Chương kết

Một cái tết Nguyên Đán đã qua. Đã hết một năm. Đã hết 12 tháng của một năm đem lại cho cuộc đời của tôi nhiều biến chuyển lớn lao nhất. Đúng như tôi đã long trọng hứa lấy Phan, tôi đã nhận Phan làm chồng. Đám cưới được cử hành đúng như dự định, vào một ngày gần Tết.
Như mọi đám cưới, như mọi hôn lễ, ngày một người đàn bà lên xe hoa về nhà chồng là một ngày vui. Tôi muốn nghĩ cho tôi cũng vậy. Ai cũng cho là tôi sung sướng. Chính đứa em gái tôi, chính Nhã, đứa em gái đã sống chung với tôi từ nhỏ, hiểu tôi hơn ai hết, cũng tưởng lầm như vậy, tưởng rằng tôi vui, tôi sung sướng, tôi hạnh phúc hoàn toàn.
Khgi mọi chuẩn bị đã hoàn tất, ngày lành tháng tốt đã chọn xong, những thiệp báo hỷ đã được gửi đi, những đồ mừng và những lời chúc tụng đã được gửi đến thì một buổi trưa, một đoàn xe hơi đã đến đậu trước cửa nhà. Hôm đó, tôi không còn là con Tuyền lặng lẽ, thích đọc những tờ thư cũ, thích nghe mưa, và thích những hàng áo màu nâu buồn rầu, màu đen đơn giản nữa. Mà tôi đã là một cô dâu, chờ một chú rể tới.
Lúc giúp tôi một tay trong buồng ngủ, Nhã cài hoa lên mái tóc cho tôi, đã hỏi:
-Chị thấy thế nào?
-Em hỏi mơ hồ chị không hiểu.
-Cảm giác của chị đó. Đó là điều em muốn biết. Hoang mang hay hồi hộp?
Tôi lảng tránh câu hỏi bằng cách hỏi lại Nhã:
-Trước kia em thấy thế nào?
Nhã cay mày, cố nhớ lại, rồi lắc đầu mỉm cười:
-Buồn vui lẫn lộn à, khó nói lắm!’
-Chị cũng vậy.
-Nhưng chị vui chứ?
-Đã đành là chị vui. Em hỏi lạ không!
-Em rất bằng lòng chị đã nghe em. Chị cứ chờ anh Trường mãi thì lỡ hết một đời. Chị thấy không? Anh ấy đánh điện tín báo tin về nhé, rồi anh ấy về thật. Về thật mà không thèm đến thăm chị. Lạ lùng và kỳ cục như thế là cùng. Anh ấy không yêu thương gì chị hết.
Tôi dịu dàng:
-Đánh dây thép là một chuyện. Anh ấy bận rộn không về được là một chuyện khác.
Nhã tức tối:
-Em đã nói cho chị biết rồi mà sao chị không chịu tin em. Anh ấy có về thật. Có người trông thấy mà. Trông thấy rõ ràng anh ấy đi trên đường Tự Do, uống rượu say, cười nói vang động, khoác tay một con mụ đàn bà.
Tôi điềm đạm:
-Có lẽ họ trông lầm.
Nhã giẫy nẩy:
-Lầm thế nào được!
-Thiếu gì người đàn ông giống anh Trường, mà không phải là anh Trường.
-Bây giờ chị lại nói trái ngược lại. Chị vẫn bảo anh Trường là một mẫu đàn ông duy nhất, không có ai giống hết.
Tôi mỉm cười:
-Thế thì chị lầm.
-Chị lầm là cái chắc. Cũng may mà chị đã nhìn thấy. Hôm nay cưới chị em mới hết lo đấy nhé.
-Lo gì?
-Lo phút cuối cùng chị đổi ý, không bằng lòng lấy anh Phan nữa.
-Làm gì có chuyện đó? Em chỉ nói bậy!
Ở một trường hợp khác, tôi đã cải chính cho Trường, mắng Nhã hồ đồ hỗn láo. Bênh vực chàng. Nhưng hôm đó tôi đã nín thinh. Không phải là tôi không muốn bênh vực, mà không dám lên tiếng bênh vực. Phải, tôi không có quyền, chẳng còn một quyền gì hết, kể cả cái quyền nói tốt, nói hay cho chàng.
Trường đã ra khỏi đời tôi rồi. Vĩnh viễn. Ngay từ buổi tối chàng đưa tôi đi ăn ở Khánh Hội, rồi sau đó tôi đòi chàng đưa về nhà. Buổi tối hôm ấy và cái gì xảy ra sau đó, chắc chắn suốt đời tôi còn nhớ rõ từng chi tiết một...
Khi tôi đẩy cửa bước vào, bật đèn, căn nhà sáng lên trong một im lặng đầy và lớn. Nhưng u già đã ngủ từ lâu, hẳn thế. Tôi cất tiếng gọi, nhưng không thấy u ta trả lời. Tọi mỉm cười nói với Trường:
-Anh ngồi chơi, em vào lấy nước cho anh.
Tôi vừa quay lưng đi vào nhà trong thì cánh tay tôi đã bị bàn tay Trường nắm lại, một nắm lại chặt cứng, quyết liệt.
Tiếng Trường trang nghiêm, rành rọt:
-Tuyền, anh hỏi.
Tôi trả lời, hơi thở đã run run, tuy tôi đã cố gắng bình tĩnh:
-Anh bảo gì em?
-Có chuyện gì thế?
Tôi gượng cười:
-Anh ngồi, em lấy nước cho anh uống đã.
-Không cần lấy nước. Anh không uống, anh cũng không khát. Có chuyện gì cần nói với anh, nói ngay đi.
Tuy giọng Trường dịu dàng và ôn tồn mà tôi đã nghe thành một mệnh lệnh.
-Vâng, có.
-Chuyện quan trọng không?
-Quan trọng.
Trường buông tay tôi ra. Chàng nắm mạnh làm cho cánh tay tôi đau nhói. Hai chúng tôi đứng yên ở chỗ cũ, trong dáng điệu cũ, tôi cúi đầu xuống như muốn né tránh được lâu chừng nào hay chừng nấy cái nhìn, cặp mắt của Trường.
-Chuyện chúng mình phải không?
-Vâng.
-Để em hỏi trước em một điều đã. Em đã suy nghĩ kỹ càng chưa?
-Em đã nghĩ đi nghĩ lại hàng trăm lần.
-Như thế tức là em đã thận trọng và đắn đo lắm. Nhưng, em thấy cần thiết phải cho anh biết ngay bây giờ, như thế này không?
Tôi gật đầu:
-Em thấy là cần thiết.
-Đừng quên là anh đi xa mới về. Đừng quên là anh đi xa một năm, anh mới về chiều nay!
-Em không quên điều đó.
-Thế mà em vẫn cứ nhất định nói ngay?
-Để lâu cũng thế mà thôi. Em quý trọng, em kính mến anh vô chừng. Chính vì thế mà em phải nói ngay, dù là em không muốn nói chút nào.
Trường vòng tay ôm lấy tôi, chàng kéo sát tôi lại gần chàng. Hai cánh tay chàng khép lại, tôi gục đầu vào ngực chàng. Chúng tôi đứng như thế thật lâu, thật im lặng. Cuối cùng Trường buông tôi ra. Chàng nói:
-Chúng mình lại đây.
Trong đêm khuya im lặng hoàn toàn, với Trường ngồi lặng lẽ trước mặt, tôi nhớ tôi đã nhìn xuống những ngón tay tôi, nhìn xuống ly nước để trước mặt và lấy hết can đảm, tôi đã nói, tôi đã nói được. Nói cho Trường biết tất cả những chuyện xảy ra ở nhà trong thời gian Trường vắng mặt. Về đám cưới của Nhã, về những ngày tôi đau nặng phải vào trong bệnh viện. Về bức điện tín nhận được khiến tôi tưởng còn lâu lắm Trường mới về. Rồi là sự xuất hiện của Phan trong cuộc sống hoang mang buồn thảm của tôi. Cuối cùng là tôi đã nhận lời lấy Phan. Áo cưới đã may, thiệp đã in, mọi người đã biết, và ngày cưới đã được ấn định.
Tôi nói bằng một giọng đều đều không vui, không buồn, nói chuyện tôi mà khách quan như nói chuyện một người đàn bà khác. Tôi đã phải cố gắng, một cố gắng phi thường mới có được thái độ đó. Kỳ thực là tôi đã trình bày với Trường về hoàn cảnh mới của tôi, bằng một tâm trạng đau đớn cùng cực muốn che giấu.
Đêm trôi đi từ từ. Thỉnh thoảng một tiếng xe chạy qua ở một phố xa, tiếng xe vọng tới càng làm cho im lặng thêm đầy thêm lớn. Trước mặt tôi, Trường hút thuốc lá, chăm chú nghe, không nói một lời nào. Không, chàng có định nói:
-Để cho anh hỏi.
Tôi lắc đầu:
-Cho em nói hết đã. Anh muốn hỏi gì, em sẽ xin trả lời anh sau.
Tôi nói tiếp cho Trường nghe là tôi đã nhìn thấy tôi thật rõ ràng lần này. Trước kia tôi đã nhìn, nhưng tôi không thấy. Tôi vẫn đinh ninh tôi là một người đàn bà đặc biệt, có đủ điều kiện và tinh thần và tình cảm để sống với một mối tình lớn. Có đủ sức mạnh và niềm tin để tham dự vào cuộc phiêu lưu đến tận cùng. Nghĩa là xứng đáng với tình yêu của Trường. Xứng đáng với con người chàng khác thường, với tâm hồn chàng cao hơn. Nhưng cuối cùng là tôi đã lầm. Tôi chỉ là một con đàn bà tầm thường. Tôi chỉ thích hợp với những cái nhỏ chặt, những cái thấp kém, những cái bình thường.
-“Và em xin anh tha lỗi cho em, cho em được sống với cuộc đời tầm thường hèn mọn của em.”
Khi tôi nói xong, lại một khoảng im lặng kéo dài. Tôi có cảm tưởng Trường đang đăm đăm nhìn tôi. Chàng nhìn tôi, và lần đầu tiên trong đời chàng, chàng khám phá, thấy ở tôi một người đàn bà khác.
Tôi lên tiếng, nhắc lại câu đã nói:
-Bây giờ thì anh đã hiểu tại sao em đòi anh phải đưa em về nhà. Còn giấu anh thêm một phút nào là không phải với anh thêm phút ấy. Anh tha tội cho em. Thật tình em thấy không xứng đáng với anh. Chính vì thế, em đã nhận lời lấy Phan.
Một tiếng ghế động. Một điếu thuốc được dụi cho tắt đi trên cái gạt tàn được đặt ở giữa bàn. Trườn đứng lên. Tôi rưng rưng nhìn theo chàng. Trường cúi đầu, bước mấy bước, cặp lông mày chàng hơi nhíu lại. Rồi chàng quay lưng lại tôi, lững thững ra gần cửa sổ, nhìn ra mặt đường khuya. Qua bờ vai Trường bất động, tôi nhìn thấy một khoảng phố, một phiến trời đêm. Những chùm lá rì rào trong gió. Một gò mái nhà nổi hình sau một thân cây. Một ánh đèn từ trên cao ngó xuống, ánh sáng buồn bã, xanh lạnh...
Những ý nghĩ đã chạy qua đầu óc Trường trong mấy phút chàng đứng quay lưng lại, bất động như thế, tôi không bao giờ được biết. Nhưng lời lẽ tôi vừa trình bày, trong một im lặng như tờ, còn như vang ngân bằng một thứ âm thanh lạ lùng trong không khí.
Một lát rồi Trường hỏi, không quay trở lại:
-Chuyện đó xảy ra từ hồi nào?
-Dăm bảy tháng trước đây. Em không nhớ. Cũng không có gì đáng quan trọng.
Đầu Trường cúi thấp thêm một chút nữa. Tiếng chàng nhỏ hơn, thoáng một chút xa vắng mênh mông:
-Phải! Nghĩ cho cùng, cũng chẳng có gì đáng quan trọng hết. Đời sống bây giờ như thế. Đời anh, đời em, cuộc sống của mọi người... Tình yêu, hạnh phúc, xem chừng đều không còn một ý nghĩa đáng kể nào hết. Tất cả đều có thể coi như đứng đắn. Nhưng tất cả cũng lại có thể coi như một trò đùa!
Tôi hiểu câu nói của Trường như một trách móc nặng nề và cay đắng. Chàng có quyền như thế, hơn thế! Chàng có quyền nói tôi những điều tàn tệ hơn. Tôi nghĩ chàng còn có thể lớn tiếng sỉ nhục tôi hay đánh cho tôi vài cái tát.
Tôi dời ghế đứng lên, lại gần chàng. Tôi gục đầu vào vai chàng. Trường hơi rùng mình. Chàng cứng người lại, những bắp thịt rắn rỏi chuyển động sau làn vải áo. Nhưng chàng vẫn nhìn ra ngoài đường đêm, không quay trở lại.
-Em đã xin anh tha tội cho em.
-Nếu em có tội, tội lỗi của em không thể nào tha thứ được, và có xin cũng vô ích. Tội càng nặng hơn. Nhưng anh nghĩ em không đáng trách. Người đáng trách là anh. Hà, thật tình là có nhiều lúc anh quên em là một người đàn bà. Anh chỉ còn nhớ em là tình yêu của anh, mà quên em là một người đàn bà. Đáng lý ra, anh phải nghĩ đến chuyện này từ lâu. Bằng sự xa cách rồi sẽ làm cho chúng ta xa nhau và mất nhau hẳn.
Trường bật lên một tiếng cười nhỏ:
-Bây giờ nghĩ đến chuyện đó thì đã muộn!
Sau câu nói này, Trường mới quay lại:
-Phải thế không?
Tôi cúi đầu, đứng im không nói. Trường đưa hai tay giữa lấy hai vai tôi, nghiêm trang:
-Ngẩng đầu lên!
Tôi làm theo mệnh lệnh của chàng. Chàng lại nói:
-Nhìn thẳng vào mắt anh.
Tôi nhìn vào mắt chàng, tôi lại làm theo mệnh lệnh của chàng. Tới giờ phút này, trên một ý nghĩa nào đó, ng như người khác viết 10 câu, chàng chỉ cần viết một, người khác viết 10 chuyện toàn là những chuyện rông dài không đáng nói, duy điều Trường thuật lại mới là điều đáng nói mà thôi. Lẽ tất nhiên là tôi chủ quan. Yêu là chủ quan mà! Và cũng bởi vậy mà những lá thư của Trường ngắn gọn, không văn chương, không cầu kỳ, với tôi là những lá thư hay nhất.
Chữ viết của Trường là tất cả chàng. Mạnh mẽ, xô chuyển, như những hàng chữ cũng là những bước chân lúc nào cũng di chuyển, cũng bay nhảy trên những con đường. Thư này chàng kể chuyện cho tôi về mùa xuân đã về trên những hè phố Ba-Lê. Chàng nói từ mấy ngày nay, tuyết đã tan, trời đã cao, chim én đậu trên những hàng dây điện, và tuy chưa có nắng, nhưng trong không khí còn buốt lạnh đã như thấp thoáng những tia hồng đầu tiên báo tin những ngày nắng sắp về. Chàng nói chàng còn phải ở lại Ba-Lê chừng một tuần nữa. Sau đó, chàng xuống một vài thị trấn ở miền Nam nước Pháp, sau khi sang Luân-Đôn (2).
Tâm hồn tôi rào rạt yêu thương khi tôi đọc tiếp đến đoạn chàng hỏi tôi về những chuyện ở nhà. Chàng nói chàng nhớ tôi, rằng “không có một người đàn bà Paris nào đẹp bằng Tuyền”, rằng chàng sẽ cố gắng thu xếp thật nhanh mọi công việc để trở về Sàigòn, chậm nhất là một tháng nữa.
Tôi đọc đi đọc lại lá thư nhiều lần đến thuộc lòng từng chữ. Cuối cùng, tôi gấp lá thư lại, cẩn thận cho vào phong bì, và đặt lá thư lên ngực như một tấm mền ấm áp và thơm tho nhất. Tôi ngả đầu vào thành ghế, thả buông cho tâm hồn bay đi...
...
Em đang ngồi ở đây một mình. Căn phòng vắng lặng, sáng láng. Buổi trưa thiêm thiếp ở ngoài kia với cái nắng chói chang đang làm lấp lánh những chùm lá rực rỡ những lòng đường, lung linh những phiến kính. Lá thư anh vừa đến. Lá thư vượt qua không biết bao nhiêu tầng không gian, mang hình ảnh và dấu vết anh về đây. Và bây giờ thì căn phòng này chỉ còn là sự hiện hữu tràn đầy của anh, tuy anh không có mặt.
Nhớ là những lần anh tới, anh nhớ không, và anh có biết không? Anh đã đem lại sự xáo trộn lớn lao tất cả, lúc không có anh, mang một hình thái khác, tất cả, khi có anh đã đổi khác hoàn toàn. Mỗi lần anh tới, hè đường phía ngoài đã như vang động lên bởi những bước chân anh đụng tới. Rồi anh vào như gió. Cánh cửa bị đẩy toang ra. Anh đến bao giờ cũng vậy, như một thảng thốt bất ngờ, không bao giờ báo trước. Em đứng ngây người nhìn anh. Em tưởng chiêm bao. Giây phút thật thần tiên. Em chưa hiểu em như thế nào. Sự sung sướng đến cực điểm gần như làm cho em tê liệt.
Anh thường hỏi với một thoáng nghịch ngợm:
-Làm gì mà đứng ngây người ra thế?
Phải một khoảnh khắc, em mới thoát ra được cái trạng thái tê liệt kỳ thú. Em chạy đến, ngã vào anh. Chưa có một sự đổ ngã nào tuyệt vời như vậy. Hai cánh tay anh đỡ lấy em, tiếng cười ròn rã của anh lùa vào tóc em, rồi chúng mình hôn nhau. Những cử chỉ âu yếm của anh thật đặc biệt. Khỏe mạnh, tươi sáng, rất đàn ông, nồng nàn, không đắm đuối, như anh thả lỏng cho tình cảm bốc cháy nhưng bao giờ cũng làm chủ được tình cảm của mình.
Nhã thường “phá” chúng mình. Nhiều lần từ trong nhà chạy ra nó bắt gặp chúng mình đang hôn nhau, em đang nằm trong tay anh. Lúc thì nó “đằng hắng”, lúc nó cười khúc khích. Con quỷ!
-Cô Nhã hồi này ra sao?
Anh hay hỏi Nhã như vậy. Nó trả lời, bao giờ câu trả lời đầu tiên của nó cũng là:
-Riêng phần em, em vẫn được bình thường.
Nó hỏi lại:
-Phần anh?
Anh đùa lại:
-Phần tôi cũng bình thường giống như phần Nhã.
Con nhỏ nhìn sang em chỉ tay:
-Chỉ có phần chị Tuyền là không được bình thường lắm mà thôi.
-Tại sao vậy?
Nhã làm bộ ngơ ngác:
-Hỏi chị ấy! Làm sao em biết được.
Sau đó anh ngồi xuống ghế, nét mặt vui vẻ thư thái. Sau một chuyến đi trên những không gian, qua những biển rộng, trở về từ những sân ga, những bến tàu xa vời, anh trở về. Và Sàigòn là hình ảnh của một bến đậu bình yên. Anh kể chuyện chuyến đi, anh hỏi chuyện ở nhà. Căn nhà nhỏ vang động tiếng cười, tiếng nói.
Trong câu chuyện ríu rít sau một thời gian xa cách lâu ngày, tôi thường là kẻ im lặng nhất trong ba người. Tôi ngồi nghe Nhã và Trường nói chuyện với nhau, lặng lẽ ngắm chàng, cố gắng tìm kiếm ở chàng một đổi thay nào đó. Thường thường, sau một thời gian không thấy nhau, người ta thường thấy nhau già đi đôi chút. Mội mái tóc có thêm vài sợi bạc. Một tròng mắt đã vơi đi ánh lửa ngày nào. Một đài trán vẽ thêm những đường nhăn mới. Một nụ cười bớt tươi tắn. Một thoáng mỏi mệt trong dáng điệu, trong cử chỉ. Tất nhiên là như thế. Là có sự thay đổi đó. Thời gian là một sức mạnh tàn phá mà! Chính tôi, đời sống rất dịu dàng, ngày rất bình yên, sinh hoạt rất chừng mực, mà tôi cũng còn cảm thấy ở tôi sự tàn phá của thời gian, sự tàn phá kín trùm lên thân thể những đời người. Không một ai có thể tự hào là tránh thoát được.
Riêng Trường lại không thế. Sau mỗi chuyến đi, chàng đã không già thêm một chút nào mà lại hình như trẻ lại. Chàng có một mùa xuân, một tuổi trẻ vĩnh viễn nằm trong những lên đường và những đổi đời. Gió, nắng, những chân trời xa, những con đường và những không gian mênh mông kết hợp với nhau thành một liều thuốc thần diệu. Liều thuốc này đã giữ được cho Trường một dáng đi mãi mãi nhanh nhẹn, một ánh mắt mãi mãi tươi sáng, một tiếng cười ròn rã, một tâm hồn mãi mãi trẻ trung.
Chàng phải đi. Chàng không thể dừng chân ở một nơi chốn nào. Lẽ sống của chàng là viễn du. Lẽ phải của đời chàng cũng ở đó. Chàng đã nói với tôi thật nhiều về chuyện này. Một lần, tôi đã hỏi chàng:
-Anh không thể dừng chân ở một chỗ?
-Được chứ!
Tôi ngạc nhiên:
-Thế sao anh đi hoài vậy?
Trường cười:
-Anh sống như vậy.
-Không đi là không phải là sống?
-Không! (3)
Nếu sống là tạo được cho những ngày tháng của mình một ý nghĩa, hơn nữa, một đam mê nào đó thì viễn du và lưu động đúng là lẽ sống của Trường thật. Những lần trở về Sàigòn gặp lại tôi, vì yêu tôi, Trường cũng được sống những ngày mà chàng nói là sung sướng chưa từng thấy. Chúng tôi đi chơi với nhau, trở về nhà, giam nhốt tình yêu thành một thế giới riêng tây trong một căn buồng đóng kín, hưởng những giây phút có thể nói là thần tiên nhất củ một đời người. Khi đó, Trường quên hết những chân trời bát ngát của chàng. Khi đó, chàng sống cho tôi, cho tình yêu của chúng tôi. Hoàn toàn.
Nhưng viễn du là một người tình mà Trường chỉ lãng quên được trong mội khoảng thời gian nào đó. Tôi nhắc lại, chỉ trong một khoảng thời gian nào đó mà thôi.
Tôi nhớ có một lần, tôi được ở gần Trường lâu nhất. Gần sáu tháng! Tù Trung Thu năm trước tới cuối xuân năm sau. Chàng lỡ một chuyến tàu, mẹ chàng lại đau nặng. Rồi Nguyên Đán tới, đã lưu giữ bước chân giang hồ của chàng ở lại dưới vòm trời quê hương. Tôi cũng có buộc chàng ở lại nữa. Lần đó tôi đã khóc:
-Chưa bao giờ anh ở nhà mừng tuổi cho em hết. Ngày Mùng Một năm nào với em cũng là ngày sầu thảm nhất.
Chiều tôi, sợ những giọt nước mắt của tôi một phần, mẹ lại đau chưa khỏi, Trường đã hủy bỏ chuyến tàu sau và ở lại tới năm sau. Cái tết năm đó, với tôi là cái tết đẹp nhất của một đời người. Tết không phải chờ đến đầu giêng, mà đã vui từ mùa thu, mùa xuân không phải chờ đến mai vàng, mà mùa xuân đã ở trong lòng trong dạ. Trường đưa tôi đi chơi cùng khắp. Lúc có thêm Nhã hay một vài người bạn. Lúc chỉ có chàng và tôi. Tôi muốn gì cũng được. Tôi đòi gì chàng cũng chiều.
Có Trường ở bên cạnh, tất cả đều không quan trọng nữa. Tôi xin nghỉ việc suốt thời gian Trường ở Sàigòn. Nhớ biết chừng nào, yêu biết bao nhiêu những lần có nhau năm ấy. Chúng tôi đã đi hàng giờ bên nhau, tay cầm trong tay, yên lặng không nói, trên những con đường nhỏ đấy bóng mát ở những vùng ngoại ô thành phố. Chúng tôi đã ngồi với nhau trên những bờ sông, dưới nắng của chiều tà, dưới trang của đêm xanh, nghe tiếng nước chảy rì rào trên những kè đá, nghe trời cao trên đầu, nghe sự im lặng ngọt ngào nở thành những đóa hoa thơm ngát trong hồn.
Tôi sung sướng. Trường cũng sung sướng như tôi vậy. Chàng chấp nhận trong mấy tháng liền, nhịp sống bình yên phẳng lặng ở một nơi chốn nhất định khiến tôi đã tưởng rằng Trường đã thay đổi. Nghĩa là con thuyền đã về bến đậu. Nghĩa là đời mây đã hết lang thang. Nghĩa là mê thích lớn nhất của đời chàng là đó đây, sớm một chân trời này, chiều một góc biển nọ, mê thích dầu vẫn còn nhưng không còn nồng cháy nữa.
Phải, cái tết Nguyên Đán năm đó, tôi đã tưởng vậy. Đã hy vọng. Đã mừng thầm trong lòng. Nhã còn nhỏ, làm gì có một quan sát tinh tế, vậy mà thái độ bất thường của Trường cũng làm cho nó ngạc nhiên. Nó cười, hỏi tôi:
-Chị dùng bí quyết nào mà lần này giữ được anh Trường ở nhà lâu quá vậy?
-Mày đừng nói bậy! Bí quyết gì đâu!
-Chị cấm anh ấy?
Tôi nghiêm trang:
-Anh Trường không phải là loại đàn ông chịu để cho đàng bà cấm đoán. Anh ấy sống hoàn toàn tự do, và theo ý mình.
-Thế so lần này anh ấy chịu ở gần chị em mình lâu thế?
Tôi cười:
-Tao không biết! Muốn biết thì hỏi anh ấy.
-Đi mãi cũng chán chứ nhỉ?
Tôi trả lời, nửa tin nửa ngờ ý nghĩ của mình:
-Có nhiều cái thích mãi được. Thích đến trọn đời.
-Chị giữ anh ấy, không cho đi nữa?
-Đã bảo không giữ, cũng không cấm.
Thật tình, tôi không dám tìm hiểu tại sao Trường lại ỏ nhà tới sang xuân. Tôi sung sướng là đủ. Tìm hiểu để làm gì? Đêm Giao Thừa, chuyện lạ lùng mới xảy ra: Trường chịu đưa tôi sang Lăng Ông.
Chúng tôi hòa mình vào cái biển người từ nhiều ngả nườm nượp theo dòng lũ Giao Thừa chảy tới. Trường nắm chặt lấy tôi, chàng đi trước ở những chỗ đông chen, mở đường cho tôi đi theo, chàng lùi lại, nhường cho tôi đi trước ở những quãng thưa người. Chúng tôi cũng hái lộc, cũng vào chùa. Đứng trước bàn thờ hương trầm nghi ngút, tôi cũng lễ, cũng cầu nguyện cho những mong ước kín thầm của tôi được trở thành sự thật.
Nhớ lúc tôi sắp lễ, chàng đứng sát sau lưng. Quay lại, tôi bắt gặp chàng đang mỉm cười. Nụ cười khoan dung, thoáng một chút tinh nghịch, giễu cợt. Chiều tôi, chàng đã tới đó. Không khí chùa đền, cảnh tượng lễ bái không bao giờ hòa nhập được vào đời sống của chàng. Biết vậy, nhưng tôi cũng cứ hỏi:
-Anh cười gì vậy? Sao anh lại cười?
-Cười vì thấy em nghiêm trang quá.
-Đến đâu là phải thành kính, phải nghiêm trang. Em sắp lễ, cho em, cho cả anh nữa. Anh không được giễu cợt.
Chàng không chịu thôi cười, nhưng đứng lùi lại một quãng cho tôi được tự nhiên. Giao Thừa năm đó tôi đã đốt hương, và đã lễ. Tâm hồ tôi phút đó xúc động hơn bao giờ hết. Phút đó tôi tin, tin hết lòng. Tin có trời, có Phật. Tin có đấng tối cao nhìn xuống trái đất muôn triệu người, trong đó có những người yêu nhau, muốn cho tình yêu mãi là xum họp và đoàn viên, và đấng tối cao sẽ nhìn thấy những điều tôi đang chân thành cầu nguyện. Mơ ước của tôi thật ra rất đơn giản. Nó nằm gọn trong ước mong duy nhất: chàng đừng bao giờ đi xa. Thế thôi. Đừng bao giờ đi xa. Nhận được thư Trường là một hạnh phúc. Mỗi lần gặp chàng lại là một hạnh phúc lớn hơn. Nhưng thay cho những trùng phùng, tôi cầu xin được ở gần Trường mãi mãi, cho dẫu sữ ở gần có thể không còn là một hạnh phúc nữa.
Tóm lại, cái tết Nguyên Đán năm đó, tôi đã đinh ninh là lời nguyện cầu trong đêm Giao Thừa của tôi đã trở thành sự thật. Tôi lầm! Con thuyưng cũng một cách thật đau đớn. Chừng như chàng hiểu như vậy. Sự im lặng kéo dài cho tôi biết là Trường đang suy nghĩ. Chàng suy nghĩ thật lâu, sự suy nghĩ ở chàng có một vẻ gì thật bất thường.
Không biết bao nhiêu thời gian trôi qua. Chợt Trường đẩy nhẹ tôi ra, đứng lên. Tôi níu áo chàng lại:
-Ngồi đây với em.
Trường mỉm cười, dịu dàng:
-Em muốn anh ngồi lại sao?
Tôi gật, ôm chặt lấy chàng, buộc chàng phải ngồi xuống:
-Em muốn, em muốn!
-Muốn anh ngồi đây đến bao giờ?
-Hết đêm nay. Tới sáng mai... Mãi mãi...
Trường gật:
-Anh sẽ ở đây với em mãi mãi.
Chàng lại ngồi với tôi một lát nữa. Chàng lại suy nghĩ nữa trong im lặng, rồi chàng nói:
-Nhưng bây giờ thì anh về.
Thấy Trường đứng lên, tôi ngạc nhiên, ngạc nhiên thành thực:
-Anh bảo anh ở lại đây với em...
Trường mỉm cười:
-Anh đã đi đâu? Anh còn ở đây mà.
Chàng lại đến đứng trước khung cửa mở rộng, tưởng chừng như đêm đó, suốt buổi tối tới nửa khuya đêm đó, khung cửa sổ với những chùm sao và những bóng lá bên ngoài đã có một sức thu hút đặc biệt khác thường đối với chàng. Chàng lại nhìn thật lâu ra trời đêm. Chàng nói, tiếng trầm thấp im lặng:
-Bây giờ anh mới nhìn thấy em, nhìn thấy em một cách rõ rệt không nhầm lẫn. Em không phải là một người đàn bà của những cuộc phiêu lưu, một đời sống gió bão. Mà với em, phải là những ngày tháng êm đềm, một hạnh phúc đơn giản, bình yên. Từ trước đến giờ, anh vẫn chỉ muốn em cùng tham dự với anh vào một cuộc phiêu lưu. Em không phải là người đàn bà của sự tham dự đó.
Chàng ngừng lại một giây rồi mới nói tiếp:
-Phải! Đúng là bây giờ anh mới thấy rõ! Thấy rõ như vậy!
Chàng chợt quay lại. Ánh đèn tỏa nghiêng trên khuôn mặt chàng làm cho cái nhìn của chàng sâu thẳm. Phút này, tôi quên hết. Quên Nhã, quên Phan, quên một ngày cưới đến gần, và đêm nay, mà tôi đã định là đêm vĩnh biệt. Trường đứng đó. Tôi chỉ còn là một sở hữu, một đồ vật của chàng. Vây bọc lấy tôi là một không khí huyền hoặc. Tôi bàng hoàng và tôi chờ đợi.
-Anh nói anh dành cho em một sự bất ngờ trong số những quà tặng anh mang về cho em, em đoán được sự bất ngờ đó là gì không?
Tôi lắc:
-Em chịu!
Tôi cố đoán, cũng vẫn không đoán được:
-Anh không chịu cho em biết ngay. Anh bảo ngày mai anh mới cho em biết.
Trường gật đầu:
-Anh nói thế thật. Nhưng bây giờ thì anh đổi ý kiến rồi. Em có thể biết ngay bây giờ.
Chàng thò tay vào cái túi áo, mắt vẫn nhìn tôi, dịu dàng chàng gọi:
-Lại đây!
Tôi đứng lên, từ từ tiến đến. Trường rút bàn tay chàng khỏi túi áo. Trong tay chàng một cái hộp gấm đỏ.
-Anh mua nó ở một tiệm kim hoàn lớn ở Paris. Buổi chiều hôm đó, anh nhớ là anh đã nhớ em ghê gớm.
Trường từ từ mở nắp hộp. Trong hộp sáng óng ánh một chiếc nhẫn kim cương. Tôi giật mình nhớ đến một chiếc nhẫn đính hôn khác. Chiếc nhẫn của Phan mà tôi đã tháo ra cất đi trước khi ra phi trường đón Trường.
Chừng như Trường đoán được ngay ý nghĩ thầm kín của tôi. Chàng thản nhiên:
-Em đã nhìn thấy một chiếc nhẫn tương tự như thế này rồi phải không?
Tôi ấp úng chưa biết trả lời thế nào. Trường nói tiếp:
-Không sao! Chiếc nhẫn này tới muộn một chút. Nhưng không sao, không sao. Đưa tay em đây!
Chàng lại ra lệnh, và tôi lại nghe theo mệnh lệnh của chàng. Tôi đưa bàn tay ra. Trường nhẹ nhàng nhấc chiếc nhẫn khỏi cái hộp gấm, lồng chiếc nhẫn vào ngón tay cho tôi.
Tôi cúi xuống với chiếc nhẫn đính hôn Trường vừa lồng vào ngón tay. Cử chỉ của chàng vừa dịu dàng vừa trang trọng, chừng như vừa có một vẻ gì tinh nghịch giễu cợt, lại vừa cực ky nghiêm trang buồn bã.
Hai đứa chúng tôi đứng thật gần nhau. Dưới ánh đèn, cái bóng dáng đầy vẻ phong sương ngang tàng của chàng phủ kín lên cái bóng tôi bé nhỏ.
Tôi nghẹn ngào:
-Em không ngờ.
Tiếng Trường:
-Em nhận không?
Tôi gật đầu, nước mắt lại ràn rụa. Trường nói:
-Một người đàn ông khác đã làm như anh vừa làm, đã đeo vào ngón tay em một chiếc nhẫn đính hôn. Nhưng đây mới là chiếc nhẫn đầu tiên, lời đính hôn thứ nhất.
Tôi gật, gật liên hồi:
-Vâng, vâng!
-Ở Ba Lê, ở Đông Kinh, anh đã nghĩ đến lúc này. Chúng ta đứng đối diện thật gần như thế này. Và anh đeo nhẫn này cho em. Anh đã thực hiện được điều anh muốn làm. Thế là đủ.
Chàng hôn nhẹ lên mái tóc tôi:
-Chúc em sung sướng.
Tôi chưa biết nên có thái độ nào, phải nói với Trường như thế nào. Tôi chưa biết tôi nên cười thật lớn, cưới với một hạnh phúc tột đỉnh hay khóc, khóc với một bất hạnh tận cùng, thì Trường đã nâng tay tôi lên, và chiếc nhẫn được tháo ra. Trường bỏ chiếc nhẫn vào cái hộp gấm, đậy lại cho vào túi. Chàng vòng hai tay ôm chặt tôi.
Tôi ngửa mặt lên, và chúng tôi hôn nhau. Những trao hôn nồng nàn mê đắm giữa Trường và tôi đã có thật nhiều lần. Nhưng sau này nhớ lại, tôi chỉ còn muốn nhớ lần trao hôn đêm đó. Tôi tan nhòa vào chàng. Đất trời chung quanh biến mất trên một chỗ đứng nào, giữa không gian và thời gian mãi mãi, mênh mông chứ không phải trong căn phòng khách và gần cửa sổ chúng tôi hôn nhau đã gói trọn trong lần trao hôn đó. Tất cả những giấc mơ, những mộng tưởng, những buồn vui, những tiếng cười, những giọt lệ một đời đã đánh dấu bằng lần trao hôn đó. Tất cả những xâu chuỗi kỷ niệm óng ánh muốn lưu giữ trong đáy cùng trí nhớ. Những kỷ niệm đó sau này lúc nào cũng như một rừng hoa thơm ngát trong một góc vườn kín khuất, mà tâm hồn tôi không ngừng viếng thăm.
Lúc Trường buông tôi ra, chàng nâng cằm tôi lên, nhìn thật lâu vào đôi mắt tôi. Chàng mỉm cười, lắc đầu:
-Em khóc nhiều quá!
Tôi nghẹn ngào:
-Em làm khác được sao?
Trường gật đầu:
-Phải khác. Trong lúc khóc, người ta chết. Anh không muốn cho em khóc. Hứa với anh từ bây giờ trở đi, không bao giờ em khóc nữa.
Tôi quay mặt đi. Điều này, tôi không hứa với Trường được, khó quá! Hứa làm sao nổi! Trong tôi, còn một hồ đầy nước mắt chưa chảy ra. Tôi sẽ còn khóc, còn khóc nhiều lần. Nhưng chàng đã bắt tôi quay lại, cho chúng tôi đối diện, cho chúng tôi nhìn nhau như cũ.
-Hứa đi. Anh muốn em hứa!
Tôi nuốt lệ gật đầu:
-Em xin hứa. Em xin cố gắng.
Trường lại nhìn tôi lại một lần nữa. Thật lâu. Như chàng muốn thu hẳn hình tôi vào trí nhớ và kỷ niệm của chàng. Môi chàng phác một nụ cười. Chàng đặt nhẹ tay lên vai tôi. Rồi quay gót chàng đi ra.
Cánh cửa mở ra tới nửa chừng. Một vệt ánh sáng từ phía ngoài chảy vào. Cái bóng Trường đổ nghiêng trên thềm cửa. Tôi gọi theo:
-Anh!
Trường đứng lại, nhìn tôi không nói.
-Ngày mai anh có trở lại?
-Em muốn anh trở lại sao?
-Vâng, em muốn.
Trường dịu dàng gật đầu:
-Nếu em muốn, anh sẽ trở lại.
Cánh cửa từ từ khép lại sau lưng Trường. Tôi đứng im, nghe tiếng giày chàng bước xuống bực thềm. Chàng đã ra tới ngoài đường. Chàng hiện lên giữa khung cửa sổ vẫn mỏ rộng trong một khoảnh khắc. Tôi chạy ra cửa sổn nhìn theo. Phút đó tôi lại muốn kêu tên chàng thật lớn, kêu chàng trở lại. Nhưng cổ họng tôi cơ hồ bị lấp kín, tôi không kêu lên được một tiếng nào. Phút đó, tôi muốn mở cửa chạy raleo lên xe đi theo Trường, yêu cầu chàng đưa tôi thật xa khỏi ngôi nhà tôi đang ở, thành phố tôi đang sống, tới một chân trời, một thế giới khác. Nhưng sự ước muốn như thét lớn thành tiếng trong đầu mà hai chân tôi lại chôn chặt xuống đất, không tài nào nhúc nhích và cử động được.
Tôi thấy Trường mở cửa xe bước lên. Chàng không quay lại nên không nhìn thấy tôi. Chàng vào ngồi trước tay lái, hai bàn tay đặt song song trên bánh lái, mái tóc cúi xuống như đắm chìm trong suy nghĩ. Tôi theo dõi chàng hồi hộp. Tôi thầm mong chàng mở cửa xe bước xuống, trở lại, đẩy cửa, đi vào, tới gần tôi ôm lấy tôi. Phải, sau này nhớ lại cái đêm cuối cùng lạ lùng đó, tôi biết tôi không hề nhớ lầm. Đích thực là tôi đã muốn chàng bỏ đi, chúng tôi thôi nhau. Nhưng cũng đích thực là tôi muốn chàng ở lại, tôi từ hôn với Phan, mặc cho dư luận chê cười, mặc cho Phan đau khổ, tôi với chàng lại có nhau như cũ...
Hai ước muốn trái ngược cùng có trong một lúc! Ước muốn nào thật hơn? Ước muốn nào mãnh liệt hơn ước muốn nào? Thú thật là không bao giờ tôi trả lời được mấy câu hỏi đơn giản này. Không bao giờ! Tôi chỉ mang máng cảm thấy chừng như trong tôi có hai con người, như hai mặt của một tấm gương. Như mặt này là hình cho mặt kia là bóng. Và tôi thì sống lẫn lộn, lúc với hình, lúc với bóng, không phân định.
Máy nổ, chiếc xe lăn bánh, lìa khỏi lề đường. Tôi vẫn đứng sững, hai mắt trân trân nhìn theo cho đến khi chiếc xe mất, đi về cuối phố. Tôi đứng thật lâu trong đêm mênh mông không còn một tiếng động nào. Rồi những sực việc của buổi tối lần lượt trở về trong trí nhớ. Vậy là Trường đã trở về sau một chuyến đi xa. Chúng tôi đã gặp nhau. Tôi đã lựa chọn, đã quyết định nói ngay cho Trường biết về chuyện tôi sẽ lấy Phan cuối tháng này.
Chàng hỏi tôi nếu chành yêu cầu tôi hủy bỏ hôn lễ, tôi có làm theo không. Tôi trả lời chàng là hôn lễ sẽ hủy bỏ nếu chàng muốn. Rồi chàng đeo vào tay cho tôi chiếc nhẫn cưới, và chiếc nhẫn cưới được thu hồi lại ngay sau đó. Rồi tôi nói là tôi muốn chàng trở về lại ngày mai, và chàng trả lời chàng sẽ trở lại. Thế là thế nào? Thế là tan vỡ hay đoàn viên? Thế là thôi hay vẫn tiếp tục? Mất hay còn? Đoạn tuyệt một cuộc tình hay một cuộc tình vẫn tiếp nối? Tôi trở lại ghế bành ngồi xuống bâng khuâng, bàng hoàng với tất cả những phân vân đó trong đầu.
Câu chuyện đời tôi kể đến đây đã gần như chấm dứt. Trường về, hẹn đến tối mai chàng sẽ lại, nhưng tôi linh cảm rằng chàng gặp tôi đêm đó là lần cuối cùng.
Sáng hôm sau Nhã tới, tôi kể cho Nhã biết là tôi đã mời Trường về nhà, cho chàng biết rõ những gì đã xảy ra cho đời tôi trong khi Trường vắng mặt. Cũng là sự tôi quen Phan trong trường hợp nào, tại sao tôi nhận lời lấy Phan.
Nhã hỏi:
-Phản ứng của anh Trường ra sao?
-Anh Trường lặng im, không nói gì hết.
Nhã lẩm bẩm:
-Lạ thật! Không tức giận? Không hoảng hốt?
Tôi cười buồn:
-Chị chưa đủ để anh Trường phải tức giận. Cũng không có một chuyện nào ở đời có thể làm cho anh Trường hoảng hốt.
Nhã cau mày:
-Mà làm sao chị phải trình bày ngay như vậy?
-Chị không thể để chậm lại. Như thế, chị sẽ có lỗi với anh Trường rất nặng!
-Có gì bắt buộc chị phải ‘khai báo’ tường tận từ đầu đến cuối như thế đâu?
-Tất nhiên, không có gì bắt buộc. Nhưng trước sau và trong bất cứ trường hợp nào chị cũng không muốn giấu diếm anh Trường điều gì hết.
Nhã có vẻ không bằng lòng:
-Qua chuyện chị kể lại, chị nói chị tầm thường không xứng đáng. Tại sao chị phải nói thế? Nói như thế để làm gì?
-Đó là sự thật.
Trước câu chuyện này của hai người đàn ông, thường thường tôi chỉ biết mỉm cười ngồi im. Họ nói chuyện du lịch. Họ nói chuyện lên đường. Một vài thành phố này ở miền núi đã tới, đã ngủ đêm tại một thị trấn khác miền biển, người này đã ở suốt một vụ nghỉ mát mùa hè, người kia mới chỉ đi qua. Những chuyến tầu, những phi trường, những tên khách sạc biên giới được nhắc tới. Những cái tên ấy với tôi hoàng toàn xa lạ. Một lần, chủ nhân hỏi tôi:
-Bà đã đi những đâu?
Tôi đỏ mặt, xấu hổ:
-Thú thật với ông, tôi chưa từng đi đâu xa hết!
Chủ nhân tỏ vẻ ngạc nhiên:
-Chưa bao giờ?
-Vâng.
-Ở gần một cánh chim bằng là ông Trường mà không đi xa bao giờ hết thì thật là một chuyện lạ!
Tôi gật đầu, công nhận một sự thật khó tin:
-Tôi cũng thấy như vậy.
Chủ nhân quay sang hỏi Trường:
-Ông không mời bà đi ngoại quốc bao giờ?
Trường nhìn tôi cười, không nói. Chàng có mời chứ. Không phải là tất cả những lần chàng đi, mà một lần. Trong những chuyến đi gần và ngắn, như sang Thái-Lan, Nhật-Bản... Lần nào tôi cũng từ chối. Thế đó! Còn nói gì tới những chuyến đi dài hàng 5-7 tháng. Không phải tôi không thích. Nhưng tôi không đi được. Chỉ có hai chị em, tôi không thể bỏ Nhã ở lại một mình. Thừ thuở nhỏ tới trưởng thành, hai chị em đã như thế, không bao giờ sống xa cách. Đó là lý do thứ nhất. Thứ hai, tôi không phải là một cánh chim bằng. Tôi thuộc loại đàn bà hiếu tĩnh, ở yên một chỗ, và như thế đã quen từ bao nhiêu năm.
Bữa ăn kéo dài khuya hơn thường lệ. Tôi muốn nó kéo dài, không bao giờ chấm dứt. Ngồi bên cạnh Trường trong một tiệm ăn hay trên một ghế đá công viên cũng vậy, cảm giác làm cho tôi sung sướng nhất là cái cảm giác được che chở. Khi người đàn bà thấy mình nhỏ lại, bởi cái bóng dáng của người tình là một bóng dáng cao lớn kín trùm, khi đó người đàn bà mới thấy mình sung sướng hoàn toàn. Riêng với Trường và bao giờ cũng vậy, ở đâu cũng vậy, tôi đều được có niềm hạnh phúc vừa nói.
Rồi người chủ tiệm ăn trở lại mời Trường một ly nữa. Y hỏi:
-Bao giờ tôi được gặp lại ông?
Trường buột miệng:
-Tôi e rằng còn lâu lắm.
Chàng không nói gì thêm nữa. Nhưng một câu nói là đủ. Chàng sắp đi xa rồi. Tôi bàng hoàng nhủ thầm. Có điều là tôi vẫn còn hy vọng. Tôi sống với đợi chờ. Tôi sống bằng hy vọng. Đợi chờ và hy vọng chính là hai khuôn mặt, hai hình thái chính yếu của đời tôi, và ở giữa là tình yêu.
Tới cuối bữa ăn, Trường lấy ở trong túi áo ra một cái hộp nhỏ. Chàng mỉm cười nhìn tôi, đẩy cái hộp về phía tôi và nói giản dị:
-Anh mua cho em.
Tặng vật trước khi lên đường đi xa lần đó của Trường là một chuỗi dây vàng, với một viên ngọc xanh hình trái tim rất xinh xắn. Tôi đặt chiếc dây vào lòng tay, nhìn nó đăm đăm. Tôi không biết phút đó phải nên cười hay nên chảy nước mắt. Tặng vật báo hiệu một chia tay, bữa ăn là bữa tạm biệt, buổi tối đang ngồi với nhau là buổi tối cuối cùng. Tôi hoang mang cả người, tay chân gần như tê liệt. Trường phải đỡ lấy sợi dây, đeo vào cổ cho tôi. Chàng hôn nhẹ lên mái tóc tôi, chàng hỏi rất ngọt ngào:
-Em không thích sao?
Tôi muốn nói với chàng là ‘có’. Tất cả những tặng vật chàng cho tôi từ trước đến giờ tôi đều gìn giữ nhưn những châu báu không có một châu báu nào sánh nổi. Tôi muốn nói tình yêu của chàng đã đem lại cho tôi những giờ hút thần tiên nhất. Nhưng tôi còn muốn nói thêm là sự đợi chờ lạnh buốt và rùng rợn như một cực hình.
Một phút im lặng. Rồi tôi hỏi:
-Bao giờ anh đi?
Trường dịu dàng:
-Anh đang ngồi đây với em. Tại sao em lại hỏi anh như vậy?
Tôi cúi đầu nói nhỏ:
-Trả lời em đi.
-Anh chưa tính gì hết.
-Nhưng mà anh sắp đi rồi! Phải thế không?
Trường nín thinh không trả lời. Chàng nhìn đồng hồ:
-Thôi, chúng mình đi.
Xuống tới đườn, Trường nhìn đồng hồ, kêu còn sớm, và đòi tôi phải đi theo chàng tới một phòng trà nghe nhạc. Tôi không còn bụng dã nào để kéo dài buổi tối nữa. Trái tim tôi đã như muốn vỡ tan thành lệ. Tất cả những ý nghĩ sầu thảm trong đầu óc tôi phút đó đã hướng tới những ngày ly cách sắp đến, ở đó tôi là một hòn đảo nhỏ cô đơn giữa một đại dương hoang vắng mênh mông. Đã định bắt Trường đưa tôi về, nghĩ thế nào, tôi lại thôi.
Có một thái độ quyết liệt với Trường để làm gì? Phải! Để làm gì? Trường đã thế. Vẫn thế. Trước sau, chàng là chàng, chàng như một thực thể độc lập, tách rời, mặc dầu yêu nhau, mà tôi không bao giờ thay đổi được. Đòi Trường phải thay đổi, Trường không còn là Trường nữa. Trường sẽ trở thành một người chồng tốt, chàng sẽ là của tôi, nhưng chàng sẽ chẳng còn là gì hết. Yêu, tôi muốn tôn trọng đời sống chàng, sự tự do tôi biết đối với chàng cũng cần thiết như hơi thở, như không khí.
Vả lại, đã nhiều lần như thế này rồi, mà chẳng phải lần đầu. Tôi đã quen. Tôi là người đàn bà của đợi chờ và của những chia tay. Vĩnh viễn.
Người nữ ca sĩ của phòng trà, như người chủ tiệm ăn Ý Đại Lợi, là bạn thân với cả hai chúng tôi. Trường đẩy cửa, cho tôi vào giữa lúc cô ta đang hát trên giàn nhạc. Giọng người nữ danh ca này cao vút, trong vắt. Lúc trầm, thấp, lời hát u uẩn chở trong nó nững âm thanh róc rách kín khuất của một dòng suối chảy giữa một cánh rừng thu vàng rượi mênh mông. Lúc bay lên, tiếng hát tự giải phóng nó, không còn ngừng nghỉ ở một tầng cao nhất định nào, mà còn lại càng bay xa, càng bay xa vang ngân càng lớn như trên con đường tìm gặp vô tận, mỗi âm thanh nhân gấp thành muôn nghìn âm thanh khác, và những lớp sóng âm thanh ấy lớp lớp đuổi nhau trong một nhịp miên man tuôn chảy không ngừng.
Bản nhạc chấm dứt với những tràng pháo tay rào rào khi chúng tôi ngồi xuống một cái bàn gần giàn nhạc. Người nữ ca sĩ tươi cười bước xuống, tới ngồi với chúng tôi.
Cô ta nói đùa:
-Du dương dữ!
Tôi gượng cười:
-Chị hát lúc nào cũng tuyệt hay.
Người hát nhũn nhặn và cười lớn:
-Thì tôi cũng chỉ biết hát như thế thôi, nhưng ‘hát hay’ hay không, điều đó chẳng quan trọng lắm. Quan trọng là như thế này: một người đàn bà và một người đàn ông yêu nhau, ở gần nhau. Những lời nói với nhau chính là những lời hát tuyệt vời nhất.
Rất thân mật tự nhiên, cô ta hỏi tiếp:
-Bao giờ Tuyền cho uống rượu đây?
Tôi nhìn Trường và nói:
-Làm sao mình biết được!
-Đàn bà chúng mình thì không biết rồi. Chúng mình thua thiệt ở chỗ đó, không bao giờ được quyền quyết định một cái gì hết. Nhưng không biết thì hỏi cho ra nhẽ. Hỏi cho đến khi phải được trả lời mới thôi.
Cô ta bấm vào cánh tay tôi:
-Thế nào? Hỏi chưa?
Tôi không biết trả lời thế nào hơn là đành nói đùa lại:
-Rồi, chị.
Người ca sĩ tỏ vẻ ngạc nhiên:
-Rồi mà vẫn chỉ đi chơi với nhau thế này sao?
Trường vẫn ngồi im từ đầu câu chuyện, lúc đó mới bình tĩnh lên tiếng:
-Chuyện mà chị mong cho hai chúng tôi đã có rồi. Từ lâu!
Sự trang nghiêm trong giọng nói của Trường càng làm cho người bạn gái của chúng tôi ngạc nhiên hơn. Chính tôi cũng ngạc nhiên không kém.
-Thế mà thiên hạ chẳng biết gì hết!
-Vâng! Nhưng tối nay thì chị biết rồi đấy nhé.
Người hoạt náo viên bước lên giàn nhạc giới thiệu một bài hát mới. Người nữ ca sĩ xin phép đứng lên. Một lần nữa, chúng tôi lại im lặng nghe cái tiếng hát trong vắt như thủy tinh, trong suốt như pha-lê, trong veo như dòng suối. Bài hát thuật lại một câu chuyện tình trong thời chiến. Những con đường đưa người ra trận ở đó có bóng tối mà mưa bay làm nhạt nhòa đi cái hình ảnh yêu dấu. Người đàn bà trông theo. Tóc nàng bay nghiêng. Nỗi buồn của nàng lớn hơn buổi chiều phút đó đã sương giăng kín khắp. Trong xa cách đã len mầm cái chết. Thời chiến, người ra đi không hẹn ngày về. lửa đạn kín trùm làm lạc đi những con đường của đoàn viên, đánh nhòa đi những dấu chân của trùng phùng, và người đàn bà đứng lặng trông theo hình ảnh người yêu lên đường, đã bắt đầu sống ngay từ phút chia tay, những này tháng lê thê nhất của một đời người là những ngày tháng chờ đợi. Trái tim lạnh dần. Mưa đổ nhiều hơn. Chiến trường xa như ở cuối chân mây, bên kia những cánh rừng, bên kia những triền núi. Người đàn bà chờ đợi mãi như vậy, trong thời gain dài thẳm, cho đến lúc nàng có cảm tưởng như cũng hóa thân thành đá như người đàn bà trong cổ tích.
Lời hát tuyệt vời của người bạn gái của chúng tôi đã kể hết được bằng âm thanh tâm sự buồn đau ấy của một đợi chờ dìm chết, một tâm hồn người còn tuyệt vọng. Tiếng hát nức nở như cũng muốn tan thành nước mắt, tiếng hát là một đôi cánh sầu bay nghiêng trong một không gian mưa, by vút trong một thời gian đêm, cuối cùng là một bản kinh cầu, và tôi nghe, tôi đã cúi đầu xuống.
Chừng như Trường lắng đoán được sự xúc động của tôi, do lời hát và ý nghĩa bài hát đưa tới. Chàng đạt nhẹ tay lên cánh tay tôi. Tôi chồng bàn tay lên tay chàng. Chúng tôi cùng im lặng một phút. Rồi tôi hỏi:
-Sao anh lại nói với chị Hường như thế?
-Anh nói rồi... rồi giữa chúng mình, không đúng sao?
-Anh cho là đúng?
-Phải! Chúng mình chưa thành vợ chồng thì cũng như đã là vợ chồng.
-Em muốn tin như vậy.
Trường nhìn thẳn vào mặt tôi:
-Em phải tin như vậy...
Người ca sĩ trở xuống lần thứ hai. Cô ngồi nói chuyện với chúng tôi cho đến khi phòng trà đóng cửa.
Ra tới đường, đêm đã khuya. Chúng tôi đi bên cạnh nhau, hai cái bóng đổ dài trên mặt đường, lúc tản ra, lúc hòa nhập lại theo chiều ánh sáng. Tôi nhìn hai cái bóng. Hình ảnh cuộc sống của Trường và tôi cũng vậy. Lúc tan, lúc hợp. Lúc gần gủi tưởng không có sự gần gủi nào có thể hoàn toàn như vậy. Lúc xa nhau, thì biển rộng và sông dài xa cách nhau, xa cách như mỗi người mịt mùng một đầu trái đất. Trong một phút bồng bột, tôi không muốn gìn giữ nữa. Tôi ngả hẳn đầu vào vai Trường, trong một buông thả và trao gửi tự nhiên giữa đường phố. Cũng may, đường phố thật rộng, khuya khoắt, lại có những bóng lá thấp thoáng, nên không ai nhìn thấy chúng tôi. Đêm tuyệt vời. Đêm thần tiên. Tôi có cảm tưởng như tất cả thành phố đã ngủ yên, chỉ còn hai chúng tôi. Thành phố bây giờ thuộc về hai chúng tôi hoàn toàn.
Một cơn gió nổi dậy bất chợt. Luồng gió chạy dọc theo hè phố, cuốn lên những phiến lá, làm lay động cái bóng tà áo quấn quýt theo bước chân. Gió đêm lạnh, như gió mùa thu làm tôi rùng mình.
Trường vòng cánh tay ôm lấy vai tôi, chàng cúi xuống:
-Lạnh?
Tôi gật đầu, tựa thêm mái đầu vào vai chàng.
-Anh đưa em về?
-Em muốn đi thế này một lát nữa.
Thấy chàng nín thinh, tôi hỏi:
-Được không?
-Em muốn đi thế này đến sáng cũng được.
-Cho tới sát giờ anh ra phi trường?
Câu hỏi đột ngột làm Trường cứng người không biết trà lời tôi ra sao. Cũng là thuận miệng mà hỏi, ngờ đâu là đúng. Thế ra sáng sớm ngày hôm sau chàng đi thật, khi ánh nắng dấy lên những mặt gờ mái, khi những tiếng xe cộ thứ nhất n vì thế mà chàng bỏ đi.
Sau này, có một vài lần nói chuyện với Nhã, khi tâm sự muốn tỏ lộ không kềm giữa được, chúng tôi nhắc đến Trường. Nhã có đưa ra hai lý do đó. Biết nhận xét như thế, Nhã cũng đã thông minh và hiểu đời lắm. Nhưng Nhã mới hiểu tới một mực nào, chưa hiểu tới cái đỉnh chót vót, cái đáy cùng thẳm tình yêu. Nhất là chưa hiểu được Trường qua cái toàn vẹn tốt đẹp khác thường của con người chàng.
Sự Trường ra khỏi đời tôi, không trở lại ngày hôm sau, không trở lại bao giờ nữa, tôi muốn hiểu là một lý do khác với hai lý do tôi vừa nói. Đó là chàng muốn sống rất thành thật với chàng, với tình yêu của chúng tôi từ phút đầu tiên đến phút cuối cùng.
Trở về sau một chuyến đi xa, điều mới lạ mà Trường khám phá thấy ở tôi là con người tôi thực ra cũng vẫn thu hẹp trong những kích thước hữu hạn. Yêu, tôi cũng chỉ yêu được tới một mức giới hạn nào đó. Buồn vui, đau đớn, đam mê, tôi cũng chỉ vui, buồn, đau đớn hay đam mê được tới một giới hạn nào đó. Cuộ phiêu lưu của tôi ra khỏi cuộc đời, vẫn còn cần thiết một con đường trở về. Tôi không phải là cái khác thường, sự tuyệt đối, là tình yêu mà Trường muốn có. Chàng đã muốn có một cái không bao giờ có được. Chàng đã muốn sống một cái tôi không thể nào cùng sống với chàng được. Khám phá ra sự thật này, chàng đã bỏ đi, cho tôi được sống cuộc đời tầm thường, nhưng cũng là cuộc đời đích thực của tôi. Bỏ đi, Trường biểu tỏ cho tôi hay một lần cuối cùng là chàng vẫn yêu tôi, nghĩa là chàng muốn giữa mãi ở tôi một ảnh hình không bao giờ thay đổi.
Khoảng tời gian về say này, đôi khi tôi được nghe nói đến Trường. Mới tháng trước đây thôi, một người bạn của Phan ăn cơm ở nhà. Người bạn vừa trở về từ ngoại quốc.
Lúc bữa ăn đã xong, tôi vào nhà trong cho hai người đàn ông tự do nói chuyện với nhau, tôi thoáng nghe thấy người bạn của Phan nhắc đến một người tên là Trường mà ông ta gặp ở La Mã.
Tên Trường được nhắc đến làm tôi hồi hộp lắng tai nghe. Phan hỏi:
-Người bạn anh vừa nói làm gì?
-Đại diện cho một số hãng buôn quốc tế. Anh ta đi đây, đi đó quanh năm. Loại người đặc biệt nhất của thời đại này, của trái đất hơn là của một quốc gia. Của tất cả những vùng trời hơn là của một vùng trời nhất định.
Tiếng cười của Phan hiền lành:
-Nghĩa là trái ngược hẳn với loại người đứng yên một chỗ, ở yên một chỗ như tôi?
Tiếng cười của người bạn:
-Đúng vậy! Buổi tối ở La Mã, tôi đã được Trường cho sống một đêm La Mã thật đế vương. Anh đưa tôi đến những nơí chốn ăn chơi thanh lịch nhất. Mà hình như không có gì ở La Mã nơi nào trên thế giới, thủ đô nào, kinh thành nào đối với anh ta cũng quen thuộc như Sàigòn, quen thuộc với chúng mình. Anh ta có hỏi thăm tôi về chuyện Sàigòn, nói lâu ngày chưa về. Không biết Sàigòn thay đổi như thế nào.
Câu chuyện càng nghe càng làm cho tôi hồi hộp. Tôi chờ người bạn nói thêm là Trường hỏi thăm đến một người đàn bà tên là Tuyền, nàng còn sống hay chết, nàng sống sung sướng hay đau khổ, nàng có tìm thấy được cho nàng sự bình yên? Nhưng không, người bạn không nói gì thêm nữa. Câu chuyện giữa Phan và ông ta cũng ngừng lại ở đó. Sau đó ông ta cáo từ. Tôi từ nhà trong ra chào. Lúc người bạn Phan ra cửa, tôi dưa tiễn ra đến hè đường. Tôi định hỏi thêm chuyện ông ta về Trường. Nghĩ thế nào, tôi lại thôi. Hỏi làm gì? Cân gì phải hỏi? Ở một nơi thật riêng tây, thật kín khuất trong tâm hồn tôi, vẫn có một loài hoa nở đẹp, hương thơm dịu dàng mà bay lan cùng khắp cõi đời.
Lúc quay trở vào, tôi muốn nghĩ là Trường đã hỏi thăm người bạn về tôi. Muốn nghĩ, để trả lời Trường, bằng tưởng tượng. ‘Anh yêu dấu, em xin trảo lời bằng tưởng tượng’:
-“Dưới những hàng cây và những ánh nắng của thành phố này, từ hết một mùa mưa tới khởi đầu một mùa nắng, vẫn có một người đàn bà tên là Tuyền tiếp tục sống những tháng ngày phẳng lặng. Nói rằng người đàn bà ấy sung suớng hay đau khổ, cũng đều không đúng hết. Một đời sống có khi tới lúc không còn khổ đau, không còn sung sướng. Đó là đời sống của em hiện nay. Nhưng nhờ anh, em đã có được sự bình yên. Tất cả những điều em có được cho đời em bây giờ, chính là nhờ anh mà có. Vĩnh biệt anh, anh yêu dấu! Em chúc anh sung sướng. Em chúc anh mạnh khỏe. Xin anh đừng quên em”.
HẾT
 

Xem Tiếp: ----