Ngọc ngồi thả câu như ông Lã Vọng chờ thời. Chiếc xuồng nhỏ bập bềnh trên mặt nước xanh biếc lao xao những đợt sóng nhẹ nhàng chúi đầu vào mạn xuồng. Chiếc neo được rèn từ một cọc sắt ấp chiến lược cũ giữ cho xuồng hầu như đứng bất động giữa trời nước bao lạ Khi hạ xuống nước chiếc xuồng trông có vẻ không đến nỗi nào nhưng giờ neo giữa đầm nước mênh mông trông nó giống như món đồ chơi xinh xắn của bé Lam. Khuôn mặt mũm mĩm của đứa con trai duy nhất vừa bập bẹ biết nói bất chợt hiện ra làm anh ngơ ngẩn thất thần. Anh ngước nhìn vào phía đất liền như muốn tìm kiếm lại những bóng hình thân thuộc. Mắt anh bị chặn lại nơi sườn đồi thoai thoải lổn nhổn những phiến đá cằn cỗi chen giữa những bụi cây xác xơ kiên nhẫn phơi mình giữa nắng sớm. Bên kia đồi là xóm làng của anh, nơi anh đã mở mắt chào đời và quấn quít yêu thương suốt hai mươi lăm năm dòng dã.Sáng nay anh đã hấp tấp ra khỏi nhà không dám nhìn mẹ già và vợ con trước giờ lên đường. Những bóng hình thân quen đó thản nhiên đến tội nghiệp. Đâu có ai đọc được quyết định sắt đá trong đầu anh. Cha anh và đứa em gái phụ anh gánh xuồng ra biển cũng đâu có ngờ họ vừa đưa tiễn anh lao vào một cuộc phiêu lưu nặng chĩu phần chết. Gạt mái chèo cho xuồng ra khỏi bờ một quãng anh quay lại thấy hai người đang leo ngược lên đồi trở về. Hai cái bóng xiêu vẹo in rõ trên nền trời như những hình nhân cắt bằng bìa trên đèn kéo quân. Anh chẳng rõ lúc đó đầu óc anh đã nghĩ gì. Mắt anh chăm chăm trông chừng hai chiếc bóng khuất qua bên kia sườn đồi để quay xuồng ngược trở lại bờ. Đôi tay anh thoăn thoắt theo nhịp chèo mỗi lúc mỗi nhanh thêm. Xuồng vừa chạm vào đất là anh vội nhảy lên chạy tới bên lùm dương xách túi lương thực mà anh đã dấu từ hai ngày trước. Mắt trước mắt sau lấm lét như một tên trộm chỉ sợ có người bắt gặp, anh quăng người vội chạy trở lại xuồng và mải miết chèo.Phải mất hai tiếng đồng hồ chèo không nghỉ tay anh mới tới chỗ đầm này neo xuồng giả dạng một người đi câu. Ông Lã Vọng bất đắc dĩ đang thực sự cho thời cơ thuận tiện. Ngọc cẩn thận kéo chiếc nón lá sụp xuống che mặt. Mấy con cá nhỏ vừa câu được nhảy lanh chanh trong lòng xuồng chật hẹp chạm vào chân anh nghe lành lạnh nhớt nhát. Nhìn đôi bàn chân đen đủi mốc thếch anh nghĩ tới những ngày leo núi đẵn cây đóng xuồng. Cũng mất cả năm chứ ít ỏi gì. Anh phao tin khắp làng là anh đóng xuồng để đi câu và chở khoai. Nhà anh có một khoảnh đất trồng khoai trên một hòn đảo cách nhà bằng một vạt nước lớn. Vậy thì ai mà chẳng tin. Còn đi câu kiếm thêm ít cá cho những bữa ăn đạm bạc là chuyện thường tình như mọi người. Vả lại với chiếc xuồng dài bốn thước ngang vỏn vẹn có một thước thì cũng chỉ quẩn quanh gần bờ chứ đi đâu xa được. Huống chi là toan tính vượt biên.Nhưng trong đầu Ngọc là cả một kế hoạch lớn lao. Anh nhất định phải ra địỞ làm sao được với những áp bức, bóc lột, chèn ép của bọn cán bộ xã và đám công an hống hách, ngu muội lúc nào cũng rình rập để bắt bớ, hạch xách hoặc kiếm chút ngoại bổng của đám dân ngày càng xác xơ tàn tạ. Đầu óc Ngọc lúc nào cũng chồng chất hận thù trong khi môi miệng vẫn phải vâng vâng dạ dạ ngoan ngoãn như một em học sinh tiểu học. Làm sao mà đi, câu hỏi quay cuồng rối rít chẳng bao giờ bắt được câu trả lời. Mỗi mạng trên tàu là cả núi tiền. Đào đâu rả Cuối cùng anh thấy chỉ còn cách tự đóng xuồng ra đi một mình. Coi như thí cái mạng sống chẳng ra sống, chết chẳng ra chết. Mà chết có khi còn dễ chịu hơn sống. Chết cho cuộc thử thách một đời thì còn có gì để mà hối tiếc. Nhưng sự liều lĩnh của Ngọc là một kiều lĩnh có tính toán. Anh khéo léo gợi chuyện với những người nhiều kinh nghiệm đi biển để lường trước những hiểm nguy, giảm thiểu những bất trắc và tránh những ngỡ ngàng với sóng gió giữa trời nước mênh mông.Anh lựa những cây thật chắc xẻ thành ván dầy hai phân, những cây đà dầy năm phân, đóng kỹ lưỡng và trét kín tỉ mỉ từng chút một thành một chiếc xuồng chắc chắn bền bỉ. Hai bên xuồng anh dùng móp làm hai cái phao dài gắn ở mỗi bên để xuồng khỏi lắc lự Phía đằng lái có một bánh lái chính, một cây chèo cột chặt với một chiếc cọc phía bên phải xuồng, giữa xuồng là một cột buồm chắc chắn. Cánh buồm cắt từ một góc chiếc dù màu xanh của binh chủng Nhảy Dù cũ. Anh cẩn thận dấu cột buồm vào một chỗ kín đáo và chỉ gắn trước khi đi. Phía trước xuồng anh còn làm thêm hai bánh lái phụ cho chắc ăn.Ngọc sửa lại thế ngồi. Miếng nệm nhỏ lót trên thanh ngang xuồng làm anh khó xoay trở. Đầu cành câu bỗng nằng nặng. Anh giật lên. Một chú cá loằng ngoằng trên mặt nước. Lớp vẩy nhỏ lấp lánh như sao sạ Cá hôm nay có vẻ chịu ăn mồi. Anh câu chơi chơi để cho lúc thuận tiện phóng ra biển mà cũng được tới khoảng năm chục con. Anh đập đầu cá phơi trên mép thuyền để dành làm lương thực phòng khi thiếu hụt. Nghĩ tới lương thực anh giật mình lo lắng. Hồi nãy hấp tấp chui vào lùm dương lấy đồ anh đã quên không đào hộp khoai lang khô chôn dấu dưới đất. Anh đập tay vào đầu tức giận. Sao lại vô ý đến như vậy không biết nữa. Hộp khoai là món lương thực dự trữ chính mới chết chứ! Anh ngồi thừ người tính toán. Từ Đà Nẵng tới đảo Hải Nam, nơi anh nhắm tới, phải mất khoảng mươi ngày. Trong xuồng chỉ có ba gói bánh khảo mỗi gói có sáu miếng bánh nhỏ, ba gói bánh trung thu nhỏ mỗi gói bốn cái. Sáu gói bánh mỗi gói chắc chỉ đủ ăn một bữa lót lòng. Thêm được một nắm cơm với vài cục đường trù tính ăn ngay ngày hôm naỵ Nước chỉ có năm lít đựng trong chiếc can nhựa nhỏ. Sao mà đủ được? Anh nhìn đám cá nằm phơi bụng quanh mạn xuồng. Đúng là của trời chọ Mấy chục con cá này cũng cầm cự được thêm ít ngày. Anh chặc lưỡi. Mạng sống còn chưa tính, tính chi mấy chuyện vụn vặt.Mặt trời đã trèo lên tới đỉnh. Chiếc bóng của Ngọc đội nón lá ngồi trên xuồng lùn tịt nằm gọn gàng thành một đốm tròn vọ Giờ này là giờ vắng vẻ. Ngọc nhìn quanh. Không có gì khả nghị Tiếng mìn nổ phá núi của toán công nhân lấy đá như những phát súng lệnh. Anh bương bả chèo ra hướng biển. Người anh căng cứng. Mồ hôi ứa ra nhớp nháp. Hai mắt đăm đăm nhìn mũi xuồng nhấp nhô theo từng nhịp chèo. Đầu óc anh trống rỗng lạ lùng. Như một miếng kính trong suốt trắng xóa. Từng sợi gân, từng mạch máu bóp bóp vào chiếc sọ lạnh tanh làm anh nhức nhối quờ quạng. Hai tay anh nhịp nhàng lên xuống hòa điệu với thân hình uốn éo hoạt động như một bộ máy còn nguyên vẻ háo hức miệt mài.Từng giờ từng giờ trôi quạ Mái chèo vẫn nhịp nhàng rẽ nước. Con xuồng nhỏ hối hả trốn chạy khỏi đất liền. Ngọc cho mũi thuyền chạy thẳng băng xa bờ. Nước đậm màu dần. Màu xanh nhạt đổi thành màu xanh đậm, trở qua màu tím đục rồi đen kịt. Ngọc biết là anh đã bỏ lại khá xa làng quê anh. Anh bất chợt quay đầu lại. Bờ biển ở phía sau đã mang hình dáng cong cong. Bài địa lý những năm tiểu học chập chờn trước mắt anh. Cái dáng hình chữ S nhọc nhằn mà anh đang vội vã rời xa làm ruột gan anh bầm tím. Ngày hôm nay là ngày anh phải nhớ. Ngày 18 tháng 6 năm 1986. Nếu sống anh sẽ ghi lòng tạc dạ. Nếu chết chắc chắn gia đình anh sẽ chọn hôm nay làm ngày giỗ anh. Mắt anh nặng buồn. Lòng anh chĩu xuống. Con xuồng chao nghiêng làm anh giật mình sực tỉnh. Phảisống cái đã! Mắt anh muốn dõi về phía trước nhưng đầu anh cứ từ từ quay trở lại. Như có một sợi dây vô hình kéo đầu của một con rối. Mặt trời đã khuất sau dãy núi mờ mờ phía xạ Những ánh đèn nhỏ như những con đom đóm bò lên bò xuống trên hai con dốc. Anh biết đó là những chiếc xe đang chạy trên đèo Cả và đèo Hải Vân. Quê hương đang co mình thu nhỏ lại trước đôi mắt thẫn thờ của anh.Tiếng phì phò ầm ĩ phía trước mũi xuồng kéo anh trở về thực tại. Tầm mắt anh chạm vào những khối lổn nhổn đen xì đang vùn vụt phóng tới xuồng. Anh hốt hoảng ngồi trơ mắt nhìn. Toàn thân anh bất động không biết phải phản ứng ra sao. Từng khối đen bóng vẫn phăng phăng rẽ nước tiến tới. Anh chợt nhớ tới câu chuyện kể lại kinh nghiệm của những người đi biển về hiện tượng này. Cá heo! Một đàn cá heo khoảng mưoi lăm con đang hướng tới anh. Cá heo là một loại cá hiền. Anh thầm mong những lời kể anh đã được nghe không sai sự thực. Cằm anh bạnh ra cố chống đỡ cho thân mình khỏi run bần bật. Dù hiền cách nào đi chăng nữa thì đám cá khổng lồ này chỉ cần vẫy nhẹ đuôi một cái là xuồng anh tan tành như không. Tiếng phì phò càng lúc càng mạnh làm đầu óc anh căng thẳng nhức nhối. Anh muốn nhắm mắt lại phó mặc cho số phận đẩy đưa. Những phiến lưng cá lớn lao bóng nhãy nhảy múa trước mắt anh. Khoảng cách mỗi lúc mỗi thu ngắn lại. Chỉ còn khoảng trăm thước nữa là xuồng anh chắc chắn sẽ quay cuồng như một chiếc lá tội nghiệp trước khi hất anh xuống biển. Bỗng như được điều khiển bởi một sức mạnh vô hình, đoàn cá dắt díu nhau quẹo qua bên phải xuồng kéo nhau đi về phía nam. Ngọc thở phào nhẹ nhõm. Ngàn cân lo sợ phút chốc như được đổ ào xuống mặt biển. Người anh rũ ra như một tàu chuối héo uá. Nỗi vui mừng quá lớn lao làm anh ngơ ngác mềm nhũn.Trời nước đang dần dần đen kịt lại. Bóng đêm như một chiếc bao bố chụp kín Ngọc. Anh rùng mình nhớ lại cảm giác ứ nghẹt hồi anh lên sáu khi đang ngồi chơi trong góc sân vào lúc trời nhá nhem tối bị bà chị tinh nghịch úp chụp chiếc bao gạo cũ lên người. Mùi ẩm mốc rít kịt, những hạt bụi ồ ạt chui vào mũi và nỗi sợ hãi ùa tới như một bàn tay thô lỗ bóp nghẹt ngực anh làm anh bàng hoàng tưởng mình đang cô đơn trong cỗ hậu sự của bà ngoại nằm câm nín hãi hùng ở một góc tối trong nhà. Bây giờ mình anh cô đơn giữa biển cả tối tăm, cảm giác của thời thơ ấu đã bùng dậy làm anh hoảng hốt. Anh thấy như ngộp thở giữa bao la trùng điệp của biển. Anh thu người lại trong nỗi cô quạnh tuyệt đối. Mình anh nhỏ bé chìm ngập trong cái vô cùng của đại dương. Bốn bề như những cánh tay rét mướt dồn ép anh vào nỗi sợ hãi của con người nguyên thủy co quắp giữa vũ trụ mênh mông. Đầu óc anh thiếp đi bàng bạc nỗi trống vắng tột cùng. Không gian như trốn chạy, thời gian nhưmất hút, chỉ có cái hỗn mang quay cuồng quanh một sinh vật trơ khấc trần trụi trong tăm tối. Anh thèm đến tận ruột gan một hơi thở, một tiếng nói, một bóng hình đồng loại.Gió tây nam nổi dậy kéo Ngọc bừng tỉnh. Anh vội vã giương buồm lên. Cánh buồm tội nghiệp méo mó mau chóng ôm đầy một bụng gió. Mép buồm phần phật như những bàn tay ấm áp đang ra sức vươn mình tới nắm bắt lấy Ngọc. Những vì sao chen chúc nhau như những mắt đom đóm vướng vít chao đảo trong khu vườn sau nhà những đêm hè ngồi đón chút gió hiếm hoi. Ngọc vội vàng kiếm mấy vì sao quen thuộc để hướng mũi xuồng về phía đông bắc. Trong tay không có hải bàn, anh quờ quạng trên biển ban ngày bằng hướng mặt trời, ban đêm bằng những vì sao sáng. Con xuồng ngoan ngoãn lướt nhẹ trên mặt nước đen như mực tàu.Nước rỉ vào xuồng xâm xấp tới mắt cá chân. Ngọc vội vàng lấy chiếc ca tát nước. Anh đang loay hoay xoay trở thì chiếc xuồng bỗng nghiêng sang bên trái. Cánh buồm sà xuống mặt nước. Ngọc hốt hoảng đứng dạy cố nhấc cánh buồm lên. Vừa lúc đó một cơn gió mạnh thổi tới làm xuồng lật sấp lại. Người anh bừng dạy nỗi sợ hãi thiết thân. Lóp ngóp bám vào thuyền, anh nghe nỗi thất vọng vây chụp kinh hãi. Thế là tiêu tan cuộc vượt biển. Sức đâu mà chống chỏi với nộ khí của biển cả. Thân xác này sẽ làm mồi cho cá dữ sao? May mắn lắm trôi dạt được vào bờ thì cũng tù tội suốt đời. Bước đường cùng mở ra cho anh một nghị lực phi thường. Anh điên cuồng vật lộn với chiếc xuồng để tìm sự sống. Nhờ có phao bằng móp gắn chặt hai bên nên xuồng chỉ chìm lưng chừng mặt nước. Loay hoay quanh chiếc xuồng một hồi, anh tìm cách tựa vào một bên xuồng dùng sức mạnh cố lật ngửa xuồng lên. Một lần, hai lần, anh kiên nhẫn tung hết cả hơi thở cho sự sống còn. Cuối cùng xuồng bung lên nhấc bổng niềm hy vọng của Ngọc. Anh nhanh nhẹn tung người lên xuồng dùng nón tát nước ra. Đôi cánh tay anh hối hả đẩy từng lượng nước tai quái ra khỏi xuồng. Chiếc xuồng từ từ nổi lên mang cuộc sống khoan thai trở lại. Cuộc sống không trở lại xuông mà mang theo những rắc rối của nó. Ngọc ngồi kiểm lại chút gia tài còm cõi mang theo. Những thứ anh cột chặt vào xuồng vẫn còn đó. Sáu gói bánh thì ba gói bánh trung thu bị nước tham ướt sũng, chỉ còn ba gói bánh khảo tạm dùng được. Mấy con cá câu được chỉ còn vài con mắc trong rổ. Chiếc cần câu và con dao vẫn còn dính vào thuyền. Bình nước vẫn còn làm Ngọc yên tâm phần nào. Duy có chiếc hộp nhựa đựng diêm quẹt và thuốc say sóng đã đi vào lòng biển. Anh tiếc ngẩn ngơ chiếc hộp quí giá này. Diêm quẹt trù để dùng nếu xuồng bị đánh dạt vào một hoang đảo nào đó. Lửa nấu nướng, lửa sưởi ấm, lửa mang lại sinh khí để tiếp tục cuộc vượt biển. Vậy mà lửa đã tắt ngấm dưới ngọn gió ác độc. Thuốc say sóng là thứ anh không thể thiếu. Sóng gió biển cả anh không dễ gì chịu đựng nổi. Trưa nay anh đã uống một viên và dự tính cứ cách vài giờ phải dùng thuốc một lần. Những viên thuốc quí giá mà anh đã khổ công thu thập trong một khoảng thời gian dài nay đã vượt khỏi tay anh. Anh sững sờ không biết sẽ xoay sở cách nào khi bị thần sóng vật tơi tả. Trong trăm điều trù tính những bất ngờ của cuộc hải hành anh không dành chỗ cho sự bất ngờ tệ hại này.Nhìn cánh buồm no gió cắt đi một mảnh trời trước mặt, Ngọc chưa bao giờ thấy đầu óc vần vũ như vậy. Nếu cứ lý luận, cân nhắc, nghĩ suy thì chắc anh phải quay đầu về. Nếu về thì... Ngọc không dám nghĩ tiếp. Anh lắc đầu cố xua đuổi hình ảnh hừng hực rực lửa của niềm bất hạnh tận cùng không kham nổi. Chỉ có một nước đi. Quyết định một đời mà nghe nhẹ tênh như đi một nước bài trong canh bạc còm.Gió tây nam vẫn tiếp tục thổi đưa xuồng lướt nhẹ trên mặt nước lăn tăn những lượn sóng nhỏ. Ngọc ngắm hướng sao, cài chặt bánh lái và sửa soạn ngủ. Cơn buồn ngủ vội vàng kéo tới làm Ngọc mệt rã rời. Viên thuốc say sóng uống hồi sáng như đã hết công hiệu. Vừa đặt lưng xuống mi mắt đã nặng chĩu như hai miếng thép nguội. Chợp mắt được một chút, anh tỉnh dậy thấy lưng áo ướt sũng. Nước ngập khá sâu trong lòng xuồng. Lại phải dậy hì hục tát nước ra. Xong anh lấy cuộn giây neo buộc từ đằng mũi đến đằng lái nhiều vòng thật chặt. Anh nằm trên giây cho khô ráo. Hai tay gồng sát mạn thuyền, ngón chân kẹp lấy mép thuyền cho khỏi rớt ra ngoài. Anh lấy chiếc áo mưa đắp lên người. Cứ ngủ chừng một tiếng đồng hồ anh phải lò mò dậy tát nước. Giấc ngủ bị cắt từng chặp cũng mang lại cho anh cảm giác khỏe khoắn trong người.Khoảng gần sáng, Ngọc trông thấy một chiếc tàu bỏ neo phía trước mặt. Nhìn cánh buồm màu xanh, anh biết là tàu quốc doanh miền bắc. Anh định lách ra nhưng không kịp. Mặt trăng tròn vành vạnh soi sáng cảnh vật. Anh đánh liều cho xuồng lách phía sau lái tàu khoảng mưoi lăm thước. Nếu người trên tàu phát hiện được xuồng của anh chắc chắn họ sẽ nổ súng. Anh nín thở khi bóng con tàu đè xuống chiếc xuồng đang rón rén bò từng chút, từng chút nghe ngóng. Qua khỏi con tàu một khoảng cách xa anh mới thở phào nhẹ nhõm.Mặt trời từ từ ló lên từ phía chân trời như có người ghé vai đẩy cho nhúc nhích từng chút. Chưa bao giờ Ngọc thấy cảnh trời nước bao la đến thế. Một ngày mới xuất hiện rực rỡ như muốn ôm chầm lấy chiếc xuồng nhỏ bé. Thiên nhiên như một người khổng lồ đang cố đè xuống nuốt chửng tấm hình hài tội nghiệp vất vưởng trên mặt nước xanh biếc. Anh nhìn vào phía bờ. Vẫn chỉ một màu xanh biếc của biển cả. Bụng Ngọc râm ran khó chịu chẳng biết vì đói hay vì đã bị nhấc lìa ra khỏi bến bờ quê hương. Anh mở gói bánh ăn. Gói bánh trung thu bị ướt đêm qua giờ đã nhày nhụa nát bét. Anh trải bánh phơi bên mạn thuyền. Ngọc lấy một chiếc bánh khảo bỏ vào miệng. Miếng bánh nhỏ nhoi mắc nghẽn trong cổ họng khô rang. Anh với bình nước uống. Hớp được một ngụm anh phải bỏ bình nước ra ngay và vội vàng đậy nắp bình lại.Gió ngưng thổi. Cánh buồm không đẩy được con thuyền đi, Ngọc phải dùng tay chèo. Trời nắng chang chang như lửa đổ từ bốn phương tám hướng xuống. Mắt Ngọc hoa lên những đốm sáng tinh quái nhảy múa. Anh kéo tay áo xuống, đội chiếc nón lá trên đầu che nắng. Người anh hừng hực rát rạt như đứng cạnh một đám cháy khổng lồ.Nắng làm gói bánh trung thu anh phơi cứng ngắc lại. Anh bốc một miếng bỏ vô miệng ăn thử. Miếng bánh như một cục đá có mùi khăm khẳm nặng nề. Không thể ăn được. Anh nhìn gói bánh tiếc ngẩn ngợ Giữ lại cũng không ăn được nhưng vứt đi thì không đành lòng. Gói bánh như thách thức làm anh nhức nhối trong đầu. Anh chặc lưỡi chụp lấy vứt mạnh xuống biển. Đầu anh như theo miếng bánh hun hút vào nỗi lo âu thiết thân: số lương thực ít ỏi bị khuyết đi một mảnh lớn, làm sao qua được nỗi đoạn trường chờ đón trước mặt. Một chiếc bánh nhỏ, một hớp nước cho mỗi bữa ăn không đủ giữ cho tay anh nhanh nhẹn chèo chống. Mái chèo càng lúc càng thêm nặng nề. Những cơn say sóng làm anh tệ mạt thêm. Có lúc anh phải oằn người ra khỏi thuyền ói mửa. Chút bánh ít ỏi trong dạ dày bị tống ra cùng mật xanh mật vàng làm anh mệt nhoài khốn khổ.Ngọc cố gắng dùng sức mạnh tinh thần giữ vững niềm tin vượt thoát. Không thể đầu hàng sớm thế này được. Chưa qua ngày thứ hai mà. Anh đăm đăm nhìn mặt biển thách thức. Ta phải thắng mị Chẳng còn cách nào khác. Anh ngẩng đầu nhìn lên trời. Ánh sáng gay gắt làm mắt anh tối lại như một người bị quáng gà. Thiêu đốt nữa đi! Mi chẳng bao giờ đốt được ý chí của tạ Anh lẩm bẩm trong miệng như một tên điên lạc lõng giữa biển cả. Không thể bỏ cuộc. Không thể chết được. Hai cánh tay anh như được truyền thêm sinh lực. Mái chèo đã vững vàng gạt nước một cách chững chạc hơn. Anh như người mộng du cắm cúi đi về phía trước. Phía của sự sống.Mặt trời chịu thua đủng đỉnh đi xuống. Cái nắng cháy da nhòa đi như thẹn thùng khỏa lấp nỗi ngượng ngùng của kẻ bại trận. Gió tây nam trở lại khiến Ngọc cảm thấy lâng lâng niềm kiêu hãnh. Anh vội giương buồm lên đón gió, cài bánh lái và lăn ra ngủ. Giấc ngủ ập xuống dễ dàng. Ngọc đã quá mệt nhọc sau một ngày cục nhọc với mái chèo.Nắng như một dấu ấn hãi hùng cho ngày thứ ba của cuộc hành trình. Nước trong người như rủ nhau thoát ra ngoài hết. Chưa bao giờ trong đời Ngọc thấy khát nước như vậy. Miệng khô khốc đắng ngắt, cổ họng rít kìn kịt, cả người bần thần khó chịu chỉ muốn cấu xé lôi từng miếng thịt trong người ra cho dễ chịu. Khát cháy ruột cháy gan nhưng không dám uống nước nhiều. Thỉnh thoảng nhắp nhắp một hớp nước như tráng một nước men trong miệng rồi phải lấy hết can đảm đậy bình nước lại. Ngấn nước trong chiếc bình nhựa hững hờ tụt xuống làm Ngọc cảm thay điên lên vì lo lắng. Anh nhắm mắt cầu trời mưa xuống, anh sẽ chìm ngập trong giòng nước ân sủng đổ xuống người anh. Nước. Nước. Niềm hạnh phúc tuyệt diệu đó trốn lánh nơi nào? Anh hé mắt nhìn lên. Chỉ thấy nắng quàng xiên từ khắp phía đổ dồn vào mắt anh. Anh nhìn xuống biển. Nước mênh mông không bờ không bến nhưng chẳng có một giọt nước nào uống được. Những khối nước nhởn nhơ xô giạt quanh anh như chế nhạo. Anh giận dữ đập tay xuống nước. Những hạt nước bắn lên vây kín anh. Một vài giọt chui vào miệng anh mặn chát. Anh phun ra phì phì tức tối.Ngọc lấy chiếc lon múc nước lên dội xối xả vào người. Bộ quần áo ướt sũng bám sát người đẩy lui được cái cảm giác khô khốc khó chịu. Cái nắng tai quái vẫn xúm vào hành hạ anh. Chỉ một lát cơn khát lại lò mò trở lại. Bộ quần áo trên người anh khô lại mau chóng. Tay anh lại quờ quạng lấy lon xối nước. Ướt rồi lại khộ Khô rồi lại ướt. Riết rồi anh có cảm tưởng đang bận một bộ áo giáp ra trận của người xưa. Cứng còng còng như vỏ ốc.Ngọc ngồi thu mình trên xuồng trong nỗi cô đơn tột cùng. Một mình anh trôi dạt giữa mênh mông trời biển. Anh thèm bóng hình đồng loại. Kiếm đâu ra một con người bướng bỉnh thách đố với cuộc sống như anh. Chỉ có mấy con hải âu trắng đục lạng quanh thuyền làm quen với một sinh vật lạ lùng ngồi thu lu như một con ốc buồn phiền. Tiếng kêu của hải âu nghe rời rạc thiết thạ Chúng bay quanh một hồi rồi đáp xuống đậu trên bãi rong biển đang lững lờ trôi. Những chiếc mỏ nhọn hoắt nhẫn nại mổ xuống đám rong kiếm mồi. Lâu lâu chúng lại ngẩng lên nhìn Ngọc bằng những đôi mắt tròn vo ngơ ngác. Ngọc thấy thèm cái thanh thản của những con vật có cánh dễ thương này. Chẳng cứ hải âu, những con ba ba biển lớn như một chiếc chiếu cũng có cái thanh thản không kém. Chúng lật ngửa, nằm sấp như rỡn với những đợt sóng đang tung tăng chạy nhảy chung quanh. Rỡn chán, những khối đen khổng lồ này lại ngóc đầu phì hơi đùa nghịch với những đám rong biển. Ngọc đang cố quên đi cơn khát, trải hồn theo cái vô tư của đám sinh vật hồn nhiên này thì mắt anh chạm phải một cặp đẻn to bằng bắp tay đang quần nhau nằm trên mặt nước. Anh thất thần nhìn chung quanh và thấy thêm nhiều cặp khác đang ngụp lặn dưới nước hoặc nằm giữa đám rong biển. Những thân hình vằn ô màu trắng và nâu giống như cá chình có chiếc đuôi lép làm anh hoảng hốt. Chúng có thể cắn chết người như không. Ngọc vội tránh xa những đám rong e sợ những con vật độc địa này có thể leo theo mái chèo bò lên xuồng.Ngọc đưa mắt lục lọi quanh xuồng xem có chú đẻn du kích nào len lỏi bên anh không. Chết vì may tên ác ôn này thì thật lảng xẹt. Anh nhấc mớ đồ ít ỏi trong thuyền lên để nhìn cho rõ. Không có bóng dáng hãi hùng của rắn biển. Anh chưa kịp yên tâm đã nghe thấy những tiếng phì phò đang ầm ầm kéo về phía anh. Anh nhìn quanh thuyền. Cá heo lềnh khênh nhấp nhô cùng khắp. Chiếc xuồng nhỏ bé nằm giữa một đàn cá heo phô những chiếc lưng đen xì như lưng trâu đang ngụp lặn như muốn xô đắm thuyền. Ngọc cuống cuồng không biết phản ứng ra sao. Anh vội nằm xuống với hy vọng giữ con thuyền thăng bằng khỏi lật. Đàn cá vô tư nhởn nhơ coi bộ không biết có một con tim đang ngất ngư muốn ngừng đập. Đầu Ngọc quay quanh thuyền như một thủ môn đang rình rập một đường banh ác hiểm xăm xăm muốn lọt lưới. Chiếc thuyền mỏng manh bập bềnh cơ hồ sẵn sàng chìm lỉm bất cứ lúc nào. Nhưng bỗng nhiên những chú cá to như những ông hộ pháp rủ nhau bơi đi nhanh nhẹn không kém lúc tới. Tiếng phì phò xa dần làm Ngọc mừng muốn chảy nước mắt. Anh ngẩng đầu lên thầm cám ơn trời xanh. Mắt anh đụng đám mây chiều lững thững trôi quạ Mây còn có chốn về nhưng anh vẫn một mình trôi giạt giữabiển khơi. Anh tủi thân muốn khóc.Ba giờ sáng ngày 22 tháng 6, vừa trở dạy tát nước, Ngọc trông thấy ánh đèn từ phía xạ Anh lặng người chăm chú quan sát. Vệt sáng thôi miên đôi mắt anh. Như ánh mắt nai uống ánh sáng trong đêm khuya. Ánh sáng nằm rõ ràng trên biển như ánh sáng cứu rỗi. Anh mường tượng trong đầu một chiếc tàu đang đứng cho anh. Tung hê tất cả lo lắng, anh xấn xổ cho xuồng đi về phía của sự sống. Thuyền lướt đã nhanh nhưng tâm trí anh còn nhanh hơn nữa. Anh đã nhìn thay bờ bến sống còn. Nỗi tở mở trong anh đẩy mái chèo cuống quít dạt nước. Từng giờ, từng giờ trôi qua mà vùng ánh sáng không thấy gần thêm được chút nào. Anh hoảng hốt. Có thể nào vùng ánh sáng chỉ là ảo ảnh của đôi mắt thèm khát bến bờ của anh không? Anh đưa tay dụi mắt, lắc lắc cái đầu nặng chĩu hoàinghịVùng ánh sáng vẫn còn đó. Anh không mợ Mái chèo tiếp tục nhảy nhót. Mặt trời đã lên. Vầng thái dương soi sáng cho anh thấy một vật đen đứng yên trên mặt biển mênh mông. Chắc là một chiếc tàu lớn đang đứng đợi anh. Người anh như được tiếp cả khối sức mạnh sung mãn. Phải vươn tới trước khi chiếc tàu đổi ý chạy đi. Lại từng giờ nữa trôi quạ Chiếc tàu vẫn còn đó nhưng trí óc anh đã được ánh sáng mặt trời đánh thức dậy. Thuyền của anh như chiếc lá trên biển làm sao chiếc tàu lớn nhìn thấy đứng chờ. Sự tỉnh táo của trí óc làm anh vừa mắc cở vừa tiếc nuối. Anh chẳng còn thời giờ suy nghĩ vẩn vợ Phải bắt lấy chiếc tàu. Đôi tay anh hăng hái cố thu ngắn khoảng cách. Mặt trời đã lên gần đỉnh đầu. Mắt anh nhìn thấy những chiếc chân sắt cắm xuống mặt nước nâng đỡ một khối đen càng lúc càng rõ dần. Anh đoán đây là một dàn khoan dầu. Xuồng tới gần hơn nữa. Anh thấy rõ ràng hơn. Sau dàn khoan là hai chiếc tàu mang cờ Trung Quốc với hàng số 205 và 207. Thành dàn khoan có vẽ chữ ANHAI No 2. Ngọc mừng rỡ khi thấy những bóng người nhỏ xíu như những con búp bê lui tới trên dàn khoan. Anh xé ống quần đen đang mặc cắt thành chữ S.O.S. đính vào cánh buồm rồi giương buồm lên chèo tới. Những người trên dàn khoan đã nhìn thấy thuyền của anh. Họ đứng sau thành dàn chờ. Anh trông thấy những chiếc đầu tóc đen chen lẫn với những chiếc đầu tóc vàng. Ngọc nhìn thay những chữ NO SMOKING, EXIT chen lẫn những chữ Hán trên dàn. Khi thuyền anh còn cách dàn khoảng trăm thước, họ ra lệnh ngừng lại. Anh giơ bình nước lên cao làm dấu xin nước. Thủy thủ trên một chiếc tàu vẫy tay gọi tới. Họ thả xuống cho anh hai can nước ngọt. Xuồng anh chỉ còn nửa lít nước và một gói bánh nên mắt anh hoa lên với số nước dư dả. Anh nhấc một can nước đổ ào ào lên mặt và miệng.Cơ thể anh như hồi tỉnh với làn nước ngọt mát dịu. Anh nhìn lên đám đồng loại trên tàu với đôi mắt biết ơn. Người thì mặc áo sơ mi trắng, quần xanh, thắt cà vạt, người thì mặc quần áo xanh công nhân. Tất cả đang nhìn anh với ánh mắt thương hại pha chút thích thú. Ngọc ra dấu trả lại can nước đày, chỉ giữ lại nửa can nước dùng dở. Anh sợ xuồng không chịu nổi sức nặng của hai can nước. Trên tàu thả xuống cho anh ba ổ bánh mì kẹp thịt. Vừa nắm được gói bánh anh vội bỏ vào miệng. Anh nhai nuốt ngấu nghiến như một con thú hư ăn. Chỉ một thoáng ba chiếc bánh đã nằm gọn trong bụng anh. Họ thả một túi gạo xuống cho anh. Anh lắc đầu không lấy.Ngọc thay khó chịu trong bụng. Mấy hôm nay ăn chút chút cầm hơi bây giờ ăn một lúc ba chiếc bánh quá no làm anh mệt lử. Anh làm hiệu xin lên tàu. Họ lắc đầu không chọ Ánh mắt anh van nài tha thiết. Sao đồng loại nỡ bỏ nhau? Anh làm tới nắm chắc sợi dây đưa đồ ăn không thả ra. Tiếng loa trên tàu oang oang may câu tiếng Hoa. Anh chẳng hiểu gì cả. Bỗng tàu nhúc nhích chạy. Anh không kịp thả dây ra. Xuồng anh chòng chành muốn chìm. Nước vô thuyền từng đợt ào ào. Anh vội tát nước ra. Người anh mệt lả. Anh nằm xuống nhắm mắt lấy chiếc nón lá che mặt. Anh cảm thay bềnh bồng ngất ngự Con thuyền trôi dật dờ trên biển.Một lát sau Ngọc nghe thấy tiếng xuồng máy. Anh mở mắt nhìn. Khoảng chục người Mỹ và Hoa ngồi trên một chiếc xuồng được tàu thả xuống. Họ gọi anh tới sát xuồng cho một bao lớn trong có năm gói bánh bích qui, bốn chai nước bằng nhựa trắng và sáu lon nước ngọt 7 Up dính vào nhau bằng móc nhựa. Bụng đang no mà anh cũng không thể kềm được đôi tay mở lon nước ngọt. Anh ngửa mặt lên tu một hơi. Anh tưởng như đang được uống nước thánh nơi chốn thiên đường. Một người trên xuồng máy chụp hình anh. Anh chỉ tay vào cổ tay trái có ý hỏi giờ. Họ giơ bốn ngón taỵ Đã bốn giờ chiều. Anh giơ tay chỉ về một phía hỏi: "Hong Kong? Hai Nam?". Họ nói một tràng tiếng Anh. Anh lắc đầu không hiểu. Họ chỉ tay về một hướng nói: "Hai Nam". Anh hiểu đó là hướng tới Hải Nam. Anh giơ tay vẫy chào. Họ giơ tay chào lại: "Bye! Bye!".Ngọc cho xuồng đi mà mắt còn nhìn đám người trên xuồng máy, những người mang đến cho anh niềm vui lẫn nỗi buồn. Vui vì nhìn thấy bóng hình con người sau những ngày cô đơn trên biển cả, vì được ăn uống no nê và khỏi phải bận tâm về lương thực trong những ngày tới. Buồn vì bị từ chối không cho lên tàu, không được chung cái ấm áp của đồng loại, buồn vì phải xa lìa con người, ôm lại nỗi cô đơn một mình trước sóng gió. Anh nhắm hướng cho thuyền lủi thủi trôi trên biển.Thuyền trôi chưa được bao lâu, Ngọc thấy một chiếc tàu đánh cá nằm trên đường đi của xuồng anh. Anh không tin ở mắt mình khi thay số đăng ký của quốc doanh đánh cá Đà Nẵng. Sao lạ vậy? Anh mới roi dàn khoan của Trung Quốc, vậy đây phải gần hải phận Trung Quốc lắm, sao có chiếc tàu đánh cá Việt Nam nằm đây? Những chiếc thuyền thúng kéo lưới rải rác đó đây làm Ngọc lo ngại. Họ có thể bắt giữ anh nếu nghi là vượt biên. Mà trên thuyền của anh lại có số lương thực khả nghi vừa được dàn khoan chọ Anh vội lấy áo mưa phủ lên gói lương thực, làm bộ tỉnh táo vượt qua một chiếc thuyền thúng gần anh nhất. Anh cố giữ khoảng cách càng xa càng tốt. Lúc tới ngang thuyền thúng, người trên thuyền quay lại chăm chú nhìn anh. Ngọc lên tiếng trước:- Hơ!Tiếng trả lời mừng rỡ:- Hơ! Việt Nam phải không?- Phải.- Làm chi đó?- Câu.- Tàu đâu?- Tàu đậu trong kia thả thuyền ra câu.- Tới đây cho ít mồi này.- Cám ơn. Có mồi rồi.- Anh ở đâu vậy?- Huế.Còn anh ở đâu?- Đà Nẵng. Này, coi chừng tàu Trung Quốc mới đuổi tụi tui đó!- Vậy hả?- Về Đà Nẵng đi hướng nào vậy?Ngọc chỉ đại hướng mới đi ra. Anh tìm cách rời xa đám này. Chần chừ có thể bị lộ lắm. Anh giơ tay vẫy chào:- Chào anh tôi đi nghe!- Ờ!Ngọc vội chèo xuồng đi một nước không quay đầu lại.Mặt trời vừa lặn hết, gió tây nam trở lại, Ngọc vội giương buồm lên, nhắm đúng hướng sao, cài bánh lái thật chặt rồi nằm xuống ngủ. Giấc ngủ tới thật chậm chạp và nặng nề.Mờ sáng ngày 23 tháng 6, Ngọc không nhìn thấy dàn khoan nữa. Trời đột ngột vần vũ. Phía xa xa trắng xóa màn mưa. Gió lớn thổi ào ào về hướng Đông. Anh lo sợ nhìn cơn giông đang kéo tới. Phải làm sao giữ cho thuyền khỏi bị đắm. Anh vội kéo giây neo, cột chiếc bi đông rỗng cách xa neo chừng hai thước rồi quăng xuống biển làm neo nổi để mặc cho xuồng trôi với phía mũi luôn luôn giữ theo hướng gió. Thủ thuật này anh đã học được của những người kinh nghiệm đi biển. Chỉ một lát sau mưa ào ào quật tới tấp vào xuồng. Ngọc ngồi mặc áo mưa hối hả tát nước ra. Con thuyền bé nhỏ lùng bùng trong khối nước phũ phàng trắng xóa. Ngọc chẳng còn biết phương hướng nào trong cái mù mịt đang vây phủ anh như một tấm vải liệm khổng lồ. Anh mải mê chống đỡ không hở taỵ Hơn một tiếng đồng hồ tả xung hữu đột làm anh mệt nhoài khôn tả. Nếu cơn giông kéo dài chắc anh không đủ sức chịu đựng. Anh vừa tát nước vừa thầm cầu trời cho biển êm gió lặng. Chỉ một lát sau, mưa gió yếu dần rồi hết hẳn. Anh thở phào nhẹ nhõm. Lại thêm một lần tai qua nạn khỏi.Sau cơn giông, trời quang mây tạnh. Ngọc nhìn thầy mờ xa có dáng núi là đà trên mặt nước. Anh đoán là xuồng anh đang ở hải phận của Trung Quốc và đất liền phía trong hẳn là đất Trung Quốc. Đảo Hải Nam chăng?Anh thầm mong điều suy luận của anh là đúng. Nhưng anh bỗng lo sợ vì ngôn ngữ bất đồng nên may người trên dàn khoan chỉ lộn hướng và anh đang trở về Việt Nam. Anh như người mù quờ quạng giữa bốn phương tám hướng. Phải vào thăm thú mới biết được. Khi gió tây nam thổi, anh giương buồm đâm thẳng vào bờ, khóa bánh lái rồi ngủ.Khoảng mười giờ đêm, khi Ngọc thức dậy tát nước, anh thấy hai chiếc tàu lớn rực rỡ ánh điện cao ngất. Nguy quá! Xuồng anh không có đèn. Nếu hai chiếc tàu này đâm thẳng vào xuồng anh thì cả xuồng lẫn người sẽ tan nát trên mặt biển. Anh chăm chăm nhìn hai chiếc tàu lướt ngang quạ Không đụng. Anh thầm nghĩ trời lại thương anh lần nữa.Sáng ngày 24 tháng 6, lại một cơn giông thổi từ trong bờ ra. Lần này cơn giông nhẹ hơn nên Ngọc cũng đỡ vất vả hơn. Anh vẫn cố gắng nhắm hướng núi cho thuyền vào bờ. Mắt đã thấy núi từ hôm qua mà sao đường vẫn xa vời vợi. Những ngọn núi giăng giăng trước mặt làm Ngọc phân vân không biết nơi nào gần nhất để hướng mũi thuyền tới. Anh đành cứ nhắm vào ngọn núi nào thay rõ nhất vì anh nghĩ đó là đoạn đường ngắn nhất. Đất liền mới thấp thoáng trước mắt mà lòng Ngọc đã nôn nao bồn chồn. Những con sóng lao xao xô đẩy quanh thuyền làm anh rời rã. Anh nghĩ tới một bến bờ như một nơi nương tựa vững chắc sau những đêm ngày bập bềnh chao đảo. Mặt trời đỏ ong đang sà dần xuống mặt biển. Ngọc ăn bánh uống nước thầm mong đây là bữa ăn cuối cùng trên biển cả. Gió tây nam trở lại như một người bạn đúng hẹn. Ngọc giương buồm, cài bánh lái, nhắm thẳng vào bờ gần nhất rồi anh nằm xuống ngủ.Sóng ầm ầm đánh thức Ngọc dạy. Tiếng sóng mạnh mẽ hối hả như vậy khiến Ngọc đoán là xuồng đã vào gần tới bờ. Mặt trời vừa ló dạng tỏa những chùm ánh sáng yếu ớt soi sáng cho Ngọc thấy vùng đất trước mặt. Con thuyền nhỏ bé rùng mình trước những đợt sóng nhấp nhổm xô đẩy nhau chạy vào bờ. Ngọc sợ những đợt sóng quái ác này sẽ đập vỡ con thuyền nên vội vàng chèo trở ra chạy song song với bờ đất. Một vài thuyền đánh cá chạy ngang. Anh vội vàng lấy chiếc bao trắng đựng bánh của dàn khoan cho buộc vào đầu cần câu giơ lên phất lia lịa cầu cứu xin dắt vào bờ. Mấy con tàu vô tâm làm ngơ tiếp tục di chuyển. Ngọc chán nản nhìn theo bằng ánh mắt vừa tủi hận vừa cam chịu. Anh cố gắng đưa thuyền vào bờ. Dòng nước ngược làm con thuyền bướng bỉnh không chịu nhúc nhích theo nhịp chèo mạnh mẽ của anh. Anh loay hoay lựa hướng vất vả trăm bề mới đưa được con thuyền vào bờ. Anh neo thuyền, kiểm lại thấy còn một gói bánh bích qui lớn, ba chai nước ngọt, một can nước và con dao. Anh đặt chân lên bờ vào lúc 10 giờ sáng ngày 25 tháng 6 sau tám ngày đêm dở sống dở chết trên biển. Anh đi sâu vào đảo bằng những bước đi khệnh khạng cáng náng. Hai bên bẹn đau nhói xót xa theo nhịp bước. Nước muối anh dội trên người cho qua cơn khát đã làm những kẽ trên người anh lở loét đau đớn. Anh nhìn thấy một căn chòi tạm bằng tranh nằm giữa bụi dứa phía trước mặt. Hai ông bà già ngồi chong mắt ngạc nhiên nhìn anh đi tới. Nhìn quần áo, anh biết họ là người Hoa. Anh thở phào nhẹ nhõm, vui mừng vì không đặt chân lên quê hương mình. Anh đã tới nước người. Nỗi mừng vui làm anh nghẹn ngào chua sót.Mấy người dân chài lưới xúm xít vây quanh Ngọc nhìn anh bằng những cặp mắt ngạc nhiên như thể anh từ một thế giới khác tới. Họ chỉ chỏ xí xô hỏi anh. Anh lắc đầu không hiểu. Những bộ mặt đen đúa nằm dưới những chiếc nón có chóp nhọn nhe răng ra cười ngây ngộ Anh liếc nhìn thay có chiếc giếng nước bèn làm bộ điệu xin tắm. Họ gật đầu. Anh múc nước xối lên người. Nước chảy tới đâu muối tan ra tới đó. Anh cảm thấy sự thoải mái chạy từ từ khắp người. Bộ quần áo dầy như mo cau mềm lại theo dòng nước ngọt. Người anh như được hồi sinh. Nhẹ nhàng từ thân xác tới tâm hồn. Sự bình an tươi mát như một cơn mưa tham suốt trong anh.Anh nhìn ra con thuyền thân thương đã đưa anh tới bến bờ. Mấy người chài lưới đang lục lọi lấy đồ trong thuyền. Chợt lóe trong anh một ý nghĩ khôi hài: ít ra mình cũng có chút quà cho những người chủ nhà mới quen này. Anh làm dấu xin cơm ăn. Họ mang cơm cá đến và đứng nhìn anh ăn ngon lành. Anh cúi đầu ăn không biết ngượng. Chỉ khi bụng đã lưng lửng no anh mới cảm thấy mình tội nghiệp như một tên hành khất khốn khổ ngốn từng vốc cơm trước con mắt thương hại của những người tốt bụng. Ăn xong anh ra dấu muốn ngủ rồi trải áo mưa trên cát ngủ li bì không biết trời trăng gì.Khi anh mở mắt dạy thì trời đã nhá nhem tối. Mắt anh nhức nhối như bị một con dao cào xát. Cái nắng chói chang trên biển cả đã làm mắt anh đau mở không muốn ra. Chỉ còn hai người đàn ông đứng tuổi và một thanh niên ngồi lại chòi canh. Họ thắp đuốc mang đến cho anh cơm và mấy khúc cá chuồn lớn bằng miệng chén bảo ăn. Cá tanh nhưng ngọt lịm. Họ nhìn anh ăn với ánh mắt thích thú vô cùng. Ăn xong anh viết chữ Hainam lên cát, lấy tay chỉ vào hỏi. Họ gật đầu nói: "Hainam". Anh chắc chắn mình đã tới bến. Nước mắt anh bỗng nhiên trào ra. Nỗi mừng râm ran khắp người. Anh cảm thấy người lảo đảo. Như vẫn còn những lượng sóng bập bềnh chung quanh.Ba cặp mắt nhìn anh hỏi han. Anh nghe loáng thoáng thấy chữ baba, mamạ Anh gật đầu. Họ cười. Anh viết chữ Vietnam lên cát. Họ gật đầu. Một người làm dấu đeo nhẫn nơi ngón taỵ Anh đoán họ hỏi anh có vợ chưa. Anh gật đầu. Họ làm bộ điệu ẵm con nhỏ. Anh giơ một ngón taỵ Họ cưoi nói: "Hẩu à! Hẩu à!". Câu chuyện khập khiễng như vậy mà vui. Những cái đập vai mạnh mẽ, những nụ cười chân chất, những câu nói mạnh ai nấy nghe làm Ngọc cảm thấy ấm cúng tình người. Biển vẫn còn dạt dào bên cạnh mà anh thấy như đã xa lắm những giờ phút cô đơn trong con xuồng nhỏ.Sao đã trải ra đầy trời. Họ rủ Ngọc vào chòi ngủ. Nhìn căn chòi nhỏ bé, Ngọc làm hiệu muốn ngủ ở ngoài. Anh xuống bãi khiêng thuyền lên, lật úp lại rồi chui vào đắp áo mưa ngủ. Những ngày chống chỏi với sóng gió hiểm nguy, đầu óc Ngọc dồn hết vào sự sống còn của bản thân. Đêm nay tạm nằm an lành trên đất liền hình ảnh vợ con, cha mẹ, xóm làng xúm xít kéo tới. Mỗi khuôn mặt là một tiếng thở dài. Anh như chới với trong cái vời vợi cách trở. Biết bao giờ mới được ôm lại vợ con, nhìn lại cha mẹ, sống lại với xóm làng. Anh chẳng có một chút hy vọng nào trước mặt. Câu chuyện múa may bằng tay với những người chài lưới chat phác trở lại với anh. Họ hỏi thăm bố mẹ vợ con anh một cách tự nhiên như những điều mà mỗi con người đều phải có. Những mắt xích ruột thịt dịu dàng nối kết cuộc sống. Vậy mà anh đã gạt tất cả để một mình vất vưởng nổi trôi vô định. Những hạt cát dưới lưng như muôn ngàn mũi kim châm chích vào da thịt làm anh đau nhói tới tâm can. Giấc ngủ chập chon ma quái như có như không.Ngọc đang mơ mơ màng màng thì nghe thấy tiếng đập vào xuồng. Anh nhấc xuồng, lật áo mưa ngó mặt ra coi. Hai người mặc đồ ka ki vàng, đeo súng lục đứng nhìn anh. Anh vội ngồi dậy. Một người ôm trái dưa hấu trên tay vẫy anh thân thiện. Họ ngồi xuống đập trái dưa hấu mời Ngọc ăn. Anh nhanh nhẹn đỡ miếng dưa vì sợ sệt không dám làm trái ý những người có súng. Họ cười, cắn dưa và ra hiệu bảo anh ăn. Miếng dưa ngọt mát làm Ngọc tỉnh táo. Ba người ăn hết trái dưa rồi họ đứng dạy ra dấu bảo anh ngủ tiếp. Ngọc ngẩn người nhìn họ đi rồi chui vào thuyền. Anh nghĩ có lẽ họ được thông báo sự có mặt của anh nên mang trái dưa hấu ra chào mừng khi họ đi tuần trạ Anh cảm thấy ấm áp trong lòng.Ánh sáng len lỏi vào thuyền đánh thức Ngọc dậy. Đã lâu lắm mới có một buổi sáng chồm dạy đứng trên hai chân vững vàng như sáng hôm naỵ Anh kiếm nước rửa mặt rồi đứng nhìn quang cảnh chung quanh. Nơi đây có lẽ chỉ là một góc khuất nẻo xác xơ của đảo Hải Nam. Nếu chôn chân ở đây anh không hy vọng tới Hồng Kông được. Phải kiếm tới nơi thị tứ. Anh mau chóng quyết định tiếp tục cuộc hành trình e sợ sự chậm trễ sẽ làm tinh thần anh lụn bại không dám nhào ra biển lại. Gặp mấy người chài lưới hôm qua, anh làm dấu chào tiếp tục ra đi. Họ cản anh lại chỉ tay ra sóng gió ngoài biển. Anh lắc đầu cương quyết. Họ mang cơm cá ra cho anh ăn. Ăn no rồi họ còn bọc thêm cho anh một gói. Anh sợ cá để lâu sẽ tanh nên không lấy cá. Họ đưa cho anh thêm gói muối và bình nước. Anh vác thuyền xuống biển. Họ đứng vẫy tay từ giã. Anh thấy bùi ngùi lưu luyến những con người tốt bụng chất phác này.Ngọc căng buồm đón gió tây nam đẩy xuồng đi. Anh cảm thấy khỏe khoắn sau một ngày nghỉ ngơi tắm rửa trên đất liền. Xuồng mềm mại chạy dọc theo đảo. Đất liền khi tỏ khi mờ bên phía tay trái như một chỗ dựa vững chắc khiến anh an tâm. Sóng lao xao vỗ vào mạn xuồng đùa nghịch giờ nọ qua giờ kia. Ngày mau chóng trôi quạ Trời sụp tối nhanh chóng. Anh định cho thuyền ghé vào bờ để ngủ thì thấy một bãi cát dài nằm vắt bên bờ đảo. Chẳng có một eo biển nào cho thuyền anh ghé đỗ. Đành phải thả neo ngủ trên xuồng. Sóng như những anh khổng lồ không tim nhồi xuồng không chút xót xạ Ngọc sợ sẽ có những ngọn sóng vỗ cao làm chìm xuồng nên vội vàng nhấc neo chèo thuyền ra xa bờ hơn. Những ngọn sóng ngoài khơi bớt hung hăng làm Ngọc yên tâm bỏ neo ngủ tiếp. Giấc ngủ chập chờn rung rinh làm Ngọc thèm cái an bình vững chãi trên đất liền đêm trước.Trời vừa hừng sáng, đám tàu đánh cá đêm lừng lững trở về. Chiếc xuồng nhỏ cheo leo bên những con tàu lớn làm anh thấy hết cái mỏng manh phận mình. Anh đứng lên lấy nón vẫy làm hiệu cho đoàn tàu tránh xa sợ chạy sát quá đứt dây neo của xuồng. Đoàn tàu an lành vượt quạ Ngọc kéo neo, tiếp tục chèo thuyền theo ven biển khi mặt trời rạng rỡ trở lại. Đôi tay anh nhịp nhàng đẩy mái chèo đưa con thuyền nuốt từng thước nước. Không còn ám ảnh bởi đói khát, không còn canh cánh nỗi hiểm nguy, cuộc hành trình đã nhẹ nhàng đi nhiều phần. Không còn sự thách đố của biển cả mà chỉ còn cung cách đối xử của con người. Anh đã được đón tiếp tử tế ngày hôm qua, nhưng sao lòng anh vẫn vẩn vơ e ngại sự hắt hủi của những ngày tới.Mặt trời ngất ngưởng trên cao soi bóng con thuyền co quắp tội nghiệp. Ngọc nhìn thấy lối vào cảng của tàu đánh cá. Anh cho thuyền trực chỉ vào đất liền. Từng bầy thanh niên thiếu nữ đội mũ tai bèo chạy ra bờ. Anh thả neo bước lên bờ xin cơm ăn. Cho ăn xong họ đuổi anh đi liền. Anh giơ bình xin nước uống. Một người đang phơi quần áo chỉ anh tới giếng. Một ông già thấy tội nghiệp bưng cho một tô giống như bánh canh bảo ăn. Anh ngồi xuống húp xì xụp tô bánh lẫn lộn vừa bột vừa tôm cua thấy ngon chi lạ. Anh trả lại tô, ú ớ cám ơn ông già tốt bụng. Anh lấy que vẽ trên cát hình chiếc tàu thả giây kéo chiếc thuyền nhỏ để xin kéo thuyền đi. Họ lắc đầu đuổi đi sau khi cho một gói bánh bích qui đựng trong túi nhựa. Anh còn đang nằn nì thì một nhóm người khác đã xô thuyền anh ra biển. Anh vội chạy ra bờ biển kéo thuyền lại, leo lên chèo ra khơi. Anh mải miết chèo tới tối thì gặp sóng lớn nên không có cách nào cho thuyền vào bờ được. Anh vội chèo tới một hòn đảo nhỏ cách bờ độ sáu cây số. Thuyền vừa tới đảo, anh nhẩy xuống tháo hai bánh lái phụ và kéo thuyền lên. Anh đi lòng vòng quanh đảo thấy chỉ có toàn đá và những bụi cây cao ngang đầu gối. Không gặp một bóng người nào cả. Anh hơi rợn người khi thấy mình đứng trên một đảo hoang. Đành phải liều vậy. Anh mở gói bánh ra ăn, uống nước no nê rồi lật úp thuyền xuống chui vào trong ngủ.Sáng hôm sau, Ngọc chèo thuyền ra đi. Chèo mải miết tới trưa mới gặp một bờ biển khá sầm uất. Anh cho thuyền ghé vộ Mắt anh rạng rỡ khi thấy một khu dân cư nho nhỏ với những mái nhà lụp xụp và một khu chợ nhỏ vẻn vẹn vài quầy bán trái cây, giày dép, bánh kẹo như một cái chợ trời nhỏ ở Việt Nam. Anh tới một quầy bán đồ ăn xin ăn. Cái bản mặt nhếch nhác của anh như đã chai lì nên xin ăn thật thành thạo. Họ cho anh một tô cháo trắng bỏ đường và một chén cá nục luộc. Cá vừa tanh vừa mặn xông lên mùi khó chịu. Bụng đói nên thoáng một cái anh đã ăn xong. Một bà già ngồi bên cạnh thương hại cho anh một to giấy bạc. Có lẽ là một đồng vì anh nhìn thấy số một trên tờ giay bạc. Anh cầm tờ bạc, cám ơn và lết tới hàng bánh. Anh giơ tờ giay bạc tay chỉ gói bánh. Bà hàng đưa cho anh một gói, móc túi lấy tiền thối lại. Anh xua tay chỉ vào đĩa bánh chiên trông như bánh cam bên nhà. Bà đưa cho anh hai chiếc. Anh vừa đi vừa ăn bánh. Sao mà ngon lạ ngon lùng đến vậy.Một người đàn ông lớn tuổi đi ngược chiều nhìn anh tủm tỉm cười. Anh cúi đầu chào. Ông đưa tay ra bắt tay anh ý muốn nói chuyện. Anh kéo ông ngồi xuống vẽ bản đồ Việt Nam trên đất rồi chỉ tay vào người nói Việt Nam. Người đàn ông gật gù ra vẻ hiểu. Anh chỉ tay xuống đất hỏi Hải Nam. Ông ta lại gật đầu. Anh chỉ chung quanh hỏi đường đi Hồng Kồng. Ông lắc đầu không biết.Ngọc trở lại thuyền ra khơi tiếp tục cuộc hành trình. Anh giương buồm theo gió tây nam đi tới lúc mặt trời lặn. Những điểm trắng mờ dưới nước làm anh khựng lại quan sát. San hô! Những mảng đá lởm chởm dựng đứng trông dễ sợ. Sóng vỗ vào đá làm thuyền anh chập chờn nguy hiểm. May là thuyền nhỏ nổi cao nên không đụng san hộ Thoát ra khỏi bãi san hô, Ngọc quay lại nhìn mà còn thấy rùng mình. Nếu thuyền anh lớn hoặc nặng thêm một chút thì không hiểu bây giờ mạng sống anh ra sao.Mặt trời hạ xuống sát mặt biển. Ráng chiều nhắc anh tìm chỗ ngủ qua đêm. Anh nhìn thay một eo biển khuất sóng nên vội cho xuồng ghé vào. Anh tưởng như hoa mắt khi thấy một chiếc ghe cong trên bọ Thứ ghe này anh quá biết. Đi biển hết xảy. Chém sóng ngọt như chém bùn. Sóng chưa đánh tới, đầu ghe đã được nhấc lên an toàn. Loại ghe này làm gì có ở Trung Quốc. Chắc chắn là một ghe vượt biên của dân Việt. Ngọc cảm thấy nôn nao khôn tả nhưng vẫn tự nhủ phải coi chừng. Thói quen cảnh giác từ sau ngày mất nước đã trở thành bản năng sinh tồn trong anh lúc nào không biết. Nó bám cứng anh như cái bướu thảm thương trên lưng một người gù. Nhìn thấy đồng bào trong lúc bơ vơ nơi đất người cũng chẳng được trọn niềm vui. Anh cố lấy vẻ thản nhiên đi về phía chiếc ghe.Trước mũi ghe tụ tập một đám khoảng hai chục người đang nấu ăn trên cát. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Lâu lắm mới lại nghe được thứ tiếng nói lịm hồn này. Anh làm bộ đứng coi chiếc ghe máy lạ. Một người liếc nhìn anh buông tiếng chửi thề: “Đ.M. thằng tàu nào tới coi ghe làm chi vậy?”. Ngọc thấy tức cười trong bụng. Câu chửi tiếng Việt nghe cũng dễ thương chi lạ. Anh quay qua đám dân vượt biên lên tiếng hỏi:- Mấy anh từ đâu tới vậy?Cả đám người im lặng nhìn anh sững sờ. Người thốt ra câu chửi rụt rè hỏi:- Anh ở đây hay vượt biên tới vậy?- Vượt biên!Những cặp mắt tròn xoe ánh lên vẻ mừng rỡ. Nhiều giọng nói tíu tít hỏi:- Anh đi từ đâu vậy?- Lăng Cộ Còn các anh ở đâu?- Tụi tui mười người ở Huế, mười một người từ Nha Trang. Mà anh đi với đoàn nào vậy?- Tôi đi một mình!Những khuôn mặt ngạc nhiên nhìn Ngọc sững sờ như không tin ở tai mình. Một người e dè hỏi:- Đi một mình? Tàu anh đâu?Ngọc chỉ chiếc xuồng của anh. Họ chạy ra coi. Cánh buồm vẫn còn chữ S.O.S. in hình lên trời như một cánh tay ngạo mạn thách thức. Một người quay lại hỏi anh:- Anh vượt biên từ Lăng Cô bằng chiếc xuồng nhỏ xíu này thực sao? Ghê quá vậy!Họ mời Ngọc tới ăn cơm chung. Tiếng nói chuyện rôm rả làm Ngọc có cảm tưởng như đang ngồi ở một làng đánh cá ven biển miền Trung. Nhóm người Nha Trang kể tàu của họ đi gần tới Phi Luật Tân bị hỏng máy trôi dạt về tới đảo Hải Nam. Hai người trên tàu không chịu nổi đói khát đã bỏ thây trên biển cả. Tới gần đảo, họ gặp một chiếc tàu đánh cá Trung Quốc bèn đưa một chiếc nhẫn thuê kéo vô đảo. Khi lên bờ người nào người nấy ốm nhách như những bộ xương đi không muốn nổi, bước trên cát mà té chui té nhũi. Nhà chức trách trên đảo phải đưa xe hơi tới chở tất cả đi bệnh viện chích thuốc, nghỉ ngơi và bồi dưỡng cho lại sức.Tàu của họ bị hư hại nặng phải cho sửa.Ngọc thấy mình như một con chim lẻ bày giữa đám đông cùng xứ sở. Họ đi chung với nhau lâu ngày, gánh chung hiểm nguy, chịu chung đói khát nên kết tụ lại với nhau thành một khối cứng ngắc. Anh như một hòn đá cô đơn muốn bám víu vào mà nghe như có sự lệch lạc hững hờ. Nhân một lúc vui chuyện, Ngọc hỏi người thuyền trưởng của tàu Huế xin nhập bọn tiếp tục cuộc hành trình. Câu trả lời nhận được làm Ngọc thấy buồn trong bụng: "Để hỏi lại mấy người cùng tàu đã".Ngày hôm sau, sáng sớm giữa lúc Ngọc đang ngủ thì tai nghe tiếng máy tàu. Anh nhỏm dậy thay tàu Huế đã quay mũi ra khơi. Anh vội nhảy xuống xuồng chèo theo nhưng không kịp. Câu trả lời phũ phàng như một dấu chấm hết.Kể từ lúc ra đi Ngọc chưa bao giờ thấy chán nản như vậy. Anh thẫn thờ chèo thuyền rong ruổi mong tìm được chút hy vọng khác. Con xuồng nhỏ di chuyển có vẻ nặng nề hơn. Ngọc như phó mặc số phận cho dòng nước mỗi lúc như tô đậm thêm nỗi đe dọa. Tới trưa bụng đói cồn cào mà trên thuyền chẳng có gì ăn, Ngọc ghé vào một eo biển có mấy người chài lưới đang ngồi ăn cơm. Anh tới đứng chực một bên cho người ta ăn xong. Như một tên ăn mày thành thạo, mặt chai lì không biết xấu hổ. Mấy người chài lưới cũng còn tử tế. Họ đưa cho anh mấy nắm cơm và khúc cá luộc. Anh gục đầu ăn vội vã. Cho cho anh ăn xong họ đuổi anh đi.Ngọc ngao ngán tiếp tục cuộc hành trình.Đầu óc anh quay cuồng chán nản. Chiếc xuồng tội nghiệp của anh so với những tàu đánh cá xung quanh trông như một đứa bé nhếch nhác bệnh hoạn. Nước vào thuyền mỗi lúc mỗi nhiều khiến anh phải tát nước không ngừng. Sóng gió và những tảng đá ngầm đã triền miên hành hạ làm con xuồng như một người bệnh kiệt quệ. Vừa chán nản, vừa ngại hiểm nguy, Ngọc cho thuyền vào bờ, cột lại kỹ lưỡng, đi bộ trở về với nhóm người Nha Trang. Anh nhìn con thuyền đã cùng anh nếm đủ ngọt bùi nằm cô đơn trên bo biển mà không cầm được nước mắt.Đường bộ trở về gập ghềnh nguy hiểm. Ngọc leo lên từng mỏm núi nhô ra biển, vượt qua những khúc đường rậm rạp quanh co, trèo xuống những hốc đá cheo leo hiểm trở. Anh đi từ năm giờ chiều tới mười giờ đêm mà mới chỉ vượt được một khoảng đường ngắn. Người mệt lả, bụng cồn cào, Ngọc đánh liều đào một cái hố chui xuống ngủ cho bớt gió. Anh nằm vật vờ như người chết trong phần mộ của mình.Ánh mặt trời sớm đánh thức Ngọc dậy. Anh tiếp tục nuốt đoạn đường chông gai. May mắn anh gặp một đám dân đánh cá đêm vừa trở về. Họ vừa chuyển cá lên bờ xong đang sửa soạn ăn uống. Anh ngừng lại đến cạnh đứng cho xin ăn. Họ cho anh cơm ăn với cá, thức ăn có lẽ là độc nhất của dân chài lưới. Họ vui miệng nói chuyện với anh. Anh ra dấu không hiểu. Họ dùng điệu bộ hỏi anh có vợ con không. Anh viết lên cát hai chữ Hán nữ và tử, chỉ tay gật đầu. Họ tỏ vẻ thương hại anh. Một thanh niên đưa thuốc mời anh hút. Bao thuốc nhàu nát chỉ còn mấy điếu lẻ loi.Ngọc chia tay đám người tốt bụng mải miết đi tới chiều mới về tới chỗ đám người Nha Trang tụ tập. Anh nhập bọn với họ mà lòng cảm thấy ấm áp như được trở về với gia đình. Những ngày tân khổ đã đủ cho lòng anh mềm nhũn vị cô quạnh. Anh cần được sống giữa một đám đông, nhất là đám đông đồng bào ruột thịt của anh. May cho anh về vừa kịp lúc. Tàu Nha Trang đã được nhà chức trách trên đảo cho sửa chữa xong. Một tên công an biết chút ít tiếng Việt tới thông báo quyết định cho đi bằng một giọng cứng cỏi chậm rãi: "Tàu của các người đã được sửa xong. Bây giờ tiếp tục đi tới Hong Kong". Hai thùng bánh được khiêng xuống tàu làm quà cho đám dân vượt biên. Tàu chạy từ từ ra biển. Ngọc lạ lùng với cuộc hải hành mới. Những bóng người lăng xăng quanh anh và con tàu lớn vững vàng làm anh cảm thấy biển như hiền hòa nhỏ nhẹ hơn. Anh dõi mắt xuống mặt biển phía dưới lòng lâng lâng như được nhấc lên cao theo con tàu đang thản nhiên đè lên những ngọn sóng tầm thường thấp kém.Tàu đi được vài tiếng đồng hồ thì hư máy. Mọi người nhìn nhau lo âu. Tài công cố sửa máy không được đành phải cho tàu ghé vào bờ. Mọi người đồng ý đi bộ quay lại chỗ cũ. Đám công an giận dữ khi thấy đoàn người trở lại. Đám khách không mời này thật phiền phức. Tên công an nói tiếng Việt trút cơn thịnh nộ lên đầu Ngọc:- Có phải ông đi xuồng S.O.S. không?- Phải.- Sao không tiếp tục đi bằng xuồng?- Xuồng hư rồi.- Xuồng còn tốt mà! Sao vứt hai thùng bánh đi?- Tàu hư không mang về được.- Các người nói không thật thà.Ngọc không dám cười câu tiếng Việt ngây ngô của tên công an. Mười hai người tị nạn không được phát cơm nấu sẵn như trước nữa. Mỗi ngày công an cho bốn kí gạo bắt thổi nấu lấy. Mọi người ngậm câm chịu trận. Được vậy cũng còn tốt chán. Mấy ngày sau, cơn giận dữ trôi qua, mấy tên công an vui vẻ trở lại. Một bữa, tên công an nói tiếng Việt hớn hở loan báo: "Tôi báo cho các người một tin vui. Đồng chí Lê Duẩn (anh ta lắc đầu nói lại) Không phải. Ông Lê Duẩn đã chết rồi".Ngày 15 tháng 7, công an cấp cho đám người tị nạn một chiếc tàu khác để tiếp tục ra đi. Tàu nhổ neo vào lúc một giờ trưa chạy cặp sát theo ven bờ. Đến đêm biển nổi sóng dữ dội. Tàu khặc khừ như người ốm dạy. Máy nóng, chân vịt cong, tài công phải cho tàu tấp vô bờ. Súng từ trên bờ nổ ran đuổi tàu đi. Mọi người sợ co rúm người lại. Tài công vội đưa tàu ra bỏ neo ngoài khơi chờ sáng.Sáng hôm sau tàu lại quay mũi xin vào bờ. Công an bắt mọi người phải ở yên trên tàu. Đám trai tráng tháo láp rút chân vịt ra xin vô sửa. Họ chỉ cho hai người vào làng thuê thợ rèn đập chân vịt lại. Khi trở ra, công an theo lên tàu coi ráp chân vịt xong xuôi mới đuổi tàu đi.Đám người bất hạnh lại rong ruổi trên biển cả. Mặt trời mọc. Mặt trời lặn. Ngày qua đi với niềm hy vọng sớm tới Cảng Thơm. Cảng chưa thấy đâu nhưng mùi thơm đã bay tới. Một tàu đánh cá kéo cờ Hồng kông xuất hiện. Mọi người leo lên boong rối rít vẫy gọi. Con tàu của xứ sở cho mong cặp sát vào tàu tị nạn. Gạo, thuốc lá, nước ngọt được chuyển quạ Cộng thêm một cánh tay chỉ đường tới Cảng. Và một nụ cười chúc lành. Cũng đủ ấm lòng những con người lang thang đi tìm một quê hương mới.Tàu đã tới cuối đảo Hải Nam. Bảy ngọn núi giăng giăng trùng điệp trên đảo như những vòng tay từ biệt. Giã biệt hòn đảo thân tình đã cho những ngày dừng chân nồng ấm trên đường phiêu bạt. Nhưng đảo có lẽ còn muốn níu kéo người. Tàu rơi đúng vào một vùng nước xoáy chập choạng như một tên người gỗ say rượu. Một trận bão kéo tới như bồi thêm một cú trời giáng. Con tàu chẳng còn sức chịu nổi, lao đao trôi giạt vào bờ. Hôm đó là ngày 19 tháng 7.Tàu hư hại hoàn toàn nằm chỏng chơ như một xác chết. Hơn một chục người đứng sững ngắm sự tuyệt vọng có thật trước mặt. Không khí u ẩn như một đám tang. Một chiếc xe díp công an chạy tới. Người giỏi tiếng Anh nhất trên tàu, cô Hiền, trả lời cuộc thẩm vấn, khai danh sách những người trên tàu và tất cả được chở đi bằng xe díp lớn của công an. Nơi đến là một chỗ làm mọi người ngơ ngác: một tửu lầu. Công an bảo mọi người vô bàn ăn muốn kêu gì ăn thì kêu. Tờ thực đơn bằng tiếng Hoa như muốn diễu cợt với đám thực khách ngượng ngùng bối rối. Múa chân múa tay một hồi rồi mỗi người cũng có một tô mì xe lửa trước mặt. Một thực khách bên bàn kế cận quay sang hỏi bằng thứ tiếng Việt cứng cỏi:- Việt Nam hả?- Dạ, Việt Nam.- Ăn cơm chưa?- Kêu rồi. Sắp ăn. Ông nói tiếng Việt giỏi quá!- Hồi trước tao ở Việt Nam, còn mày ở đâu? Hồi trước kia tao ở Phan Thiết.Ngọc chợt nghĩ tới một hình ảnh ngộ nghĩnh. Tiếng Việt như một anh chàng ưa đùa dai lúc nào cũng đưa chân cẳng ra ngáng cho người khác ngã. Chỉ cần phát ngôn vài tiếng xưng hô đơn giản, nạn nhân đã lăn quay ra đất.Mấy anh công an đứng gác ngoài cửa nhìn vào với vẻ mặt trang nghiêm như đang công tác với đoàn khách... quốc tế. Ăn uống xong mọi người nhìn nhau lo ngại. Tiền đâu trả? Như đọc được nỗi lo ngại trên mặt mọi người, một công an vào quầy trả tiền ghi giấy rồi kêu mọi người đi. Họ dẫn tới nơi không ai ngờ tới: một khách sạn khá sang. Phòng ngủ sạch sẽ, tươm tất có ti vi đàng hoàng. Một anh công an biết tiếng Việt được đưa tới làm biên bản và dặn cứ ở khách sạn cho giải quyết.Bốn ngày sau, Công an mang xe tới chở ra bến tàu. Một chiếc tàu bốn lốc mang số Quảng Ngãi với 24 người tị nạn ở sẵn trên tàu đang chờ đám khách bất đắc dĩ. Mười hai người lếch thếch leo lên tàu tiếp tục cuộc hành trình. Trời đẹp, tàu lớn làm mọi người yên tâm hy vọng. Ba giờ chiều ngày 23 tháng 7, tàu rời bến trực chỉ Hồng Kông. Cuộc hải hành chót là một kỷ niệm đẹp của Ngọc. Tàu chạy êm ru trong ba ngày đưa 36 người tị nạn tới một nơi ánh sáng rực rỡ từ mặt biển tới đỉnh núi. Hồng Kông lúc trời sắp rạng sáng nằm quyến rũ như một chốn thiên đàng trong tầm taỵ Ba mươi sáu cặp mắt say mê đờ đẫn. Niềm vui đày ắp trong người vỡ tung tràn lan tới những bàn tay đang điên cuồng vứt tat cả đồ đạc, quần áo xuống biển. Tàu Cảnh Sát Hồng Kồng chạy ra thông báo là Hồng Kồng đã đóng cửa trại tị nạn từ ngày 2 tháng 7 năm 1982, nếu tàu muốn đi tiếp họ sẽ giúp đỡ, nếu không mọi người sẽ phải vào trại cấm. Mọi người bằng lòng vào trại cấm. Cảnh sát hướng dẫn mọi người qua tàu của họ, chỉ để hai người ở lại lái tàu theo. Tàu Cảnh Sát cặp vào xà lan. Nhân viên Cục Di Dân xuống làm việc. Hai giờ chiều ngày 26 tháng 7, đám dân vượt biên được chuyển vào phòng cách lỵ Đầu óc Ngọc tê liệt trống trải. Anh ngồi như một pho tượng chảy nước mắt. Anh đã cách ly với quê hương, cách ly với ruột thịt gia đình, cách ly với những ngày nhọc nhằn bấp bênh trên biển cả. Cách lỵ Sao chữ nghĩacó lúc tàn nhẫn như vậy!
*
Một tháng chín ngày không phải là thời gian dài. Nhưng nếu tính từng phút trực diện với thần chết, đối đầu với tuyệt vọng, thách đố với hiểm nguy thì mỗi phút là một thời gian không phải ngắn. Một tháng chín ngày kết hợp bởi một chuỗi giây phút căng cứng như vậy phải là một thời gian lê thê nặng nề vo chặt con người trong nỗi khủng khiếp tai quái. Ngọc ngồi trước mặt tôi trong một căn phòng tồi tàn dưới hầm một tòa nhà cũ rích ở Montreal không có vẻ là người có đủ can đảm tung mình vào cái mênh mông đầy bất trắc của đại dương, có đủ nghị lực căng mình chống trả với sóng gió, bão táp cuồng nộ của biển khơi. Tôi không thay gì đặc biệt nơi khuôn mặt xương xương tai tái, nơi đôi tay khẳng khiu đen đúa, nơi dáng người cao cao chênh vênh. Chỉ có cặp mắt và đôi lông mày. Cặp mắt lì lợm cương quyết vẫn còn hằn rõ những tủi nhục đầy đọa nơi quê cũ. Đôi lông mày rậm rạp giao nhau như hai con sâu xù xì đang cụng đầu nhau thách đố. Và có một điều tôi không nhìn được nhưng đã rờn rợn cảm thấy tới tận cùng tâm can khi ngồi nghe giọng kể bình thản về một chuyến đi không một chút bình thường.Đã có nhiều người vượt biển. Đã có nhiều cách ra đi. Chuyến đi nào cũng là một phiêu lưu vô định. Tai ương nào cũng là đáy vực thảm sầu. Người Việt bỏ nước mỗi người đều có những mất mát tận cùng chưa một dân tộc nào phải gánh chịu. Viết thêm về một chuyến đi nghĩ ra cũng chẳng làm nặng thêm được những mất mát tự nó đã muôn phần chĩu nặng. Vậy mà tôi vẫn không thể không cầm bút kể lại câu chuyện này. Câu chuyện của người đi biển, một mình.Hết