Tôi là một cô gái lai, mẹ Việt cha Phi, sinh ở Việt Nam nhưng sống những năm thơ ấu tại Phị Cha tôi là một Trung sĩ trong quân đội Phi, sang Việt Nam tham chiến rồi gặp và lấy mẹ tôi. Cuộc tình duyên ấy bắt đầu như thế nào tôi không được rõ lắm. Sau này, nhiều lần tôi tò mò hỏi nhưng mẹ tôi không trả lời, hoặc có trả lời thì cũng qua loa đại khái rồi bà mắng át cái tính tò mò tọc mạch của tôi.Khi chương trình Việt Nam hóa chiến tranh được đem ra áp dụng thì các lực lượng đồng minh tham chiến tại Việt Nam đều lần lượt rút về nước. Cha tôi tìm cách xoay trở để được ở lại lâu chừng nào hay chừng đó. Nhưng cuối cùng rồi cha tôi cũng phải rời khỏi Việt nam, và dĩ nhiên mẹ tôi gạt nước mắt từ giã quê hương, dắt con theo chồng về xứ lạ. Năm ấy tôi được 4 tuổi.Mẹ tôi sống thời gian đầu nơi xứ người thật cô đơn, buồn nản. Trong căn phòng thuê ở ngoại ô thành phố Manila, mẹ tôi hết nằm rồi ngồi, hết đi ra cửa rồi trở vào nhà, không biết làm gì cho hết một ngày dài đằng đẳng. Cha tôi vẫn còn ở trong quân đội nên thường xuyên đi vắng, chỉ ban đêm mới trở về, mà cũng không thường vì cứ cách hai đêm thì ông phải ở lại trực một đêm. Nhiều lúc buồn quá, mẹ tôi đánh bạo dắt tôi phiêu lưu một lúc trên những con đường quanh nhà. Nhưng những cái nhìn tò mò, soi mói của mấy người đàn bà và những tia mắt sỗ sàng, đầy tà ý của đám đàn ông Phi làm mẹ tôi chùn bước.Thực ra thì mẹ tôi có thể về ở chung với ông bà Nội tôi, nhưng bà không muốn. Bà kể hồi mới sang, sống chung với gia đình chồng, nhìn cái cảnh cả nhà quây quần bên mâm cơm, tay bốc thức ăn cho vào miệng nhai nuốt nhồm nhàm, thỉnh thoảng lại mút những ngón tay chùn chụt làm mẹ tôi vừa thấy kỳ cục vừa thấy dơ dáy quá. Những khác biệt về phong tục tập quán cộng thêm với ngôn ngữ bất đồng làm cái không khí vốn không được thân mật cho lắm ngay từ lúc mẹ tôi mới đặt chân đến càng ngày càng lạnh lẽo, cách biệt. Mẹ tôi bàn với cha tôi và mướn nhà ra riêng.Mấy năm đầu, cảnh sống của mẹ tôi tuy buồn nhưng vẫn còn có tình yêu thương của cha tôi làm niềm an ủi. Sau đó tự nhiên cha tôi đổi tánh. Ông vắng nhà luôn. Đôi khi hai ba tuần mới về một lần mà lần nào cũng nồng nặc mùi rượu rồi gây chuyện đánh đập mẹ tôi vô cùng tàn nhẫn. Những lần ấy tôi co rút vào một xó tối, cố thu người cho thật nhỏ lại nhưng sao vẫn thấy mình to lớn, kềnh càng quá; những cú đấm đá thình thịch bên ngoài, những tiếng kêu la thất thanh đau đớn của mẹ vừa làm tôi sợ hãi, khủng khiếp vừa làm tôi lo lắng, xót xa cho bà.Đánh đập mẹ tôi chán rồi thì cha tôi xé toạc hết quần áo bà và đè nghiến mẹ tôi xuống sàn nhà. Ông vừa xoay trở hung bạo trên thân thể mẹ tôi vừa gầm gừ những điều gì lạ lùng trong cổ họng. Tôi nép mình run rẩy nơi xó tối, nước mắt ràn rụa.Xong việc, cha tôi lăn quay ra ngủ. Lúc ấy tôi mới rón rén chạy đến ôm lấy cái thân thể nhàu nát, tả tơi, đầy những vết sưng bầm tím, tóc tai rối bù của mẹ tôi mà khóc. Hai mẹ con ôm nhau khóc lặng lẽ bên cạnh tiếng ngáy hả hê của cha tôi. Bên ngoài trời tối đen. Qua khung cửa sổ, trên nền trời cao lạc lõng vài ngôi sao đang rưng rưng xót thương cho số phận của mẹ con tôi. Mẹ tôi cúi xuống, nước mắt nhỏ từng giọt. Những giọt nước mắt còn nóng hổi nỗi tan hoang đau đớn rơi xuống, rơi xuống nhòe nhoẹt, lem luốc trang giấy trắng hồn tôi.Sau những lần bị đánh đập như thế, mẹ tôi thường nói là bà sẽ đưa tôi trở lại Việt Nam. Bà không thể chịu đựng được nữa. Bà muốn thoát ra khỏi cái địa ngục này. Rồi bà kể cho tôi nghe về Việt Nam, về con sông đã chảy suốt thời thơ ấu đẹp đẽ của bà. Bà kể về ngôi nhà có vườn dừa vây quanh, nơi ông bà Ngoại tôi đã sống, nơi mẹ tôi đã lớn lên.Ngôi nhà ba gian hai chái cất trên một nền đất cao nhìn xuống con sông đục ngầu phù sạ Mùa lũ nước sông dâng lên mấp mé mặt thềm. Những dề lục bình trôi lềnh bềnh trên mặt nước. Vườn dừa phía sau nhà đan những tàu lá xanh bóng che kín một khoảng đất rộng. Buổi trưa trải chiếc ghế bố dưới những tàn lá dừa đó nằm nhìn lên bầu trời trong xanh qua kẽ lá, gió từ mặt sông thổi vào mát đến tận ruột gan... Mẹ tôi kể về những kỷ niệm ngày đầu tiên mặc chiếc áo dài trắng bước chân vào ngôi trường Trung học. Vừa bỡ ngỡ vừa thẹn thùng; tà áo bay vướng víu bước chân đi. Ông bà Ngoại tôi chỉ có một người con duy nhất là mẹ tôi nên bà rất được cưng chìu... Mẹ tôi nói nhiều lắm; tôi không nhớ hết. Những lúc ấy mẹ tôi như người lên đồng. Bà nói say sưa, mê man. Đôi mắt nhìn chăm chăm vào khoảng không trước mặt như đang nhìn vào một quá khứ có thể chụp bắt, sờ mó được. Rồi cái quá khứ ấy co rút lại dần; nét mặt mẹ tôi hiện lên vẻ khủng khiếp, đau đớn. Bà nói về hai cái chết của ông bà Ngoại tôi. Căn nhà bị pháo kích sập nát tan hoang. Người ta lôi từ đống hoang tàn đó hai cái thân thể bầy nhầy, ám khói của ông bà Ngoại tôi. Mẹ tôi khóc ngất... Chỉ sau một đêm ngắn ngủi, mẹ tôi thành đứa trẻ mồ côi. Và rồi cuộc sống đã xô đẩy, xui khiến làm sao mà mẹ tôi trôi giạt lên tận Sài Gòn; khúc phim mờ nhạt đi, tôi không còn thấy rõ được nữa. Đoạn đời này chắc nhiều bi thảm, ẩn khuất có liên quan đến cảnh sống của mẹ con tôi hiện tại nên bà không muốn nhắc tới chăng?Lần lữa, mẹ tôi chưa kịp thực hiện ý định của mình thì miền Nam mất. Hôm nghe tin Sài Gòn rơi vào tay cộng sản, bà lặng người, ngồi thẩn thờ hàng giờ. Cái lối thoát duy nhất của mẹ tôi đã bị bịt kín. Cánh cửa đã khép lại. Đêm đêm bà dắt tôi ra trước nhà nhìn về hướng Việt Nam và chảy nước mắt. Tôi cũng mủi lòng khóc theo.Mẹ tôi tiếp tục chịu đựng cảnh sống bi thảm ấy một thời gian nữa thì cha tôi bỏ hẳn mẹ tôi để sống chung với một người đàn bà Phi cùng chủng tộc với ông. Bà thoát được những hành hạ thể xác thô bạo, nhớp nhúa của cha tôi thì lại rơi vào một nỗi lo khác: Cha tôi không cung cấp tiền bạc nữa. Mẹ tôi chẳng có nghề nghiệp gì, lại sống giữa một xứ sở xa lạ. Bà phải bán dần số nữ trang cất dấu được để sống qua ngày. Bà chạy đi xin việc khắp nơi, nhưng không có kết quả. Mẹ tôi buồn lo lắm. Sẽ đến lúc không còn gì để bán. Có lần mẹ tôi nói: Chắc mẹ con mình phải đi xin ăn... Chúng tôi sống vất vưởng như vậy cho đến một đêm, giữa khuya tôi giật mình thức giấc vì tiếng động lịch kịch bên giường ngủ mẹ tôi, có cả tiếng thở hổn hển mệt nhọc như một người đang mang một vật rất nặng trèo lên thang gác. Tôi lo có chuyện gì nguy hiểm đang xảy ra cho bà nên chạy đến vạch màn nhìn vào. Một người đàn ông lạ trần truồng đang nhấp nhô trên thân thể mẹ tôi không một mảnh vải. Tôi đứng sửng một giây rồi bỏ chạy về giường, kéo chăn trùm kín đầu. Những tiếng động hình như có ngưng một chút rồi lại tiếp tục dồn dập. Tôi bịt chặt hai tai, nước mắt tự nhiên ứa ra. Tôi khóc âm thầm trong đêm tối... °Một thời gian ngắn sau tháng Tư bảy lăm, người Việt nam bắt đầu vượt biển sang Phi xin tỵ nạn Cộng sản. Nghe tin, mẹ tôi thường hay dắt tôi đến trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn để tìm kiếm người quen. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người tỵ nạn, những người tỵ nạn đồng hương với mẹ tôi. Họ có vẻ hơi ngơ ngác, nét mặt luôn phảng phất một nỗi lo âu, sợ hãi. Mẹ tôi như con cá mắc cạn lâu ngày tìm được hố nước. Bà vung vẫy, bơi lội hả hệ Bà xông vào mọi gia đình, hỏi thăm người này, bắt chuyện với người kia. Nhờ thế, dần dà mẹ tôi trở thành rất quen thuộc với nhiều người trong trại. Bà kiên nhẫn ngồi hàng giờ nghe họ kể về những nhà tù mọc lên chi chít từ Nam ra Bắc sau khi Cộng sản tới; về những vụ ăn cướp tài sản nhân dân một cách trắng trợn qua hình thức đánh tư sản mại bản, đổi tiền... ; về những buổi học tập chính trị được tổ chức liên miên hàng đêm ở mỗi Phường mỗi Xã; về những Ểnếp sống văn hóa mớiỂ, những Ểđạo đức Cách mạngỂ huênh hoang ra rả phát ra ong óng như đập vào màng nhĩ mọi người từ sáng sớm cho đến giữa khuya trên những chiếc loa giăng khắp hang cùng ngõ hẹp. Và nhất là cái không khí ngột ngạt khó thở, đầy những lo lắng, sợ hãi, nghi kỵ bao trùm lên toàn cõi đất nước. Họ cũng kể về những dốt nát, lố bịch của đám cán bộ, bộ đội miền Bắc, hậu quả của chính sách ngu dân, bưng bít, bần cùng hóa nhân dân của Cộng sản. Mẹ tôi cười ngặt nghẽo khi nghe đến những tên gọi lạ tai như Ểcái nồi ngồi trên cái cốcỂ, Ểđồng hồ hai ba cửa sổ không người láiỂ. Bà trố mắt ngạc nhiên về những loại kem được sản xuất thừa mứa ăn không hết đem phơi khô để dành, những ti vi chạy đầy trên các đường phố ở Hà nội, những người đàn bà con gái miền Nam mông đít có gân v.v.Tôi cũng tham dự vào những buổi trò chuyện ấy nhưng không hiểu hết nên thường bỏ cuộc nửa chừng để đi lang thang, thơ thẩn chung quanh trại.Phong trào vượt biển mỗi năm một lên cao. Trại chính đầy nghẹt người nên chính phủ Phi phải trưng dụng trung tâm giam giữ người điên ở mức độ nhẹ cho người tỵ nạn tạm trú. Tôi luôn luôn cảm thấy sợ hãi khi phải theo mẹ tôi đến trung tâm này. Lần đầu tiên đến đó, nhìn những người điên mặt mày ngơ ngác, áo quần xốc xếch, dơ dáy đang đi lang thang trong sân hoặc ngồi ủ rũ dưới một gốc cây, thỉnh thoảng ngửa mặt lên trời hú những tiếng hú đặc khàn như bị bóp nghẹt nơi cổ họng, tôi khiếp đảm vô cùng, chỉ muốn quay lưng chạy trở ra. Nhưng sau nhiều lần đến đây, tôi thấy họ không làm điều gì nguy hiểm, ngoài những tiếng hú quái gở, những lời lảm nhảm vô nghĩa, hoặc những cái cười bất ngờ ngơ ngẩn nên cũng đỡ lo phần nào, dù mỗi lần đi qua trước mặt họ tôi vẫn phập phồng.Một hôm đang đi cạnh mẹ tôi vượt qua dãy hành lang dọc theo một khoảng sân có những người điên đứng ngồi lố nhố, tôi bỗng nghe có tiếng nói phía sau:- Kiếm dài ơi, về đi thôi, ăn xong không có thuốc lá.Tôi ngoái cổ lại nhìn. Một người thanh niên tỵ nạn đang ngồi trên bờ lan can nhìn bâng quơ xuống đám người điên bên dưới. Nét mặt anh trông thật kỳ lạ, như cười mà không phải cười. Mẹ tôi cũng quay lại nhìn người thanh niên một thoáng rồi tiếp tục đi thẳng. Trước sau người thanh niên đó chẳng hề nhìn thấy chúng tôi.Khi đến gặp mấy người quen xong, mẹ tôi đưa cho tôi hai Peso bảo đi mua gói thuốc lá đem tặng chàng thanh niên lúc nãy. Tôi lưỡng lự nhưng rồi vẫn cầm tiền chạy ra cái quán đầu đường mua gói thuốc. Lúc trở lại tôi thật bối rối ngại ngùng, một phần vì ngán những người điên (anh vẫn ngồi chỗ cũ), một phần vì tôi chẳng quen biết gì với người thanh niên đó nên không biết ăn nói làm sao. Cuối cùng tôi đánh bạo đến gần, nhét đại gói thuốc vào tay anh ta rồi bỏ chạy. Được mấy bước, tôi nghe tiếng gọi phía sau:- Này, cô bé... Tôi quay lại nhìn. Anh ta cầm gói thuốc quơ quơ trước mặt:- Của cô?Tôi lúng túng:- Không phải. Của mẹ cháu biếu chú đó.Anh ta ngạc nhiên:- Mẹ cô là ai?Tôi không biết giải thích thế nào cho xuôi, ấp úng:- Không biết... Anh ta bật cười, khuôn mặt sáng lên và nụ cười thì tươi tắn lắm:- A, cái cô bé này. Mẹ mình cũng không biết nữa sao?Tôi cũng bật cười, rồi tiếp tục đi thẳng. Người thanh niên vẫn đứng nhìn theo, tôi đoán thế, vì lúc quay lưng bước đi tôi thấy anh ta chẳng có vẻ gì muốn rời cái bực lan can đó cả. Tôi nghe tiếng anh ta nói vọng theo:- Cảm ơn mẹ cô.°Rồi chúng tôi thân nhau. Sau lần được tặng thuốc lá, người thanh niên ấy tìm mẹ tôi để cảm ơn và làm quen. Từ đó, lần nào đến trại tôi cũng ra chỗ bực lan can, ngồi bên cạnh chú Thạch (người thanh niên đó tên Thạch) nhìn xuống đám người điên bên dưới. Dĩ nhiên lúc đầu tôi ngại lắm, nhưng chú bảo chẳng có gì phải sợ; những người điên này rất hiền, hiền hơn những con người không điên đang sống đầy trên mặt đất này. Mà đúng như chú nói, tôi ngồi nói chuyện với chú vừa theo dõi quan sát họ hàng giờ và thấy họ hiền thật. Hình như họ sống trong một thế giới nào khác. Họ có những hành động lạ lùng kỳ quặc. Đang đứng ngồi lung tung, một người tự nhiên bắt đầu đi vòng quanh sân, rồi một người khác nối vào, rồi thêm nhiều người khác nữa; cứ thế lần lượt mấy chục người nối nhau thành một hàng dài đi vòng vòng quanh sân. Họ đi ngang qua mặt tôi, ngước nhìn lên nhưng tôi có cảm tưởng như họ chẳng thấy gì, không thấy tôi, không thấy chú Thạch đang ngồi đó. Đi chán, họ tự động rã ra, mỗi người một góc. Vài người ngồi ngước mặt nhìn đăm đăm lên trời cao giống như một triết nhân đang suy tư, nghiền ngẫm về thân phận con người. Có người đưa tay vẽ những vòng tròn trong không khí rồi thình lình há miệng ra cười; cái cười kỳ lạ, như cười với khoảng không. Có người đang ngồi gục đầu, bỗng ngửa mặt lên cất tiếng hú... Chú Thạch có vẻ thích những người điên này vì lần nào đến tôi thấy chú cũng đã ngồi ở bờ lan can nhìn chăm chú xuống họ. Một lần tôi nói đùa:- Chú cứ nhìn những người điên coi chừng có ngày sẽ điên theo.Chú cười, vẫn nụ cười rất tươi:- Muốn được điên không phải dễ đâu cô bé ạ. Tôi nghĩ thầm, hình như chú cũng hơi điên điên rồi đó.Một lần khác chú ôm đàn hát một bản nhạc có nói đến người điên: ỂMột người già trong công viên, một người điên trong thành phố, một người nằm không hơi thở, một người ngồi nghe bom nổ... Ể Chú hát không hay lắm, giọng khàn khàn nhưng rất truyền cảm; có lúc giọng chú thật nghẹn ngào. Điệu nhạc buồn buồn, khắc khoải nhưng lời nhạc thì tôi không hiểu gì. Chú bảo đó là một bài hát của một nhạc sĩ phản chiến. Ông ta soạn bài hát đó để kêu gọi mọi người thôi đánh nhau vì Ểngười Việt nào da không vàngỂ. Rồi chú nói bây giờ không còn đánh nhau, không còn có người ngồi nghe bom nổ nữa nhưng bò vẫn không có đồng cỏ, người vẫn không cò nhà ở và Ểnhững người Việt nào da không vàngỂ đang đày đọa, hành hạ những người da vàng khác không nương tay.Tôi nhìn sang chú. Khuôn mặt hơi dài, đường mũi thẳng và chóp mũi sần sùi, da mặt lại sạm đen; toàn thể khuôn mặt chú trông khổ sở, cằn cỗi; tôi không thích. Tôi chỉ thích nụ cười của chú. Tôi yêu nụ cười đó. Mỗi lần chú cười thì khuôn mặt giãn ra, mất hết vẻ u ám mà còn có một nét gì rất hồn nhiên, thơ dại.Tôi nói cứ ngồi nhìn những người điên này làm đầu óc nặng nề quá nên rủ chú đi lang thang. Chú cất đàn rồi chúng tôi cùng đi dạo. Chúng tôi ra khỏi trại, thả bộ dọc theo con đường dẫn đến một nhà thờ Phi gần đó. Hai bên đường, nhà cửa lụp xụp, vách ván, sơn phết đủ màu lòe loẹt. Lúc đó vào khoảng ba giờ chiều. Trời nóng gay gắt. Tôi hỏi chú:- Bên Việt Nam có nóng như vầy không chú?Chú đáp:- Khí hậu ở đây và Việt Nam không khác nhau mấy.Tôi nói tiếp:- Chú kể chuyện Việt Nam nghe đi, nhưng đừng kể chuyện chiến tranh, tù đày, chết chóc. Thảo chưa từng ở Việt nam; đúng ra, mẹ Thảo nói Thảo rời Việt nam lúc ba bốn tuổi. Ba bốn tuổi thì chưa biết được gì.Chú đá một cái lon lăn loảng xoảng trên mặt đường:- Kể chuyện gì bây giờ? Toàn chuyện buồn. Buồn và bi thảm. Và đều có liên quan đến chiến tranh. Chiến tranh làm hết thảy mọi việc đều trở nên bi thảm.- Chẳng còn chuyện gì ngoài chuyện chiến tranh thật sao? Chẳng hạn như chú bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, đã lập gia đình chưa v.v.?Chú nhìn sang tôi, hơi ngạc nhiên, đáp:- Chú làm nghề... lính, và vì là lính nên chưa có cơ hội để lập gia đình.Rồi chú cười, nheo nheo hai mắt:- Cô bé thấy chưa? Cả hai câu hỏi, câu nào cũng dính đến chiến tranh.Đúng như chú nói. Và cái cười hồn nhiên của chú làm tôi xúc động. Tôi buột miệng:- Thảo... yêu nụ cười của chú. Nhưng tại sao Thảo ít khi thấy chú cười?- Tại vì đời chẳng có gì vui.Tôi vừa đi vừa cúi đầu nhìn xuống đất; tiếng đá sỏi vang lên lạo sạo dưới mỗi bước chân. Bên lề đường, cỏ úa vàng, khô rốc. Bất ngờ tôi nhìn thấy một cánh hoa dại màu tím nằm khuất trong một lùm cỏ. Cánh hoa màu tím tái nhợt, héo rũ xác xơ giữa nắng gió trông thật tội nghiệp. Và tôi nghĩ đến câu trả lời của chú Thạch. Có lẽ chú nói đúng. Cuộc đời chẳng có gì vui; ít ra thì cũng đối với mẹ con tôi.- Chú Thạch, tại sao người ta sống với nhau mà hành hạ nhau?Chú im lặng không nói gì; chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau. Một lát chú trả lời, nét mặt buồn buồn nhưng giọng thì như bỡn cợt:- Để nhớ. Nhưng cô bé thắc mắc làm gì những chuyện đó?Tôi phản đối:- Xì, chú nói bậy rồi. Cái gì mà hành hạ nhau để nhớ.- Thật đó. Chú có cô bạn học có một người chồng rất vũ phu, đánh đập cô ta suốt ngày chỉ vì những lý do ghen tuông vớ vẩn hoặc đôi khi chẳng vì một lý do nào cả. Bạn bè ai cũng xúi cô bỏ người chồng cộc cằn đó. Nhưng cô không nghe, còn đeo cứng theo anh ta, mới lạ.Tôi ngẫm nghĩ một chút rồi nói:- Cái đó không phải yêu vì bị hành hạ; nhưng bởi vì yêu nên chấp nhận bị hành hạ.Chú lại nhìn sang tôi, nét mặt đầy vẻ ngạc nhiên sửng sốt. Tôi ngập ngừng hỏi tiếp:- Khi một người đàn bà sống bằng cái nghề... cái nghề..., tóm lại một cái nghề không tốt thì người ta có khinh người đàn bà đó không? Có khinh cả con cái của người đó không?Chú có vẻ không hiểu, hay làm bộ không hiểu:- Cái nghề gì không tốt?Rồi chú đột ngột hỏi:- Cô bé bao nhiêu tuổi?Tôi đáp:- Mười ba.Tôi bắt gặp ánh mắt trêu chọc của chú:- Còn bé lắm. Chưa hiểu được đời đâu.Còn bé lắm? Tôi hơi nóng mặt. Tôi nghĩ đến đời sống của mẹ con tôi, những hình ảnh nhớp nhúa, thô bạo mà tôi đã chứng kiến, những đêm tuổi thơ ướt đẫm nước mắt cùng những cơn ác mộng trùm kín giấc ngủ. Tôi sầm nét mặt đi bên chú, không nói, không hỏi gì nữa. Chúng tôi đến khu nhà thờ, ngồi nghỉ chân dưới bệ tượng Chúa.Chú biết tôi không vui nên vỗ về:- Đừng giận, cô bé. Cũng đừng ham làm người lớn. Làm người lớn phiền lắm.Nhưng làm người nhỏ như tôi thì có gì vuỉ Tuổi thơ của tôi bị ám khói, lem luốc những vết đen tối tăm, dơ dáy; tôi làm sao có thể kể cho chú nghe được. Mà hình như chú cũng chẳng hề tò mò muốn biết về đời sống của mẹ con tôi.Tôi nói:- Chú đừng chê Thảo con nít. Thảo biết nhiều điều chú không biết đâu.- Thảo biết gì?Tôi đáp không chút ngập ngừng:- Biết yêu.Chú sửng sốt nhìn tôi nhưng không nói gì. Chúng tôi ngồi im một lúc, tự nhiên tôi thấy bực mình nên kêu chú đưa về trại.°Thời gian này, mỗi cuối tuần mẹ tôi thường đến trại đưa chú ra ngoài chơi. Chúng tôi đi loanh quanh thăm thành phố Manila, vào các công viên hoặc đôi khi ra biển. Trong những lần đi chơi đó, chú thường có những nhận xét thú vị về dân Phi, đất Phị Chú bảo người Phi thích màu mè. Áo quần, xe cộ, nhà cửa đều màu mè, sặc sỡ. Rồi chú kể chuyện hôm đầu tiên đặt chân lên đất Phi, vào ban đêm, vừa từ dưới tàu bước lên, chú đụng ngay mấy chiếc xe chở khách, tương tự như xe lam bên Việt nam nhưng trang hoàng rất hoa hòe hoa sói, đèn đóm, bảng hiệu xanh đỏ chớp nháy liên tục, chuông mõ kính ca kính cong rộn cả đường phố trông thật vui tai vui mắt, chú cứ ngỡ là đang gặp đám cưới. Chú bảo: Hầy, sao hên quá, mới từ Việt nam sang đã gặp ngay đám cưới. Chú vừa nói vừa ra điệu ra bộ. Mẹ con tôi cười đến chảy nước mắt.Tuần nào không đi chơi ngoài phố thì chúng tôi kéo nhau về nhà. Mẹ tôi bày biện, nấu nướng đãi chú. Mẹ tôi nấu nhiều món ăn Việt nam mà từ hồi nào ở Phi tôi chưa từng được thấy. Tôi ăn không quen, không thấy ngon nhưng chú thì khen mẹ tôi nấu ăn khéo lắm.Trong các buổi trò chuyện, mẹ tôi mới biết ra chú có một người anh ruột ở cùng trại. Mẹ tôi có mời và thỉnh thoảng ông ta có theo chú đến thăm chúng tôi. Ông ta lớn hơn chú Thành chừng ba bốn tuổi, tôi gọi là chú Tân. Chú Tân ít nói ít cười, thường hay tư lự. Tuy chú ít nói nhưng hễ khi nói điều gì thì lại rất sôi nổi, nhiệt liệt và bàn tay không bao giờ chịu nằm yên một chỗ. Chú níu lấy mân mê, vuốt ve bất cứ vật gì trong tầm tay: cạnh bàn, mép ghế, cái ly v.v.. Nhằm lúc không có gì để sờ mó thì chú vuốt đùi mình, hoặc hai tay xoắn bóp lấy nhau tuồng như trong lòng chú đang có những tình cảm hay một ý nghĩ nào dữ dội lắm luôn thôi thúc, dồn ép làm chú không tự chủ được.Tôi không thích những cử chỉ, thái độ đó của chú Tân. Nó chẳng có gì sai nhưng không hiểu sao những cái nắn bóp cùng giọng nói nhiệt liệt của chú làm tôi cảm thấy bồn chồn, bất an. Và có lẽ vì vậy mà tôi không thích chú Tân. Mẹ tôi tiếp đãi hai người rất chu đáo, vui vẻ, nhưng hình như bà cũng không thích chú Tân cho lắm.Từ dạo quen biết chú Thạch, mẹ tôi khác hẳn ra. Bà hay nói hay cười. Hình như có cái gì là lạ nơi bà. Mẹ tôi trông đắm đuối phởn phơ, giống như một cành hoa khô héo sau những tháng dài mùa đông lạnh lẽo, một sáng mùa xuân chợt nở bùng lên những đài hoa rực rỡ, tươi thắm.Một lần mẹ tôi mời chú Thạch đến nhà. Hôm đó bà trang điểm thật kỹ. Tôi ngạc nhiên tưởng mẹ tôi sẽ đưa chú và tôi đi chơi ở một chỗ đặc biệt nào đó; nhưng không phải. Chúng tôi chẳng đi đâu cả, chỉ ở nhà ăn uống và nói chuyện như thường lệ.Trong suốt bữa ăn, mẹ tôi hỏi chú nhiều điều về Việt nam, về gia đình và cảnh sống của chú. Chú kể về một ngôi làng nhỏ, nằm ở một vùng hẻo lánh nào đó ngoài Trung, nơi hai anh em chú đã sinh ra. Những ngày ấu thơ nghèo khó, buổi sáng mùa đông ướt át, lạnh tê, chú Tân cầm sào đi thọc những trái dừa khô, cạy ruột đem ướp muối nướng rồi nhai nát ra mà nớm cho chú thay cơm, thay cháo. Những buổi trưa mùa hè nắng chang chang, hai anh em dắt díu nhau lang thang trên những luống đất cằn cỗi tìm mót những giãi khoai đem về nấu độn với cơm. Sau đó, cha mẹ chú qua đời; hai anh em nương nhau lớn lên. Rồi cả hai đều đi lính và phiêu bạt mỗi người một vùng đất nước. Rồi bị tù khi cộng sản vào. Ra tù, hai anh em trở lại sống gần nhau như những ngày tuổi nhỏ. Hình như chú rất yêu thương chú Tân; giọng chú ướt sũng xúc động mỗi khi nhắc đến chú Tân.Câu chuyện có lúc xoay quanh một thành phố có những bãi biển thật đẹp, nước trong xanh, hoặc những con đường thơ mộng rợp bóng lá me nào đó mà hình như mẹ tôi cũng đã có thời sống qua vì bà nhắc đến một cách rành rọt lắm.Sau đó, chú Tân nói về những phức tạp, rối rắm trong trại tỵ nạn. Chú tỏ ý muốn được sớm đi định cự Chú bảo sống những ngày hoang mang, vật vờ trong trại làm chú thấy tinh thần khủng hoảng, có lúc như muốn điên lên. Mẹ tôi hỏi:- Chừng nào đi Mỹ?Chú đáp:- Phỏng vấn rồi nhưng chưa biết bao giờ mới đi. Thông thường thì nửa năm.Mẹ tôi nói tiếp:- Qua Mỹ chắc vui. Tôi chán cái xứ Phi này, nhưng không biết bao giờ mới thoát nó được.Chú nhìn mẹ tôi một thoáng rồi nói đùa:- Chị lấy đại một anh độc thân nào trong trại thì sẽ được đi Mỹ, khó gì.- Ai mà thèm lấy tôi. Vừa già, vừa xấu, vừa... Mẹ tôi ngưng lại nửa chừng. Chú Thạch khen:- Chị nói thế chứ tôi thấy chị vẫn còn trẻ đẹp lắm.Tôi cũng nghĩ mẹ tôi vẫn còn trẻ đẹp lắm, nhưng tôi hiểu ý bà muốn nói gì trong câu nói lấp lửng đó và tự nhiên thấy xót xa trong lòng. Tôi quay sang chú:- Chú dám dắt mẹ con cháu sang Mỹ không?Mẹ tôi gắt:- Con không được xen vào chuyện của người lớn.Tôi sụ mặt ngồi im. Chú Thạch nhìn tôi có vẻ như muốn cười. Tôi càng ấm ức. Một lát chú nói:- Dắt được thì cũng dắt, sợ gì!Hình như câu hỏi của tôi gợi nên một băn khoăn nào đó nên chúng tôi ít nói hẳn đi. Sau bữa ăn, mẹ tôi sai tôi đi mua cho chú gói thuốc. Tôi chợt nhớ đến câu nói của chú lần gặp đầu tiên nên tò mò hỏi:- Thảo biết chú thèm thuốc lá rồi, nhưng tại sao lại Ểkiếm dài ơi về đi thôiỂ?Chú kể tôi nghe chuyện của ông Mạnh Thường Quân nào đó ở mãi bên Tàu; tôi chẳng hiểu gì. Chú kể xong, mẹ tôi nói đùa:- Chạy tóe khói chớ có kiếm dài kiếm ngắn gì đâu.Chú đỏ mặt, bẽn lẽn như một đứa bé làm một điều gì sai bị người lớn bắt gặp.Rồi tôi chạy đi mua gói thuốc và cười thầm vì nét mặt ngượng ngùng của chú. Lúc tôi trở về, tình cờ bắt gặp mẹ tôi và chú đang hôn nhau. Nét mặt chú vẫn bẽn lẽn như lúc tôi rời nhà. Tôi lờ đi làm như không thấy gì nhưng lòng ngổn ngang những giằng co phức tạp.Mấy năm đã trôi qua, bây giờ thì tôi đã 17 tuổi. Chúng tôi không còn ở Phi nữa và đã sang Mỹ. Mẹ tôi lập gia đình với chú Tân nên nhờ đó được sang Mỹ cùng chồng. Đây lại là một bí mật khác của mẹ tôi mà tôi không hiểu được. Tôi biết mẹ tôi yêu chú Thạch, nhưng tại sao bà lấy chú Tân thì tôi không tài nào hiểu được. Vợ chú Tân đã vượt biển sang Mã lai; chú đang lo giấy tờ bảo lãnh. Tôi không biết số phận mẹ tôi rồi sẽ ra sao; nhưng chắc là chẳng sáng sủa gì. Ma quỷ nào đã xui khiến, dẫn dắt mà mẹ tôi cứ mãi chui vào những chỗ đoạn trường, những ngõ cụt. Tôi không hiểu.Tôi cũng không hiểu chính tôi. Tôi đang mang trong bụng một cái bào thai hai tháng. Mẹ tôi chưa biết nhưng trước sau gì rồi bà cũng biết. Tôi sẽ nói sao với bà? Có nên cho bà biết người cha của đứa bé không? Ui chao! Tại sao tôi yêu và trao thân cho chú ấy? Tình yêu của tôi có phải là tình yêu tội lỗi không? Những giọt nước mắt ràn rụa khổ đau của mẹ tôi năm nào nhỏ xuống hồn tôi đã biến thành một mệnh số đắng cay buộc chặt vào cuộc đời tôi rồi sao? Có lẽ. Nhưng tôi yêu chú ấy. Và không bao giờ hối hận.
Hết