Thấm thoát đã tới ngày trọn đại. Bà con ở xa miệt Giá Rai, Cà Mau tới trước một ngày. Người nào thân thích ở trong các dãy nhà ngang tạm thời trang hoàng làm nhà khách, còn kẻ không bà con cật ruột thì ở nhà ngủ Trường An, sát bến xe đò. Ông Hội đồng đã "bao" cả mười hai phòng của nhà ngủ để cho khách các tỉnh hoặc trên Sài Gòn xuống chung vui cùng gia đình Trần Trinh. Đâu đó đã chuẩn bị xong xuôi. Đêm trước ngày thết tiệc, Cậu Ba cùng cậu Hai và ông bà Hội đồng duyệt lại chương trình. Lễ cúng ông bà cử hành trước trong vòng thân tộc. Khi nhập tiệc thì đãi đồ Tàu do đầu bếp nhà hàng Chợ Lớn đứng nấu. Ông và bà Hội đồng đích thân trông coi đám tiệc này, tổ chức ngay trong nhà. Còn tiệc đãi khách sang trọng cả Tây lẫn Ta thì tổ chức ngoài sân và vườn bông. Theo sắp xếp thì ông bà Hội đồng đứng ra chào đón tân khách, chừng đâu đó ngồi vào bàn thì chính Cậu Hai đọc diễn văn giới thiệu ngày trở về của Cậu Ba. Từ đó trở đi thì Cậu Ba trổ tài điều khiển buổi tiệc mà cây đinh của đêm dạ hội là màn nhảy đầm. Sáu cô ca-ve trên Sài Gòn - Chợ Lớn đã xuống cùng với mấy ông nhà báo cả Pháp lẫn Việt, Cậu Ba rất hài lòng về sáng kiến trước hai giới này, Cậu nói: - Muốn xôm trò, nhất định không thiếu được "càc nàng tiên không khó tánh" và "mấy anh chàng hiệp sỹ của ngôn luận". Cậu Hai cười thích thú: - Thằng đi Tây có mấy năm mà ăn nói văn vẻ quá. Gái nhảy mà gọi là nàng tiên không khó tính còn nhà báo thì gọi là hiệp sĩ của ngôn luận. Chắc mày dịch mấy chữ les chevaliers de la presse? Ba Qui gật: - Đúng! Cũng là con ngựa mà gọi là tuấn mã, con mèo mà gọi là linh miêu thì thấy khác hẳn. Phải vậy không? Mấy cha nhà báo mà trong bài diễn văn, mình gọi họ là hiệp sỹ của ngôn luận thì họ khoái chí lắm. Đó là đòn tâm lý. Mình chơi điệu thì họ cũng chẳng hẹp dạ trong việc múa bút vẽ vời...Hai Đinh tố thêm vô: - Chú mày nói chí lý! ba có nhớ kỳ mình đãi tiệc mừng ba được ân thưởng Ngũ đẳng bội tinh, mấy tờ báo trên Sài Gòn làm nổi đình nổi đám không? Ông Hội đồng nói với câu Ba: - Chuyện nầy thằng Ba mầy không biết đâu! Đó là năm 1930. Ba được nhà nước Pháp ân thưởng... Cậu Ba cướp lời: - Có, con có biết. Tờ Journal Officiel có đăng một cái tin nhỏ, một cột năm phân,. Kế con được thơ của Ba và anh Hai cho biết về cài Tây gọi là "promotion au grade d'officier de la Légion d'honneur" (ân thưởng Ngủ đảng bội tinh)... Ông Hội đồng nhíu mày: - Mày chỉ biết sơ thôi, Hãy nghe chi tiết đây... à, thằng Hai, mày lục mấy tờ báo cũ có đăng bài vể vụ đó cho thằng Ba đọc. Mày biết không, kỳ đó tao làm một cuộc tiệc làm ai nấy đều hết hồn. Bao nhiêu thực khách, mầy đoán thử xem? - Hai trăm? Ba trăm? Ông Hội đồng gật: - Cỡ đó! Anh Hai mày nhắc tao mời mấy nhà báo trên Sài Gòn. Vui quá là vui! Mấy cha nhà báo tới đâu là xôm trò tới đó. Họ bày đặt chụp hình, rồi phỏng vấn, rồi kể chuyện vui. Họ đi nhiều, giao thiệp rộng nên chuyện trên trời dưới đất, bên Tây bên Tàu, họ đều biết mà biết cặn kẽ nữa chớ! Thằng Hai mày còn nhớ chuyện ông huyện Kệ đi máy bay không? Hai Đinh trao cho Ba Qui tờ báo Le Courrier Saigonais rồi bật cười: - Chú Ba mầy nói có học lái máy bay, lần bay đầu tiên có gì lạ không? - Có gì lạ không là sao? - Ba Qui hỏi - Là có ỉa trong quần không? - Làm gì có chuyện đó. Kể ra thì lúc máy bay cất cánh thì mình có hơi nôn ruột, chỉ có vậy thôi. Hai Đinh vẫn không nín được cười: - Vậy mà lão huyện Kệ nhà ta xón cứt trong quần. Ba Qui trơn mày: - Chuyện đó cũng bình thường thôi. Già cả thần kinh yếu mà đi máy bay, gặp lúc máy bay "sụp lỗ không khí" - Tây gòi "trou d'air" thì xón đái, nôn mửa ngay. Bởi vậy trên máy bay ngay trước mắt hành khách đều có túi giấy để nôn mửa trong đó. Trở lại vụ huyện Kệ. Chuyện xón cứt là chuyện kín của ông ta. Làm sao nhà báo biết? Ông Hội đồng cười: - Bởi vậy mới sợ mấy cha nhà báo. ở đâu mấy chả cũng chúi mũi tới được, rồi thì chuyện bé xé ra to. Thiên hạ nói đúng "nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm". Tao có con gái nhứt định không gả cho mấy thằng chuyên "đâm bị thóc, thọc bị gạo"... Ba Qui cười lớn: - Đừng nói trước. Ba không nghe người ta nói "ghét của nào, trời trao của nấy" sao? Nhà văn, nhà báo thì cũng có người vầy, người khác, (che miệng nói đùa với Hai Đinh), "người có lác người không". Nói có sách, mách có chứng, đây ba xem, ký giả báo La Courrier Saigonnais viết cho ba như thê này thì đáng gả con gái cho nó lắm chứ! Cậu Ba đọc to lên "(Xin dịch tiếng Việt) Để mừng vinh hạnh được ân thưởng Ngũ đẳng bội tinh ông Hội đồng Trần Trinh Trạch đã thết đãi 250 quan khách tại tư dinh ở Bạc Liêu. Tiệc được đặt trên nhà hàng Continental với thực đơn như sau: - Consommé aux paillettes d'or (súp khai vị) - Purlarde poelée aux ceps (gà xào nấm) - Petits-pois à la francaise (đậu Tây) - Gigot de mouton rôti (đùi cừu rô ti) - Salade panachée (rau cải bóp dấm) - Glace à la vanille (kem va ni) - Corbeilles de fruits (trái cây) Ba Qui đọc xong thực đơn, lấy ngón tay rà từng dòng: - Tám món tất cả, trong đó có hai mon khai vị, hai món ăn chánh là gà xào và cừu rô ti. ba món tráng miệng - Cậu cười thích thú - Mình có qua Paris mình biết, dân Tây ăn uống khác người Tàu, ba và anh Hai biết khác chỗ nào không? Hai Đinh cười: - Tao biết Tây vói Tàu khác xa lắm. Nhưng mà biểu phân tách rạch ròi thì tao chịu. Tao có thể nói nôm na như vầy: Thằng Tây thích ăn bánh mì, thằng Tàu thích ăn bánh bao. Tức là một thằng khoái ăn đồ nướng, một thằng khoái ăn đồ hấp. Hai thứ bánh đều là bột mì. Bột bánh mì bỏ men cũng gọi là bột nổi, còn bột bánh bao thì bỏ bột thúi... Ba Qui cười lớn: - Nghe nói, mình tưởng anh là thằng Tửng làm công cho mấy lão Chệt chủ lò bánh bao... Ông Hội đồng muốn nghe chuyện bên Tây nên nhắc: - Tây khác Tàu trong việc ăn uống ở chỗ nào? Ba Qui: - Các nước văn minh đặc biệt chăm chú đến chuyện ăn uống. Vì ăn đứng đầu trong tứ khoái. Người Pháp đưa nghệ thuật ăn uống lên thành một khoa học gọi là gastronomie. Hai Đinh gây: - Mày nhắc tao mới nhớ. Gastronomie, c'est l'art fe faire bonner chère... Thở ra - Mấy năm nay lo làm ăn, tao quên hết ba mớ tiếng Tây. Ba Qui cười, khuyến khích: - Văn ôn, võ luyện. Lâu quá không xài, tất nhiên là rơi rớt nhắm mớ. Nhưng có trình độ tú tài như anh thì chỉ cần đọc sách báo vài ngày là hốt lại ba mớ không khó đâu. Trở lại nghệ thuật ăn uống, em có mua về mấy cuốn sách quí, anh lấy mà đọc. Hai Đinh gật lia: - Cuốn gì đó? - Tự điển ẩm thực, Tên sách là Larousse Gastronomique 8.500 món ngon được trình bày càch nấu nướng, chiên, xào. Nội một quả trứng gà đầu bếp khéo có thể làm cả chục món ngon. Ông Hội đồng kêu lên: - Nếu mầy không nêu tên cuốn tự điển đó tao đã mắng mầy là thằng "đi xa về nói dóc". - Còn cuốn nào nữa? - Cuốn thứ hai là Bếp núc và Rượu Tây, Chắc là anh Hai và ba thích cuốn này. Sách bán chạy như tôm tươi vì dân nhậu đổ xô nhau đi mua về cho vợ con làm tiệc nhậu đãi bạn bè. Sách in 3000 món đặc sản trong đó có nhiều món được ghi trong thực đơn mạ vàng các nhà hàng năm sao ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha là các nước mà con có qua vào dịp nghỉ hè. - Mày mua mấy cuốn đó cho tao! - Ông Hội đồng xăng xái nói. Ba Qui cuời: - Con đã mua rồi! Hiện sàch còn trong mấy vali sách con mang về. Để con kể tiếp về chuyện người Pháp trọng sự ăn uống cho ba và anh Hai nghe. Anh Hai còn nhớ cái tên trứ danh Vatel không? Hai Đinh suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu: - Tao đã nói mấy năm nay lo làm giàu, chữ nghĩa trong đầu bay mất hết rồi! Ba Qui hào hứng kể: - Thời vua chúa, mỗi dòng quý phái gồm năm đăng cấp: công, hầu, bá, tử, nam đều có thói quen đãi tiệc. Cho nên mỗi ông công tước là cao nhất tới nam tước là thấp nhất đều nuôi trong nhà một đầu bếp giỏi. Vatel là đầu bếp của hoàng thân Condé. Ngày nọ, hoàng thân Condé đãi tiệc Đức Vua Louis XIV tại lâu đài Chantilly. Tất nhiên là Vatel trổ hết tài bếp búc để làm hài lòng cả Đức vua lẫn hoàng thân. Món đặc sản là cá chiên rất kiểu cách của riêng Vatel sáng chế. Để cho thật ngon, Vatel đặt mua tận gốc là một ngư phủ đánh bắt loại cá này trên biển. Đâu đó đã sẵn sàng, chỉ chờ thuyền câu về bến là có cá tươi. Bất ngờ ngày ấy biển động, thuyền câu về trễ. Vatel đứng ngồi không yên. Khi thấy tới giờ thết tiệc mà cá ngon chưa về, Vatel tuyệt vọng rút kiếm đâm vào ngực tự sát. Ông Hội đồng kêu lên: - Chết gì lãng nhách vậy? Hai Đinh nói: - Không lãng đâu ba, người Pháp trọng danh dự lắm! Hễ tự thấy danh dự mình bị xúc phạm thì họ tự tử ngay. Bởi vậy ba thấy trên báo thường đăng những cuộc đấu kiếm hoặc đấu súng giữa hai đich thủ đã làm nhục nhau. Ba Qui kết thúc câu chuyện ẩm thực: - Câu chuyện Vatel tự tử được nhiêu người biết là nhờ ngòi bút của nữ sĩ trứ danh là bà Sévigné, bản thân cũng là hầu tước (marquise). Bây giờ trở lại chuyện đặt thực đơn trong tiệc nhà mình tổ chức những ngày tới đây. Tiệc cũng đặt nhà hàng Continental. Người Pháp rất chú ý tới món khai vị và món tráng miệng. Ba và anh Hai nên nhớ điều đó. Món khai vị tạo hứng thú cho thực khách. Nếu khai vị gây cho họ sự thích thú thì các món chánh có kém một chút, họ cũng bỏ qua. Còn món tráng miệng thì tạo du vị lưu luyến. Giống như trà ngon để lại cái hậu ngòn ngọt khi ta chép miệng sau một tuần trà "trảm mã". Hai Đinh gật: - Chú Ba mày có óc nhận xét, Theo chú mày thì chuyện đặt "menu" cũng giống như học trò làm luận văn ậy. Vô đề phải cho hay để tạo ấn tượng, Có thấy hấp dẫn thì thầy giáo mới thích thù mà đọc tới. Còn kết luận cũng phải gây cho người đọc một chút luyến tiếc mà chú gọi là dư vị... Ba Qui nổi hứng: - Cũng y như lái máy bay vậy. Khó nhất là cất cánh và hạ cánh. Lên hay xuống mà lạng quạng là chết như chơi. Còn bay đường trường thì dễ như lấy đồ trong túi. Nghe Ba Qui nói tới lái máy bay, ông Hội đồng chợt nhớ: - Xong việc vinh quy, thằng Ba mầy lên Sài Gòn coi mua máy bay có dễ không? Giá bao nhiêu một chiếc? Mùa lúa này mình mua một chiếc đi thăm ruộng...Hai Đinh giật mình: - Ba nói thiệt hả ba? - Thiệt chớ mậy, Thằng Ba biết lái, có permis hẳn hòi. Ba Qui: - Bên Tây nhà nông sắm máy bay loại chuồn chuồn phun thuốc trừ sâu rất tiện. Còn trên Sài Gòn, các chủ sở cao su cũng sắm chuồn chuồn mỗi tuần lên sở phát lương, không phải chở xe đi đường bộ dễ bị cướp chận đường vì miền Đông, ra khỏi Biên Hoà, Thủ Dầu Một là rừng xanh mênh mông bát ngát. Ông Hội đồng: - Ba đồng ý sắm máy bay. Còn chuyện tiền nong thì hai anh em bay bàn bạc với nhau. Hai Đinh ngẫm nghĩ: - Theo tao biết thì người Việt mình chỉ có hoàng đế Bảo Đại là có sắm may bay, chủ yếu là bay lên Đà Lạt hay Ban Mê Thuột săn bắn mà thôi, Nhiều chuyện "thâm cung bí sử" về vị vua "ăn chơi" này tại các chalet trên cao nguyên của ông ta. Ba Qui cười: - Chuyện đưa người đi săn trên cao nguyên là chuyện thông thuờng. Minh Mạng có mấy trăm vợ, sao không ai nói?