Truyện núi đồi và thảo nguyên
Chương 2

Tôi biết chắc mười mươi rằng chị Giamilia sẽ điều khiển thành thạo cỗ briska hai ngựa. Chị sành ngựa lắm:
chị vốn là con một người chăn ngựa đàn ở bản Bakair vùng núi mà. Anh Xađức tôi trước kia cũng đã từng chăn ngựa. Có lần, trong một cuộc đua ngựa vào mùa xuân, đâu như anh ấy đã không đuổi kịp chị Giamilia. Nghe đồn rằng sau đó, tức khí vì bị bẽ mặt, anh Xađức đã bắt cóc chị, chuyện này chẵng rõ thực hư ra sao. Nhưng có một số người lại bảo anh chị lấy nahu vì yêu nhau. Dù sao đi nữa, hai người ăn ở với nhau chỉ được có bốn tháng. Chiến tranh nổ ra, anh Xađức được gọi vào quân đội.
Tôi không biết nên giải thích thế nào, có lẽ vì từ tấm bé, chị Giamilia đã theo bố đi chăn ngựa đàn (ông già chỉ có mình chị, chị vừa là con gái vừa là con trai của bố), bởi thế tính nết chị có những nét như đàn ông, một cái gì dữ dội và đôi khi thậm chí hơi thô. Giamilia làm việc hăm hở, xốc vác như đàn ông. Chị biết cách ăn ở với hàng xóm láng giềng, nhưng kẻ nào không biết điều lại đi gây chuyện với chị thì chị chẳng chịu lép, chị chửi không thua một ai, có lần chị còn túm tóc vít đầu kẻ kia xuống.
Nhiều lần hàng xóm đến nhà than phiền:
- Ông và có thứ dâu con gì quý hóa thế? Mới chân ướt chân ráo về nhà chồng mà đã mồm năm miệng mười! Không còn kiêng nể ai, không còn biết ngượng ngùng gì nữa!
- Nó thế mà lại hay cơ đấy!
- mẹ tôi đáp lại,
- Con dâu chúng tôi nó ưa ăn ngay nói thẳng. Còn hơn cái lối trước mặt thì im thin thít rồi lại chửi vụng sau lưng. Con dâu các ông các bà bề ngoài thì ra vẻ nhu mì lắm, nhưng những cô a? như thế chẳng khác gì qua? trứng ung:
bên ngoài thì sạch sẽ nhẵn nhụi, nhưng bên trong thì thối khắm không sao ngửi được.
Đối với chị Giamilia, bố và mẹ bé tôi không bao giờ tỏ ra khe khắt, không bới lông tìm vết như thói thường mẹ chồng nàng dâu. Bố vàmẹ bé tôi rất mực ân cần với chị, thương yêu chị và chỉ mong muốn có một điều:
chị trung thành với thượng đế và với chồng.
Tôi hiểu lòng hai người. Bốn con trai đều ở trong quân đội, Giamilia là nguồn an ủi của bố và mẹ bé tôi, chị là con dâu duy nhất của ca? hai nhà, vì thế bố mẹ tôi quý chị lắm. Nhưng tôi không hiểu được mẹ đẻ tôi. Mẹ tôi không phải là người yêu ai thì chỉ một mực là yêu. Mẹ tôi vốn khắc nghiệt và độc đoán. Mẹ tôi sống theo lề lối riêng của mình và không bao giờ làm trái lệ thường. Hàng năm, cứ mùa xuân đến là mẹ tôi lại dựng cái lều du mục ở sân và đốt gỗ tùng xông khói (chiếc lều này bố tôi làm từ hồi còn trai trẻ). Mẹ tôi dạy dỗ chúng tôi chịu thương chịu khó làm ăn và tôn kính những người lớn. Mẹ tôi đòi hỏi mọi người trong gia đình phải một mực tuân lời, không được cãi lại.
Thế mà chị Giamilia, ngay từ ngày mới bước chân về nhà chồng đã tỏ ra khác tính khác nết, không như mọi cô gái khác về làm dâu con người ta. Thực ra chị cũng tôn kính và vân lời ngờii lớn, nhơng không bao giờ chịu cúi đầu vâng chịu một bề, tuy vậy chị cũng không có cái lối quay mặt đi lầm bầm chửi vụng sau lưng như những nàng dâu khác. Bao giờ cũng thế, bụng nghĩ thế nào thì chị nói thẳng ra như vậy, không hề sợ bày tở ý kiến của mình. Mẹ tôi thường đứng vè phía chị, cho là chị nói phải, nhưng bao giờ cũng giành cho mính tiếng nói quyết định.
Tôi cho rằng vì thấy Giamilia thẳng tính và công tâm, mẹ tôi coi chị như người ngang hàng với mình, thầm mơ ước sau này sẽ để chị thay mình, và chị sẽ trở thành người nội trợ cũng quyền thế như mình, một baibitsê như mình, người giữ gìn tổ ấm gia đình.
- Con ạ, nhờ ơn Đức Alakhơ, con được vào làm con một nhà bề thế, được trời ban phước lành,
- mẹ tôi răn bảo Giamilia. - Đấy là phúc cho con. Hạnh phúc của người đàn bà là sinh con đẻ cái, trong nhà dư dật. Ơn nhờ thượng đế, tất ca? những gì bố mẹ làm ra sau này sẽ là của con ca?. Có ai mang theo của cải xuống mồ được đâu. Có điều, cái phúc nó chỉơr với người nào biết giữ gìn danh dự và lương tâm mà thôi. Lời mẹ dặn con ghi nhớ lấy, phải biết giữ mình mới được, con ạ!....
Nhưng tính tình Giamilia vẫn có cái gì khiến hai mẹ chồng không yên lòng:
chị vui vẻ quá lộ liễu, cứ như trẻ thơ. Đôi khi dường như chẳng có duyên cớ gì, chị bỗng phá lên cười, mà lại cười rất to, rất vui sướng. Đi làm về, chị không bước bình thường, mà chạy ào vào sân, nhảu qua con mương. Chẳng có duyên cớ gì chị cũng ôm lấy mẹ ca? hay mẹ bé mà hôn.
Giamilia còn thích hát nữa, chị luôn luôn khe khẽ hát câu gì, ngay ca? trước mặt người lớn tuổi. Tất ca? những cái đó cố nhiên không ăn nhập với quan niệm cổ truyền trong bản về tính nết na của con dâu trong gia đình. Nhưng ca? hai bà mẹ chồng đều tự trấn anh bằng cách tự nhủ rằng dần dà Giamilia sẽ chính chắn hơn" lúc trẻ trung ai mà chẳng thế. Còn với tôi, trên đời này không có người nào đáng yêu hơn chị Giamilia. Hai chị em tôi sống với nhau rất vui, tự dưng vô cớ chúng tôi cũng có thể cười phá lên và chạy đuổi nhau quanh sân.
Chị Giamilia xinh thật là xinh. Vóc người thon thả, cân đối, tóc cứng không xoăn tết thành hay bím dàu và nặng, chiếc khhăn trặng chị choàng rất khéo trên đầu, chéo xuống trán một chút, nom rất hợp với chị, làm tôn hẳn nước da bánh mật của khuôn mặt bầu bầu, khiến chị càng thêm duyên dáng. Mỗi khi chị Giamilia cười, đôi mắt hạnh đào đen láy, ánh màu biêng biếc của chị lại bừng lên sức sống hăng sau của tuổi trẻ, hay khi bỗng nhiên chị cất tiếng hát những khúc ca xuồng xã quen thuộc trong bản, đôi mắt đẹp của chị lóe sáng một cách dạn dĩ, không có vẻ gì là một cô gái ngây thơ ca?. Tôi thường để ý thấy nhiều chàng gighít, nhất là những anh chàng ở mặt trận về, cứ hay lấm lét nhìn chị. Chính Giamilia cũng thích bông đùa, nhưng của đáng tội, chị vẫn đe nẹt những anh nào đi quá trớn. Tuy nhiên điều đó bao giờ cũng làm tôi động lòng. Tôi ghen về chị, như các cậu em thường ghen về chị mình, và hễ thấy các chàng trẻ tuổi xán đến gần Giamilia là tôi kiếm cách ngăn cản. Tôi làm bộ ta đây, hằm hè nhìn họ, như muốn dùng bộ dạng của mình bảo với họ:
"Các anh đừng có mà suồng sã quá. Chị ấy là vợ anh tôi đấu, và chớ tưởng rằng không có ai che chắn cho chị ấy!" Những lúc ấy, tôi cố ý tỏ ra lỗ mãng, dù đúng lúc hay không đúng lúc cũng cứ xen vào câu chuyện của họ, tìm cách chế nhạo những anh chàng tán tỉnh chị, vì nếu làm nhhư vậy mà không ăn thua gì, tôi đâm cáu, cứ mặt sưng mày sỉa khịt mũi hoài.
Mấy chàng trai cười lăn ra.
- Ơ này, hãy nhìn chú bé này một tí mà xem! Hình như cô ấy là giênê của chú ta thì phải. Thật nhộn quá, thế mà bọn mình chẳng biết gì hết!
Tôi cố nén giận, nhưng vẫn cảm thấy đôi tai phản bội cháy bỏng lên, và ức quá, nước mắt tôi cứ trào ra. Chị Giamilia, giênê của tôi, hiểu lòng tôi lắm. Mặc dù buồn cười đến nôn ruột, chị gắng kìm lại, làm ra vẻ nghiêm nghị.
- Thế các anh tưởng giênê là của vương vãi trên đường cho ai muốn nhặt thì nhặt à?
- chị lấy một tư thế đĩnh đạc, nói với các chàng gighit.
- Ở nhà các anh thì có lẽ giênê là của rơi của nhặt thực đấy, chứ ở nhà chúng tôi thì không đâu! Ta đi chỗ khác đi, kaini của chị, tôi xin kiếu các anh!
- Rồi làm điệu vênh vang trước mặt họ, đầu cất cao kiêu hãnh, hai vai ngúng nguẩy như khiêu khích, chị bỏ đi cùng với tôi, lặng lẽ mỉm cười.
Trong nụ cười ấy, tôi thấy ca? sự bực bội, lẫn niềm vui sướng. Có lẽ lúc ấy chị nghĩ thầm:
"Ôi, chú em ngốc nghếch quá!
Nếu chị chỉ muốn chơi bời cho thỏa tình riêng thì ai cấm giữ nổi chị? Ca? nhà có bám theo từng bước cũng không canh giữ nổi kia mà!" Những lần như thế, tôi lặng thinh như cảm thấy mình có lỗi. Phải, tôi ghen về chị Giamilia, tôi tôn sùng chị, tôi kiêu hãnh vì chị là giênê của tôi, kiêu hãnh về sắc đẹp của chị, về tính tình phóng khoáng, không chịu lệ thuộc vào ai của chị. Tôi với chị là đôi bạn chí thhân, không giấu nhau điều gì.
Dạo ấy, ở bản còn rất ít đàn ông. Vì thế có những gã cư xử với phụ nữ một cách trâng tráo, tỏ vẻ khinh miệt ra ý là:
cần gì phải tốn công với bọn đàn bà này, chỉ nguẩy ngón tay một cái là a? nào cũng lao theo ngay!
Một lần, ở bãi cỏ, Ôxmôn, một người họ xa của gia đình tôi cứ bám lấy Giamilia toan giở trò ma mãnh. Gã cũng thuộc loại những kẻ cho rằng không một cô gái nào cưỡng nổi sự cám dỗ của mình. Giamilia căm tức gạt tay hắn ra và đứng phắt dậu dưới chân đống cỏ khô, nơi chị đang ngồi nghỉ trong bóng rợp.
- Bỏ cái thói ấy đi!
- chị nói, giọng đau xót và xoay lưng lại phía hắn.
- Cái ngữ các người là thứ ngựa đực của đàn, còn có thể trông mong gì khác ở các người kia chứ!
Ôxmon nằm xoài dưới chân đống cỏ, bĩu cặp môi ướt, nói:
- Mèo chê thịt treo cao là thối.... Rõ khéo làm bộ, thèm chết đi được mà lại còn bịt mũi chê bai....
Giamilia quay ngoắt lại.
- Có lẽ tôi thèm thật đấy! Có điều chẳng qua số kiếp bắt chị em chúng tôi phải chịu cảnh như vậy, thế mà cái đồ ngu xuẩn nhà anh lại giễu cợt chúng tôi. Chẳng thà phải sống cảnh vợ lính xa chồng một trăm năm, chứ những thứ như anh tôi cứ nhổ toẹt vào:
thật là tởm. Nếu như không phải thời buổi chiến tranh thì có mà chó nó thèm nói chuyện với nhà anh!
- Thì đây cũng bảo thế mà! ấy là tại chiến tranh, thiếu cây roi của chồng nên đằng ấy mới phát rồi!
- Ôxmôn cười khẩy, - Này, nếu đằng ấy mà là vợ tớ thì đằng ấy sẽ hát giọng khác ngay thôi mà.
Giamilia toan nhảy xổ đến trước mặt hắn, chị định nói câu gì cho bõ tức, nhưng rồi lại lặng thinh:
chị hiểu rằng chẳng nên dây với hắn làm gì. Chị nhìn hắn hồi lâu bằng con mắt căm giận. Rồi chị nhổ bọt một cách ghê tởm, nhặt cái chàng nạng ở dưới đất lên và bỏ đi.
Bấy giờ tôi đứng trên chiếc xe mogiara đằng sau đống cỏ. Thấy tôi, chị Giamilia quay ngoắt đi. Chị hiểu tâm trạng tôi lúc ấy. Tôi có cảm giác như không phải chị bị xúc phạm, mà chính là tôi, chính tôi bị lăng nhục. Trong lòng đau đớng, tôi trách chị:
- Những thứ như thế chị dây với nó làm gì, bắt chuyện với chúng nó làm gì kia chứ?
Cho đến tận chiều, Giamilia luôn luôn cau có, ủ ê, không nói với tôi lời nào và không hề cười như trước. Khi tôi đưa xe môgiara lại gần, vì không muốn cho tôi đa? động đến chuyện ban nãy
- nó gây cho chị nỗi uất hận ghê gớm mà chị giữ kín trong lòng
- chị giang tay lấy đà xọc mạnh cái chàng nạng vào bó cỏ, xốc ngay ca? bó lên, giơ cao ở phía trước để che lấp mặt. Chị lăng bổng bó cỏ vào trong xe đánh huỵch một cái, rồi lập tức xóc ngay bó khác. Láng sau xe đã đầy có. Lúc đẩy xe đi, tôi ngoảnh lại nhìn và thấy chị tựa mình vào cán cây chàng nạng, đứng lặng một lát, vẻ chán chường, nghĩ ngợi điều gì, rồi chị chợt nhớ ra, lại hăm hở bắt tay vào việc.
Khi chiếc môgiara cuối cùng đã chất đầy cỏ, Giamilia dường như quên hết mọi thứ trên đời, chị ngắm nhìn hoàng hôn không dứt. Đằng xa, phía bên kia sông, đâu đó ở cuối thảo nguyên Cadắcxtan, vầng mặt trời mùa gặt buổi chiều tà mệt mỏi rã rời đang phun lửa như cái miệng lò tanđưr. Nó từ từ lẩn xuống sau đường chân trời, hắt lên ánh lửa hừng nhuộm đỏ nhưng đám mây xốp bé nhỏ và ném những tia hồi quang cuối cùng xuống thảo nguyên màu hoa cà đã điểm những vệt xanh biếc của bóng tối đến sớm ở những chỗ đất thấp. Giamilia nhình cảnh mặt trời lặn, vẻ mặt hân hoang trầm lặng như đang chiêm ngưỡng một cảnh thần tiên. Gương mặt chị sáng lên vẻ dịu dàng, cặp môi hé mở mỉm cười hiền lành như trẻ thơ. Rồi dường như để tra? lời những câu trách móc chỉ chực buột ra từ miệng tôi, chị quay lại và nói, như thể nói tiếp sau câu chuyện giữa chúng tôi:
- Mà thôi, em đừng bận tâm đến hắn, kichinê bala ạ, mặc xác hắn! ắnn có phải là người đâu nữa?....
- chị chợt im bặt, đưa mắt dõi theo vành mặt trời đang lụi dần, đoạn thở dài, trầm ngâm nói tiếp:
- Những kẻ như gã Ôxmôn này làm sao biết được người ta ấp ủ cái gì trong tâm hồn? Mà cũng chẳng ai biết được đâu. Có lẽ trên đời không có những người đàn ông như thế....