Năm Tân Dậu (541). (Lương, năm Đại Đồng thứ 7). Tháng 12, mùa đông. Người Giao Chỉ là Lý Bôn khởi binh, đánh đuổi thứ sử triều Lương là Tiêu Dư, rồi đóng giữ thành Long Biên. Tổ tiên Lý Bôn gốc ở phương Bắc (Trung Quốc), cuối đời Tây Hán, tránh loạn sang ở phương Nam, đến Lý Bôn là đời thứ bảy đã thành người phương Nam. Lý Bôn tài kiêm văn võ làm quan triều Lương, coi đạo quân Cửu Đức. Vì bất đắc chí, nên về Thái Bình khởi binh. Tù trưởng huyện Chu Diên là Triệu Túc cũng đem quân theo Lý Bôn. Tiêu Tư biết rõ việc ấy, đem tiền của đút lót cho Lý Bôn rồi chạy về Quảng Châu. Lý Bôn liền giữ thành Long Biên. Theo sách Cương mục (Trung Quốc), Lý Bôn là dòng dõi nhà hào trưởng. Lúc ấy có Tinh Thiều là người học giỏi, văn hay, đã sang triều Lương ứng tuyển để ra làm quan, nhưng Thượng thư136 bộ Lại triều Lương là Thái Tỗn cho rằng tiên tổ họ Tinh không có người hiển đạt, nên bổ cho làm Quảng Dương môn lang137. Tinh Thiều lấy làm xấu hổ, trở về; mưu bàn việc khởi binh với Lý Bôn. Giữa lúc đó thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư vì tàn bạo khắc nghiệt mất lòng dân. Hai người, Lý Bôn và Tinh Thiều, nhân đấy liên kết với mấy châu, các tay hào kiệt đều hưởng ứng, theo cả. Lời chua - Giao Chỉ: Xem Triệu Vũ vương, năm thứ 10 (Tb.I, 20). Sử cũ chép Lý Bôn người Thái Bình thuộc Long Hưng. Nay xét: tên Thái Bình đặt từ năm Vũ Đức thứ tư (621) triều Đường, tên Long Hưng đặt từ đời Trần (1225-1400). Đời Lương không có tên đất này. Sử cũ chỉ theo đó mà truy gọi thôi. Bây giờ ở xã Từ Đường, huyện Thụy Anh, phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định138 còn có đền thờ Lý Bôn. Long Biên: Tức là Long Uyên. Xem thuộc Hán, năm Nguyên Phong thứ nhất (Tb.2, 7). Chu Diên: Xem thuộc Hán năm Kiến Vũ thứ 16 (Tb.2, 10). Quảng Châu: Tên mới đặt từ triều Ngô (222-280), đất Giao Châu bị chia lấy một số thuộc về Quảng Châu. Thái Tỗn: Người Khảo Thành, quận Tế Dương. Tiêu Tư: Tước Vũ Lâm hầu, người cùng họ vua Lương. Năm Quý Hợi (543). (Lương, năm Đại Đồng thứ 9). Quân nước Lâm Ấp xâm lấn quận Nhật Nam, Lý Bôn sai tướng Phạm Tu đi đánh và phá được ở Cửu Đức. Lời chua - Lâm Ấp: Xem thuộc Tấn, Mục đế, năm Vĩnh Hòa thứ 9 (Tb.3, 20-21). Nhật Nam: Xem Triệu Thuật Dương vương, năm đầu (Tb.2, 5-6). Cửu Đức: Xem thuộc Ngô, Kiến Hành năm thứ 3 (Tb.3, 15). Năm Giáp Tí (544). (Lý, Nam Việt đế Bôn, năm Thiên Đức thứ 1; Lương, năm Đại Đồng thứ 10). Tháng giêng, mùa xuân. Lý Bôn tự xưng là Nam Việt đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân. Lý Bôn nhân thắng quân địch, tự xưng đế, đặt niên hiệu gọi tên nước là Vạn Xuân, có ý mong xã tắc lâu dài đến muôn đời; dựng điện Vạn Xuân để làm chỗ triều hội. Lời chua - Vạn Xuân: Theo sách Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử triều Tống, huyện Long Biên có đài Vạn Xuân139. Đài này của Lý Bôn ở Giao Chỉ làm năm Đại Đồng triều Lương. Nay ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, có hồ Vạn Xuân, còn gọi là đầm Vạn Phúc. Vậy điện Vạn Xuân có lẽ ở đấy. Đặt ra trăm quan. Dùng Triệu Túc làm thái phó140, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ. Năm Ất Sửu (545). ([Tiền] Lý, năm Thiên Đức thứ 2; Lương, năm Đại Đồng thứ 11). Tháng 6, mùa hạ. Triều Lương sai Dương Phiếu, Trần Bá Tiên sang đánh. Nam Việt đế Lý Bôn chạy sang Gia Ninh. Theo sách Cương mục (Trung Quốc), trước kia, Lý Bôn giữ thành Giao Châu, nhà Lương sai thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh và thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng đem quân sang đánh. Bấy giờ là mùa xuân, đương có khí lam chướng, bọn Quýnh xin đợi đến mùa thu; nhưng tước Vũ Lâm hầu là Tư cứ giục tiến quân. Đến quận Hợp Phố, thì quân bị vỡ, chúng lại quay về. Đến năm này, nhà Lương sai thứ sử Giao Châu là Dương Phiếu sang đánh Lý Bôn, cử Trần Bá Tiên làm tư mã; thứ sử Định Châu là Tiêu Bột cùng họp với Dương Phiến ở Tây Giang. Tiêu Bột biết ý các tướng sĩ sợ phải đi đánh xa, nên nói dối để Dương Phiếu ở lại. Dương Phiếu tập họp các tướng lại để hỏi mưu kế. Bá Tiên nói: "Quan thứ sử Định Châu muốn tạm an nhàn trước mắt, không nghĩ đến mưu kế lớn, Tiết hạ141 vâng mạng vua đi đánh kẻ có tội, dù sống chết thế nào cũng không quản ngại, lẽ nào dùng dằng không tiến quân để nuôi cho thế giặc thêm mạnh mà làm cho quân mình nản chí hay sao?". Bá Tiên liền thúc quân mình đi trước. Dương Phiếu cử Bá Tiên làm tiên phong; đến Giao Châu, Lý Bôn bị thua to, chạy sang thành Gia Ninh. Quân Lương tiến vây thành. Lời chua - Gia Ninh: Theo Đường Nguyên Hòa (806-820) Quận huyện chí, Gia Ninh vốn là đất huyện Mi Linh do Hán đặt; nhà Ngô chia lập thành huyện Gia Ninh; sau để theo như thế. Hợp Phố: Xem Thiệu Thuật Dương vương năm thứ 1 (b.2, 5). Tây Giang: ở cách nửa dặm về phía Tây huyện Vĩnh Phúc thuộc phủ Quế Lâm (Trung Quốc). Dương Phiếu: Người Tây Huyện thuộc Thiên Thủy. Bá Tiên: Người Trường Tành thuộc Ngô Hưng, tức là Trần Cao Tổ sau này. Tiêu Bột: Tôn thất nhà Lương. Định Châu: Chỉ Tiêu Bột. Tiết hạ: Nghĩa cũng như các hạ, chỉ Dương Phiến. Năm Bính Dần (546). ([Tiền] Lý, năm Thiên Đức thứ 3; Lương, năm Trung Đại Đồng thứ 1). Tháng giêng, mùa xuân. Bọn Dương Phiến đánh được thành Gia Ninh, N!!!5882_6.htm!!!
Đã xem 40385 lần.
http://eTruyen.com