Ngồi trong căn nhà mới, trần nhà trơ những xương gỗ sàn không mấy kỹ thuật. Vĩnh chịu yên lặng mang nỗi buồn từ căn nhà quê nội, từ khi ba anh tục huyền. Ba anh không còn là người cha của những đứa con mất mẹ nữa. Ba anh cho sự lấy thêm bà lẽ là điều cần thiết. Vĩnh thấy đôi mắt hối hận của ba anh trong những ngày sau này cho anh thấy sự rõ rệt hơn khi ba đứa con nữa ra đời. Vĩnh không trách cứ điều đó nhưng tự dưng thay vào sự oán hờn Vĩnh đã thấy thương ba hơn.
Cứ mỗi lần đến thăm ba và người dì tại căn nhà cũ nơi miền quê, cứ mỗi lần gặp những đứa em còn lại đó, Vĩnh nghĩ ngay đến tương lai của từng đứa em, Vĩnh không làm ngơ trong vai trò anh cả. Một phần Vĩnh làm sao trong vai trò này anh cũng chưa định rõ. Anh biết chắc anh phải có bổn phận khi ba anh nằm xuống.
Tiếng Vĩnh nói với ông Quảng nhìn trên trần nhà:
- Có thể chú ấy đang mang bệnh, những kẻ điên thường hay lý luận như một triết gia.
Ông Quảng vẫn ngồi yên trên ghế, tay cầm chiếc đóm giấy vẽ nguệch ngoạc trên bàn nói vẻ giận dữ:
- Anh có thể hiểu và bênh đỡ cho em, cho anh ấy… mà anh hiểu tôi trong những ngày sau này. Nhưng anh có hiểu cho tôi không, tôi đang lấy công việc trong xứ đạo làm nguôi ngoai, những gì chất chứa trong lòng. Tôi già rồi cần gì sự thế gian nữa.
- Con xin lỗi. Ba cứ nói, chú đã làm gì ba phải buồn.
- Cũng như ngày anh mới đầu.
Vĩnh đã bị gợi tự ái nổi dậy. Vĩnh đã muốn nhắc đến sự tính tóan lầm lẫn của ba, ngược lại ông Quảng chẳng hề buông tha. Ngay cả chính Vĩnh, sự thù hằn giữa ông Quảng vẫn còn được niêm yết như một báo cáo nơi tâm hồn ông, Vĩnh không tha thiết cần ba mình thấu hiểu tâm trạng của đứa con trai trong gia đình khi ông tục huyền vội vã, nhưng Vĩnh nghĩ dầu sao sự đã rồi, ông nên nhẹ nhàng âu yếm hơn với những đứa em của Vĩnh.
Ngồi ngay trước mặt ba, Vĩnh mường tượng đến cảnh dì ghẻ con chồng, Vĩnh quay nhìn ông định nói một lời bào chữa cho em, nhưng lại thôi, tính thói thường của ông Quảng là cai trị, làm Vĩnh lại đưa không khí im lặng đến.
Điều ông Quảng đã làm phật lòng Vĩnh nhất là các em đã lớn, dù lý hợp, giáo quyền hợp, ông Quảng gần bẩy chục, ông cưới vợ hai khi giỗ mẹ Vĩnh tròn trăm ngày. Ông Quảng cũng vì việc đó ông ghét Vĩnh.
Ông nhìn sâu vào góc nhà nói như phân trần:
- Hôm nay đến thăm nhà mới của anh, tôi cũng kể cho anh nghe sự khôn ngoan của em anh cũng là con tôi, tôi thành thực kể cho anh nghe không ác ý. Anh thử xem trong một buổi trẻ con đang chơi kể cả đứa con của dì, thằng Thêm, con Minh chúng chơi với nhau, trẻ con thường gây gỗ thế mà anh đâu thấy sự khôn ngoan của em anh. Nó chụp lấy tay thằng Thêm khi dỗ thằng Thêm nín, em anh nói một câu tôi cho rằng đã khôn ngoan: “Thằng này mày nín ngay, thế nào cũng có một ngày tao chặt của mày một cánh tay.” Đó là sự khôn ngoan của em anh đó. Tôi đồng ý nó đang điên, nhưng nó đã khỏi rồi.....
oOo
Vĩnh thực sự im lặng cho đến khi ông Quảng bước ra sân rời khỏi mái nhà mà chàng vừa dọn đến. Chàng cũng khóa cửa lại đi ra phố tìm sự thanh thản.
Vĩnh nhớ lần Dung đến thăm, không còn nỗi nhục nào cho bằng. Lần đó ông Quảng kết án Dung, không chấp nhận cho Vĩnh điều mà lòng mình mơ ước, Vĩnh phản kháng vô vọng khi Dung ôm mối hận ra về, mối hận người thiếu phụ ra đi cầu chồng. Từ ngày gặp gỡ buồn đau đó Vĩnh chưa gặp lại để phân bua. Vĩnh phản kháng đập đồ đạc trong nhà rồi ra đi khỏi nhà sáu tháng trời. Vĩnh cứ nghĩ lại phải bước về căn nhà khốn cùng này.
Chiến tranh lạnh trong nhà cũng bắt đầu từ đó, gia đình ngoài Vĩnh còn bốn đứa đứa em, thằng tư bị bệnh điên khởi phát từ ngày nhà mới, và bà dì ghẻ chính thức bước chân về ở hẳn căn nhà sát đấy.
Theo Vĩnh nghĩ sự việc xảy ra như một cuộc đảo chánh tâm hồn nên không một sớm một chiều mà thay đổi hẳn cách suy tư được, câu chuyện làm ông Quảng thay đổi hẳn tính tình.
Nhưng đó lại là điều ưu phiền nhất trong vùng suy tư riêng của Vĩnh.
Vĩnh lẳng lặng bước vào xóm vui của đàn ông để tìm điều gì khác thường nhật.
Trong xóm người lao động, gần gốc cây me là trung tâm điểm, Vĩnh chọn một cô gái có sơn móng tay lòe loẹt đang ngồi trên chiếc ghế chờ khách. Đã cò lời mời chào xoắn lấy:
- Đi khách chứ anh?
Vĩnh gật đầu đi theo cô gái vào trong căn phòng ẩm thấp. Tấm drap trải giường không còn là mầu trắng tinh khiết nữa, nó ngả như mầu trứng gà. Vĩnh không thấy hứng thú gì, bên tai vẫn còn lảng vảng những câu nói, những trận roi đòn, tất cả đối xử, thương yêu giận hờn khi Vĩnh còn là đứa trẻ con. Tất cả ngần ấy thứ ăn sâu vào tiềm thức, khi không còn níu được tình cảm trong gia đình nữa.
Vĩnh chỉ còn suy nghĩ. Vĩnh nắm xuống bên cạnh người con gái đã trút bỏ tất cả những tấm vải. Vĩnh vẫn nằm nguyên móc thuốc ra hút để mặc người con gái ôm choàng và dục:
- Anh... đi... đi! Cô gái có vẻ còn e thẹn.
Vĩnh không biết phải làm gì thêm cho qua đi hết những những ý nghĩ vẩn vơ ám ảnh, đã đến đây rồi về. Vĩnh hỏi cô gái khi mắt đã quen với bóng tối:
- Em tên gì?
Người con gái đáp không thẹn:
- Tên T.
- Em làm nghề này bao lâu?
- Bảy tháng.
- Ai đến cũng hỏi câu đó tương tự rồi thôi? Anh ạ.
Vĩnh không trả lời, tự kéo tấm drap đậy lên thân thể cô gái rồi đi ra, không nuối tiếc, không ham muốn nào đưa đến. Người con gái chờ đợi một điều khác nơi Vĩnh nhưng khi thấy Vĩnh sửa lại quần áo bước đi Vĩnh đưa cho cô gái tờ giấy bạc bỏ trên chiếc drap trên thân thể làm cô gái cất tiếng khóc phía sau.
Nhiều khi Vĩnh thấy mình tàn nhẫn một cách vô lý và cười to cho vơi đi bớt phiền não đang vây quyện ray rứt trong tâm hồn.
Từ lâu Vĩnh thấy mình để ý đến bao nhiêu phiền muộn thì tất cả nó quấy nhiễu khôn nguôi, vậy thì mình tự nhiên vô tư quên đi như những cơn gió thoáng qua, tự đeo vào một bộ mặt lạ ngông nghêng như những con đường dất nằm đó chịu nắng như những cô gái tự để thân xác mình cho người khác dày vò, khi người khách nghiến ngấu thèm muốn sau lần để kiếm tiền nuôi chút sống nhục nhằn. Vĩnh cũng nghĩ đến sự khinh rẻ của chòm xóm đối với ba mình, người ta lên án hoặc vô tình hay hữu ý ông Quảng sống bình thản.
Và từ đó sự xa cách đến giữa ba và con. Giữa Dung và Vĩnh, giữa cuộc sống mới và cũ.
Vĩnh thấy tội nghiệp người con gái tên Tôi trong xóm nghèo chui rúc. Nhà người con gái không phải ở đó, Vĩnh cũng thấy buồn cho cả chính mình không biết tìm đến một nơi nào tìm sự yên ổn, có thể Vĩnh sẽ trở lại chỗ cây me tìm người con gái tên T. để an ủi, không một sự xa cách nào không có ý nghĩa nhưng ở Vĩnh không muốn xa khỏi mái nhà mà ở đó có hình bóng và di niệm mẹ mình đã qua đời, nơi đó có các em, có kỷ niệm ve Dung. Vĩnh trổ lại con đường với sợi nắng vàng về chiều. Vĩnh rất khó chịu. Vĩnh lại kéo cánh cửa bước thật nhanh sau người đàn ông. Vĩnh thảng thốt bước tới. Dáng lưng hao hao giống một người nào. Vĩnh xin lỗi thật nhẹ:
- Xin ông cho phép nhường tôi người con gái này, tôi xin chịu khoản bồi thường cho ông một người khác, xin ông vui lòng cho ạ.
Người khách càu nhàu và bước ra đi thẳng. Vĩnh thấy ái ngại nhưng cũng mặc. Vĩnh mở toang cánh cửa bước vào trong phòng im lặng như tờ không hề có một tiếng động nào khác. Vĩnh hồi hộp lạ thường bước tới cạnh giường ngồi xuống. Người con gái vẫn không lên tiếng chỉ nghe có tiếng thở nhẹ. Vĩnh hỏi tự nhiên:
- Sao em không dạn như những người khác?
Cô gái vẫn không trả lời. Vĩnh đưa tay quờ ra, người con gái vẫn ngồi cùng cạnh giường. Vĩnh không định gặp người con gái này, tìm người con gái tên T.. Vĩnh đề nghị một chuyện, chàng không muốn suồng sã ngay với bấy kỳ cô gái nào nhưng chàng thấy lạ. Vĩnh đứng dậy muốn đi ra vì biết rằng không phải tên T. bất chợt chàng quay lai hỏi:
- Em tên gì?
Cô gái không trả lời. Có tiếng khóc sụt sùi, Vĩnh bước tới kéo cô gái đứng dậy.
Một mùi thơm quen thuộc, đứng một lúc lâu Vĩnh mới nhớ ra một mùi thơm xa cách từ ngày Vĩnh rời khỏi căn nhà cũ, từ ngày sự liên kết giữa cha chàng không còn nữa.
Người con gái như đã nhận diện được người khách, nói trong nghẹn ngào:
- Em mới đến đây chiều nay.
Vĩnh ôm chặt người con gái trong vòng tay thật chặt:
- Anh theo em suốt bao ngày từ ngày nào đến nay mới gặp trong hoàn cảnh trớ trêu này.
Vĩnh phải nói dối để ngày nào sẽ phân bua chẳng muộn.
Người con gái kể lể thật nhiều về buổi chiều nay và những ngày qua, khi quyết định phải xa gia đình. Cũng như chàng bị cha phải đẩy đưa đến một ý thức hệ, nếu chàng không gặp cô gái mới đến làm buổi chiều nay đầu tiên, dáng thon nhỏ trong góc trí nhớ, và sự gặp gỡ ly kỳ này.
Trời gần tối có bóng hai người dìu nhau ra khỏi ngõ cây me.
Vĩnh đã tìm lại sự yên tĩnh trong giao điểm và tất cả những buổi chiều khác đến như cả mùa xuân tươi.

Xem Tiếp: ----