22. "Cái ấy" biến đâu mất rồi? (tiếp)Hiệu quả trị liệu của hoóc môn Sự phát triển của dương vật, dù ở giai đoạn còn là thai nhi trong bụng mẹ hay đã là một cá thể độc lập sau khi sinh ra, đều chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các hoóc môn sinh dục. Hai cơ quan chủ yếu chi phối việc tiết ra các hoóc môn sinh dục nam là tinh hoàn và thùy não. Khi một trong hai cơ quan có vấn đề khiến cho tinh hoàn không tiết ra đủ hoóc môn sinh dục thì trẻ có thể bị nhỏ tinh hoàn. Sự không bình thường ở nhiễm sắc thể cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dương vật phát triển không bình thường. Nhưng dù chứng nhỏ dương vật là do nguyên nhân nào gây nên, trước khi giai đoạn dậy thì kết thúc đều có thể bổ sung hoóc môn sinh dục nam để giúp cho dương vật và chiều cao phát triển bình thường. Về mặt lâm sàng, rất nhiều người sắp kết hôn mới phát hiện dương vật của mình "có vấn đề" và vội vàng đi chữa trị, nhưng tiếc là họ đã qua mất giai đoạn chữa bệnh tốt nhất - đó là tuổi dậy thì. Những người có tuyến sinh dục hoạt động kém nếu khi đến tuổi trưởng thành mới bổ sung hoóc môn thì việc này tuy không có tác dụng gì đến sự phát triển củadương vật nhưng vẫn có lợi cho sự tăng trưởng của cơ thể. Một vấn đề nữa cần chú ý là một số bậc cha mẹ chưa hỏi ý kiến bác sĩ đã vội tiêm hoóc môn cho con em mình, kết quả là tuy đang ở tuổi thiếu niên, trẻ có dương vật của một người ở tuổi trưởng thành và chiều cao cơ thể không phát triển do lớp xương sụn không phát triển nữa.Ngắn dài đều có giá trị như nhauDương vật ngắn hay dài liên quan đến yếu tố di truyền và chủng tộc. Dương vật lớn không hẳn là tốt, chủ yếu hoạt động bình thường là được. Những người có dương vật ngắn nhưng luôn được 'đón nhận' thì nhiều lắm. Nếu như bản thân có điều gì thắc mắc thì cần phải hỏi các chuyên gia, không được hành động theo ý kiến chủ quan của mình như tiêm uống thuốc hoặc né tránh vấn đề, như vậy chỉ làm phí thời gian và tâm lực của chính mình. Đối với những các em 'bụ bẫm quá mức' thì cần phải biết hạn chế trong ăn uống, không để tăng cânquá mức, có như vậy thì mới có một cơ thể khoẻ mạnh được.23. Tật đái dầm có từ khi nào?Tuy Minh đã học đến trung học cơ sở nhưng đêm nào cũng vậy, mẹ toàn phải gọi Minh dậy đi tiểu, chỉ cần gọi hơi chậm một chút là chắc chắn sẽ ướt đẫm quần. Vào mùa hè còn chịu nổi nhưng vào những đêm đông rét buốt, cái cảm giác bị kéo ra khỏi giấc ngủ với cái lạnh đến run người vì chăn đã ướt sũng nước thật không thể nào chịu nổi. Em của Minh tuy chỉ học mẫu giáo nhưng đêm ngủ không cần phải mặc tã giấy. Thế mà Minh ngày nào cũng thế, trước khi đi ngủ luôn phải nơm nớp lo sợ không biết đêm nay mình có đái dầm không?. Mẹ rất cưng chiều Minh, không kêu ca, phàn nàn gì nhưng mỗi lầnthấy mẹ thay tấm trải giường, thay quần áo với cặp mắt lo lắng là Minh lại cảm thấy day dứt trong lòng, không biết đến bao giờ, cái tật đái dầm của mình mới chấm dứt?Đái dầm là nỗi đau khổ của không biết bao nhiêu cô cậu học sinh tiểu học, trung học cơ sở, thậm chí cả trung học. Không phải chỉ bản thân họ mà cả cha mẹ và người thân của họ cũng cảm thấy lo lắng, không vui. Mấu chốt của vấn đề không phải ở bản thân bệnh đái dầm mà là ở chỗ có quá nhiều sai lầm trong nhận thức và trong phương pháp giải quyết vấn đề này, do người ta không hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm. Bây giờ chúng ta hãy thử tìm hiểu xem,người ta có những cách suy nghĩ sai lầm nào về bệnh đái dầm.Những cách hiểu sai lầm về bệnh đái dầmTại phòng khám của khoa tiết niệu, nhiều bậc phụ huynh vẫn cho rằng trẻ con bị nhiễm lạnh hoặc bàng quang có vấn đề, thậm chí giải thích theo kiểu "âm thịnh dương suy" nên mới bị đái dầm, rồi dùng các phương pháp "nhiệt bổ liệu pháp" trong dân gian như nấu long nhãn khô với gạo nếp, hoặc với trứng... Đây là những phương pháp xử lý thông thường nhất trong dân gian đối với bệnh "đái dầm". Thế nhưng thường ăn hết cả gói long nhãn khô mà trẻ vẫn chưa hết bệnh. Cũng có những bậc phụ huynh cho rằng trẻ đái dầm là do lười biếng, ngủ quá say, hoặc sợ tối không dám đi tiểu, nên họ thường hay tráchmắng trẻ. Thậm chí còn có người cho rằng do bị "yếu thận" nên mới đái dầm, nếu không chữa trị sớm thì lớn lên sẽ không có khả năng sinh hoạt tình dục... Tuy đây chỉ là những cách lý giải dân gian, không hề có chút căn cứ khoa học nào nhưng vẫn có rất nhiều người tin theo.Một vấn đề thường gặp nữa: Nhiều người gọi bệnh "đái dầm" và "đáilậu" (hay đái són) chỉ bằng một tên. Thực ra thì chúng mang những ýnghĩa khác nhau về mặt lâm sàng. Đái lậu hay đái són chỉ là tình trạng không thể ngăn được sự bài tiết nước tiểu trong lúc ý thức của mình còn tỉnh táo. "Đái dầm" thì lại là tình trạng không thể khống chế được sự bài tiết nước tiểu nhờ vào tiềm thức trong trạng thái ngủ. Bệnh đái lậu (hay đái són) do viêm nhiễm đường tiểu hoặc chứng động kinh khi ngủ gây nên, không thể gộp chung lại với bệnh đái dầm được.Khi nào mới hết đái dầm?Nhiều người quan niệm rằng, sau khi trẻ lên ba sẽ hết đái dầm. Thựctế thì một số điều tra cho thấy, 1/3 trẻ vẫn đái dầm sau khi lên ba, 15% trẻ lên sáu vẫn còn đái dầm. Nhiều báo cáo khác cũng có cùngmột kết quả như vậy. Đái dầm có liên quan đến di truyền, giới tính, thời tiết, khí hậu, theo mùa và áp lực tâm lý của trẻ... Trong cha mẹ, anh chị em có người mắc bệnh đái dầm thì khả năng mắc bệnh đái dầm của trẻ cao hơn so với người bình thường khác 6-10 lần, nam dễ bị bệnh đái dầm hơn nữ, mùa đông dễ bị đái dầm hơn mùa hè. Những người này tuy có thể ngưng một vài tháng thậm chí một vài năm không đái dầm nữa; nhưng bệnh sẽ tái phát khi căng thẳng, bị sức ép tâm lý lớn hoặc vì một nguyên do nào đó.