Cả lớp bàn tán ồn ào như đàn ong vỡ tổ vì cái chuyện quyên góp cất nhà tình thương cho bà Năm. Không phải vì bọn nò tiếc tiền, mà vì lý do rất đặc biệt đáng lưu tâm được đọc ra từ lon phát thanh trong giờ chào cờ đầu tuần. Có một ai đó gởi qua bưu điện số tiền một triệu ba trăm ngàn đồng tới trường nhờ trao tận tay bà Năm hoặc ủng hộ xây nhà tình thương… Nhưng chẳng hiểu họ vô tình hay cố ý mà quên… ghi rõ tên địa chỉ. Ở cái xã nhỏ bé nghèo khổ này, học sinh đến trường đã là may mắn hơn bao đứa cùng lứa tuổi rồi, nói gì là được số tiền riêng lớn như thế! Thôi thì tất cả thầy cô và học sinh trường ghi nhận một tấm lòng vàng của ai đó, mà họ chỉ lờ mờ nghe nói là nữ sinh, cũng đang theo học trường này. - Dũng! - Thắng vỗ mạnh lên vai bạn, làm Dũng giật mình ngẩng phát lên, biở nó dăng nghĩ ngợi và nghi vấn rất nhiều về số tiền một triệu ba trăm ngàn này, chẳng lý nào là… - Mày bị tương tư hay thất tình vậy Dũng? Tao gọi ba bốn tiếng không nghe. - Thì bây giờ tao nghe rồi nè, nói đi chuyện gì? – Dũng nhìn Thắng chờ đợi. Ngần ngừ một lát, Thắng mới do dự nói ra: - Theo ý mày, trường này ai ngu như con nhỏ đó vậy Dũng? - Nói rõ hơn ý mình đi Thắng, tao không hiểu mày muốn nói gì nữa. - Chặc! - Thắng chắc lưỡi tiếc rẻ. - Một triệu ba trăm ngàn là nhiều lắm đấy chứ không phải giữa. - Ừ thì sao nào? - Ðem cho không… uổng quá trời. Chỉ đóng mấy ngàn tao còn tiếc đứt ruột, huống chi số tiền lớn như thế. - Thôi đi ông trời! – Dũng nạt ngang. - Người ta có lòng tốt chứ ai như mày. - Theo tao, ai đó bị điên hoặc quẩn trí rồi mới đem cho số tiền quá lớn. - Ừ thì lớn thiệt. – Ðôi mày Dũng cau lại đầy nghi vấn. Bởi vì ở trường cũng có khá nhiều bạn thuộc hang khá giả, nhưng suy cho cùng thì đâu đứa nào có cái gan và dư tiền riêng nhiều đến thế. Chắc chắn là… người đó rồi, chứ không ai khác đâu. Gần đây Dũng thấy nhỏ ấy như vui vẻ và yêu đời hơn, trên đôi môi đã có nụ cười, dù không được tươi lắm… Nhưng nếu là nhỏ đó thì tội tình gì phải giấu tên và tại sao nhỏ không bàn qua mẹ mình hoặc có đôi lời hỏi ý kiến mình? Dù gì, cậu cũng luôn là người đối xử tốt với nhỏ đó nhất ở đây kia mà. - Dũng ơi… Trí Bảo gọi lớn từ ngoài cửa lớp. – Mau đi, đến phòng tập coi sự kìện lớn đang vui mừng nè. - Chuyện gì vậy? - Thắng đứng nhanh dậy hưởng ứng ngay. – Tao đi nữa được không Bảo? - Ðược! Chỉ cần mau lên. Cả hai bước gấp theo chân Trí Bảo đi vội về phía phòng tập thể dục nơi có trận đấu đột xuất xảy ra mà không ai ngờ được. Tiếng ốn ào và những tiếng vỗ tay cứ vang lên đầy phấn khởi. Nhưng phải chật vật lắm Dũng và Thắng mới chen chân được vào sát góc bàn. Bên tay phải Kim Ngân và Thu Cúc là một cặp, còn tay trái là Cẩm Vân với Thu Minh, cả hai đều căng thẳn sẳn sang trong tư thế giành chiến thắng. Chỉ tội cho trái bong bàn nhỏ xíu cứ bay đi, bay về theo từng đường chuyển hiểm hóc, không hề khoan nhượng của hai đối thủ. Dũng sau khi đã tìm được chỗ đúng thích hợp thì đảo một vòng như để tìm Hương và Mai Thi. Ðôi mắt Dũng ánh lên sự vui mừng khi bắt gặp Tuyết Hương đang nhìn chăm chú và theo dõi diễn biến trận đấu rõ căng này. Ðây là hiệp cuối cùng để giành thắng lợi cho đội mình, nhưng xem ra Kim Ngân và Thu Cúc đã đuối sức. Ðôi chân không còn rượt theo trái bong xoáy mạnh hiểm hóc của Cẩm Vân được nữa rồi. Cho dù hai bạn đó rất cố gắng và thế là chuyện gì đến đã đến, điểm số cách biệt theo từng đường bong bị đánh trượt cứ gia tăng mãi. Cuối cùng thì Kim Ngân bị thua trắng hiệp hai lẫn hiệp ba. Tội nghiệp cho Ngân, nhỏ cầm cái vợt bong bàn ngồi phịch xuống ghế với đôi mắt đỏ hoe ứ nước, còn Cẩm Vân và Thu Minh thì vênh vào tự đắc cười toe toét bước đi trong tiếng vỗ tay của các khan giả theo dõi từ nãy đến giờ. Dũng cũng hớn hở cười tươi vỗ mạnh vai Trí Bảo đang đứng xớ rớ cạnh đó với nét mặt cau có thảm bại. - Xem ra tay chơi của Cẩm Vân càng ngày càng tiến bộ, những đường chuyển bong cứ đẹp ra, phen này trường mình chắc chắn thắng rồi Bảo ơi. - Như thế là Dũng không biết gì cả à? - Bảo bực bội ra mặt. – Mày lầm to rồi đó. - Lầm to chuyện gì? – Dũng chựng lại ngạc nhiên. - Bộ có chuyện gì sao Bảo? - Ừ! Cẩm Vân và Thu Minh càng ngày càng quá đáng. - Bảo không nén được tức giận. – Hai đứa tụi nó không còn là cây vợt của đội trường mình nữa rồi. - Tức là sao? Nói lẹ lên nghe thử đi. - Thắng giục. - Vậy chứ tụi nó ở đội nào? - Huyện đoàn. - Bảo cáu gắt. - Cẩm Vân đầu quân vào đó rồi. - Làm vậy coi được à? - Thắng lớn tiếng cự. – Sao có thể như thế được. Dũng mày nói gì đi chứ, im lặng hoài đâu phải là cách tốt nhất. - Theo mày, tao phải làm gì đây? – Dũng còn khó chịu hơn, thật ra nó cũng không thể nào ngờ Vân lại làm như vậy và càng quá đáng hơn nữa khi trở về thách đấu với đội trường. Nhưng biết sao được… đó là qưyền tự do của nó và Thu Minh. Dũng càng nghĩ càng thấy bức xức, nó lầm lũi đi nhanh về phòng học. Ba hôm nữa thôi là tới cấm trại mừng ngày thành lập đoàn 26.3 thì Vân càng đủ đầy lý do đứng vào đội vợt của Huyện đoàn… Bởi lẽ nó là đoàn viên. Nhưng cho dù cố nghĩ và cố bào chữa cho Vân, Dũng cảm thấy giận nhỏ đó vô cùng. - Dũng! – Vân hất mặt gọi lớn và chận ngang lối đi. Hình như nhỏ chờ đợi ở Dũng lời nói nào đó, dù là lời trách cứ. - Có gì không Vân? – Dũng thản nhiên hỏi, và cố gắng giũ giọng thân thiện như không hề có gì xảy ra. – Vân đánh bong càng ngày càng đẹp. À phải! Còn mấy ngày nữa thi đấu rồi, tập dợt ra sao vậy? - Nè! Dũng hỏi Vân… Vân hỏi ai đấy? – Vân liếc xéo qua Bảo. – Không lý nào chẳng ai nói cho Dũng nghe điều gì cả. - Chuyện gì vậy Vân? - Thì… Vân cảm thấy ngại pha lẫn xấu hổ khi chạm nhằm ánh mắt thiếu thiện cảm và trách cứ của Dũng. - Nếu không có gì thì về lớp đi, ở đây nắng quá. – Dũng bước đi, rồi quay sang giục Thắng và Bảo. – Chuông vào lớp rồi kià hai thằng quỷ. - Nghe! - Bảo bỏ đi nhanh mà không them nói với Vân câu nào, làm nhỏ ấm ức, kéo tay Thắng giũ lại. - Hai thằng đó bị gì vậy Thắng? - Bà bị gì thì có. - Thắng bốt chat. – Khi không đội nhà không chơi, lại sang chơi đội bạn. Nè! Làm thế có quá đáng, cò khó coi không hả, buông tay tôi ra đi, coi như tình bạn đứt đoạn từ đây. - Thắng giật tay ra khỏi Vân với sự tức giận không dồn nén được. Những cử chỉ và thái độ này của Dũng, Thắng và Bảo Trí càng làm cho Vân nổi giận và cũng có một phần tự kiêu hãnh về tài năng vượt trội hẳn của mình ở đội thể thao trường. Nó thừa biết một khi đầu quân ở Hưyện đoàn trong lần thi đấu này thì Ðoàn trường sẽ mất đi một cây vợt số một và chắc chắn là phần thưởng thứ hạng cao nhất cũng theo nó bay đi. Bởi vì mấy năm liền Vân chơi bong bàn không còn đối thủ và lần này Vân cũng tin như thế. Tâm sự Vân thích được mọi người năn nỉ, thích nhìn cao và thích chiến thắng, nhất là đối với Dũng. Mấy năm nay rối, mỗi đợt thi đấu lẫn học tập bên cạnh Vân chỉ là Dũng… Thế mà bên cạnh Dũng bây giờ là con nhỏ Tuyết Hương đáng ghét, không biết từ đâu đến. Nhìn hai tụi nó đi học chung, làm bài chung và… lại ở chung nhà, Vân cảm thầy mình thừa và cơn giận dỗi biến thành ganh ghét tự lúc nào. Vân muốn làm gì đó trái tính trái nết để gây tiếng vang cho mọi người chú ý lại nó. Nhưng không ngờ… lần này càng khiến bạn bè giận dữ và xa lánh thêm. Tại sao… tại sao chứ? Không lẽ thế là có tội cùng lớp cùng tập thể đội thể thao à? Mặc kệ tụi nó đi, Vân bất cần, cuộc đấu này nếu Vân đoạt giải, dù ít dù nhiều gì cũng làm cho Dũng và Thắng lẫn Trí Bảo sang mắt ra cho bỏ ghét, để thử coi cái con nhỏ Tuyết Hương có được bằng Vân không, và nhất định tụi nó tiếc ngẩn, tiếc ngơ vì tình bạn này đã mất. Còn nữa, thế nào thầy thể thao và thầy chủ nhiệm cũng quạt cho Dũng một bài nên thân, vì vốn dĩ Dũng là đội trưởng đội thể thao, việc Vân bỏ đi nơi khác là vấn đề cần nói tới và xem xét lại. - Vân! Vào lớp đi, đứng đây hoài làm gì? – Thu Minh hối thúc. – Giáo viên xuống lớp rồi kìa. - Ừ! Vân như chợt tỉnh bước theo Thu Minh. Cả hai vào lớp thì bắt gặp ánh mắt Tố Nga ra hiệu gì đó. Nét mặt thầy chủ nhiệm lầm lì xoáy tia nhìn vào Vân lẫn Thu Minh, làm cho hai nhỏ phải cúi mặt né tránh. Giọng thầy chợt gay gắt lẫn trang nghiêm dõng dạc hỏi lớn. - Hôm qua, tức chủ nhật, lớp chúng ta có những ai tới phụ làm vệ sinh, thu dọn cây lá của nhà bà Năm? Tuyết Hương… có em không? - Thưa thầy, buổi sang thì Hương không hiểu lý do chi mà vắng mặt. – Thu Minh đứng lên nói nhanh, dù biết rằng thầy chủ nhiệm không hỏi mình. Nga kín đáo liếc nhẹ qua Hương rồi tiếp. Nhưng khoảng chập tối tình cờ em thấy bạn ấy lò dò qua nhà bà Năm, chẳng biết để làm gì. - Thưa thầy… em cũng thấy. - Thắng đứng lên. - Thế lúc đó, hai em đi đâu về hướng ấy nếu thầy nhớ không lắm thì nhà hai đứa cách xa khu ở của bà Năm. - Dạ phải. - Tố Nga nuốt ực nước bọt tiếp. - Chẳng là lúc sang khi về tụi em có để quên tập ở nhà cô Hiền mẹ bạn Dũng nên quay lại lấy. Em sợ đường tối nên rủ Thắng đi cùng và thế là thấy được. - Vậy ngoài Hương ra, còn ai vắng mặt nữa? - Thầy ôn tồn hỏi tiếp. - Dạ, chỉ bạn ấy. - Vẫn Tố Nga nói. - Tuyết Hương! Em đứng lên. - Thầy nhìn thẳng vào Hương nghiêm giọng. – Em nói rõ lý do, tại sao em đi tới nhà bà Năm vào buổi tối. - Dạ… thưa thầy muốn hỏi gì ạ? – Hương lễ phép hỏi và nhìn thẳng vào Tố Nga. – Nga thật sự muốn nói gì tôi nào, bạn và Thắng cứ nói thẳng ra cho cả lớp cùng nghe. Hình như phản ứng và lời nói quyết liệt của Hương làm cho cả lớp phải ngạc nhiên. Bởi vì từ khi chuyển học cho tới nay Hương vốn lầm lì ít nói và bỏ ngoài tai bao lời lẽ châm chọc lẫn phá phách của các bạn nam nữ cùng lớp. Hương sống rất khép kín, người bạn nhỏ chơi thân duy nhất là Mai Thi và con chim sáo nhỏ của nhà Dũng. - Nè! Hai em có chuyện cãi vã nhau sao? - Thầy gắt gỏng. – Còn Hương! Em trả lời câu hỏi của tôi đi, qua nhà bà Năm làm gì lúc chập choạng tối? - Em… qua cho bà uống thuốc như hang ngày em vẫn làm. - Vậy ai có thể chứng minh việc bạn làm từ thiện? – Nga đanh giọng. – Cái dáng vẻ bạn đi như kẻ trộm hơn là người giúp đỡ. Còn nữa, Thắng nói là Hương thường qua vườn hái trộm trái cây của bà Năm hoài. Ở đây có bạn thấy Hương đi bán ổi, mận ở chợ vào buổi tối nữa kìa, dù chẳng được mấy ngàn so với thứ hái trộm vặt, nhưng dù gì vẫn hơn là không có. - Nga… Nga nói tôi ăn trộm. – Hương giạn đến tái mặt. - Dựa vào đâu mà Nga dám nói vậy? - Dựa vào những việc bạn làm. – Nga cứng giọng. - Tối qua lúc Hương để cái giỏ trái cây ở biđông xe đạp đi bán tôi và Thắng đã bám theo. Cầm bảy ngàn trong tay, chẳng phải Hương đã hớn hở mừng ấy à? Ăn cắp vặt vốn không quá đáng gì cho lắm, nhưng đàng này bạn lại dựa ngay bà già nghèo khổ để đi ăn trộm, thử hỏi làm sao dung túng cho được đây? - Thật có chuyện này nữa à? - Thầy nhíu mày, nhìn Hương. – Em có lời nào tự biện giải cho mình không? - Vâng! Tối qua em có đi bán trái cây, nhưng không phải là thứ ăn trộm của bà Năm. - Nói vậy trái cây đâu Hương bán? – Nga bốp chat. - Ðừng nói cho tôi nghe là tự bạn có đó. - Nhưng nều tôi nói là bà Năm nhờ tôi bán thì Nga nghĩ sao nào? - Chẳng ai tin cả và cả tôi cũng vậy. – Nga nhún vai nhiễu cợt. – Bà Năm nhờ bán thì tội tình gì Hương phải lén lén, lút lút rình mò nhìn trước trông sau hả? Còn nữa, tại lý do gì, sang, trưa, chiều không đi bán lại đi bán buổi tối? Chẳng phải sợ người ta gặp là gì? - Nga nói bậy, tôi chẳng sợ gì cả. Nhưng bà Năm yêu cầu tôi làm thế thôi, bạn không tin tới đó hỏi sẽ rõ. - Phải đó. – Mai Thi chợt xen vào. – Hương tuyệt đối không làm những chuyện Nga nói đâu. - Sao Thi biết Hương không có làm? - Thôi đủ rồi, ba đứa ngồi xuống đi, chuyện này tôi sẽ xác minh lại. Dũng! Hết giờ học em lên văn phòng gặp tôi nhé, thầy có chút chuyện cần nói đó. - Dạ. - Còn bây giờ tất cả chú ý nhìn lên bảng đây. - Thầy chủ nhiệm bắt đầu giờ dạy của mình, nhưng thỉnh thoảng vẫn nhìn Tuyết Hương với sự dò xét kín đáo.