1. Mỗi lần nó bước vô quán Karaokê là cô tôi cứ run như cầy sấy. Rót nước, mời thuốc, dạ dạ thưa thưa không ngớt với một thằng chỉ đáng tuổi cháu của mình. Ngồi trong phòng máy mà tôi tức muốn sôi gan. Giá mà có thể thì tôi đã cho nó một trận. Cô tôi bảo tôi: "Mày mà hở răng một tiếng là nó quậy cho tắt bếp, thanh niên với nhau dễ sinh chuyện lắm!" Mà cũng phải, đụng tới mấy tay anh chị như nó thì chẳng khác nào nhảy vào lửa. Đành ngậm bồ hòn làm ngọt vậy!
Nó đập tay xuống bàn đánh ầm rồi kêu tính tiền. Tụi đàn em nó lao nhao:
ĐDể đótụi em. Chuyện nhỏ mà. "Ăn nhậu gì!"
-Không được- Nó dằn gio.ng-bữa nay tao bao. Tụi mày cứ hát hò thả ga. Thằng nào chán thì "out".
Nói xong, nó móc túi lôi ra một xấp tiền dầy cộm ném xuống bàn rồi cầm chiếc micro lên và..."Nơi em về có vui không em? Nơi em về trời xanh không em? Ta nghe nghìn giọt lệ rớt xuống thành hồ nước long lanh..." Không hiểu vì đó là bài hát mà tôi yêu thích hay vì chất giọng trầm ấm, nhiều tâm sự của nó mà tôi thấy mình dịu hẳn. Tôi thấy nó thật hiền. Hiền như chưa một lần biết quậy phá, hiền như chính cái tên của nó: "Thằng Út!"
2. Một tuần... hai tuần... Nó không đến. cô tôi yên tâm hơn. Thiếu nó, tụi đàn em của nó hiện nguyên hình những chàng công tử con nhà giàu vốn dĩ hiền lành mà lại thích lối sống "xã hội đen" trong phim Hồng Kông. Tôi thì lại thấy vắng, thấy nhớ... Cũng dễ hiểu thôi, tất cả những gì tốt xấu một khi đã trở thành thói quen rồi thì khó có thể dứt bỏ một cách dễ dàng được.
3. Đã bốn ngày ở cái làng dân tộc này rồi mà tổ chức thực tập của chúng tôi vẫn chưa sưu tầm được một câu chuyện cổ hay một bản trường ca nào của dân tộc ở đây.Thúy và Phụng cứ cuống cả lên. Tôi đâm lo, cứ theo đà này thì sẽ chẳng có bài để mà nộp.
Tối. Làng im vắng đến ghê người. Gió vi vu thổi. Xa xa thấp thoáng những ánh đèn hắt sáng từ những ngôi nhà rộng của bà con dân tộc. Đi cả ngày mà chẳng thu được kết quả nào, tôi quyết định đi ban đêm. Vì ban đêm bà con dân tộc mới có ở nhà mới rảnh rỗi mà ngồi kể chuyện cho tôi nghe được. Thúy và Phụng sợ ma nên tôi đi một mình. Ngang qua một mái đồi heo hút gió, một ngôi nhà nhỏ với những ánh đèn hắt sáng - Có lẽ dân làng đang họp! Vào liều vậy, biết đâu già làng đang kể chuyện cho con cháu nghe cũng nên. Cửa để ngỏ. Tôi bước vô và ngỡ ngàng khi nhận ra nó: Thằng Út.
Nó đang cầm quyển sách đứng trước những mái đầu đang cặm cụi trên trang giấy. Những đứa trẻ người dân tộc đen đúa bên ánh đèn dầu mờ mờ sáng ngước lên nhìn tôi, ngơ ngác. Nó cũng chợt nhận ra tôi, lúng túng rồi gọi khẽ: " Anh Quang!"
4. Chúng tôi ngồi thâu đêm bên đống lửa giữa rẫy cà phê bạt ngàn. Trước mắt tôi bây giờ nó không còn là một thằng chuyên quậy phá, say sưa mà nó là một thầy giáo. Thầy giáo của một trường, của một lớp mặc dù tổng số học sinh chỉ không quá mười. Tôi cảm thấy vui vui khi nhớ lại những dòng chữ trên nhãn vở của một học trò mà lúc nãy tôi đã đọc được: " Trường thầy Út. Lớp thầy Út".
-Bao giờ Út về? - Tôi hỏi.
-Mình cũng chưa biết nữa. Mà về làm gì? Bố mẹ thôi nhau rồi chẳng biết ở với ai. Nó dừng lại, đốt một điếu thuốc rồi tiếp: Khổ nỗi về thành phố không có việc gì làm, rảnh rồi lại đi quậy phá, chơi bời... Chán lắm! bạn bè bây giờ đứa thì có công ăn việc làm ổn định, đứa thì sắp ra trường, sắp làm ông này bà no.. Chỉ có mình là chẳng giống ai! Mà phải chi hồi đó bố mẹ đừng thôi nhau thì... mà cũng do mình nữa...
Nó bỏ lửng câu nói, ánh mắt xa xăm dõi vào đêm như đang lục lọi, tìm kiếm điều gì. Ánh lửa le lói. Những hòn than rực hồng vẫn không đủ sáng để tôi nhìn rõ khuôn mặt nó. Nhưng ánh mắt dịu vợi, sâu thẳm của nó gợi cho tôi liên tưởng đến một quãng đời hạnh phúc đã xa. Phải chăng khi đau khổ con người vẫn thường nghĩ về quá khứ, mơ về những gì đẹp đẽ, ấm áp và thân yêu nhất của mình?
Đêm sâu. Trăng hạ tuần nhàn nhạt trải dài trên rẫy. Đống lửa sắp tàn, thỉnh thoảng một cơn gió thổi qua, nó bùng lên, uốn éo một điệu múa lạ rồi chợt tắt. Đêm hoang sơ. Hương đêm ngai ngái. Những chùm hoa cà phê mờ mờ trắng rung rinh trong đêm. Màu hoa ấy, mgồi cả đêm nay bây giờ tôi mới thấy.
Út đứng dậy, cho thêm củi vào lửa. Những cành củi cháy nổ tí tách, thơm thơm mùi lá rừng.
- Mà ở đây - Út nói - Ngày đi rẫy, tối về dạy cho tụi nhỏ. Vui lắm! Mình còn học được cả tiếng K' Ho nữa đấy. Bây giờ mà bỏ tụi nó cũng không đành.
5. Tôi gối đầu lên tay, miên man nhớ lại những ngày Út sống ở phố. Những ngày đó Út đã từng sống với "luật rừng", ăn chơi trác táng. Còn giờ đây, khi sống giữa núi rừng cao nguyên, sống giữa bản làng người dân tộc thì Út lại về với phố, về những gì tốt đẹp của chính mình. Phải chăng những điều tốt đẹp đó đã bị ngủ quên bởi nỗi đau trong tâm hồn để rồi được đánh thức bởi nỗi buồn của vùng cao nguyên hoang sơ này?
Đêm tàn. Tôi nhắm mắt mơ màng. Tiếng chim đêm cuối rẫy vọng lại khắc khoải. Gió thổi lành la.nh. Tôi biết với Út bây giờ vấn đề không phải là một việc làm ổn định, một tấm bằng đại học hay một cái gì khác đại loại, mà chính là sự hòa hợp của hai mảnh vỡ trong tâm hồn.

Xem Tiếp: ----