Lã Bất Vi đã tìm được cớ để tiêu diệt vua Đông Chu, chính thức đặt dấu chấm hết cho cả một triều đại. Từ năm 256 trước công nguyên, vua Chiêu Tương đã tiêu diệt xong Tây Chu, các tên vua Chu chỉ là hữu danh vô thực. Nhưng trên đất cũng vẫn còn giữ lại vua Đông Chu. Vua Đông Chu này tuy được gọi là "Châu Công" nhưng không phải là thiên tử, nhưng dẫu sao cũng là hậu duệ tương huyết thống với vua Chu. Sự tồn tại nó tạo thành trở ngại lớn trong lòng chư hầu các nước. Khi gặp được thời cơ tro trấu vẫn bốc được thành lửa, gây sóng gió. Có lúc lại bị lợi dụng, ví dụ: Khi vua Chiêu Tương băng hà, họ đã lấy tên ông ta để tổ chức liên kết đồng minh hội. Muốn hoàn thành bá nghiệp thống nhất các chư hầu thì nhất định phải tiêu diệt gọn vua Đông Chu. Nhưng nếu không có thời cơ, và có cái cớ hợp lý thì cũng không thực hiện được mục tiêu. Lã Bất Vi lên làm tướng, đã dâgn sớ lên vua Trang Tương lấy tội danh là khinh nhờn vong linh tiên đế và mưu kế thôn tính Đại Tần để đánh dẹp vua Đông Chu. Vua Trang Tương chuẩn tấu. Trung thu năm 249 trước công nguyên, gió thu từng đợt lá rụng ào ào. Dưới bầu trời xanh trong bát ngát từng đàn chim nhạn di chuyển về phía Nam, in bóng thành hình mỏ neo xuống con đường thông từ Hàm Dương đến đất cảng. Lã Bất Vi chưa từng điều binh, cũng chưa từng đánh trận, thống lĩnh mười vạn quân ngựa đi thảo phạt Đông Chu. Chiến xa của Lã Bất Vi đi ở giữa đội quân. Ông ta đeo kiếm giữ ấn trọng rất hào hùng, ông ta nhìn lên phía trước ánh sáng mặt trời chiếu vào lưỡi gươm phản xạ lại sáng lóa, như ánh trăng chiếu trên mặt nước. Ông quay về phía sau đoàn người ngựa xe kéo bụi cả một vùng, hàng ngũ ngay thẳng, trong lòng Lã Bất Vi vui mừng phấn chấn nghĩ: "Quân sĩ hăng hái như thế này thì không có gì kiên cố mà không phá nổi, không có thành nào mà không cướp nổi, tiêu diệt Đông Chu chỉ như sóng lớn pha cát, một vùng Đông Chu bé tí như thế, nhắc đến làm gì." Quân Đông Chu ở đất Củng, nhận được báo cáo của quân lính có quân Tần đến tiến công, vội lên vọng gác xem xét tình hình, chỉ thấy Lã Bất Vi đang thống lĩnh quân Tần, ùn ùn kéo tới thì vô cùng khiếp sợ, run lẩy bẩy. Biết rằng có kháng cự lại cũng chỉ như trứng chọi với đá, bèn sai quân mở cổng thành đầu hàng. Sau khi Lã Bất Vi bắt sống được vua Đông Chu, chiếm cứ được đất Củng, tiếp tục chỉ huy quân sĩ đang thế như chẻ tre, tiến công Hà Nam, Lạc Dương, Dục Thành, Bình Dương, Yến Sư, Câu Thị và toàn bộ các thành trì khác của Đông Chu. Lã Bất Vi áp giải vua Đông Chu về kinh. Trong tiệc mừng chiến thắng ở cung Chương Đài, có đại thần nói dùng thủ cấp của vua Đông Chu cúng tế vong linh vua Chiêu Tương, giải được nỗi hận trong lòng. Lã Bất Vi không đồng ý, khởi bẩm với vua Trang Tương: "Đại vương điện hạ, theo ý thần, nên đưa vua Đông Chu về vùng đất Dương Nhân, nơi đó cách phần đất được phong ấp của thầ chỉ có mấy dặm, ông ta cũng không dám có động tĩnh gì, để cho ông ta có thể cúng tế, duy trì dòng họ Chu." Những lời của Lã Bất Vi nói xong, tiệc rượu đang huyên náo bỗng im bặt, văn võ bá quan đều gác đũa bỏ chén, ngơ ngác nhìn Lã Bất Vi, tự hỏi: "Đấy chẳng phải là thả hổ về rừng sao, để cho ông ta được tiếp tục thờ cúng bài vị của tổ tiên. Tha tội chết, thì chẳng phải là quá thiên trị ông ta sao?" Vua Trang Tương tuy không biết trong đầu Lã Bất Vi nghĩ gì, nhưng ông ta tin rằng suy nghĩ của bậc phụ ông ta là thuộc hàng cao nhân, có lý do có căn cứ của nó, liền nói: "Tướng quốc, ngươi hãy giảng giải xem tại sao phải làm như vậy." Lã Bất Vi chỉnh lại mũ, cất giọng sang sảng, trình bày số lý do tại sao phải di dời vua Đông Chu, không tiêu diệt nơi thờ cúng với vua Trang Tương và văn võ bá quan. Thái độ của văn võ bá quan biến đổi theo sự chuyển động của hai môi mỏng như lá liễu của Lã Bất Vi, họ thay đổi từ chỗ không hiểu lý do đến lúc dần dần hiểu ra. Ý kiến của Lã Bất Vi quả thật là không giống mọi người, theo thế như thác trút từ trên cao xuống. Tiêu diệt vua Đông Chu lại không tuyệt được đường thờ cúng, là sự cụ thể hóa của lý tưởng Nho giáo "Hưng diệt quốc, kết tuyệt thế, cử dật dân". Đại Tần từ trăm năm nay đều dùng vũ lực để giết chóc trừng phạt các nước chư hầu, trong mắt họ Đại Tần là một nước dữ như lòai hổ soái không hiểu nhân nghĩa, không có tình người. Lã Bất Vi cho vua Đông Chu đến Dương Nhân, một mặt sẽ diệt trừ tận gốc vua Đông Chu, mặt khác cũng giảm nhẹ được quan hệ huyết thống với họ Khương, dẹp yên lòng chống đối của các nước chư hầu, như vậy mới có thể thu phục một số lớn các hiền tài tập trung về nước Tần, việc thống nhát hoàn toàn nước Tần mới được tiến hành thuận lợi. Khi một người đàn ông đối với một phụ nữ xinh đẹp lại chung tình thì bị mê mẩn, hồn bay phách lạc. Nhưng bây giờ Lã Bất Vi lại hoàn toàn ngược lại, trong đầu ông ta chỉ toàn là sự ngạc nhiên và lo lắng. Triệu Cơ trang điểm xinh dẹp tuyệt trần, dung nhan chim sa cá lặn. Gương mặt trắng ngần của cô giờ thêm sắc hồng, không biết là do son phấn che phủ hay là huyết mạch tăng lên. Trong những ánh mắt ở hậu cung, Lã Bất Vi có thể nhìn ngay ra ánh mắt của Triệu Cơ vừa chung tình, vừan rừng rực lại vừa ưu tư. Theo dân gian, con gái lớn lên có 18 thay đổi, càng thay đổi càng xinh đẹp. Bây giờ xem ra, thì phụ nữ già đi cũng có mười tám thay đổi càng thay đổi càng xinh đẹp. Triệu Cơ đã qua thời kỳ xinh đẹp nhất, nhưng trông cô như thể đang cải lão hoàn đồng. Mấy hôm trước, khi gặp quả phụ Thanh ở cung Chương Đài, Lã Bất Vi đã bị chấn động bởi vẻ xinh đẹp của cô ta. Ông đã làm một phép so sách giữa cô ta và Triệu Cơ, cảm thấy cô ta hơn Triệu Cơ tới cả mười phần. Nhát lẫn nhau, không thể bình yên. Triều này chỉ đến đây thôi.” Sau khi Chu bị diệt vong, lại không có thiên tử. Mà không có thiên tử sẽ khiến thiên hạ không được bình yên. Trăm dân chịu đựng nỗi khổ cực của quân cường bạo. Nhất thiết phải có thiên tử. Ai là người làm thiên tử đây? Triệu Cao tiếp lời: “Không nói cũng đã rõ, đại Tần diệt Chu là hùng mạnh nhất, đương nhiên sẽ do đại vương lên thay ngôi, đấy cũng là ý của Lã Bất Vi đó’. Doanh Chính nói: “Nói có lý đấy”. Nói rồi Doanh Chính lại im lìm đọc tiếp. Cứ thể đọc, trên miệng Doanh Chính lại xuất hiện mấy nét cười mỉa mai. Doanh Chính nói: “Bây giờ Lã tướng quốc lại chỉ gà mắng chó răn đe quả nhân đây”. Triệu Cao cẩn trọng nói: “Lã tướng quốc không dám to gan thế đâu, hay là đại vương hiểu lầm rồi?” Doanh Chính hừm mũi một cái mà rằng: “Quả nhân biết từng chân tơ kẽ tóc lại không thấy được dụng ý về điểm này của hắn sao? Hắn nói rõ rằng: liền chủ vất vả cốt ở việc tìm người mà nhàn ở việc trị sự. Sau đó lại kể một câu chuyện lịch sử với ý đồ khác”. Triệu Cao cảm thấy mới mẻ kỳ lại thì hỏi: “Trong Lã thị xuân thu cũng có chuyện ạ?” Doanh Chính nói: “Ngươi hãy nghe xem, không phải là chuyện thì là cái gì? Nước Tề có một hiền nhân tên Bách Quách Tao. Người này sống bằng nghề đan lưới, đốn củi, dệt vải nhưng vẫn không có cách gì nuôi được mẹ mình. Có một hôm, Bách Quách Tao xin gặp tướng quốc Yến Anh của nước Tề xin Yến Anh bố thí cho mình. Lúc đó Yến Anh không biết Bách Quách Tao nhưng các môn khách của Yến Anh thì biết rõ người này, họ liền nói với Yến Anh là Bách Quách Tao là một quân tử chân chính nổi tiếng của Tề quốc. Những câu chuyện bất nghĩa với thiên tử, bất hữu với chư hầu dù có lợi cho người này thì hắn cũng không làm. Yến Anh nghe mọi người nói vậy thì cho người hầu mang lương thực và tiền bạc đến. Bách Quách Tao chủ nhiệm lương thực mang về cho mẹ già. Mấy năm sau đó, Yến Anh bị Tề vương hiềm nghi thất sủng mà đành phải đi khỏi quốc đô. Trên đường đi, qua nhà Bách Quách Tao, Yến Anh rẽ vào giã từ. Bách Quách Tao đang tắm gội vội ăn mặc chỉnh tề tiếp đón Yến Anh vào nhà và hỏi rằng: Tiên sinh chuẩn bị đi đâu vậy? Yến Anh trả lời rằng: Tề vương hoài nghi ta, không tín nhiệm ta nên ta đành phải trốn đi vậy. Bách Quách Tao không chút động lòng nói: Thế thì tiên sinh cứ trốn đi thôi, tốt mình tốt người. Yến Anh vốn nghĩ Bách Quách Tao sẽ dùng những lời lẽ nhiệt tình hơn để an ủi ông ấy, thậm chí sẽ thu nạp ông ấy mà không hề nghĩ rằng đó là những lời lẽ lạnh nhạt, vô tình khiến ông đau lòng vô cùng, thế rồi Yến Anh đành lòng bỏ đi. Lòng ông nguội lạnh mà than với chính mình rằng: A, Yến Anh ta có kết cục như ngày hôm nay thật đáng kiếp! Ai bảo ta có mắt như đui, ta không phân biệt đựơc tốt xấu lại đi kết bạn với một kẻ vong ơn phụ nghĩa. Yến Anh đi rồi, Bách Quách Tao nói với bạn thân rằng: Tôi từng vì ngưỡng mộ Yến tiên sinh, vì người mà xin được giúp đỡ, tục ngữ có câu: Mang ơn của người bằng giọt nước thì phải đáp trả lại như suối chảy vậy. Bây giờ Yến tiên sinh bị hiềm nghi, gánh hoạ lớn, phải chịu oan ức, tôi sẽ lấy cái chết để chứng minh cho lòng trong sạch của ông ấy. Thế rồi Bách Quách Tao ăn mặc chỉnh tề, ông nhờ bạn lấy kiếm và hòm tre cho mình và cùng vào cung xin gặp Tề vương. Quân gác cửa không cho ông vào, ông nói với binh lính rằng: Yến Anh là hiền nhân của nước Tề, hiền nhân bị đi đày thì chứng tỏ rằng chính trị quốc gia không hiền minh. Như thế các chư hầu khác sẽ đến tấn công, nếu cho các chư hầu khác làm bề tôi thì chẳng bằng chết còn hơn. Ta sẽ lấy cái này để thay cho Yến Anh rửa sạch cái oan không rõ ràng kia. Bách Quách Tao dặn bạn mình rằng: sau khi tôi chết, xin hãy để đầu tôi vào chiếc hòm tre rồi gửi cho Tề vương. Nói rồi ông tự vẫn và chết. Bách Quách Tao chết rồi thì bạn của ông bèn cắt lấy đầu của ông ta đem đến cho Tề vương. Bạn của ông ta lại nghĩ: Bách Quách Tao vì nước mà chết thì ta cũng vì Bách Quách Tao mà chết. Nói rồi ông ta liền chặt đầu tự sát. Tề vương nghe xong hai câu chuyện đó thì sợ hãi liền cho người đi tìm Yến Anh về và phục chức cho Yến Anh. Khi Yến Anh về đến thành thì mới biết được nghĩa cử của Bách Quách Tao. Yến Anh hận mình không phân biệt được trắng đen, nói ta có mắt như đui không biết người của Thái Sơn thì nước mất nhà tan cũng đáng đời. Triệu Cao nghe xong liền nói: “Lã tướng quân muốn so sánh mình thành những bậc hiền tướng nghĩa sẽ như Yến Anh và Bách Quách Tao đây”. Doanh Chính chẳng bảo đúng sai lại chúi đầu vào đọc “Lã thị xuân thu”. Đột nhiên Doanh Chính như con mãnh thú đang lên cơn điên loạn hất hết sách vở trên án xuống đất. Cái âm thanh đó vô cùng gay gắt trong điện lớn vốn yên ả và rộng rãi khíên cho người ta hoảng sợ. Doanh Chính đùng đùng nổi giận mà rằng: “Thật là ăn nói hồ đồ. Nào là hưng vong quốc, kế tuyệt tự, cử dật dan! Phải trừ hết xấu xa, phải trừ từng cái cây ngọn cỏ của lục quốc chư hầu!” Triệu Cao vừa thu gom những thẻ tre rơi vãi trên sàn vừa nghĩ: “Đại vương nói một là một, bảo thủ cố chấp. Một khi đại vương đã đích thân chấp chính thì rồi sẽ không hoà thuận được với Lã Bất Vi” Trong ánh mắt không mấy để ý của dân chúng ở kinh thành Hàm Dương thì một cung điện nguy nga sừng sững cuối cùng đã hoàn tất. Đó chính là cung Hàm Dương nổi tiếng. Trong “thất quốc khảo” có chép lại rằng: “Tần vương mặc triều phục thết khách, tiếp kiến sứ giả nước Yên tại cung Hàm Dương… Tần chưa trị vì thiên hạ đã thu cung Hàm Dương”. Cung điện mới đón chủ mới của nói. Người chủ mới chính là Tần vương Doanh Chính. Doanh Chính đã bắt đầu xử lý triều chính trong cung Hàm Dương. Doanh Chính là một vị quân vương cần mẫn. Hàng ngày khi ánh ban mai đậu sát phía cửa thì cũng là lúc xe của Doanh Chính leng keng xuất hiện trong cung Hàm Dương. Doanh Chính vô cùng ngưỡng mộ và lưu luyến cung điện mới này. Mỗi khi Doanh Chính bước vào cung điện thì luôn cảm thấy tinh thần sảng khoái nhẹ nhõm vô cùng. Bách điện điệp hiên, khí sạch mây lành – đó là những sinh linh nhất mực đáng yêu trong mắt Doanh Chính. Nào là lâu đài bát ngát, cửa ngọc đinh vàng, trúc tùng xanh ngắt, thuý liễu đào tơ, nào là chuông ngói rộn ràng, thềm đỏ lung lay rộn rã…Những âm thanh và cảnh trí đó khiến Doanh Chính phải say sưa ngất ngây. Doanh Chính cảm thấy cung Hàm Dương của mình giống như thiên cung điện ngọc vậy. Khi Doanh Chính lên triều, nắng sớm ấm áp chiếu lên mái ngói thủy tinh bóng loáng, ánh nghiêng trong sân đình rộng rãi dần dần chuyển sang màu vàng nhạt. Những hành lang gấp khúc lượn quanh vốn sặc sỡ xanh đỏ thì hiện ra dáng vẻ rộng thoáng của mình. Trên thềm đỏ, trước chính điện được bày sẵn một đôi đỉnh đồng và cũng bao trùm lên đó cái không khí trang nghiêm cung kính. Trong cái âm thanh có tiết tấu của những ống trúc, của cầm và sắc, Doanh Chính ngẩng cao đầu khoan thai bước lên đài điện và ngồi lên ngai vua. Doanh Chính cảm thấy thần thái vui vẻ vì không chỉ cung điện mới to lớn vĩ đại mà điều quan trọng hơn cả là bên cạnh Doanh Chính không có Lã Bất Vi ngồi ở đó nữa. Lúc đó Lã Bất Vi cũng giống như những tam công cửu khanh kia-đều là những người dưới bệ rồng cả. Những điều được tai nghe mắt thấy ở trong cung, những điều được dạy bảo của tổ tiên, những thuyết giáo về đạo làm vua trong sách cổ đều giúp Doanh Chính thiết lập hoàn thành tư tưởng thống lĩnh thiên hạ. Doanh Chính bắt đầu lên ngôi thì sẽ chinh phạt nước Triệu. Doanh Chính sẽ tập trung binh lực lương thực, điều binh khiển tướng, sai Mông Ngao làm đại tướng quân, Trương Đường làm phó tướng thống soái mười vạn binh mã tiến về Hàm Đan. Cho dù Lã Bất Vi là cha đẻ của Doanh Chính hay là người gánh vác cương vị là tướng của một nước thì ông cũng đều dốc toàn tâm toàn lực ủng hộ Doanh Chính. Thấy Doanh Chính tài giỏi xốc vác thì Lã Bất Vi vừa vui mừng thanh thản lại vừa thấy buồn bã. Lã Bất Vi và Triệu Cơ thấy Doanh Chính trưởng thành thì dồn vào Doanh Chính sự yêu mến và lòng hy vọng vô hạn. Họ hy vọng Doanh Chính trở thành một vị hoàng đế thông hiểu văn thao võ lược. Lã Bất Vi thấy Doanh Chính dám nghĩ dám làm, mạnh mẽ vang dội thấy làm vui mừng vô cùng. Nhưng chuyện “Nhất ngôn đường” thì Doanh Chính không hề tham khảo sự khuyên can của Lã Bất Vi và tất cả các triều thần trong bất cứ việc gì - điều đó khiến Lã Bất Vi có phần thất vọng. Ông sâu sắc cảm nhận được sự đau khổ và lạnh nhạt khi cán trôi tuột khỏi tay ông. Ông thấy các văn thần võ tướng, khi gặp ông trong mắt họ không còn sự kính nể, rụt rè như trước đây nữa mà lạnh nhạt như nước lã vậy. Phủ ông ở tuy vẫn có xe lọng tứ mã ra ra vào vào nhưng cảnh tấp nập đã mất đi rồi. Doanh Chính ban chiếu xuống các quận, huyện, trưng thu thóc lúa, đồng thời đích thân sát hạch kết quả thượng kế. Thượng kế là một phương pháp sau khi khảo hạch các quan lại, huyện lệnh và quận thư nộp thúê và lương thực cho triều đình thì viết các con số, thời gian, họ tên vào các thẻ trúc đựơc làm từ gỗ trúc. Loại thẻ này được gọi là chất. Sau khi viết xong thì xẻ chất từ một thành hai, triều đình giữ chất phải, quan lại giữ chất trái để làm bằng chứng. Khi khảo hạch đối chất. Từng chiếc xe tứ mã chất đầy những miếng chất nặng trĩu tiến vào thành Hàm Dương nhộn nhịp tựa như thoi đưa. Xung quanh bàn ngự án chất đầy những tấm chất đã được trải ra hoặc vẫn đang cuộn lại toả ra mùi thơm của gỗ trúc. Doanh Chính thức dậy từ tờ mờ và lên điện rất sớm để xem các chất. Doanh Chính xem rất tỉ mỉ như sợ bỏ sót cái gì vậy. Doanh Chính cứ thế xem nhưng nhíu mày lại, nén cái bực tức trong lòng thành một khối lạnh như băng tuyết. Doanh Chính gọi Quốc Chính Giám – viên quan phụ trách việc khảo hạch các quan đến bên ngự án nghiêm giọng mà rằng: “Tư Không Mã quận thư quận Lăng Tây và Khổng Khác quận thư quận Kiểm Trung mỗi người còn thíêu ba vạn thạch thóc lúa, nhà ngươi mau truyền lệnh cho Lã tướng quốc, bảo họ trong vòng 100ngày phải giao đi số lượng nếu không ta sẽ cho bãi chức làm thường dân”. Quốc ChínH Giám không dám chậm trễ vội đến ngay phủ tướng quốc truyền đạt chủ ý của Doanh Chính cho Lã Bất Vi hay. Lã Bất Vi biết rằng Doanh Chính rất để tâm đến việc trưng thu thóc lúa ở các quận. Và ông cũng biết Doanh Chính đang sát hạch kết quả thượng kế nhưng không rõ con số cụ thể của ba mươi quận trong cả nước. Hai viện quận thủ không nộp đủ lương thực đúng hạn lại có một người là Tư Không Mã điều đó thật bất ngờ đối với ông. Dù sau khi Quốc Chính Giám đi khỏi, trời mưa dầm dề nhưng Lã Bất Vi vẫn phái một tay môn khách lên đường đến Lũng Tây mời Tư Không Mã về Hàm Dương để bàn việc. Tư Không Mã biết Tần vương bực bội, không vừa ý mình thì ngay tối hôm đó thúc ngựa xuất phát từ Lũng Tây vượt núi nhấp nhô, đi dưới ánh sao lờ mờ để đến kịp Hàm Dương vào lúc rạng sáng. Xa nhau dễ hơn nửa năm, Lã Bất Vi thấy vẻ bình thản trên mặt Tư Không Mã thì nhíu mày lại. Hai bên gò má thì lõm lại như thể một mảnh thịt bị xêu đi vậy. Trong mắt Lã Bất Vi không còn vẻ thoải mái nhẹ nhàng như trước đây nữa mà là đôi mắt ngổn ngang trăm mối tơ lòng. Lã Bất Vi hỏi Tư Không Mã mấy câu xen lẫn sự trách móc rằng tại sao không giao đủ số lương thực mà triều đình đã trưng thu. Tư Không Mã kêu khổ không ngớt mà rằng: Lũng Tây là một quận nhỏ, đất hẹp đất mỏng, năm ngoái lại gặp hạn hán. Số lương thực mà hiện nay ông ta giao nộp đã cùng kiệt rồi. Kể cả bây giờ có gõ xương hút tuỷ dân thường thì e rằng cũng không có lấy mấy hạt thóc lúa nữa đâu. Lã Bất Vi nghe xong thì thở ngắn than dài mà rằng: Thế thì cũng không thể trách tội nhà ngươi được. Tư Không Mã nói: tướng quốc đại nhân, ngài cũng không phải khó dễ gì với tôi đâu, tôi tính từ chức quan quay về thành Hàm Dương làm môn khách cho ngài. Lã Bất Vi nói: Lúc này người trở về đen đủi như vậy không chỉ tổn hại đến danh dự của người mà sau cũng khó mà vận dụng đựơc. Tư Không Mã nói: nếu để đại vương cắt chức thì thà từ chức còn hơn. Đằng nào ba vạch thạch lương đó tôi cũng không có cách nào nộp cho đủ được. Lã Bất Vi không chấp thuận dự tính của Tư Không Mã nói: Tư Không Mã, nhà ngươi theo ta từng đấy năm. Ngươi cũng biết ta từ một tiểu thương bần hàn đến khi trở thành đại gia bạc triệu dắt lưng. Cũng có lúc ta nhớ lại chuyện cũ, tổng kết, khấu triệt những sai lầm. Ngoài những cảm khái chua ngọt đắng cay hữu nhân sinh ra thì điều quan trọng hơn cả là phải biết quy nạp và nắm bắt lấy những mạch lý phát triển của sự vật. Nếu nhìn từ góc độ kinh doanh thì ta là một người thành công, thế thì bí quyết của ta là “Trí, dũng, nhân, cường”. Trí tức là phải biết quyền biến, mưu lược. Dũng là phải biết quyết đoán, dám nhận những lỗi lầm lớn của thiên hạ. Nhân tức là phải có lòng từ bi bác ái. Cường tức là phải biết kiên cường bất khuất, hiển định không lay chuyển. Con người ta thường đến bước đường cùng mới dám liều mình và trở thành người thành đạt tài cao. Có lần ta đi thuyền trên dòng Hoàng Hà thấy những bức thông suốt không vật cản trở, sóng yên gió lặng, con thuyền bình thản yên ả. Nhưng một khi núi lở, nham thạch trào lên thì con nước mênh mông sẽ trào lên ngàn trượng sáng to gió lớn trước bức tường đá ngăn trở nó đến mức rầm rộ long trời lở đất. Sự phấn đấu của con người ta cũng như dòng nước vậy! Những lời nói của Lã Bất Vi khiến Tư Không Mã cảm thấy thấm thía và lòng ông cuộn sóng. Nhưng cảm động chỉ là cảm động còn ba vạn thạch lương thực thì lấy ở đâu ra. Đúng vậy, ba vạn thạch thóc lúa thì biết lấy ở đâu? Tư Không Mã thấy Lã Bất Vi chậm rãi đi đi lại lại với vẻ mặt đầy nghiêm túc, tiếng cân đai như gió mát lướt trên mặt nước. Lã Bất Vi vẫn cứ đi đi lại lại nhưng ông bỗng quay lại trịnh trọng nói: Nhà ngươi hãy mua ngay ba vạn thạch lương thực mà nộp triều đình đi! Tư Không Mã cười khổ mà rằng: Phải cần tới mấy trăm lượng vàng mà có róc xương cái thân tôi đây cũng không đủ. Lã Bất Vi cười: Ta biết ngươi khó khăn về vật chất. Số tiền này ta sẽ trả thay ngươi. Tư Không Mã sợ hãi mà rằng: Dùng tiền mua lương thực cho đủ con số thì chẳng là cướp công đòi thưởng, lừa gạt bề trên ư? Sự xuất thân của Lã Bất Vi khiến ông có đầy đủ sự tinh tế của một thương nhân và tác phong làm những việc có tính chất thiết thực. Lã Bất Vi bảo với Tư Không Mã rằng ông có thể sắp xếp mọi chuyện một cách êm thấm tuyệt đối không để sai sót sơ suất một chút nào. Trong thành Hàm Dương có một người tên gọi là Tây Môn Dã và cũng là bạn thân giao với mình. Tư Không Mã hãy cải trang thành nhà buôn, sau khi chất lúa lên xe thì không được mang thẳng đến triều đình ngay mà phải mang về Lũng Tây trước, sau đó hãy mang về Hàm Dương. Như thế người khác sẽ không nghi ngờ gì cả. Ở đây ta sẽ dặn dò Tây Môn Dã, ai đến hỏi dò kể cả Tần vương đến truy hỏi thì cũng không làm gì đựơc với người đã bán cho quân thủ quận Lũng Tây – Tư Không Mã ba vạn thạch thóc lúa bao giờ. Nghe Lã Bất Vi nói xong, Tư Không Mã thấy thư thái nhẹ nhõm hẳn. Tư Không Mã nói: Khi Lã đại nhân treo ấn làm quan mà vẫn kinh doanh buôn bán như cũ thì tôi cũng chẳng lấy làm lạ. Mà tôi chỉ nghĩ rằng: quyền cao chức trọng như vậy thì gom góp tài sản làm gì? giờ đây thấy không có tiền thì làm quan cũng khó. Lã Bất Vi dặn Tư Không Mã phải làm việc này cho kín kẽ, không được để xảy ra bất trắc hay sơ suất nhỏ nào. Tư Không Mã nói: Nộp đủ số lương thực triều đình trưng thu lần này xong, xin Lã đại nhân dành cho một chức quan ở Hàm Dương. Lã Bất Vi nói: Theo như ta được biết thì đại vương đang tìm một vị quan thiếu nội để thay người giữ ngân khố, đến lúc đó ta sẽ tiến cử. Tư Không Mã làm theo sự sắp xếp của Lã Bất Vi thì nhanh chóng nộp đủ cho triều đình ba vạn thạch thóc lúa. Buổi sáng hôm đó, Hoạn Giả lệnh trong cung Hàm Dương đến phủ tướng quốc nói với Lã Bất Vi rằng: Đại vương cần gặp, hãy tiến cung ngay. Lã Bất Vi hỏi Hoạn Giả Lệnh là chuyện gì nhưng Hoạn Giả Lệnh nói là không biết. Trên đường đến cung Hàm Dương, Lã Bất Vi ngồi suy tính trên xe: Là chuyện gì vậy? Là chuyện này? Lã Bất Vi lắc đầu tự nhủ với mình rằng: cũng không phải. Hay là chuyện Tư Không Mã mua lương thực để bù vào số lương thực mà triều đình trưng thu? Khi Lã Bất Vi nghĩ đến chuyện đó thì thấy lòng mình lay động, trước ngực áo dịn đầy mồ hôi. Sợ thì chẳng giải quyết được gì. Cho dù có là chuyện đó thì cũng phải bản lĩnh cứng rắn mà đối phó lại thôi. Vào đến chính điện Hàm Dương, Lã Bất Vi thấy Doanh Chính đang ngồi trên ngai vàng vẻ mặt thờ ơ. Khi còn chưa đứng vững dưới bệ rồng thì Doanh Chính đã hỏi trước: “Lã tướng quốc, có người tố cáo ngươi cùng Tư Không Mã - quận thư quận Lũng Tây mua lương thực bù số thiếu, chẳng hay việc đó có thật hay không?” Vì trên đường đã chuẩn bị tâm lý đầy đủ nên Lã Bất Vi đối đáp nhanh như cháo chảy: “Trưng thu lương thực ở các quận huyện là việc do đại vương quyết định. Mỗi quận đã nộp được bao nhiêu, thiếu bao nhiêu hạ thần tuyệt nhiên không biết. Thần không thể hiểu tại sao lại cùng Tư Không Mã mua lương thực để bù số thiếu. Nếu đã có người tố cáo, nay xin đại vương minh xét.” Doanh Chính nói: “Nếu đã có người tố cáo thì quả nhân đã xem xét. Nhưng ta không tin rằng tướng quốc thông minh tuyệt đỉnh, thông hiểu luật phát, sẽ khônghàm hồ làm những chuyện như vậy. Quả nhân muốn tìm chủ hiệu buôm Tây Môn Dã để truy hỏi thì chân tướng sẽ lộ rõ. Chỉ có Tây Môn Dã nói thì mới có thể tin là thật và mới có thể rửa được nỗi oan cho Lã tướng quốc”. Nghe Doanh Chính nói vậy thì Lã Bất Vi hà nhẹ một hơi: Ông mở mắt to hơn, nhìn xa hơn để nhìn rõ bộ mặt thật của đứa con của chính mình. Doanh Chính không còn là một đứa trẻ ngây thơ và đơn thuần nữa. Nó đã trở thành người đa mưu túc trí rồi. Là một vị vua thì kế sách của nó phải sâu như giếng khơi khó lòng mà đo đếm được, kể cả bậc bề tôi hay chư hầu thì cũng không thể nắm bắt đựơc. Doanh Chính đang từng bước một tiến đến phương diện này. Dụng ý lúc nãy nó nói thì vô cùng sâu sắc: một là cho tìm Tây Môn Dã đến để đối chất trước triều đường, nó phải chứng thực rằng Lã Bất Vi đã làm điều phi pháp. Lã Bất Vi này sẽ không thể chối cãi được nữa đành phải bó tay chịu trói. Hai là một khi chuyệưng bây giờ Lã Bất Vi lại cảm thấy quả phụ Thanh kém Triệu Cơ mấy bậc. Triệu Cơ có hai người đàn ông, một người khiến cho sáu nước chư hầu chỉ nhìn thấy đã khiếp sợ, khiến cho mọi người đều phải cúi đầu làm lễ khi gặp, đó là Tần Vương. Người kia chỉ huy cả nghìn quân vạn mã, viết sử sách tướng quốc Lã Bất Vi. Là một người phụ nữ, còn ai vinh dự hơn, nổi tiếng hơn không? Cuộc sống vui vẻ nhàn nhã, đi xe tứ mã, cổng cao nhà rộng, ung dung về mọi mặt của Triệu Cơ khiến cô có thể ngăn chặn được tuổi già. Còn quả phụ Thanh phải lo toan suy nghĩ, hao tâm tổn sức, làm cho gương mặt cô ta có vẻ già dặn hơn Triệu Cơ.Suy nghĩ một lúc Lã Bất Vi lại thấy suy nghĩ lúc nãy của mình hơi hoang đường, quả phụ Thanh dáng vẻ thanh tú, xinh đẹp một lần nữa lại xuất hiện trước mặt Lã Bất Vi. Không biết ai là người đẹp nhất, Lã Bất Vi cũng không thể xác định được. Sau cùng, Lã Bất Vi tự giải thích: “Sắc đẹp của hai người ngang nhau, ai đứng trước mặt mình thì người ấy là đẹp nhất”. Bây giờ Triệu Cơ đang đứng ở trước mặt Lã Bất Vi. Lúc chập choạng tối, Lã Bất Vi được một thị nữ ở chốn hậu cung của điện Chiêu Thanh mời đến. Triệu Cơ đang chờ đón Lã Bất Vi, ánh mắt đong đưa, tiệc rượu thơm lừng. Triệu Cơ nói với Lã Bất Vi, từ lúc quân Tần tiêu diệt được Đông Chu, đã muốn bày tiệc rượu, chúc mừng chiến công của tướng quốc. Lã Bất Vi nói với Triệu Cơ, ông ta cũng mong ngày mong đêm để được đến hậu cung thỉnh an Vương Hậu. Triệu Cơ và Lã Bất Vi ngồi cách nhau một bức tường, hai người hàn huyên một cách miễn cưỡng, không biết là do lâu ngày họ không gặp mặt hay cả hai bên giờ đã sinh hoa phú quý, quyền cao chức trọng, thân phận đã hoàn toàn đổi thay, hoặc là đang có bao nhiêu gương mặt cứng nhắc của các thị nữ và các thái giám bên cạnh, nên cuộc nói chuyện của hai người gò bó, khách sáo, chẳng có vẻ gì thân thiết của cuộc hàn huyên giữa hai người từng là vợ chồng, có một đứa con. Mỗi lần Lã Bất Vi gặp Triệu Cơ đều thấy Ung Chính ở xung quanh cô, nhưng lần này không thấy nó đâu bèn hỏi: “Thái tử điện hạ đâu rồi?” Khi ở chỗ đông người, Lã Bất Vi gọi Ung Chính là “đại công tử”, từ khi Dị Nhân lên ngôi, Triệu Cơ là Vương Hậu thì gọi thành thái tử, còn khi chỉ có ông ta và Triệu Cơ thì gọi là “con trai”. Triệu Cơ hiểu rõ, Lã Bất Vi bỏ đi ba chữ “của chúng ta”, không nói ra nhưng cả hai người đều hiểu rằng Lã Bất Vi nói: “con trai của chúng ta”. Câu hỏi của Lã Bất Vi làm Triệu Cơ giật mình, cô chợt nghĩ cô và Lã Bất Vi tối nay phải hàn huyên những gì, làm những gì, nghĩ tới đó cô xua tay về phía cung nữ và thái giám nói: “các ngươi lui cả đi”. Trong phòng chỉ còn lại có hai người, Triệu Cơ nói một cách phóng đãng: “Tướng quốc xem, nãy giờ chúng ta toàn nói chuyện cứng nhắc, vô vị, như thể người dưng nước lã gặp nhau?” Lã Bất Vi bây giờ cũng không phải chịu gò bó nữa, đùa lại: “Vi thần đâu dám bừa bãi trước mặt thái hậu?” Triệu Cơ hỏi lại: “Tướng quốc của ta, ngươi không dám bừa bãi, người còn muốn bừa bãi như thế nào nữa? ta nghĩ…” Lã Bất Vi nói: “Như vậy Lã Bất Vi vẫn chưa đã khát”. Triệu Cơ nói tiếp: “Đêm nay ta nhất định phải xem tướng quốc bừa bãi như thế nào?” “Đêm nay…” trong lòng Lã Bất Vi vừa kinh ngạc, vừa vui mừng hỏi: “Đại vương hôm nay đến chỗ Di Hồng hay chỗ các cung nữ khác rồi?” Triệu Cơ nói: “Tướng quốc của ta, ngươi yên tâm đi, ta không để ngươi phải lo lắng như vậy đâu! Người cũng biết, đại vương ngoài Di Hồng còn có bao cũng nữ đẹp như hoa như ngọc, phải khoảng nửa tháng nữa mới sủng ái một lần, tức khoảng mồng một mồng hai đầu tháng mới đến chỗ ta, chỉ cần đại vương không nhìn thấy, thử hỏi có đứa nào gan chó dám nghi ngờ ta đường đường một vương phi, dám nghi ngờ ngươi là tướng quốc nước Tần?” Rất nhanh chóng, hai người đã cuốn lấy nhau. Sau vài tiếng đồng hồ, cả hai đều mềm rũ xuống, Sau một lúc nghỉ ngơi, hai người hàn huyên tâm sự. Triệu Cơ nói, để che mắt mọi người, tướng quốc có thể nhận làm thái phó cho Ung Chính, như vậy khi ra vào hậu cung sẽ không bị người khác đoán này đoán nọ, nói ngược nói xuôi. Lã Bất Vi nói, như vậy cũng tốt, con trai có mấy vị thái phó rồi, ta lại tiếp tục làm thái phó như vậy là bù vào cho đủ số lượng. Nhưng việc này phải bẩm với Tần vương, Triệu Cơ nói, đợi con trai lên làm Tần vương, giang sơn xã tắc này chẳng phải là của ta và nàng sao? Triệu Cơ nói: “Mỗi lần đại vương không ở lại chỗ ta, ta sẽ báo cung nữ đưa chàng đến, chàng đến nhé”. Lã Bất Vi nói: “Như vậy không được năm rộng tháng dài, e rằng sẽ lộ mất mọi chuyện”. “Vậy phải làm thế nào?” Triệu Cơ hỏi. Lã Bất Vi trả lời: “Khi đại vương không có ở đây, nàng hãy treo một dải lụa dài màu xanh ở cửa nhỏ phía bên ngoài hậu cung, không cần có đèn nến làm gì, ta sẽ gõ ba tiếng ở phía ngoài phòng của nàng, nàng ra mở cửa là được rồi”. Triệu Cơ bảo: “Vậy ngày nào thiếp cũng phải treo dải lụa ở khe cửa” Lã Bất Vi nói: “Như vậy không được, việc gì hăng hái quá cũng hoá dở, tốt quá hoá xấu. Lòng ham muốn của con người, ai cũng có, không có gì là sai cả. Dù là dân đen áo vải cho đến người quyền cao chức trọng hay bậc thánh hiền cũng đều có tai, mắt, miệng và dục. Nhưng không thể không kiềm chế những ham muốn đó Vương Phi, nàng không hy vọng Lã Bất Vi trở thành người có chí lớn dự tính được cả việc của trời đất, tiếng thơm lưu truyền muôn đời hay sao? Bậc thánh hiền tự kiềm chế mình tức là khống chế, bức ép bản thân. Để tai có thể không nghe, mắt không chán, miệng không được thoả mãn, dục không thừa thì đều phải tự kiềm chế. Nếu không sẽ bị hao tổn gân cốt, mạch máu sẽ bị ngưng trệ, bị cửu khuyết. Nếu ta mà yếu đuối như vậy, đừng nói là ta không thể giúp được vua Tần điều hành quốc sự mà ngay cả việc ở bên nàng cũng không được chấp nhận”. Triệu Cơ vừa nũng nịu vừa trách mắng nói, thái phó chàng đừng lấy những điều lý luận của bhông phải là hờ hững thì cũng cảm thấy kỳ lạ bởi thứ âm thanh được phát ra từ phòng của Triệu Cơ. Viên quan tuần đêm thì không dám ghé sát vào cánh cửa lắng nghe cái thứ âm thanh như có như không và khiến hắn phải sợ hãi đó. Gần đây thứ cảm giác sợ hãi của viên quan tuần đêm này đã tiêu tan rồi. Chính bởi trong phòng Thái hậu không còn phát ra thứ tiếng động kỳ quái đó nữa. Trên khuôn mặt Triệu Cơ đã bắt đầu xuất hiện sự u phiền cùng với sự mất đi thứ âm thanh đó. Mấy người cung nữ thân cận kia thì biết ngay là vì mấy đêm nay Lã Bất Vi không đến; cuối cùng Triệu Cơ không chịu được nữa liền sai cung nữ đi tìm Lã Bất Vi nói là ta có việc cần bàn. Cung nữ đi rồi nhanh chóng trở về nếu không bẩm lại là tướng quốc không có trong phủ thì cũng bẩm lại là tướng quốc có việc bận. Triệu Cơ liền nổi giận lôi đình mắng chửi các cung nữ một chập như hát hay. Triệu Cơ không kìm được mấy lần đã định ra khỏi cung tự mình đến phủ tướng quốc. Nhưng Triệu Cơ sợ mất thể thống, gây chuyện thị phi nên đành thôi không đi nữa. Vào một buổi sáng trong xanh, Triệu Cơ bắt đầu thực hiện diệu kế mà phải mất một đêm Triệu Cơ mới có thể nghĩ ra. Triệu Cơ đưa cho một cung nữ một dải lụa xanh và hẹp, rồi bảo cung nữ đó đem đến cho Lã Bất Vi. Cung nữ đó rụt rè nói: “Thế tướng quốc hỏi có ý gì thì sao ạ?” Triệu Cơ nói: “Ngươi còn lôi thôi cái gì, cứ đưa cho tướng quốc là ông ấy biết rõ như lòng bàn tay thôi”. Triệu Cơ tâm trang thấp thỏm không yên đợi chờ. Rồi Triệu Cơ nhanh chóng nhìn thấy cung nữ trở về cùng bộ mặt hớn hở. Mấy lần trước các cung nữ từ phủ tướng quốc trở về thì đều ủ rũ mặt mày, nói năng ấp a ấp úng. Thấy thái độ của người cung nữ thay đổi thì Triệu Cơ biết ngay rằng sự mong muốn sớm hôm đó của mình đang từng bước đến gần. Quả nhiên người cung nữ đó hớn hở bẩm báo lại rằng: Lã tướng quốc nói ngài sẽ đến ngay lập tức. Triệu Cơ không hiểu nổi mình nữa. Tại sao lại nảy sinh tâm trạng hồi hộp hoảng loạn giống như một thiếu nữ hẹn hò yêu đương lần đầu vào giờ phút này. Triệu Cơ cuộn lại búi tóc rồi đưa ánh mắt vừa mừng vừa trách móc ra phía hành lang dài hun hút và dừng lại trên hai cánh cửa cung điện được sơn đỏ chót. Rồi bỗng nhiên cánh cửa cung điện trong tầm mắt của Triệu Cơ được mở ra và tiếp theo đó liền xuất hiện một thân hình khôi ngô. Chính là cái thân hình khôi ngô ấy đã biết bao lần khiến Triệu Cơ gần như nghẹt thở. Triệu Cơ cảm thấy mắt mình ươn ướt và dường như có mấy con bọ đang động đậy trên khuôn mặt bà ta. Triệu Cơ biết đó chính là nước mắt của mình đang lăn xuống. Lã Bất Vi đi đến ngồi đối diện vối Triệu Cơ. Triệu Cơ thấy Lã Bất Vi dường như bị gầy đi, khuôn mặt thì cứng rắn và lạnh lùng như viên đá vậy. Đợi cho các cung nữ và hoạn quan đã lui ra hết thì Triệu Cơ bắt đầu trách móc. Triệu Cơ trách Lã Bất Vi đã ghét bà ta già rồi, trách Lã Bất Vi sợ con trai họ phát hiện họ tư thông. Lã Bất Vi không nói gì ngồi nghe Triệu Cơ kể lể không ngớt, có lúc lại cười khổ hoặc mồm thì ấp úng ngập ngừng. Lã Bất Vi thứa nhận thầm rằng Triệu Cơ hiểu rõ thế giới nội tâm của ông ta. Từ khi Doanh Chính trẻ tuổi ấy tự mình nắm quyền chấp chính thì Lã Bất Vi luôn cảm thấy vị hoàng đế mới này luôn giám sát và đề phòng mình mọi nơi mọi lúc. Mỗi đợt có chiếu của bệ hạ, Lã Bất Vi đếu không dám cẩu thả trễ như sợ người ta nắm lấy một cái chóp nào đấy. Còn như việc loạn dâm nơi hậu cung thì thật là một tội ác đại nghịch về nhân đạo, một tội ác trời chu đất diệt. Còn như Triệu Cơ của ngày hôm nay, đối với Lã Bất Vi thì bà ta dường như là một cái bánh không nhân mà người ta đã nhai rất lâu không còn thơm tho mới mẻ gì nữa. Triệu Cơ oán trách một chập rồi lại mỉm cười, liếc mắt đưa tình nói: “Tướng quốc này, hôm nay ngài hãy qua đêm ở điện Chiên Thanh nhé”. Lã Bất Vi không muốn làm Triệu Cơ thất vọng. Sự qua lại và cảm tình của Lã Bất Vi với Triệu Cơ giống như sông Vị Thuỷ đầu đông làm ông ta bị đông kết lại. Sự níu giữ của Triệu Cơ hôm nay Lã Bất Vi không thể chối từ. Triệu Cơ đề nghị Lã Bất Vi kể chuyện cho bà ta nghe. Lã Bất Vi kể chuyện của chính mình cho Triệu Cơ nghe bằng một giọng buồn rầu. Triệu Cơ không để ý lắm cảm xúc trên gương mặt Lã Bất Vi, cái mà Triệu Cơ cầm đó là thân thể và những câu chuyện của Lã Bất Vi. Đêm hôm đó các âm thanh kỳ diệu lâu lắm không gặp, lại được phát ra từ phòng thái hậu. Thứ âm thanh đó bị các cung nữ thân cận của Triệu Cơ nghe thấy. Thế là họ liền tưởng tượng ra cái cảnh đôi nam nữ thân thể trần truồng đang quần nhau trên giường. Sự dễ chịu vui vẻ của thái hậu bù đắp lại những thiếu sót đáng tiếc của những cung nữ này. Triệu Cơ cảm thấy lần này rất khó chịu khi ân ái với Lã Bất Vi. Động tác cảu Triệu Cơ và Lã Bất Vi trước đây hoà hợp chẳng khác nào nước chảy. Vậy mà hôm nay những cử động đờ đẫn của Lã Bất Vi đã khiến Triệu Cơ cảm thấy chẳng khác nào củi ướt không đun được vậy. Dù không thoả mãn nhưng điều đó càng kích thích dục vọng nóng hổi nơi Triệu Cơ. Lúc chia tay Triệu Cơ đề nghị ngày hôm sau Lã Bất Vi lại đến. Lã Bất Vi nói ngày mai ông ta phải đến Hán Quận xem xét tình hình nước, e rằng không về kịp. Triệu Cơ bảo ngày kia. Lã Bất Vi nói không rõ đại vương có chú ý gì không; Triệu Cơ nói: Thế thì ngày kia ngài nhất định phải đến. Lã Bất Vi nói là không dám chắc. Triệu Cơ nặng mặt nói: Nếu tướng quốc không đến thì ta sẽ đến phủ và qua đêm ở đó. Lã Bất Vi thấy Triệu Cơ muốn giở trò, thì vội vã nói: Ngày kia sẽ đến, ngày kia sẽ đến. Lúc đó Triệu Cơ mới cười vui vẻ mà rằng: tướng quốc nhớ để ý những điều tai nghe mắt thấy và mang về những chuyện hay nhé. Qua lại với Triệu Cơ một đêm, Lã Bất Vi quay cuồng đầu óc, thở hồng hộc và vô cùng mệt mỏi. Khi về đến phủ ông liền vật ra giường trong phòng sách mà ngủ. Chẳng mấy chốc đã đến ngày kia rồi, Lã Bất Vi không muốn thất hứa làm Triệu Cơ buồn. Trời nhá nhem tối ông ta lại như có thần sai quỷ khiến luồn qua tiền đình của điện Chiêu Thanh trần ngập ánh trắng rồi như một cái bóng, ông lọt vào phòng của Triệu Cơ. Triệu Cơ toàn thân trắng nõn và nằm duyên dáng trên giường chờ đợi. Lã Bất Vi không kịp nới rộng quần áo mà lao đến như một mũi tên. Đang lúc ông ta và Triệu Cơ quần nhau đến độ trời đất tối sầm lại thì cửa phòng bỗng loảng xoảng bật ra. Doanh Chính dẫn một đội quân hầm hầm sát khí xông vào cất giọng nói: “Mau giải tên dâm loạn này đi!” Lã Bất Vi sợ đến mức hồn bay phách lạc rồi ngã đến “uỵch” một cái xuống giường. Lã Bất Vi mở mắt thì nhìn thấy ánh trăng sáng trắng trải rộng nơi thư phòng của ông. Tiếng hò hét cảu người này kẻ kia bên ngoài khiến ông bừng tỉnh cơn ác mộng. Ông ta thấy quần áo lót đều đầm đìa mồ hôi lạnh toát dính vào người. Lã Bất Vi liền bò dậy, vừa ngồi xuống giường thì Lý Tư bước vào bẩm báo nói: “Có người tự xưng là Lao Ái, không cho làm môn khách của quân hầu không được”. Lã Bất Vi hỏi: “Người này có tài gì?” Lý Tư trả lời: “Người này nói là có kỹ thuật tuyệt vời”. Lã Bất Vi hỏi lại: “Kỹ thuật tuyệt vời đến mức nào?” Lý Tư đáp: “Lao Ái nói nhất định quân hầu phải đích thân xem không thì hắn nhất định không thể hiện tuyệt kỹ đó”. Nghe Lý Tư nói thế, Lã Bất Vi đành phải ra khỏi thư phòng đến gặp Lao Ái người có kỹ thuật tuyệt vời. Đã có một đám người tập trung ở tiền đình cách thư phòng một khoảng không xa. Lã Bất Vi biết những người này đều là đầy tớ và môn khách của mình cả. Trong đám đông có một thanh niên cao lớn thô kệch, mặt mày đen xì đang nói thao thao bất tuyệt về tài của mình. Lã Bất Vi nghĩ: người này chính là Lao Ái đây. Thấy Lã Bất Vi đến, đám đông vội tránh ra. Lý Tư bảo Lao Ái rằng: đó chính là tướng quốc Lã Bất Vi. Lã Bất Vi thấy Lao Ái quỳ xuống một cách hết sức lo sợ rồi dập đầu thình thịch ba cái liền. Trên bộ ngực rộng lớn của hắn dính đầy cỏ đất. Lã Bất Vi nói: “Lao Ái, mau đứng dậy đi. Hãy biểu diễn tuyệt kỹ của ngươi cho mọi người xem đi”. Lao Ái đứng dậy nói: “Xin tướng quốc cho người đem một bánh xe đến”. Người ta khiêng đến một bánh xe và đặt dưới chân Lao Ái. Chỉ thấy Lao Ái cởi phăng đai quần phơi ra dương vật đen sì của hắn. Mấy đầy tớ gái trong đám đông liền hét toáng lên và quay đầu chạy mất. Lý Tư luống cuống sợ hãi mắng rằng: “Lao Ái, nhà ngươi định làm gì vậy?” Lao Ái mạnh mẽ nói: “Tôi biểu diễn tuyệt kỹ cho quân hầu xem đó”. Lã Bất Vi lấy tay ra hiệu cho Lý Tư để Lý Tư không ngăn cản Lao Ái nữa, Lao Ái nhổ nước bọt vào hai bàn tay và khéo léo gẩy đi gẩy lại dương vật. Vừa gẩy mồm hắn vừa nói “ự, ự, ự” trong giây lát, dương vật của hắn cương cứng lên giống như củ cải nổi trong nước hay chày cán bột vậy. Hắn dựng bánh xe lên rồi kẹp dương vật vào trục bánh xe rồi lắc người lấy đà. Dương vật của Lao Ái đẩy bánh xe dần dần lăn về phía trước. Người xem xung quanh đều trợn mắt há mồm, kinh ngạc kêu lên không ngớt. Khi Lao Ái biểu diễn xong và mặc quần vào, Lý Tư không thèm nhìn mà rằng: “Lao Ái, thứ tuyệt kỹ gì vậy? Thật là một trò bẩn thỉu!” Lao Ái nháy mắt nói bằng vẻ mặt không vui rằng: “Hừm, Lý sá nhân, sao lại có thể nói như vậy được. Ngài nói đó không phải là tuyệt kỹ thì ngài hãy lôi cái của ngài ra xem nó có thể đẩy bánh xe đi về phía trước được không?” Lý Tư nói: “Cái thứ tuyệt kỹ ấy của ngươi không có đất dùng đâu. Nhà ngươi hãy mau đi đi”. Nghe Lý Tư nói vậy thì Lao Ái cuống quýt đến độ mặt xanh nanh vàng vội cầu cứu Lã Bất Vi rằng: “Quân hầu đại nhân, xin ngài hãy thương lấy tôi. Tôi sống nhờ vào sự tiếp tế của bạn bè, sớm tối không biết ra sao, ăn bữa nào biết bữa đấy. Ngài cho tôi làm gì trong phủ đều được, gánh nước, quét sân, bổ củi hầu bếp, đổ phân, tôi đều không xoi mói bắt bẻ!” Hắn thấy Lã Bất Vi trầm ngâm không nói gì thì ngồi bệt xuống đất nói cùn: “Nếu ngài không nhận tôi thì tôi cứ ngồi đây không đi đâu sất”. Lã Bất Vi bảo Lý Tư: “hãy thu nạp Lao Ái, cho hắn thay quần áo sạch đi”. Màn đêm buông xuống điện Chiêu Thanh như một cơn dông làm mờ nhạt hết thảy các hành lang, mái hiên trong cung điện. Đến khi bước đến cửa Lã Bất Vi mới ý thức được rằng ngày hôm nay đã quá mất một ngày mà Triệu Cơ hẹn với ông. May mà mình đã đến không thì vị thái hậu này rất có thể sẽ vì lợi mất khôn mà đến thẳng phủ tướng quốc. Đến chỗ thái hậu thì là chuyện dễ dàng đối với Lã Bất Vi, có nhắm mắt ông ta cũng không sai nửa bước. Phía trước chính là cây cột hành lang. Khi Lã Bất Vi nghĩ đến đấy thì đã đến trước cột hành lang rồi. Màn đêm dày đặc quá, ông không thể nhìn rõ những vật thể đứng sát xít kia. Ông đưa tay sờ vào thân cột trơn bóng. Ông lấy ngón trỏ búng liền ba cái lảnh lót rồi tiếng kéo then cửa vọng ra từ phòng, Triệu Cơ xuất hiện. Lã Bất Vi cứ thế đi thẳng vào vòng tay ấm áp của người đàn bà ấy… Sau cuộc lao động thể lực năng nhọc, Triệu Cơ lại bắt đầu quấn lấy Lã Bất Vi đòi ông ta kể những câu chuyện mới và thú vị. Thế rồi Lã Bất Vi kể cho Triệu Cơ nghe về chuyện Lao Ái. Lã Bất Vi kể nguyên si như thế. Có một thanh niên tên gọi Lao Ái, dương vật hắn đặc biệt to và có thể đẩy cho bánh xe đi. Hắn đã cậy vào tuyệt kỹ này mà trở thành xá nhân của ta. Triệu Cơ liền chất vấn: ngoài lừa già ngựa già ra thì cái thứ đó của con người ta cũng không thể quý đến mức như vậy được. Lã Bất Vi nói: đó là những điều chính mắt ông ta nhìn thấy, ở ngay trong phủ của ông ta. Triệu Cơ nói: tai nghe là hư, mắt thấy là thực. Lã Bất Vi nói: Chuyện đó không có cách gì cho thái hậu xem là có thực. Triệu Cơ nói: Cũng tại tướng quốc độc ác nữa cơ, ngài lại bày ra câu chuyện đó khiến thiếp phải thèm mắt, phải nao lòng. Màn đêm đã nhạt dần, ánh ban mai rực hồng rớt xuống điện Chiêu Thanh. Lúc đó Lã Bất Vi và Triệu Cơ mới nhìn rõ mặt mũi của nhau. Triệu Cơ vừa chậmọ tên của vị thái giám ấy, thế là nó quay lại hỏi. Vị quan thái giám đó cung kính trả lời nó, tiểu nhân họ Triệu, tên Cao, là người nước Triệu Mưa dầm triền miên không dứt ba ngày ba đêm khiến cho Lã Bất Vi và các môn khách nô dịch của ông ta mặt mày ủ dột và lo lắng vô cùng. Sau ba ngày, tuy mưa đã ngớt nhưng nước lũ vẫn tràn ngập khắp nơi còn bầu trời thì đen kịt như sắp đổ mưa xuống. Bờ bên sông kinh đô cũng lầy lội khiến xe ngựa không thể nào qua lại được. Lã Bất Vi ngồi trên kiệu, các phu kiệu khênh dọc từ sông theo hướng từ Tây-Đông xem xét tình hình lũ lụt. Cái kiệu nhỏ rung lẩy bẩy như thể một mảng da cừu trôi lềnh bềnh giữa mênh mông biển nước đỏ ngầu. Hơi nước lạnh xô đến khiến người ta cảm thấy đây không phải là thời tiết đầu xuân mà là cái rét lạnh thấu xương của tiết đầu đông. Vùng này là khu vực quan trọng, hồi còn là thương nhân không ít lần Lã Bất Vi đã qua lại đây. Ở đây đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hoà, lúa ngô dồi dào, dân chúng đông đúc giàu có, lưu lại cho Lã Bất Vi những ấn tượng sâu đậm. Nhưng mấy năm gần đây, do mưa lũ quá nhiều, mấy con sông lại bị cải tạo, phần lớn đồng ruộng không có nước tưới biến thành ruộng hoang nứt nẻ. Đồng thời lại có những dòng sông hồng thuỷ dâng mạnh, tràn lên gây ngập, sông Kinh là một trong những dòng sông ấy. Sau khi Hồng thuỷ, nhà mục đất nũng, dân chúng không sống nổi, Lã Bất Vi vừa điều quân đi diệt Đông Chu trở về, lại nhận được cấp báo của quận Dương Kinh, cần triều đình cứu tế mười vạn thạch lương thực. Trước khi cho cứu tế, Lã Bất Vi không kể trăm dặm xa xôi, đích thân đi dọc sông Kinh để cho rõ ngọn ngành. Màn kiệu của Lã Bất Vi được vén lên để nhìn cho rõ cảnh vật bên ngoài Lã Bất Vi nhìn thấy ở phía trước có một đám người đang tụ tập, cúng tế cái gì đó, những tiếng rì rầm bì bõm nối tiếp nhau vọng lại. Tới gần đấy, Lã Bất Vi vừa xuống kiệu nhìn thấy thì vô cùng ngạc nhiên, một đám dân thường mặt mũi bẩn thỉu, tóc tai bù xù, quần áo bẩn thỉu đang cúng tế, cầu xin thần sông phù hộ. Bọn họ cung kính cúi sát mặt xuống mép nước, cầu nguyện, đốt hương, sau đó ném từng kiện, từng kiện lợn trâu, tơ lụa, lúa gạo xuống sông, nói là lễ vật dâng cho thần sông. Lã Bất Vi ngăn lại nói: “Bớ bà con, làm gì có thần sông thần nước, các người làm như vậy là uổng phí toàn bộ trâu bò, tơ lụa, lúa ngô rồi”. Lã Bất Vi không làm lộ ra thân phận của mình, đương nhiên, đám dân thường này không thể biết ông ta là tướng quốc của một nước, thế nên họ lờ đi như không hay biết gì đối với lời khuyên của Lã Bất Vi, tiếp tục ai làm việc nấy. Nhìn thấy hàng loạt gia súc, vật phẩm bị ném xuống dòng sông đỏ ngầu, chảy cuồn cuộn, Lã Bất Vi tức giận bảo họ ngừng tay. Một vị có vẻ vai vế trong đám ấy nói với Lã Bất Vi: “Đại nhân, mong ngài đừng nói những lời như vậy, nếu mạo phạm đến thần sông, thần nổi giận, dân chúng chúng tôi lại càng khổ gấp bội lần!” Đám tuỳ tùng và thuộc hạ của Lã Bất Vi thấy thái độ của họ bất kính như vậy với tướng quốc đương triều thì tức giận vô cùng, định nói với họ là vị đại nhân vừa bước xuống kiệu là Lã Bất Vi, tướng quốc đương triều. Lã Bất Vi vội dùng ánh mắt và tay ngăn họ lại, rồi lệnh cho họ khởi kiệu quay về. Khi về tới phủ ở thành Hàm Dương, Lã Bất Vi cảm thấy toàn thân mệt mỏi, đang muốn nghỉ ngơi. Tư Không Mã đến bái kiến, nói có một vị Lý Tư đến cầu kiến. Lý Tư là ai? Lã Bất Vi im lặng một lúc rồi hỏi Tư Không Mã Lý Tư đó đến có việc gì? Tư Không Mã nói Lý Tư đến xin làm môn khách trong đám thủ hạ ở phủ tướng quốc. Lã Bất Vi nói: “Ta vừa từ quận Kinh Dương trở về, vô cùng mệt mỏi, ngươi hãy kiểm tra trước về võ nghệ tài đức của người này. Nếu chỉ là một người bình thường thì hãy cho lộ phí đi đường rồi cảm ơn anh ta. Nếu quả thực là người tài giỏi thì quyết phải giữ lại, ngày mai ta sẽ triệu kiến, suy nghĩ xem nên dùng vào việc gì”. Tư Không Mã phụng mệnh quay đi. Lã Bất Vi vẫn cảm thấy chưa thoả đáng lắm muốn tự mình đi gặp mặt vị Lý Tư này. Tư Không Mã nói: “Sắc mặt tướng quốc đã mệt mỏi lắm rồi, học trò sẽ đi gặp trước”. Tư Không Mã nói tiếp: “Tướng quốc hãy yên tâm nghỉ ngơi, học trò tuy không phải là Bá Lạc tinh tường có thể nhận biết được ngọc tốt, nhưng cũng có thể nhận ra ai là bậc anh hùng, ai là kẻ thường thường bậc trung”. Lã Bất Vi nhắc đi nhắc lại không nên để một người có tài rời khỏi cổng phủ Lã mà đến nơi khác. Tư Không Mã cáo từ bước ra, trong lòng nghĩ: “Trong phủ tướng quốc, môn khách có gần 3000 người mà vẫn còn cảm thấy thế mỏng lực ít, thật là lạ”. Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, phong trào “đãi sĩ” rất mạnh. Chư hầu các nước và các quý tộc đương quyền nhìn xa trông rộng đều đem hết sức mình ra để lôi kéo nhân tài. Trong đó nổi danh nhất là “tứ công tử”: Mạnh Thường Quân ở nước Tề, Bình Nguyên Quân ở nước Triệu, Tín Lăng Quân ở nước Nguỵ và Xuân Giáp Quân ở nước Sở. Họ đều mở rộng cánh cửa quốc gia, chiêu hiền đãi sĩ ở một phạm vi. Lấy chế độ đãi ngộ hậu hĩnh, cung cấp cho một số lượng khách. Những thực khách này, không những trở thành chỗ dựa không những thế lực tư gia mà còn vạch định kế hoạch, chính sách cho việc trị quốc yên dân, trở thành “túi mưu trí” và “kho nhân tài”. Nước Tần thu phục nhân tài từ bên ngoài, đã mở cửa các nước chưa hầu từ quan đông trước. Từ thời Xuân Thu đã có một số lượng lớn trí sĩ bên ngoài nước Tần đến Quang Trung, được vua Tần coi là cánh tay đắc lực, phong cho quyền cao chức trọng. Như thời Mục Công, có người nước Sở tên Bạch Li Hề, người phương Tây do dự, thời Hiếu Công có người nước Vệ Công Tôn Ưng đều được Tần quốc trọng dụng, lập được công lớn. Nhưng phạm vi thu hút hiền tài phía bên ngoài của nước Tần tương đối hẹp, chủ yếu chỉ thu nạp các sĩ tử duy trì quan điểm Pháp Gia, bài trừ các sĩ tử theo các quan điểm khác. Bởi vì Pháp gia chủ trương canh tác chiến trận và ngu dân, điều này phù hợp với sách lược trị quốc của lịch sử các triều đại nước Tần. Họ cho rằng muốn nước mạnh binh cường thì phải quan tâm tới việc trồng trọt và đánh trận, không cần coi trọng các ngành nghề khác. Họ coi khinh người học hành, đặc biệt là Nho giáo, thậm chí còn loại trừ và đả kích những người này. Sau này Hàn Phi là một quý tộc của nước Hàn, khi tham gia vào triều chính của Tần quốc đã xếp nho sinh vào cùng một hạng với hiệp sĩ, nhà tung hoành, người đánh xe, nhà buôn, cho rằng họ là “năm loại sâu bọ” nguy hại đến quốc gia. Từ đó có thể thấy được kiểu nhìn phiến diện đã được lưu truyền từ rất lâu ở Tần quốc. Nói một cách nghiêm khắc thì nước Tần không có phong trào “đãi sĩ”. Lã Bất Vi là người đầu tiên trong lịch sử của nước Tần công nhận vị trí quan trọng của “giới sĩ tử”, là nhà chính trị đã mở cánh cửa nước Tần, chiêu hiền đãi sĩ với một số lượng lớn. Qua hàng nghìn năm, tên tuổi các môn khách dưới trướng của Lã Bất Vi về cơ bản đã bị mai một, không được người đời nhắc đến. Nhưng có một người tên tuổi đã được lưu truyền theo thời gian, được người sau biết rõ và quan tâm tới. Đó là Lý Tư. Tư Không Mã đi ra từ chỗ của Lã Bất Vi, quay lại phòng bên trái của cổng chính phủ Tướng quốc chuyên dùng để đón tiếp những người đến cầu kiến. Một người trẻ tuổi, dáng dấp phong trần, giản dị, lập tức đứng dậy thi lễ với Tư Không Mã. Anh ta chính là người Tề nước Sở, đồ đệ Lý Tư của tuần tự đại học vận gia. Tư Không Mã nói không cần câu nệ, ngồi xuống đi. Nói xong tự mình ngồi xuống. Lúc này chỉ kịp nhìn quanh, bây giờ Tư Không Mã mới có đủ thời gian để xét kỹ lưỡng vị trẻ tuổi đến phủ Tướng quốc cầu chức này. Tư Không Mã nhìn Lý Tư một lượt từ đầu tới chân, sau đó dừng lại ở miếng ngọc dắt ở thắt lưng, hỏi: “Lý tiên sinh đeo loại ngọc gì vậy?” Lý Tư trả lời: “Tiểu nhân gia cảnh bần hàn, chỉ là một loại ngọc được gọt giũa thô kệch” Trong lúc Tư Không Mã và Lý Tư nói chuyện, Tư Không Mã cố ý để lộ chiếc trâm ngọc có viền hoa văn lấp lánh. Tư Không Mã muốn dùng lời lẽ, cử chỉ của mình để nói với Lý Tư tướng phủ có quyền chức làm loá mắt người khác, của cải danh tiếng vô cùng, không phải loại phàm phu tục tử có thể được nhận vào làm môn khách. Lý Tư cũng nhìn ra được thần thái của Tư Không Mã Tư Không Mã tự mãn, đắc ý nói: “Cá thích hồ sâu, chim bay ở những vùng rừng hoa cỏ màu mỡ, tài hoa hào kiệt ở sáu nước Quan Đông thì thích đến phủ Tướng quốc, phải xua như xua vịt, thế mà bây giờ đã đến 3000 người. Tiên sinh đã trăm dặm xa xôi trèo đèo lội suối tới đây, tất phải có học thức và võ nghệ siêu việt, không biết có thể cho tại hạ được thấy trước, tại hạ rất vui mừng”. Lý Tư hiểu rất rõ ý của Tư Không Mã, phải thử trước với Tư Không Mã một lần, thế là nói thẳng: “Tại hạ lúc nhỏ từng theo học một đại hiệp võ lâm luyện tập kiếm thuật, vài năm sau cũng luyện được một chút về thân thủ. Sau này gặp được Bị Tư Thiên, bỏ võ mà theo văn, làm học trò của Tuần Tự, nghiên cứu “môn học về pháp luật” và “thuật đế vương”, ngày rộng tháng dài, từ đó bị gián đoạn. Cũng có thể là huyênh hoang, tự cảm thấy không phải là có năng khiếu về múa đao, múa kiếm, liền bỏ dở. Sau thời gian bỡ ngỡ liền tập lại, cũng chẳng phải là bản lĩnh gì lắm, chỉ là thuật Hoa Quyền mà thôi. Nhưng nói đến “môn học về pháp luật” và “thuật đế vương” thời gian tại hạ được nghiền ngẫm học tập rất nhiều, dám mong được cùng Tư Không Mã tiên sinh bàn bạc”. Tư Không Mã biết rõ mình chỉ là người ngoài ngành của “môn học về pháp luật” và “thuật đế vương”, đối đáp vài câu thì được chứ nói chuyện cặn kẽ thì sẽ bị xấu mặt, hai môn này để đấy ngày mai tướng quốc nói chuyện với anh ta, còn mình sẽ thử anh ta môn trận kiếm thuật xem sao, thứ nhất anh ta có vẻ không phải là đối thủ của mình, thứ hai nếu tướng quốc hỏi đến kết quả kiểm tra Lý Tư như thế nào thì còn có thể trả lời được. Tư Không Mã bảo nô dịch mang đến hai thanh kiếm đồng, Tư Không Mã và Lý Tư mỗi người một thanh, bắt đầu đọ sức, trong chốc lát mọi người chỉ thấy một thanh kiếm như con giao long múa dưới nước, còn thanh kia thì như gió giật long trời lở đất. Tiếng kiếm chạm vào nhau liên tiếp. Môn khách và nô dịch trong phủ quây lại xem rất đông, chỉ trỏ, bình luận về kiếm thuật của hai người. Qua mấy hiệp đấu, Tư Không Mã cảm thấy võ thuật của Lý Tư về cơ bản rất chắc chắn, nhưng phản xạ vẫn chưa nhanh nhạy, xem ra không phải là đối thủ của mình. Lý Tư cũng nhìn ra nhược điểm này, anh ta đánh thêm mấy chiêu thức nữa, rồi thu kiếm về trước, chắp tay chịu thua, nói: “Lý Tư bái tài xin chịu thua”. Thấy Lý Tư thực sự chịu thua, không huyênh hoang khoe tài khoe mẽ, không sợ mất mặt trước người khác nên rất có cảm tình, nói: “Kíêm thuật của Lý tiên sinh đúng như lời Lý tiên sinh nói, lại do lạ lẫm, nếu không kiếm pháp rất siêu việt, có thể so tài cùng thiên hạ. Nay tiên sinh mới đến Hàm Dương, cũng không thể để tiên sinh cảm thấy cô đơn nên Tư Không Mã này mới giúp tiên sinh chơi kiếm pháp, đao thuật. Ngày mai tướng quốc sẽ cùng với tiên sinh bàn tiếp về “môn học về pháp luật” và “thuật đế vương”. Lý Tư cáo từ nói: “Vậy ta không dám quấy nhiễu tướng phủ nữa, ngày mai ta sẽ đến để khấu kiến Tướng quốc đại nhân”. Tư Không Mã hỏi: “Lý tiên sinh nghỉ chân ở quán trọ hay trạm dịch nào?” Lý Tư trả lời: “Ở một quán trọ trong thành Hàm Dương, tên là Tân Khách Cửu”. Sau khi Lý Tư đi rồi, Tư Không Mã quay trở về phòng của mình, chuẩn bị bẩm báo với Lã Bất Vi về tình hình mình và Lý Tư thi võ, lời lẽ thành thực của anh ta lúc xin chịu thua. Lúc này tiều phu chở củi đến cho phủ Tướng quốc, bởi vì người quản phú không có nhà nên người hầu mời Tư Không Mã đến kiểm tra. Sau khi xong việc, Tư Không Mã lo liệu nốt mấy việc lặt vặt trong phủ. Lúc định đi gặp Lã Bất Vi thì phát hiện không thấy cái trâm ngọc của mình nữa. Ông ta kiểm tra kỹ ly đủ. Lã Bất Vi phái Trịnh Thược làm đặc sứ đến các quận điều động thúc giục. Trên tiền tuyến quân sự tấn công nước Triệu, quân Tần gặp trở ngại, tiến triển không nhiều, chí khí binh sĩ bị nhụt. Lã Bất Vi kiến nghị Doanh Chính phái Thành Tề làm phó tướng ra tiền tuyến đôn đốc binh lính, hưng chấn chí sĩ. Doanh Chính ban chiếu chuẩn hành. Cho dù Di Hồng kéo dài một vài ngày làm sự trả giá để đòi lấy phong ấp nhưng cuối cùng Thành Tề vẫn đến kịp tiền tuyến. Em trai của Tần Vương mặc giáp cầm gươm xuất hiện trong lúc quân hai bên ở thế giằng co khiến tướng sĩ Tần quốc nhận được sự cổ vũ khích lệ mạnh mẽ, hôm đầu đã đánh cho quân Triệu phải chạy trốn vào vùng đồng hoang lùi xa đến 20 dặm mới dám dựng trại. Thanh quả phụ từ khi nhậm chức thiếu nội Tần Quốc thì rất mực trung thành làm tròn trách nhiệm, thành tích hết sức cụ thể nhận được sự tín nhiệm sâu sắc của Doanh Chính. Gần đây Thanh quả phụ chủ trương tăng thu thuế khóa một số hàng hóa giao dịch ở các chợ và được Doanh Chính. Còn con số cụ thể thì để Thanh quả phụ và Lã Bất Vi bàn bạc thỏa thuận. Bà ta tìm Lã Bất Vi mà rằng: mức cao quá thì gây tổn hại công nông, thương mại thưa thớt không có lợi cho dân cho nước. Mà mức thấp quá thì dân lợi nhiều nhưng triều đình thì lợi ít cũng khó lòng thu. Cuối cùng Lã Bất Vi và Thanh quả phụ quyết thu thuế là 25% rồi làm tờ trình xin sự đồng ý của Doanh Chính xong sẽ thực hiện ở các chợ. Lã Bất Vi đang bận tối mắt tối mũi về việc này thì thấy Lao Ái mặt mày ủ rủ đến tìm ông ta. Trên người Lao Ái đầy trang sức và quần áo sang trọng hào hoa, điều đó thật tương phản với khuôn mặt vốn đen sạm của hắn ta. Lúc đó Lã Bất Vi mới sực nhớ đã mấy ngày nay ông ta không gặp Lao Ái rồi. Xem ra hắn ta nhất định được Triệu Cơ trọng thưởng cho không ít thứ, toàn thân hắn rực rỡ hẳn lên, không còn là một tiểu sa nhân nghèo nàn bấn túng nữa. Lao Ái bẩm với Lã Bất Vi rằng: “ Thái hậu không chỉ muốn hắn ta đồng sáng hành lạc với bà ta mà còn bảo hắn ta ban ngày cũng phải hầu hạ phục dịch. Lao Ái cảm thấy một người to lớn mày râu năm tấc như hắn mà lại ngang nhiên đi lại huyênh hoang nơi hậu cung là trái với quy chế của đại Tần. Nếu hắn ta không làm theo thì thái hậu không chấp thuận, nếu hắn ta làm theo thì lại sợ Tần vương truy xét, hoạ hề cạnh thân. Lã Bất Vi nghe xong thì trầm ngâm chốc lác và bảo Lao Ái hãy cứ về. Lã Bất Vi lao tâm khổ tứ tìm tòi nghĩ cách mất mấy ngày và cuối cùng ông đã nghĩ ra một diệu kế. Một hôm trong thành Hàm Dương truyền đi một tin mới: Sá nhân Lao Ái của tướng quốc Lã Bất Vi dám cưỡng dâm một nhà quyền quý giữa ban ngày ban mặt và bị quan phủ truy xét bắt tội để xử lý. Lã Bất Vi vì đại nghĩa mà bỏ tình riêng sẽ thi hành án phủ hình đối với Lao Ái. Viên quan thi hành phủ hình tên gọi Khương Khoái vốn tham của ham lợi. Trước khi thi hành, Lã Bất Vi cho gọi Khương Khoái đến phủ. Lã Bất Vi hỏi: Ngươi là Khương Khoái phải không? Khương Khoái không dám ngẩng đầu và quỳ xuống trả lời là phải. Bỗng nhiên một thỏi vàng sáng loáng rơi trước mặt hắn ta khiếm hắn ta giật mình, hắn ngẩng đầu lên nhìn. Lã Bất Vi đang nhìn hắn bằng đôi mắt nghiêm khắc. Lã Bất Vi nói: Vàng này là đẻ thưởng cho ngươi, ngươi hãy cầm lên đi. Khương Khoái cúi đầu nhặt vàng và cho vào trong tay áo. Lại “binh” một cái - lại một thỏi vàng nữa rơi xuống trước mặt hắn. Lã Bất Vi lại bảo hắn nhặt vàng lên. Hắn vừa nhặt vàng lên và cất xong thì một thỏi vàng khác lại xuất hiện trước mặt hắn. Lã Bất Vi vẫn bằng một câu nói: “Ngươi hãy nhặt lên đi”. Lần này hắn không dám nhặt nữa, tim đập thình thịch ngẩng nhìn Lã Bất Vi. Lã Bất Vi nói: “Ngươi hãy nhặt lên đi, ta có việc muốn ngươi làm”. Khương Khoái nói: “tướng quốc đại nhân có chuyện gì xin cứ dạy bảo, tiểu nhân nguyện bỏ sức trâu ngựa để làm. Lã Bất Vi nói: Khi thi hành phủ hình với Lao Ái nhà ngươi phải làm theo lời ta. Lã Bất Vi cúi xuống ghé sát vào tai Khương Khoái nói chách làm như vậy. Khương Khoái gật đầu vâng dạ lia lịa. Khi Khương Khoái đi, Lã Bất Vi bảo hắn rằngL sau khi xong việc còn có thưởng. Ngày hôm thi hành, khoảng đất trống trước ngục giam có rất nhiều người tập trung ở đó. Cùng với tiếng hò hét “Dẫn Lao Ái ra” của viên đinh uý, Lao Ái bị trói gô cổ và chéo đánh sau lưng bị dẫn ra. Dưới sự áp giải của lính ngục hắn bị nhấc lên một tấm sàn. Lính ngục trói chặt chân tay hắn vào cột sàn. Lao Ái thì ngửa mặt lên trời không thể cựa quậy nổi. Vừng thái dương lơ lửng giữa thiên không như bị đóng đông chắc lại, phủ một vệ sáng loang lổ trước mắt Lao Ái. Cho dù Lã Bất Vi đã dặn dò Lao Ái rằng đó chỉ là đóng kịch thôi nhưng trong lòng hắn vẫn cứ nặng trĩu. Mặt trời khiến hắn bị lóa mắt, hắn không mở to được mắt mà chỉ có thể nhìn ti hí được thôi. Khi hắn nhìn thấy Khương Khoái tay cầm dao sắc từng bước một tiến đến gần hắn thì tim hắn dường như sắp sửa bật lệ tận cổ họng vậy. Hai bên lính ngục lách ra một nơi thật xa còn Khương Khoái thì bước đến trước tấm sàn thi án. Mồn hắn thì ngậm lưỡi dao sắc,hai tay hắn thì cởi đa khố của Lao Ái. Lao Ái nói như cầu khẩn mong hắn hãy để ý chứ dừng có cắt thật. Khương Khoái thì không để ý những lời đó mà đặt dao xuống phần bụng dưới chi chít những lông của Lao Ái và sau đó thì dùng sống dao ấn mạnh xuống một cái khiến cho Lao Ái sợ hãi dường như vỡ tim rách phổi kêu lên một tiếng: ái yo, Trời ơi! Khương Khoái nhanh tay nhanh mắt xối túi máu gà giấu trong tay áo vào giữa hai bên bẹn Lao Ái và làm một động tác kiểu cắt khoét rồi sau đó giơ cái túi dư đựng máu gà có vết máu hãy còn loang lỗ lên không trung lắc lắc mà gào lên rằng: “Cắt đi rồi này!” Đám đông vây quanh liền bung ra một trận gào thét. Vào một buổi chiều gió thu xào xạc, các cung nữ và hoạn quan trong điện Chiêu Thanh phát hiện ra trong đội ngũ của họ lại có thêm một đồng nghiệp mới: Người bạn mới này to cao vạm vỡ khác người, chỉ có điều anh ta bước đi có phần loạng choạng. Chính bởi đêm qua anh ta lại làm bạn với thái hậu một đêm. Thái hậu đùa vui vẻ đến mức anh ta không chợp mắt được một tí nào, nên ngày hôm sau tinh thần anh ta có phần hoảng hốt. Thế nhưng, điều đó lại chẳng có ai hay biết. Những người trong điện Chiêu Thanh chỉ biết rằng anh ta tên gọi Lao Ái, do phạm luật lệ nên bị tịch thân và trở thành hoạn quan hầu hạ thái hậu. Quả trên cột phía hiên cung điện lại có thêm một cái quả nữa. Trong mỗi quả có đựng dương vật của một hoạn quan. Sau khi hoan quan chết thì dương vật được đựng trong quả cũng được chôn xuông đất và như thế thì gọi là “hoàn thân”. Khương Khoái khắc trong túi nhỏ họ tên của Lao Ái đựng vào đó một nhánh cây khô của cây ô cựu mà chẳng ma quỷ nào hay biết. Mọi người thấy rằng Lao Ái nhẵn nhụi không có lấy một sợi râu. Điều đó đã để lại một ấn tượng đặc biệt sâu sắc cho những người trong điện Chiêu Thanh, họ đoá`n rằng có lẽ anh ta đã là hoạn quan từ lâu rồi. Chỉ có điều khi qua lại trong điện Kỳ Niên họ không nhìn thấy mà thôi. Mãi về sau, mọi người trong điện Chiêu Thanh mới biết lai lịch của Lao Ái. Trong ánh mắt chăm chú của mọi người, Lao Ái vừa mừng lại vừa lo. Hắn là hoạn quan thân chận của thái hậu rồi, ngoài việc hằng đêm hắn được đùa vui bỡn cợt thoải mái trong phòng thái hậu ra thì hắn còn khiến cho những người cùng nghề phải nhìn hắn bằng ánh mắt khác. Mà chưa biết chừng một ngày nào đó hắn lo lắng đó là cái thứ lúc mềm lúc cứng lúc Lao Ái lúc lắc giữa hai bên bẹn kia của hắn hãy còn đó – đó là cây cột cho hắn được yên thân gửi phận. Hắn sợ để lộ thiên cơ nên thường thót bụng lại để đi lại. Đặc biệt là khi cái thứ đó không được nề nếp thì hắn lại càng không thể sơ suất một tí nào. Lao Ái giả bị thiến nên khi ở bên Triệu Cơ được thăng quan tiến chức nhanh chóng. Khoảng 100 năm sau có một người bị hoàng đế thi hành cung hình (thiến) thật khi viết truyện về Lã Bất Vi, người này liền chú ý đến chi tiết giả thi hành cung đình hày và ông ta có viết rằng: “Thuỷ hoàng đế dần dần trưởng thành, nhưng hành động dâm loạn của thái hậu vẫn không ngừng ngớt. Lã Bất Vi sợ tình gian bị phát giác thì tai họa sẽ giáng xuống đầu ông ta nên ông ta đã tìm kiếm được Lao Ái người có dương vật đặc biệt to để làm môn khách cho ông ta và thường xuyên phóng túng hành lạc. Lã Bất Vi để thái hậu biết chuyện Lao Ái luồn dương vật của hắn vào bánh xe được làm từ gỗ cây ngô đồng và đẩy cho bánh xe đi để dụ dỗ thái hậu. Thái hậu nghe xong quả nhiên muốn giành lấy Lao Ái. Lã Bất Vi liền tiến củ Lao Ái đồng thời giả cho người tố giác ông ta về sai lầm so sơ xuất khi thi hành nhục hình. Lã Bất Vi lại bí mật nói với thái hậu rằng: “Có thể để Lao Ái giả thi hành phụ hình là hắn có thể phục vụ hầu hạ nàng ở hậu cung rồi”. Thái hậu liền ngầm tặng cho viên quan chủ trì nhục hình để hắn giả như đế để trị tội Lao Ái, nhổ hết râu ria của Lao Ái và để Lao Ái đội lốt thành hoạn quan. Và thế là Lao Ái có thể được hầu hạ thái hậu. Thái hậu liền thả sức thông gian với Lao Ái và bà ta rất thích Lao Ái”.