Mãi tới khi gió giật cái nón két củ tôi ném xuống dòng kênh, tôi mới hiểu, tại sao đi thăm lúa lại cần dẫn theo con chó Mực. Cái nón ấy còn chưa kịp ướt hết thì đã nằm gọn trong miệng con Mực, vừa theo lệnh anh Lức, từ trên ghe máy đang chạy, lao ngay xuống nước. Mực bơi vào bờ kênh, đợi cái ghe ghé vào là lại phốc lên, đưa cái nón cho anh Lức để anh Lức vắt khô, đội lên đầu tôi rồi nó đứng ở ngay mũi ghe lắc đầu lắc đuôi làm nước bắn tung tóe, như muốn chia sẻ cuộc tắm mát tới mọi người đang có mặt trên ghe.Nước bắn cả vào anh gà trống đẹp mã đứng trong cái bội gần đó. Gà gân cổ gáy te te, không biết là khen ngợi trò xiếc trả của rơi vừa diễn ra hay quát mắng cái kẻ vẩy nước vào mình. Tôi nhìn con gà, hỏi cậu Hai, ba của anh Lức. Cậu Hai. Mình mang gà theo để nó mót thóc rơi phải không?Lúa mới sạ, còn đang xanh mạ, thóc đâu mót. Nó theo vào chơi văn nghệ thể thao với thằng Lức, thằng Cối.ủa! Gà mà...Thì gà. Cứ vô đó rồi biết.Vô đó là vào tới cánh đồng nằm dưới chân hòn Vọng Thê trong dãy Bảy Núi để làm lúa. Còn tôi theo chơi. Tôi đã từ thành phố về quê nghỉ Tết con chuột nhưng người làm công việc đồng áng thì vẫn còn làm cho tới ngày giao thừa. Má xin cho tôi theo vào thăm lúa rồi trèo núi Vọng Thê để được nhìn dấu chân tiên in trên đá núi như tôi vẫn nghe kể.Từ nhà ông ngoại vào tới đó đi mất nửa ngày ghe máy. Tới nơi thì trời đã tối. Những người đã vào đồng từ trước đốt đuốc lá dừa để nghe tối thấy đường cập vào. Trong ánh đuốc, ẩn hiện một dãy trại nối dài trên bờ kênh. Có ttrại mấy dì mấy cô đang ngồi chuyện gẫu quang một rổ củ kiệu, miệng nói tay lặt kiệu thoăn thoắt. Có trại mấy anh mấy chị đánh bài tiến lên. Trong ttrại của cậu Hai tôi, anh Cối và mấy người bạn đang ca vọng cổ. Tiếng ghi ta từng tưng lâu lâu lại được điểm nhịp bằng cách gõ hai cái muỗng vào nhau giả làm tiếng song loan.Tôi nằm nghe đàn ca rồi ngủ lúc nào không hay. Ngủ nóp. Thú lắm. Mỗi người chui vào một cái túi đang bằng cọng lác, ấm và thoáng. Một cái nóp thôi nhưng khi đã có hơi người thì thành chiếu, thành mền, thành mùng...Sáng ra mới hay, ngay bên kia bờ kênh đã là đồng lúa xanh. Tất cả xuống đồng, người nào cũng có việc. Làm cỏ, xịt thuốc, thăm bẫy chuột, đổ lợp cá... Có người đi xa hơn tới những nơi đất còn bỏ hoang kiếm rau muống đồng.Tôi được theo anh Cối đi chăn một trăm con vịt. Vịt đã vào đây trước cả tháng, thuộc đường hơn tôi, hơn cả con Mực cứ muốn vượt lên phía trước dẫn đường. Bầy vịt có hàng có lối, ngoan ngoãn theo cây sào chỉ huy, vừa mò cua bắt ốc vừa ca cạc cạc, lại vừa múa theo kiểu vịt, chổng Văn nghệ gà vịt cậu Hai nói là màn này đây. Thế còn thể thao?Đó là chuyện đá gà. Sau bữa cơm trưa, gà của anh Lức được mời so cựa với gà của chú Tám Nước Màu. Mọi người xúm vô, hò hét còn hơn coi đá banh. Chỉ con Mực là khinh khỉnh không thèm coi, nằm gác cằm lên hai chân, ngóng về dãy Bảy Núi.Ngay chiều hôm ấy cậu Hai bảo anh Lức nghỉ việc đồng, dẫn tôi lên chơi núi Vọng Thê. Trèo bở hơi tai mới lên được đỉnh núi, nơi có dấu chân tiên. Đủ cả dấu gót và năm ngón nhưng sao chỉ có một bàn chân? Con Mực nhảy vào đánh hơi rồi hướng lên cao sủa một tiếng "gâu". Chân kia chắc là phải co lên trước khi vỗ cánh bay về trời.Thiêng thật, ướm chân mình vào dấu chân tiên, lúc xuống khỏe thấy rõ, không mệt như lúc lên. Trên đường xuống, ghé chơi chợ núi, anh Lức lại mua cho một chục (chục Châu Đốc) mười sáu trái thị.Thị thì tôi mới chỉ được nghe trong chuyện Tấm Cám, bữa nay mới được thấy được cầm vào, được ghé mũi hít hà. Anh Lức bảo, thị ăn được đấy, nhưng không dám đâu, dấu chân tiên còn rành rành trên kia, ăn vào ngộ nhỡ... Tốt nhất là cứ mang về để bà ngoại bày mâm ngủ quả Tết này.Đi làm lúa vui thiệt đó! Ước gì Tết hoài để tôi được ở lại đây cho tới mùa lúa chín.