không hề biết. − Như vậy có lẽ tốt hơn Tố Mai ạ. Minh buồn rầu nhìn cô bạn gái. Suýt chút nữa anh đã nói toạc ra sự thật rằng họ Ở cách nhau có một bức tường. Cái bức tường chỉ cao vừa đủ để ngăn cách hai gia đình. Tất cả mọi liên hệ thông thường đều bị bịt kín với bức tường ấy. Đối với Minh bây giờ, bức tường ấy cao vời vợi như ngọn Ê vơ rét trong dãy Hymalaya vậy. − Có nghĩa là anh không muốn kéo dài mối quan hệ của chúng ta? Được thôi, chuyện đó không khó khăn lắm đâu. NÉt mặt Tố Mai sa sầm. Cô không giận Minh vì chuyện anh không mời mình đến nhà mà lại buồn vì điều lập lờ trong câu nói của anh. Thế là sự hiểu lầm mới vừa được giải toa? bỗng đâu ùn ùn kéo về. Năm đó, Tố Mai ăn tết bằng một 'cục tự áí to đùng và một nỗi buồn thật khó tả. Có lẽ đó là nỗi buồn người lớn đầu tiên trong đời Tố Mai. Khi hai bím tóc không còn vất vẻo trên vai, thay vào đó là một mái tóc dài buông xoã bờ lưng con gái. Chiếc răng khểnh cũng lười nhác giấu mình dưới đôi môi mím chặt. Và như vậy, tuổi biết buồn đã đến với cô bé Tố Mai rồi!