Hiểu biết các bí quyết hành sự dựa trên âm dương ngũ hành

Hoàng Đế nói với Tố Nữ rằng: "Ta cảm thấy mình khí suy nhược, khi giao hợp thì không đồng nhịp với người nữ. Bình thường thì lòng chẳng cảm thấy vui, lại luôn luôn lo sợ hồi hộp như sắp có chuyện gì nguy hiểm xảy ra cho mình. Tại sao vậy?"
Tố Nữ đáp: "Tất cả hiện tượng nói trên đều do âm dương không điều hoà mà sinh ra.Ââm dương không điều hoà vì sinh hoạt phòng sự không đúng cách. Nếu tinh lực của nữ nhân cường thắng hơn nam nhân thì chẳng khác nào như nước tạt vào ngọn đuốc, đuốc sẽ tắt; nam nhân không kham nỗi nên không còn hứng thú.
Nói cách dễ hiểu, sinh hoạt phòng sự như nấu nương thức ăn phải phối hợp diều hòa giữa lửa và nước mới có món ăn ngon. Nếu thấu triệt nguyên tắc trên và thực hiện được thì sẽ hưởng thụ sự lạc thú của nhân gian, bằng không thì thân thể trở nên suy nhược có thể đến tán mạng nữa. Lúc đó đâu còn gì vui thú nữa.
Bởi vậy nhân gian phải thận trọng trong việc phòng the, tránh đi ra ngoài nguyên tắc không đồng điệu nói trên."
GHI CHÚ:
Hoàng Đế là một trong ba vị vua thời thái cổ: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế. Tương truyền Phục Hy phát minh ra bát quái, nghiên cứu về âm dương ngũ hành. Âm dương là những thể đối nghịch nhau của sự vật như trời-đất, mặt trời-mặt trăng, nam-nữ, trắng-đen, ngày-đêm...
Phục Hy cũng là vị vua chỉ dạy cho nhân dân sự kết hôn. Trong việc phòng sự nam nữ, Phục Hy bàn rằng:" Trời (dương) chuyển từ phải sang trái, đất (âm) chuyển từ trái sang phải. Nam nhân trong lúc giao hợp, theo thuộc tính dương đó, chuyển động (sàng) sang trái trong khi nữ nhân chuyển động (sàng) sang bên phải,. Nam nhân như trời ở trên trùm phủ xuống dưới. Nữ nhân như đất ở dưới nghinh tiếp lên trên. Vị thế cơ bản của phòng the giao hợp là vậy, hai bên sàng ngược chiều nhau và trên thúc xuống, dưới hẩy lên".
Hoàng Đế vốn người thuộc lưu vực sông Hoàng Hà, là người lãnh đạo của mấy bộ lạc lớn tại đây. Theo sử, ông sanh sống vào khoảng 2.550 trước Công-nguyên, thông tuệ, đã phát kiến ra kim chỉ nam, đã quan sát được sự vận hành của Thái dương hệ. Trên mặt đất thì ông quan sát về những dấu vết để lại do cầm thú chim muông từ đó xác định phái đực cái của từng con. Về nhân văn, ông thiết lập ra hệ thống chữ viết của người Trung Quốc thời đó. Nhờ sự phát minh này, người Trung Hoa mới bắt đầu ghi lại các chuyện xảy ra chung quanh mình lưu truyền lại cho đời sau.
Về Y khoa, Hoàng Đế và sáu vị y sĩ trong nhóm Chi-Bách hoàn thành một bộ Bách Khoa Y-Học có tên là "Y học trọng điển" mà "Hoàng Đế nội kinh" là một quyển ở trong bộ đó. Chi-Bách và những vị danh sư lúc bấy giờ là những người cố vấn của Hoàng Đế về những vấn đề y dược và là y sĩ của Hoàng Đế.
Hoàng Đế có nhiều cung nữ nhưng giao hợp không đúng phương pháp cho nên khi niên tuế vào độ ngũ tuần thì thầnsắc suy nhược không còn tráng kiện nữa. Ôâng mới đi hỏi Chi-Bách và Tố Nữ về cách thế giao hợp dúng cách để khỏi suy nhược thân thể. Trong sách Hoàng Đế nội kinh, thiên "Thượng cổ thiên chân luận"có ghi sự vấn kế nầy như sau:
"Trẫm thường nghe người thời xưa sống hàng trăm năm mà động tác (tình dục) không suy yếu. Người thời nay tuổi mới vừa khoảng năm mươi mà động tác (tình dục) đã suy nhược...".
Chi-Bách đáp rằng: "Người xưa sở dĩ được trường thọ vì họ hiểu thấu đáo đạo âm dương, từ đó chuyện gối chăn được thực hành hợp lý. Lão tử nói: "Vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa". Bốn mùa, trời đất, âm dương, con người phải "thuận theo" đó là nguyên tắc cơ bản của sống còn, nếu nghịch lại hay vi phạm nguyên tắc tự nhiên này thì sẽ sinh ra rất nhiều tai hại. Ví dụ như nguyên tắc xuân sanh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng (muà xuân gieo mạ trồng lúa, mùa hạ lúa lớn, mùa thu gặt lúa, mùa đông gặt lúa cất vào kho). Nếu bây giờ không thuận theo mà mà mùa thu hay đông lại gieo mạ trồng lúa thì lúa sẽ khô chết, không lớn lên được.
Tố Nữ trả lời như sau: "Vấn đề Hoàng thượng đưa ra đó, giải đáp trả lời có thể căn cứ theo thuyết âm dương ngũ hành. Như tính nước cực mạnh sẽ tiêu diệt được tính lửa, đó là nguyên tắc gây ra thể lực suy yếu ở người nam. Trong trời đất có năm yếu tố chánh (ngũ hành) là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Chúng tương khắc nhau là mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ... cứ như vậy mà tuần hoàn mãi mãi.
Vậy thì nếu thuỷ tính (nữ nhân) quá mạnh thì dễ hại tới hỏa tính (đàn ông). Mặt khác trong lúc giao hoan cao trào tuyệt hứng của đôi bên so le thì cũng gây nên hậu quả không tốt.
Một điều nữa là nam nhân sau khi xuất tinh xong quá mệt lăn ra ngủ, trong khi đó nếu nữ nhân chưa hoàn thành cao trào, còn đầy cảm hứng thì hậu quả sự bất hòa hợp nầy là một bệnh trạng cần phải sửa đổi hay chữa trị.
Nay Hoàng Đế sớm xuất tinh, suy nhược động tác (tình dục) là vì không hiểu biết sinh hoạt phòng sự một cách bình thường. Hậu quả là không cảm thấy thống khoái mà là một trạng thái mệt mỏi. Tất cả vì Hoàng Đế không thông hiểu thuỷ tính và hỏa tính, không thông hiểu tệ quả của bất điều hòa âm dương."
GHI CHÚ:
Bác sĩ Kim Soai cho rằng sau khi bắn tinh xong, nam nhân từ trạng thái sung sướng cực độ trở về trạng thái không còn cảm giác và rất buồn ngủ. Bởi vậy mới có nhiều trường hợp bẽ bàng trong đêm tân hôn. Trước đó thì nữ nhân e dè, sợ sệt, nam nhân "hoa ngôn xảo ngữ" để được tiến hành, nhưng khi xong phần mình liền lăn ra ngủ đuốc hoa bỏ đó mặc nàng nằm trơ khiến cho cô dâu từ đó có một tâm trạng chán sợ chuyện chăn gối ái ân, có thể thành bệnh lãnh cảm sau nầy.
Bác sĩ Kim Soai cũng cho biết là âm đạo càng được dương vật cọ xát, người đàn bà càng cảm thấy sướng thú hứng tình đến nỗi muốn từ chối ái ân vì một lý do nào đó cũng không thể nào từ chối được. Điều xác định nầy phù hợp với lời của Tố Nữ nam nhâm hỏa tính, nữ nhân thủy tính. Khi nước dâng lên cao (nước nôi tràn đầy đầm đìa) lửa bị tắt (bắn khí, xìu, mệt). Khi nước bị lửa đun sôi (cọ xát, chọc, đâm) thì nước sôi ào ạt, phùn phụt...