- Má về, Má về
Con bé tụt xuống cái băng đá trước nhà.Ðôi chân nhỏ như mọc cánh bay, cái đuôi gà mềm mại tung tăng theo từng bước chim non. Từ sáng sớm, Bé đã dậy, vừa xuống giường, vội vã ôm quần áo chạy xuống nhà bếp vào nắm tay bà Vú
- Vú, cho con thay quần áo mới đi
- Chờ chút đi con, nước ấm rồi Vú rửa mình cho con, xong mới bận áo mới được, cả người con khai rình hà.
Con bé tiu nghỉu ngồi xuống bên chân bếp, kiên nhần chờ Vú đun nước sôi, châm trà cho Nội, rồi pha nước lau mình cho Bé. Cái áo đầm bằng ren thêu, cái nơ viền sa ten trắng để cột tóc, Má mua cho Bé từ ngày đám cưới nhu để đền bù lại. Bé vẫn ấm ức trong lòng, tại sao ông Nội lại mang Má đi gả chồng?
Ðám cưới Má, là con gái út của ông Hương Cả, người trong làng đến mừng đông không đếm hết, ông thợ mã đã đến bông rạp từ mấy hôm trước, ông giống như vị tướng chỉ huy, hò hét, phân chia công việc cho mấy người thanh niên, người nầy thì lo chặt bẹ cây đủng đỉnh, chẻ làm đôi rọc bớt lá, người khác đốn cây chuối, bóc lấy bẹ. Trai tráng phụ giúp chuyện dựng rạp, sau khi sườn rạp làm xong là đến phần việc của ông, những cây cột bằng thân cây tràm, ông dùng các bẹ chuối che lại, bông đủng đỉnh kết thành màn, cắt tỉa thêm các bông hoa khác, treo lên chunh quanh thật lộng lẫy, cái bảng Vu qui đã là một tác phẩm tuyệt vời, hình hai con Phụng trông thật linh động, như đang xoè đuôi múa, làm bằng các thứ hoa quả, ai đi ngang cũng trầm trồ khen ngợi.
Bánh trái đã chuẩn bị từ một tuần trước, đủ các loại, bánh thuẩn, bánh bông lan, bánh sâm banh, mỗi thứ chứa trong các lồng kiếng xếp ngay ngắn trên kệ, dưới bốn chân kệ Nội cẩûn thận đặt tô chứa nước, đểû tránh các loại kiến đen chui vào ăn bánh.
Ngày cưới, họ hàng xa gần đến chúc mừng thật đông, con bé được mặc áo mới, chơi đùa cùng các anh chị em con Cô con Chú. Ðêm lạy xuất giá Má mặc áo hồng khăn voan mỏng, con bé mê mẫn nhìn, trong trí nhớ nhỏ nhoi, Má giống như bà tiên trong chuyện cổ tích. Rạng ngày, khi đoàn xe đến đón dâu, đậu một hàng dài bên cầu đình, đang là phiên chợ đông Nội không cho mang xe qua, dù là chiếc xe hơi nhỏ, mâm quả bọc giấy bóng đỏ rực rỡ, họ nhà trai xếp hàng dài đi như đám rước. Ðám cưới thật to, người làng chuyền miệng nhau, Con gái út của ông Hương Cả có khác, bấy lâu nay có đám cưới nào sánh bằng. Cô dâu dã từng đi học ở Sài Gòn, thướt tha mặc áo dài tân thời dài chấn gót, may lủ màu ngà vẽ bông dây, đội vòng hoa trắng với khăn voan mỏng như mây trờị Chú rể cũng là người có ăn học, làm việc trên toà tỉnh, vừa là họa sĩ, nhìn mấy bức tranh vẽ người vợ sắp cưới đang treo trong nhà, còn khéo hơn hoạ sĩ Lê Trung.
Chỉ tôi nghiệp con bé, khi nhìn thấy người đàn ông đáng ghét đến bắt mất Má đi thì khóc lóc nhào xuống đất, không kể gì chiếc áo đầm trắng nõn nà Vú mới mặc vào sáng nay, cái chùm nơ cột tóc rơi xuống, con bé cứ mặc kệ, chạy theo đòi Má, bà Vú phải vộ vàng chạy theo dỗ dành bồng trở về nhà. Con Bé giận dỗi bỏ ăn uống cả ngày.
Ba ngày phản bái, Má về thăm nhà, con bé hờn dỗi chui vào kẹt tủ, nhất định không chịu ra.Má đem cả một hộp kẹo vào nhử, con bé ôm hộp kẹo phụng phịu nước mắt lưng tròng. Buổi chiều, Má chuẩn bị về nhà chồng, con bé lại khóc lóc đòi theo, Má phải dỗ dành,
- Má đi vài hôm, cuối tuần Má sẽ về, ngoan, Má mua thêm kẹo cho con.
Má đi rồi về như đã hứa. Mỗi tuần, ngày thứ bảy, con bé lại hối Vú cho mặc áo mới để đi đón Má. Dù vậy, vẫn giận dỗi, nhất định không chịu theo người đàn ông kiạ Vú bảo không được hổn, thưa dạ, gọi ông ta là “ Dượng”, con bé chỉ gọi trống không, chứng tỏ thái độ phản kháng tiêu cực của trẻ con. Từ thuở đầu, khi người đàn ông sang làm quen, Con Bé đã linh cảm chuyện bất thường. Má đi đâu ông ta cũng đi theo, vào vườn bưởi, đi hái cam, hái mận, bơi xuồng vào Mương Khai theo cô đi coi xúc hến. Ngồi chuyện trò hàng giờ bên con rạch nhỏ nước trong. Hàng tuần, lại thấy ông mang theo giá vẽ, màu mực, ông vẽ Má mặc áo dài đứng bên gốc dừa, tóc Má bay bay, mặc dù không ưa ông, nhưng con bé cũng phải đồng ý, ông vẽ Má đẹp quá. Mấy bức tranh của Má, treo trong nhà, bức Má nhìn thẳng trước mặt, giống như Má đang mĩm cười kề cận, con bé nhìn hoài không chán mắt.
Má đi về hàng tuần được ít lâu, ngày càng thưa thớt, con Bé mòn mõi chờ trông. Rồi cũng quen dần với chuyện đi về bất thường. Khi nào Má về thì mừng rỡ. Có khi Má ở nhà ít lâu, không theo người đàn ông kia đi thì con béù lại sung sướûng mang mền gối tối tối chui vào ngủ với Má. Những đêm ngủ giật mình, quay sang ôm co å, sờ vào vai, thương Má hơn, sao mà Má ốm nhom vậy, bộ người ta không đủ cơm cho Má ăn? Những khi Má khóc âm thầm, nước mắt ướt cả áo gối, bàn tay nhỏ sờ soạn, nước mắt mặn trên môi, Bé ôm Má chặt hơn.
- Kho Cá hay nấu chè mà ngọt lừ.
- Dạ, lần sau con bớt đường lạị
Ba chỉ thêm vào nhẹ nhàng
- Không sao đâu con, lâu lâu đổi khẩu vị mà.
- Ông chỉ giỏi nói. Cá kho phải mặn. Kho lạt như vậy ăn bao nhiêu cho đủ. Sao không mua cá sặc cho rẻ, cá lóc mắc tiền, ăn ở phải biết tiết kiệm, nhà nầy xưa nay không quen kiểu xài phung phí, liệu mà tập tành.
Tâm lặng lẽ chờ Ba má ăn cơm rồi thu dọn mâm chén mang xuống cầu rửa, xếp vào chạn, bóng tối phủ dần, bầy muỗi đói vo v e, ngồi trên bộ ván gõ, tiếng nói đai nghiến vẫn theo bên long, tiếng ngoái trầu cồm cộp, âm thanh sắt đồng va chạm nhau. Ðọc trong sách vở, chuyện Mẹ Chồng con dâu, có nằm mơ cũng không nghĩ đến chính bản thân mình đang lâm vào cảnh tượng.
Ðang học, chuẩn bị mùa thi cuối năm. Ba lên Sai Gòn bảo thu xếp về que. Tâm bàng hoàng, chỉ còn mấy tháng thôi. Mối mai đến nhà qua lại tự bao giờ? Người chồng tương lai lớn tuổi hơn Tâm, đã ra đời làm việc, là con trai út cuả một ông giáo ở Long Xuyên. Rương tráp về quê, chuẩn bị theo chồng. Ngón tay thon thả còn chưa phai vết mực, xếp lại chiếc áo trắng thuở học trò mơ mộng. Bối rối khi gặp nhau, chuyện trò chưa quen nếp, han hỏi chưa tròn câu, đã phải khăn gói theo về. Những ngày đầu làm dâu, bài học đơn sơ vội vã, Mẹ dặn đôi điều, chị bày cho dăm ba cách, thức dậy nhóm bếp, đun nước pha tra ø, vào ra khép nép, chợ búa thưa trình... Ngôi chợ quê thưa thớt, hai bên dãy phố tò mò nhìn cô dâu mới ngượng ngập xách giỏ đi lên xuống, cân nhắc, món tiền chợ nhỏ nhoi, những người bạn hàng biết dại khờ, luôn kềm gia ù, Tâm cuối cùng lại phải rút tiền túi ra thêm vào cho có miếng ăn. Nghĩ đến Ba Má đã lớn tuổi, chén canh ngọt, miếng cá ngon. mỗi ngày là một chăm chú t, cố gắng học bài học làm dâu. Ba ít nói, món gì cũng khen, chỉ có Ma ù, mua thức gì cũng bắt bẻ, trầu không đủ vàng, cau non ra nước, Tâm đi vòng vòng chợ trên sang chợ dưới, dù cho khó khăn cách nào cũng không khỏi bị chê bai.
Thanh đi làm viêc trên Toà Tỉnh, hàng ngày về đến là nhà đã lên đèn, Tâm đón chồng, hai vợ chồng son lúi húi ăn cơm dưới ngọn đèn dầu leo lét. Chuyện trò nho nhỏ sợ kinh động giấc Me Cha. Sáng ngày sau khi Thanh đi rồi, Mẹ chồng lại mát mẻ xéo xiên. Vợ chồng chỉ có đôi chút thời gian buổi tối chuyện tro ø, gặp nhau, chưa kịp ăn uống xong bửa, đã bảo thắp đèn lâu, hao dầu tốn lửa. Tâm lẳng lặng vào ra làm công việc trong nha ø, im lặng như cái bóng, không dám kể lại cùng chồng, những đêm trăng sán g, xuống ngồi bên bến sông, nhìn dòng nước trôi lặng lẽ dưới chân cầu đúc, hình dung mái nhà thân yêu, con sông nhỏ sau nha ø, hai hàng dừa xanh rợp bóng. Càng không dám nghĩ đến bạn bè thân thương, chúng còn tung tăng cặp sách, mùa thi đến rồi qua.Cố gắng thu mình vào bổ phận, Tâm tủi thân, càng không muốn nghĩ đến tương lai.
- Mợ Tâm, sao Mợ không nói với Cậu lo tìm nhà trên Long Xuyên để ở tạm, đi về hàng ngày vất vả quá,
- Dạ, em cũng tuỳ theo ý anh Thanh, nhưng anh nghĩ Má có cho em theo anh ấy không??
- Thì vợ phải theo chồng, hơn nữa Mợ phải theo mới có người cơm nước cho Cậu nó. Thôi để Anh nói cho
- Em cảm ơn anh.
Ông anh lớn, người lập gia đình trước, đã có hai đứa con traị Anh chị đi dạy học trên trường tỉnh, chỉ thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Mỗi lần về, Chị dâu to nhỏ khuyên Tâm, chị từng ở trong nhà lúc mới cưới, hiểi tính ý khó khăn của Mẹ chồng, thương hại cô em dâu trẻ người, bảo em nên xin ra riêng. Chính chị trước đây cũng bị bắt bẻ, hài tội đủ điều, không chịu nồi, hai vợ chồng dắt díu theo nhau về tỉnh lỵ thuê nhà.
Thoát được chuyện làm dâu hàng ngày, Tâm theo chồng về thành phố, thuê căn nhà nho nho û, chỉ có hai vợ chồng son, mỗi cuối tuần về thăm Ba Mẹ chồng, dù vậy, Tâm vẫn không tránh được những câu nói bóng gió đay nghiến, mát mẻ giận hờn. Quà cáp nhỏ thì chê không xứng đáng, lớn thì bảo phung phí xài hoang. Tâm chỉ mong cho đến chiều chúa nhật, viện cớ phải chuẩn bị cho ngày thứ hai đi làm việc, hai vợ chồng thoát về cái tổ ấm con con. Ngày tháng qua, những tưởng đã bình an. Từng mùa trăng, đều đặn, duyên tơ chưa thành kén, lửa hạnh phúc chưa kịp hồng, Tâm vô tư không nghĩ đến chuyện con cái, trái của cây hạnh phúc. Nhưng Mẹ chồng không để yên cho đôi vợ chồng trẻ. Cái bóng đen đe doa, tảng mây mù báo hiệu cơn giông tố chực chờ, hàng tuần khi về thăm, ngồi nghe Má chồng than phiền
- Tui năm nầy tuổi sắp theo ông bà, cậu mợ liệu mà lo cho tui có đứa cháu bồng để có qua bên ấy cũng không thẹn với người tạ
- Má à, Còn cả bầy cháu Nội con anh Ba, hai con cũng mới lập gia đình thôi, chưa yên nơi ăn chốn ở mà gấp gì.
- Thì tui chỉ nói để cậu mợ tính toan. Chớ đừng đề người ta kêu rêu là nhà nầy vô phúc.
Tâm sợ câu nói mát mẻ và cái nhìn như dao cắt xuống phần thân thể dùng để cưu mang hài nhi. Mỗäi tuần, cái điệp khúc nhai lạị Tâm thật không hiểu nổài. Mẹ chồng có cả bầy cháu Nội, mỗi lần chúng về chơi, chỉ được quanh quẩn dưới nhà bếp. Khác với bầy cháu nhỏ của Tâm. Khi nhà có giỗ chạp, con cháu tụ họp lại vui như Tết. Bao nhiêu là bánh trái, thức ăn uống ê hề, rong chơi, vui đùa thong thả. Trong nhà lúc nào cũng vang tiếng cười nói trẻ con, mấy hàng mận trắng đầy trái bên mương, hàng xoài tượng lủng lẳng, mấy gốc vú sữa sai oằn, con cháu tha hồ ăn uống. Nhìn mấy đứa con anh Cả rón rén ra vào, mận rụng đầy gốc cũng không dám nhặt, Tâm lén dẩn cháu ra vườn chơi, hái đầy giỏ cho chúng mang về. Nghĩ thầm, “ Thảo nào, Chị Cả không mấy khi mang các cháu về thăm “ chị thường nói nhỏ “ Tôi cũng phục mợ, chịu đựng suốt một năm trời, hồi tôi mới về, mấy tháng sau là tôi thúc anh Cả ra riêng gấp, anh không đi thì tôi về nhà Ba Má chơ ø, viện cớ ốm nghén, khó ở, chừng nào có nhà cửa thì Anh sang đón, chứ tôi không ở đây thêm ngày nào nữa, Má khó cực kỳ, phải nói là rắc rối, không ai có thể chiều chuộng nổi.”
Chưa kịp ăn đầy năm ngày cưới, Mẹ chồng luôn thúc hối, khi thì hỏi thẳng mặt, khi thì nói xa gần. Tâm sợ hãi mỗi lần phải về thăm, không về thì khó cho Thanh, về thì lại nghe nhắc nhở đai nghiến, sao lại có những câu nói như lời nguyền rủa, đau như dao cắt “ Cây độc không trái ”. Tâm hãy còn trẻ, chuyện sinh con đẻ cái hãy còn bao nhiêu cơ hội, lấy chồng chưa đầy năm, nào đã tộâi gì?
- Tui nghe bà Thầy bên Cái Dứa nổi tiếng, tuần sau về tui đưa đi.
Tâm sợ không dám trả lời, chỉ thì thầm với chồng
- Anh can Má đi, mình còn trẻ ma ø, chưa đến lúc phải lo lắng như vậy
- Anh không dám cải lại, sợ Má buồn, thôi em ráng đi thử một lần xem sao
Cuối tuần Thanh đưa vợ ve à, theo Má đi cầu xin bà thầy ban phước lành cho sinh con đẻ cái. Tâm nhẫn nhục ngồi đội sớ nghe tụng ê a, đến màn uống nước Thánh thì lợm giọng. Trong lòng tan nát, giữa thời buổi nầy, sao lại còn tin tưởng vào chuyện “ Thầy bà, thuốc Thánh”? Tâm về thăm nhà không dám hở môị Oâng bà Hương cả là người theo Ðạo Phật Giáo Hoà Hảo thuần thành, hoàn toàn không tin tưởng chuyện dị đoan mê tín. ông Cả gởi các con đi học trường tỉnh lỵ, rồi về tận thủ đô tiếp tục, dù Tâm là con gái. Nhìn thấy những bất công, sự thua thiệt của phụ nữ, cuộc sống quanh quẩn trong cái khung không được thoát ra, Tâm nghĩ đến chính mình, đến con đường đang đi, đến cái móc xích vô hình ràng buộ c, mẹ chồng, cùng là phụ nữ với nhau, cùng qua một con đường, sinh con đẻ cái, những gì chịu đựng khắc nghiệ t, oan khiên, sao không thông cảm cho nhau, lại mang ra dùng làm khuôn thước để tiếp tục hành hạ nhau.
- Anh cho em về nhà nghỉ ngơi ít lâu đị
- Em đi như vậy thì ăn nói làm sao với Má?
- Nhưng em không thể tiếp tục đi cầu Thầy, anh đã biết em không tin tưởng chuyện Thầy Bà, hãy nhìn dấu nhang đốt trên đầu, Cha Mẹ sinh ra em, không tật nguyền thẹo vết, sao lại đốt thân thể em đến ngần nầy?
Thanh vuốt nhẹ làn tóc mượt mà của Tâm, lòng chia đôi ngã, một bên hiếu, bên tình, bên Mẹ già bóng xế, bên người vợ trẻ duyên chưa kịp bén. Cuối tuần Thanh đưa vợ về gởi lại nhà ông Bà Hương, viện cớ Tâm nhớ nhà, đau ốm thường xuyên, muốn được về dưỡng bệnh ít lâu
Tuần lễ đầu về nhà là những ngày ấm êm, với con bé luôn quấn quit theo chân. Ðêm đêm ôm con bé trong lòng, nghĩ đến tương lai, Tâm không biết mình sẽ sống như thế nàỏ Những ước mơ của một thời con gái, cuộc sống theo cơn giông đảo lộn. Thanh là người chồng tốt, nhưng anh quá hiếu thảo, không dám chống lại lệnh me ï. Bà là người theo một nề nếp xưa cổ, đầy dị đoan mê tín, những gì chỉ nghĩ đến trong sách vỡ cũ, Mẹ chồng con dâu, chuyện từ lâu tưởng như chỉ là tiểu thuyết, sản phẩm tưởng tượng. Tâm nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Sờ tay vào vết thẹo chưa lành trên đầu Tâm xót xa. Nhu con chim r? cánh, trốn tránh, sợ hãi. Về với chồng thì như trở về với buồn lo, về với tiếng bấc tiếng chì đay nghiến, nhưng không về thì không biết sẽ nương tựa vào đâu.Có chốn nơi nào dung chứa người đàn bà không tròn phận vợ con? Ăn làm sao, nói làm saỏ Còn mắt mũi nào sống nơi đây, bao nhiêu công khó của Mẹ cha, chưa trả xong, còn mang thêm bao nhiêu chuyện buồn lo khác.
Ðưa đi đón về, lần cuối cùng, Thanh xin gởi vợ lại cho gia đình săn sóc. Tâm tiều tuỵ, màu da hồng hào tươi mát trước đây ngã sang màu xanh xám, mái tóc mượt mà, óng ả của một thời, giờ nằm như cuộn dây gai rối bời không còn sinh khí. Nhìn Tâm như chiếc bóng hiu hắt vào ra. Bà Hương Cả thở dài, lo lắng chăm sóc miếng ăn, chén thuốc, chờ đợi. vuốt ve, con gái thân phận mong manh, như chiếc lá, như giọt sưong. Tâm biếng nhác cả nụ cười trước đây luôn trên môi.Cô con gái út như hoa thắm, luôn tươi cười, sao lại biến thành con người lặng lẽ không hồn, chuyện gì đã làm cho Tâm thay dổi hoàn toàn? Thân gái mười hai,, như hạt sương sớm mong manh … ngày gã con đi xa, là ngày đặt con vào chiếc thuyền định mệnh, trôi như chiếc lá xuôi dòng.
Cảm ơn Trời Phật, Con bé là phương thuốc huyền dịu, quấn quit không rời, ngày chị Phấn ở cữ, sinh ra nó, Tâm nhớ rõ, mùng tám tháng giêng, ngày nghỉ phép cuối cùng, Tâm chuẩn vị về Sài Gòn, hai tuần trôi thật nhanh, hương vị Tết còn phảng phất. Nghe chị sinh con gái, Tâm vào bế cháu, nhìn con bé đỏ hỏn trên tay, khuôn mặt trong sáng, cái miệng chúm chím, mấy sợi tóc lưa thưa, trong lòng Tâm dào dạt. Quay sang chị, nét mệt nhọc đã biến mất, đường vượt biển mồ côi, nhưng khi nhìn đứa con mang trong thân thể chín tháng, vuông tròn, lòng Mẹ thật bình an.
Tâm nói với Chị
- Chị cho Em nha, Em đặt tên nó là Kim Mai, là đoá hoa mai vàng, nó sinh vào đấu mùa xuân.
Con bé bây giờ là giọt nước hồi sinh, kéo lành những vết thương mưng mủ. Ngày và đêm không còn sợ hãi cái bóng đe doạ, không còn nghe tiếng nói như dao cắt, không phải nơm nớp chờ cuối tuần.Ôm con bé trong lòng Tâm cố gắng nghĩ đến tương lai, đến đứa con không sinh ra từ chính mình, những đứa con không có cơ hội được cưu mang. Thiên chức Mẹ, duyên nghiệp nào, mỗi ngôi sao sinh ra và rơi xuống, chứa bao nhiêu ánh sáng, tồn tại bao lâu? Bóng hạnh phúc bao che, là duyên hay là phận, như chiếc lá giữa dòng sông …
Vũ Thị Thiên Thư
 

Xem Tiếp: ----