Cô nghe tiếng cửa căn phòng bên cạnh mở, tiếng líu ríu cười đùa, đun đẩy của đám trẻ. - Vào, vào đi.... - úi chà, tươm đấy nhỉ. Đằng ấy cá kiếm giỏi thật đấy! Một giọng nam đáp lại: - Cá kiếm gì. - Một tháng bao nhiêu? Tiếng hỏi, tiếng trả lời. Thế là căn phòng bên cạnh đã cho thuê. Gọi là phòng cho sang, chứ nó vọn vẹn ch? có 7 mét vuông, lîp fibro xi măng. Chủ căn phòng ấy cũng người trong ngõ. Cứ như câu chuyện họ đối đáp với nhau, thì căn phòng thuê trăm rưỡi một tháng và cậu thuê nhà tên là Cường, sinh viên trường Kinh tế quốc dân, giáp ngay khu tập thể này. Hôm nay nhân dọn đến nhà mới, cậu ta đưa bạn bè tới. Kể ở gần với đám sinh viên cũng rách việc, nào sinh nhật, nào bạn bè,... ồn ào, vô tổ chức. Nhưng cũng may, cậu ta ở có một mình. Tuy chưa giáp mặt, mới chỉ nghe giọng nói, có vẻ cũng tạm được - một giọng trầm và nam tính. Sáng hôm sau cô đang lúi húi khóa cửa, thì nghe tiếng chào: - Em chào chị. Em là hàng xóm mới. Chị chuẩn bị đi làm ạ! Cô liếc nhìn, một cậu trai mười tám, đôi mươi, người cao ráo, khuôn mặt sáng sủa, nhất là đôi mắt, thật sáng sau cặp kính trắng. Buổi chiều đi làm về, cô thấy cửa nhà hàng xóm mở và nghe tiếng ghi ta bập bùng, cùng giọng hát nghêo ngao. Vừa làm bếp cô vừa chú ý lắng nghe cậu chàng hàng xóm đàn hát. Phải nói rằng giọng cậu chàng rất khá. Được một lúc, cô thấy cậu hàng xóm ngập ngừng ngoài cửa: - Chị, chị cho em xin xô nước. Em mới đến, chưa trữ được tý nước nào. Bà chủ bảo sẽ sửa cái vòi. Cô bảo cậu ta cứ tự nhiên. Nước ấy mà. Lấy đầy xô nước xong, cau ta nhỏ nhẹ cảm ơn. Chập tối, đang ngồi xem ti vi, lại thấy cậu chàng lấp ló ở cửa. Cô mời vào nhà, hỏi có chuyện gì, cậu ta nhỏn nhẻn cười, nói sang làm quen với hàng xóm. Là những câu chào hỏi xã giao, biết nói chuyện gì với nhau, nhưng cử chỉ sang chào hàng xóm, cô cho là một biểu hiện, con người cũng biết nghĩ. Quan hệ với hàng xóm mới diễn ra bình thường, chào nhau mỗi dịp giáp mặt, thi tho?ng cậu ta sang xin nước. Qua những câu chuỵện với bạn bè đến chơi vọng qua tường, cô sơ sơ biết về cậu chàng: quê Thái Bình, là sinh viên năm thứ hai,... Quan hệ của họ có lẽ không có gì tiến triển thêm, nếu như sáng đó.... Khi cô khởi động chiếc xe máy, mãi nó không nổ. Lúc đó cậu hàng xóm chưa đi học, thấy vậy liền chạy ra: - Chị để em khởi động cho. Sau khi máy nổ, cậu ta bảo cô, chiều nên ra hiệu xem lại bình ắc quy, có thể nạp điện, hoặc đổ thêm nước. Cậu ta còn xăng xái nói, nếu cô không ngại, cậu ta sẽ đưa xe ra hiệu xem giúp. Tưởng chỉ là câu nói xã giao, vậy mà ngay chiều đó, khi cô vừa đi làm về, cậu ta đã mau mắn hỏi thăm. Biết xe chưa được kiểm tra và chưa rõ cô có đồng ý không, cậu ta đã nhanh nhảu dắt cái xe đi. Cậu ta đi rồi, cô lúi húi làm bếp. Được một lúc, cô chợt nghĩ ngợi: ừ, nhỡ ra... Sao mình dễ tin người đến thế. Cậu ta mới chuyển tới đây, biết là người thế nào. Cô bồn chồn, không còn bụng dạ đâu mà làm bếp nữa. Chạy ra ngoài sân, cụ ngó sang phòng cậu ta, phòng trống huơ trống huyếch: một cái hòm gỗ, chiếc màn tuyn, dăm bộ quần áo và vài ba chồng sách. Cậu ta chuồn, thì mình biết đằng trời nào mà tìm. Càng nghĩ, cô càng thấy mình dại. Điểm lại, ừ có khi cậu ta lập mưu từ trước cũng nên. Thảo nào, khi thì sang xin nước, lúc vồ vập hỏi chào, hôm qua còn sang hỏi, mình có kìm, có mỏ lết không. Mình là phụ nữ độc thân, sắm của nợ ấy làm gì. Ngốc, ngốc thật. Đã mất của, còn dại mặt. Người ta cũn dàm ti?u, gái già, mất của vì thằng trẻ ranh. ừ, không chạy đi tìm nhanh, nó chuồn mất. Phải ra ngay mấy hiệu sửa xe, hay vào hỏi thăm bà chủ cho thuê nhà, có khi còn phải ra đồn trình báo. Đang hấp tấp khoá cửa, thì cô nghe tiếng xe máy. Ngẩng lên, thấy cậu chàng hàng xóm đang cưỡi chiếc xe, vè vè chạy vào ngõ. - Chị, chị định đi đâu thế? Cô lúng túng. Còn đang ậm ừ trả lời, cậu ta đã liến thoắng: - May qúa, dầu đen kịt, ắc quy thì sạch nước. Chị nhớ, cứ đi độ ngàn cây là thay dầu. Vài tháng phải xem lại ắc quy. Chị ngại, cứ bảo em... Cô cảm ơn và tránh sang một bên cho cậu ta dắt giúp cái xe vào nhà. Nhìn thấy vòi nước đang chảy, cậu ta ngồi xuống, rửa tay, miếng tíu tít dặn dò cô phải thế này, phải thế kia với cái xe. Thấy cái vẻ nhanh nhảu của cậu chàng, cô thoáng mỉm cười, nghĩ mình chỉ được cái giỏi, nghĩ xấu cho người. Cũng từ hôm đó, quan hệ của họ có vẻ thân thiện hơn. Cô cũng hay tò mò quan sát, hoặc lắng nghe nh?ng cõu chuyện của cậu chàng hàng xóm với bạn bè. Bạn của cậu ta là đám trai, gái cùng lớp và mấy cô cậu sinh viên đồng hương. Thỉnh thoảng cô còn thấy cậu ta hò hét, đá bóng cùng lũ trẻ trong ngõ. Tấm thân trần lực lưỡng của cậu chàng đôi khi vô tình cứ đập vào mắt cô. Một chiều chủ nhật, có cô bé ngập ngừng ngoài cửa: - Cô.... cô cho cháu hỏi, anh Cường... - Cường nào? - Anh Cường.... ở trọ.... - Cậu ta... không có nhà. - Dạ, cô có biết anh ấy....? - Không! Đúng lúc đó cậu hàng xóm từ đâu về. Thì ra đó là cô em họ, cũng là sinh viên, vừa từ quê lên. ừ... sao mình lại khó chịu với cô ta? Có phải cô bé gọi mình bằng cô,...? Trong lúc anh em Cường trũ chuyện, có đám bạn kéo tới. Họ nói cười ồn ĩ, bắt cậu hàng xóm khao vì lý do gì đó. Một giọng nữ cất lên "ốc luộc, khao ốc luộc đi!". Họ ồn ào định ra phố, thì có ý kiến, mua ốc về nhà luộc. Cả lũ nhao nhao tán thành. Ai đó phi xe ra chợ, còn cậu trai chạy sang nhà hàng xóm. Cậu chàng sang hỏi mượn cái xoong to to. Chỉ một loáng, đã thấy người mang ốc về. Tiếng chí choé phân công nhau, người luộc, người pha nước chấm... Không ngâm, chỉ rửa qua loa, đã nghe tiếng ốc đổ công cốc vào xoong. Một chốc thấy mùi ốc luộc thơm lừng. Cô lại thấy chàng trai lúng túng trước cửa, tay bê bát ốc luộc, khói bốc nghi ngút. Đúng là một anh chàng chu đáo, mượn cái xoong, nên trả công đây. Cô không tiện từ chối. Bên này nhà, cô vẫn tiếp tục theo dõi câu chuyện của đám trẻ quanh nồi ốc luộc. Những câu chuyện không đầu, không đuôi, chuyện này dính vào chuyện kia, ốc mùa nào là béo, ở quê đi bắt ốc thế nào. Mấy cô bạn nghe câu chuyện tiếu lâm đánh dậm ở quê, ré lên cười, làm cô cũng phải tủm t?m cười theo. Lại tiếng cậu chàng: " ở quê tớ ấy, một lần có nhà tát ao. Khi đã bòn bắt chan chê, gia chủ cho phép mọi người xuống hôi. Dân tình già trẻ gái trai ào áo kéo xuống. Có ông nọ đang xùng xục khua tay, múa chân trong bùn dận cá, chợt một bà nọ lao về phía ông. Mọi người bất ngờ thấy cảnh hai người như dính chặt vào nhau, ông thì sằng sặng kêu, còn bà hai tay túm chặt dưới háng ông, miếng oai oái kêu, đây rồi, đây rồi, con sộp. Cá mú không thấy đâu, chỉ thấy mặt ông tái dại, sau đó mọi người phải xúm vào khiêng ông kia lên bờ, may là chưa phải đưa ông đi viện." Tiếng cười ré lên, tiếng đấm lưng thùm thụp. Nghe họ đùa vui, cô chợt nghĩ, giá mà mình còn ở cái tuổi mười tám, đôi mươi như họ. ừ, mình đã già rồi ư? Ba lăm, ba sáu còn gì. Tuổi xuân qua nhanh, dăm ba mối tình, người mình yêu, thì người ta không yêu, kẻ săn đón, thì cô lại hững hờ. Để đến bõy giờ... Mấy người đàn ông ở cơ quan thỉnh thoảng trêu đùa: "Em gái ngày càng xinh. Trưa nay anh mời em....". Biết là họ ỡm ờ, nghe cô chỉ th?y buồn. Người xấp xỉ tuổi, thì vợ con đề huề, trêu trọc cho vui. Còn mấy ông ngoài năm mươi, có tán tỉnh, theo đuổi, cũng là thứ bồ bịch, già nhân ngãi, non vợ chồng, sa vào cho thêm mệt. Rồi đám trẻ nhà bên cũng giải tán, chỉ có một cậu trai, vì trọ ở xa nên ngủ lại. Tiếng sột so?t giường chiếu, chắc họ chuẩn bị đi ngủ. Được một lúc nghe rinh rích tiếng cười, tiếng thì thầm to nhỏ. ở bên này cô nghe câu được, câu mất. Tiếng giường chiếu cọt kẹt. Cô thoáng nghĩ, hay hai cậu trai này... Tự dưng cô thấy bừng bực anh chàng ngủ lại kia. Lại nghe tiếng họ thì thầm, vẫn câu được câu mất, hình như chuyện về phụ nữ, một cô bạn gái ở quê. Chợt tiếng cậu hàng xóm rinh rích cười, vì anh bạn kia hình như kể đoạn tán tỉnh, gã gẫm cô gái. Được một lúc, thấy tiếng ngáy o o. Họ đã ngủ say. Bên này cô vẫn thao thức. Đầu óc chập chờn, nghĩ hết chuyện nọ, đến chuyện kia. Thế rồi hình ảnh cậu hàng xóm lại thoáng hiện trong cô. Một khuôn mặt thông minh, đẹp trai. ừ, đúng rồi, cậu chàng rất giống một diễn viên Hàn Quốc, nhất là nụ cười. Tại sao hình ảnh cậu ta đá bóng, vồng ngực nhễ nhại mồ hôi, bắp chân, bắp tay cuồn cuộn, cứ l?n v?n trong đầu óc cô.... Sáng hôm sau cô thấy cửa phòng nhà bên khép. Buổi chiều khi đi làm về cũng vậy. Lúc đang lúi húi làm cơm, bên này tường, cô loáng thoáng nghe như có tiếng húng hắng ho. Đúng rồi, có tiếng người ho. Chợt cô thấy lo lo. Chả lẽ hôm qua còn cu?i đùa, hôm nay đã ốm? Có lẽ cậu ta ốm thật, sáng không thấy đi học, chiều cửa phòng im ỉm đóng. - Cường,.... có làm sao không đấy? Không thấy tiếng trả lời. Được một lúc, lại nghe tiếng ho. Đúng là cậu ta ốm rồi. Ngần ngừ một lúc, rồi không kìm mình được, cô bước ra sân. Gõ cửa đến mấy lần, không thấy tiếng trả lời. Tặc lưỡi, cô đẩy nhẹ cửa. Trên giường, chàng trai nằm, người phủ kín chăn. Tận đến lúc này, khi nghe cô hỏi, cậu ta mới kéo chăn khỏi đầu, khuôn mặt rừ đỏ: - Chết, Cường ốm mất rồi? - Em... em như bị cảm,... Người gai gai lạnh... Đặt tay lên trán Cường, cô thấy nóng hầm hập. Vội vàng về nhà, lục được mấy viên thuốc, sau khi cho cậu ta uống xong, cô chạy luôn ra chợ, mua ít lá xông. Đặt nồi nước xông, cô đặt luôn nồi cháo. Bê nồi nước xông sang nhà, giục mấy lần, cậu chàng hàng xóm mới chịu rời chăn. Nhìn Cường trùm chăn, cô thấy thương thương lạ. Con trai xa nhà, những lúc đau ốm một mình thế này là khổ lắm! Cho đến lúc đi ngủ, mấy lần cô chạy qua chạy lại, xem cậu ta ăn uống, ngủ nghê thế nào. Cậu ta kêu đã đỡ, nồi cháo cô mang sang, vơi gần một nửa. Lại một đêm cô mất ngủ, đầu óc nghĩ ngợi linh tinh. Cô thoáng nhớ đến lúc mình múc bát cháo, chàng trai đưa tay ra đón, ánh m?t cậu chàng nom đến lạ. ánh mắt người ốm nó như vậy chăng? Bát cháo hành trong chuyện của Nam Cao, bát cháo hành Thị Nở đưa cho anh Chí. Giá mà... Đúng là mình nghĩ lăng nhăng. Ơ kia, còn cả tấm thần trần vạm vỡ, vồng ngực l? lộ trước khi cậu ta trùm chăn xông, sao mình lại nghĩ tới...? Cô đỏ mặt. Mãi, giấc ngủ mới nặng nề đến. Sáng sớm hôm sau cô nghe tiếng bước chân cậu hàng xóm đi lại. Tiếng cậu ta vọng sang, "Em khoẻ rồi". Trước khi khoá cửa, cậu ta còn ngó đầu sang, nói lời cảm ơn và toét miệng cười, hàm răng trắng loá. Trưa đó, lúc ngồi ăn cơm h?p một mình ở cơ quan, cô lại nghĩ đến anh chàng. Hình ảnh cậu ta cứ lởn vởn trong đầu cô cả buổi chiều, làm cô không sao tập trung được vào công việc. Thôi hôm nay về sớm vậy. Qua cửa nhà hàng xóm, dù đã có ý tránh, cô vẫn thoáng đánh mắt nhìn vào. Bắt gặp ánh mắt cô, chàng trai tíu tít: - Kìa, em đợi chị mãi! - Có chuyện, có chuyện gì thế Cường? Cô hồi hộp, trống ngực rộn lên. - Lớp em được nghỉ mấy hôm. Tý nữa em ra bến, về chuy?n xe cuối. Có ai đến chơi, chị bảo giúp, em về quê nhé! Cậu ta đi rồi, cô chợt thấy trống vắng lạ, thoáng nhớ nhớ bước chân bên kia tường. Giờ này anh chàng ở quê đang làm gì nhỉ? Chắc đang vui vẻ nói chuyện với bố mẹ, hay đang chòng ghẹo cô em gái, hay đi câu ở cái đầm trước nhà, cái đầm mà cô vẫn nghe cậu ta kể cho bạn bè? Cảm giác trong cô một nỗi buồn pha chút tui tủi. Cậu ta về quê, sao mà vui vẻ, hý hửng thế. Hình như chẳng nghĩ tới ai. Một hôm, hai hôm, cô sống trong chờ đợi. Sao mãi cậu ta chưa lên, khéo lại ốm đau, hay ở nhà xảy ra việc gì. Đến tận chiều hôm thứ ba, cô giật mình, khi nghe tiếng mở khoá cửa phòng bên. Cô vừa mừng, vừa giận. Được một lúc, chàng trai xuất hiện: - Chị...? Em vừa lên. Có tí quà quê, mấy quả ổi. ổi vườn nhà em đấy! Cô lặng đi không đáp và cố vẻ như đang mải tập trung vào công việc đang làm. Chàng trai cứ hồn nhiên đến bên tủ bếp lấy dao, gọt, rồi bày ổi lên đĩa. - Chị thử xem ổi quê em. ổi Bo ngon có tiếng. Miệng nói, tay cầm miếng ổi, cậu ta đưa cho cô. Cô gái vẫn lặng im, đón miếng ổi một cách lạnh nhạt. - Kìa, chị.... Hay chị chờ ổi quê em. ổi Bo giòn, lại ít hạt.... Chàng trai đến lúc này mới chợt nhận ra cái vẻ khang khác của chị hàng xóm. Cậu lúng túng đến mấy giây và cô gái cũng chợt nhận ra sự vô lý của mình, cô làm gì có cái quyền hờn giận người ta. Trăn trở, thao thức, lại một đêm cô mất ngủ. Dằn vặt, tự vấn lương tâm, để cuối cùng cô đi đến quyết định, phải dời bỏ nơi này, phải dời bỏ càng nhanh càng tốt. Việc mua bán căn nhà diễn ra chóng vánh. Trước khi dời nhà, cô đắn đo mãi, có nên nói đôi lời gì chăng? Cho đến lúc trao chìa khoá cho chủ mới, cô đánh mắt sang nhà bên, đập vào mắt cô là chiếc khoá treo lủng lẳng. Chủ nhà mới thấy cô chơm chớp m?t, nghĩ cô lưu luyến căn nhà cũ, ông có vẻ thông cảm. - Bác, cháu nhờ bác một chuyện. Lúc nào cậu hàng xóm về, bác đưa giúp cháu lá thư. Chàng trai trẻ nhận lá thư từ tay ông hàng xóm trao. Phong bì không tên, không địa chỉ người gửi, người nhận. Chàng trai ngạc nhiên, trong phong bì chỉ một tờ giấy mỏng mang trắng muốt, tịnh không một dòng chữ./. - Mùa đông Hà Nội 2004 -