Tình cờ tôi quen anh qua một người bạn. Bạn trân trọng giới thiệu, anh là nhà thơ. " Cậu đã đọc bài..., anh hỏi, tôi hơi ngượng, ậm ừ... Vốn là dân kỹ thuật, nhớ đâu được dăm ba bài thơ thuộc phổ thông... Nhưng với tôi, nhà thơ, nghệ sĩ, họ là một thế giới khác, tôi rất ngưỡng mộ. Nay được mục kích một nhà thơ bằng thịt, bằng xương, vinh dự quá còn gì. Anh cởi mở cho số điện thoại và tôi trân trọng gửi anh tấm các. Anh còn suồng sã vỗ vai: "Hôm nào rỗi, anh em mình gặp nhau, làm chầu bia nhé!". Sau cuộc gặp mặt làm quen được vài hôm, tôi điện thoại mời, anh từ chối, nói đang bận, hẹn một dịp khác. ừ, người ta văn nghệ sỹ, trăm công ngàn việc, đâu có thời gian giao du, gặp gỡ linh tinh. Thật bất ngờ, ngay tuần sau, anh chủ động phôn cho tôi. Hẹn buổi trưa gặp nhau, anh còn nói, có mấy đứa nữa, lũ nhà văn, nhà thơ ấy mà. Giọng anh nhẹ tênh. Anh tềnh toàng phi xe đến trước cơ quan tôi, chống chân đợi. ừ, văn nghệ sỹ có khác, đâu hình thức, cầu kỳ. - Chúng mình tới quán nghệ sỹ. Cũng may, tôi vừa lĩnh mấy khoản, nên túi rủng rỉnh. Quán nghệ sĩ, chứ vườn nghệ sỹ, cũng chẳng ngán. Lòng vòng xe anh chạy qua mấy phố, xe tạt vào một quán cúc vỉa hè. Thấy vẻ tần ngần, dò hỏi của tôi, anh phớt lạnh. Vừa nhìn thấy anh, mấy vị đang quây quần quanh bàn, nhao nhao chào. Mọi người giãn ra, tôi bẽn lẽn chọn một ghế, ngồi sát cạnh anh. Yên vị, anh cất tiếng: - Hôm nay mình khao, quý vị cứ tẹt ga. à mà quên, có chú em ngưỡng mộ thi ca, chú em là giám đốc... Nghe anh giới thiệu, tiếng chào, tiếng cười rôm rả. Có ông còn nhấn lại, "Giám đốc hả! Thế thì sộp". Chủ quán trông người hom hem, lỳc này linh hoạt hẳn lên. Anh chưa kịp kêu, ông ta đã tự tay nhấc chai rượu mới, rót cho tôi và một vòng khắp lượt: - Uống, uống cho... thơ! Những chiếc chén va vào nhau canh cách, rượu sóng sánh tràn rơi. Xá gì! Tôi nhắm mắt trăm phần trăm. Chén thứ hai, chén thứ ba.... Rượu vào, lời ra, lúc này thì chả rõ, ai nói với ai. Trong lúc mọi người hỉ hả, anh huých nhẹ vào sườn tôi, thì thầm, "Đối diện với cậu, một nhà thơ lớn đấy. Cậu có biết ai không?". Một ông lùn tẹt, da mặt tai tái. Nhìn vẻ mặt ngây ngây của tôi, anh hất hàm cho qua. Lại thấy anh thì thầm tiếp: "Gó ng?i bờn, cũng tay viết tầm cỡ đấy. Tuy cũn tr?, nhung van b?o li?t l?m!". Ông nữa, ông nữa... Tôi hơi chột dạ, vì đến cả ông già bán nước hom hem kia, cũng một nhà thơ. Thật đúng là mình lâu nay ếch ngồi đáy giếng, cứ kiểu xem mặt mà bắt hình dong, ở đây toàn người tầm cỡ, mà trông giản dị, bình thường quá. - Thơ ca muôn năm.... Tiếng ông già nhà thơ lùn hào hứng. Tôi đã chếnh choáng vì mấy chén rượu cấp tập, bên tai chỉ còn nghe loáng thoáng tiếng anh: - Này, đừng tưởng, trông thế thôi, chứ ông này, dũng tho siêu thực, giờ mấy ai hay. Một trăm, một nghìn năm sau, chắc nhân loại mới hiểu. Anh làm tôi kính phục ông ta quá. Ông già nhà văn cao lêu đêu, chân tay lẻo kho?o, giơ cao cái chén, đọc một câu gì đó, tôi nghe không rõ. - Hay, hay. Thơ thế mới là thơ. Đọc lại đi, lại đi. Xung quanh nhua nhúa lời hưởng ứng. - Kìa, rót, rót. Thưởng cho câu thơ tuyệt cú mèo này. Đến Hàn Mặc Tử sống lại, chắc cũng không có nổi một câu thơ yêu hay đến vậy. - Hàn Mặc Tử là cái cóc khô gì, cái anh nhà thơ hủi. - Đúng, đúng quá đi chứ! - Sao, chủ quán cứ ngẩn ngơ ra thẩm thơ thế. Rót, không rót đi à! Thế là ông chủ quán lại xăng xái rót, rót tràn đầy ra chén, rót tràn cả ra mặt bàn rượu, ông rót còn hào phóng hơn cả mấy vị đọc thơ. Trong khi ông chủ quán rót rượu, thì ông nhà thơ lùn chệnh choạng đứng lên, bước vòng qua lưng mấy ông bạn sang phía tôi, tay ông xỉa ra mấy tập thơ: - Mạnh Thường Quân, Mạnh Thường Quân đâu... Ông già nhà văn cao lêu đêu, rướn người lên, cắt ngang: - Đây là bàn rượu, bàn thơ, chứ không phải chỗ phát hành sách, phát hành báo chí nhé. Mà này, chẳng lẽ cứ rượu lạc suông mãi ư? Thịt chó, thịt chó chặt với thơ. Kìa, Mạnh Thường Quân đâu.... Nói chưa hết câu, ông ta chìa tay qua mặt bàn, chia thẳng vào mặt tôi: - Tiền. Tiền mua thịt chó chứ chú mày. Phải tr? nhuận bút v? nghe thơ này. Tôi lúng túng chưa biết xử lý thế nào, đã thấy ông anh huých nhẹ vào vai tôi. Hiểu ý, tôi vội lục ví. - Những năm chục cơ à? Sộp. Chẳng còn cái vẻ lù đù, ông nhà van cao lờu dờu chộp ngay lấy tiền. Đã đi được mấy bước, ông nhà tho lựn còn dặn với theo: "Nhớ cái khoản đùi sau nhé! Thêm cả tý dồi." Một ông đế ngay, "Già rồi còn thích đùi vế". Một loáng đã thấy ông cao lêu đêu quay lại, túm thịt chó bọc lá chuối được ông trịnh trọng bày lên bàn, miệng ông nghêu ngao: - Sống trên đời ăn miếng dồi chó, thác xuống âm phủ chẳng có... chó gì mà ăn. - Hay, hay, chí lý, các cụ nó nhà ta chí lý thật! Hưởng ứng câu khen các cụ xưa, đồng loạt nh?ng bàn tay của các thi sỹ, văn sỹ đưa ra bốc thịt, đồng loạt chấm vào bát mắm tôm và đồng loạt nhai. Túm thịt chó vơi nhanh. Đang lúc các cụ cao hứng chấm thịt chó với mắm tôm, một thằng bé đánh giấy mon men tới gạ, một ông điên tiết gắt: " Đánh đánh cái mả mẹ mày. Đến mặt ông còn chẳng phải rửa nữa." Thằng đánh giấy vừa lủi, thì một cậu chàng bán thắt lưng, ví da sán tới. Một ông đang nuốt dở miếng hịt chó, ngó lên: " Làm đếch gì có bụng mà phải thắt mới buộc. Có băng dính hay khẩu trang không?" Đúng lúc đó có con mụ bán cơm nắm muối vừng lớ ngớ đi qua. Mụ ta còn bạo phổi gạ các cụ mua cơm: - Cái gì? Cơm nắm à - một ông cao giọng quát thẳng vào mặt con mụ bán hàng rong kia - Mụ định kéo lùi lịch sử lại ư? Tưởng đám này đói khát à. Ông thì ông cứ... Một ông cắt ngang - Hay, cơm nắm nó cũng có cỏi vị hay của nó. Kìa, cho mấy nắm. Có mềm không. Muối vừng, muối vừng như mọi hôm ư? Ruốc, hôm nay là phải ruốc, ruốc xịn. Xắt và đưa cho các cụ mấy nắm cơm xong, con mụ bán hàng rong tần ngần đứng đợi trả tiền, một ông đốp ngay vào mặt mụ ta: "Ra ngoài kia mà đứng chứ. Định ám ở đây hay sao? Hay tưởng đám này chịu tiền như mọi khi. Nói cho mà biết nhé, hôm nay là trả, trả ngay táp lự. Kìa, rượu đâu ông chủ. Ông chủ quán nhà thơ giờ cũng kiêm luôn thực khách, đang mải mê thưởng thức thịt chó với mắm tôm, nên đâm ra chểnh mảng khoản rót, vội vàng trở lại chức năng của mình, lấy tiếp chai rượu mới, rót tiếp, rót tràn chén, rót tràn xuống cả mặt bàn. Vẫn ông đi mua thịt chó ban nãy, tay chén rượu, tay khỳc xuong g?m d?, đứng lên, ngân nga đọc cái gì đó. Tiếng ông khàn khàn, tiếng nọ dính vào từ kia. Một ông hưởng ứng: - Hay, hay, thịt chó với thơ, hay đến là hay. Chỉ tiếc... thơ ta mấy ai đã hiểu. Ông kia chưa nói hết câu, ông đi mua thịt, sẵn khỳc xuong trong tay, ch? phắt ra đường, nơi mọi người đang hối hả qua lại: - Lũ kia, chúng làm sao mà hiểu thơ, hiểu được thơ ta... Cái lũ ngốc, lũ vô tích sự. Cứ để chúng đi, cứ để chúng chúi mũi vào kiếm tiền, kiếm chức.... Nói chưa hết câu, ông đã phịch xuống vì say. Bữa nhậu dài, dài mãi. Nếu ông mua thịt chó không đứng lên, ông phải ra về, thì không biết bữa rượu kéo tiếp đến đâu. Đang loạng choạng bước về phía cái xe đạp cọc cạch, chợt ông khật khưỡng quay lại, tiến về phía tôi và chìa tay: - à quên. Tiền. Hai chục. Nhuận bút nghe thơ... Đắt à? Thôi được, mười ngàn cũng được. Thế thì mai mới có rượu uống chứ! Tôi lúng túng chưa biết xử lý ra sao, thì anh gằn mắt, sẵng giọng: Say! Say mà còn tỉnh thế! Không phải mỡ đâu mà húp nhé! Nói xong, anh túm tay, sềnh sệch lôi tôi đứng dậy: - Chúng mình đi, đi tiếp vì thơ đi! Ông chủ quán nhà thơ thấy vậy, dù say, vẫn giãy nảy lên: - Ơ kìa, thế ai trả tiền cho bữa nhậu này? - Làm gì mà toắng lên thế! Ông tưởng ai cũng quen ăn quỵt cả sao! Anh bạn tôi gườm gườm nhìn ông ta. Tôi vội trả tiền, không muốn thấy cảnh các nhà thi ca cãi cọ nhau vì một chuyện cỏn con. Lên xe, tôi phi vội theo anh. Nhìn kiểu đi xe đánh võng của anh, tôi lo lo. Kìa, đâm kìa! Không, anh không đâm. Anh còn ngoái lại, chửi cho cái đứa, mà anh vừa định xô vào nó: "Mù". Xe vòng vèo, chạy tạt qua mấy phố. Tạt vào Đình Ngang, xe vọt lên vỉa hè, xịch đỗ trước một quán hát. - Vào... vào đây! Anh chưa nói hết câu, một bà sồn sồn, mặt mũi xanh xám ló ra, hất hất tay ra hiệu. Anh vẫn sấn tới. Anh và bà ta đối đáp với nhau gì đó, rồi lại thấy anh khật khưỡng quay ra. - Mẹ... nó chứ. Bị túm cả... rồi. Chứa đĩ, ăn bẫm vào. Phải tay ông ấy à, đốt, đốt tiệt! Tôi lại theo anh, theo một người say long nhong qua mấy phố. Xe vọt qua cầu Chương Dương. Bến đậu của chúng tôi là một quán ở cuối phố Nguyễn Văn Cừ. Quán kiểu nửa tiệm ăn, nửa karaôkê, trông sập xệ, tồi tàn. Nó cũng sập xệ như chính bà chủ sồn sồn tuổi bốn mươi. Hình như quán này quen anh, thấy anh quát bà chủ rõ to và hách: - Xả láng, hôm nay xả láng. Đừng nghĩ các anh là nhà thơ mà nhẹ tiền nhé. Bà chủ dù mặt mũi nhàu nhĩ, vẫn tí tởn cười nịnh khách: - Anh cứ lói thế, nhà hàng em đâu dám. Bao lần anh tới, có lần lào.... - Im! Khỏi dài dòng. Gọi, gọi mấy em ra đây! Mấy cô nhà hàng quần áo son phấn loè loẹt, lúa nhúa chạy ra. Dù đã son phấn bôi chát, mấy em trông vẫn bân bẩn. Không hiểu sao, họ đều xán cả lại phía tôi. - Lại đây, lại đây gái yêu. Quên anh rồi sao? Một cô nhanh tay ôm dịt được tôi, hai cô bé chậm chân, bị anh lôi tuột cả lại, một cô bị anh xốc tuột lên lòng. Mặc cho bà chủ còn đứng sờ sờ ra đấy, anh v?n thản nhiên thọc tay vào ngực, cật lực nắn bóp cặp ti cô bé. Bà chủ thấyy vậy hi hí cười: - Khiếp, khiếp quá. Hai anh trai hôm lay dùng gì ạ? - Đã bảo là cứ xả láng. Hê ni ken, tai gơ! Sau một lúc nắn bóp, sờ mó thoả thuê, anh đặt phịch cô bé nhà hàng sang một bên và hất hàm sang cô bên cạnh, chỉ cốc bia: - Kìa, bia đâu. Đời là cái đếch gì, tiền là cái đếch gì, chỉ có thơ ca là vĩnh cửu. Uống, uống... Cô bé ngồi cạnh tôi thì thầm: - Sợ, em sợ anh ấy lắm! - Anh ấy thường đến đây à? - Vâng, anh ấy hay đọc thơ lắm... Cô bé nói chưa dứt câu, đã nghe anh đọc thơ. Hình như trận rượu trước và đợt bia mới tiếp sức, nên tiếng anh oang oang. - Em gái, có nhớ câu thơ này không? Đúng là óc bã đậu, đọc bao lần rồi... Nói chưa hết câu, anh trợn mắt, dứ dứ cốc bia về phía cô bé. Cô bé luống cuống, mồm vâng dạ rối rít: - Biết, em biết ạ. Nghe anh đọc em... em biết... - Biết, biết cái cóc khô gì. Cái ngữ nhà cô, mà biết thơ của ta ư. Cô em thì chỉ biết tiền. Vậy thì ta lên tiên đi... Nói đến đây anh quàng cổ em gái, loạng choạng đứng lên. - Gái, có biết không, thơ, chỉ có thơ.... Đến lúc này tiếng anh đã méo đi vì say, từ này dính vào tiếng kia. Anh bước loạng choạng cùng cô nhà hàng lên cầu thang. Anh còn đi được là do cô bé dìu. Hình như họ đã vào phòng, cửa khép đánh rầm. Tiếng anh lè nhè đọc thơ vọng xuống. Kìa như có tiếng quát. Choang, cái gì rơi đổ rồi. Được một thoáng chợt nghe tiếng hét, tiếng bước chận rình rịch trên gác chạy xuống. Cô gái lõa lồ, ôm đám xống áo, nháo nhào chạy qua. Vừa chạy, cô ta vừa tấm tức khóc... Vẫn tiếng anh quát, anh chửi, anh réo gọi chủ nhà hàng. Choang, đúng là tiếng đập tiếp chai bia nữa rồi. Đến lúc này tôi đành vọt lên. Anh đang tồng ngồng giữa phòng, nửa đứng nửa ngồi, miệng lảm nhảm, " Con đĩ, con đĩ thơ". Chẳng cần nói phần tiếp của câu chuyện, bởi sau khi thanh toán, tôi chỉ còn cách bỏ xe lại và gọi tắc xi. Dìu anh ra xe, anh bước liêu xiêu, miệng lảm nhảm: "Lũ điên, lũ ngốc. Chúng mày sao hiểu thơ ông..." Vừa ngồi vào xe, anh đã vươn cổ, ồng ộc nôn. Nó văng vào kính, vào vô lăng, trùm cả lên gã lái xe. Quá đột ngột, anh chàng lái xe kêu oai oái, chui vọt ra khỏi xe: - Cút, cút ngay khỏi xe ông. Đ... mẹ thằng say. Anh ngóc đầu lên: - Ơ kìa, cái thằng chẳng hiểu bãi thơ nôn của ông! - 2001 -