Hồi 25
Bị bạc đải Trần Bình đầu Hán
Xem thủ thơ , Bành Việt dâng thành

Hạng Trang và Quí Bố cứu Hà Nội không kịp, kéo binh trở về tâu với Hạng vương:
- Chúng tôi phụng mệnh đi cứu Ân vương, nhưng đến nơi Ân vương đã bị bắt thành đã bị chiếm vì vậy phảỉ trở về phục mệnh.
Hạng vương vỗ án mắng:
- Ta sai chúng bay đi cứu Hà Nội việc không lo để đến nỗi thành mất đất không còn. Hà Nội là nơi thị trấn quan trọng, để cho mất là tội chậm trể của các ngươi không thể dung tha được.
Trần Bình đứng lên tâu:
- Hàn Tín dụng binh chẳng kém Tôn Ngôn dẫu hai tướng có đến kịp cũng không địch nổi. Ðại vương chớ nên bắt tội hai tướng. Nay tôi xin cùng với Phạm quân sư lãnh một đội quân thu phục Hà Nội, ngăn quân Hàn Tín, không cho tràn xuống phía Ðông, để Ðại vương an lòng đánh Tề, Lương. Lúc xong việc sẽ di binh về mặt Tây phá Hán.
Bá vương nổi giận nói:
- Lúc trước Ân vương cầu cứu, nhà ngươi cũng ở luôn bên cạnh ta, sao không được nửa lời! Nay Hà Nội đã mất rồi, còn tài nào khôi phục nổi nữa. Nhà 'người chỉ là kẻ vô dụng.
Nói xong đuổi Hạng Trang và Quý Bố ra, đồng thời cách chức Trần Bình.
Trần Bình lui về tư thất, suốt ngày hậm hực không an, mật sai bọn gia đinh thu xếp hành trang đưa gia quyến về Dương Vu, rồi một mình xách gươm lần theo đường nhỏ, nhắm hương Lạc Dương thắng đến.
Trần Bình đi suốt ngày đêm, không hề ghé nghỉ một nơi nào. Ðến chỗ nào đói thì dừng lại ăn rồi tìm khe uống nước, xong lại tiếp tục đi.
Cuộc hành trình cực nhọc như thế không biết đã mấy hôm. Lúc Trần Bình đến bờ sông Hoàng Hà thì trời đã sẩm tối, nước thu rào rạt, đêm thu lạnh lùng, bờ sông vắng lặng không có bóng ghe thuyền.
Trần Bình đi vòng sang cồn cát sau chân núi, bỗng thấy một con thuyền nhỏ lắc lư trên mặt sóng.
Quá mừng rỡ, Trần Bình lên tiếng gọi, chiếc thuyền ghé vào, đồng thời hai chàng thanh niên lực lưỡng trạc độ hai mươi lăm tuổi, từ trên thuyền nhảy xuống, nhìn Trần Bình hỏi:
- Khách đi đâu trong đêm vắng?
Nhìn qua tướng mạo hai thanh niên kia, Trần Bình đoán chắc là bọn thủy khấu, nhưng đã lỡ, không dám chạy trốn đi đau được, liền đáp:
- Tôi ở xa, đến đây tìm thăm người bà con.
Hai thanh niên vội đỡ Trần Bình lên thuyền.
Thuyền ra giữa vời, hai gã thanh niên nọ cầm dao, nói chuyện xầm xì, toan giết Trần Bình đoạt của.
Trần Bình ngồi trong khoang thuyền thấy rõ nguy cơ như vậy nhưng nghĩ thầm:
- Quả là bọn thủy khấu rồi! Ta đoán không sai.
Nếu không làm kế này để chúng giết mất mạng.
Nghĩ rồi cỡi quần áo, lướt ra nói lớn:
- Tôi dẫu là khách qua đường nhưng cũng biết chút ít nghề chèo, chống, xin ra đây để giúp sức, nhờ các ngài làm ơn cho tôi sang sông.
Hai tên hải khấu thấy Trần Bình cởi bỏ áo quần, liền vào khoang lục lạo một hồi, không thấy có bạc vàng gì cả liền bảo nhau:
- Tên này chi có một bộ áo quần và một thanh kiếm giết nó làm gì.
Nhờ đó mà Trần Bình khỏi chết.
Thuyền ghé bờ đã nửa đêm, Trần Bình không còn quần áo, thoát khỏi con thuyền nguy hiểm đó, cắm đầu chạy
Ðến một nhà hàng cơm, Trần Bình bước đến gõ cửa.
Chủ quán trông thấy Trần Bình trần truồng vội hỏi ngay:
- Có phải khách qua đò bị bọn thủy khấu cướp bóc chăng?
Trần Bình giả cách khóc lóc thảm thiết, nói:
- Tôi là người Hà Nam, sâng buôn bán ở đất Sở, nay đem lòng về quê, qua đó rủi bị quân cướp đoạt hết, lại giết mất hai đứa đầy tớ của tôi. Ðêm khuya xin ngài làm ơn cho tá túc, và cho tôi xin đỡ một bộ áo quần cũ để che thân, ơn ấy ngàn ngày chẳng dám quên.
Chủ quán thấy Trần Bình tướng mạo khôi ngô, ăn nói thanh nhã, liền lấy áo quần cho mặc, và đem rượu thịt ra đãi.
Bình ngủ nán nhà hàng cơm một đêm. Sáng hôm sau dạy sớm thẳng đến Lạc Dương, rẽ sang Hàm Dương, nhanh đến nước Hán.
Ðến Hàm Dương, Trần Bình trước tiên vào yết kiến bạn cũ là Ngụy Vô Chi, tỏ ý bỏ Sở về Hán, và nhờ Vô Chi tiến cử .
Ngụy Vô Chi lưu Trần Bình tại nhà, rồi đem việc ấy tâu với Hán vương.
Hán vương hỏi:
- Có phải Trần Bình năm trước ta đã gặp ở Hồng Môn đó chăng?
Ngụy Vô Chi nói:
- Tâu Ðại vương, chinh người đó.
Hán vương nói:
- Ta hoài vọng người đó đã lâu, ngay về đây còn gì quí hơn.
Bèn bảo Vô Chi đưa Trần Bình vào kiến.
Hán vương bước xuống nắm tay Trần Bình nói:
- Năm trước ta gặp Tiên sinh ở Hồng Môn, lòng háng thấp thỏm không quên nay lại được đồng triều, thực là ý trời định.
Trần Bình bái tạ, lòng vui khôn xiết. Hán vương phong Trần Bình làm chức Ðô úy, đêm ngày gần gủi bên cạnh không rời.
Chư tướng thấy vậy đàm luận:
- Một đứa trần truồng ở đâu trốn đến, chưa biết lòng trung hậu thế nào mà Chúa thượng đã cho làm đến chức Ðô úy, lỡ sanh biến thì thế nào?
Tùng đàm luận ấy thấu đến tai Hán vương, nhưng Hán vương vẫn trọng đãi Trần Bình như thường.
Một hôm, Chu Bột nói voi Hán vương:
- Trần Bình không phải là kẻ trung hậu Tôi nghe trước kia, khi còn ở nhà, hắn thường ăn cắp tiền của chị dâu, nay làm Hộ quân, ăn tiền của Chủ tướng, xem đó đủ biết hắn là người phản phúc, xin Ðại vương chớ dùng.
Hán vương nghe nói, liến gọi Ngụy Vô Chi vào trách.
Ngụy Vô Chi nói:
- Tôi tiến cử Trần Bình là người có tài, còn nếu Ðại vương nói đến người có hạnh thì nay có nhiều hiền như Vĩ Sinh, Ðại vương muốn dùng chăng?
Hán vương gọi Trần Bình đến nói:
- Tiên sinh trước kia thờ Ngụy, sau bỏ Ngụy về Sở, nay lại bỏ Sở về Hán. Người tín hạnh đâu làm thế? Vả lại tiên sinh còn ăn tiền của chư tướng nữa, hành động ấy ta thực không bằng lòng.
Trần Bình nói:
- Muôn tâu Ðại vương, hạ thần không phải là vật vô dụng, chỉ tùy ở người biết dùng bay không biết dùng mà thôi. Vua Ngụy không biết dùng nên tôi phải về Sở, vua Sở cũng không biết dùng nên tôi bỏ Sở về Hán. Tôi hằng được nghe Ðại vương là người khéo dụng, bởi vậy không ngại đường xa, treo non vượt sông đến đây. Song chỉ vì tôi trốn Sở, đi qua sông bị bọn hải khấu cướp bóc mất sạch, nếu không ăn tiền của chư tướng thì lấy gì chi dụng? Thiết tưởng, điều đó chỉ là tiết nhỏ, mà việc hết lòng giúp vua dựng nước mới là điều lớn. Nay Ðại vương quở tôi ăn tiền, tôi không chối, nhưng những mưu kế của tôi vạch ra, Ðại vương có dùng được chăng? Nếu Ðại vương thấy tôi là bất tài xin cho tôi được phép đem thân trở về làng củ, thì tôi đội ơn Ðại vương không biết dường nào.
Hán vương nghe nói vội vàng xin lổi, lại hậu thưởng Trần Bình, sai cai quản các tướng. Và, cũng từ đấy không ai còn dám ganh tỵ nữa.
Hán vương đem quân vào thành Lạc Dương,truyền khắp trung sĩ mặc đồ trắng, kéo cờ trắng để tang cho vua Nghĩa Ðế. Suốt ba ngày, truyền hịch đi khắpthiên hạ.
Bài hịch như sau:
" Thiên hạ lập vua Nghĩa Ðê để trừ nhà Tần tàn bạo, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Nhà Tần đã trừ được, lại sanh ra một Hạng Vũ, tàn ác không kém vua Tần, khiến bá tánh chửa thoát khỏi cảnh tai ương. Tôi phát binh từ Quan Trung, thu quân ở Tam Hà, xin cùng vói chư hầu đánh Sỏ, hỏi cái tội giết vua Nghĩa Ðế "
Hịch văn truyền đi khắp nơi chưa đầy một tháng, binh mã các lộ kéo đến hợp nơi Lạc Dương hơn năm mươi vạn.
Chỉ vì một lời nói nhà lòng người qui hướng đến thế, đủ biết "thiên lý tại nhân tâm". Lời xưa bất hủ.
Hán vương cho triệu Hàn Tín đến nói:
- Nay các vua chư hầu đều đã họp binh ớ Lạc Dương hơn năm mươi vạn. Sức mạnh ấy có thể địch Sở được. Vậy Nguyên Soái củng nên tính việc Ðông chinh.
Hàn Tín nói:
- Muôn tâu Ðại vương, phép dùng binh phải nhắm tại nhân bản: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nay các chư hầu kéo đến qui phục, đó là được điểm nhân hòa, chiếm được Quan Trung, ấy là điều địa lợi, song năm nay thiên mệnh của Ðại vương chưa tốt, thiếu điểm thiên thời.
Ấy vậy, xin Ðại vương hãy nghỉ quân dưỡng khí, huấn luyện nhân mã, đợi đến sang năm sẽ cử sự. Tôi nhất thuyết phá Sở không khó. Ví bằng cử binh năm nay tôi thật không dám vâng mệnh.
Hán vương nói:
- Năm trước ta mới dùng Nguyên soái chưa đầy ba tháng, Nguyên soái đã khuyên ta Ðông chinh. Nay Quan Trung đã được, binh thế lại thịnh gấp mấy năm xưa, thế nay Nguyên soái lại rụt rè, thật ta không hiểu nổi.
Hàn Tín tâu:
- Ðại vương dẫu được Quan Trung, song chưa từng làu chiến với Hạng vương lần nào cả. Thế lực Hạng vương nay còn cường thịnh lắm, hiện đang đánh Tề, Lương, Yên, Triệu. Ta nên chờ cho các nước kia phân bớt sức mạnh của Sở rồi sẽ đánh. Như vậy mới cầm chắc sự thành công.
Hán vương thở dài nói:
- Dịp tốt không phải lúc nào cũng có, lòng dân không phải lúc nào cũng giử được. Nay Hạng Vũ đem quân chinh phạt chư hầu, chính là lúc ta nên thừa cơ mà đánh Sở. Nguyên soái đã không đồng ý với ta, vậy thì hãy đem bản bộ nhân mã trở về trấn thủ Tây Tần, để ta đi Ðông chinh. Nếu có điều gì nguy cấp, Nguyên soái đem binh đến cứu. Công ấy cũng chẳng nhỏ.
Trương Lương cũng đến khuyên giải, nhưng Hán vương nhất định không nghe.
Hàn Tín lại tâu:
- Hạng vương kiêu dũng thiên hạ vô địch, Ðại vương phải suy xét kỹ càng, chớ nên khinh địch.
Lịch Sinh nói:
- Ý Chúa thượng đã quyết, thế thì Nguyên soái ngồi ở nhà lo lắng sao bằng theo Chúa thượng cùng đi cho được chắc ý hơn.
Hàn Tín lắc đầu nới:
- Không được! Ðất Tam Tần mới thu phục, nhân tâm chưa định. Vả lại đó là căn bản, tôi cần phải trấn thủ, vạn nhất có điều gì bất lợi, thì đó là nơi dùng để quật khởi sau này.
Nói xong, đem ấn tín nộp trả cho Hán vương, rồi bái tạ, dẫn quân bản bộ trở về Hàm Dương trấn thủ.
Hán vương đem đại binh sang sông. Ði đến đâu, quận huyện đều quy phục đến đấy.
Khi gần đến Trần Lưu, Trương Lương tâu:
- Chủ cũ tôi bị Hạng Tịch giết, nay có cháu là Cơ Tín, hiện phủ dương nơi các nhà Công tử, xin Ðại vượng truyền hịch, dùng làm vua, trấn nơi Trần Lưu, tức cũng là một phiên trấn của nhà Hán ta vậy.
Hán vương nhận lời, sai Trương Lương cầm cờ tiết, phong Cơ Tín làm Hàn vương, lại chọn người hiền đức trong đám Công tử là Cơ Khang, phong làm Trần Lưu quan để giúp Hàn vương.
Trương Lương lãnh mệnh, và tâu:
- Tôi đi Trần Lưu độ một tháng sẽ trở lại yết kiến Ðại vương nơi Bành Thành. Nay xin Ðại vương lựa trong hàng tướng cử ra một người Nguyên soái để điều dụng.
Trương Lương đi rồi, Hán vương đem binh tiến phát, qua đò sông Hiệp Hà, quân sĩ tranh nhau sang trước chen nhau vấp ngã, hò reo âm ĩ, không kỷ luật. Chư tướng ngăn không được. Hán vương gọi Lục Giả và Lịch Sinh đến bàn:
- Ba quân không nghiêm lệnh vì không có Nguyên soái ta định lựa một người trong hàng tướng lập làm Nguyên soái. Nay chỉ có Ngụy Báo đáng làm chức ấy các người nghĩ sao?
Lục Giả nói:
- Ngụy Báo tính thực thà, sợ không đủ tài làm Nguyên soái.
Lịch Sinh nói:
- Trương quân sư vẫn thường khinh Ngụy Báo. Về Ngụy Báo cũng không được các tướng tin yêu, sợ khó lòng quản thủ ba quân.
Trần Bình tâu:
- Ngụy Báo là dòng dõi Ngụy vương năm đời làm tướng, môn hộ trọng vọng, so với Hàn Tín thì khác hẳn, lẽ nào không phục nổi ba quân.
Hán vương nghe lời Trần Bình, ngay ngày hôm ấy phong Ngụy Báo làm Nguyên soái điểm duyệt ba quân kéo thẳng đến Bành Thành.
Lúc ấy, Hạng vương đi đánh Tề, Lương, Yên, Triệu chưa về. Bành Thành hiện có Bành Việt trấn thủ Hán vương sai Lục Giả đem thủ thư đến dụ Bành Việt.
Bức thủ thư như sau:
" Hán vương thủ thư chuyển đến Bành túc hạ ngưỡng khán.
Hạng Vũ phản nghich, giết vua Nghĩa Ðế, trăm họ oán hờn, chánh sách lại tàn bạo, khiến sinh linh khốn đốn. Tướng quân vốn người trí dũng, sao chịu làm tôi kẻ tặc loàn. Ta cử binh đến đây cốt rửa thù cho vua Nghĩa Ðế giải ách cho muôn dân. Nếu tướng quân theo về Hán thì ngôi công hầu chẳng mất, tướng quân nên tự liệu. "
Bành Việt xem thư xong mừng rỡ, mở cửa thành ra nghênh tiếp. Hán vương vào thành, phủ dụ trăm họ. Ðoạn truyền Ngụy Báo chỉnh bị ba quân để phòng giao chiến với quân Sở kéo đến.
Tối hôm ấy, Hán vương vào cung nội, thu các bảo vật cùng mỹ nữ, và đặt tiệc rượu yết hội.
Ngu Tử Kỳ cứu được vợ Hạng Vũ là Ngu Cơ thoát ra khỏi thành, chạy về hướng Bắc.
Hán vương không đuổi theo, cứ uống rượu và hát xướng suất ngày.
Bấy giờ văn vũ, tướng tá đều không chịu ước thúc cùng Ngụy Báo.
Ngụy Báo tức giận đánh đập quân sĩ, và mắng nhiếc các tướng, do đó, lòng quân mỗi lúc một rời rã, biếng nhác.
Ngu Tử Kỳ hộ tống Ngu Cơ và gia quyến Hạng Trương đến Sở doanh, báo tin Bành Việt đã mở cửa thành đầu Hán, và hiện quân Hán đang mở tiệc vui say trong thành.
Hạng vương nổi giận hét như sấm:
- Lưu Bang lớn mật, dám chiếm kinh thành của ta.
Ta thề sống chết với Lưu Bang một phen.
Liền cấp tốc sai Long Thư và Chung Ly Muội lĩnh binh đánh Tề, còn mình dẫn ba vạn quân, ngày đêm đi miết về Bành Thành, cách mười dặm hạ trại, sai người đưa chiến thư cho Hán vương.