Đọc sách tôn-giáo của dân Âu Mỹ do chính họ viết nhiều khi người Việt thấy khó hiểu. Viết sách, dù cố ý hay vô tình, tác-giả cũng dựa trên nền-tảng văn-hóa của xã-hội mình; tác- phẩm có thể được người cùng xã-hội coi là bình-dị nhưng không vì thế mà dễ hiểu với những người khác. Ví-dụ ông Thô-ma Pên viết ở gần đầu Phần Thứ Nhất cuốn Thời-đại Lý-trí: "Tôi không tin tín-điều tuyên-bố bởi giáo-hội Do-thái, bởi giáo-hội La-mã, bởi giáo-hội Hi-lạp, bởi giáo-hội Thổ- nhĩ-kỳ, bởi giáo-hội Tin Lành, hoặc bởi bất cứ giáo-hội nào tôi biết", câu này quá sáng-sủa với người dân Tây-phương nhưng lại rất khó hiểu với đa-số người Việt.
Người Việt ta thường gọi đạo Giê-su là đạo Gia-tô; nguyên-nhân vì người Trung-hoa phiên-dịch chữ
Giê-su sang chữ Hán, người Việt đọc chữ Hán theo âm chữ nho thành
Gia- tô. Các tín-đồ đạo ấy tin rằng một ông thợ mộc Do-thái tên là Giê-su là chúa cứu-thế, vì vậy họ gọi ông là Giê-su Ki-tô nghĩa là
Chúa Cứu-thế Giê-su, có khi họ chỉ gọi ông là Ki-tô không thôi. Theo tín-lý đạo Giê-su, một
tín-điều hay
giáo-điều là một ý-kiến mà tín-đồ bắt-buộc phải tin là sự thật, không được phép thắc-mắc, thảo-luận; ai không tin là phạm tín-tội, khó thoát rơi vào địa-ngục. Tín-đồ thuộc Giáo-hội La- mã, tức giáo-phái đạo Giê-su của đa-số dân Pháp, Ý, Tây- ban-nha, bắt-buộc phải tin một tín-điều là Ma-ri-a là một trinh-nữ mặc dù bà đã đẻ ra Giê-su và nhiều người con khác. Trong văn-hóa Tây-phương, tín-điều là thứ quá quen-thuộc nên ai nghe thấy cũng hiểu liền; nhưng lịch-sử văn-hóa Việt- nam chẳng bao giờ nói đến tín-điều, vì vậy đối với đa-số người Việt, nó là một ý-kiến quá kỳ-dị.
Muốn hiểu danh-từ nọ phải nói dây-dưa sang danh-từ kia, như từ tín-điều nói sang tín-tội.
Tín-tội là tội trong phạm- vi lòng tin, tội này không nhất-thiết là tội với lương-tâm; ví- dụ người thờ thần Gia-vê mà thờ thêm thần khác là phạm tín-tội, vì lệnh số một của Gia-vê là bắt tín-đồ chỉ được thờ một mình mình thôi. Đa-số người Việt mở rộng tâm-hồn theo tam giáo nên có thể bàng-hoàng khi thấy trên đời có thứ thần ra lệnh như thế, có thứ tội như thế. Một tội với lương-tâm có khi không phải là tín-tội mà còn là điều được giáo-hội Giê-su khuyến-khích; ví-dụ trong cuộc Thánh-chiến Thứ Nhất, Thập-tự-quân giết dân Hồi-giáo, hầu hết là thường dân, kể cả đàn bà, trẻ con mà Thánh Be-na, giáo-hội La-mã đã ca-tụng [1] họ vì giết kẻ ngoài đạo là làm rạng danh Giê-su.
Giáo-hội Do-thái thờ thần Gia-vê, cũng gọi là thần Giê- hô-va và tôn làm Thiên-chúa. Giáo-hội Ki-tô cũng thờ Gia-vê nhưng còn coi Giê-su là Gia-vê giáng-thế. Giáo-hội này sớm bị chia-rẽ thành hai giáo-phái là giáo-hội Chính-thống hay Hi-lạp và giáo-hội La-mã hay Va-ti-can; giáo-hội La-mã có vua đạo gọi là giáo-hoàng đứng đầu. Giống như các tiểu-vương khác trên thế-giới, ông vua ấy cai-trị một mảnh đất nhỏ gọi là nước Va-ti-can, ông cũng có chính-phủ, có lính ngự-vệ. Nội-bộ giáo-hội Giê-su La-mã bị chia-rẽ, một phần vẫn giữ nguyên tên là giáo-hội La-mã, vẫn ở dưới quyền vua đạo; một phần chống lại vua đạo và tách ra thành các giáo- hội Tin Lành. Giáo-hội La-mã, giáo-hội Hi-lạp, giáo-hội Anh-quốc, nhiều giáo-hội Tin Lành khác nữa tranh nhau địa-vị, đều tự xưng là Công-giáo của đạo Giê-su. Vì có nhiều Công-giáo đạo Giê-su nên ta cần phân-biệt: Giáo-hội La-mã là phái Công-giáo La-mã hay phái Công La; Giáo-hội Chính- thống Hi-lạp là phái Công-giáo Hi-lạp hay phái Công Hi; Giáo-hội Tin Lành Anh-quốc là phái Công-giáo Anh-quốc hay phái Công Anh. Những người Tin Lành thường gọi giáo- hội La-mã hay Va-ti-can là giáo-hội Roman Catholic, tức Cơ-đốc Rô-ma. Không mấy người Việt-nam có thể ngờ rằng trải qua hàng bao nhiêu thế-kỷ, các giáo-hội Công La, Tin Lành thường thù-hằn nhau, chiến-tranh với nhau nhưng cả hai giáo-hội ấy đều diệt đạo Do-thái. Cuộc chiến ba bên bùng nổ năm 1991, tới năm 1995 vẫn chưa dứt ở Bô-sni là sự tranh- chấp giữa ba nhóm dân sống trên cùng mảnh đất, chỉ phân- biệt với nhau bằng tôn-giáo, dân Se-bờ theo Giáo-hội Công Hi, dân Crô-át theo Giáo-hội Công La, dân Bô-sni theo Hồi- giáo. Hồi-giáo thờ Thiên-chúa gọi là A-la; giáo-hội Thổ-nhĩ- kỳ thuộc Hồi-giáo.
Người Âu-châu chẳng những hiểu-thấu mà còn, tùy theo cá-nhân, bị câu nói "Tôi không tin tín-điều.." trên của Pên làm xúc-động tâm-hồn; xúc-động thế nào là tùy người. Người mộ đạo Giê-su thấy Pên dám nói không tin tín-điều của đạo mình có thể bực-bội. Người sùng-kính Giê-su có thể thù-ghét đạo Do-thái nên họ có thể buồn-phiền khi thấy ông kể đạo ấy ra ngang hàng với đạo của họ. Một số người Tây-phương, vì giầu lương-tâm, có thể cảm thấy đau-đớn, tủi-nhục khi đọc câu trên của Pên bởi lẽ nó gợi lại những trang sử đẫm máu về lòng cuồng-tín. Người khác văn-hóa đọc các điều như thế muốn hiểu cũng đã khó cho nên tâm-hồn không thể xúc-động giống như họ được.
Trong Phần Thứ Nhì tác-phẩm Thời-đại Lý-trí, khi thảo- luận về các sách Phúc-âm, Pên cho thấy Thiên-chúa bị giả-mạo là nói lên nhiều lời, ông viết: "Nhưng quyền-lợi của giáo-hội, được bó củi trợ-lực, đã đè bẹp sức đối-lập, cuối cùng đã dập hoàn-toàn mọi sự điều-tra"; "bó củi trợ lực" thật vô-nghĩa đối với những người Việt-nam chưa tò-mò nhận thấy bó củi làm gì trong lịch-sử Tây-phương. Giáo-hội Giê-su đã cấu-kết với các vua-chúa lập nên chế-độ thần-quyền độc- đoán đè-ép đời sống dân Tây-phương trong cả ngàn năm. Dân phải công-nhận thần Gia-vê là Thiên-chúa và Giê-su là Gia-vê giáng-thế rồi chết để chuộc tội cho nhân-loại, họ phải tuân theo luật-pháp dựa trên căn-bản Thánh-kinh Do-thái và Tân-ước. Các giáo-hội Giê-su và chính-phủ nhiều nước Tây- phương đã lập những Ban Tra Đạo để điều-tra, trừng-trị những người không tin đúng như các giáo-hội ấy muốn hoặc không ngoan-ngoãn phục-tùng. Nhiều người đã bị xử tử-hình, một phương-pháp giết là đốt trên đống củi, có khi kẻ hành-hình đốt nhỏ lửa cho tử-tội chết chậm hay to lửa cho chết nhanh tùy theo muốn sự trừng-phát tàn-khốc bao nhiêu.
Thời Cô-lôm-bu [2] tìm thấy Mỹ-châu, nhiều người Do-thái ở Tây-ban-nha bị Ban Tra Đạo đưa lên dàn hỏa. Trên đất Pháp, Đức, hầu hết nạn-nhân lại là những dân quê chất-phác theo đạo Giê-su. Khi y-khoa chưa tiến-bộ, người bệnh hi- vọng vào phép lạ của Giê-su, phép đuổi quỉ của các giáo-sĩ; vì niềm hi-vọng đó tiêu-tan, một số dân quay ra dùng bùa- chú, cúng-bái không theo cách-thức của giáo-hội đang thống trị họ. Ban Tra Đạo cho bắt-bớ, tra-tấn họ, buộc họ là phạm tội làm nghề phù-thủy. Biết bao nhiêu người bị thiêu sống, không-khí Âu-châu khét mùi thịt đốt. Một ví-dụ là dưới thời Giám-mục Philipp Adolf von Ehrenberg (1623-31), 900 người trong địa-phận Wurzburg ở Đức bị nướng chết. Cùng thời với vị giám-mục ấy, các giáo-sĩ Tây-phương bắt đầu nhóm lửa đạo Giê-su trên đất Việt. Năm 1615, giáo-sĩ Fran-xoa Bu-zô-mi, người thành Na-pô-li trên bán-đảo Ý, cùng giáo-sĩ Đi-ê-gô Ca-van-hô, người Bồ-đào-nha [3] làm lễ Mi-sa tại Đà- nẵng; đó là lần đầu tiên giáo-sĩ đạo Giê-su làm lễ ấy ở Việt- nam [4]. Ca-van-hô bị dân Nhật-bản giết năm 1624 khi họ tàn-sát đến tuyệt-diệt giáo-phái Giê-su trên đất họ. Cùng năm ấy giáo-sĩ A-le-xan Đờ Rốt [Alexandres de Rhodes] đặt chân lên đất Đường Trong, ông cho các thần người Việt ta thờ là quỉ hết và chê dân ta mắc một "tật mê-tín điên-rồ" là Khổng- giáo [5]; ông tuyên-truyền để dụ-dỗ dân ta theo đạo Giê-su La-mã.
Sau đây là mấy lời nói về tôn-giáo của dân Tây-phương để cống-hiến các độc-giả Việt-nam vốn sống trong nền văn-hóa khác. Vụ Ko-rét, vụ Jim Jôn [Jim Jones Koresh] cho thấy dân Âu Mỹ có thể tin đạo Giê-su tới mức nào. Phần Thánh-kinh đạo Giê- su nói về Cựu-ước và Tân-ước là những văn-liệu căn-bản của tôn-giáo họ. Vụ thảm-sát ở Ki-lan [Kirtland] cho thấy khi cuồng-tín người ta có thể làm ác mà vẫn thấy mình đúng. Phần các thiên-chúa và các chúa cứu-thế trong có thiên-chúa Giê-hô-va và chúa Cứu-thế Giê-su trình-bày về những thần và những người được coi như thần.
Chú thích:- [1] Durant, cuốn 4, tr.595
- [2] Christophe Columbus, 1492
- [3] lea, 2, tr.1131
- [4] Francois Bouzomi, Diego Carvalho Chappoulie, Tome 1, tr.23