Tập 1

Đang lui cui dọn dẹp đống chăn mền lộn xộn, Phi Hùng giật thót mình khi nghe tiếng bà Thìn bên cạnh nhà quát tháo:
− Đồ ăn hại! Mày xéo đi cho rảnh mắt tao.
Phi Hùng chựng lại một tí, anh nghe tiếp:
− Đồ khốn nạn! Tao nuôi mày đến chừng đó mà mày trả ơn cho tao thế hả?
Bà Thìn tiếp:
− Trời ơi là trời! Xuống đây mà coi. Kiếp trước tui không tu nên kiếp này trời đày tui mà..
Hùng khẽ lắc đầu, anh thở dài một cách chán chường. Anh bước thật chậm rãi đến bên bờ đậu, nhìn sang bên kia.
Cho đến lúc này, anh không còn nhớ nổi mình đã chứng kiến cảnh này bao nhiêu lần nữa. Anh đứng đấy và chỉ biết lấy mắt mà dòm. Anh không có quyền xen vào cuộc sống của người khác.
Bà Thìn nhìn chưa hả cơn giận. Nắm lấy tóc Bình An, bà lôi đi xềnh xệch. Vừa lôi, bà vừa luôn miệng mắng nhiếc:
− Thứ con gái đú đớn. Chỉ giỏi tài liếc trai. Làm thì hư lên hư xuống.
Bình An đau đớn, cô rên lên khe khẽ, không dám cầu cứu ai. Cô chỉ còn biết chắp tay lại van xin bà Thìn tha cho.
Càng năn nỉ, cô càng bị những trận đòn tới tấp. Không ngần ngại, bà Thìn vớ lấy cây chổi chà dùng để quyét chuồng heo, đập tới tấp lên lưng, lên đầu cô. Cô khóc thét lên nhưng bất lực.
− Mày khóc nữa hả? Nhanh lên, ra bưng đồ cho khách! Đừng có giả bộ nghe con!
Ông Thìn đau lòng quá, bước ra giật lấy cây chổi từ tay bà Thìn. Ông quát:
− Bà làm gì mà hành hạ nó dữ vậy?
Bà Thìn hếch mặt lên, hai tay chống nạnh:
− Ông còn bênh nó nữa à? Tại ông mà nó mới lên mặt với tui đó.
− Bà quá quắt lắm. Con An có làm gì đến nỗi bà phải đánh nó thế?
− Không làm gì à? Ông chờ cho nó phá hại cái nhà này tan gia bại sản mới chịu ư?
− Tui van bà đó, trăm ngàn lần lạy bà, hãy để cho con An nó yên. Sao bà ác với nó thế?
Bà Thìn quắc mắt lên:
− Cha con ông đều muốn chống lại tui hả? Đó, tui giao cái nhà này cho hai cha con ông đó. Tui dẫn thằng Khanh đi luôn.
Nói đoạn, bà Thìn chạy bổ vào nhà, kéo tay bé Khanh đi. Khanh giằng tay lại:
− Con không đi đâu. Con muốn ở nhà với ba và chị An cơ.
Bà Thìn lại càng cay cú:
− Cả mày cũng theo con ranh đó à?
Bé Khanh vừa khóc vừa lấy tay quệt nước mắt, nó mếu máo:
− Ngày nào con cũng nghe mẹ mắng chửi, đánh đập chị An hết. Con sợ lắm. Con không muốn thấy cảnh đó nữa đâu.
Bà Thìn dường như không muốn nghe những lời khẩn cầu của con mình. Bà hậm hực, ngồi phịch xuống đất, miệng kêu trời, chân giẫm đành đạch:
− Khốn nạn thân tui. Làm tôi làm mọi cho cái nhà này, cuối cùng ai nấy đối xử với mình như vậy đó.
Ông Thìn ngán ngẩm:
− Tại bà mà ra hết.
− Ông bảo tại tui à? Tui đã làm gì mà đổ thừa tui chứ?
− Nhà cửa, ai không muốn được êm thấm. Sao bà cứ làm ầm lên vậy? Ngày nào cũng thế, riết tui cũng hết chịu nổi.
− Con ông đẻ ra, ông nuôi đi. Cớ sao bắt tui phải gánh?
− Tui có bắt bà nuôi nó đâu. Con An làm như thế, bà còn muốn gì ở nó nữa?
− Ăn hại thì có. Nó mà làm được gì. Thấy con trai là mắt chớp chớp. Không lo mà làm ăn.
Ông Thìn năm lần bảy lượt như vậy rồi, mỗi lần như thế, ông chỉ biết can ngăn và dỗ dành bà Thìn bớt giận. Ông bất lực trước hành động tàn nhẫn của bà đối với đứa con riêng của mình.
Ba mẹ Bình An li dị nhau năm cô 10 tuổi. Đó là một điều bất hạnh đối với cô.
Ngày xưa, bố mẹ cô sống với nhau rất hạnh phúc, kéo dài cho đến lúc cô lên 8 tuổi thì mâu thuẫn giữa hai người bắt đầu nảy sinh.
Bố cô là một người rất nhu nhược, lại còn mang tật uống rượu triền miên, say xỉn. Mẹ cô không chịu nổi. Mặc dù đã khuyên can ông hết lời, nhưng chứng nào vẫn tật nấy.
Song mẹ cô vì con, bà đã không có ý định ly dị. Còn ông muốn vợ mình phải biết nuông chiều và nín nhịn. Điều này mẹ cô đã không đáp ứng được. Ông quyết định ly dị.
Mẹ cô đồng ý và nhận nuôi cô. Được hai năm, bà phát hiện mình có khối u trên ngực. Bác sĩ chẩn đoán đó là khối u ác tính.
Hai năm sau bà mất. Bình An trở về sống với bố. Ông rất thương yêu cô. Nhưng người vợ kế của ông đã xem cô là cái gai trong mắt bà ấy. Lúc đó, cô vừa tròn 12 tuổi.
Ngày qua ngày như thế, cô sống lầm lũi trong một ngôi nhà thiếu vắng tình thương của mẹ. Cha thì sáng xỉn chiều say, mẹ kế thì độc ác, đánh đập, hất hủi cô tàn nhẫn. Cô vẫn cam chịu.
Lúc này, cô đã có thêm một em trai cùng cha khác mẹ.
Cô chỉ được học đếp lớp 9 thì bà Thìn cấm không cho học nữa. Bắt ở nhà phụ bán quán nhậu với bà. Cô làm quần quật, nghĩ tay một chút là bị mắng chửi xối xả vào mặt.
Có khi bà Thìn ném luôn một cái dĩa vào đầu cô làm cô bị thương, máu chảy dữ dỗi. Thế mà bà vẫn làm ngơ như không có chuyện gì xảy ra.
Cuộc sống của Bình An ngày càng tồi tệ. Đôi lúc cô không còn nhận ra mình là ai nữa. Cô chai lì đến mức những trận đòn của bà Thìn không làm cô rơi lệ.
Ông Thìn cha cô chỉ biết xót xa trong òng, ngoài ra chẳng thể giúp cô được gì. Con người của ông nhu nhược đến mức không thể chấp nhận. Bà Thìn cứ thế lấn lướt và đày đọa Bình An.
Nhiều đêm, cô đã âm thầm khóc một mình, thương nhớ mẹ. Khóc cho thân phận đen bạn, tủi hổi của mình. Cô ao ước đến một ngày nào đó cô được thoát khỏi cái dịa ngục trần gian này.
Nhiều đêm, cô đã âm thầm khóc một mình, thương nhớ mẹ. Khóc cho thân phận đen bạc, tủi hổ của mình. Cô ao ước đến một ngày nào đó cô được thoát khỏi cái địa ngục trần gian này.
Hôm nay, như mọi ngày khác. Sau một trận đòn man rợ ấy, cô lại lầm lũi làm việc. Lấy khăn lau chén dĩa xong, cô quay sang lau bàn ghế, sắp xếp chỗ ngồi đâu vào đấy. rồi lại lau chà nhà cửa, sàn nước và tiếp đến là phục vụ khi có khách đến.
Bà Thìn tận dụng địa thế ngôi nhà để buôn bán. Sáng, bà nấu xong cháo lòng ra phục vụ cho những khách hàng nhí. Chiều lại, bà mở quán nhậu. Khách đến quán bà khá đông vì nhờ phong cách phục vụ ân cần của Bình An. Thêm vào đó, Bình An khá xinh xắn.
Hôm nào cô không tươi cười với khách thì sau đó bà Thìn sẽ không để yên cho cô. Bà tận dụng mọi cái có thể từ cô. Bóc lột sức lao động của cô đến tận cùng. Vậy mà năm hết, tết đến, chớ gì bà mua sắm cho cô một bộ đồ mới. Ông Thìn năn nỉ lắm, bà mới mua cho một bộ đế gọi là. Chẳng qua bà muốn ông Thìn vui vẻ.
Năm nay Bình An 17 tuổi. Bé Khanh đã được sáu tuổi. Nó rất thương cô.
Bình An vừa bị đánh xong. Trước mặt bà Thìn, nó không dám nhúc nhích. Đợi lúc chỉ có 2 chị em, nó len lén đến gần và hỏi:
− Chị có đau lắm không?
Bình An đau lắm, cô đau cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng để cho bé Khanh yên tâm, cô nhỏ nhẹ:
− Chị đau sơ sơ thôi. Em đừng lo cho chị.
Bé Khanh tỏ vẻ không tin:
− Chị bị đánh thế mà bảo không đau à?
− Chị nói thật mà.
− Mẹ ác quá.
Thấy bé Khanh còn nhỏ mà phát biểu như vậy, cô chận ngang:
− Em đừng nói thế. Vậy là hỗn đó nghen.
Bé Khanh nắm lấy tay chị, lắc lắc:
− Em thương chị lắm, em không muốn thấy chị bị mẹ đánh đâu. Sao chị không nói gì hết vậy.
Bình An không biết phải giải thích sao cho bé Khanh hiểu. Cô thầm nghĩ:
Số phận của mình là thế mà. Có thay đổi được đâu.
Cô vỗ nhẹ vào má em mình, hôn lên trán nó:
− Em vào rửa mặt súc miệng đi rồi ra ăn sáng, kẻo mẹ thấy là bị rầy đó.
− Dạ.
Sau tiếng dạ, bé Khanh ngoan ngoãn chạy biến vào nhà.
Bình An ngẩng đầu lên, ánh mắt cô vô tình hướng về phía bờ đậu, nơi Phi Hùng đang đứng. Anh nãy giờ chứng kiến tất cả.
Vừa thấy anh, cô bỗng dưng bối rối, lúng túng. Cô biết anh đã thấy hết cảnh cô bị hành hạ. Nhưng đây đâu phải lần đầu đâu. Thế mà cô vẫn sượng sùng, mắc cỡ.
Ánh mắt của Hùng nhìn cô đầy thông cảm. Anh như muốn chia sẽ bất hạnh của cô. Cô cụp mắt xuống, vẻ chịu đựng.
Thái độ của cô dã không lọt được mắt của bà Thìn. Đôi mắt qua bên kia, bà thấy Phi Hùng đang đứng nhìn Bình An. Bà quát lớn:
− Con ranh kia, không lo buôn lo bán. Mày lại đứng liếc trai nữa hả?
Bình an im lặng, không trả lời. Cô tiếp tục công việc của mình.
Chưa hả giận, bà chì chiết:
− Còn thằng kia, mày có để cho nó làm không? Mới sáng ra đã đứng bẹo.
Phi Hùng lắng lặng bỏ vào nhà.
Bình An đỏ bừng mặt. May mắn là sáng nay thực khách chỉ toàn con nít, cô đỡ quê hơn.
Dường như chưa bao giờ Bình An cãi lại mẹ kế một lời nào. Cô luôn cam chịu, nhẫn nhục. Có lẽ cô phó thác số mệnh của mình cho ông trời định đoạt. Đến đâu hay đến đó. Cô không muốn nghĩ ngợi xa vời nữa.
Sau câu mắng thiếu tế nhị của bà Thìn, Phi Hùng thật sự tức giận. Tuy không nói lại vì anh nhỏ. Nhưng anh hiểu được lẽ sống ở đời. Cho dù Bình An không phải là con ruột của bà đi nữa, thì bà cũng không được đày đọa cô ấy như thế. Làm con ở, người ta còn được trả lương cơ mà. Không phải bị đối xử tàn nhẫn như thế.
Anh quyết định thưa với ba mẹ mình. Đã từ lâu, anh thầm thương yêu Bình An. Anh thật sự không biết anh yêu cô theo kiểu nào. Tình yêu hay sự thương hại? Anh không lý giải nổi. Nhưng anh không muốn nhìn thấy cảnh lúc nãy nữa. Không muốn Bình An phải chịu thêm một ngày nào tủi nhục nữa.
Anh đi vào trong phòng khách. Bố mẹ anh đang uống trà ở đó. Anh lấy hết can đảm và thưa:
− Thưa ba mẹ, con xin phép đưọc nói một điều ạ.
Ông Năm rít một hơi thuốc, nhả khói lên phía trên cao cho nó lan tỏa thành từng vòng. Ông nhìn con trai chăm chú rồi hỏi:
− Chuyện gì thế? Con cứ nói đi, làm gì mà ấp úng thế.
Phi Hùng nuốt nước bọt nghe ực. Anh cố giữ giọng một cách tự nhiên:
− Thưa ba mẹ, con năm nay đã được 23 tuổi.
− Ừ. thì sao nào?
− Con muốn cưới vợ.
Cả ông Năm và bà Năm đều trố mắt ngạc nhiên. Đây là lần đầu tiên họ nghe anh nhắc đến chuyện đó.
Từ trước đến giờ, anh hiền như Bụt. Thấy con gái là nhút nhát như thỏ đế. Bà Năm có lần bảo anh lấy vợ sớm để bà được ẩm bồng cháu nội, thế mà anh chỉ cười cười cho qua chuyện. Ở xóm, bà mai dẫn đến cho anh một cô gái khá nết na, xinh xắn, ông bà Năm rất ưng ý, nhưng anh lắc đầu nguây nguẩy. Anh chỉ bảo:
− Con còn trẽ quá. Chưa muốn lấy vợ sớm.
Hai ông bà cũng không muốn ép làm gì. Họ để mặc anh quyết định. Khi nghe anh nói, bà Năm vui vẻ thấy rõ. Bà hỏi ngay:
− Con nói thật chứ Hùng?
− Vâng, thưa mẹ.
− Nhưng con đã có ai đâu nào?
− Có rồi, mẹ ạ.
Hai ông bà lại một lần nữa ngạc nhiên. Ông Năm xen vào:
− Sao bấy lâu nay con không giới thiệu cho ba mẹ biết?
− Dạ, con ngại ạ.
Bà Năm mắng yêu con:
− Cái thằng, có thế mà cũng mắc cỡ. Con trai chỉ mà nhát thế con?
Phi Hùng chỉ cười tủm tỉm. Anh không nói gì cả. Ông Năm nôn nóng:
− Thế vị hôn thê của con là con gái nhà nào?
Ngập ngừng một lát, Hùng mới nói:
− Dạ, đó là Bình An ạ.
Bà Năm nhìn sững con:
− Con An nhà bà Thìn đó à?
− Dạ.
Ông Năm tỏ ý không hài lòng cho lắm:
− Cha nó sáng xỉn chiều say, còn mẹ kế của nó thì cái miệng như cái mõ làng. Rước nó về đây liệu có ổn không con?
Phi Hùng nhìn cha, ánh mắt đầy vẻ khẩn cầu:
− Con muốn cưới cô ấy để cô ấy thoát khỏi cảnh bần cùng ấy. Ba mẹ hãy giúp con.
Bà Năm thông cảm:
− Nhưng con có thương nó không? Hay chỉ muốn giúp nó.
− Dạ, con thương cô ấy từ lâu, nhưng chưa có dịp để nói. Bây giờ con hết chịu nổi cảnh bà Thìn doạ cô ấy rồi. Con muốn cưới cô ấy về đây cho cô ấy đỡ khổ.
Ông Năm và bà Năm nhìn nhau không ai nói với ai lời nào.
Phi Hùng tiếp tục nài nỉ:
− Thật ra, cô ấy không có lỗi gì cả. Bình An là cô gái dịu dàng, thùy mị và nết na. Chỉ vì cô ấy không phải là con ruột mà bà Thìn đã hành hạ đấy. Ba ẹm ra tay cứu vớt cô ấy đi. Con van xin ba mẹ đó.
Ông Năm ra chiều xiêu lòng, hỏi bà Năm:
− Ý bà thế nào?
− Thì tùy ông thôi.
− Tui đồng ý đi hỏi con An cho thằng Hùng.
− Nếu ông đồng ý thì tui cũng thuận theo.
Phi Hùng mừng rỡ. Anh chạy ra ngoài, vươn hai tay lên cao, hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
Anh đi đi lại lại, miệng huýt sáo liên hồi. Sáng nay chủ nhật, anh không phải lên nhà máy. Lẽ ra nh đã qua nhà bà Thìn để ăn đỡ tô cháo lòng rồi. Nhưng vì câu nói lúc nãy của bà, anh cũng còn thấy nhồn nhột thế nào ấy. Anh đành để bụng đói chờ đến bữa cơm trưa.
Anh xin em gái của mình một tờ giấy và mượn nó cây viết. Anh ngồi vào bàn và bắt đầu viết:
"Bình An thân mến!
Anh không thể nhìn thấy em ngày qua ngày phải chịu đựng vất vả khổ nhọc đến thế. Muốn thoát khỏi cảnh đó, chỉ còn cách duy nhất là em đồng ý làm vợ anh. Anh sẽ lo cho em. Chúng ta tuy còn trẻ, nhưng anh nghĩ bọn mình sẽ cố gắng để tương lai tươi sáng hơn. Em hãy suy nghĩ thật kỹ rồi trả lời cho anh biết nha. Càng sớm càng tốt, em nhé. Anh nguyện cầu cho em được bình an như chính cái tên của em vậy.
Anh thương em lắm.
Anh Hùng "
Viết xong, anh cẩn thận xếp nó lại làm tư, ngay ngắn. Chưa yên tâm, anh gấp nó thêm một lần nữa cho bé lại. Anh vẫy bé Na, em gái mình:
− Na này!
− Gì thế anh Ba?
− Suỵt! Khẽ thôi.
− Làm gì mà bí mật thế? - Na nhoẻn miệng cười với anh.
Móc trong túi quần hai ngàn đồng, anh đưa cho bé Na rồi nói:
− Cho em ăn cháo đó.
− Em ăn rồi.
− Ăn nữa đi.
Bé Na trợn mắt nhìn anh.
− Ăn nữa, bể bụng sao?
Anh lúng túng chưa biết giải quyết thế nào thì bé Na đã lên tiếng hỏi:
− Sao hôm nay anh bỗng dưng tốt thế?
− Ờ..ờ..anh thấy em dạo này hơi ốm nên muốn bồi dưỡng thêm cho em đó mà.
− Cám ơn anh Ba nha.
Vừa cám ơn, nhỏ Na vừa giơ tay cầm lấy hai ngàn, định bụng cất đó để dành mai đi học ăn hàng. Nhưng Hùng rụt lại và bảo:
− Anh nhờ một việc.
− Việc gì thế?
Không trả lời câu hỏi của Na mà Hùng lại hỏi:
− Ăn sáng xong, em uống nước ngọt chưa?
− Dạ chưa.
− Vậy em qua kêu bà Thìn bán cho chai nước rồi em ngồi đấy uống.
Bé Na lúc lắc đầu:
− Em thích để dành tiền cơ. Ngày mai em ăn kem.
− Mai, anh cho tiếp.
Bé Na tròn mắt kinh ngạc:
− Anh Ba dạo này rộng rãi quá ta.
− Ừ, tại anh thương em.
− Sao hồi giờ hổng vậy?
− Tại anh chưa có nhiều tiền.
Nhỏ Na hí hứng:
− Bộ lúc này anh có nhiều tiền lắm à?
Anh muốn trả lời cho xong nên gật đầu:
− Ừ.
Bé Na cầm hai ngàn từ tay anh và chạy qua bên kia. Nhưng bé mới chuẩn bị xuất phát thì Hùng đã gọi:
− Khoan đã.
− Gì nữa vậy anh?
− Em cầm cái này trong tay, thật kín đáo em nhé. Đừng để ai thấy cả. Ngồi xuống nước, lúc nào thấy bị Bình An đi lại phía em, em dúi thật nhanh vào tay chị ấy nhé.
− Chi vậy?
− Chuyện người lớn, em là con nít không biết gì đâu. Đừng có hỏi.
Bé na ngây thơ:
− Dạ.
Và chạy ù qua nhà bà Thìn, nó oang oang.
− Cho con chai sữa đậu nành.
Bà Thìn nhìn nó, ngạc nhiên:
− Hồi nãy ăn, sao con không uống luôn?
− Dạ, anh Ba con mới cho tiền ạ.
− Thế à? Thằng Hùng nhà mày rộng rãi quá hén.
Nói đoạn, bà bảo Bình an khu chai sữa mang ra cho bé Na. Bé Na còn nhỏ mà khôn ra phết. Nó liếc xem mà Thìn có nhìn nó không. Không thấy gì cả. Nó nhẹ nhàng dúi vào tay Bình An một mẩu giấy và để ngón tay lên miệng:
− Sụyt.
Hiểu ý nó, Bình An cuộn nhanh mẩu giấy vào thắt lưng và tiếp tục công việc như không có chuyện gì xảy ra.
Bé Na tự cho là mình hoàn thành công việc anh Ba giao. Nó khoái chí mỉm cười một mình.
Nhâm nhi ly nước xong, nó chào bà Thìn và chị Bình An, chạy một mạch về nhà.
Phi Hùng đứng đợi sẵn ở vườn hoa nhà mình. Anh đang xách nước tươi cho cây nhưng mắt cứ hướng về phía cổng chờ Na quay về.
Bé Na vừa bước vào thì anh bỏ vội chiếc bình xuống, hỏi ngay:
− Sao rồi?
− Xong chứ sao.
− Đưa tận tay chị An chứ?
− Chớ sao nữa, anh dặn kỹ rồi mà.
− Ừ, em ngoan lắm.
Bé Na ba hoa:
− Em phải để ý xem bà Thìn có nhìn em không nữa đó.
− Thế à? Em thông minh lắm.
Vừa khen, Phi Hùng vừa vò đầu em gái mình.
Được khen, bé Na thích chí cười toa toét. Nó hỏi:
− Anh đang tưới hoa đó hả?
− Ừ.
− Để em phụ anh nha.
− Thôi đi. Em mà tưới thì trợt té gãy chân đó. Thôi, hai anh em mình lại đây tán dóc chút xíu đi.
Bé Na gật dầu cái rụp, nó đồng ý ngay. Và còn bảo:
− Lát nữa anh đàn cho em nghe nha.
− Được thôi. Nhưng không được chê nghen.
− Vâng, em hứa.
Phi Hùng dắt tay em gái đến góc vừa, bên cạnh luống thược dược đang nở. Anh ấn bé Na ngồi xuống, vén tóc qua một bên cho nó, anh hỏi:
− Em thấy chị Bình An thế nào?
− Ý anh, em hổng hiểu.
Anh không hỏi nữa mà nghiêng nghiêng đâu, mắt nhìn hơi lơ đãng, anh nói với nhỏ Na:
− Tên Bình An nghe hay ghê, em hén?
− Dạ, hay thật đấy - Nó phụ họa.
Anh lại nói:
− Tên cũng đẹp mà người cũng đẹp.
− Dạ, cái gì cũng đẹp.
Anh sờ cằm, đưa qua đưa lại:
− Tính tình lại hiền nữa.
− Vâng, hiền nhất thế giới - Bé Na tiếp tục a dua.
Cứ anh khen Bình An là nhỏ Na khen theo. Chắc nó muốn lấy lòng để được tiền ăn quà vặt.
Bé Na cũng không đến nỗi đần độn, nó biết ý anh Ba nên hỏi:
− Anh Ba thi'ch chị Bình An à?
− Cũng thi'ch thii'ch.
− Thích, sao không qua bên ấy chơi với chỉ?
− Chơi sao được?
− Sao lại không?
− Chị ấy bận túi bụi. Với lại, anh sợ bà Thìn lắm. Đâu dám hó hé.
Nhỏ Na đồng cảm:
− Khổ quá hén.
Câu nói vô tình của nó làm anh chạnh. Anh nâng mặt con bé lên và hỏi:
− Chị Bình An làm chị dâu của em, em thi'ch không?
Nó ngẩn ngơ một lát rồi trả lời:
− Nghĩa là anh và chị ấy cưới nhau đó hả?
− Con này ngốc thiệt. Thế cũng hỏi.
Bé Na gục gặc đầu:
− Em thi'ch chứ.
− Thế à? Em không có ý kiến gì sao?
− Dạ không.
Anh thầm nghĩ:
Con này dễ tính thật.
Coi như một thành viên nữa thống nhất. Anh vui mừng hết biết. Đứng lên, anh xách vội chiếc bình. Bé Na thấy thế hỏi anh:
− Không nói chuyện nữa sao?
− Nói nhiêu đó đủ rồi. Để dành hom sau nói tiếp.
− Anh tiếp tục tưới hoa đó à?
− Ừ.
Cụt hứng, nhỏ Na đi vào nhà. Anh nhìn theo dáng nó khuất dần sau cánh cửa, nở một nụ cười vui vẻ.
Dọn dẹp xong sạch sẽ đâu vào đấy, Bình An lên giường nghỉ ngơi. Hết buổi sáng, lại đến buổi chiều rồi cả tối. Cô mệt lã người. Cô không có một chút thời gian rảnh để xem thư của Hùng. Vả lại, lúc nào cũng có bà Thìn bên cạnh.
Lúc này, cô ung dung mở thư ra xem. Cái cảm giác vừa ngạc nhiên vừa vui mừng sung sướng quấn lấy cô, siết chặt đến nghẹn thở. Cô không dám tin vào điều mà cô vừa đọc được. Cuộc đờii cô sắp bước sang một trang mới sao? Hạnh phúc có mỉm cười với cô chăng?
Bao nhiêu câu hỏi, không một lời giải đáp. Cô nhắm mắt lại. Mơ màng nghĩ đến một ngày mai tươi sáng, thoát cảnh tủi nhục mà cô đã cam chịu gần năm năm qua.
Cô thiếp đi trong giấc ngủ không mộng mị, tràn đầy hạnh phúc.
So với nhà bà Thìn, ông bà Năm có vẻ nghèo khó hơn. Bà Thìn buôn bán đắt khách nên gia đình rất khấm khá. Trưa nay, ông bà Năm mang trầu rượu qua biếu cho ông bà Thìn để xin cưới Bình An cho Phi Hùng.
Bà Thìn hơi bất ngờ. Nhưng sau đó lấy lại được vẻ thản nhiên ban đầu. Ông Thìn rất hài lòng với việc gả con mình cho nhà ông Năm. Ông nói:
− Con An tuy còn nhỏ, nhưng ở tuổi đó cũng lập gia đình được rồi. Tôi tán thành cho hai cháu tác hợp.
Bà Thìn chua ngoa:
− Có tiền không mà qua đòi cưới con gái tui vậy?
− Dạ, cái đó thì..
Ông Năm lúng túng chưa biết phải trả lời thế nào thì bà Thìn đanh đá:
− Vợ chồng tui nuôi nó lớn từng đó rồi. Đâu phải mấy người muốn cưới là mở miệng ra nói cưới. Tui không phải là hạng người dễ chịu đâu à nghen.
Bà Năm dằn cơn tức xuống, giọng nhỏ nhẹ:
− Gia đình tui tuy nghèo, nhưng lấy đức nhân làm chính. Gia đình tui sẽ bảo bọc, lo cho cháu An nó được sung sướng, hạnh phúc.
− Bộ nó ở đây với tui khổ hay sao vậy?
Ông Năm khoát tay:
− Chị đừng hiểu lầm ý nhà tôi. Bà ấy muốn nói sẽ giúp đỡ cháu An đó mà.
Ông Thìn xen vào:
− Thôi, đừng nói chi cho xa xôi. Trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng. Hợp với lẽ trời.
Quay sang bà Thìn, ông nói:
− Còn bà, có đồng ý không thì nói cho người ta biết đi.
Bà Thìn suy nghĩ đắn đo. Bình An đi rồi, quả thật bà sẽ mất một mối lợi lớn. Không biết đến lúc đó khách khứa có còn đông nữa hay sẽ vắng vẻ.
Bà quyết định:
− Con Bình An còn nhỏ lắm. Đợi nó lớn chút nữa đi.
Ông Thìn trố mắt nhìn bà:
− Sao bà kỳ vậy? Bà muốn giữ nó lại để làm cho mình đấy à? Sao bà ích kỷ quá vậy? Chĩ nghì đến cái lợi cho bản thân.
Bà Thìn sừng sộ:
− Ông nói gì? Ai ích kỷ? Ai nhỏ nhen?
Rồi quay sang ông bà Năm, bà Thìn mỉa mai:
− Tôi thách cưới là năm cây vàng đó. Nếu có tiền thì mang qua đây rồi bắt nó về. Còn không thì đừng hòng.
Ông Thìn e ngại nhìn bà:
− Trời ơi! Tôi gả con gái đi lấy chồng chứ có bán nó đâu. Bà làm vậy coi sao được.
Không thèm đáo lại lời ông Thìn, bà Thìn chỉ ngước nhìn hai người đối diện:
− Anh chị nghe rõ rồi chứ?
Ngậm đắng nuốt cay, ông bà Năm nhìn nhau, sao đó ông trả lời:
− Tôi nghe chị nói rất rõ.
− Vậy thì về chuẩn bị đi. Định ngày giờ rồi tiến hành hôn lễ. Tôi không hẹp hòi gì lắm đâu. Như thế còn quá ít đấy.
Ông bà Năm gật đầu chào ông bà Thìn. Họ ra về mà lòng đầy lo lắng.
Phi Hùng nôn nóng hỏi:
− Sao rồi ba? Họ đồng ý gả Bình An cho con chứ?
Ông Năm gật đầu:
− Họ đồng ý.
Anh chưa kịp mừng thì mẹ anh đã nói:
− Họ thách cưới cao quá con ạ.
− Bao nhiêu hả mẹ?
− Năm cây vàng.
Hùng chới với:
− Đào đâu ra ngần ấy tiền cơ chứ!
Ông Năm chép miệng:
− Con tính thế nào hả Hùng?
−...
− Lúc trước, ba mẹ có bao nhiêu tiền dành dụm, ba đã dốc ra hết để tiền thế chân cho con đi xuất khẩu lao động rồi. Giờ hết nhẫn. Tiền đâu mà cưới hả con?
Bà Năm hạ giọng:
− Hay con đợi đến lúc lao động ở nước ngoài về, con dành dụm ít tiền xin cưới cô ấy. Con thấy sao?
− Bây giờ chưa đi mà đã nói đến ngày về. Chờ đến lúc đó. Chờ đến lúc đo, cô ấy đã thân tàn ma dại. Con đau lòng lắm. Con chịu đựng hết nổi rồi.
Tuy nói thế, nhưng anh biết rất rõ gia đình anh lúc này đang gặp khó khăn. Công việc làm ăn của ông Năm dường như đang đình trệ. Ngày nào mặt ông cũng đỏ bừng bừng không phải do ông ngồi hàng giờ bên lò luyện thép như trước đây mà vì lúc này rảnh rỗi, thì làm chén thù chén tạc. Mẹ anh thì làm hàng gia công cho người ta. Mấy tháng đổ lại đây hàng hóa chựng lại, ít đi thấy rõ.
Càng nghĩ ngợi, anh càng buồn phiền. Anh nhỏ giọng:
− Thôi, chuyện đó ba mẹ đừng nghì ngợi nữa. Để đó con lo.
− Con lo bằng cách nào chứ? Đến những năm cây lận mà. Thời buổi khó khăn này vay mượn đâu phải dễ.
− Con biết. Con sẽ nghĩ cách sau.
Bà Năm nhìn con xót xa, không biết phải làm gì hơn nữa.
Ăn cơm xong, anh bỏ ra ngàoi vườn hoa ngồi một mình, gặm nhấm nỗi buồn của con nhà nghèo khó. Anh biết anh chẳng thể đòi hỏi khi hơn nữa ở ba mẹ. Để thoát khỏi cảnh ngộ này, anh phải cố gắng làm việc thật nhiều. Ra nước ngoài lần này, anh sẽ cố gắng tận dụng mọi thời gian, mong sao kiếm thật nhiều tiền để về quê nhà giúp đỡ ba mẹ. Sẽ cưới Bình An. Dư nữa thì cho nhỏ Na sắm sửa quần áo.
Nhưng trong khi chờ đến ngày huy hoàng đó thì anh phải biết chịu đựng sự đau khổ của Bình An như chính sự đau khổ của bản thân mình.
Nửa tháng sau, giấy báo của Sở Lao Động Thương binh Xã Hội báo về là mọi thủ tục đã hoàn tất. Anh chuẩn bị lên đường để đến Hàn Quốc. Anh khấp khởi trong lòng. Đứng ngồi không yên. Chỉ còn hai ngày nữa anh phải rời quê lên Sài Gòn để bay sang Hàn Quốc.
Vừa mừng, anh lại vừa buồn làm sao ấy. Có lẽ sắp xa Bình An làm anh chùng lòng. Anh lại vẫy bé Na vào:
− Cho anh xin tờ giấy.
Bé Na nheo nheo mắt:
− Em biết anh muốn làm gì rội
− Ôi! Con bé này lộn xộn quá. Lấy mau cho anh đi.
Nó cười khúc khích làm anh chột dạ.
− Nhỏ cười gì thế?
Bé Na bụm miệng lại, chối quanh:
− Em có cười gì đâu nào.
− Cười anh phải không?
− Dạ, đâu có.
− Anh cốc chết đấy.
Đùa vài câu cho đỡ ngượng, Phi Hùng đón lấy tờ giấy và cây bút từ tay bé Na.
Anh nắn nót viết từng nét chữ thân thương lên trang giấy trắng. Anh bảo rằng anh sẽ quay về. Rằng cô đừng bi quan, ngày mai tương lai sẽ tươi sáng hơn. Anh viết rất, nhiều hứa hẹn cũng rất nhiều. Rồi sau đó anh bước ra vườn hoa, chọn một nụ hồng xinh đẹp nhất, đỏ thắm nhất tặng nàng.
Nhiệm vụ của bé Na là bí mật trao cho Bình An những thông điệp ấy. Con bé không ngần ngại, vả lại, nó cũng rất thương anh Ba nó. Nó trao tận tay cô trong niềm hân hoan sung sướng tột cùng của cô.
Hai ngày sau anh lên đường, cô không tiễn anh được, cô chỉ trao choa nh một cái vẫy tay nhẹ. anh chần chừ thật lâu mới bước đi. Tâm trạng khó diễn tả được. Vui buồn lẫn lộn. Nhưng hy vọng về một ngày mai tươi sáng luôn hiện hữu anh.
Đi một quãng ngắn, anh ngoái đầu nhìn lại. Cảm giác lưu luyến bất chợt xuất hiện trong lòng. Anh đưa tay lên, vẫy vẫy và quay gót chạy thật nhanh đến chiếc taxi đang đợi ở quốc lộ. Anh sợ nếu chỉ đứng thêm một vài phút nữa, anh sẽ không đủ can đảm để ra đi.
Anh đi rồi, Bình An vẫn ngày lại ngày như thế, chẳng có gì sáng sủa hơn. Sức khỏe cô ngày càng tồi tệ.
Toàn thân cô cảm thấy mỏi rã rời. Đột nhiên cô thấy yếu vô cùng, cô bỏ bát xuống, ngả người trên ghế, hy vọng cảm giác kiệt sức sẽ nhanh chóng qua đi.
Bà Thìn liếc xéo cô:
− Bắt đầu một trò mới đấy à?
− Dì ơi! Con đua quá. Cho phép con nghỉ ngơi một tiếng, dì nhé?
− Mày giả đò hay lắm. Có công lên việc xuống gì đâu mà mày ẻo lả thế.
− Con xin phép dì mà.
− Thôi đi, tao ghét thứ con nhà nghèo mà bắt chước cái giọng tiểu thư đài các lắm.
Bình An van xin:
− Con nghỉ độ một tiếng thôi. Xong, con sẽ làm việc tiếp.
Bà Thìn nhìn sắc mặt của cô có vẻ tai tái. Bà đoán chắc cô mệt thật, ra chiều ban ơn:
− Thôi được, tao cho mày nghỉ, nhưng chỉ đúng một tiếng thôi đấy. Nằm lâu hơn là ăn chổi chà nghen con.
Muốn đỡ mệt, Bình An cố gắng hết sức, gượng đứng lên. Chậm chạp lê bước về phía chiếc ghế bố cạnh cửa sổ. Cô nửa ngồi nửa nằm, mắt hướng ra bên ngoài. Cảnh vật thật đẹp. Cô ao ước mình như đàn chim kia chao liệng tự do mà không bị vật gì cản trở. Được bay đến bất cứ nơi nào mà mình mong muốn.
Bất ngờ một cơn dau buốc khác hẳn với những cơn đau trước đây nhói lên ở bụng, vùng bên phải. Cô kêu thét lên, nắm lấy mép ghế và gặp người lại. Cô tựa người vào ghế chờ cho cơn đau giảm xuống. Nhưng mội lúc một đau hơn. Cô bắt đầu cảm thấy kinh hoàng. Lấy hết sức, cô gọi bố mình.
− Bố ơi!
Ông Thìn chưa nghe thấy. Cô phải gọi như thế đến ba lần, ông mới lao đến và hốt hoảng.
− Con làm sao thế?
− Con đau quá. Hết chịu nổi rồi.
− Đau ở đâu?
− Ở chỗ này này - Vừa nói, cô vừa chỉ vào vùng bụng phía bên phải của mình.
Ông Thìn hiểu ngay và tức tốc gọi xe chở cô đến bệnh viện. Cô được các bác sĩ đưa ngay vào phòng mổ.
Cô vừa trải qua một cơn đau ruột thừa. Sau cả mổ, cô nằm một mình trong phòng hồi sức. Bên cạnh chẳng có một ai. Ông Thìn đã về nhà lấy cháo cho cô.
Buồn bã, tủi thân, cô nằm khóc nức nở. Lúc này, cô ước ao có mẹ bên cạnh. Nhưng điều ước đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Bà Thìn không hề đến bệnh viện thăm cô, điều đó không ngoài dự đoán của cô. Cô thầm nghĩ sao mình không chết quách lúc nãy cho xong. Như thế, cô sẽ hạnh phúc hơn. Cô thấy tâm hồn trống trải đến kỳ lạ. Cô nôn nóng đợi ông Thìn vào.
Ông Thìn đã xuất hiện với bát cháo nóng hổi trên tay. Ông ân cần nhìn con:
− Con cố gắng húp miếng cháo loãng này cho lại sức.
− Vâng, bô cứ để cho con.
− Để bố đút cho con ăn nhé.
− Dạ, con tự ăn được bố à.
Nói đoạn, cô nhờ bố mình:
− Bố ra gọi điện thoại cho nhỏ Thúy giúp con đi bố.
− Con có mang số điện thoại đó không?
− Dạ, con nhớ. Số 89061.
− Con ăn đi nhé, để bố đi gọi.
Thanh Thúy là đứa bạn duy nhất của Bình An. Thúy khá thông minh và lém lỉnh. Hầu như chẳng bao giờ Bình An thấy cô buồn. Thanh Thúy không đẹp rực rỡ, nhưng cô rất dễ thương, nhí nhảnh, lôi cuốn đàn ông con trai. Nụ cười lúc nào cũng tươi như hoa, xinh như mộng.
Năm nay Thúy đang học lớp 12, cô dự định hết năm học sẽ vào Sài Gòn học Đại học. Nói chung, với Thúy thì học ngành gì cũng được, cô không quan trọng, nhưng chỉ cần được vào Sài Thành là cô thích rồi. Cô chẳng thích sống cái thị trấn nhỏ bé nạy Nó như chôn chân cô lại.
Bình An muốn Thúy vào chơi với mình cho vui. Tuy thân nhau, nhưng hai cô ít có cơ hội gặp nhau nói chuyện. Ngày xưa, Bình an còn lên trường, chứ bây giờ đừng mơ đến chuyện Thúy đến nhà An chơi hay An đến nhà Thúy chơi. Bà Thìn không cho An tiếp bất kỳ ai. Cuộc sống của Bình An như một dòng sông cạn nước.
Cô cố gắng ăn hết bát cháo bố mang vào. Cuối cùng, cô nhận ra rằng sức khỏe của mình hồi phục được một phần. Cô cố gắng ngồi dậy, nhưng bụng vẫn còn đau, nơi vết mổ.
Thanh Thúy đến. Đầu tiền gặp An là cô ta nở một nụ cười tươi roi rói, gương mặt trong sáng không hằn một chút muộn phiền. Cuộc đời của cô có lẽ bằng phẳng quá. Cùng tuổi ấy mà Bình An đã phải trảI qua biết bao cay đắng, mất mát và tủi nhục. Dẫu sao, Thanh Thúy cũng mang lại cô một niềm vui nho nhỏ bằng chính sự thơ ngây, nhí nhảnh ấy.
− Sao mày vào đây vậy An?
An đáp rất nhỏ, vì cô chưa bớt đau hẳn:
− Tạo bị viêm ruột thừa.
− Ra thế. Ổn chứ?
− Ừ, mổ xong rồi. Tao đang nằm hồi sức.
− Cầu cho mày ta qua nạn khỏi.
− Cám ơn mày nghen.
Nắm tay bạn, Thanh Thúy nói:
− Tao cả trăm lần muốn ghé vào thăm mày, nhưng rồi hỏng dám vô. Nhà mày lúc nào cũng có thần nhà giữ cửa hết.
− Thần nhà à? - Bình An lắc đầu không hiểu.
− Mày ngốc quá. Ý tao muốn ám chỉ dì mày đó. Thấy mặt bả, tao sợ muốn chết, đừng nói là vào.
− Mày vào thì tao cũng đâu có thời gian để nói chuyện.
− Thì thế, nhưng gặp mặt mày dẫu sao cũng đỡ hơn. Xem mập ốm thế nào.
Bình An nhìn bạn, khẽ mỉm cười hạnh phúc. Cô chỉ chiếc giỏ cạnh giường và bảo Thúy:
− Mày nhúng giùm tao cái khăn đi nhỏ.
− Ừ.
Thanh Thúy mang khăn thấm nước đến lau mặt giúp bạn. Đang lau, cô phát hiện phía trên trán bạn có một mối u rất to, bầm tím, vết máu khô còn đọng lại. Thanh Thúy hỏi ngay:
− Mày lại bị đánh nữa à?
1 chút mắc cỡ, Bình An chối quanh:
− Đâu có. Tao té xe.
Thanh Thúy nghiêm mặt lại:
− Tao với mày thân nhau đến thế mà còn e ngại sao? Mày giấu ai chứ đừng giấu tao. Nói thật đi. Bị đánh hôm nào vậy?
Bình An úp mặt vào gối, khóc như con nít mới lớn. Như có người chia sẻ cùng mình, cô quên đi đây là bệnh viện, xung quanh còn nhiều người khác. Cô thút thít một cách ngon lành:
− Hôm qua, tao bị dì đánh.
− Lý do gì bà ấy đánh mày?
− Muôn ngàn lý do. Lý do gì với bà cũng đáng cả.
− Mày không nói lại gì sao?
− Càng nói càng bị đánh nhiều hơn. Thà âm thầm chịu đựng.
Thanh Thúy xót xa:
− Chả lẽ mày cắn răng chịu đựng suốt đời sao?
Bình An lắc đầu:
− Tao cũng không biết nữa. Đến đâu hay đến đấy. Có lẽ nếu ai đó cưới tao thì tao sẽ được giái thoát.
− Mày có bao giờ được đi đây đi đó giao lưu với bạn bè đâu mà đòi có bạn trai. Không có bạn trai, sao có chồng được chứ?
− Tao rối trí quá. Thôi, mày đừng nói nữa. Đời tao là vậy mà. Tại kiếp trước tao gieo nhân ác nên kiếp này tao hưởng quả ác là đúng thôi. Con người, ai cũng có số mạng hết rồi mày à.
− Đó chỉ là cái lý thuyết suông để an ủi cho những người bất hạnh như mày.
− Tao nghĩ như vậy, từ khi tao mất mẹ, sống với dì ghẻ.
− Mày sai rồi. Con người ta là tác giả của chính số phận mình và họ sống với nhừng gì do chính họ tạo dựng nên.
− Nhưng hiện tại tao không có lối thoát. Nhiều lúc tao buồn đến mức tao đã nghĩ đến cái chết.
− Và rồi sao?
− Tao không đủ can đảm chứ sao?
Thanh Thúy tát nhẹ vào má bạn:
− Mày dẹp bỏ cái ý nghĩ quái quỷ đó giùm tao đi. Thật là ngớ ngẩn.
Bình An thở dài:
− Tao cũng đâu có muốn nói vậy.
Suy nghĩ thật lâu, Thanh Thúy lúc lắc cánh tay bạn:
− Tao đã có cách.
Bình An giương đôi mắt đỏ hoe lên nhìn cô:
− Cách gì vậy mày?
− Không biết mày có gan không nữa?
− Nói thử đi.
− Trốn.
− Trốn? - Bình An trố mắt ngạc nhiên.
Thanh Thúy đầy vẻ tự tin:
− Ý tao muốn nói sau khi tao đậu Đại học, tao sẽ vào Sài Gòn để ăn học. Tao muốn kéo mày vào đó làm việc luôn.
− Mày đi học có gia đình phụ cấp. Còn tao, đất lạ quê người, tao biết sống ra sao?
− Tao và mày thuê phòng ở chung. Dĩ nhiên tháng đầu tiên tao với mày cố gắng tiết kiệm để đủ tiền tiêu. Tiền đó tao lo.
− Rồi những tháng kế tiếp?
− Tháng đầu, mày sẽ xin vào một xí nghiệp may nào đó. Tao nghe mấy người nói, vào Sài Gòn xin làm công nhân dễ lắm. Mày đi làm, tao đi chạy kèm. Mình đủ sống. Ba mẹ tao cho thêm.
Suy nghĩ thật lâu, Bình An hạ giọng:
− Tao sợ quá!
− Mày sợ gì chứ?
− Không biết nữa.
Thanh Thúy nhéo tai Bình An:
− Sợ dì ghẻ à?
− Không hẳn.
− Hay vào đấy sợ đói?
− Cũng không.
− Vậy chứ mày sợ gì? Có tao cơ mà.
− Tao không quen.
Thanh Thúy trấn an bạn:
− Trước lạ sau quen. Đó là nơi đất lành mà. Biết bao "chim chóc" từ các tỉnh thành khác đổ về. Họ vẫn bình an vô sự. Nhiều người còn phất lên nữa đấy.
− Thật hả.
− Chứ sao. Với sức lao động của mày, lương mày còn dư nữa là khác. Ra ngoài đời, được tiếp xúc giao lưu với mọi người, cuộc sống sẽ thú vị hơn.
Ngưng một chút, Thanh Thúy nói tiếp, như là cô đã từng đặt chân đến đó:
− Dân Sài Gòn rộng rãi lắm. Họ sống rất thoáng đãng. Không khe khắt như ở quê đâu.
−....
− Mày ở nhà quần quật như trâu mà chẳng dư lấy một đồng. Cũng không có lấy một bộ đồ cho ra hồn nữa.
Bình An nhìn bạn:
− Từ đây đến lúc mày tốt nghiệp, khoảng thời gian đủ để tao suy nghĩ. Tao sẽ trả lời với mày sau.
− An này! Tao không muôn thấy mày khổ sở nữa.
− Cám ơn mày nhiều lắm.
− Tao pha cho mày ly sữa nhé?
Như sực nhớ lại, Thanh Thúy hỏi:
− Ủa! Bác trai không đến sao?
− Có, bố tao vừa đi mua đồ là mày đến.
− Mua đồ gì lâu quá vậy?
− Biết có mày đến chơi nên bố tao có lẽ thong thả hơn chứ không vội.
− Thôi, mày ngủ chút đi. Tao ngồi trông chừng cho.
− Tao muốn nằm chơi, nói chuyện với mày cho vui. Lát mày về, tao ngủ cũng được.
Hai cô gái trẻ tâm sự với nhau. Bình An nói rất ít, cô được bác sĩ nhắc nhở, không cho phép nói chuyện nhiều.
Thanh Thúy rút trong giỏ ra một cuốn truyện vui đọc cho cô nghe. Và cô ngủ lúc nào cũng không biết nữa.
Đợi bạn ngủ say, Thanh Thúy mới ngưng đọc. Cô cất truyện vào giỏ, ngồi yên nhìn bạn đầy thương cảm và trìu mến.
Thanh Thúy đậu vào Đại học với số điểm khá cao. Ngày cô mở tiệc ăn mừng, có mặt Bình An.
Ông Thìn phải năn nỉ mãi, bà Thìn mới cho cô đi trong vòng hai tiếng.
Không khí buổi tiệc rất vui vẻ. Chủ yếu là gia đình và bạn bè chung lớp của Thúy.
Thúy ghét tai Bình An:
− Ngọn gió lành nào đưa mày đến đây vậy?
Bình an nhoẻn miệng cười, cô không đáp lại.
Thanh Thúy tiếp:
− Tao mời, nhưng nghĩ chắc chắn một trăm phần trăm mày sẽ không đi. Ai dè..
− Bộ mày không muốn có mặt tao hả?
− Con ngốc này! Nói thế cũng nói - Vừa nói, Thúy vừa cốc yêu bạn.
Tiệc tan, Thúy giữ Bình An ở lại thêm, cô từ chối:
− Tao phải về thôi. Chỉ đi được có 2 tiếng thôi đấy. Trễ một phút là bầm người.
− Làm gì mà ghê vậy.
− Mày thừa biết mà.
− Mày giống như con chim bị nhốt trong lồng vậy.
− Như con chim thì còn quý lắm đó. Được chiều chuộng, ngắm nghía.
− Ừ nhỉ.
− Thôi, tao về nghe - Bình An chào bạn.
Thúy kéo tay cô lại và hỏi:
− Mày trả lời tao đi chứ.
− Trả lời gì cơ?
− Còn một ngày nữa là tao vào trong đó đăng ký nhập học đó.
Bình An hiểu ra và nói:
− Tao muốn đi, nhưng cứ sờ sợ thế nào ấy.
− Can đảm lên mày ạ. Cứ ru rú như mày thì suốt đời ngóc đầu hổng lên đâu.
− Thôi, tối nay là bữa cuối cùng tao suy nghĩ. Ngày mai, tao sẽ gọi điện cho mày.
− Gọi sớm để tao mua vé tàu nha.
Bình An do dự:
− Thúy này!
− Gì thế?
− Còn ba tao?
− Ông ấy cũng chẳng buồn nhiều đâu. Ông thừa biết rằng ở đó, mày cũng không hạnh phúc mà.
− Nhưng tao không đành xa ổng.
− Ba mày có dì mày, có em mày rồi, lo gì. Mai mốt ổn định, gọi điện thoại báo cho ổng biết là mày vẫn mạnh khỏe. Công ăn việc làm tốt. Tao nghĩ ổng sẽ vui gấp bội lần.
− Tao cũng nghĩ thế.
Thanh Thúy mừng rỡ:
− Vậy nha. Suy nghĩ đi. Tao mong mày cùng đi với tao cho có bầu có bạn. Vả lại, hai đứa chơi thân nhau dễ sống lắm.
− Ừ. Tao sẽ can đảm. Hãy đợi tao.
− Nhớ goi điện càng sớm càng tốt nhé. Kẻo hết vé tàu.
− Ừ, biết rồi. Khổ lắm, nói mãi.
Thanh Thúy cười hì hì, nhìn theo dáng bạn khuất dần sau cánh cổng.
Bình An ngồi tựa vào thành toa tàu, nhìn qua cửa sổ. Thanh Thúy đã ngủ khì.
con tàu lao đi vùn vụt qua những cánh đồng đã được thu hoạch. Thu đã chín vàng trên những bờ cỏ, những rặng cây. Cả không gian cháy vàng rực màu vàng mang nhiều sắc độ khác nhau của từng loại lá cây.
Dọc hai bên đường ray, nằm lăn lóc trong những đám lá vàng ươm là hàng đàn dưa gang vàng rộn, tròn trĩnh trông đến ngọt mắt. Cao hơn một tí là màu vàng đỏ của các bụi cây rậm rạp. Xa xa, lác đác từng chuỗi vàng tươi leo reo hạnh phúc của nhừng hàng bạch dương. Cỏ cũng đã chuyển màu vàng úa. Đất vàng khô rải dài tít tắp đến tận chân trời.
Tĩnh mi.ch, thanh bình đến dịu lòng.
Lần đầu tiên cô được diễm phúc đi tàu hỏa. Nó xập xình, xập xình, đưa qua, lắc lại thấy vui vui.
Bình an thấy lòng mình như lắng lại, êm ả. Đã lâu lắm rồi cô mới cảm thấy yên tĩnh, phản phất buồn, nhưng nhẹ nhõm và dễ chịu xâm chiếm toàn bộ con người cô.
Đã lâu, cô mới có dịp thả lỏng đầu óc mình, mặc cho đôi mắt dắm chìm vào cảnh vật. Không một ý nghĩ, không một băn khoăn lo lắng nào quấy rầy cô lúc này.
Bình An chỉ muốn con tàu lao đi mãi, đưa cô đi đến những nơi xa xôi không có điểm tận cùng. Cô muốn quên hết quá khứ, hiện tại, không muốn lo nghĩ gì về tương lại.
Bất chợt, Bình An nhớ lại cách đây tám năm, cô được mẹ đưa đi xa một lần, không phải tàu hỏa mà là xe hơi. Lúc ấy, cô còn con nít lắm. Hò reo vui vẻ. Dán mũi vào cửa sổ xe đò ngây ngất ngắm nhìn những cánh đồng, những làng mạc trải dài hai bên vệ đường.
Tiếng rít ken két của phanh tàu làm Thanh Thúy bừng tỉnh. cô mới nằm có một lát mà cứ ngỡ mình đã trải qua một giấc ngủ dài. Cô ngồi bật dậy. Sải hai tay ra, cô ưỡn ngực về phía trước để hít thở không khí trong lành.
Nhìn sang, thấy Bình An vẫn đăm chiêu ngắm cảnh vật bên ngoài, cô rón rén bước lại gần:
− Có đẹp không?
− Đẹp lắm.
− Thích không?
− Thích chứ.
− Mày đi lần đầu phải không?
− Ừ. Còn mày?
− Tao đi những mấy lần cơ đấy.
− Xạo đi.
− Thiệt mà.
Thanh Thúy chứng minh:
− Mày không biết đấy thôi. Mỗi lần đi công tác, bố tao dắt theo mẹ và tao đi. Tao được ngồi tàu này ít nhất ba lần đó.
− Sướng hén.
− Tao còn biết nhiều nơi ở Sài Gòn lắm. Biết chứ không rành. Đi chơi chỉ thoáng qua thôi hà. Nhưng tao nghe bố tao và người quen kể về Sài Gòn nhiều lắm.
Cuối cùng, Thanh Thúy đúc kết:
− Nói tóm lại, xem như tao rành 10 phần trăm về Sài Gòn, còn 90 sẽ được khám phá.
− Mày nói nghe mắc cười quá.
− Mày không ngủ chút đi cho khoẻ.
− Ừ.
Bình An nghe lời bạn, ngã lưng xuống chiếc giường gỗ cứng, được trải lên một chiếc chiếu manh màu đỏ. Cô nhắm mắt lại.
Cứ thế theo nhịp lắc lư của con tàu và những suy nghĩ lan man, cô thiếp đi lúc nào không biết.
Đến lúc tĩnh dậy thì cả toa tàu đã chìm vào im lặng. Đèn tắt tối om, có tiếng người hành khách nằm tầng hai ngáy khe khẽ đều đều đan nhau buồn tẻ.
Bình An thấy cô đơn đến nao lòng. Nhón người lên, cô dán mắt vào cửa kính nhìn ra bên ngoài. Rừng cao su im lìm tối, một mảnh trăng lưỡi liềm treo le^.ch trên vòm trời mờ.
Cô thẫn thờ nhìn cho đến khi thiếp vào giấc ngu? lần thứ hai.
Tàu đến ga sớm. Nhìn xuống hai bên đường ray đã đầy người đi dón. một vài người mang hoa, khuôn mặt ai cũng thấy vui. Trên tàu cũng đã có người rối rít nhận ra người quen.
Cô và Thanh Thúy cũng được một người bạn cũ của anh Thúy ra ga đón.
Cô đứng dậy, với tay kéo cái túi xách, tạm biệt những người cùng toa và bước ra ngoài theo chân Thanh Thúy.
Thúy nói với giọng rành rẽ:
− Cẩn thận túi xách đấy. Ở chỗ này phức tạp lắm.
− Tao có gì đâu mà mày sợ.
− Giờ này, một bộ đồ cũng quý nữa là. Mất rồi tiền đâu tụi mình sắm lại!
Nghe bạn nói chí lý, Bình An gật đầu tán thành.
Hai cô gái bám vào thành tàu nhảy xuôn. Thùy Hương đã đón sẵn bên dưới. Thấy cô, Thanh Thúy hỏi ngay:
− Anh Hai em nhắn chị ra đón bọn em à?
− Ừ. Hai đứa mệt không?
− Cũng hơi nhừ nhừ, chị ạ.
− Chị có một chiếc xe, không biết chở hai hết không.
− Ở đây chỏ ba có bị công an phạt không chị?
− Có chứ. Nhưng giờ này còn sớm. Mình đi được mà. Chỉ sợ hành lý cồng kềnh thôi.
− Hay để hai đứa em đi xi'ch lô?
− Cự đợi chị dắt xe ra đã. Hành lý của tụi em cũng không nhiều. Hy vọng để ở trước được.
− Cố gắng, chị hén. Tụi em phải hết sức tiết kiệm đó chị.
− Làm gì ma mới vào học đã lo dữ vậy.
Thanh Thúy cười hì hì, cô không trả lời Thúy Hương. Cô giới thiệu luôn:
− Đây là Bình An, bạn rất thân của em.
− Chào em - Thùy Hương lên tiếng.
− Em chào chị - Bình An khẽ cúi đầu.
Thùy Hương vào bãi lấy xe. Ở ngoài này, Bình an bấm vai bạn:
− Tao hồi hộp quá.
− Vậy à.
− Còn mày?
− Tao bình thường hà.
− Tao công nhận là mày cứng rắn, bản lĩnh như con trai ấy. Ước gì tao được như mày vậy.
Thanh Thúy cười hiền lành:
− Lần đầu tiên tao nghe có người khen tao như thế đó.
Thùy Hương vừa ra đến. Cô chất thử hành lý lên phía trước rồi leo lên ngồi, bẻ tay lái thử xem có dễ lái không. Sau đó thấy có vẻ tiện, Thùy Hương ngoắc tay:
− Nào, mời hai cô lên xe.
Thanh Thúy dí dỏm:
− Từ đây đến đó bao nhiêu hả chị?
Thùy Hương cũng không vừa:
− Hai đồng ba mươi xu.
− Mắc quá. Thôi, còn hai đồng nhé.
− Thôi, thôi, mời hai cô lên xe.
Thùy Hương cho xe chạy không nhanh lắm. Giữ ga vừa phải. Chiếc xe lẻ loi trên các đường phố lớn.
Song, so với quê cô thì bây giờ này ở đây lượng người gấp mấy chục lần.
Bình An đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Thành phố vẫn chưa tắt đèn đường. Nhìn những tòa nhà cao tầng nối tiếp nhau làm cô choáng ngợp.
Cô bỡ ngỡ trước nét đẹp lộng lẫy của Sài Thành. Cô ngấm hết bên này rồi đến bên kia, không thốt nên lời.
Thanh Thúy mặc cho cô ngắm nghía. Ngả đầu vào vai cô, Thúy lim dim đôi mắt.
Bình An huy'ch vào tay bạn:
− Mày ngủ hả?
− Tao nhắm mắt chút thôi. Trên tàu chưa đã.
− Mày ngồi phía sau, không sợ ngã hay sao vậy?
− Chết có số, mày ơi.
− Mày quên rồi à?
− Quên gì?
Bình An cười tủm tỉm:
− Mày đã từng nói với tao rằng con người ta là tác giả của chính số phận mình mà. Mày chả tin vào số mệnh là gì?
− Ủa! Tao có nói hả?
− Con nhỏ này. Nói ra mà quên thì đừng nói. Lần sau, tao không thèm nghe mày nữa đâu.
− Thôi, cho tao xin. Tại tao buồn ngủ quá nên nói liều đó. Tao thật sự không tin vào số phận. Tao chỉ tin ở bản thân mình thôi.
− Tự tin thế cơ?
− Mày thấy không? Tao đang ôm mày chặt cứng này, trước khi tao nhắm mắt đấy. Tao đâu có ngu để té chết chứ.
Thùy Hương cắt ngang:
− Thô, tới rồi nè, mặc sức mà ngủ bù.
Thanh Thúy hí hửng:
− Ồ! Nhanh thế chị?
− Chị ở gần ga mà.
Thùy Hương đẩy xe vào nhà, rồi dắt hai cô lên phòng trọ của mình. Phòng trọ không rộng lắm so với sĩ số nhân khẩu. Đến bốn người trên 16 mét vuông.
Thanh Thúy quen ở nhà cao cửa rộng, cô lắc đầu:
− Chật quá, sao ở nổI hả chị?
− Ăn nhiều chứ ở đâu có bao nhiều em. Tụi nó tối ngày ở thư viện Khoa học Tổng Hợp. Tối mới về nhà. Chủ yếu để ngủ. Vẫn còn dư sức chứa đấy.
Thanh Thủy tròn mắt:
− Thế hả chị?
− Chứ sao.
Thùy Hương nheo mắt cười, giới thiệu hai cô với đám bạn cùng phòng, rồi phẩy tay:
− Vào kia tắm đi. Tắm nhanh ra ăn sáng.
Thanh Thúy nhìn vẻ khép nép của Bình An, cô vẫy bạn:
− Mày vào tắm trước đi.
− Ừ.
Bình An vào phòng tắm. Ở ngoài này, Thùy Hương bảo:
− Hai đứa cố gắng ở tạm đây vài hôm. Chị sẽ đi tìm phòng trọ giúp cho.
− Dạ, trăm sự nhờ chị.
Thùy Hương gần tôt nghiệp ra trường, cô khá rành Sài Gòn, cô nói:
− Phòng trọ thì vô số, nhưng không phải dễ tìm đâu.
Thanh Thúy thắc mắc ngay:
− Ủa! Chị nói sao mâu thuẩn dữ vậy?
− Thật ra, chẳng có gì mâu thuẩn cả.
− Em vẫn không hiểu.
Thùy Hương cười:
− Mới vào mà hiểu với biết cái gì. Số là phòng trọ ở đây cũng phức tạp lắm, biết đâu mà lần. Mình phải chịu khó bỏ ít thời gian ra để tìm hiểu môi trường xung quanh đó. Chọn một căn phòng vừa ý, quan trọng là an toàn về an ninh. Sau đó mới thuê. Em hiểu chưa?
− À, thì ra là vậy. Chị cố gắng giúp em và Bình An chị nhé. Tụi em mới vào cứ như người mù vậy đó.
− Ăn sáng xong, chị sẽ đi tìm. Còn em và Bình An ở nhà nghỉ ngơi cho kho?e.
− Có phiền mấy chị trong phòng không chị?
− Không đâu. Cũng đồng cảnh xa nhà hết mà. Rất dễ thông cảm cho nhau. Mấy em đừng ngại. một lát tụi nó đi học hết rồi. Phòng sẽ rộng hơn. Hai đứa lăn thoải mái.
Câu chuyện chưa đến hồi kết thúc thì Bình An đã ló ra. Cô kêu lên ngay:
− Mày vào đi Thúy.Tao xong rồi.
− Lạnh không?
− Không.
− Thế thì được - Thúy nói xong, bái bai chị Thùy Hương, kéo vali lấy ra một bộ đồ lửng, bước vào phòng tắm.
Nước mắt làm cô tỉnh táo ngủ hẳn. Cả ngày hôm qua không tắm, Thúy có cảm giác toàn thân nặng nề khó chịu. Giờ thì cảm giác đó tiêu biến đi hết. Cô hân hoan vui vẻ bước ra trong bộ đồ hồng phấn xinh xắn, trẻ trung, tràn đầy sức sống.
Như nhớ ra một điều quan trọng, Thanh Thúy vừa ra khỏi phòng tắm đã hỏi ngay:
− Chị Hương ơi! Thuê ở đây bao nhiêu một phòng hả chị?
− 400 ngàn đồng.
− Có phòng hai người không chị?
− Cũng có, nhưng không rẻ hơn đâu. Ở đây, phòng bèo nhất cũng ba trăm ngàn rồi đó. Hiếm có thấp hơn giá đó lám.
− Giá đó, bọn em chịu được. Còn hơn nữa thì phảI nhịn đói quá.
− Làm gì bi quan dữ vậy.
− Chị không hiểu đâu.
Nghe Thanh Thúy nói vậy, nhưng Thùy Hương cũng không hỏi gì thêm. Cô hỏi:
− Hai đứa ăn gì?
Bình An e ngại:
− Sao em dễ tính thế?
Thanh Thúy xen vô:
− Nó ngại đó chị.
− Trời đất! Giờ này mà còn ngại. Thôi, em thi'ch gì cứ nói đi.
Bình An cười:
− Cho em khúc bánh mì.
− Còn em gói xôi - Thanh Thúy nhanh nhảu.
− OK. Có ngay.
Vừa nói, Thùy Hương vừa đi ra đường để mau cho hai cô và cho cả mình nữa.
Họ vừa ăn, vừ chuyện trò vui vẻ.
Phòng trọ của Bình An và Thanh Thúy nằm trong con hẻm thuộc phường 13, quận Tân Bình. Chỉ có ở đây, giá cả mới phù hợp với túi tiền của hai cô. PhPh`ong khá sạch sẽ, nhưng chỉ gói gọn 14 mét vuông. Tạm ổn cho hai người trọ.
Thanh Thúy hài lòng lắm. Bước đầu tiên, cô nàng sắp xếp chỗ ngủ, chỗ học và chỗ để nấu ăn. Tiện nhất là phòng có hẳn công trình phụ bên trong luôn. Kế đến là Bình An được chị Thùy Hương dắt đi chợ mua một số vật dụng linh tinh cần thiết như xoong, nồi, chén bát, thau giặt đồ...
Thoáng cái đã đi đứt của cô hết hơn 100 ngàn. Nhắm không đủ tiền, Bình An nói nhỏ với Thanh Thúy:
− Còn lại nhiêu đó đủ xài hết tháng không?
Thanh Thúy gục gặc đầu:
− Ở quê thì dư sức xài hai tháng, nhưng trong này thì...
Bình An đoán trước nên không ngần ngại:
− Thiếu là cái chắc.
− Ừ, có lẽ vậy.
Bình An đi đến bên chiếc bàn nhỏ, nơi có cái hộp nhỏ mà cô đựng kim chỉ và một vài thứ lặt vặt, cô gọi:
− Thúy này!
− Gì thế An?
− Lại đây, tao nói cho nghe nè.
Thanh Thúy bước lại gần Bình An, ngồi xuống bên bạn,. Bình An đưa tay lên với sợ dây chuyền:
− Mày thấy cái này không?
− Của ai vậy?
− Của tao chứ ai.
− Không phải. Ý tao muốn nói ai cho mày đó?
− À, trước lúc nhắm mắt, mẹ tao đã trao cái này lại cho tao làm kỷ vật.
− Đẹp quá hén.
− Ừ. Nhưng tao muốn bán nó đi.
Thanh Thúy trố mắt:
− Bán chi vậy? Để làm kỷ niệm chứ An?
− Tao cũng muốn lám, nhưng vì hoàn cảnh mà. Mẹ tao sẽ không trách đâu.
− Nhưng bán để làm gì?
− Trang trải các khoản.
− Vẫn còn tiền để tiêu mà. Nếu thiếu tao sẽ gọi điện về nhà xin thêm.
− Nhà mày thắc mắc đó. Làm gì có một mình mà tiêu tiền dữ vậy. Họ đâm ra nghi ngờ, nghĩ mày không hay đó. Tao ngại lắm.
− Ba mẹ tao rất tin tưởng ở tao. Tao chỉ cần nói tao mua sách vở là OK thôi.
− Tao không thi'ch mày bắt đầu nói láo như thế.
− Mày cứ như bà già tám mươi ấy.
Bình An nhất quyết không chịu:
− một lát, tao với mày đi bán cái này đi.
Thấy Bình An một mực không hài lòng, Thanh Thúy bèn hạ giọng:
− Vậy cũng được. Nhưng hiện tại cứ tiêu tiền còn lại đã. Hết nhẵn rồi hãy tính đến chuyện bán vàng nhé.
− Ừ. Tao đồng ý.
Bình An mỉm cười với Thúy. Cô quan tâm:
− Mày làm thủ tục nhập học xong hết chưa?
− Xong rồi. Thứ hai tuần sau bắt đầu khai giảng.
− Có hồi hộp không?
− Không.
Bình An lắc đầu:
− Mày quả là có trái tim bằng thép. Xem trời bằng vung.
Thanh Thúy không đáp lại. Cô chỉ cười khì khì. Rồi như chợt nhớ ra, cô nói:
− Mai mày đi không An?
− Đi đâu mới được chứ?
− Thì xin việc chứ đi đâu.
− Tao chưa làm hồ sơ gì cả. Biết được không?
− Kệ, cứ đi tìm thử xem. Nếu họ có tuyển co^ngnha^n thì mình về làm gấp.
− Ừ. Nhưng làm công nhân gì mậy?
− Công nhân may ở đâ xin dễ ợt.
− Tao đâu biết may.
− Thì làm thợ phụ.
Bình an giương mắt lên nhìn Thanh Thúy:
− Thợ phụ là sao?
Thanh Thúy cốc Bình An một cái rồi mới trả lời:
− Thợ phụ là không phải thợ chính. Thợ chính ngồi may, còn thợ phụ thì cắt chỉ.
Bình An vẫn chưa yên tâm:
− Như tao đây làm thợ phụ được không?
− Ai làm mà hổng được.
− Dễ vậy sao?
− Cắt chỉ mà cũng không biết thì thôi luôn đó.
− Ừ hén.
Hai cô gái tiếp tục lau nhà cửa, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp các thứ. Xong, hai cô ngã lăn ra đánh một giấc.
Chưa bao giờ trong đời kể từ lúc mẹ mất mà Bình An có những giây phút kho?e khoắn như thế này. Cô được nằm thoải mái, muốn ngủ lúc nào mà chẳng được. Cô cảm thấy dễ chịu vô cùng. Không vướng bận, không lệ thuộc.
Sáng hôm sau, anh của Thanh Thúy vào học tiếp năm cuối đạii học. Anh mang theo cho cô một chiếc xe đạp mini Trung Quốc. Còn anh lớn nên được đi xe gắn máy.
Thanh Thúy không ở chung với anh vì có Bình An. Vả lại, anh cô ở chung với đám con trai bạn ảnh nên không tiện cho cô lắm.
Có xe, Thanh Thúy vui mừng lắm. Mấy hôm nay đi đâu cũng réo chị Thùy Hương. Xe thì chở hai đâu được, sợ công an. Mà chị Thùy Hương đâu phải lúc nào cũng rảnh.
Cô nói với bạn:
− Lát nữa, tao với mày đi xin việc thử xem sao. Coi như đi dạo Sài Gòn vậy.
− Hay mình nhờ anh Khánh Kỳ hỏi giùm trước đã. Dẫu sao ở đây lâu, ảnh cũng rành hơn.
Thanh Thúy vỗ trán:
− Ừ, sao tao ngốc dữ vậy. Mình cứ nhờ nhiều người hỏi giúp đi, cả chị Thùy Hương nữa. Ai được trước thì đỡ cho mình. Vậy mà tao nghĩ cũng không ra.
Nói xong, Thanh Thúy chạy nhanh ra cổng kéo anh mình vào lại. Khánh Kỳ ngơ ngác:
− Chuyện gì nữa đây nhóc?
− Giúp bọn em một việc đi.
− Việc gì nào? Nói đi.
Thanh Thúy vẫn đẩy xe anh:
− Anh cứ dắt xe vào đi, mình nói chuyện hơi lâu mà.
− Con nhỏ này, hồi nãy hổng nói, chờ đi rồi mới níu lại.
− Cho xin đi mà. Bày đặt làm khó làm dễ hoài.
Vào đến phòng, Khánh Kỳ nói ngay:
− Sao có chuyện gì thì nói đi.
− Anh có quen công ty nào ở đây không?
− Chi vậy?
− Thì anh cứ nói đi.
− Em hỏi có rõ ràng đâu. Công ty gì mới được? Sản suất, kinh doanh hay d.ch vụ.
− À, công ty sản xuất đó. Em muốn xin cho Bình An làm công nhân ở một công ty nào đó.
Nhìn Bình An, Khánh Kỳ hỏi:
− Ủa! Em hết học rồi à?
Bình An đáp:
− Dạ.
Quay sang Thanh Thúy, anh hỏi:
− Sao hồi giờ, em không nói cho anh biết.
− Em và anh có bao giờ ngồi lại với nhau noi chuyện đâu mà bảo em nói.
− Bình An nghỉ học từ lúc nào?
− Dạ, vừa tốt nghiệp lớp 9 xong, dì nó bắt nghỉ học.
Khánh Kỳ xuy't xoa, tiếc rẻ. Anh biết Bình An và Thanh Thúy là đôi bạn học rất giỏi. Tuy có vất vả nhưng Bình An cố gắng tiếp thu và hiểu bài ngay tại lớp. Nên suốt mấy năm học cô luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Khánh Kỳ buột miệng:
− Tiếc quá, em nhỉ.
Thanh Thúy gật đầu. Còn Bình An im lặng, cúi đầu nhìn xuống đất.
Anh hỏi tiếp:
− Em có gì trong tay không?
Bình An đáp:
− Dạ, không ạ.
Suy nghĩ một lúc, anh lên tiếng:
− Anh có quen một xí nghiệp may gia công cho nước ngoài. Nhưng em không biết may cũng chịu.
Thanh Thúy nhanh nhảu:
− Làm thợ phụ, anh à.
Khánh Kỳ nhớ ra, vui mừng, nhưng lại chùng xuống:
− Thợ phụ lương thấp lắm, em à.
− Bao nhiêu vậy anh? - Thúy hỏi.
− Anh nghe nói khoảng 500 ngàn gì đó, không hơn đâu.
Bình An và Thanh Thúy nhẩm tính. Cuối cùng, Thanh Thúy đáp:
− Được đấy, An hén.
An trả lời bạn:
− Tao cũng thấy thế. Mình làm đi hén. Có còn hơn không mà.
− Ừ.
Quay sang anh trai, Thanh Thúy đề nghị:
− Anh xin cho Bình An làm chỗ đó đi anh.
− Được rồi, bây giờ anh đến đó hỏi. Chiều, anh báo lại nhé.
− Vâng.
Anh hỏi tiếp:
− Còn gì nữa không? Nói luôn đi.
− Dạ, hết rồi.
− một chút nữa anh dắt xe ra mà kéo lại là xù luôn đó nha.
− Hù hoài, thấy ghét.
Chơi với 2 cô một lát, Khánh Kỳ tạm biệt ra về. Hẹn chiều gặp lại.
Khánh Kỳ đi rồi, Thanh Thúy quay lại nói với Bình An:
− Chiều nay mà anh Kỳ báo được, mày tính sao?
− Tao hổng hiểu ý mày.
− Nếu được, tối nay tao với mày rủ ảnh và chị Thùy Hương đi dạo thành phố nhé. Hổm giờ mình chưa ra đường vào ban đêm bao giờ.
− Lỡ ảnh và chỉ không rảnh thì sao?
− Thì tao với mày đi thôi.
− Không sợ lạc sao?
Thanh Thúy chìa tấm bản đồ thành phố ra trước mặt Bình An:
− Không. Bửu bối đây rồi nè bà.
− Mày mua lúc nào thế?
− Lúc trước đi với chị Thùy Hương.
− Mày lanh thật đó.
− Tao không lanh thì lanh hả mậy?
− Đồ quỷ.
Bình An thấy vui vui, cô được chứng kiến cánh Sài Gòn vào ban ngày chứ chưa có dịp đi ban đêm. Cô thấy nao nao, hồi hộp, một chút chờ đợi.
Tin vui bât ngờ đến với cô, Khánh Kỳ báo tin công ty may gia công đó đồng ý nhận thêm người. Cả hai cô gái vỗ tay reo vui như vừa được mẹ mua cho cái bánh, viên kẹo lúc còn bé.
Thanh Thúy hỏi anh trai:
− Tối nay, anh và chị Thùy Hương có rảnh không?
− Để chi?
− Dẫn tụi em đi chơi đi.
Khánh Kỳ chần chừ mãi. Thấy thế, Bình An nói ngay:
− Em nghĩ chắc anh bận.
− Ừ, anh xin lỗi nha. Hẹn hai đứa lúc khác được không? Tối nay, anh có cuộc hẹn ở nhà thầy giáo.
Thanh Thúy tiếc rẻ:
− Thế hả anh Hai? Uổng quá. Thôi, tụi em đi một mình cũng được.
− Để hôm nào anh đưa đi chơi. Hai đứa đi một hồi lạc đó.
− Hổng sao đâu. Em có bản đồ mà.
− Vậy cũng được, nhưng cẩn thận nhé. Nhất định phải về trước 9:30 đó.
− Dạ, anh yên tâm đi.
Khánh Kỳ cũng an lòng. Anh ở lại ăn cơm với hai cô rồi về lúc 6 giờ tối.
Thanh Thúy đập vai bạn:
− Chuẩn bị đi.
− Ừ.
− Mày thay đồ trước đi.
− Sao không thay một lượt luôn?
Thanh Thúy cười:
− Tao ngại lắm.
− Con gái không mà ngại. Giống nhau tuốt.
Lần đầu tiên Thanh Thúy nghe một câu hài hước dạn dĩ từ miệng Bình An. Cô nheo mắt về phía bạn:
− Mày cũng dữ quá hén.
− Dữ gì mậy?
− Chứ vừa nói câu gì đó?
− Tao chọc mày đó mà.
Cả hai cô cười phá lên. Thoát một cái, cả hai áo quần đã tươm tất.
Nhìn Thanh Thúy có vẻ sáng sủa hơn trong bộ quần Jean, áo thun hồng. Còn Bình An thì chiếc quần tây xanh và áo sơ mi trắng như học trò.
Thanh Thúy nhắc bạn:
− Bỏ áo vào trong quần đi.
− Thôi, tao ngại lắm. Hồi giờ không quen.
− Tập lần cho quen chứ. Mặc như vậy ra đường, người ta cười đó.
− Thì kệ họ đi.
Thanh Thúy trêu bạn:
− Dân thị trấn mình ăn mặc cũng model lắm, chứ có quê như mày đâu. Phải xem lại cách ăn mặc thôi mày ơi.
− Tao thấy kỳ thế nào ấy.
Thanh Thúy ra vẻ thông cảm:
− Thôi được, thời gian đầu tao chấp nhận cho mày ăn mặc như thế. Nhưng sau này thì khác đó nghen.
Hai cô đèo nhau trên chiếc xe đạp. Thanh Thúy bảo:
− Mày chở tao trước, lát về tao chở mày. Tao ngồi sau xem bản đồ, hướng dẫn mày đi.
− Bây giờ đi đâu trước? - An hỏi.
Thanh Thúy đáp:
− Mày cứ đi thẳng đi. Đâ là đường hướng về trung tâm Sài Gòn đó. Đi đến đâu, tao chỉ đến đấy.
− Được rồi. Ngồi ngay ngắn nhé. Đừng có lắc qua lắc lại đó.
− Vâng, thưa chị.
Bình An đạp xe thật chậm. Thật tình, cô lái rất khó khăn mà không dám nói với Thanh Thúy vì sợ bị chọc. Cô ngỡ ngàng trước sự đông đúc tấp nập của Sài Gòn. Cô quay ra hỏi Thúy:
− Người ta đổ ra đường làm gì mà đông thế Thúy?
− Thì tao cũng như mày thôi. Mình mới vào, làm sao biết được.
Bình An suy đoán:
− Chăchó cũng đi chơi như mình chứ gì?
− Chưa hẳn.
− Chứ sao?
− Họ đi làm về đấy. Ở đây, dân các nơi đồ về dồn dập. Cuộc sống ở đây ồn ào tấp nhập thế đấy. Vui không?
− Tao không biết nữa.
Thanh Thúy nói ngay:
− Còn tao thì thích lắm.
Bình An nhìn dòng người xuôi ngược, chặc lưỡi:
− Chặc, đông không thể tưởng!
Cô nghĩ đến chuyện tới đoạn nào đó phải băng qua đường thì chịu thua. Người xe thế này, làm sao qua được.
Cô quan sát và thấy rõ ràng những chiếc xe đạp như cô đang đi thật hiếm hoi trên đường. Toàn là xe hơi và xe gắn máy. Lâu lắm mới có một chiếc xe đạp. Đoạn đường này cấm các loại xe ba bánh. cô nhìn mãi, chẳng thấy xích lô hay ba gác đâu. Cả xe lam cũng vậy.
Thành phố đã lên đèn. Cô không sao tả hết nét đẹp muôn màu muôn vẻ của nó. Trời chưa hẳn là đêm, cũng không phải là ngày. Những người đi đường lúc này không thể nói là đi chơi được.
Họ hối hả, chứ không như hai cô. Vẻ mặt họ có chút gì đó mệt mỏi. Cô vẫn đạp xe, nghĩ ngợi. Thanh Thúy hỏi:
− Mỏi chân không? Sao đạp chậm thế?
− Không mỏi, nhưng đống quá, tao sợ va vào họ.
− Đường một chiều mà mày sợ gì.
− Nhưng tao chưa quen, tao hơi run tay lái.
Nghe nói thế, Thanh Thúy sợ hết hốn, trách bạn.
− Trời đất! Vậy mà nãy giờ im thin thít hà. May mà chưa có chuyện gì đó.
− Nói vậy thôi, chứ tao vẫn chớ được mà.
Thanh Thúy đập đập vào hông Bình An:
− Dừng lại! Dừng lại!
− Chi vậy?
− Để tao chở cho. Mày chở, tao sợ quá.
− Thôi được rồi, mày giành, tao cũng không ý kiến. Nè, chở đi.
Thanh Thúy đèo Bình An. Ngồi phía sau, Bình An thuận tiện ngắm nghía hơn. Cô thấy hai đứa bỗng trở nên nhỏ bé giữa lòng thành phố lớn. Như hai con chim non vừa bắt đầu rơimè đi kiếm ăn một mình.
Cô thấy mình lẻ loi đến lạ thường, giống như một hạt bụi bay lơ lửng giữa không gian và chạm vào những hạt bụi khác một cách tình cờ rồi chuyển hướng lơ lửng trôi đi nơi khác.
Cô thương cho bản thân mình, thương cả những con người cũng đang hối hả lao đi kia. Tất cả chỉ là một chuỗi vô lý, vô lý đến lạ thường khi con người ai cũng vất vả với cuộc đời mình mà không có một chút thời gian để dừng lại, để suy gẫm rằng họ là những điều tình cờ của vù trụ sinh để rồi bị tiêu hủy.
Chừng như thấy bất tiện vì sự im lặng của mình, cô thúc vào lưng Thanh Thủy.
− Mày thấy Sài Gòn thế nào?
− Tuyệt.
− Trong mắt mày, cái gì cũng tuyệt tuốt. Ước gì tao được vô tư như mày.
Thanh Thúy cười đùa:
− Thế àmy thích chốn này không? Đẹp chứ hả?
− Đẹp thì khỏi nói. Giàu sang, nguy nga la9'm. Nhưng tao thấy có một cái gì đó không ổn.
− Cái gì không ổn chứ?
− Mày nhớ ở quê không? Bước ra đường, ai nấy đều chào hỏi nhau. Người này bên đường, còn để mắt ngắm ngó người bên kai. Còn ở đây, mày thấy không. Chẳng ai biết đến ai cả. À, khi nãy tao có thấy một chiếc xe bị quẹt ngã, nhưng mọi người đi ngang qua, vẫn thờ ơ như không hề chứng kiến.
− Người ta bận túi bụi, đâu có thời gian làm việc nghĩa.
− Nói thế thì Sài Gòn này sống không có tình cảm sao?
− Gần như là vậy đó.
− Buồn quá hén?
− Ai cũng vậy hà. Họ quen rồi.
Cả hai đe6'n trung tâm quận một. Họ dạo quanh các đại lộ Lê Lợi, ngang qua chợ Bến Thành. Băng qua đường Hàm Nghi rồi quẹo qua Nguyễn Huệ.
Ánh đèn muôn màu muôn sắc như khoe nhau trước mắt hai cô. Người người, ai nấy áo quần bảnh bao. Xe cộ đời mới, bóng lộn lướt qua lướt lại thật sang trọng quý phái. Hai cô khen nức nở:
− Họ giàu ghê, mày hén.
− Ừ.
− Biết bao giờ mình mới sung sướng như họ vậy mậy? -Bình An hỏi.
− Không biết nữa.
Ngắm đến lúc Bình An mỏi cả cổ. Cô bảo Thanh Thúy:
− Mình đến chỗ nào đẹp đẹp nghỉ chân đi.
− Ừ hén. Đến bùng binh Lê Lợi đi. Nơi đó đẹp lắm. Có vòi sen phun nước nữa.
Cả hai đến đấy. Dựng xe bên cạnh, ngồi xuông bệ xi măng được xây vòng tr`on xugn quanh hồ nước. Người ta buôn bán rất nhềiu những thứ như bong bóng, cóc, ổi, xoài. Thanh Thúy như chưa an tâm, cô để Bình An ngồi o8? bệ xi măng, còn mình ngồi trên yên sau xe đạp chông chân xuống đất.
Nghe bố mẹ và bạn be kể về Sài Gòn phức tạp nên lúc nào Thanh Thúy cũng cảnh giác và rất thận trọng.
Cô hỏi bạn:
− Mày ăn gì không?
− Tao không thích ăn.
− Mày sợ tốn tiền hả?
− Biết rồi còn hỏi.
Thanh Thúy cười hí hí, bảo:
− Tụi mình thảm quá hén. Hôm nào tao xin đi dạy kèm đươc, có tiền mình xài xả láng.
Bình an nguýt bạn:
− Chưa có mà đã tính đến chuyện xài rồi.
− Tính tao hay xa xôi lắm.
− Ừ, khi nào tao đi làm có tiền đã, tao mới dám ăn vật.
Thanh Thúy hỏi bạn:
− Mày thấy vui không?
− Bình thường -An đáp - Còn mày?
− Thấy vui vui.
− À! Khi chiều, anh Khánh Kỳ bảo khi nào mình bắt đầu đi làm.
− Đầu tháng.
− Hôm nay bao nhiêu rồi?
− Còn 3 ngày nữa thôi, mày ráng đợi.
Bình An nghiêng nghiêng đầu:
− Ba ngày đó, tao ở nhà làm gì hả mậy?
− Nghĩ ngơi.
− Nghỉ nhiều quá vậy?
− Ngốc quá, bù lại mấy năm trời khổ sở ở nhà mày. Ngủ nghỉ cho đã đi. Sau này đi làm cũng cực lắm đó.
− Ừ.
Thanh Thúy và Bình An tiếp tục đi dạo. Đến lúc mỏi chân, Thúy đề nghị:
− Về nhà?
− Ừ.
− Hôm sau, mình đi tiếp nhé.
− OK.
Thế là hai cô quay về lại phòng trọ, cuộn mình trong chăn và đánh một giấc đến sáng.
Công ty may của Bình An đang làm cách chỗ ở không xa lắm.
Sáng sáng, trước khi đến trường, Thanh Thúy chịu khó đèo cô đến, rồi mới đạp xe đi học
Lúc đầu kihi bước vào công ty, hồ sơ mang theo của Bình An chỉ đơn giản là một bản sơ yếu lý lịch trích ngang, không hề có dấu xác nhận của địa phương, và một đơn xin việc.
Hồ sơ không hợp lệ, cô không được bà trưởng phòng nhân sự tiếp nhận. Nhưng khi Bình An thất thểu bước ra về thì một người đàn ông chận lại hỏi:
− Mới sáng sớm, sao mặt em buồn thế?
BìnhAn không đáp. Người đàn ông hỏi tiếp:
− Em đi đâu vào đây vậy? Kiếm người nhà à?
Lúc này, Bình An mới đáp:
− Dạ, em đi xin việc.
− Xin việc à?
− Vâng.
− Thế sao rồi?
− Họ không nhận.
Cô buồn rầu đáp và định bước đi, nhưng người ấy hỏi tiếp:
− Vì sao họ không nhận em?
− Dạ, họ bảo hồ sơ không hợp lệ.
Người đàn ông liếc nhìn bộ hồ sơ cô đang cầm trên tay, ông ta nói:
− Đưa đây, anh xem nào.
Bình An chần chờ chưa muốn đưa thì người đó đã hiểu ý:
− Đừng ngại, anh có thể giúp em được mà.
Như không tin vào tai mình, cô hỏi lại:
− Anh giúp được à?
− Dĩ nhiên rồi.
Cô trao bộ hồ sơ cho ông ta xem. Xem xong, ông ta bảo:
− Hồ sơ không có xác nhận thì không ai chấp nhận cả. Mà sao em không về địa phương xác nhận?
− Em không về được.
− Ủa! Sao vậy?
Cô không biết giải thích thế nào cho ông ta hiểu. Cô nói dại.
− Ra vô tốn kém lắm. Em không có điều kiện.
− Gởi qua bưu điện?
− Lâu lắm, em muốn được đi làm liền.
Ông ta gật gù:
− À, ra thế.
Ông ta nhìn Bình An từ trên xuống dưới một cách soi mói. Có vẻ như ông ta đang gật đầu hài lòng về một cái gì đó. Ông quyết định:
− Hôm nay em về đi. Ngày mai đến đây vào giờ này. Lên lầu I, phòng số một gặp tôi. Tôi tên Phùng Hưng. Khỏi mang theo hồ sơ.
Bình An nghi ngờ:
− Vậy tôi có cơ hội được vào làm việc ở đây không ạ?
− Ngày mai cô sẽ biết. Thôi, cô về đi nhé. Hẹn gặp lại.
Khi đó, Bình An quay về, buồn vui lẫn lộn. Cô hy vọng người đàn ông lúc nãy sẽ giúp đỡ cô. Cô nghĩ:
Có lẽ ông ta quen biết với ban giám đốc nên mới dám chắc thế.
Đợi cô bên ngoài cuổng bảo vệ, Thanh Thúy hỏi ngay khi cô bước ra:
− Sao rồi mày? Được chứ?
− Hỏng rồi.
− Hỏng à? Anh Khánh Kỳ có quen với ai trong đó mà.
− Ảnh quen qua trung gian. Tao nói ra, bà trưởng phòng nhân sự không biết gì hết.
− Vậy à?
− Ừ.
− Rồi vì sao mà bà hổng nhận?
− Lúc mình đi, mình khờ quá, không nghĩ đến chuyện làm sơ yếu lý lịch rồi xác nhận.
− Hồ sơ không hợp lệ à?
− Chứ còn gì nữa. Tao biết ngay từ đầu nhưng nghĩ rằng năn nỉ sẽ được. Ai dè..
− Có nghĩa là mày không được nhận?
− Không hẳn.
Thanh Thúy trố mắt ngạc nhiên:
− Tao chả hiểu gì cả.
− Bà đó không nhận, nhưng có một ông chịu giúp tao. Ngày mai, tao đến lần nữa sẽ biết.
− Hy vọng khoảng bao nhiêu phần trăm?
− Tao không biết.
− Cầu trời cho mày được nhận.
− Tao cũng đang cầu nguyện đây.
Thanh Thúy hỏi bạn:
− Ông ấy già hay trẻ.
− Không già, cũng không trẻ.
− Là sao?
− Sồn sồn.
− Con quỷ! Ông ấy khoảng độ bao nhiêu tuổi?
− Tao đóan cỡ 37 hay 38 tuổi gì đó.
Thanh Thúy bỗng cười nắc nẽ:
− Chắc lão này cóvợ rồi.
− Chứ còn gì nữa.
− Mà sao mày được ổng hứa giúp? Hay ông có quen ai trong ban giám đốc?
− Tao đoán thế. Lúc nãy tao rầu thúi ruột khi bị từ chối. Đang lững thững bước ra thì bị ông ấy chặn lại hỏi thăm. Lúc đầu, tao không trả lời. Nhưng thấy ổng có vẻ quan tâm nhiệt tình nên tao nói hết.
− Ổng có giới thiệu tên không?
− Có. Ổng tên Phùng Hưng.
− Tên nghe hay đó chứ.
− Ừ.
Tối về nhà, Bình An không sao chợp mắt được, cô hồi hộp chờ đợi ngày mai. Ngày mai là ngày quyết định.
Thấy cô trở mình hoài, Thanh Thúy nóng ruột.
− Ngủ không được à?
− Ừ.
− Sao vậy?
− Hồi hộp quá.
− Có gì mà lo vậy?
− Tao lo ngày mai..;.
Thúy cắt ngang:
− Cái vụ khi sáng đó hả?
− Ừ.
− Mày đúng là số khổ mà. Từ nhỏ đến lớn đều khổ. Lúc nào cũng bồn chồn lo lắng hết.
− Không lo sao được. Tại mày không ở trong hoàn cảnh của tao nên mày không biết đó thôi.
− Thì tao cũng như mày chứ có hơn gì đâu.
Bình An lẽ ra nói lý lại rằng Thanh Thúy còn có gia đình lo, chu cấp ăn học...nhưng rồi cô im lặng.
Thanh Thúy nói tiếp:
− Người ta thi đại học lo ngay ngáy, còn tao vô tư. Tao không thèm nghĩ ngợi gì cả. Thế mà tao đậu cao. Mày thấy không?
− Tại mày giỏi sẵn.
− Không phải đâu. Khối đứa giỏi hơn tao mà bọn nó cứ than với thở hoài, tao phát ngán. Cái gì cũng vậy. Mình lo nhiều quá ảnh hưởng đến thần kinh đó.
−.....
− Thôi, ngủ đi nha An. Tao mà thấy mày còn trở mình nữa là tao đập mày đấy.
Bình An cũng phải bật cười với cái kiểu khống chế của Thúy. Cô nhắm mắt lại, cố níu kéo giấc ngủ đến với mình. Mãi tận khuya, cô mới chìm vào giấc ngủ say.
Sáng ra, Thanh Thúy phải đánh thức cô dậy để đến công ty cho kịp giờ hện với ông ấy. Thanh Thúy bảo:
− Đi xin việc phải ăn mặc đàng hoàng sáng sủa một chút, xác xuất được nhận sẽ cao hơn. Mày hiểu không?
− Tạm thời hiểu.
− một là hiểu, hai là không, chứ hổng có tạm thời được.
Bình An cười khúc khích. Thanh Thúy tuyển ra một bồ đồ đẹp nhất của mình đưa cho Bình An mặc vào. Xong, Thanh Thúy đứng ngắm bạn và chấm điểm.
− Không rực rỡ lắm. Nhưng rất dễ thương, giống như búp bê. Đôi mắt tròn ngộ nghĩnh, đen lay láy. Da không trắng nhưng mịn màng. Nói chung rất khá. Được 8 điểm.
Bình An nguýt bạn:
− Cái miệng của mày dẻo lắm. Nịnh giỏi hết chỗ nói.
− Tao nói thiệt đó. Mày ăn mặc đúng model trông rất xinh xắn. Dáng vóc của mày khá chuẩn mà.
− Mày xạo đi.
− Xạo được gì chứ?
− Được lòng tao chứ được gì.
− Cái con này, mình nói thiệt mà nó hổng tin. Hôm nào nói láo cho biết.
Thanh Thúy bảo Bình An quay ra sau cho cô xem được chưa. Sau đó, nó nói:
− Đồ của toa, mày mặc vừa vặn lắm. Khi nào có đi đâu cứ lấy mà mặc. Đồ của mày quê không chịu nổi.
− Mình là dân quê mà.
− Vào đây rồi, đổi model chút đi. Ăn mặc như mày ra đường oải lắm.
Bình An chỉ biết cười. Cô không có ý kiến gì thêm. Thanh Thúy hỏi:
− Có cần tao đưa đi không?
− Cần chứ.
− một mình đi không được sao?
− Sợ lắm.
− Mày lúc nào cũng đeo bám bên mình một con thỏ đế hết.
− Thôi mà, làm ơn đi.
− Cái mặt thấy ghét - Thanh Thúy trêu bạn - Được rồi, để bác tài này đưa đi.
Thanh Thúy đưa Bình đến công ty sớm hơn giờ hẹn 10 phút. Bước vào, cô lại gặp bà trưởng phòng hôm qua. Cô khẽ gật đầu chào.
Thấy Bình An, bà ta ngạc nhiên hỏi:
− Hôm qua dến rồi, sao hôm nay đến nữa?
Bình An chưa kịp trả lời thì bà ta nói, giọng hách dịch:
− Ở đây năn nỉ không được đâu. Thôi, cô về đi.
Bình An thấy khó chịu, nhưng cô vẫn hạ giọng, nhẹ nhàng hỏi:
− Thưa cô, phòng ông Phùng Hưng đi hướng nào ạ?
Nghe hỏi đến tên Phùng Hưng, bà ta trố mắt nhìn Bình An:
− Cô hỏi ông ấy để làm gì?
− Dạ, tôi có hẹn với ông ấy ạ.
Bà ta không tin hỏi lại:
− Hẹn để làm gì?
− Tôi không biết. Cô có thể chỉ giúp tôi được không?
Tuy rất khó chịu, nhưng bà ta cũng phải chỉ đường lên phòng ông Phùng Hưng cho Bình An.
Cô theo hướng tay của bà ta chỉ và bước đi. Bà ta nhìn theo một cách tò mò, săm soi.
Đến nơi, Bình An dừng lại trước phòng số một. Cô liếc nhìn tấm bảng mi ca hình chữ nhật nho nhỏ trước cửa có ghi mấy chữ "PHÒNG GIÁM ĐỐC".
Cô đứng một lúc thật lâu mới mạnh dạn gõ cửa. Bên trong vọng ra một giọng đàn ông:
− Mời vào.
Bình An đẩy cửa bước vào. Ông Phùng Hưng đã ngồi sẵn ở đó, trên một chiếc ghế dựa lớn trông rất oai. Cô lấm lét, không được tự nhiên cho lắm. Cảm giác sờ sợ bao vây cô.
Cô gật đầu chào ông Phùng Hưng. Ông ta mỉm cười một cách hết sức thân mật với cô. Cứ như hai người đã quen nhau từ mấy năm.
Ông ta chỉ chiếc ghế dối diện:
− Em ngồi xuống đi.
− Vâng ạ.
Cô khép nép trước vẻ sang trọng của căn phòng. Lần đầu tiên cô được ngồi trong phòng mở máy lạnh. Cô thấy nó khang khác thế nào ấy. Cô đoán ông Phùng Hưng chính là giám đốc, nhưng cô không dám hỏi.
Ông Phùng Hưng tự giới thiệu:
− Tôi là giám đốc ở đây. Chắc em ngạc nhiên lắm phải không?
− Dạ. Tại hôm bữa ông không nói, nên tôi không biết.
Ông Phùng Hưng khoát tay:
− Đừng xưng hô theo kiểu ông và tôi như thế. Nghe xa lạ lắm. Gọi bằng anh, xưng em đi cho nó thân mật.
Bình An khẽ gật đầu:
− Dạ.
Phùng Hưng quan sát gương mặt cô rất kỹ. Anh ta thầm khen cô rất có duyên, tuy cô một chút nét con gái quê. Mà anh ta lại thích cái nét quê ấy.
Cái nhìn của anh ta làm Bình An e ngại. Anh ta hỏi:
− Em học dến lớp mấy rồi?
− Dạ, lớp 9.
− Sao, em bỏ học nửa chừng?
− Dạ, do hoàn cảnh gia đình.
Phùng Hưng gục gặc đầu, dường như anh ta muốn chia sẻ với cô hoàn cảnh ấy.
Thấy anh ta có vẻ quan tâm đến hoàn cảnh cúa mình, tự dưng Bình An xúc động thật sự. Nước mắt lưng tròng, cô kể hết cho anh ta nghe bao nỗi cay đắng nhọc nhằn mà mình đã gánh chịu trong suốt mấy năm qua.
Phùng Hưng chú ý lắng nghe không bỏ sót một từ. Anh ta rút ra một miếng khăn giấy, chủ động chặm nước nắt cho cô. Cử chỉ ấy làm Bình An giật mình. Cô vội vã đón lấy miếng khăn và tự chặm mắt.
Anh ta hỏi:
− Thật tội nghiệp cho em. Giá như em gặp anh sớm thì đỡ quá.
−...
− Em muốn làm việc liền chưa?
Cô mừng rỡ vội đáp:
− Dạ, muốn làm ngay hôm nay ạ.
− Em muốn làm gì?
− Dạ, làm gì cũng được. Em không biết may, nhưng có thể làm những công việc khác.
Suy nghĩ một lát, Phùng Hưng quyết định:
− Em không phải xuống xưởng làm đâu. Em làm cho anh nhiệm vụ tiếp khách nhé.
− Em chưa hình dung ra công việc.
− À, dễ thôi. Khi anh có khách đến, em chỉ cần rót nước mời khách là được. Rảnh rổi, em pha trà và làm một vài việc linh tinh cho anh.
− Công việc nhẹ nhàng thế sao?
− Đúng. Nhưng ăn mặc phải đẹp mới được.
Bình An hơi do dự vì khoản này. Cô đào đâu ra tiền để mua sắm quần áo?
Thấy cô do dự không trả lời, Phùng Hưng nheo nheo mắt;
− Để anh lo khoản đó giúp em.
Bình An bất ngờ nghe trước lòng tốt của giám đốc. Cô không biết nói gì hơn ngoài hai chữ "cám ơn".
− Cám ơn anh nhiều lắm. Em không ngờ anh tốt bụng đến thế.
Phùng Hưng khoát tay:
− Có gì đâu, thấy hoàn cảnh cúa em hết sức đăc biệt nên anh quan tâm đặc biệt đấy mà. Em đừng ngại ngán gì cả.
Im lặng một lúc, Phùng Hưng nói tiếp:
− Lương thử việc của em là một triệu đồng. Nếu làm tốt sẽ tăng theo thời gian.
Bình An mừng khấp khởi. Cô không ngờ lương cho cô cao dến thế. Nằm mơ cũng không thấy. Công việc thì lại rất nhẹ nhàng.
Cô rối rít cám ơn giám đốc của mình, và hỏi:
− Em bắt đầu làm việc từ bây giờ chứ?
− Hôm nay, anh chưa có khách. Em phụ anh sắp xếp giấy tờ lại cho ngay ngắn. Trình độ của em chắc là phân loại giấy tờ được rồi chứ gì?
− Vâng, việc ấy em làm được.
Bình An vốn dĩ dã thông minh sẵn, nên cô bắt tay vào việc không có gì khó khăn lắm. Cô làm rất nhanh nhẹn, gọn gàng. Phùng Hùng rất hài lòng phong cách của cô.
Được một lúc, anh ta quay lại hỏi cô:
− Chiều nay, anh đưa em đi mua sắm đồ đạc nhé. Để ngày mai em mặc đi làm cho tiện.
Bình An chần chừ. Thấy thế Phùng Hưng nhỏ nhẹ:
− Đã bảo em đừng ngại mà lại. Em từ chối, anh buồn lắm đấy. Anh muốn giúp đỡ thôi mà.
Cô tin tưởng nơi Phùng Hưng và khẽ gật đầu:
− Vâng ạ. Nhưng...
− Không nhưng nhị gì hết. Anh lo toàn bộ. Em yên tâm.
Sợ Phùng Hưng không hài lòng, cô đành phải ưng thuận.
Cô ở lại làm việc dưới ánh mắt ghen tị của khá nhiều người. Có người thì bĩu môi bảo:
− Mới vào mà cho làm những công việc nhẹ nhàng ấy.
Người thì ganh ghét:
− Học có đến chừng đó mà đòi làm văn phòng.Cho xuống làm lao công không xứng đáng nữa chớ nói...
Mới ngày đầu những lời dèm pha đại loại như thế không lọt đến tai cô. Cô vẫn bình thản làm việc, trong lòng vui sướng khôn tả.
Chiều đến, Phùng Hừng nhỏ nhẹ:
− Em ngừng tay đi. Chúng ta đi shop nhé.
− Dạ.
Phùng Hưng đưa cô đến một shop thời trang khá sang trọng. Bình An nhìn những chiếc váy dài, váy ngắn, áo quần đủ các kiểu với các loại vả đắt tiền. Cô cảm thấy mình không phù hợp với những mốt áo quần đó. Cô nói với anh ta:
− Những loại này, em không quen đâu.
Phùng Hưng nở một nụ cười:
− Rồi em sẽ quen thôi. Em uớm thử đi.
Nói đoạn, anh ta chọn một số kiểu thật đẹp đưa cho Bình An, bảo cô vào trong thay thử.
Vâng lời, cô bước vào phòng thử đồ. một lát sau, cô bước ra với bộ váy ngăng ngang đùi, để lộ cặp chân thon dài duyên dáng.
Phùng Hưng ngắm nghía, rất hài lòng:
− Em mặc bộ này hợp lắm. Rất đẹp.
Tuy được khen, nhưng Bình An thấy bộ váy áo này nó cứ làm sao ấy. Cô thấy chân trống trải, nhồn nhột. Chiếc áo bỏ sát eo tôn thêm nét hài hòa cho cơ thể.
Cô soi mình trong gương, cười thẹn thùng. Cô không thể chịu được khi để đôi chân trần như thế. Cô quay sang Phùng Hưng:
− Em thấy nó thế nào ấy.
− Đừng ngại. Em mặc đẹp lắm. Rồi sẽ quen thôi mà. Cố gắng học cách ăn mặc theo kiểu này đi. Em sẽ trở thành một cô gái đẹp nhất thế giới đấy.
Câu nịnh đằm của Phùng Hưng làm Bình An suýt chút bặt cười. Thật ra, khi ngắm mình trong gương, cô biết mình đẹp hẳn ra. Song chiếc váy cũn cỡn làm cô khó chịu.
Phùng Hưng nói thêm:
− Chỉ cần em trang điểm một chút thật nhẹ nữa là tuyệt vời. Em quả là một cô gái duyên dáng nhất.
− Anh quá khen. Em đâu được như vậy.
− Anh nói thật đó.
Phùng Hưng chọn lấy bộ khác và đưa cho cô:
− Em vào thử bộ này xem sao.
− Vâng.
Bình An thử tất cả bốn bộ. Bộ nào, Phùng Hưng cũng khen nức nỡ. Quả thật Bình An ăn mặc sang trọng nên trông cô khác hẳn. Vì sống ở quê nên cô ngần ngại mặc những đồ model thời đại. Cô không quen và rất mắc cỡ.
Lúc tính tiền, cô vô cùng ngỡ ngàng khi số tiền lớn đến đế, gấp bốn lần lương tháng cho cô. Nhưng Phùng Hưng tươi cười, tỉnh rụi như chẳng đáng là sao.
Cô không ngờ anh ta xài tiền thoải mái đến thế. Cô nhìn anh ta chăm chú. Hiểu ý, Phùng Hưng cười nhẹ.
− Chẳng đáng là bao đâu. Em đừng lo.
Anh tiếp tục chở cô đi mua vài món nữa. Anh còn mua cho cô một bộ trang điểm. Cô bảo:
− Từ nhỏ đến giờ, em chưa bao giờ sài mấy thứ này.
− Thì bắt đầu từ bây giờ em xài là vừa.
− Nhưng em đâu biết cách xài.
− Anh sẽ thuê một chuyên gia về dạy cho em.
− Thôi, để em tự học cũng được.
− Em lại ngại nữa rồi.
−....
− Mình cứ coi nhau như anh em đi. Anh muốn giúp em mà.
Bình An không biết phải từ chối như thế nào trước sự quan tâm chu đáo của anh ta. Cô khẽ gật đầu:
Đạ. Tùy anh.
Cứ thế, sáu mấy ngày, cô đến công ty làm việc trong những bộ váy đắt tiền, sang trọng. Từ một cô bé nhà quê, cô gần như lột xác thành một cô gái thành phố. Trẻ, đẹp, duyên dáng, và rất quyến rũ.
1 lần, cô và Thanh Thúy nằm bên nhau tâm sự. Cô hỏi Thúy:
− Tại sao ông Phùng Hưng lại tốt với tao thế mày?
− Tao đâu biết.
Thanh Thúy trả lời Bình An, rồi cô nằm im suy nghĩ một lúc. Bình An cũng im lặng. Sau đó, Thanh Thúy khuyên cô:
− Mày nhớ là trong bất kỳ trường hợp nào, mày cũng không được động lòng trước ông ta nhé.
− Tao không hiểu ý mày.
− Mày thông minh lắm mà. Sao hôm nay lại đổ ngốc ra thế?
− Thật tình tao không hiểu mà.
− Tao muốn nói là mày đừng để tình cảm của mày vượt qua lí trí. Ông ấy có quan tâm gì đến mày thì kệ ổng. Mày phải cứng rắn lên nhé.
− Ừ. Tao cũng không hiểu ông ta cho lắm.
− À, công ty mày làm có khấm khá không?
− Tao thấy họ làm ăn được lắm. Đơn đặt hàng có liên tục. Hợp đồng nước ngoài cũng nhiều.
− Mày làm như vậy, có người ganh tị không?
− Ôi trời ơi! Mày đừng nhắc đến chuyện đó. Mới có một tuần thôi mà tao nghe đủ kiểu.
− Họ nói gì?
− Nào là tao nhờ giám đốc nâng đỡ, chứ biết gì mà làm.
− Rồi sao nữa?
− Nào là giám đốc mê tao...
− Sao họ nói nhiều chuyện thế?
− Nói chung, họ không chỉ nói một mình tao đâu. Trong bọn họ cũng có người này nói xấu người kia rồi người kia nói xấu người nọ. Đi làm rồi tao mới biết cuộc sống đầy rẫy những phức tạp và vô lý.
− Ghê quá hén.
− Ừ.
Thanh Thúy lắc lắc cánh tay Bình An, cô thầm thì:
− Mày đi học bổ tức thêm đi. An. Mày vốn dĩ học giỏi mà. Học dạng 2 năm 3 lớp đó.
− Để tao suy nghĩ và sắp xếp thời gian đã.
− Suy nghĩ gì nữa? Lo học đi. Nếu có điều kiện nữa thì thi vào Đại học hay cao đẳng gì đó cũng được. Sau này tương lai xán lạn hơn.
− Tao cũng muốn vậy lắm.
− Muốn thì làm ngày mai tao đi hỏi trường lớp giúp mày hén.
Im lặng một lát, Bình An nói:
− Không biết làm ở đây có bền không?
− Sao mày nói vậy?
− Thì tao lo lắng nên nói thế.
− Làm mới có một tuần mà đã nghĩ đến chuyện bị đuổi rồi.
− Không phải, tao sợ mai mốt đi học nữa chừng mà không có lương thì toi.
−....
− Lương ở đây mới học đủ. Chứ chỗ khác làm sao đủ chứ.
− Ừ, mày nói có lý.
− Bởi vậy mà tao lo đấy.
− Mày cố gắng làm việc cho thật tốt là được chứ gì.
− Hy vọng vậy.
− Công việc trôi chảy không?
− Bình thường.
− Ổng có phàn nàn không?
− Lúc nào cũng khen cả. Chưa hề nhăn nhó với tao bao giờ.,
Thanh Thúy ra vẻ hiể biết:
− An này!
− Gì thế?
− Mày đừng để trái tim mày đập lúc này nhé.
− Đập lộn xộn chết sao mày.
− Tao nói thật đó. Đàn ông, mày đừng có tin họ. Nói tóm lại là chơi cho vui thôi. Đừng có yêu.
− Mày sao vậy?
− Tao khuyên chân thành đó. Sài Gòn này phức tạp lắm.
− Tao không nghĩ gì cả, ngoài công việc.
− Ừ, thế thì tốt.
− Còn mày, lớp học thế nào?
− Bình thường.
− Vui không?
− Không vui bằng hồi ở phổ thông.
− Vậy mà tao tưởng lên Đại học sẽ vui hơn chứ.
− Trước đây tao cũng nghĩ vậy. Nhưng giờ thì khác rồi.
− Có tiếc không?
− Hơi hơi tiếc một chút.
Cả hai cùng cười hì hì. Rồi mạnh ai nấy quay mặt vào một góc để ngủ.
Sau nhiều tháng làm việc tại công ty, Bình An chai lì với những câu ganh tị, chai lì với những lời gièm pha ác độc. Cô cứ lao vào công việc để mong kiếm được tiền lương hàng tháng trang trải cuộc sống và đóng tiền học thêm.
Càng lúc, Phùng Hưng càng chiều chuộng cô hơn. Anh ta tỏ ra quan tâm rất chu đáo, nhưng không hề có một cử chỉ thiếu tế nhị nào cả.
Anh ta luôn điềm đạm, ra vẻ chững chạc, đĩnh đạc. Ăn nói rất từ tốn. Không hề ghẹo cô hay những nhân viên khác. Bình An rất yên tâm và dễ chịụ Cô thầm kinh phục vị giám đốc của mình.
Cô thấy tâm hồn mình ấm áp khi bỗng dưng có một người chăm sóc cho mình tận tình đến thế. Anh ta chẳng cần gì ở cô cả. Ngược lại, thỉnh thoảng anh mua tặng cô những món quà khá đắt giá.
Lúc đầu, Bình An còn ngờ vực lòng tốt của anh tạ Nhưng càng về sau, cô càng nhận thấy rõ ràng anh ta chỉ muốn giúp đỡ cô. Ngoài ra, không có gì hơn nữạ
Hôm nay, Phùng Hưng không lên công ty. Bình An không biết lý do gì vì anh ta nghĩ đột xuất. Đến chiều, vẫn không thấy anh ta gọi điện lên. Cô ngồi sắp xếp mớ giấy tờ bề bộn mà anh để lại hôm qua. Trong đầu cô đang nghĩ về anh ta.
Chuông điện thoại reo vang cắt đứng dòng suy nghĩ của cô. Cô với tay nhấc ống nghe:
− Alo^ Bình An phải không em?
− Dạ.
− Anh Hưng đâỵ
Bình An thấy lòng mừng rỡ. Cô hỏi ngay:
− Sao hôm nay anh không lên công ty?
− Anh có việc đột xuất. Em vui vẻ chứ?
− Vâng. Anh cũng vậy à?
− Anh hơi buồn.
− Sao thế anh Hưng.
− Vì hôm nay anh không gặp em đấỵ
Tưởng Phùng Hưng đùa, Bình An cười nắc nẻ:
− Anh mà cũng biết đùa nữa saỏ
Không trả lời, anh hỏi lại:
− Chiều này sau giờ làm việc, em có rảnh không?
− Chi vậy anh?
− Thì em nói trước đị
− Dạ, rảnh ạ.
− Đi uống nước với anh nhé?
Bất ngờ vì lời nói này, Bình An chưa biết phản ứng ra sao. Cô cứ đứng nghệch ra đấy, im lặng.
Phùng Hưng hỏi tiếp:
− Em không từ chối chứ?
Biết không thể nào từ chối được lời mời này, cô khẽ đáp:
− Dạ, được ạ.
Cô hồi hộp vô cùng. Thật lòng mà nói, cô có một chút cảm tình đặc biệt với Phùng Hưng. Nhưng cô chẳng hiểu gì về anh ta cả. Vả lại, địa vị anh ta khác, còn cô phận thấp hèn, làm sao sánh được. Cô không muốn nghĩ đến anh ta nữa, khi cảm giác rằng mình sắp sửa bị cuốn vào con đường tình cảm.
Sự nhận lời của cô làm Phùng Hưng mừng rỡ. Anh ta nói như reo:
− Ồ! Anh rất hân hạnh được đưa em đi chơị Em đồng ý làm anh mừng muốn chết.
Cô không nói gì cả.
Anh ta tiếp:
− Em ở đó đợi anh nửa tiếng nữa nhé. Anh đến đón.
− Vâng.
Nửa tiếng đồng hồ, Bình An ngồi suy nghĩ vẫn vơ. Vui có, lo có. Cô không sao hiểu dược con người của Phùng Hưng. Cô muốn biết thật nhiều về gia đình anh ta. Nhưng nghĩ lại, rốt cuộc cô tìm hiểu để làm gì cơ chứ, trong khi mình chẳng là gì cả. Được anh ta ưu ái so với những người khác là phước đức lắm rồi. Còn đòi hỏi gì nữa chứ.
Cô soi gương lại mặt mình, chải lại mái tóc và mỉm cườị Cô hài lòng với vóc dáng, sắc đẹp của mình.
Thời gian qua, cô đã quen dần với cách ăn mặc đúng mốt, không còn cảm thấy ngượng ngùng nữa.
Phùng Hưng đến. Anh ta đưa cô ra xe và nhẹ nhàng cho xe lăn bánh. Anh hỏi:
− Em thích đi đâu?
− Em không biết. Em vào đấy mới có vài tháng nên không biết gì cả. Tùy anh thôi hà.
− Anh quên mất. Anh cứ ngỡ em sống ở đây lâu rồi.
Cô và anh ta cùng cười.
Phùng Hưng đưa cô đi ăn ở một nhà hàng sang trọng. Sau đó, anh ta đưa cô đến một quán cà phê khá nổi tiếng ở đâỵ
Bình An chưa bao giờ được đến những nơi sang trọng như thế. Cô không còn biết phải diễn tả tâm trạng của mình thế nào cho đúng nữa.
Anh ta đưa Bình An vào quán. Khung cảnh bài trí thật trữ tình và lãng mạn. Cô rất thích nét quyến ũ của nó.
Phùng Hưng chỉ vào một góc quán và nói:
− Mình lại phía đó đi em.
Bình An bước theo chân anh ta. Phùng Hưng kéo ghế ra và mời cô ngồi vàọ
Bình An rụt rè ngồi xuống ghế. Cử chỉ ga lăng của anh ta làm cô bối rối, cô nói lí nhí:
− Cám ơn anh.
Phùng Hưng ngồi xuống đối diện với cô. Anh đẩy bình hoa để ngắm gương mặt cô cho rõ hơn. Anh ta thích khi nói chuyện phải nhìn kỹ vào mặt người đối diện.
Trong ánh đèn màu, Phùng Hưng nhận thấy nét đẹp của Bình An thật quyến rũ. Lúc này, da cô trắng ra trông thấỵ Không còn rám nắng như xưa nừa. Cô đã biết cách trang điểm nên gương mặt gần như hoàn hảo.
Nhìn cô, không một gã đàn ông nào không khỏi chạnh lòng. Chắc chắn là thế. Phùng Hưng đã từng nghĩ vậỵ
Anh ta thôi không quan sát cô nữa, chỉ mỉm cười, im lặng. Bình An lên tiếng:
− Anh gọi em đi uống nước có chuyện gì không?
Giọng anh ta ngọt ngào, đầy sức truyền cảm.
− Không có gì, anh chỉ muốn đưa em đi chơi đây đó cho biết thêm về Sài Gòn. Em ở nhà hoài không chán saỏ
− Dạ, em ở nhà có nhỏ bạn thân. Hai đứa nói chuyện với nhau cũng vui lắm.
− Vậy à. Đi chơi với anh, em có thấy phiền không?
Bình An hơi cúi đầu, cô khẽ nói:
− Dạ, em chỉ sợ phiền anh thôi. Em thì rất vui.
Anh ta khoát tay:
− Em vui là được rồi.
Vừa nói, Phùng Hưng vừa rút trong bình một nhánh hoa hồng, chìa về phía cô:
− Anh tặng em.
Bình An ngẩn lên nhìn anh ta, hơi ngỡ ngàng. Nhưng cô cũng đón nhận:
− Dạ, em cảm ơn anh.
− Em đừng khách sáo.
Và rồi cả hai im lặng. Phùng Hưng vẫn không ngừng nhìn cô, cái nhìn làm Bình An cụp mắt xuống. Cô thoáng mắc cỡ.
Cô từ đó đến giờ chưa bao giờ tiếp xúc với những giới thượng lưu, những người giàu sang. Nên việc Phùng Hưng quan tâm ân cần với cô làm cho cô ngỡ ngàng thật sự. Anh ta quả là hào hao và bật thiệp. Luôn giữ đúng chừng mực cho phép.
Cô rất hãnh diễn khi đi bên anh ta. So với cái tuổi 38 thì anh còn khá trẻ. Đẹp trai, cao to.Hàng ria mép được tĩa kỹ lượng. Ra dáng đàn ông. Mẫu người đàn ông như anh hẳn rất hấp dẫn phụ nữ.
Bình an cũng kín đáo quan sát anh ta. Lòng cô dâng lên một chút tình cảm mới lạ. Cô không hiểu cái giác ấỵ
Cô ngước lên nhìn anh tạ Thấy cái nhìn cu?a Phùng Hưng, mặt cô chợt đỏ lên và cô cúi xuống e thẹn.
Phùng Hưng lần đầu tiên mới gặp một cô gái nhút nhát như vâỵ Anh ta nói:
− Mình biết nhau mấy tháng rồi mà em cứ e ngại hoài. Em dạn dĩ lên chứ.
− Dạ.
Phùng Hưng thấy ở cô toát lên một nét hiền lành thùy mị. Vẻ bối rối của cô làm anh ta có thiện cảm hơn. Anh ta bắt đầu hỏi với vẻ quan tâm:
− Lương của em bấy nhiêu đủ sống không?
Bình An mỉm cười rạng rỡ:
− Dạ dư sức, anh ạ. Em còn để dành đóng tiền học thêm nữa đó.
− Học nữa à?
− Vâng.
− Em có chí quá ta.
− Em muốn tương lai của mình phải sáng sủa.
Phùng Hưng gật đầu hài lòng. Anh hỏi cô tiếp:
− Có thiếu tiền học không em?
− Dạ không.
− Bấy nhiêu đó thôi mà em trang trải giỏi thế?
− Em quen sống kham khổ rồị Với em, bấy nhiêu là nhiều lắm đó. Em không đòi hỏi gì hơn nữạ
− Nếu có thiế, nhớ báo anh nha. Anh không tiếc gì với em đâu.
− Sao anh tốt với em thế?
− Tại anh thấy em khổ nhiều rồi. Anh không muốn thấy em khổ nữạ
−...
− Có gì nhớ bảo anh nhé. Đừng ngạị
− Dạ.
− Bạn em đang làm gì?
− Dạ, nó đang học năm thứ nhất đại học.
− Trường nào?
− Dạ, trường kinh tế.
Phùng Hưng không nói gì nửa. Anh cảm thấy Bình An nói chuyện rất thật thà. Ngay cả trên công ty cũng vậy.Điều đó làm Phùng Hưng rất thích, anh ta thấy hay hay, ngồ ngộ.
Im lặng một lúc, anh nhìn Bình An chăm chú và hỏi:
− Vào đây sống như thế, em có buồn không?
Bình An cười hổn nhiên:
− Dạ, có lúc này lúc khác. Thật ra, buồn vui là do mình thôi. Nếu biết làm sao mình vui thì sẽ hết buồn thôị
− Nhưng em có làm được không đấỷ
− Được chứ.
− Bằng cách nào? -Vừa hỏi, anh ta vừa cườị
− Rủ nhỏ Thanh Thúy bạn em đi chơi.
− Có thế thôi à?
− Ví dụ như hôm nay em đi với anh nè - Bình An dí dỏm.
Phùng Hưng khoái chí:
− Em vui thật sự khi đi với anh sao?
− Dạ.
− Lần sau đi nữa nhé?
Bình An bắt đầu lúng túng trước lời đề nghị ấy. Cô cứ tưởng đùa cho vui, ai dè..Nhưng rồi cô cũng gật đầu:
− Vâng ạ.
Phùng Hưng nhìn cô, anh ta nở một nụ cười khó hiểu.
Anh bảo cô:
− Em nhắm mắt lại đi.
− Chi vậy anh Hưng.
− Anh cho cái này.
− Không nhắm được không?
− Không.
Kiểu hài hước của Phùng Hưng đôi lúc làm cô rất thích. Cô thấy anh ta trẻ hẳn ra như một chàng trai mới lớn. Cô cảm thấy gần gũi với anh ta hơn nhờ tính cách ấy.
Cô lấy tay che mắt lại, nhưng cố tình để hé một chút. Phùng Hưng phát hiện ra.
− Nhắm chặt lại nhé. Như thế là ăn gian đdó.
Bị bắt quả tang, Bình An thôi hé. Cô bịt chặt mắt lại trong một phút.
Phùng Hưng rút trong túi ra một chiếc hộp nhỏ rất xinh xắn. Anh ta đặt nó lên bàn và hô:
− Nào! Vừng ơi! Mở mắt ra.
Vừa cười, Bình An vừa bỏ tay xuống. Cô thấy trước mặt mình là 1chiếc hộp thật xinh xắn. Cô ngạc nhiên nhìn anh ta.
Phùng Hưng lên tiếng:
− Của em đấy.
−....
− Anh tặng em.
−....
− Em cầm lên xem đi.
Bình An cầm lấy chiếc hộp. Cô hồi hộp mở nó ra. Trước mắt cô là một chiếc nhẫn vàng, bên trên được gần một hạt xoàn nhỏ lấp lánh rất đẹp.
Cô bỡ ngỡ vô cùng. Muốn hỏi anh ta thật nhiều câu, nhưng cô lại im lặng, ngắm nghía chiếc nhẫn trên tay.
Phùng Hưng cười, hỏi:
− Đẹp không em?
− Rất đẹp, anh ạ.
− Em thích không?
− Em không biết phải trả lời anh với anh nào nữa. Quả thật, em không hiểu tại sao anh lại tặng cho em món quà đắt tiền như thế này?
Vẫn cái giọng quen thuộcl, anh ta trả lời:
− Có đáng al` bao đâu em. Chỉ cần em nhận là anh vui rồi.
− Em không dám nhận đâu anh à.
− Em ngại gì chứ?
− Em không xứng đáng để đeo nó.
− Em khờ quá. Em không nhận là anh giận đấy.
Không thể từ chối được, cô đành đồng ý. Anh ta bảo:
− Em đeo thử xem có vừa không?
Bình An đeo vào ngón tay giữa bên trái. Chiếc nhẫn vừa vặn. Nó làm cho bàn tay cô xinh hơn. Bàn tay Bình An vì lao động nhiều nên hơi thô một chút. Song, nó không đến nỗi xấu xí để người khác phải bình phẩm.
Cô trả lời anh ta:
− Em mang vừa vặn, anh à.
− Nào, giơ tay lên anh xem.
Cô giơ cánh tay mình lên. Phùng Hưng ngắm nghía xong, gật gù:
− Đẹp thật.
Bình An im lặng một luc' rồi hỏi nhỏ:
− Sao anh lại tặng em cái này?
Phùng Hưng trả lời lơ lửng:
− Tại anh thích.
Bình An hỏi tới:
− Chỉ đơn giản thế thôi sao?
− Ừ.
− Em muốn biết suy nghĩ của anh.
− Anh chẳng nghĩ gì cả, chỉ đơn giản là làm những gì mình thích làm. Em hãy đón nhận đi. Em đừng ngần ngại hay thắc mắc gì cả.
Nói đoạn, anh ta đưa tay xem đồng hồ và bảo Bình An:
− Tối rồi, anh đưa em về nhé?
− Vâng ạ.
Anh ra xe, cô bước theo sau. Trong lòng cô vẫn còn đầy rẫy những bối rối, xúc động và nhiều thứ cảm giác khác.
Bất chợt anh ta nắm lấy tay cô, mân mê mu bàn tay mềm mại ấy. Theo quán tính, cô rụt tay lại. Cử chỉ ấy kh^ng làm anh ta thấy tự ái, mà còn thích thú.
Anh lùi lại ra xa và nhìn cô khá lâu:
− Lúc nãy em đẹp lắm, Bình An ạ. Em có thể hãnh diện về mình đó.
Bình An ngượng nghịu hết sức. Cử chỉ này vẫn còn ám ảnh cô. Cô không đáp lại mà lẳng lặng ngồi lên chiếc xe con anh đậu sẵn ở trước.
Cô thấy tim đập rộn ràng. Cô cố gắng lấy lại bình tĩnh, hỏi:
− Sao anh lại chú ý kỳ như vậy? Anh nói điều đó để làm gì?
− Vì anh rất mến em.
Anh ta bước lên xe,ngồi vào băng ghế Bình An đang ngồi chứ không ngồi vào ghế tài xế.
Anh ta nhích người vào gần Bình An hơn. Cô thấy trống ngực đập loạn xạ. Cô muốn bảo anh ta ngồi xa ra, nhưng không sao lên tiếng được.
Anh ta nắm lấy tay cô thật lâu. Cô hồi hộp để yên tay mình trong tay anh ta, như thế không dám phản kháng. Cô thở nhanh hơn bình thường.
Thấy cô không nó gì, anh ta kéo cô vào lòng, vòng tay ôm ghì cô vào người thật chặt. Anh ta hôn lên mặt cô thật lâu. Cử chỉ đột ngột ấy làm Bình An choáng váng đến ngây người. Cho đến khi anh ta buông cô ra.
Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của cô, anh ta mỉm cười và nói:
− Mình về thôi, em nhé.
Bình An im lă.ng. Cô vẫn còn cái cảm giác vừa sờ sợ, vừa hạnh phúc. Cô không hiểu nổi cả bản thân mình nữa. Anh ta thì chẳng giải thích hay nói một lời cho hành động bất ngờ đó.
Xe lăn bánh. Cô ngồi im lặng, không nói một lời. Phùng Hưng sửa kiếng chiếu hậu để quan sát cô. Anh ta bật nhạc lên, nhịp chân theo điệu nhạc và cười đắc chí.
Đến nhà trọ của cô, anh ta cho xe chạy chậm lại, cho đến lúc dừng hẳn. Anh ta mở cửa xe cho cô bước xuống, giọng ân cần, âu yếm:
− Tối nay, em ngủ thật ngon nhé.
Anh ta trao cho Bình An một cái hôn gió rồi phóng xe đi.
Bình An đứng yên nhìn theo, cho đến khi xe khuất dạng trên con hẻm nhà cô trọ. Rồi cô chậm chạp đi vào nhà. Cô bước vào phòng của mình và Thanh Thúy, không nói với bạn một câu.
Thanh Thúy tưởng cô mệt nên không hỏi gì thêm, tiếp tục làm bài tập.
Cô ngồi vào ghế trước gương, ngắm mình mãi. Nghiêm khắc nhìn nét trên gương một mình. Đôi mày cong thanh tú, hàng mi cùng cong và sóng mắt lóng lánh. Mũi thon nhỏ và đôi môi đỏ tự nhiên. Cô biết mình khá đẹp, nhưng không để ý đến điều đó. Chỉ khi nãy nghe Phùng Hưng, cô mới quý vẻ đẹp của mình.
Bình An thở dài, cô đưa tay vẻ ngoằn ngoèo trên mặt gạch bông. Cô hình dung ra cái hôn lúc nãy. Cái đó không phải cách hôn của một người yêu.
Cô lại thở dài lần nữa. Anh ta ôm ghì lấy cô, chứng tỏ anh ta đối với cô trên mức bình thường. Có lẽ anh ta rất thương cô. Cô thầm nghĩ thế. Thật là khó hiểu...
Cô đi ra sau phòng, bắt đầu thay áo. Đầu óc vẫn không khỏi nghĩ ngợi.
Cô nói với Thanh Thúy:
− Tao đi nằm trước nghe Thúy?
− Ừ. Hôm nay mày mệt hả?
− Tôi hơi mệt.
− Có cần tao mát-xa không?
− Khỏi đi. Mày cứ học bài.
Cô ngã lưng xuống tấm nệm mỏng đôi. Mùng vẫn chưa mắc.
Thấy bạn cứ thở dài, Thanh Thúy bỏ bút xuống, cô đến nằm bên cạnh Bình An, ân cần hỏi:
− Sao hôm nay mày về trễ thế?
− Tao bận.
− Bận gì? Hôm nay mày đâu có học. Vảlại, có bài học thì mày cũng phải về nhà trước chứ.
Bình An định không nói. Nhưng cuối cùng cô cũng kể cho Thúy nghe:
− Tao đi chơi đấy.
− Đi một mình à?
− 2 mình.
− Với ai vậy?
− Anh Hùng giám đốc.
Thanh Thúy nghiêng người, nhõm đầu cao hơn:
− Trời! Có thật không?
− Thật đó.
− Sao ngộ vậy?
− Anh ấy mời tao đi nhà hàng ăn tối. Xong, ảnh đưa tao đi uống nước.
− một sự kiện lớn đó nghen.
− Chưa hết đâu.
− Còn gì nữa?
Bình An đưa bàn tay mình ra cho Thanh Thúy xem:
− Mày thấy cái này đẹp không?
Thanh Thủy trố mắt lên:
− Ở đâu vậy?
− Đẹp không?
− Ồ! Đẹp quá! Đồ thật đó mày.
− Chứ chẳng lẽ đồ giả?
− Ai tặng mày hả An?
− Ừ, anh ấy tặng tao đó.
Thanh Thúy lại ngạc nhiên:
− Sao ông ta đi tặng mày cái này? Nhẫn là chỉ khi nào yêu nhau người ta mới tặng. Chả lẽ ổng có tình ý với mày sao?
− Tao không thể biết được, mày à. Tao vừa vui mà cũng vừa lo.
− Mày có cảm tình với ổng không?
Câu hỏi của Thanh Thúy khiến Bình An khó trả lời. Cô biết rất rõ ràng cô có mến anh ta, nhưng không dám nghĩ đến. Cô càng sợ nói ra, Thanh Thúy sẽ bảo cô khùng.
Thấy Bình An không đáp, Thanh Thúy gạn hỏi tiếp:
− Mày nói thật đi. Mày có thương ổng không?
Tao có thương chút chút hà.
− Bây giờ chút chút, sau này thì sao?
− Tao không biết.
− Mày ngốc lắm. Yêu mấy người đó rủi ro rất cao. Họ thiếu gì đàn bà vây quanh. Mày đừng để trái tim đi lung tung nữa đi. Dừng lại là vừa rồi đó. Với con người này, mày nên giới hạn ở nước độ chủ tớ thôi.
− Tao sẽ cố gắng quên anh ta.
− Không nghĩ đến thì sẽ quên ngay thôi.
− Nhưng anh ta chăm sóc, lo lắng cho tao chu đáo quá.
− Ừ, cũng kẹt hén.
− Tình cảm nó đến lúc nào, làm sao mình lường trược được mày.
− Ông ta có vợ chưa?
Bất ngờ, Thanh Thúy hỏi một câu như vậy làm Bình An ngớ ra. Cô muốn hỏi Phùng Hưng cái câu ấy hàng tỉ lần rồi, nhưng không sao mở miệng ra được. Hỏi như thế thì thật là lố bịch. Mà tư cách gì để cô hỏi chớ.
Còn hỏi những nhân viên khác ư? Như vậy hóa ra khẳng định thêm những lời gièm pha về ông giám đốc mê cô là đúng sự thật. Cô chẳng bao giờ dại gì hỏi họ những câu ngớ ngẩn như vậy.
Cô trả lời với Thanh Thúy:
− Tao không biết gì về gia đình, cách sống của anh ấy cả.
− Vậy thì phải tìm hiểu chứ?
− Tao là ai chứ? Tư cách gì để tìm hiểu chứ? Những cái đó thuộc về đời tư của anh ấy, chứ có phải thuộc công việc tao đang làm đâu.
− Mày bây giờ, một cũng "anh ấy", hai cũng "anh ấy". Ông ấy lớn tuổi rồi mà.
− Cũng đâu có lớn lắm.
− Bao nhiêu?
− 38.
− Băm rồi còn gì, chắc phải ba con là ít.
Nghe Thúy trêu, Bình An không thấy tức mà thấy buồn buồn làm sao ấỵ Tự dưng cô có cảm giác mình sắp bơ vơ lạc loài. Nước mắt cô chảy dài xuống hai gò má, lăn xuống môi, mằn mặn.
Cô quay lại nói với Thanh Thúy:
− Tao ngủ đâỵ
− Ngủ được không đó.
− Được mà. Mày ngủ luôn đi.
− Tao còn giải mấy bài nữa là xong. Mày ngủ trước đi.
− Ừ.
Bình An nhắm mắt lại. Cô nhớ mẹ đến da diết. Giá như lúc này có mẹ bên cạnh để với kinh nghiệm sống, mẹ có thể khuyên nhủ dạy bảo cô nhiều điều.
Cô cố gắng như mẹ cô đang còn sống, hồi tưởng lại quá khứ, cô biết vì thế mà cô đến đất Sài Gòn này. Cô không sao quên được. Lòng cô vô cùng đau đớn, tràn ngập nỗi u sầu, đau thương nhất về mẹ.
Cô hãy nghĩ về mẹ. Gần như ngày nào cũng nghĩ. Nhất là những lúc gặp chuyện rắc rối, buồn phiền. Mẹ cô là một phần trong cô, nằm trong một góc đặc biệt nhất của trái tim cô. Và cô còn sống là mẹ cô còn sống. Vì trong ngôn từ của cô không có cái gì gọi là "chết".
Lòng cô gìn giữ tất cả những kỹ niệm tuyệt vời thời thơ ấu hạnh phúc vô biên, và những kỷ niệm ấy đã tiếp sức mạnh an ủi cô mỗi khi cô buồn hay cô đơn.
Rồi cô thiếp đi lúc nào không hay. Thanh Thúy giăng mùng cho cô sau khi làm bài xong. Nhìn bạn, Thanh Thúy lắc đầu buồn bã.
Sáng chủ nhật hôm nay trời tuyệt đẹp. Thế mà hai cô gái lại ngủ nướng đến chín giờ mới dậỵ Họ lui cui giặt chăn gối, mùng mền. Giặt cả áo quần dơ để dồn lại trong tuần qua.
Đến 12 giờ mới hoàn tất chương trình tổng vệ sinh. Cả hai đói rã ruột, họ cũng chẳng ăn sáng. Thanh Thúy đề nghị:
− Mày mới lãnh lương phải không?
− Ừ.
Đẫn tao đi ăn tiệm đị Khỏi nấu cơm. Tao mệt lắm rồi.
− OK.
Thế là hai cô kéo nhau ra một tiệm cơm khá bình dân, nhưng không kém phần sạch sẽ. Ăn no nê, hai cô quay về nhà, lại ngã lưng tiếp.
Bình An quay người lại giáp mặt với Thanh Thúy và nói:
− Nào, hãy khai đi Thúy. Mày đã làm gì để anh ta trở thành con cừu non ngoan ngoãn như vậy?
− Mày nói thế nghĩa là sao? -Thanh Thúy kêu lên, cô hơi cao giọng khi quay lại giáp mặt An.
Bình An cười vang, cô choàng tay qua người Thanh Thúy, nhéo vào hông bạn:
− Mày biết tao nói gì rồi nhóc ạ. Đừng có giả vờ nữa.
−...
− Anh ta mê mày như điếu đổ ấỵ
− Mày muốn nói đến ai?
− Mày có nghĩ tao thích Hoài Vũ không?
− Ai mà biết được màỵ
− Trái tim tao không biết rung động đâu mày à.
− Tao không tin. Có lẽ mày chưa gặp đúng đối tượng đó thôi.
− Ai cũng vậy hết. Tao không cho trái tim tao đi lộn xộn đâu.
− Mày có thích Vũ không?
− Bình thường.
− Nhưng sao trước mặt ảnh, mày tỏ ra thân mật thế?
− Tao là vậy đó.
− Nghĩa là sao?
− Tao chơi cho vui thôi. Người nào chiều chuộng cung phụng cho tao, tao sẽ tiếp đãi.Còn ngược lại thì cho de.
− Tao nói ra câu này, mày đừng buồn nha.
− Nói đi. Không sao đâu mà.
− Kiểu sống của mày, tao không thích đâu. Như vậy là lợi dụng người ta đó.
− Thì đã sao nào? Nhiều thằng con trai cũng ghê lắm chớ mày tưởng. Đừng thèm tin vào bọn ấỵ
− Tao cũng chẳng biết nói sao nữa. Nhưng tao sẽ không đón nhận những gì của người ta, khi mà tao không yêu quý họ.
− Để rồi mày xem. Cái kiểu sống tràn trề tình cảm của mày sẽ có kết cuộc như thế nàọ
− Thời gian sẽ trả lời tất cả.
− Tao cũng nghĩ thế.
Cả hai im lặng. một lúc sau, Thanh Thúy hỏi bạn:
− Cái ông giám đốc của mày ra sao rồỉ
− Mình nghĩ anh ta chưa kết hôn.
− Lý do gì mà mày nghĩ thế?
− Anh ấy đứng đắn, đàng hoàng lắm. Nếu đã kết hôn rồi, chắc chắn anh ta không quan tâm đến tao vậy đâụ
− Mày tin thế à?
− Ừ. Tao cũng chẳng hề thấy anh ấy có quan hệ với ai cả.
Thanh Thúy bậm môi lại:
− Có trời mà biết được. Anh ta có bao giờ hở ra cái gì cho mày biết đâu. Trong trường hợp của Phùng Hưng, mình không thể đánh bạo đoán anh ta chưa có vợ, hay tạo sao anh ta không quan hệ với thường xuyên cả.
− Khó hiểu lắm. Hay là có lẽ anh ta chưa bao giờ yêu.
− Rất có thể như vậy. Nhưng anh ta thật sự muốn gì?
Bình An nhíu mày lại, nhìn thẳng vào Thanh Thúy, dò xét:
− Tao không chắc để nói cho mày đúng sự thật. Anh ta không cho phép ai gần gũi mình cả. Mày biết không? Lúc nào anh ta cũng giữ một khoảng cách với mọi người.
− Kể cả mày.
− Tao là một trường hợp ngoại lệ. Chính vì lẽ đó mà tao đặt ra nhiều câu hỏị Thật sự, tao cảm giác rằng ảnh càng ngày càng yêu taọ Yêu thật đấỵ
− Mày đừng có ngộ nhận mà khổ đấỵ Trên công ty, anh ta có tỏ ra gần gũi với mày không?
− Không. Công việc thôị Lúc nào anh ta cùng lo công việc. Chỉ xem mình như những nhân viên khác, nhưng không bao giờ la rày mình hay lớn tiếng. Và dường như tao có khả năng trấn an được anh ấỵ Cái gì cũng làm co anh ấy lo lắng.
− Mày có yêu ông ta không?
− Sao mày lại hỏi như thế?
− Có không? Nói đi.
−....
− Mấy tháng qua, mày chẵng hề để ý gì đến những người tao giới thiệụ Và mày hay kể về Phùng Hưng, chứng tỏ những tình cảm của màỵ Tao nghĩ ông ấy đã chinh phục được trái tim của mày rồi đấỵ
Vừa nói, Thanh Thúy vừa cười tủm tỉm với cô bạn thân.
Bình An đỏ bừng mặt:
− Tao có yêu anh ấy đâu.
Thanh Thúy phá lên cười:
− Có chứ An. Đừng chối nữạ Còn chuyện ông ấy có yêu mày hay không thì tao chịụ Cái đó, mày biết rò hơn.
− Đừng có chọc tao thế.
− Lúc nào mày cũng nói câu ấy khi tao nói trúng tim. Thôi, tao hứa là sẽ không chọc mày nữa.
− Được đấy.
Bình An im lặng nhìn Thanh Thúỵ Sau đó, cô lại đề nghị:
− Mình quay lại vấn đề về Hoài Vũ đi.
− Chi vậy?
− Thúy à! Tao thấy anh Vũ được đấy, đẹp trai, con nhà giàu, thông minh...
− Rồi sao nữa?
− Và điều cơ bản là rất tử tế, cứ nhìn cách cư xử đi lại của anh ta thì biết. Thôi, nghe tao đi. Tao biết là anh ta rất thích mày, Thúy ạ.
− Sao mày biết anh ta thích tao?
Bình An mỉm cười:
− Vì tao để ý cử chỉ của anh ta khi mình đang uống nước. Tao thấy anh ta nhìn mày một cách say đắm.
− Còn gì nữa không?
Bình An thản nhiên đáp:
− Anh ta nghe hết những gì mày nói, nuốt từng lời, từng chữ. Và gật đầu thích thú.
Ngừng một chút, Bình An lại tiếp tục:
− Anh ta không muốn mình ra về sớm. Nếu tối qua chỉ có một mình mày thì chắc chắn anh ta sẽ cố quyến rũ mày.
Thanh Thúy hơi gay gắt:
− Trời ơi! Mày đang tưởng tượng ra cái quái gì thế?
Bình An cười hì hì:
− Tao nói sự thật thôi mà. Làm gì cáu lên thế.
− Tao đã bảo với mày rồi. Tao coi đàn ông con trai như rơm, như rác vậy.
− Mày cứng cổ thật đấy.
− Như thế mới là tao chứ. Nếu ngược lại thì đã là mày rồi.
Nói xong, Thanh Thúy khoát tay:
− Thôi, không nói chuyện bọn đàn ông nữa. Nói đến kế hoạch tối nay của bọn mình đi.
Bình An chưa kịp đáp thì Thanh Thúy đã hỏi:
− Tối nay, mình đi dạo chứ?
− Tao kẹt rồi.
− Kẹt gì nữa.
− Anh Phùng Hưng mời tao đi chơi.
− Thế à? Sao ổng mời hoài vậy? Không sợ người ta dị nghị sao?
− Ảnh mời tao hoài nên tao mới nghĩ rằng ảnh chưa có vợ.
− Cũng có thể - Thanh Thúy đáp.
− Có vợ rồi, chắc chắn ảnh sẽ không dám đi vậy đâu.
− Ừ. Tao cũng nghĩ như vậy.
Bình An vui vẻ hẳn lên. Cô hỏi bạn mình.
− Trong mấy bộ đồ của tao, mày thấy bộ nào đẹp nhất?
− Bộ nào, tao cũng thấy mày mặc đẹp hết. Mỗi bộ một nét. Khó mà chọn ra cái nào đẹp nhất lắm.
− Cố gắng chắt lọc giùm taođi mà. Bộ nào mà mặc ban đêm phù hợp đó.
− Để tao nhớ xem.
− Mày thấy bộ màu hồng phấn thế nào?
− Không đẹp lắm đâu.
− Thế bộ tím hoa cà?
− Thôi, tao nghĩ mày nên mặc bộ xanh da trời đi. Bộ đó hay đấy.
− Ừ, được đấy.
− Mấy giờ mày bắt đầu đi?
− Ảnh hẹn tao sáu giờ ảnh có mặt ở đây.
− Ảnh đến đón?
− Ừ.
− Vậy là chiều nay tao đi ăn một mình à?
− Chịu khó đi mà.
− Cũng được thôi. Nếu tao buồn, tao sẽ phone cho Hoài Vũ. Hắn sẽ đưa tao đi chơi tiếp.
− Được đấy - An đáp.
Chiều đến, Phùng Hưng chỉnh tề trong bộ veston sẫm màu. Trông anh ta trẻ hơn khá nhiều, so với cái tuổi gần 40 của mình. Đỉnh đạc, từ tốn là phòng cách nổi bật của anh ta. Không bao giờ anh ta tỏ ra vồn vã một cái gì hay với một người nào cả.
Anh ta đưa Bình An đến nhà hàng. Bàn ăn được phủ khăn trắng hồ cứng thêu rất đẹp. Trên bàn đầy ắp những bát dĩa đựng đồ ăn.
Bình An cũng đã khá quen thuộc với cung cách ăn uống ở nhà hàng. Cô không còn cái vẻ bối rối, nhút nhát như xưa nữa. Cô cũng cảm thấy giữa mình và Phùng Hưng như một đôi tình nhân. Cô trở nên rất tự nhiên khi ăn. Thậm chí, cô còn gắp thức ăn bỏ vào bát của anh ta nữa.
Cả hai đều thấy gần gũi thân quen nhau. Đã có lần Bình An nghĩ rằng, cô sẽ hỏi anh ta là có yêu cô không. Nhưng cô không biết phải hỏi trong lúc nào. Mỗi lần như thế, cô thấy toàn thân run lên, lạnh ngắt. Thế là cái ý nghĩ ấy tiêu tan. Cô không dám hỏi đến.
Phùng Hưng lên tiếng:
− Món ăn phù hợp với khẩu vị của em chứ?
− Rất tuyệt, anh ạ.
− Em ăn hết đi. Đừng mắc cỡ.
− Vâng.
Cô tiếp tục gắp thức ăn cho vào chén mình. Đầu cô vẫn tràn ngập những suy nghĩ mông lung.
Phùng Hưng nếu muốn chiếm đoạt cô bằng những thủ đoạn bỉ ổi thì thật là dễ dàng. Anh ta có thể đánh thuốc mê hay cưỡng đoạt cô những lúc chỉ có hai người trên những con đường vắng. Nhưng anh ta không làm thế. Anh ta thích chinh phục con tim của phụ nữ.
Anh ta chỉ muốn người ta tự dâng hiến cho mình. Nếu làm được như thế, Phùng Hưng sẽ rất thỏa mãn và hài lòng.
Bất chợt, một nỗi sợ hãi choán lấy Bình An. Cùng với sự căng thẳng sẵn có từ trước, nó làm cô hoảng hốt. Cô bỗng thấy do dự với ý nghĩ sẽ là người yêu của Phùng Hưng. Anh ta và cô là hai tầng lớp khác nhau...Nếu anh ta thất vọng thì sao? Điều gì sẽ xảy ra, nếu anh ta không đáp lại những điều cô mong đợi?
Gần một năm qua, anh là người đàn ông trong mơ của cô. Cô đã tưởng tươ>ng ra anh ở mọi góc cạnh lúc vắng anh. Cô đã trốn tránh tất cả những người bạn trai khác cũng chỉ vì anh.
Đối với Bình An, đây là một điều mới mẻ. Yêu thương một người đàn ông và thật tình chăm lo cho người đó. Hiện tại, anh rất có ý nghĩa đối với cô.
Phùng Hưng cắt ngang dòng suy nghĩ của cô và làm cho nỗi sợ hãi tiêu tan. Giọng anh đầy truyền cảm.
− Em uống chút gì đi.
− Vâng. Em sẽ uống.
Nói đoạn, cô nâng ly nước lên uống một ngụm. Anh ta nhìn cô trìu mến.
− Lên đây với anh.
− Đi đâu vậy anh?
− Thì em cứ theo anh.
Bình An không cần suy nghĩ gì cả, ngoan ngoãn bước theo anh như một cái máy bị người ta điều khiển.
Lên tầng 10 của khách sạn, anh kéo cô ra ban công, chỉ tay ra phía xa và nói.
− Em xem này.
Bình An theo ra ban công. Cô nhìn xuống thành phố và thốt lên:
− Ôi chao! Đẹp quá.
Trước mặt cô, sau hàng lan can sắt, qua một lớp cửa kính rộng la cả một biển ánh đèn. Thành phố rực rỡ.
Bình An tiến lại gần, bám hai tay lên mặt thành lan can.
− Đẹp quá, anh Hưng nhỉ? Cứ như vũ trụ bị lộn ngược ấy.
Phùng Hưng không nói gì, anh ta vòng đôi tay mình qua eo cô. Anh ta đứng ở sau lưng cô. Bị bất ngờ, nhưng Bình An vẫn để yên như thế. Cô thấy tim mình đập nhanh hơn. Bất giác quay đầu lại, mặt cô chạm phải mặt anh ta. Thế là Phùng Hưng nhẹ nhàng áp môi mình vào môi cô, thật lâu và điệu nghệ.
Cặp mắt nâu sáng của anh ta nhìn cô đăm đắm. Mọi tình cảm trong cô đảo lộn. Cô bỗng dưng muốn anh ta hôn cô mãi mãi.
Cô muốn nói với Phùng Hưng tất cả những gì cô nghĩ về anh từ ngày gặp nhau, bộc bạch những gì cô mơ tưởng về anh ta. Cô không bao giờ muốn sống mà phải thiếu anh.
Nhận biết được didều ấy từ cô, anh ta không bỏ lở cơ hội, thỏ thẻ:
− Anh yêu em, Bình An ạ. Yêu đến điên cuồng.
Vừa nói xong, anh ta siết chặt Bình An vào lòng hơn. Ánh mắt như muốn nuốt lấy cô.
Cảm thấy ngượng ngừng vì ý thức được nỗi khao khát trào dân trong lòng, Bình An quay đi thật nhanh, không dám nhìn anh ta lâu hơn nữa.
Anh ta vẫn không ngần ngại. Xoay người cô lại, anh ta nhìn đăm đắm vào mắt cô:
− Em là người con gái đẹp nhất hành tin này đấy.
Bình An đỏ mặt vì cái nhìn chăm chú ấy. Cô muốn nhìn đi nơi khác, trốn tránh khỏi ánh mắt nâu dịu dàng, chặt vào mắt mình nhưng không thể. Cô cười nhẹ và nói:
− Em không phải là người phụ nữ đẹp nhất hành tinh đâu. Nhưng dù sao, em cũng cảm ơn anh.
− Đối với anh, em là người đẹp nhất. Anh ta nhỏ nhẹ bên tai cô, nhìn cô nồng nàn.
Bình An chao đảo. Cô không kềm chế được tình cảm của mình. Cô choàng tay qua ôm lấy cổ anh ta, hôn anh ta tới tấp vào mắt vào môi.
Phùng Hưng cảm nhận được mùi hương tỏa ra từ cô. Anh ta nhận thấy cô đang phát điên lên vì vẻ quyến rũ của anh ta. Anh ta nở một nụ cười nham hiểm.
Anh ta dìu cô vào phòng, vừa đi vừa nói những lời hết sức tình tứ. Bất chợt, anh ta bế thấc cô đặt lên giường. Đôi mắt anh ta ánh lên sự thèm khát cháy bỏng.
Bình An vẫn ngây thơ nằm sải dài trên giường, duỗi dài đôi chân của mình trên tấm draqp trắng muốt phẳng phiu, phảng phất hương thơm nhè nhẹ.
Cô lim dim mắt tận hưởng những lời yêu đương thốt ra từ Phùng Hưng, cảm thấy lòng mình ấm á.
Bỗng cô thấy Phùng Hưng áp môi vào môi cô. Trong một thoáng, Bình An chợt rùng mình. Cô chồm dậy, đẩy anh ta ra.
Phùng Hưng chựng lại. Anh ta nằm vật sang một bên, nhắm mắt lại.
Bình An hốt hoảng nhổm người lên:
− Anh Hưng! Anh đừng có giận em. Em yêu anh..
Phùng Hưng ngắt lời, giọng kềm chế:
− Em đừng nói gì hết. Thôi, anh xin lỗi nhé.
Bình An có cảm giác như anh ta đang cố nén một cái gì đó trong con người mình. một lúc sau, khuôn mặt anh ta giãn ra thư thái. Bình An choàng tay qua cổ anh ta, thỏ thẻ:
− Em yêu anh, anh Hưng à. Yêu anh nhiều lắm.
− Có thật không? Anh không tin.
− Thật mà.
− Còn anh thì không yêu em.
Phùng Hưng nói nhanh, gọn. Bình An cứ nghĩ là anh ta nói dối để trả thù thái độ chống đối với cô. Cô không kịp nhận ra nét mặt hết sức bình thân của Phùng Hưng khi nói câu ấy.
Phùng Hưng nở một nụ cười mãn nguyện. Gương mặt anh ta còn đọng lại sự si mê cuồng nhiệt. Anh ta đã chiếm đoạt cả thể xác và trái tim Bình An. Cướp đi cái quý giá nhâ"t của đời con gái. Không một chút nao lòng. Không một giây lưỡng lự.
Đêm nay, Bình An không về nhà, Thanh Thúy lo lắng, đứng ngồi không yên. Lần đầu tiên Bình An đi qua đêm. Cô vừa hồi hộp lo sợf, vừa giận Bình An.
Cô không biết mình phải suy nghĩ theo hướng nào về sự vắng mặt của Bình An đêm nay. Bất giác, cô rùng mình kinh hãi. Cô thầm nghĩ:
Phùng Hưng là người có đáng tin cậy không? Anh ta đã quá sành sỏi, một khi đã ở chức vụ ấy và đã từngt sống ở đất này. Còn Bình An? Cô chỉ là cô bé 19 tuổi đầu. Non nót, khờ dại, nhẹ dạ, cả tin.
Cô không muốn nghĩ theo hướng đó nữa. Cô lại cho rằng:
Chẳng lẽ Bình An gặp tai nạn hay sao? Sao không thấy ai báo cho mình hết vậy? Trời ơi, khổ quá! Đi đâu thế không biết nữa? Thiệt chán chết được!
Thanh Thú;y lăn qua, rồi trở lại. Cô không tài nào chợp mắt được. Thỉnh thoảng cô lại đi ra đi vào chỗ cửa, ngóng ra bên ngoài.
Cô gần như thức trắng đêm. Sáng ra, cô mới thấy Bình An lò dò gõ cửa.
− Mày đi đâu cả đêm qua vậy?
Bình An không trả lời. Cô lặng lẽ bước vào phòng. Trông cô có vẻ khác lạ so với mọi hôm. Gương mặt có hơi bơ phờ.
Thấy thế, Thanh Thúy tiếp tục gạn hỏi:
− Mày đi đâu, sao không nói cho tao biết?
− Chứ chiều qua mày thấy tao đi với ai chứ?
− Ai mà chẳng biết. Nhưng đi chơi, sao không về?
− Thì ở lại nên không về chứ sao?
Thanh Thúy tức mình, gắt lên:
− Mày đừng có trả lời theo kiểu lấp lửNg đó. Nói đi. Mày ở lại đâu hả?
− Mày hỏi chi kỳ vậy?
− Mày còn nói được câu đó nữa à? Mày có biết cả đêm qua tao không chợp mắt được không? Lo lắng đứng ngồi không yên.
− Tao xin lỗi.
− Ai bảo mày xin lỗi. Tao chỉ cần biết vì sao đêm hôm qua mày không về thôi à. Mày ngủ ở đâu?
− Đó là chuyện riêng của tao.
Thanh Thúy như muốn hét lên:
− Mày có còn coi tao là bạn thân của mày không hả An? Mày có thể bình thản trước sự lo lắng của tao như vậy saỏ
− Thôi được, tao sẽ nói cho mày nghe.
Bình An ngồi phịch xuống nền nhà. Cô gục mặt xuống đầu gối và rồi khóc nức nở:
Thanh Thúy càng sốt ruột hơn:
− Có chuyện gì vậy An? Nói cho tao nghe đi.
Bình An vẫn còn khóc. Cô khóc cho đã, xong mới lên tiếng:
− Đêm qua, toa ngủ lại khách sạn.
− một mình à?
− Không, với anh Hưng.
− Trời ơi! Sao mày điên khùng thế? Thanh Thúy quát lên.
Bình An co người lại. Cô nhớ lại tất cả những gì diễn ra đêm qua. Cô cảm giác ngọt ngào vẫn còn đọng lại trong cô, nhưng nỗi lo sợ lại ập đến ngay sau đó. Cô rối bời đầu óc, muốn hét lên thật to nhưng không thể được.
Thanh Thúy nhìn cô, đăm chiêu:
− Ông ấy có làm gì mày không?
− Tao đã hiến dâng trọn vẹn cho anh ấy.
Thanh Thúy lắc đầu, chua xót:
− Mày ngốc nghếch thật đấy, Bình An ạ. Tao không ngờ mày nhẹ dạ cả tin đến thế. Mày đã biết ông ta là người thế nào chưa? Liệu ông ta đã có vợ rồi thì sao?
Bình An im lặng.
Thanh Thú[y kkhông trách cứ cô nữa, chỉ hỏi cô:
− Sáng nay, mày không đi làm sao?
− Anh ấy cho tao nghỉ bửa nay.
− Vậy à?
− Ừ.
− Ngày mai vẫn đi làm bình thường chứ?
− Dĩ nhiên rồi.
Thanh Thúy kéo bạn dậy:
− Mày đi tắm đi rồi lên ngủ. Tao phải đến giảng đường đây. Chịu khó ở nhà một mình nha.
− Ừ, mày cứ để mặc tao. Đi học đi.
Thanh Thúy đi học rồi, chỉ còn lại một mình. Bình An trong căn phòng trọ. Cô thấy mình trống trải cô đơn đếnh lạ. Sự thiếu vắng tình thương của gia đình đã làm cho cô mất thăng bằng. Và khi Phùng Hưng xuất hiện, anh ta đã lấy lại thăng bằng đó cho cô.
Với cô, Phùng Hưng là mối tình đầu thật đẹp. Ngày xưa, cô chỉ muốn lấy Phi Hùng để thoát khỏi cảnh cơ cực đày đọa của dì ghẻ. Cô không hề biết yêu là gì cả.
Cô nằm dài xuống tắm nệm, nhìn lên trần nhà, lặng yên và chăm chú vào một điểm, cho đến khi bất thần một giọt nước mắt ứa ra chảy dài ươn ướt xuống hai bên thái dương.
Có trời mà biết cô khóc cái gì. Mà thực ra cũng không phải là cô khóc, vì chỉ một giọt đó thôi trào ra rồi khô hẳn. Cô không nuối tiê"c vì sự mất mát ấy. Cô hạnh phúc thì đúng hơn, vì cô cho rằng mình đã sống trọn vẹn với tình yêu đầu đời. Cô cho rằng Phùng Hưng cũng sẽ rất hạnh phúc. Rồi anh ta sẽ phải có trách nhiệm với cô. Đó là những gì mà cô nghĩ ra.
Nhưng lúc này đây, có thật sự thấy mình bé nhỏ bơ vơ giữa nỗi trống rỗng trong lòng mình quá.
Buổi sáng đầu tuần mà năm` nhà thế này, Bình An không chịu nổi. Cô ngồi bật dậy, đến bàn chải lại mái tóc, thoa một ít phấn hồng lên mặt, tô thêm một chút son. Mắt thì cô vẫn để vậy, một cách tự nhiên. Cô nghiêng qua nghiêng lại ngắm nghía mình rồi mới ra sau thay đồ.
Mấy phút sau, cô đã tươm tất. Cô đi bộ đến công ty. Chân lê bước một cách chậm rãi. Cô biết không phải cô siêng đi làm vì công việc mà chính là vì Phùng Hưng. Vắng anh ta một ngày, cô không chịu nổi.
Bình An bước vào phòng. Phùng Hưng đã có mặt ở đó. Anh ta thản nhiên đến mức cô phải ngạc nhiên.Cứ như hai người chưa từng là gì của nhau.
Cô thầm nghĩ:
Chả lẽ đêm qua ta không nhớ gì sao? Thái độ của anh ta hôm nay chẳng khác gì những hôm trước. Chứng tỏ anh ta coi chuyện ân ái với cô chỉ là thường tình thôi sao?
Cô mím chặt môi, khẽ gật đầu chào anh tạ Anh ta đáp lại và hỏi:
− Sao hôm nay em không ở nhà nghỉ cho khỏe? Anh cho phép rồi mà.
Bình An cúi đầu:
− Chuyện đêm qua..anh..anh vẫn nhớ chứ?
Phùng Hưng cười thản nhiên:
− Ôi chao! Làm sao anh quên được hứ. Em thật tuyệt, Bình An ạ.
− Anh..anh có..có yêu em không?
Phùng Hưng khoát tay:
− Bình An! Em không biết đây là chỗ nào sao? Ở công ty chứ có phải ở khách sạn đâu.
− Nhưng lúc này chỉ có anh và em thôi. Vậy anh nói đi. Anh có thật lòng yêu em không? Em xin anh đấy.
Phùng Hưng ngẩng đầu lên, cười một cách khó hiểu:
− Đừng hỏi anh câu đó và cũng đừng bắt anh trả lời, cô bé ạ.
− Nhưng tại sao kia chứ? Anh cứ lấp lửng như vậy làm em khổ sở quá. Có lúc em nghĩ anh rất yêu em, nhưng có lúc thì ngược lại. Anh lam` em hoang mang quá. Em vô cùng sợ cái cảm giác đó, anh biết không?
− Ôi! Em nghĩ ngợi chi cho khổ thân vậy? Em cứ sống và làm việc đi. Có anh vẫn bên cạnh mà.
− Nếu yêu em, sao anh không đưa em về nhà anh chơi?
− Trời ơi! Sao hôm nay em nói gì kỳ cục vậy? Em biết em đang nói gì không?
− Biết chứ. Em còn muốn biết anh đã có gia đình chưa?
Phùng Hưng không đáp, anh ta rời khỏi chiếc ghế của mình và tiến về phía cửa phòng. Anh đóng lại và bóp khóa bên trong. Rồi anh ta bước đến bên Bình An, kéo cô vào lòng mình. Nâng mặt cô lên, anh ta áp môi mình vào môi cô. Bình An sung sướng đến mức không biết phải đáp lại thế nào. Cô hỏi thật nhỏ:
− Hãy trả lời em đi. Anh có gia đình chưa? Anh có yêu em không?
− Có thì đã sao nào? Quan trọng là anh lúc nào cũng tôn sùng em cả. Em là thế giới đầy bí ẩn của anh, cô bé ạ. Anh yêu em mà.
Những lời đường mặt của Phùng Hưng làm Bình An ngày ngất. Cô quên hết mọi thứ trên cõi đời này để chạy theo một mối tình viển vông, không có tương lai.
Những tuần kế tiếp, Bình An thường không về vào các tối chủ nhật. Và cô thường nghĩ làm một buổi sáng thứ hai.
Lúc đầu, Thanh Thúy còn lên tiếng can ngăn, nhưng dần dần cô đã quen với kiểu sống ấy của Bình An. Cô bất lực trước sự si mê cuồng nhiệt của bạn.
Bình An càng lúc càng trở thành con mồi ngon lành của Phùng Hưng. Anh ta luôn đưa Bình An đến khách sạn vào những tối chủ nhật. Bình An ngoan ngoãn nghe theo anh ta như ` con rối.
Anh ta chỉ lợi dụng Bình An để thỏa mãn dục vọng của mình. Anh ta không hề yêu Bình An. Thế mà cô cứ tin lời anh ta như tin một vị thánh sống.
Cô không nghi ngờ một điều gì cả. Cô chỉ muốn có anh ta bên cạnh mình. Như thế là cô hạnh phúc lắm rồi.
Hôm nay cũng vậy. Cô hân hoan sung sướng khi đi cùng anh ta vào chốn phiêu bồng này.
Hai người vào căn phòng khá sang trọng. Để cho đêm vui thêm phần lãng mạn với người đẹp, Phùng Hưng bật máy. Những tình khúc êm ái vang lên. Anh ta dìu Bình An đi trong điệu nhạc Slow mùi mẫn. Bình An chỉ biết sơ sài điệu cơ bản do anh ta tập, nhưng nhờ anh ta là tay nhảy cừ nên anh ta đã khéo léo dẫn bước cho cô, làm cho bước khiêu vũ giữa hai người dần dần ăn khớp, nhịp nhàng hơn. Âm hưởng mỗi lúc một du dương trầm bổng đến mê hôn.
Phùng Hưng tán tỉnh:
− Đêm nay thật tuyệt vời, em làm anh muốn điên lên đây này.
Đôi mắt Bình An bỗng lúng liếng, đưa tình:
− Anh là hoàng tử trong trái tim em. Anh có biết không?
− Biết, anh biết. Còn em là nàng tiên kiều diễm của anh.
Vừa nói, anh ta vừa ghì cô sát hơn vào người, hôn cô say đắm. Cả hai đang say sưa bên nhau thì..vợ Phùng Hưng xuất hiện. Phía sau bà ta là hai tên râu rậm trông rất hung dữ.
Bà ta quát lên:
− Lần này, anh đừng chối nữa nhé. Tôi đã bắt quả tang.
Phùng Hưng cứng họng. Anh ta đứng chết lặng, không nói đưọc lời nào, vội vã buông Bình An ra.
Vợ Phùng Hưng là một phụ nữ trạc băm nhâm tuổi. Bà khá đẹp, nước da sáng, tóc đen. Bà có vẻ thuộc tầng lớp trí thức. Lúc này, nét mặt bà ta giận dữ rõ rệt. Hai mắt đỏ ngầu. Bà ta nhìn Bình An như muốn nuốt chửng lấy cô. Bà ta tiến lại đứng trước mặt Bình An. Cô run lên sợ hãi, mặt tái ngắt. Cô đang đứng đứng để chờ cơn thịnh nộ của bà ta trút xuống đầu mình.
Nhưng không, bà ta chỉ nâng cằm Bình An lên và nói:
− Xinh đấy chứ.
Bình An cúi gằm mặt xuống. Không dám nói một lời. Bà ta nói tiếp:
− Cô có biết người đàn ông kia đã có vợ không?
Bình An nhìn bà ta một cách lấm lét và trả lời rụt rè:
− Tôi..tôi không hề biết.
− Ông ta cho cô những gì nào?
Câu nói mỉa mai châm biếm của bà ta khiến Bình An khó chịu. Cô cố kềm chết và vẫn đứng yên lặng.
Bà ta thật sự đang rất kềm chế trong lòng. Nếu không, Bình An khó mà tránh khỏi cơn thịnh nộ. Bà ta không muốn làm ầm ỉ lên. một người trí thức như bà bao giờ cũng muốn xử sự một cách đúng mực.
Bà ta quắc mắt nhìn Bình An, hỏi giọng kẻ cả:
− Hai người quan hệ lâu chưa?
−....
− Không dám nói à? Mà khỏi cần nói đây cũng biết. Bây giờ mới bắt được tận tay tận mắt đấy.
Ngưng một lúc, bà ta nói tiếp:
− Cô là thư ký riêng của ông ta à?
Bình An chưa kịp trả lời thì Phùng Hưng đã xen vào:
− Tôi mua vui ngoài đường đó mà. Cô ta không phải là thư ký của tôi.
Câu nói phũ phàng của Phùng Hưng làm Bình An chao đảo, cô suýt quỵ xuống nhưng đã kịp giữ mình lại. Cô quay lại, nhìn thẳng vào mặt anh ta. Bao nhiêu căm phẫn, cô đổ dồn vào cái nhìn ấy. Không còn bình tĩnh nổi nữa, cô hét lên:
− Đồ đê tiện!
− Tôi đê tiện à?
− Anh đúng là kẻ lừa đảo dối trá!
− Tôi có lừa đảo cô đâu?
− Anh là đồ khốn nạn! Thế mà anh nói anh yêu tôi. Anh hy sinh tất cả vì tôi..
− Cô quên rồi sao? Trước khi cái chuyện đó xảy ra, tôi đã nói tôi không yêu cô cơ mà. Tại cô dâng hiến cho tôi nên nôi mhận thôi.
Bình An tức điên người lên. Bây giờ cô mới chứng kiến sự hèn mạt của anh ta. Anh ta đã bỏ của chạy lấy người. Cô đau đớn ê chề. Cô khóc nức nở:
− Tôi không ngờ con người của anh đốn mạt như vậy. Anh là một thằng hèn. Vậy mà từ trước đến giờ, tôi lại đi yêu anh, tin anh. Không hề nhận ra bộ mặt dối trá ấy.
− Cô không cần phải mắng mỏ tôi như vậy. Đó chỉ là một sự đổi chác thôi mà.
− Tôi căm thù anh.
− Căm thù thì làm được gì tôi chứ?
Vợ Phùng Hưng cười phá lên khi xem màn kịch đang diễn rạ Bà ta nói với Bình An:
− Không ai đem cho không mình một cái gì mà không có lý do hết. Cô đừng nhẹ dạ cả tin như thế. Thôi, chúc cô ở lại vui vẻ nhé.
Mặt bà ta đanh lại:
− Chỉ cần tôi thấy cô lẹo tẹo với chồng tôi một lần nào nu8~a thì cô đừng trách tôi độc ác nhẹ.
Rồi quay lại phía Phùng Hưng, bà ta mỉa mai:
− Loại đàn ông háo sắc như anh, tôi kinh tởm. Anh chỉ có tài dụ dỗ ba đứa con gái nhà quê thôi, ngoài ra chỉ biết bám lấy váy vợ, chẳng nên tích sự gì.
Phùng Hưng tức lắm, nhưng anh ta chẳng dám nói lại lời nào. Anh ta có đượ cái ghế giám đốc hôm nay cũng là nhờ phía vợ. Vì lẽ đó, anh ta không dám hó hé trước mặt bà ta, mà sẵn sàng đạp đổ tất cả để bám váy vợ.
Bà ta đi rồi, chỉ còn lại Phùng Hưng và Bình An. Cô khóc nức nở, đau đớn ê chề. Cô quay gót bỏ đi, nhưng Phùng Hưng đã kéo lại:
− Anh xin lỗi.
Bình An ghê tởm cái bản mặt của anh ta, khi mới lúc này có thái độ khác mà bây giờ đã trở giọng 180 độ. Bắt đầu nhỏ nhẹ, năn nỉ. Không chịu nổi, Bình An giơ tay tát thẳng vào mặt hắn một bạt tai thật mạnh cho hả giận.
Anh ta vẫn trơ lì ra, còn kéo mạnh Bình An vào người. Cô điên lên, quát lớn:
− Buông tôi ra.
− Bình tĩnh đã em. Hồi nãy có bà ta, anh giả vờ thế thôi. Chúng mình có thể hẹn gặp nhau ở chỗ khác mà.
− Thật là trơ trẽn. Anh còn nói được những lời đó sao. Anh đúng là một con thú mà.
− Em không tin anh sao?
Bình An không còn khóc nữa. Cô cười khanh khách:
− Tin à? Tôi đâu phải con mù mà không thấy bản mặt bỉ ổi của anh. Anh là một con rắn hai đầu đều độc.
Phùng Hưng siết chặt tay Bình An và dùng hết sức để đẩy cô lên giường. Anh ta nói:
− Đêm nay, mình chưa hưởng lạc mà, phải không cưng?
Bình An nhổ một bãi nước bọt vào mặt anh ta và nói:
− Buông tôi ra. Nếu không, tôi sẽ la toáng lên bây giờ.
Thái độ chống đối kịch liệt của Bình An buộc Phùng Hu8ng phải buông cô ra. Anh chặc lưỡi.
− Em khờ quá.
− Đúng. Tôi khờ nên tôi mới không nhận ra bộ mặt thật của nh. Tôi không ngờ anh hèn đến thế. một người đàn ông o8? vị trí củ anh cư xử còn thua một thằng chăn bò.
− Cô nói như thế là quá đáng lắm nha.
− Tôi không quá đáng đâu. Tôi nghĩ nói như thế còn quá nhẹ với anh đó.
− Tôi cấm cô.
− Anh lấy quyền gì cấm tôi chứ?
Phùng Hưng giận đỏ mặt. Anh ta hầm hầm tiến đến trước mặt Bình An và định tát cô. Nhưng anh ta kềm lại được.
Bình An chưa hả giận:
− Tôi nghĩ vợ anh cũng chả thèm ghen với anh đâu. Bà ấy chỉ cười khinh man anh thôi. Anh có thấy thái độ của bà ấy lúc nãy không?
Phùng Hưng không chịu nổi, anh ta quát lên:
− Ngày mai, cô nghỉ việc công ty tôi luôn nhé.
Bình An cười nửa miệng:
− Anh hù tôi đấy à?
− Không hù. Nếu cô còn làm, tôi sẽ gặp rắc rối.
− Anh sợ vợ anh cách chức anh phải không?
Câu nói mỉa mai của Bình An làm anh ta đỏ mặt giận dữ:
− Việc đó không liên qua đến cô.
− Tôi chẳng sợ anh đuổi việc đâu.
− Thế thì bắt đầu từ ngày mai, cô nghỉ là được đấy. Cô có thể đê"n để lấy những gì của mình về. Tôi sẽ cho kế toán thanh toán tiền lương tháng này rồi giao cho cô luôn.
Bình An không đáp lại. Cô với lấy chiếc túi nhỏ đeo lên vai và bước ra ngoài. Anh ta nhìn theo, không nói. Cô xuống dưới, lúc này đã gần 10 đêm. Cô vẫy một chiếc taxi và trở về nhà.
Về đến nhà, Thanh Thúy vẫn chưa có mặt. Bình An thầm nghĩ:
Chắc nó cũng đi chơi luôn rồi. Cô mở khóa bước vào trong phòng, ngồi phịch xuống chiếc ghế dựa duy nhất. Nghĩ khoảng năm phút, cô nhanh chóng tắm rửa và thay quần áo.
Trong lúc năm chờ Thanh Thúy về, Bình An khép chặt cửa lại, đóng luôn cánh cửa sổ, cài chốt cẩn thận. Cô trải nệm ra và ngã lăn xuống đo, hai mắt nhắm nghiền.
Những hình ảnh, lời nói lúc nãy hiện ra trong đầu cô, cô cảm thấy đầu óc quay cuồng, căng thẳng đến tột độ.
Cô tắt đèn. Toàn một bóng đen bao phủ. Căn phòng như nhỏ lại hơn. Cô nằm co người lại. Hoàn toàn bất lực giữa màn đêm dày đặc, ấm áp. Từ các ngóc ngách của căn phòng tỏa ra một mùi gì đó vừa ngọt ngào vừa ngai ngái đắng.
Mắt cô nhắm nghiền. Cô khao khát muốn tung cái chăn ra, nhưng lại không đủ cam đảm, mặc dù dưới tấm chăn khá nóng. Cô bỗng sợ bóng đêm, nhưng lại không muốn dậy bật đèn. Cô cảm thấy yên tâm hơn khi giữa mình và bóng tối có tấm chăn ngăn cách.
Cô kéo chăn lên tận cằm.
Cô cảm thấy khó chịu trong bóng đêm và trong không gian nóng nực tràn ngập một mùi là lạ. Cô khẽ khịt mũi.
Đầu tiên cô định đợi Thanh Thúy, nhưng rồi cô lại thấy rằng tốt hết là hãy cứ ngủ đã. Cô không thể chờ vì cơn buồn ngủ đã ập đến. Có lẽ sự mệt mỏi đã làm cô mỏi mắt. Nhưng cô lại không ngủ được vì quá nôn nóng muốn ngủ ngay tức khắc. Cô muốn ngủ ngay để mọi cá chìm trong quên lãng. Trong trạng thái nửa thức nửa ngủ a6'y, khuôn mặt Phùng Hưng bỗng hiện ra.
Bao nhiêu mơ mộng đã tan thành mây khói. Giờ đây, lòng cô tràn ngập sự hận thù. Cô buồn đến tê tái. Cô không biết phải sống thế nào nữa, cô muốn chết quách cho yên.
Cô đang nằm yên, bỗng chồm dậy gào lên, đập đầu xuống gối, hai tay quắp lại, túm chặt miếng drap trải nệm. Cả thân hình cô vặn lên, cong oằn, hai chân đạp sâu vào lớp chăn, quai hàm nghiến lại, đôi mắt như dại đi.
Phía ngoài đường có ai đó tăng ga xe. Tiếng động cơ xe máy từ ngoài dội vào phòng. Rồi tiếng xe mô tô xa dần. Mùi ét xăng bay vào căn nhà qua những khe cửa.
Thanh Thúy đẩy cửa bước vào. Bình chỉ chốt cửa sổ, chừa lại cửa chính cho cô bạn mình.
Nét mặt Thanh Thúy hân hoan rạng rỡ. Chưa k.p thay áo quần, cô đã ríu ra ríu rít với bạn:
− Trời ơi! Hôm nay tao đi chơi vui quá. Mày biết tao đi đâu khôn g?
Bình An chẳng muốn nghe gì cả. Nhưng sợ bạn buồn, cô uể oải đáp:
− Đi đâu? Nói đi.
− Đi xem ca nhạc ở nhà hát Hòa Bình. Chương trình hay cực kỳ.
− Thế hả?
− Còn nữa, xem xong, ảnh dẫn tao đi ăn kem và tặng tao cái này.
Vừa nói, Thanh Thúy vừa rút trong túi xách ra chiếc hộp thật xinh xắn và khoe với Bình An:
− Mở ra đi - An nói.
Thanh Thúy bóc lớp vỏ bọc bên ngoài, hiện ra một hộp nhung đỏ. Cô mở nắp hộp bên trong là một sợi dây chuyền bạch kim mảnh rất đẹp.
Cô ngắm nghía một cách thích thú và trao cho Bình An xem. Bình An chiều bạn ngồi dậy, cầm lấy sợi dây mặt đá quý.
− Đẹp quá.
− Tao cũng thấy thế.
− Hoài Vũ tặng mày à?
− Còn ai vô đây nữa.
Vừa đáp, Thanh Thúy vừa nhìn bạn. Nhận ra mắt Bình An đỏ hoe, cô lo lắng hỏi:
− Mày sao thế?
− Không có gì.
− Nói thật đi. Sao mày khóc vậy?
Biết không giấu được đôi mắt đỏ, Bình An bèn nói:
− Tao buồn.
− Chuyện gì?
− Hết rồi.
− Hết cái gì mới được chứ?
Bình An không trả lời, cô khoát tay, nói với bạn:
− Đi tắm đi, thay quần áo cái đã. Rồi lên đây tao kể cho nghe.
Thanh Thúy đang vui với món quà thì chựng lại. Cô cẩn thận đặt nó vào hộp và để lên đầu nằm. Xong, cô vào phòng tắm.
Bình An nâng chiếc hộp lên ngắm nghía và khẽ rùng mình. Cô nhớ lúc trước Phùng Hưng cũng mua tặng cho cô một món quà đắt giá. Để rồi từ đó, cô tin vào tình cảm của anh ta đã dành cho mình. Và mọi cái bây giờ đã tan biến vào hư không.
Cô thở dài ngao ngán, năm vật xuống một cách mệt mỏi. Mắt nhắm lại, cô cố xua đi những hình ảnh đen tối cứ đeo bám bên mình.
Thanh Thúy đến bên Bình An. Cô ngã người nằm xuống bên cạnh bạn, lên tiếng:
− Hiếm khi nào tao thấy mày vui vẻ. Lúc nào cũng có chuyện để lo lắng, buồn phiền.
Bình An không đáo, cô nằm vắt tay lên trán nghĩ ngợi mông lung, lục tìm trong trí nhớ, lần tìm tung tích tổ tông đến tận bày giờ xem có làm gì sai trái, mà đến phiên cô, cô bị trời đày đọa trừng phạt. Hết làm cô khổ chuyện này lại đến làm cô đau chuyện khác.
Cô lại khóc. Tiếng khóc lúc này nghe sao nảo ruột và ê chề. Làm xé lòng cả Thúy. Nó chất chứa cả sự chua xót, buồn đau và căm phẩn. Tất cả hòa vào làm một trong những giọt nước mắt mặn chát, đắng cay ấy.
Thanh Thúy không chịu nổi khi nhìn thấy Bình An như thế. Cô hỏi bạn:
− Có chuyện gì? Mày kể cho tao nghe đi.
− Buồn lắm mày ơi!
− Công việc hay tình cảm?
− Cả hai.
Thúy giương mắt ngạc nhiên:
− Sao hả? Kể nhanh đi.
− Cuộc đời tao sao khổ thế này hả Thúy. Kiếp trước tao đã làm gì có tội với trời đất chứ?
− Mày đừng nói nhừng lời đó nữa. Tao khóc theo bây giờ. Nói tao nghe đi. Ai đã làm cho mày ra nông nỗi gì vậy?
− Phùng Hưng đấy.
− Anh ta đã nói gì mày à?
− Tao không hề biết là anh ta đã có vợ.
− Rồi sao nữa.
− Lúc tao ở khách sạn với anh ta, bà ta đã bắt quả tang chồng mình ngoại tình.
− Trời ơi! Bà ta có làm gì mày không?
− Không làm gì mới nhục chứ. Bà ta nhìn tao như một đứa con gái làm tiền, không thèm động vào người tao, dù chỉ là một cái tát. Bà ta còn bảo đánh tao, bà ấy bị bẩn tay.
− Còn thái độ của Phùng Hưng?
− Anh ta bỏ của chạy lấy người.
− Nghĩa là sao?
− Không dám nhìn thẳng, đối diện với sự thật. Anh ta dám nói rằng giữa tao và anh ta chỉ là kẻ bán người mua, không có tình ý gì cả.
− Sao hắn hèn mạt thế?
− Đó chính là bản chất bỉ ổi của nh ta. Tao thật mù quáng.
− Mày không nói gì sao?
− Nói gì được. Mày biết không? Hắn ta là hạng người đàn ông bám váy vợ để sống đấy. Cái chức ấy có được cũng là do vợ đặt lên. Gặp bà ta, hắn cứ như gà mắc dây thun ấy.
− Đúng là thằng sở khanh.
Bình An buồn bả cúi mặt xuống, cô chà xát những ngón tay lên nệm. Cô nói:
− Thanh Thúy này?
− Gì đó An?
− Nhìn món quà Hoài Vũ tặng mày, tao bỗng dưng nhớ đến Phùng Hưng. Mày phải thật cẩn thận nha.
− Trời ơi! Tao đâu phải sống tình cảm như mày đâu mà lo. Tao chơi vậy thôi chứ có yêu ai đâu.
− Đừng vội vàng tin vào bất kỳ một ai cả. Cuộc sống quả là phức tạp, tao không lường trước được.
− Tao cũng nghĩ vậy, không ai đem cho không mình một thứ gì đâu. Tất cả đều có mục đích cả.
Nói xong, Thanh Thúy nhìn bạn, lòng đầy thương cảm. Cô không biết phải làm thế nào để Bình An lấy lại niềm tin trong cuộc sống, làm sao cho Bình An hết đau buồn. Cô chỉ biết khuyên.
− Thôi đi An, cố gắng quên anh ta đi. Mọi chuyện xem như là chơi một ván cờ thua vậy.
Bình An lặng lẽ:
− Bây giờ tao phải làm gì đây hả Thúy? Mày nói đi.
− Đừng nghĩ ngợi gì nữa cả. Mày ở nhà chơi một vài hôm rồi đi làm lại.
− Tao bị đuổi luôn rồi.
− Mày nói sao? Là mày đòi nghĩ trước hay hắn nói ra?
− Hắn nói ra trước đấy.
− Trời đất! Tên này hết thuốc chữa. Mà như thế mày sẽ dễ quên h(án hơn đấy. Nếu còn gặp mặt, mày sẽ còn khổ nữa.
− Nếu hắn không nói ra, tao cũng sẽ nghĩ làm. Nhưng hắn đã nói, tao thấy hắn bỉ ổi quá.
− Đúng là bỏ của chạy lấy người. Hạng đàn o6ng như hắn không đáng để mày phải buồn đâu An. Quên đi.
− Tao chỉ buồn cho bản thân tao. Bây giờ tao chẳng còn gì cả. Cái quý giá nhất, tao đã để mất rồi.
Thanh Thúy lắc đầu:
− Mày đừng dằn vặt mình nữa. Trên đời này còn biết bao thứ cao quý hơn. Tại sao cứ phải chăm bầm vào những cái đấy?
− Tao làm sao lập gia đình được sau này?
− Nếu một người đàn ông nào đó yêu mày chân thực, anh ta sẽ hiểu và thông cảm bỏ qua cho mày. Họ không khắt khe những chuyện đó lắm đâu.
− Nhưng nó là thuần phong mỹ tục của người Á Đông. Liệu họ có đủ vị tha để bỏ qua cho mình không?
− Hãy nhìn thẳng về phía trước mà sống. Đã mắc phải lỗi lầm một lần thì đừng mắc phải lần khác nữa. Mày có nghe một câu danh ngôn này không?
"Nếu bạn bị lừa dối lần đầu thì thật là xấu hổ cho anh ta, nhưng anh nếu bạn bị lừa lần thứ hai thì thật đáng xấu hổ cho bạn".
Nói xong, Thanh Thúy đập lên vai bạn, vỗ về:
− Ngủ đi An, ngày mai trời sẽ lại sáng. một ngày mới sẽ bắt đầu. Mọi cái sẽ trở nên sáng sủa hơn. Mày hãy tin như thế.
Bình An quàng tay qua người Thanh Thúy. Cô gục mặt vào vai bạn như cần sự che chở, cảm thông. Hiện tại, cô chỉ còn có Thúy, để yên cho Bình An khóc, nước mắt Bình An ướt đẫm cả vai áo cô. Cô thầm nghĩ:
Có khóc như thế, nó mới vơi đi nỗi lòng, vơi đi sự mất mát đớn đau.
Cô thấy đau lòng, đau nỗi buồn chán của Bình An. Rồi cô nhắm mắt lại. Bình An vẫn thổn thức, cho đến lúc cả hai thiếp đi. Giấc ngủ kéo dài đến sáng.