Rời bến đò ngang, tôi đi dọc theo con đường làng dẫn đến một xóm nhỏ nằm chơ vơ giữa cánh đồng mông quạnh. Con đường đất nhỏ ngày xưa đã bao lần bị đạn bom cày xới, rồi được bàn tay con người vun đắp nhưng vẫn không xóa hết những kỷ niệm êm đềm của tôi hồi còn là cậu giáo làng trẻ trung mang nhiều mộng ước.Đến đầu xóm, tôi dừng lại để hỏi thăm về Như Quỳnh, cô học trò bé bỏng của tôi ngày xưa. Nhưng những người ở đây đều bảo rằng, con gái vùng quê chiêm trũng không ai mang cái tên cầu kỳ như vậy. Tôi định rảo bước đi tiếp, bỗng một cụ già gọi giật lại, hấp háy đôi mắt nhìn tôi:- Này, cậu gì đó ơi! Tôi mới sực nhớ ra. Quả thật mười lăm năm trước làng này có con nhỏ mang tên Quỳnh. Có phải trước giải phóng nó tham gia du kích? Rồi sau này, về phụ trách lớp mẫu giáo làng này? Đâu khoảng ba bốn năm gì đó lại xin đăng ký đi bộ đội…Tôi mừng rỡ cắt lời ông lão:- Vâng, đúng là Như Quỳnh rồi bác ạ! Bác làm ơn chỉ hộ cho cháu nhà Như Quỳnh.Ông già lặng im giây lát rồi nói giọng buồn buồn:- Con Quỳnh không còn ai thân thích trong làng này nữa. Năm bảy tám, bảy chín gì đó nó đi bộ đội rồi hy sinh ở mặt trận Tây Nam.Tôi đứng lặng người sau câu nói của ông già. Một lúc sau, tôi mới nói được lời cảm ơn rồi quay gót trở lại con đường cũ.Tốt nghiệp sư phạm, tôi được phân bổ về dạy tại một trường trung học thuộc vùng mất an ninh của một huyện lỵ miền Trung. Ngày đầu tiên đến trường, tôi rất ngạc nhiên và thú vị vì lớp đệ lục B tôi làm chủ nhiệm toàn là học sinh lớn tồng ngồng, không thua kém gì bọn học sinh đệ nhị cấp. Đây cũng là đặc điểm của học sinh vùng nông thôn trong thời chiến tranh.Trong số bốn mươi hai học sinh, Như Quỳnh có phần nhỉnh hơn các bạn gái cùng lớp. Quỳnh học giỏi, nhanh nhẹn, xinh xắn, vầng trán thông minh, đôi mắt sáng, miệng lúc nào cũng nở nụ cười. Có lẽ đó là một phần nguyên do khiến tôi giao cho Quỳnh làm lớp trưởng.Tôi vốn thích hòa đồng với học sinh cho nên chẳng bao lâu, học trò của tôi đã dành cho tôi nhiều cảm tình nồng nhiệt, nhất là Như Quỳnh. Mỗi buổi chiều tan học, Quỳnh cứ lẽo đẽo bên cạnh tôi suốt từ cổng trường cho đến khi tôi bước chân lên chuyến đò ngang cuối ngày để sang bên kia sông trở về thị trấn. Những lúc như thế này, Quỳnh thường bắt tôi phải kể về thành phố biển quê tôi, về những vùng quê yên tĩnh chưa có bóng dáng chiến tranh, về đám học sinh thành phố… Quỳnh tâm sự:- Lẽ ra năm nay em phải học lớp đệ tam hay đệ tứ rồi thầy ạ! Tuổi thật của em mười sáu rồi. Nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh biết làm sao hơn. Em ước mơ sau này được vào học trường sư phạm để có dịp biết về thành phố biển của thầy.Tình thầy trò chúng tôi ngày càng thắm thiết hơn. Giờ Việt văn nếu vắng Quỳnh tôi cảm thấy buồn man mác. Những buổi chiều từ trường đến bến đò ngang không có Như Quỳnh đi bên cạnh, tôi lại thấy lòng mình trống trải. Nhiều hôm, tôi bị Ốm hoặc khu vực trường có biến cố phải nghỉ học, Quỳnh rủ bạn lội bộ gần tám cây số đến nhà trọ để thăm tôi và giúp đỡ tôi nhiều thứ lặt vặt. Đôi lúc, tôi nhận ra trong ánh mắt của Quỳnh có một điều gì rất lạ, không phải là ánh mắt hồn nhiên của một cô bé học trò mà là ánh mắt của một người con gái đã đến tuổi biết yêu.Về phần tôi, thú thực, cũng phải giật mình khi phát hiện ra giữa tôi và Như Quỳnh có một thứ tình cảm nào đó rất mơ hồ, khó nhận dạng. Là một giáo viên tuổi đời chưa quá hai mươi hai, tôi vẫn cố loại khỏi tâm hồn tôi những tình cảm mơ hồ vẩn đục để cho tình thầy trò chúng tôi ngày càng trong sáng hơn.Gần cuối năm học, tôi rất buồn khi phát hiện ra học lực của Như Quỳnh bỗng nhiên giảm sút đến tồi tệ, bài học không bao giờ thuộc, bài làm chỉ đạt điểm một điểm hai! Giáo viên bộ môn cứ than phiền về Như Quỳnh. Tôi nghĩ, có lẽ đây là thời kỳ chuyển biến về tâm sinh lý của một cô gái đã đến tuổi dậy thì.Tôi dần dần cách xa Như Quỳnh, đôi lúc tỏ ra rất nghiêm khắc nhằm đưa Quỳnh trở lại học tập bình thường. Nhưng mọi cố gắng của tôi dành cho Quỳnh đều không mạng lại hiệu quả.Một hôm, tôi bắt gặp Quỳnh ngủ gật trong lớp. Tôi gọi em lên bảng, nghiêm khắc bảo:- Quỳnh! Em chưa xứng đáng là một lớp trưởng, không đủ tư cách là học trò của tôi. Em đã đánh mất niềm tin của bạn và làm tiêu tan mọi hy vọng của thầy cộ Nếu cứ tiếp tục học kiểu này thì em nên thôi học là hơn.Bằng đôi mắt dân dấn nước, Quỳnh nhìn tôi như vừa oán trách vừa nhận lỗi. Sự nhẫn nhục của Quỳnh càng làm tôi thêm phẫn nộ:- Em không xứng đáng là học sinh. Với tư cách một thầy giáo hướng dẫn, tôi tạm cho em nghỉ học ba ngày để cảnh cáo. Em hãy ra khỏi lớp.Quỳnh úp mặt vào lòng bàn tay khóc nức nở. Một lúc sau, Quỳnh bỗng ù chạy ra khỏi lớp. Phút chốc, bóng dáng thon thả của Quỳnh đã khuất hẳn sau hàng phượng vĩ.Buổi chiều hôm ấy, trên con đường trở về nhà trọ, tôi tự trách mình quá nóng vội, khắc nghiệt. Hy vọng Quỳnh sớm nhận ra lỗi lầm và thông cảm cho tôi.Sau đó mấy hôm, tôi được tin Quỳnh xin thôi học hẳn và tình cờ biết thêm, Quỳnh đã tham gia lực lượng du kích địa phương từ đầu học kỳ 2. Ban ngày, Quỳnh đến trường, ban đêm tham gia hoạt động cách mạng. Tôi bàng hoàng thảng thốt trước nguồn tin mà tôi đã nhận được. Thế là tôi phải xa một người học trò thân yêu sớm để lại trong tâm hồn tôi những tình cảm man mác, những kỷ niệm êm đềm. Tôi vô cùng ân hận vì đã xử sự khắc nghiệt với cô học trò bé bỏng và thương Như Quỳnh còn quá trẻ mà cuộc chiến tranh này lại càng khốc liệt. Còn tôi, những ngày sau đó thật trống rỗng vô vị. Bỗng trong đầu óc tôi lại lóe lên một ý nghĩ: Lòng tôi thay đổi bất thường huống chi Như Quỳnh còn trẻ người non dạ, sống chủ yếu bằng cảm tính, bằng trái tim. Biết đâu, một lúc nào đó trên con đường từ trường đến bến đò ngang, một họng súng đen ngòm lẩn khuất sau lùm cây sẵn sàng hướng về tôi nhả đạn. Vài vụ thanh toán vu vơ như vậy đã xảy ra trên vùng xôi đậu.Thế là tôi quyết định thuyên chuyển về một trường trung học gần thị trấn. Ở đơn vị mới đông vui với những đồng nghiệp trẻ trung hoạt bát vẫn không dễ dàng làm phai mờ hình ảnh của Như Quỳnh trong trái tim tôi.Khoảng vài năm, kể từ ngày tôi và Như Quỳnh xa nhau, toàn tỉnh Quảng Ngãi được hoàn toàn giải phóng, tất cả các trường học tạm thời đóng cửa và chờ lệnh chính quyền cách mạng. Những ngày nằm suông trong căn nhà trọ, tôi nhớ quê nhà da diết, nhớ ba mẹ tôi không biết phiêu bạt phương nào và ước mong thành phố tôi sớm được giải phóng để được về sum họp với gia đình. Không ngờ ước mơ của tôi trở thành sự thật. Tôi mừng muốn điên lên khi nghe đài BBC loan tin quê tôi vừa được giải phóng.Không thể chần chờ được nữa, tôi vội thu xếp đồ đạc rồi gia nhập vào đoàn người đang lũ lượt về Nam. Khoảng giữa trưa, gần đến huyện lỵ, một toán kiểm soát của du kích địa phương xuất hiện. Chúng tôi bị chặn lại để khám xét giấy tờ. Đến lượt tôi, mồ hôi toát ra như tắm khi phát hiện cái bóp đựng giấy tờ tùy thân bị đánh rơi trên chuyến hành trình. Trước tình trạng bi đát ấy, tôi ra sức thuyết phục để mọi người tin tôi là giáo viên đang về đoàn tụ gia đình. Nhưng trong thời chiến tranh, ở một vùng vừa mới được giải phóng, địch ta còn lẫn lộn, an ninh phức tạp, ai chịu tin vào lời nói vu vở Vì vậy, mọi cố gắng của tôi đều trở thành vô ích. Căn cứ vào cái dáng vẻ bên ngoài với cách ăn nói của tôi, người đội trưởng du kích đinh ninh tôi là sĩ quan ngụy cải trang đang tìm đường chạy trốn. Thế là tôi bị bắt và đưa về tạm giam trong một phòng học của ngôi trường xưa, ngôi trường đã để lại trong tôi những tình cảm khó quên.Ngồi trong phòng tạm giam với nhiều người khác, tôi tự trách mình nông nổi hời hợt. Nếu họ cố gán cho tôi là sĩ quan chắc chắn sẽ bị đưa đi cải tạo.Khoảng nửa chiều hôm sau, trong lúc tôi đang ngồi bó gối suy nghĩ lo lắng bỗng có tiếng chìa khóa lách cách tra vào ổ, rồi cửa phòng bật mở. Một cô gái, áng chừng là cán bộ bước vào phòng nhìn khắp mọi người một lượt… Bất chợt, cái ánh mắt ấy chiếu thẳng về phía tôi. Nhờ nét mặt thanh tú và đôi mắt quen thuộc, tôi nhận ra ngay cô gái ấy chính là Như Quỳnh. Gặp lại cô học trò cũ tôi vừa lo vừa mừng. Lo, vì biết đâu Quỳnh cứ lấy việc tôi đuổi học làm thù, chắc chắn tôi bị đưa đi cải tạo ngay lập tức. Còn nếu Quỳnh vẫn nghĩ đến nghĩa thầy trò thế nào tôi cũng được giải thoát. Bỗng Như Quỳnh vội đến bên tôi, mừng rỡ:- Em cứ ngỡ không còn bao giờ được gặp lại thầy nữa!Câu nói ấy, tôi khó đoán rõ tình cảm của cô học trò cũ. Sau đó, Quỳnh đưa tôi về văn phòng của khu trại giam. Chúng tôi ngồi đối diện nhau, im lặng… Một lúc rất lâu, Quỳnh lên tiếng bằng giọng hờn trách pha chút ngậm ngùi:- Em biết rõ nguyên nhân thầy xin chuyển trường. Thầy lo xa như thế cũng phải. Với con nhỏ Như Quỳnh ngây thơ ngờ nghệch lại đa cảm thì ai dám đặt vào nó một niềm tin! Nhưng có một điều thầy chưa hiểu được, đó là sau khi thầy rời trường, có những buổi chiều, em cứ lang thang trên con đường từ trường đến bến đò ngang rồi đứng tần ngần nhìn bên kia sông cho đến trời chạng vạng…Tôi ngập ngừng:- Quỳnh… Quỳnh hãy tha lỗi cho tôi. Tôi vô cùng ân hận khi hiểu rõ về Như Quỳnh. Từ ngày em thôi học, tôi đã trải qua một thời gian dằn vặt… nhưng thôi, Quỳnh nhắc lại làm gì chuyện cũ. Tôi bắt đầu sôi nổi – bây giờ tất cả đã đổi khác. Cũng như em đâu còn là Như Quỳnh bé bỏng ngày xưa mà là một nữ cán bộ đàng hoàng chững chạc. Còn tôi, hiện là tù binh đang ngồi đối diện một nữ cán bộ.Quỳnh bỗng thở dài nhìn tôi:- Hay là thầy cứ ở lại đây tiếp tục giảng dạy. Khi nào đường thông, xe cộ đi lại bình thường, lúc ấy thầy về thăm nhà cũng chưa muộn?Tất nhiên tôi không thể chấp nhận lời đề nghị của Như Quỳnh vì lý do đơn giản, là quê hương tôi mới vừa giải phóng, chắc chắn có nhiều đổi thaỵ Hơn nữa, có nguồn tin cho biết, cha mẹ tôi đã di tản. Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện bỗng có lệnh từ huyện gọi Quỳnh về. Quỳnh vội đứng lên nắm chặt lấy tay tôi, xúc động.- Thế nào sau này tôi cũng trở lại thăm em, thăm lại ngôi trường mang nhiều kỷ niệm. Sau cuộc chiến, thầy trò ta sẽ có thời gian để nói về những gì mà hiện giờ chưa có thể nói được… Tôi an ủi Như Quỳnh.Chúng tôi bùi ngùi từ biệt nhau thì trời đã nhập nhoạng. Sáng hôm sau, tôi nhận được lá thư của Quỳnh gửi đến. Thư của Quỳnh viết rất vội.Anh,Trước nhất xin cho phép em được thay đổi cách xưng hộ Đó là điều mà em ước mơ từ những năm trước, nhưng đến bây giờ mới dám thực hiện. Em đâu còn là cô học trò bé bỏng của ngày xưa phải không anh. Em sẽ mãi chờ anh trở lại.Lẽ ra, phải đến để tiễn anh một chặng đường, nhưng em không thể. Mong anh tha thứ cho em. Còn đây là tấm giấy thông hành, nó sẽ giúp anh bình yên trong thời gian đi đường.Cầu mong anh mạnh khỏe, chúc gia đình hạnh phúc.Em của anhNhư QuỳnhĐọc xong thư của Như Quỳnh, mắt tôi cứ cay cay thế nào ấy! Tâm hồn em dẫu trong hoàn cảnh nào cũng vẫn trong sáng hồn nhiên và luôn nhìn đời bằng ánh mắt tin yêu và hy vọng.Sau một tuần lễ lội bộ vượt gần 200 cây số, khi về đến quê nhà thì hay tin ba mẹ tôi đã qua đời trên một chuyến tàu di tản. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi vào Sài Gòn sống với người anh rể bằng nghề làm báo. Cuộc sống đã bình ổn, thỉnh thoảng mối tình đầu trong sáng của một thời dĩ vãng cứ bừng lên xâm chiếm cả tâm hồn tôi. Những lúc đó, tôi nhớ Như Quỳnh da diết, nhớ từng giọng nói, từng ánh mắt dịu hiền... Công việc ở tòa soạn cứ cuốn hút tôi từ năm này sang năm khác, khó lòng mà bứt ra được. Đến khi tôi có dịp trở về miền Trung tìm lại Như Quỳnh thì nàng đã không còn nữa!Như Quỳnh, em hãy tha lỗi cho anh. Anh đã không thực hiện lời hứa là trở về thăm em, đã bắt em phải chờ đợi. Tâm hồn em trong sáng dịu hiền như vầng trăng, mênh mông như biển lớn. Còn anh lại quá hẹp hòi nhỏ nhoi.Em đã nằm xuống cho quê hương nhưng hình bóng của em vẫn in sâu trong trái tim anh mãi mãi.Quy Nhơn, 92
Hết