Dịch giả: Hồ Tây

Một buổi tối tôi mệt mỏi nhưng không tài nào ngủ được, tôi bước ra khỏi giường đi đi lại lại trong phòng và nghĩ về bệnh của mình. Tôi thấy hình như bệnh của tôi giống như bệnh của Mary, và đầu tôi bỗng lóe lên một tia sáng: tôi đang yêu Mary, vấn đề chỉ có thế thôi.
Trang phục của con búp bê được may bằng tay, đường kim mũi chỉ thật khéo, khuôn mặt thì hết chỗ chê. Chắc người chế tác ra con búp bê này phải khéo tay lắm, không những khéo tay mà còn có một tình yêu tuyệt vời với vật mình làm ra. Cảm giác đầu tiên từ con búp bê gây ra với tôi là nó quá xinh đẹp và dịu dàng.
Tôi đặt con búp bê xuống nóc tủ kính, và hỏi ông chủ hiệu tạp hóa:
- Xin ông cho biết con búp bê này giá bao nhiêu?
- Loại búp bê làm bằng tay này ở các tiệm tạp hóa khác họ bán tới hai chục bảng nhưng ở đây tôi chỉ lấy bác sĩ 10 bảng thôi, giá quen biết mà.
- Ai chế tác ra con búp bê này vậy, thật khéo tay.
- Tôi chỉ biết người đem búp bê bỏ mối cho tôi là một phụ nữ ở đường Harley.
- Ông có biết bà ấy tên gì không, mặt mũi thế nào, cao thấp, già hay trẻ? - Hình như bà ấy tên Callamy, cao, tóc đỏ, mặt khó đăm đăm, rất ít lời.
Tôi hơi ngạc nhiên, một người đàn bà mặt mũi tính tình như vậy sao lại chế tác ra được một con búp bê tuyệt vời như thế này nhỉ. Tôi đếm tiền trả ông chủ hiệu tạp hóa vì không muốn một vật xinh đẹp như thế này lại nằm mãi trong cái tủ kính bụi bặm.
Tôi mang con búp bê về nhà cất trong tủ kính của tôi. Tôi nhìn nó không rời mắt, vì nó đẹp và đáng yêu quá. Nhưng cuối cùng tôi cũng phải đem con búp bê bỏ vào hộp giấy đem ra bưu điện gửi cho đứa cháu gái.
Tôi tưởng gửi con búp bê đi tôi sẽ quên nó nhưng đầu óc tôi cứ thắc mắc hoài tại sao một người như ông Jim Carter, chủ tiệm tạp hóa mô tả lại có thể chế tác được con búp bê tuyệt vời đến thế. Trong khi tôi đang định tìm hiểu người chế tác ra con búp bê là ai thì bỗng tôi nhận được một cú điện thoại. Một giọng phụ nữ khô khan vang lên:
- Xin hỏi đó có phải phòng mạch của bác sĩ Stephan Amony không?
- Dạ đúng, tôi đây.
- Bác sĩ có thể đến nhà chúng tôi khám bệnh được không?
- Dạ được.
Mười phút sau tôi có mặt ở nhà bà Rose Callamy, sau khi leo qua cái cầu thang gỗ ọp ẹp và tối mò.
- Bác sĩ phải không, xin mời vào, tôi là Rose Callamy đây.
Trước mặt tôi là một phụ nữ với mái tóc nhuộm đỏ, mắt đen môi bóng, tôi áng chừng bà ta trên 45 tuổi. Nhìn thấy người đàn bà, tôi đã thất vọng, bước vào phòng tôi càng thất vọng hơn bởi đồ đạc quá xuềnh xoàng và không có trật tự. Căn phòng thật lạnh lẽo và dơ dáy, nhưng cái làm tôi chú ý là mấy con búp bê được treo trên tường, mỗi con một vẻ khác nhau, nhưng con nào cũng đẹp và dịu dàng đáng mến, không thua gì con búp bê tôi mua ở tiệm tạp hóa của ông Jim Carter. Tôi nghĩ người đàn bà gần năm mươi tuổi này làm thế nào chế tác được những con búp bê như thế này.
- Người bệnh không phải tôi mà là cháu gái tôi, nó đang nằm ở phòng trong, xin mời ông khám bệnh cho cháu.
Trước khi vào phòng tôi thấy cần phải biết tác giả những con búp bê là ai.
- Bà là tác giả những con búp bê này sao?
- Vâng, đúng tôi, nhưng tại sao ông muốn biết tác giả những con búp bê này?
- Tại vì tôi đã mua một con búp bê loại này cho cháu gái tôi.
Người phụ nữ đẩy cửa đưa tôi vào phòng trong và nói lớn:
- Mary, cô đã mời bác sĩ tới cho cháu đấy.
Sau đó bà Rose Callamy đẩy tôi vào phòng và nói thêm:
- Bác sĩ đừng ngạc nhiên nhé, chân cháu bé hơi có tật.
Cô gái ngồi trên ghế bành nơi cửa sổ đang nhìn xuống dòng sông Thames. Ngay giây phút đầu tiên tôi đã ngây ngất trước khuôn mặt thanh tú và đôi mắt to đen của cô gái. Chung quanh cô là những chiếc bàn nhỏ cái để sơn, để bút, cái để kim, cái để vải nhiều màu, những vật liệu làm búp bê. Tôi nhận ra sự ốm yếu của Mary, nhưng sự ốm yếu này không hề liên quan gì đến cái chân bị dị tật. Tôi bỗng bật ra câu hỏi:
- Chân Mary đi được không vậy?
- Dạ, đi được.
Mary trả lời tôi bằng giọng nhẹ nhàng như gió thoảng.
- Cô hãy tới chỗ tôi.
- Dạ, em rất muốn nhưng em đang mệt quá.
- Mệt cô cũng phải cố gắng vì tôi muốn biết bệnh tình của cô hiện ra sao, cố lên đi. Mary nhẹ nhàng đứng dậy rồi lê từng bước ngắn tới chỗ tôi. Tôi nhìn dáng đi của Mary và nghĩ rằng mình thừa khả năng chữa lành cái chân có tật của Mary. Khi Mary ngồi xuống, tôi giơ tay đỡ Mary và nói nhỏ:
- Tốt rồi. Tôi tiến hành khám bệnh cho Mary và sau đó ra phòng ngoài. Trước khi ra phòng ngoài tôi nói với Mary rằng tôi có thể chữa cho cái chân của Mary không còn dị tật, và đi lại bình thường được. Bà Rose Callamy nghe tôi nói bỗng nổi giận quát lớn:
- Thôi đủ rồi, tôi không mời ông đến đây để làm chuyện đó. Ông đừng gợi cho Mary những hy vọng hão huyền nữa, hãy chữa bệnh cảm sốt cho Mary.
- Nếu bà muốn thế, tôi sẽ làm theo lời bà. Chỉ cần chích cho cô một mũi, vâng chỉ một mũi là cô ấy sẽ khỏe liền, nhưng muốn cô ấy ăn uống và làm việc lại thì phải ít bữa. Mai tôi sẽ trở lại.
- Nhưng ông chỉ được trở lại khi hứa với tôi là không đề cập với Mary vụ cái chân của nó. Nếu ông đả động tới chuyện này thì xin lỗi, tôi sẽ mời bác sĩ khác đấy.
- Vâng tôi xin hứa.
Miệng tôi nói thế nhưng đầu óc tôi thì lại nghĩ nhất định phải chữa lành chân cho Mary. Lần thăm bệnh thứ hai cho Mary, tôi được biết cô bị tai nạn năm mười lăm tuổi. Chính cái tai nạn xe hơi này đã làm cho cái chân cô bị dị tật vì bó bột không đúng nguyên tắc bởi một ông lang vườn. Mary là cháu bà Rose Callamy nên được tòa án cho “bảo hộ” nuôi nấng khi cha mẹ cô đã qua đời vì cái tai nạn xe hơi này. Bà Rose Callamy nhận “bảo hộ” Mary vì nghĩ rằng cha mẹ Mary giàu nhưng thực tế đó chỉ là bề ngoài chứ họ đang trên bờ phá sản. Khi bà Rose Callamy biết mình lầm lẫn bà đã hành hạ Mary, bà không đưa Mary tới bệnh viện bó bột lại cái chân bởi vì bà không muốn Mary có hạnh phúc, có người yêu, có chồng con.
Nhiều năm qua, Mary là công cụ khai thác của bà Rose Callamy, chìm đắm cuộc đời, trong bất hạnh và vô vọng, cô ngồi chế tác những con búp bê để giải sầu. Bà Rose Callamy nhìn những con búp bê do Mary chế tác, biết rằng một nguồn tiền vô tận đã đến với bà từ những con búp bê này, bà mang nó đi chào hàng. Khi những con búp bê do Mary chế tác bán được với giá cao, bà Callamy thúc ép Mary làm ngày làm đêm, và Mary bị cảm sốt bà Rose Callamy cuống lên đi tìm bác sĩ.
Gặp Mary tôi khám phá ra Mary rất sợ bà Rose Callamy, nhưng cô lại tuyệt vọng đến chán sống.
Sau hai tuần lễ chữa bệnh cho Mary, một bữa tôi vừa bước vào nhà bà Rose Callamy thì bà đã chặn lại nơi cửa và nói:
- Cảm ơn bác sĩ, chúng tôi không cần ông nữa.
- Mary cần mà.
- Mary cũng không cần ông nữa, nó đã hết bệnh rồi.
Tôi biết chắc bà Rose Callamy đang nói dối. Tôi muốn đẩy bà Rose Callamy đi chỗ khác để bước vào phòng của Mary. Tôi chưa biết chuyện gì đã xảy ra với Mary nhưng tôi nghĩ bà Rose Callamy đã tìm một bác sĩ khác thay tôi. Tôi không còn cách gì khác là trở lại phòng mạch và luôn nghĩ về Mary.
Đêm nào hễ chợp mắt là tôi mơ thấy Mary kêu cứu. Tôi bắt đầu xanh xao và gầy rộc hẳn đi, trông như một bóng ma vất vưởng và đầu óc luôn nghĩ về Mary nhưng không có cách nào gặp được Mary.
Một buổi tối tôi mệt mỏi nhưng không tài nào ngủ được, tôi bước ra khỏi giường đi đi lại lại trong phòng và nghĩ về bệnh của mình. Tôi thấy hình như bệnh của tôi giống như bệnh của Mary, và đầu tôi bỗng lóe lên một tia sáng: tôi đang yêu Mary, vấn đề chỉ có thế thôi. Tôi bị ốm vì tương tư Mary vì bất lực không săn sóc được Mary. Bây giờ thì tôi hiểu rõ rằng tại sao Mary đang chết dần chết mòn, tất cả chỉ vì cô ấy vô vọng cô ấy không có ai yêu cả. Tôi quyết định phải đến gặp Mary để tự cứu tôi và cứu cô ấy, tôi không thể để mất Mary. Nghĩ là làm. Tôi gọi điện thoại đến cửa hàng của ông Jim Carter nói với ông rằng tôi có một việc muốn nhờ ông làm giúp, tôi cần ông làm sao giữ chân bà Rose Callamy ở lại cửa hàng ông chừng một giờ, vâng chỉ một giờ thôi. Khi nào ông giữ chân được bà Rose Callamy thì điện thoại cho tôi liền để tôi tiến hành công việc của tôi. Ông Jim Carter nói với tôi rằng tưởng chuyện gì chứ chuyện đó thì dễ ợt.
Một buổi chiều điện thoại vang lên, ông Jim Carter báo cho tôi biết “cá đã cắn câu”. Tôi vội vàng ba chân bốn cẳng tới ngay nhà bà Rose Callamy, thật may bà Rose Callamy đi không khóa cửa nên tôi vào phòng bà dễ dàng bước qua phòng Mary. Nhìn thấy Mary gầy ốm hom hem, tròn mắt nhìn tôi và gọi tên tôi bằng giọng nghẹn ngào: “Anh Stephan em mừng quá”. Tôi trả lời Mary bằng giọng đầy nước mắt: “Anh đến đây để cứu em, anh biết vì sao em ốm rồi”. “Muộn rồi anh ơi”. “Không bao giờ muộn cả, anh biết cách làm cho em khỏe miễn là em nghe lời”. Tôi ngồi xuống cầm tay Mary và nói nhỏ: “Người nào ở đời cũng cần phải có tình yêu để sống, đời em trống rỗng vì tình yêu chưa đến với em, anh là người mang tình yêu đến cho em đây. Anh không sợ một trở ngại nào cả kể cả bà cô Rose Callamy của em, yêu em anh quyết vượt qua tất cả. Anh không sợ gì hết anh yêu em, anh sẽ giữ lại cho em những con búp bê em làm ra những đứa con tinh thần của em phải được ở với em”. Tôi bỗng thấy hai cánh tay nhỏ bé của Mary mở ra ôm lấy tôi đôi mắt mơ màng của Mary nhìn tôi âu yếm. Tôi ngừng nói thấy Mary cựa quậy: “Anh yêu em, anh không thể sống thiếu em”. “Yêu em ư, thật không, anh có biết em chỉ là một con bé tật nguyền không”. “Anh yêu em và anh sẽ chữa lành cái chân có tật của em. Chỉ một năm thôi sẽ đi lại bình thường như những cô gái khác”. Tôi nhìn sâu vào mắt Mary, thấy mắt Mary tràn ngập những nước mắt, nhưng cô lại mỉm cười, một nụ cười tràn đầy hạnh phúc, cô ngả người vào tôi với sự tin cậy tuyệt đối. Tôi ôm chặt Mary trong lòng thấy Mary thật bé bỏng, người cô nhẹ tênh, nhẹ như một con chim nhỏ. Tôi choàng lên người Mary cái áo khoác, và đưa Mary ra khỏi phòng...
Khi tôi viết những dòng này, Mary sắp sinh đứa con thứ hai cho tôi và nàng đang nựng đứa con đầu lòng ba tuổi. Mary nghỉ làm búp bê nhưng không lúc nào chịu rời những con búp bê cô chế tác ra trước đây mà tôi đã mua hết ở nhà ông Jim Carter.

Xem Tiếp: ----