Chương 4
ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đầu năm 1951 diễn ra một sự kiện lịch sử. trọng đại trong đời sống chính trị của dân tộc: Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II. Đây là đại hội đấu tiên được tổ chức trên đất nước ta. Từ ngày thành lập 8 tháng 2 năm 1930 cho tới lúc đó, Đảng ta vẫn hoạt động bí mật. Sự xuất hiện đảng của giai cấp công nhãn ở một nước phong kiến và thuộc địa, với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm 90% số dân, là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà sử học. Hơn hai mươi năm qua Đảng giữ vai trò có tính quyết định đối với vận mệnh dân tộc. Đến với chủ nghĩa cộng sản, Nguyễn ái Quốc quyết đi tới tận cùng con đường đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc của mọi người.
Nhưng những người cộng sản Việt Nam không chỉ là kẻ tử thủ của chinh quyền thực dân, phong kiến trong nước, mà còn là đối tượng bị theo dõi, đàn áp, săn đuổi ở nhiều nước tư bản, thuộc địa trên các châu lục. Đảng phải tính toán, cân nhắc từng đường đi nước bước của mình. Mặt trận Việt Minh là cách lựa chọn đúng đắn của Nguyễn Ai Quốc để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày Tổng khởi nghĩa năm 1945 mới có 5.000 đảng viên, nay đã thành một đội ngũ đông đảo: 760.000 người. Trong kháng chiến, mọi hoạt động của Đảng, cũng như những sinh hoạt của đảng viên, vẫn tiến hành bí mật. Chỉ đôi khi những người cộng sản mới xuất hiện dưới danh nghĩa "hội viên Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác".
Đầu năm 1950, sau khi đi gặp các đảng bạn Liên Xô và Trung Quốc trở về, Bác bàn với Trung ương đã tới lúc Đảng ra hoạt động công khai. Tình hình cách mạng trong nước cũng như trên thế giới đã thay đổi nhiều. Qua những năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo kháng chiến, uy tín của Đảng trong nhân dân đã trở thành tuyệt đối.
Các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự xuất hiện công khai của Đảng sẽ mang lại một nguồn động viên mới trong nhân dân thúc đẩy cuộn kháng chiến sớm đi tới thắng lợi. Nhưng xét cả về bối cảnh quốc tế cũng như tình hình trong nước, để tập hợp quần chúng thật rộng rãi như chủ trương của Đảng nhiều năm qua, và hạn chế sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, Đảng cần có một cái tên mới. Bác đề nghị lấy tên Đảng Lao động Việt Nam. Việc thay đổi tên Đảng không phải là vấn đề riêng của cách mạng Việt Nam mà còn liên quan đến cách mạng Lào và Campuehia. Những vấn đề lớn này phải do Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định. ''. Tuy nhiên, tổ chức một đại hội Đảng giữa thời kỳ chiến tranh ác liệt và rất khẩn trương, là điều không dễ dàng. Trung ương quyết định triệu tập đại hội vào tháng 2 năm 1951.
Tôi được Bác và anh Trường Chinh phân công trình bày báo cáo về tình hình quân sự ở đại hội. Nhưng suốt những tháng chuẩn bị đại hội, tôi đều ở mặt trận. Tôi biên thư ngỏ ý lo không có thời gian viết một bản báo cáo đầy đủ Bác điện trả lời: "cứ chuyên tâm đánh giặc, báo cáo cho Đại hội thì có dàn bài là được, sau sẽ thêm".
Chiến dịch Trung Du kết thúc sớm hơn dự kiến. Từ mặt trận, tôi đi thẳng về chỗ Bác, không ngờ được gặp anh Trường Chinh và cả anh Lê Duẩn mới từ Nam Bộ ra dự đại hội. Bác và anh Trường Chinh nhắc tôi làm gấp báo cáo quân sự.
Anh Lê Duẩn cùng hoạt động với chị Nguyễn Thị Minh Khai ở Nam Ky. Chị Minh Khai và chị Quang Thái, là hai chị em ruột. Anh Duẩn kể với tôi một câu chuyện về chị Thái. Trước ngày chính quyển thực dân Pháp xét xử những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, chị Thái từ Hà Nội vào Sài Gòn thăm chị Minh Khai (thời gian này tôi đã qua Trung Quốc). Chị Thái gặp chị Minh Khai và anh Lê Duẩn ở phiên tòa đại hình. Trong khi nói chuyện, chị Minh Khai ném cho anh Duẩn một lá thư gấp nhỏ. Đúng lúc đó viên cảnh sát quay lại. Chị Thái lập tức cúi xuống nhặt mẩu giấy bỏ vào mồm nhai và nuốt luôn. Viên cảnh sát đành phịu. Sau đó, chị Minh Khai bị kết án tử hình. Anh Duẩn nói: ''nếu bữa đó chị Thái không nhanh trí thì tôi khó gặp anh hôm nay". Sau này cùng làm việc với nhau nhiều năm, anh Lê Duẩn vẫn còn nhắc lại với tôi và một số đồng chí khác chuyện này.
Tết Tân Mão đến trước đại hội vài ngày. Cuộc họp Hội đồng Chính phủ được triệu tập đúng ngày mồng 1 Tết.
Sáng mồng 1, anh em chúng tôi có người còn ngủ thì Bác đã tới từng phòng chúc Tết. Bác tặng mỗi người một tờ thiếp hồng có bài thơ Xuân:
' 'Xuân này kháng chiến dã năm xuân, Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công.
Toàn dân hăng hái một lòng Thi đua chuẩn bị Tổ.ng phản công kịp thời''.
Trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ, tôi thay mặt quân đội chúc Tết Bác, cảm ơn Quốc hội và Chính phủ đã hết lòng chăm sóc bộ đội, và hứa hẹn sang năm mới quân đội sẽ cố gắng giành những thang lợi mới trên chiến trường.
Để chuyển sang giai đoạn mới, Đảng ta đã có chủ trương củng cố bộ máy chính quyền. Trong phiên họp, Bác nhấn mạnh phải vận động nhân dân phê bình cán bộ, phê bình chính quyền, như vậy là thực hiện dân:chủ một cách thiết thực và sâu sác. Người nói: "Trong lúc thực hiện phê bình và tự phê bình, có thể cán bộ sợ bị trù và dân thì có lúc phê bình mười câu chỉ đúng hai, nhưng ta cứ phải để dần phê bình, nếu không ta sẽ khóa cửa sự phê bình".
Chiều mồng 2 Tết, phiên họp kết thúc. Bác và một số đồng chí lên đường tới địa điểm đại hội. Tôi quay về cơ quan dự cuộc họp Đảng ủy Mặt trận Hoàng Hoa Thám phiên đầu tiên, và tới đại hội vào đúng ngày khai mạc.
SAU một thời gian họp trù bị, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II chính thức khai mạc ngày 11 và kết thúc ngày 19 tháng 2 năm 1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. CÓ 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết. Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Xiêm thái Lan là khách mời.
Riêng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp tới chậm không kịp dự đại hội. Những đại biểu về họp đã trải qua nhiều năm dài đấu tranh, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, tù đày, có người đã nằm trong xả lim án chém. HỌ đều là những đảng viên đi đầu phong trào đấu tranh trước tổng khởi nghĩa, cũng như kháng chiến hiện nay. SỐ đông vào tuổi trung niên.
Một số ít mái đầu chớm bạc.
Hội trường và nhà ở của đại biểu bằng nứa lá nhưng cao ráo, hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên nơi rừng núi, rõ ràng có bàn tay của một nhà kiến trúc tài hoa. Trước hội trường có sân rộng. Ở̀ bìa rừng là cánh đồng.
Thời tiết khô ráo, ấm áp, về đêm lại có trăng. Cuộc họp mặt rất hiếm có trong chiến tranh, vận hội mới của cách mạng đã làm cho mọi người như trẻ lại. Giờ nghỉ, Bác và các đại biểu cùng với khách nước ngoài cầm tay nhau nhảy múa trên sân, ngồi xem phim "Bá Linh sụp đổ", hoặc đi dạo trên cánh đồng. Tôi cảm thấy mình như trở lại tuổi thanh niên, và không khỏi chạnh lòng khi nghĩ tới chị Minh Khai, chị Quang Thái, anh Lê Hồng Phong.... và bao nhiêu đồng khí khác đầu rơi trên máy chém, chết trong chốn lao tù, không có mặt hôm nay.
Tại đại hội, Bác trình bày Báo cáo Chính trị điểm lại quá trình hoạt động của Đảng từ khi thành lập, nêu lên những nhiệm vụ trong thời kỳ cách mạng mới để đưa kháng chiến đến tháng lợi. Bác nói:
- " Lúc bắt đầu kháng chiến, Quân đội ta là một quân đội thơ ấu, tinh thần dũng cảm có thừa, nhưng thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, thiếu mọi mặt. Quân đội địch là một quân đội nổi tiếng trong thế giới.
Chúng có hải quân, lục quân, không quân. Chúng lại có đế quốc Anh - Mỹ giúp, nhất là Mỹ. Lực lượng ta và địch so le nhiều như thế, cho nên lúc đó có người cho rằng: cuộc kháng chiến của ta là "châu chấu đá voi".
Chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện trạng, chỉ lấy con mật hẹp hòi mà xem, thì như thế thật, vì để chống máy bay và đại bác của địch, lúc đó ta phải dùng gậy tầm vông. Nhưng Đảng ta theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta không những nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn vào tương lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những người lừng chừng và bi quan kia rằng:
“Nay tuy châu chấu đấu voi
Nhưng mai voi sẽ bi lòi ruột ra….”
Sự thật đả chứng tỏ ràng "voi'' thực dân đã bật đầu lòi ruột, mà bộ đội ta đã trưởng thành như con hổ oai hùng...". Người chỉ rõ cách mạng nước ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác vì: "Ta có một đảng to lớn, mạnh mẽ.
To lớn, mạnh mẽ là vì có chủ nghĩa Mác - Lênin, vì sự'' cố gắng không ngừng của toàn thể đảng viên, vì được toàn quân và toàn dân thương yêu, tin cậy, ủng hộ".
Báo cáo Chính trị nêu lên hai nhiệm vụ chính:
1. Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
2. TỔ chức Đảng Lao động Việt Nam.
''Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chan, trong sạch, cách mạng triệt để.
Đảng Lao động Việt Nam phải là người lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt Nam, để đoàn kết và lãnh đạo dân tộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, để thực hiện dân chủ mới.
Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam.
Nhiệm vụ thứ nhất, nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta ngày nay là phải đưa kháng chiến đến thắng lợi. Các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó".
"Kiên quyết xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất dân chủ, phú cường, một nước Việt Nam dân chủ mới". '' Anh Trường Chinh trình bày bản báo cáo ''Bàn về cách mạng Việt Nam". Đây là cương lĩnh cách mạng trong thời kỳ mới. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hơn hai mươi năm lãnh đạo cách mạng của Đảng, đồng chí Tổng bí thư nêu lên trước đại hội toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- ''Vấn đề lớn mà tình hình khách quan của xã hội Việt Nam đề ra là: giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân với những lực lượng phản động, khiến cho chế độ dân chủ nhấn dân Việt Nam phát triển mạnh mẽ và tiến lên chủ nghĩa xã hội".
- "Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ thống phong kiến khăng khít với nhau. Nhưng trọng tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc. Kẻ thù cụ th!!!5682_5.htm!!! Đã xem 84627 lần.


Chương 6
VỀ ĐỒNG BẰNG

Ngày 5 tháng 3 năm 1951, Bộ Tổng tư lệnh tổ chức hội nghị trao nhiệm vụ cho các đơn vị ở hướng chính tại Điềm Mạc (Định Hóa). Giữa cuộc họp, Bác tới. Bác nói:
- "Các đồng chí sẽ đi qua dải đất lịch sử Bạch Đằng - Vạn Kiếp là dịp để các đồng chí tưởng nhớ lại tấm gương oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc ta, để cùng nỗ lực tiêu diệt được nhiều giặc, giành toàn thắng cho chiến dịch, kế tục truyền thống anh dũng đời trước, tiếp tục chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ TỔ quốc".
Những cán bộ cùng lên đường lần này vẫn là số đồng chí đã tham gia chiến dịch Trung Du.
ĐẦU tháng 3 năm 1951, cơ quan tham mưu Pháp tin chắc rằng Việt Minh đang chuẩn bị tiếp tục một cuộc tiến công mới nhắm vào đồng bằng, với 5 đại đoàn họ đang cô trong tay, đây sẽ lả trận đánh lận có quan hệ tới số phận Bắc Bộ, nhưng vẫn chưa xác định được nó sẽ nổ ra ở đâu. Nhìn cách bố trí lực. lượng của ta, bộ chỉ huy Pháp cho rằng vùng Việt Trì đang bị trực tiếp đe dọa.
Trước khi về Pháp đấu tranh đòi tiếp tục tăng viện cho Đông Dương, Đờ Lát đã tính toán mọi mặt nhằm chặn đứng âm mưu này. Cơ quan tham mưa đang tiến hành những biện pháp dự phòng do Đờ Lát chỉ thị, thì bỗng nhận được tin 2 đại đoàn 308, 312 đã đi vòng về phía đông, uy hiếp Phủ Lạng Thương và có thể cả Đông Triều.
Đến ngày 19 tháng 3, Xalăng nhận được những tin tức cụ thể hơn: 2 đại đoàn 308, 312 cùng với 2 trung đoàn của 316 đã tập trung tại dãy núi Đông Triều, và trận đánh có thể nổ ra vào ngày 23 tháng 3 năm 1951. ở phía tây, 2 đại đoàn khác là 304 và 320 đang hình thành một gọng kìm đe dọa Hà Nội.
Quân số ở hướng chính của ta là 25.719 người. Cùng đi với bộ đội ra mặt trận có 30.000 dân công. Bộ đội và dân công tuy đã xuất phát từ nhiều hướng nhưng vẫn tạo ra những dòng người vô tận không dễ lọt qua tai mật quân địch. Mọi người đều mang vác nặng. Các chiến sĩ có 30 kilôgam súng, đạn, thuốc nổ, lương thực trên vai. Dân công chuyển vận gạo, đạn còn phải gồng gánh nặng hơn.
Riêng những khấu sơn pháo lần đầu được vận chuyển bằng ngựa. Những ngày đầu hành quân, thời tiết xấu. Đây lại là một điều may. Không có máy bay cản trở dọn đường. Cả đoàn người lọt vào vùng sau lưng địch không gây chấn động. Trên đường đi chiến dịch, các đun vị bộ đội và dân công nhận được tờ báo Nhân Dân số 1 loan tin Đại hội Đảng họp, Đảng ta đã ra công khai. Tiếng hoan hô, hò reo nổi lên vang dậy. Nhiều đơn vị đã tổ chức ngay mít tinh để chào mừng. Hàng loạt quyết tâm thư với những lời lẽ nồng cháy gửi về Bộ chỉ huy chiến dịch hứa hẹn khắc phục mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và quân đội trao phó.
Ngày 18 và ngày 19 tháng 3 năm 1951, Đảng ủy chiến dịch họp tại sở chỉ huy mới ở Bãi Đá, Mai Sau, cách Lục Ngạn 14 kilômét về phía nam. Các đơn vị đi trinh sát về báo cáo chưa nắm chắc địch, địa hình đường 18 trong thực tế trống trải, hẹp, khó tập kết lực lượng lớn, khó giấu quân Hai phương án tác chiến được nêu lên: Thứ nhất là đánh điểm nhỏ để diệt viện. ưu điểm của phương án này là chắc thắng, che giấu được lực lượng của ta.
Nhưng nhược điểm của phương án là ta đánh điểm nhỏ tbì địch sẽ dùng viện nhỏ, và nếu phải đợi lâu ta sẽ gặp khó khăn về tiếp tế. Thứ hai là đánh điểm lớn để diệt viện lớn. Phương án này tranh thủ được bất ngờ, địch có thể nhanh phóng đưa viện lớn tới, tạo điều kiện cho chiến dịch giành thắng lợi ngay tử đầu. Nhưng nhược điểm của nó là không bảo đảm chắc thắng.
sau khi cân nhấc, Đảng ủy quyết định chọn phương án thứ nhất kết hợp với theo dõi sát tình hình địch, khi thấy xuất hiện điều kiện có lợi sẽ chuyển sang phương án thứ hai. Ta sẽ mở đầu chiến dịch bằng đánh một loạt vị trí bảo vệ hệ thống dẫn nước ngọt từ Vàng Danh về Hải Phòng, cắt con đường từ Quảng Yên đi Uống Bí, đồng thời bố trí 2 trung đoàn phục kích tại đây để diệt quân viện.
Nhận thấy các đơn vị nắm địch chưa chắc, Đảng ủy quyết định kéo dài thời gian chuẩn bị thêm ba ngày. Cuộc hành quân vào vị trí tập kết cực kỳ khó khăn.
Con đường đột đạo từ lâu hoang phế, nhiều đèo cao, dốc đứng, hoàn toàn không thích ứng với một cuộc chuyển quân lớn Hơn thế, địch đã đánh hơi thấy sự di chuyển của quân ta, dùng máy bay trút bom ngăn chặn, nhiều đoạn đường lại nằm trong tầm kiểm soát của pháo địch.
Trơi mưa liên miên đã làm những con suối trở nên hung dữ và những đèo cao càng trở nên hiểm trở tưởng như không thể vượt qua. Chiến sĩ xung kích phải bỏ vải nhựa, chán trấn th,ủ bọc thuốc nổ và gạo, bám từng mỏm đá, từng mấu cây để leo lên trên con đường đèo, đất đã biến thành bùn đặc quát li trơll như mỡ. Đoàn quân có lúc phải đứng hàng giờ giữa suối, giữa đèo mưa rát mặt, không thể tìm ra ch ngồi nghỉ tạm hoặc đặt ba lô. Quần áo mặc trên người ơt rồi lại khô, khô rồi lại ướt. Đáng sợ hơn là những bao gạo bắt đầu lên men. Cả 308 và 312 đều bị máy bay địch ném bom vào đội hình. Sự cản trở của máy bay và pháo địch không gây thiệt hại gì đáng kể giữa địa hình rừng núi. Nhưng điều khiến chúng tôi lo lắng là đường xấu và thời tiết đã làm suy giảm sức khỏc cửa bộ đội trước ngày nổ súng.
Kỳ lạ hơn cả là sức chịu đựng bền bỉ của hàng vạn dân công phục vụ chiến dịch. Trong hàng ngũ dân công có nhiều người lớn tuổi và những em thiếu niên. Hỏi mới biết nhiều trường học, cả thầy và trò cùng đi dân công!
Phục vụ chiến dịch lần này ngoài đồng bào vùng tự do còn có những đội dân công từ vùng sau lưng địch ra, phần lớn thuộc ba tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Yên. Người lớn tuổi là những bác công nhân khuân vác ở Yên Viên, Gia Lâm, Đáp Cầu, những bác thuyền chài trên sông Cầu, sông Thương, sông Kinh Thầy, Đá Bạch. Trong hàng ngũ dân công có những anh, chị du kích, những cán bộ huyện, xã ở Thủy Nguyên, Kinh Môn, Yên Hưng. Đông Triều, Quế Dương, VÕ Giàng... những người đã làm cho vùng tạm chiếm trở nên sôi sục mỗi lần ta tổ chức chiến dịch. Hành trang của người chiến sĩ dân công ra trận cực kỳ giản dị. Phần lớn không có chăn, màn, vải che mưa.
SỐ đông lại là phụ nữ!... Nhưng không nghe một lời kêu ca, phàn nàn. Bộ đội hễ gặp dân công là rộn ràng lời chào thăm hỏi quê hương, tiếng reo cười khi gặp người cùng quê Những tiếng hát, câu hò trong trẻo vang lên trong mưa, rét, sương mù.
“ … Đèo cao thì mặc đèo cao Ta leo lên đỉnh, ta cao hơn đèo...!!!”
Cáu hò không biết của ai cất lên trên đỉnh đèo Thùng đêm ấy đã đi vào kho tàng văn hoá của dân tộc.
Phần thưởng lớn nhất cho bộ đội và dân công là khi leo lên đỉnh đèo, ban đêm, nhìn thấy xa xa ánh đèn điện của thành phố Hải Phòng, ban ngày, khi trời trong, nhìn thấy con đường 18 lượn vòng giữa những mỏm đồi và cánh đồng dưới chân núi.
Sau đêm vượt đèo Thùng, anh Vi Quốc Thanh nói:
- Trung Quốc có nhiều núi cao nhưng hành quân vượt qua không khó. Việt Nam núi không cao nhưng rất hiểm trở. Đế quốc đánh nhau với quân đội Việt Nam ở vùng rừng núi nhất định thua.
Sở chỉ huy chiến dịch chuyển về chân núi Yên Tử.
Bảy thế kỷ trước, vua Trần Nhân Tông sau khi đánh thông giặc Nguyên đã về đây tu và trở thành Đệ nhất sư tổ của Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Trước chiến tranh, tôi đã có lần lên núi Yên Tử. Từ trên đỉnh núi có thể nhìn thấy thành phố Hải Phòng.
ĐÊM ngày 23 tháng 3 năm 1951, mở đầu chiến dịch, các tiểu đoàn 23, 322 của trung đoàn 88 đại đoàn 308 diệt gọn 3 vị trí Lọc Nước, Đập Nước, Sống Trâu, không một chiến sĩ nào thương vong; trung đoàn 174 của đại đoàn 316 san bằng vị trí Lán Tháp. Toàn bộ những bốt bảo vệ hệ thống dẫn nước ngọt từ Vàng Danh về Hải Phòng đều bị tiêu diệt. Ta hy vọng nguồn nước ngọt duy nhất của thành phố Cảng bị đe doạ sẽ buộc quân ứng chiến của địch phải kéo tới.
Hai trung đoàn 102 và 36 dàn quân dọc con đường sắt chở than từ Vàng Danh ra Uổng Bí. Đại đoàn 312 đón địch từ phía Đông Triều lên. Trung đoàn 98 đánh một số tháp canh, phá cầu ở Biểu Nghi quấy rối thu hút địch.
Đêm ngày 25 tháng 3, trung đoàn 98 tiêu diệt vị trí Chấp Khê. Ba ngày chờ đợi đã qua. Quân viện địch vẫn chưa xuất hiện. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đánh tiếp những cứ điểm lớn trên đường 18 xung quanh Uổng Bí, trong đó có những vị trí quan trọng như Bí Chợ, Tràng Bạch.
Đêm ngày 27 tháng 3, các đơn vị đồng loạt nổ súng. Trung đoàn 102 được 2 tiểu đoàn pháo binh chi viện, chia thành bốn mũi tiến công Bí Chợ do 150 quân địch phần lớn là âu Phi bảo vệ. Ngay từ loạt pháo đầu, chúng ta đã bắn trúng nhà chỉ huy, phá hủy đài thông tin. Xung kích nhanh chóng dùng bộc phá đánh vỡ lớp tường trình dày 60 xăngtimét và xung phong từ cả bốn phía. Đồn Bí Chợ hoàn toàn bị tiêu diệt sau 45 phút, pháo địch không kịp chi viện. Cùng lúc, trung đoàn 36 tiêu diệt vị trí Phán Huệ. Bên phía đại đoàn 312, trung đoàn 141 cũng tiêu diệt vị trí Tràng Bạch. Quân địch hoang mang bỏ chạy khỏi nhiễu tháp canh. '''' Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đánh thẳng vào thị trấn Uổng Bí nằm trên đường 18 giữa khu mỏ than Tràng Bạch, Bí Chợ, Vàng Danh. Nhưng ngay chiều ngày 28 tháng 3, quân địch bỏ Uổng Bí chạy về Quảng Yên. Đây là một điều bất ngờ đối với ta. '''' Cùng thời gian này, tiểu đoàn Bạch Đằng của tỉnh đã luồn sâu vào địch hậu phát động nhân dân nổi lên bao vây đồn bốt địch, phá tề, trừ gian, phá cầu cống. Các cầu trên đường 18 đều bị phá. Đường 18 bị cát đứt một đoạn dài 40 kilômét. Nhân dân hai bờ sông Bạch Đằng và sông Kinh Thầy đánh trống, đánh mõ suốt đêm uy hiếp quân địch.
Chiến dịch Hoàng Hoa Thám diễn ra trong lúc Đờ Lát không có mặt ở Đông Dương. Phát hiện các đại đoàn 308, 312 xuất hiện ở hướng Đông Bắc, và 304, 320 ở hướng Vĩnh Phúc - Sun Tây, Xalăng phán đoán ta sẽ từ hai hướng đánh vào Hà Nội và Hải Phòng, nên điều các binh đoàn cơ động về Trung Du và Đông Bắc. Khi cuộc tiến công nổ ra trên đường 18, Xalăng không dám tung những binh đoàn cơ động về phía rừng núi nguy hiểm, chỉ điều nhiều thủy đội xung kích đến vùng sông Đá Bạch gần đường 18, và đưa tuần dương hạm Duguay Troui cùng các tàu hộ tống Brazza, Chevreuil đến vùng biển Đông Bắc sân sàng ''''chi viện tối đa bâng hỏa lực để đối phó với những cuộc tiến công. Vẫn chưa thấy bóng dáng quân viện.
Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tiêu diệt Mạo Khê, vị trí then chốt án ngữ con đường tiến về Đông Triều và ra đường số 5, buộc địch phải sử dụng quân viện. Ớ Mạo Khê có hai cứ điểm đại đội: Mạo Khê MỎ và Mạo Khê Phố, nằm cách nhau 2 kilômét trên địa hình có những đồi thấp xe>n kẽ Với ruộng nước: Ta chủ trương diệt Mạo Khê trước khi địch tăng cường lực lượng phòng ngự. Trung đoàn 209 được trao nhiệm vụ đánh Mạo Khê Mỏ, trung đoàn 36 đánh Mạo Khê Phố dưới sự chỉ huy thung của đại đoàn 812. Trận đánh sẽ diễn ra vào đêm ngày 29.
Trong ngày 29, có tin Đờ Lát đã từ Pa ri trở lại Hà Nội. Với sự có mặt của Đờ Lát, chắc chắn địch sẽ có những phản ứng mạnh hơn.
Buổi tối, bộ phận kỹ thuật báo cáo địch vừa tăng cường cho Mạo Khê Phố tiểu đoàn 6 dù thuộc địa (6è BPC). Điều này nằm ngoài dự kiến. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định ngừng đánh Mạo Khê Phố. Nhưng mệnh lệnh không tới kịp trung đoàn 36 trước giờ nổ súng, trong khi quân địch ở Mạo Khê Phố đã tăng từ 150 lên trên 700 tên. Trung đoàn 209 đánh Mạo Khê MỎ đã tiêu diệt già nửa quân đồn trú, nhưng vẫn phải rút lui vì pháo địch từ tàu chiến và Đông Triều bắn về gây nhiều thiệt hại. Trung đoàn 36 sau khi đột nhập Mạo Khê Phố nhận thấy ở đây không phải chỉ có một đại đội ngụy, mà đầy ắp quân dù với cả xe tăng và xe bọc thép, đã chiến đấu với quân địch trong từng căn nhà cho tới khi trời sáng mới rút lui.
Bộ chỉ huy chiến dịch nhận thấy các vị trí còn lại trên đường 18 đã được tăng cường, quyết định kết thúc đợt 1.
Công viện tiếp tế cho chiến dịch trở nên khó khăn vì đường từ hậu phương ra mặt trận xa và thường xuyên bị máy bay, đại bác địch cản trở. Mặc dù đường 18 bị uy hiếp nặng nhưng các binh đoàn cơ động của địch vẫn án binh bất động. Chúng tôi quyết định chuyển sang đợt 2, tiếp tục đánh một loạt vị trí do đại đội địch chiếm đóng. Những mục tiêu được chọn lần này đều nằm trên đường 17.
Đêm ngày 4 tháng 4 năm 1951, bộ đội ta đồng loạt nổ súng. Trung đoàn 102 đánh Bến Tắm, trung đoàn 88 đánh Bãi Thảo, trung đoàn 141 đánh Hoàng Gián, trung đoàn 98 đánh Hạ Chiêu. Nhưng cả 4 trưng đoàn đều đột phá không thành công! Đồng chí Vũ Mạnh Hùng, trung đoàn trưởng trung đoàn 98, hy sinh vì đạn pháo của địch. Thất bại của các trận đánh không phải do quân đồn trú có công sự phòng ngự vững chắc hoặc kiên quyết đối phó, mà chỉ vì địch đã đựng lên một hàng rào lửa bằng đại bác quanh cứ điểm ngăn cản những đợt xung phong của ta.
Sáng ngày 5 tháng 4, tôi gặp đồng chí Vi Quốc Thanh.
- Địch nhất định không tung những binh đoàn cơ động vào khu vực này. Ta cần phải thu quân.
- Đồng ý với VÕ Tổng, đoàn cố vấn cũng nhận thấy nên kết thúc chiến dịch. - Lực lượng ta đã bị tiêu hao.
- Đã nắm được số thương vong chưa!
- Tham mưu dự tính khoảng 2.000 người. Gần 500 đồng chí hi sinh, trong đó có 1 trung đoàn trưởng. Trên 1 500 đồng chí bị thương. Tỉ lệ tiêu hao giữa địch và ta là 1 trên 1.
Trong chiến dịch này đã huy động 25 ngàn bộ đội. Thương vong chưa đầy 2% không phải là lớn. Nhiễu đồng chí bị thương sẽ trở lại đơn vị..
- ở việt Nam chưa có chiến dịch nào số thương vong nhiều như thế này! Bộ đội Việt Nam đã chuyển sang.giai đoạn đánh lớn.
Rồi đây còn phải chấp nhận những tổn thất lớn hơn nhiều. Pháo binh của đế quốc Pháp rất giỏi!
- Tôi nghĩ là phải tìm ra một cách đánh địch hiệu quả hơn.
Ngày 5 tháng 4 năm 1951 chiến dịch Hoàng Hoa Thám kết thúc. Chiến dịch để lại cho tôi một ấn tượng nặng nề.
Sau này chúng ta mới biết chiến dịch Hoàng Hoa Thám tiếp nối ngay sau chiến dịch Trung Du đã khiến cho Đờ Lát bắt đầu "lo lâng nhận ra khó khăn cực độ trong nhiệm vụ mà mình thực hiện". Đờ Lát buột phải làm trái với tính cách của mình là giữ lại những binh đoàn cơ động tránh một cuộc đụng độ ở vùng rừng núi, kiên nhẫn chờ quân ta cạn lương thực rút lui. Đờ Lát đã tâm sự với viên quan ba tùy tùng Roayê (Royer): "Thật kinh khủng, cái công việc mà tôi đã dấn thân vào. Đến bây giờ tôi thực sự chưa hoàn toàn biết giải thích ra sao!".
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 21 tháng 6 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--