Chương 4

Chúng tôi đã nói chuyện khá nhiều về người đàn ông hoàn toàn trong bữa ăn Thiều và Nhã mời tôi ở một tiệm ăn Tàu danh tiếng trong đường Tản Đà, Chợ Lớn. Bữa ăn không ngờ mà khá vui.
Chiều hôm đó, Thiều mắc bận một chút trước giờ ăn nên nhờ Phan đưa xe đến đón hai chị em tôi. Như lần gặp ở quán nước bên đường Tự Do, Phan vẫn lúng túng, vụng về không thể tưởng được. Từ trên xe hơi bước xuống, đến trước cửa nhà, Phan đã mất tự nhiên. Nhã chạy ra đón Phan ở bực thềm.
-Anh vào đây.
Tôi nghe thấy Phan hỏi:
-Chị Tuyền có nhà không?
Nhã cười khúc khích:
-Chờ anh đến đón đi, không ở nhà thì đi đâu mới được chứ!
Con ranh con! Sắp lên xe hoa về nhà chồng rồi mà tâm tính vẫn nghịc ngợm, tinh quái, chẳng khác trước chút nào hết. Thấy người đàn ông nào hiền lành là nó trêu liền à. Đến Trường mà nó cũng không tha thì nó còn chừa ai nữa. Tôi đứng ở phòng khách khi Phan theo Nhã đi vào. Tôi chỉ ghế:
-Anh ngồi chơi uống một ly nước đã. Còn những 20 phút.
Phan nhìn đồng hồ:
-Vâng. Còn những 20 phút.
Nhã chạy vào nhà trong rót nước, tôi ngồi xuống đối diện với Phan. Trái với lần trước, Phan phục sức rất cẩn thận. đứng đắn. Một bộ đồ lớn màu xám nhạt hơi rộng, kiểu may cổ điển. Sơ-mi trắng, cà-vạt đen. Phan ngồi nghiêm chỉnh trên mặt ghế, điệu dáng cứng ngắc, nét mặt muốn làm ra vui tươi tự nhiên mà không được. Lối ăn nói của Phan từ tốn, chậm rãi, chân thành, nhưng không quyến rũ và bất ngờ như lối ăn nói nhiều cá tính và đầy vẻ thông minh của Trường. Phan vào chuyện khó khăn. Câu nói nào cũng thật đắn đo, thật thận trọng. Tôi phải gợi chuyện trước:
-Anh vẫn được mạnh?
-Dạ, tôi vẫn được như thường.
Phan nhìn căn phòng, ngó vào nhà trong, ngó trở ra cửa, mãi mãi rồi mới hỏi được:
-Chị và Nhã ở đây một mình?
-Vâng. Có một u già nữa. Nhưng hôm nay u ấy xin phép về thăm gia đình ở dưới tỉnh.
-Chị ở đây lâu chưa?
-Lâu! Từ ngày mẹ chúng tôi mất. Công việc làm của anh có bận lắm không?
-Dạ, khá bận.
Đó, câi chuyện cứ loanh quanh, không đâu như thế cho đến khi chúng tôi theo Phan ra xe.
Con người thận trọng, chừng mực ở Phan biểu lộ ngay cả ở lối lái xe của Phan nữa. Xe không bao giờ chạy nhanh. Mỗi lần có hiệu đèn đỏ đều ngừng, thắng rất cẩn thận. Nhã cười, kêu anh Phan lái xe chậm như rùa. Tôi sợ Phan mất lòng, vội vã mắng Nhã và đề cao sự thận trọng khi ngồi trước tay bánh của Phan như một đức tính.
Nhã nhăn mặt:
-Lái xe bây giờ phải như anh Trường mới đúng.
Nhã đột nhiên nhắc tới Trường trước mặt một người đàn ông có cảm tình với tôi, không chừng đã thầm kín yêu tôi, khiến tôi phải đưa mắt nhìn sang. Phan không tỏ một phản ứng gì. Nét mặt Phan vẫn như cũ, hơi tười cười một chút, mắt nhìn thẳng, chăm chú, không thay đổi. Tôi tự hỏi, không biết Phan có được nghe ai nói chuyện về cuộc tình duyên kéo dài đã kéo dài đã bao nhiêu năm giữa tôi và Trường hay không? Chắc có người đã nói. Không Nhã thì Thiều. Không nhiều thì ít. Nếu biết trái tim tôi và tâm hồn tôi đã trao gởi cho một người, tại sao Phan còn yêu tôi? Đàn ông lạ lùng và khó hiểu thật đấy!
Tôi chợt nhớ đến hai câu thơ đã lâu lắm không còn nhớ tới:
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng đem tặng chẳng tùy nơi.
Hiện giờ, nếu Phan yêu tôi thật thì cái người đàn ông đứng đắn và khả kính này đang ở trong trường hợp đáng buồn đó. Có kho vàng đem tặng chẳng tùy nơi. Đó là cái trường hợp của một người đàn ông gửi đi một tình yêu, nhưng địa chỉ sai lạc, và lá thư tình được gửi trả về, không nhận được một lời phúc đáp. Tuy vậy, tôi cũng chẳng thể phê phán Phan nhiều hơn nữa. Tôi không có quyền. Phan chưa tỏ một thái độ gì hết, ngoài những cử chỉ rất lịch sự lễ phép và ngoài những câu thăm hỏi xã giao thông thường.
Chúng tôi vào tới tiệm ăn được chừng 10 phút thì Thiều tới. Thấy mặt ‘chồng chưa cưới’, Nhã cự liền:
-Anh đi đâu vậy?
Thiều xin lỗi:
-Có chút việc bất thần ở nhà.
Nhã quắc mắt:
-Chuyện bất thần để đến lúc khác có được không?
Thiều ngớ người, đứng im. Tôi thấy Nhã chướng quá, và không thể để cho nó chướng tai gai mắt thêm được nữa.
-Nhã! Thiều bận là chuyện thường, và đã nhờ anh Phan đi đón chúng mình rồi!
Nhã không chịu thôi. Chừng như tôi bênh Thiều lại còn làm cho nó khó chịu hơn:
-Đón thay như thế càng không được.
Thiều ngồi xuống cạnh Nhã xin lỗi rối rít. Nhã làm mặt giận đến 15 phút. Tôi ngồi ngẩn người. Con gái bây giờ có quyền thật. Đàn bà bây giờ trong tình yêu mới là người làm mưa làm gió, làm chủ tình thế, ngang ngược hết chỗ nói. Tôi không đồng ý với cái thái độ của Nhã chút nào. Đàn bà theo tôi phải là cái hình ảnh muông đời của một phục tòng dịu dàng, vì đàn bà theo nhìn ngắm của tôi, phải là một bông hoa hơn là một ngọn lửa, một dải lục hơn là một trận bão. Cái anh con trai tên là Thiều chắc chắn sẽ bị cô con gái tên là Nhã bắt nạt, tôi nghỉ thầm. Chưa lấy nhau đã thế, lấy nhau rồi, nó còn tác yêu tác quái đến đâu.
Cũng may, rồi mọi người vui vẻ như cũ. Hết giận, Nhã tười như hoa nở. Suốt bữa ăn, nó cưđi được một phần nào ngọn lửa bừng bừng trong thân thể. Cơn xúc động bất chợt của da thịt xao xuyến còn làm cho tôi ngượng thẹn với chính mình. May mà Nhã và Thiều không đoán thấy gì hết. Tôi hỏi:
-Phim hay không?
Thiều nhanh nhẩu:
-Không ngờ mà hay quá chị ạ! Em và Nhã đều đồng ý với nhau như thế, chỉ không đồng ý ở đoạn kết. Nhã chê hơi buồn.
Tôi cười:
-Nhã chê ‘nhà quê’ quá! Chê dở hay thế nào mới là chê, vui hay buồn là một chuyện khác.
Nhã bướng bỉnh:
-Cái gì em không thích, không chịu, tức là cái đó không hay! Nhưng mà nói chung phim hay, cảm động lắm. Mai chị đi đi.
-Đi một mình ngại chết!
Thiều đề nghị:
-Chúng em xem rồi, nếu không sẽ đưa chị đi ngay. Hay là để em gọi điện thoại (2) cho anh Phan đưa xe hơi đến đón chị.
Nhã vỗ tay:
-Phải đấy! Thế mà không nhớ ra anh Phan!
Nhã tủm tỉm cười:
-Anh Phan mà được đưa chị đi thì...
Tôi biết con nhỏ sắp nói lăng nhăng này nọ. Mà nó đùa ngịch thì thằng chồng chưa cưới (3) của nó thế tất cũng được đà đùa ngịch. Tôi bèn làm bộ nghiêm mặt:
-Thì sao?
Nhã không sợ hãi gì hết, nó nói phăng luôn:
-Thì anh Phan phải cám ơn chúng em cả tuần.
Tôi dịu giọng:
-Nhã đừng nói đùa, chị không bằng lòng. Anh Phan là một người đứng đắn.
-Em có bảo là anh ấy không đứng đắn bao giờ đâu? Có đứng đắn mới đi chơi cùng với chị được chứ.
Tôi chợt nhớ là ban nãy Phan có mời hai chị em tuần sau lại đi ăn cơm tiệm trong Chợ Lớn. Tôi chưa trả lời dứt khoát như thế nào, cũng phải cho Nhã biết chuyện này.
-Anh Phan mời mình đi ăn.
Nhã reo lên:
-Bao giờ?
-Tuần sau.
Nhã nắm lấy tay tôi:
-Chị nhận lời rồi chứ?
Nó bảo thế chẳng lẽ tôi nói tôi sẽ từ chối? Nó đang ở tuổi ăn, tuổi chơi, tuổi đi đây đi đó. Nó lại sắp về nhà chồng, chấm dứt vĩnh viễn một cuộc đời thiếu nữ. Tôi muốn chiều nó những gì có thể chiều được trong mấy tháng cuối cùng.
-Chị bảo để hỏi lại em đã.
-Lẽ tất nhiên là em bằng lòng.
Sau đó, Thiều đứng lên cáo từ. Nhã đưa Thiều ra xe rồi trở vào. Thấy tôi ngồi ủ rũ, mơ màng trên ghế, Nhã ngạc nhiên:
-Có chuyện gì thế chị?
Tôi nhìn đi chỗ khác:
-Không có chuyện gì hết.
Còn lại hai chị em, Nhã ngáp lớn rồi nói:
-Em đi ngủ đây chị.
Tôi bảo Nhã:
-Lát nữa ngủ. Vào đây chị nói chuyện đã.
-Chuyện gì vậy?
Tôi xẵng giọng:
-Vào đây, khắc rồi biết.
Tôi làm mặt nghiêm trọng. Nhã nhìn tôi định nói đùa một câu, rồi không dám nói nữa, lẳng lặng theo tôi vào buồng trong. Tôi bật đèn sáng choang, lên giường ngồi, ra hiệu cho Nhã.
-Lại đây!
Nhã ngoan ngoã đến ngồi xuống bên tôi, dáng điệu chờ đợi. Tôi suy nghĩ, cân nhắc lại một lần nữa, xem có nên đặt vấn đề với nó không. Thường thường, hai chị em chúng tôi không phải đặt vấn đề với nhau bao giờ. Không bằng lòng chuyện gì tôi chỉ im lặng, nét mặt hơi thay đổi một chút, một chút thôi là Nhã biết ngay. Về điểm này, Nhã tinh ý lắm. Ngôi nhà của chúng tôi không mấy khi có chuyện lớn tiếng giữa hai chị em là vì thế. Nhưng lần này, điều lạ lùng là hình như sự tinh ý của Nhã không còn nữa. Tôi quyết định phải nói:
-Chị hỏi Nhã điều này. Nhã phải trả lời chị rất thành thật, không được đùa cợt, cũng không nói quanh co.
Nhã hỏi:
-Chuyện gì đó? Chuyện vui hay buồn?
Tôi lắc đầu:
-Chẳng vui, cũng chẳng buồn. Nhưng là chuyện của chị.
Tôi đằng hắng rồi hỏi:
-Em và Thiều đang âm mưu chuyện gì vậy?
Nhã tỏ vẻ ngạc nhiên:
-Âm mưu?
-Âm mưu hay là thu xếp, hay là xếp đặt cũng thế. Chị muốn hỏi em về anh Phan. Thiều và Nhã muốn đưa anh Phan đến với chị, phải thế không?
Nhã nói tránh đi, không trả lời thẳng vào câu hỏi:
-Anh Phan rất có cảm tình với chị.
-Gì nữa.
-Nếu chúng em không lầm, anh Phan muốn... xây dựng, muốn tính chuyện trăm năm lâu dài với chị.
-Đó là quyền của anh ấy. Chị chỉ không bằng lòng về cái thái độ khuyến khích của Nhã và Thiều mà thôi. Đây này, chị chỉ muốn coi anh Phan là bạn. Một người bạn có thể rất thân thiết, nhưng một người bạn, không hơn, không kém.
Tôi giằn giọng:
-Chị chỉ muốn thế, đừng ai nghĩ khác. Đừng ai có một hiểu lầm, một ngộ nhận nào hết, và người trước nhất là em.
Nhã bắt đầu tỏ vẻ bất đồng ý kiến:
-Em thấy anh Phan là...
Tôi ngắt ngang:
-Là người đứng đắn, tử tế, hiền lành, có tất cả những đức tính của một người chồng lý tưởng? Thì cứ cho là chị đồng ý với em đi. Nhưng em quên một điều. Một điều cực kỳ quan trọng.
-Anh Trường?
Tôi gật đầu:
-Bây giờ thì em lại tinh ý lắm rồi đấy. Phải, anh Trường. Em đẵ biết giữa chị và anh Trường như thế nào đã từ bao nhiêu năm nay. Rm còn biết chị là một người đàn bà rất chung tình. Với anh Trường, không bao giờ chị thay lòng đổi dạ.
Nhã ngẫm nghĩ:
-Chị nhất định chờ đợi anh Trường?
Tôi lắc đầu, cố gắng xua đuổi khỏi đầu óc một ý ngĩ đen tối. Tôi không muốn nghĩ đến tôi lúc này. Tôi muốn chia sẻ niềm vui của Thiều và Nhã.
Ở tiệm ăn ra, Thiều và Nhã đòi đi xem chiếu bóng. Tôi suy nghĩ rồi bảo Nhã:
-Có lẽ nên để dịp khác. Chị thấy đã muộn.
Nhã giẫy nẩy:
-Mới có 9 giờ mà chị đã bảo muộn! Buổi tối lúc ngày mới bắt đầu.
Tôi cười:
-Bắt đầu với em. Với chị thì xin coi như là đã chấm dứt.
Nhã phụng phịu:
-Chị hay làm khó! Chị không chiều em nữa rồi!
Phan nói vào:
-Mời chị đi coi ciné (2). Tuần này có nhiều phim mới hay lắm. Lâu lâu thức khuya một chút cũng không sao.
Tôi đáp:
-Vâng! Nhưng anh tha lỗi cho. Thú thật là tôi không thích ciné lắm. Anh đi với Nhã và Thiều đi, tôi về một mình cũng được.
Phan lắc đầu:
-Chúng tôi đâu dám để chị về một mình nhu vậy. Ngày mai tôi cũng phải đi làm sớm. Tôi xin đề nghị như thế này. Nhã và Thiều đi xem ciné, tôi xin đưa chị Tuyền về nhà.
Tôi vội nói:
-Như thế phiền anh quá!
Phan nhìn tôi bằng cái nhìn khẩn khoản:
-Nếu chị cho phép, không có cái gì phiền hết.
-Vâng! Cũng được.
Thế là Nhã và Thiều đi với nhau. Trên xe Phan, tôi ngồi im lặng nhìn ra cảnh tượng đường phố về đêm. Từ Chợ Lớn trở ra Sàigòn, con đường Trần Hưng Đạo chạy dài thăm thẳm giữa hai hàng lửa điện thẳng tắp. Gió về đêm mát rượi, tràn đầy. Tôi để im cho gió đêm lùa vào mái tóc, sống với một cảm giác thư thái, dễ chịu. Năm, bảy phút như thế rồi tôi lại nhớ đến Trường. Đi chơi với Trường, buổi tối khác hẳn. Có Trường, một buổi tối mưa cũng biến thành một buổi tối vui, cũng có một cái gì rực rỡ. Cái vui, sự rực rỡ đó chính là Trường.
Phan chợt lên tiếng, kéo tôi trở lại hiện tại:
-Bữa ăn hôm nay vui quá.
-Vâng, vui lắm!
-Chị ít khi đi đâu?
Tôi cười:
-Trong nhà có hai chị em. Nhã đã đi suốt ngày thì tôi phải ở nhà.
-Thỉnh thoảng chị cũng nên đi chơi một chút. Nư thế, trở về nhà càng thấy thích hơn.
-Tôi cũng thấy như vậy, nhưng rồi vẫn ngại, vẫn lười thế nào ấy!
Phan ngập ngừng mãi rồi mới nói:
-Tuần sau nếu chị không bận, tôi xin lại một lần được mời chị, Nhã và Thiều đi dùng cơm trong Chợ Lớn như tối nay.
Tôi chưa kịp trả lời, Phan đá nói tiếp:
-Tôi mời thật tình, mong chị đừng từ chối.
Từ chối quyết liệt không tiện chút nào. Vả lại, tôi không quen quyết liệt với ai bao giờ. Nhưng tôi cũng không muốn nhận lời. Cho tới giờ phút này, tôi không muốn đi chơi với một người đàn ông nào hết, ngoài Trường. Tôi không muốn để Phan hiểu lầm. Nhận lời đi ăn một bữa cơm, nhận một đồ tặng, có một vài cửa chỉ thân mật tự nhiên, một nụ cười hay một cái nhìn... Chỉ cần thế, dễ làm cho người đàn ông tưởng đó là dấu hiệu của một cảm tình đặc biệt. Đó là điều mà tôi muốn tránh. Phan đứng đắn, lễ độ, tôi quý mến cái thái độ chững chạc ấy lắm. Nhưng tôi chỉ muốn coi Phan như một người bạn. Liên hệ đúng lại ở đó, trong tình bằng hữu mà thôi. Không nên cũng không thể đi xa hơn nữa.
-Xin anh cho tôi nghĩ lại.
-Tuyền cứ nhận lời là được.
Tuyền! Phan đã thay đổi lối xưng hô rồi đó. Với một người khác, tôi đã ‘điều chỉnh’ lại ngay, không cho phép cái bước chân đi tới một cách quá mau chóng như vậy. Nhưng Phan gọi tên tôi một cách trang trọng, thật thành kính. Tọi lại không biết quyết liệt với ai bao giờ cho nên đành nín thinh một phút, rồi trả lời:
-Anh để tôi hỏi Nhã.
-Tuyền bằng lòng thì Nhã cũng phải bằng lòng.
Tôi nói cho Phan hiểu ít nhất cũng một lần:
-Anh biết là tôi không thích đi đâu.
Phan gật đầu:
-Tôi biết chứ tại sao tôi không biết. Tuyền có phải là loại người đi chơi với bất cứ người đàn ông nào đâu. Tôi cũng không mời ai như thế này đã lầu, kể từ ngày nhà tôi mất. Tuyền là người duy nhất mà tôi quý trọng và muốn được giao thiệp.
Xe đậu lại ở trước cửa nhà. Phan xuống xe, đi vòng sang phía tôi, mở cửa xe cho tôi bước xuống. Phép lịch sự buộc tôi phải mời:
-Mời anh vào chơi một lát đã. Còn sớm.
Lời mời không thể làm Phan bằng lòng hơn. Nét mặt hớn hở và sung sướng trông thấy:
-Tôi cũn đang định xin vào uống một ly nước lạnh. Hôm nay hai chúng mình bị uống rượu nhiều quá. Tôi không quen uống rượu. Trong người bây giờ thấy nóng bừng à!
Tôi vào nhà, bật đèn, mời Phan ngồi xuống ghế. Tôi vào nhà trong và trở ra với một ly nước lọc. Phan cám ơn, đón lấy. Tôi nhìn Phan uống một hơi hết ly nước ngon lành đến thế. Tưởng Phan ngồi chơi chừng 5-10 phút thôi, ngờ đâu chuyện nọ bắt sang chuyện kia, đến 10 giờ Phan mới đứng lên. Tôi đưa tiễn Phan ra đến hè đường.
Trước khi lên xe, Phan ngập ngừng:
-Nhiều buổi tối tôi thật tình không biết đi đâu.
Tôi hiểu Phan muốn gì, cười nói:
-Nếu rảnh, thỉnh thoảngmời anh cứ lại chơi. Nói trước với anh Phan là tôi nói chuyện dở lắm.
-Đâu phải thế! Chỉ tôi mới là người không biết ăn nói thôi.
Cánh cửa xe vừa đóng sặp lại, chiếc xe rú máy. Phan phóng đi, mang theo một nguồn vui mà tôi biết đang rạt rào trong Phan. Tôi nhìn theo rồi lắc đầu, lững thững trở vào nhà. Tôi thành thực mong Phan đừng hiểu lầm, đừng có một ảo tưởng nào hết, vì nếu không, Phan sẽ thất vọng. Người đàn bà không thể có hai trái tim. Tình cảm tôi đã từ bao nhiêu năm nay chỉ chạy theo một dòng, chỉ xuôi về một hướng. Trường đã tới trước, chàng vẫn ở đó, và Phan không còn một chỗ đứng nào hết. Nghĩ cũng ân hận, nhưng tôi không biết làm thế nào khác, mặc dầu những thúc đẩy gián tiếp của Thiều và Nhã. Trường đi xa. Phan được cái lợi là ở gần tôi, muốn tới gặp tôi lúc nào cũng được. Phan lại có thêm Thiều và Nhã như hai đồng minh đắc lực. Nhưng điều này cũng không thể đem lại một đổi thay nào.
-“Anh Trường! Anh ở xa. Nhưng anh vẫn có một đồng minh. Đồng minh đó là em!”
Chú thích:
(1) Hương Cảng: Hồng Kông.
(2) Ciné: viết tắt của chữ “cinéma”, tức “chiếu bóng”.