Huỳnh Văn Trọng đến tìm Vũ tại nhà riêng rất sớm, mới sáu giờ anh đã nhấn còi xe inh ỏi ngoài cổng. Vũ hiểu Trọng nôn nóng muốn biết tin về cái chết bí ẩn của linh mục Mai Ngọc Khuê. Trọng vào nhà, vừa ngồi xuống sa-lông, như không kiên nhẫn được lâu, đã vào chuyện: - Chiều qua cha Thuẫn đến nhà tìm tôi, ngài tỏ ra quan tâm nhiều về vụ cha Khuê. Đúng thôi! Dư luận trong giới công giáo rất bất bình với ông Nhu. Họ đoán quyết ông Nhu chủ trương trong vụ mưu sát này, sau khi đã bỏ tù cha Của, cha Trác, răn đe nhóm linh mục Hoàng Quỳnh. Trước cảnh lực lượng của "Phong trào Cách mạng quốc gia" bao vây toàn khu giáo xứ Tân Sa Châu, cấp tốc làm lễ nhập quan, làm lễ an táng, tung tin bị tai nạn xe cộ... có vẻ vội vàng, càng làm cho giáo dân xầm xì: cha Khuê bi mưu sát! Suốt ngày hôm qua tôi đi tìm chú khắp nơi, hỏi chỗ nào cũng không biết, chú đi đâu mà biệt tăm vậy? Vũ bày đồ uống lên bàn, ngồi bên cạnh Trọng: - Như anh biết đấy, tối hôm kia tôi đến chỗ Tuyến, giúp anh ta dàn xếp với các linh mục và Hội đồng giáo xứ Tân Sa Châu. Trọn một đêm rồi cả ngày, tôi ở cạnh Tuyến, nhận lệnh của tổng thống và ông Nhu, nào điều hành, chôn cất, ngăn chặn dư luận, nào hướng dẫn báo chí loan tin: Cha Khuê chết vì tai nạn xe cộ. Chiều tối mới hoàn tất mọi việc. - Sao không tung tin Việt cộng ám sát như in mọi lần, đỡ rắc rối? Vũ cười lắc đầu: - Việt cộng đã làm, họ sợ gì pháp luật của ông Diệm để phải bố trí thành vụ đụng xe vụng về. Rõ ràng bọn sát nhân đã sợ dư luận. Vậy hung thủ là bọn nào, quá rõ.. Trọng trợn mắt ngó Vũ: - Ai thế? - Cậu Cẩn? - Trời đất? Một con chiên có tiếng là ngoan đạo dám giết một vị linh mục? Vũ chậm rãi châm thuốc cho Trọng: - Tất nhiên ông Cẩn không tự tay hành động, nhưng nhóm tay sai của ông đã giết cha Khuê. Sáng qua, chỉ sau sáu tiếng đòng hồ, bác sĩ Tuyến đã phát hiện và bắt được bọn giết người. Nhưng mới ba giờ chiều, ông Cẩn đã cho Dương Văn Hiếu ôm hồ sơ nội vụ bay vào Sài Gòn đưa lên Tuyến để trình Tổng thống và ông Nhu. Nguyên nhân và lý do cái chết của cha Khuê nằm trong tập hồ sơ đó. Tám giờ tối, được lệnh của ông Nhu, bác sĩ Tuyến đành phải giao ba tên hung thủ cho Hiếu lãnh đưa ngay về Huế. - Có những gì trong tập hồ sơ đó? - Tôi không biết, chỉ nghe bác sĩ Tuyến nói lại. Đó là một phần trong "Vụ án gián điệp Pháp" mà cơ quan mật vụ miền Trung đã khám phá và đang giải quyết, có liên quan đến cái chết bí mật của nha sĩ Nguyễn Trọng Bính. Tôi đã kể anh nghe vụ Bính bị giết trong Passage Eden rồi chứ gì? Đại úy Thanh Tùng lập công bằng cách nộp Bính cho ông Nhu. Có thể bị lộ, họ giết Bính vừa để cánh cáo những kẻ đầu hàng phản bội, vừa bịt đầu mối. Không chi riêng ông Nhu tức giận về hành động qua mặt của bọn gián điệp Pháp, mà cả ông Cẩn khi được tin cũng giận lắm. Tình cờ ông Cẩn nhận được bức mật thư của "Nữ chúa kim cương" có tên khai sinh là Công tằng Tôn nữ Kim Sa, chủ nhân hãng buôn kim cương lớn nhất ở Sài Gòn này. Cô ta là em ruột vợ nha sĩ Nguyễn Trọng Bính. Vợ con Bính đã xuất cảnh qua Pháp, định cư từ sau 1954. Để trả thù cho anh rể, Kim Sa liền tố giác với ông Cẩn về một đầu mối mà cô ta đoán chắc đã nhúng tay vào vụ ám sát nha sĩ Bính, đó là Tôn Thất Đường, cư ngụ tại Huế. Cẩn cho lệnh bắt Đường ngay. Chỉ sau vài ngày đêm bị tra tấn, Đường đã thú nhận và khai ra ba tên Đại Việt cũ đang nằm ẩn tại căn nhà gần nơi cha Khuê bị giết. Cẩn phái vào Sài Gòn một tổ hành động, bố trí bắt cóc trọn ổ. Tối hôm kia, sau cả tuần theo dõi rất kỹ, bọn mật vụ của ông Cẩn đột nhập vào nhà tóm gọn ba tên do Tôn Thất Đường khai. Bất ngờ có mặt linh mục Khuê tại đấy, chúng cần phải giữ bí mật, nên bắt luôn. Cha Khuê có thói quen bận thường phục khi đi ra ngoài, lại quyết liệt phản đối cách bắt bớ tùy tiện, hành động này bọn mật vụ chưa hề gặp trong những năm chúng hoành hành ở miền Trung. Trước thái độ thách thức quá đáng của cha, chúng giết chết ngay bằng thế võ vặn cổ nhà nghề, buộc Cha im lặng vĩnh viễn. Số bị bắt báo cho bọn mật vụ biết người bị giết là linh mục chính xứ Tân Sa Châu thì đã muộn rồi, chúng quá sợ, vác xác cha cùng chiếc xe gắn máy ném ra đường, cho xe Jeep cán qua tạo hiện trường tai nạn giao thông, không kịp nghĩ đến điều có lý hay vô lý. - Trời ơi! Chúng giết một mạng người dễ dàng quá, mà lại là vị linh mục cơ chứ! Vũ cười buồn: - Với cậu út của gia đình họ Ngô đâu chi có một người bị giết kiểu đó? Trên đoạn đường lý tưởng của ông, mọi chướng ngại đều phải san bằng, dù chướng ngại đó là một linh mục. Nhưng sự việc sẽ chẳng đơn giản đâu, nếu không được chỉnh Tổng thống và ông Nhu ban lệnh bằng giá nào cũng phải xóa hết dấu vết, phải bịt miệng dư luận, để bảo vệ cho cả một chế độ, cho sự nghiệp của các ông ấy, phải duy trì cái vỏ nhân quyền, đức độ. Trọng thớ dài: - Thì ra bọn Mỹ biết ngay nhóm ông Nhu giết linh mục Khuê, có điều họ không phân biệt hành động của ông Cẩn hay ông Nhu, họ cho là một phe thống nhất. Hôm qua trước giờ học, tôi ngồi chuyện trò với Huss Colquyver đứng đầu một nhóm CIA, đội danh nghĩa cố vấn ngành kỹ thuật đại học Michigan. Hắn nói người Mỹ bất bình về phương thức ám sát, thủ tiêu của anh em ông Diệm. Theo Huss, hắn chấp nhận cần có bạo lực để cấp tốc ổn định nội bộ, nhưng phải trong phạm vi pháp luật, có nghĩa là sử dụng tòa án, công khai loại trừ kẻ thù một cách danh chính, ngôn thuận. Ngừng lại giây lát, Trọng chợt nhớ ra: - Hôm i tá chớ nên hành động cướp tù trong tay đại tá Y và Dương Văn Hiếu, đụng đầu với ông Nhu rất nguy hiểm. Tạ Chương Phùng nghe ra, dù vẫn đau buồn, nhưng khảng khái: - Đúng như anh Vũ nói, hai anh đã hết lòng vì cha con tôi, nếu phải mất đứa con để bảo vệ an nguy cho anh Mậu, tôi không ân hận. Rất biết ơn cả hai anh, cha con tôi hoặc sống, hoặc chết xin khắc ghi ơn này.. Vũ gọi điện thoại liên lạc với Tuyển, Tuyến nhận lời chờ anh. Trong khi Vũ đến bác sĩ Tuyến, đại tá Mậu vẫn không mấy yên tâm. Ông ta cho rằng, Tuyến vẫn là người được ông Nhu tin cậy, việc làm của đại tá Y và Dương Văn Hiếu lẽ nào Tuyến không biết. Nhưng khi Vũ kể lại nội vụ Tạ Chương Phùng mà đại tá Mậu nhờ Tuyến cứu Diệp, Tuyến sửng sốt thật sự. Vũ nhận ra hiện tượng này cần phải quan tâm, có những việc làm của Nhu, Tuyến không hề được biết, phải chăng lòng tin của Nhu dành cho Tuyến cũng chỉ ở mức độ? Trong giai đoạn này, Lê Quang Tung, Dương Văn Hiếu, Nguyễn Văn Y mới thực sự là những tay sai tin cậy nhất của Ngô Đình Nhu: Sau biến cố đảo chính vừa qua Tuyến, và có thể cả Mậu đã để lại mối nghi ngờ trong Nhu; bản thân Vũ gắn bó với cả hai người này, có thể không tránh được ngoại lệ. Vũ gặng hỏi lại Tuyến: - Mấy tháng qua, đại tá Y và Hiếu đã bắt bớ hàng chục người mà anh không biết sao? Tuyến không giấu thái độ băn khoăn, xác nhận: - Trước đây mọi việc ông Nhu đều giao cho tôi rồi mới chuyển cho đại tá Là, hoặc Dương Văn Hiếu thực hiện. Nay đã đổi khác, Dương Văn Hiếu chuyển từ Đoàn trưởng mật vụ miền Trung không có thực quyền, qua làm Phó Tổng giám đốc Cảnh sát đặc biệt với đầy đủ quyền hạn, Tổng nha Cảnh sát trực thuộc phủ tổng thống rồi, Hiếu trực tiếp nhận lệnh của cụ Diệm hoặc ông cố vấn, có những công việc gọi là "đặc biệt" đến đại tá Y cũng bị qua mặt huống chi tôi. Vũ ngập ngừng, vẻ dè dặt: - Theo anh do cơ chế, quyền hạn, hay do sự tin cậy ông cố vấn đối với anh có hạn chế? Trước đây tôi thấy mọi vấn đề ông Nhu đều bàn bạc với anh... Tuyến đốt thuốc hút, lát sau mới chậm rãi: - Đúng vậy, đã xảy ra nhiều việc vượt tầm tay tôi, như việc xảy ra với Tạ Chí Diệp giờ tôi mới biết. Vụ này ông Nhu và chính ông cụ chỉ thị bọn Hiếu, Tung làm, tôi có nghe Diệp nặng lời với ông Nhu vài ba lần. Vũ dứt khoát: - Đã thế anh không nên can thiệp. Đành rằng ông Mậu đau xót đấy, Diệp vừa là đồng chí vừa là con độc nhất của ông thầy, thấy sắp chết ông Mậu phải cứu. Còn anh, tôi nghĩ, sẽ chẳng làm gì được khi ông Nhu đã quyết. Anh có hỏi bọn Hiếu, chắc họ cũng sẽ trả lời không biết, và rồi ông Nhu nghĩ gì về anh? Mệt đấy! Anh cần thận trọng hơn thôi. Tuyến đăm chiêu, dụi mẩu thuốc lá vào gạt tàn: - Có lẽ vậy. Ông Nhu đang căm số người quan hệ với Lucien Conein, tất nhiên trong đó có ông Mậu và tôi. Ông ta chưa tỏ thái độ rõ rệt vì chúng tôi quan hệ với CIA qua nhiệm vụ do chính ông cụ chỉ thị. Suy nghĩ giây lát, Tuyến kể lại: - Tôi còn nhớ hôm đó anh rời khỏi chỗ ông Nhu để đi Thủ Đức, Lê Quang Tung quay lại, lúc đó đã 8 giờ sáng, Tung báo với ông Nhu tiền quân Sư đoàn 21 đã về đến ven đò, nhưng đại tá Huỳnh Văn Cao cho lệnh dừng lại không triển khai ngay để vào giải vây cho cụ Diệm. Cao có trung tá cố vấn Paul Vann đi kèm, cả hai ghé uống cà phê với nhau khá bình thản nhàn hạ, đúng vào thời điểm tổng thống Diệm đang buộc phải cho ghi âm phát bài cam kết nhận điều kiện của Thi, Đông. Được tin này ông Nhu như bi ngất xỉu, ngồi ngẩn ngơ trên ghế. Sau đò ông ta vùng lên, nhìn ông tôi không thể nào quên được nét mặt lạnh lùng, đấng đằng sát khí, ông ta nghiến chặt hai hàm răng, rít lên như nói với chính mình: "Tau căm thù những đứa bợ đít CIA đâm sau lưng ông cụ". Tôi sợ rất sợ. Từ đó đến nay, ông Nhu ít nói, sống bằng nội tâm, tóc bạc hơn, mắt lạnh hơn, ông ta tỏ ra nghi ngờ tất cả, tôi cũng không ngoại lệ. Anh thấy chứ, Cao được ông cụ, ông Nhu coi như đứa con cưng, chỉ mới năm năm từ một thiếu úy mới ra trường, ông Nhu đã nâng lên hàm đại tá, sư đoàn trưởng. Ông cụ còn sấp xếp với tư lệnh Mỹ, tuyển trung tá Vann, một chuyên gia quân sự tầm cỡ đặc biệt dạy dỗ Cao, con đường tương lai của Cao sẽ đứng đầu quân lực là cái chắc. Vậy mà, ông Nhu làm sao không kinh ngạc, khi được biết Cao theo lệnh của Mỹ chớ đâu có trung thành với ông cụ, với ông ta. Cũng chính vì thế, ông Nhu quyết đoán vụ đảo chính vừa rồi do Mỹ đạo diễn để diệt ông ta. Uất ức cành hông, ông Nhu tính "không ăn thì đạp đổ", thăm dò đại sứ Ấn Độ vốn có tình cảm đặc biệt với bà Nhu, để liên lạc với thành viên Ấn trong ủy hội Quốc tế, gợi ý Hà Nội liên hợp đối đầu với Mỹ. Hành động phản: kích điên cuồng của ông Nhu xuất phát từ tâm trạng căm Mỹ trở mặt. Vũ vừa chăm chú nghe, vừa liên hệ những điều đồng chí Thành Minh phân tích mới đây, anh càng nhận ra sự chỉ đạo kịp thời, chính xác của trên đã mở sẵn hướng hành động tình báo giao cho anh có nhiều thuận lợi. Thời cơ không bỏ lỡ, Vũ tỏ rõ thiện chí của minh: - Nghe anh, lúc này tôi đã thấy được mối nguy hiểm của anh và cả của đại tá Mậu. Các anh đã leo lên lưng cọp rồi, không còn thời cơ để xuống nữa. - Và anh lặp lại đúng như lời Thành Minh - Chẳng còn cách nào khác, giết cọp hoặc chờ cọp thịt lại mình. Chân lý cuộc sống đấy! Chuông điện thoại reo vang cắt dòng suy nghĩ của hai người, Tuyến cầm ống nghe: - Vâng, tôi đây thưa đại tá. Anh Vũ còn ở đây được thôi, để tôi chuyển ngay... Ông Mậu cần gặp anh. Tuyến đưa ống nghe cho Vũ. Đại tá Mậu vắn tắt kể cho Vũ biết diễn tiến cái chết của Tạ Chí Diệp, ông muốn Vũ trở về gặp ông ta. Vũ uể oải đặt ống điện thoại, quay lại với Tuyến: - Tạ Chí Diệp bị giết rồi. Ông Mậu cho rằng chính ông Nhu thúc bọn Hiếu ra tay nhanh hơn, khi biết Tạ Chương Phùng và đại tá Mậu xin gặp ông cụ. Nhờ đại úy Chí bên trong chỉ dẫn, ông Mậu quan hệ với An ninh hải quân cho người đi lấy xác ở sông Nhà Bè. Vũ tỏ vẻ ngao ngán: - Anh thấy đấy! Ông Nhu đối với anh em nội bộ quả là cạn tàu ráo máng, hoảng loạn, đa nghi, níu giữ quyền lực, dù phải đổi bằng tính mạng của đồng chí mình, ân nhân mình. Cả nửa đời mình, cụ Phùng hi sinh cho cụ Diệm... Vũ từ biệt Tuyến, vội vã ra về. Trời đã về khuya, đường phố im ắng không người trong giờ quân luật... Anh dừng xe ở sân trước. Phòng làm việc của Mậu vẫn sáng đèn. Anh lao vào không kịp nhận những cái chào của vài ba hạ sĩ quan cận vệ gác đêm. Tạ Chương Phùng ngồi bó gối trên ghế sa lông, đầu vẫn gục trên hài vòng tay. Đại tá Mậu với điếu thuốc cháy dở trên tay ngước lên nhìn Vũ. Cả hai đều thức, im lặng, phờ phạc, họ không còn điều gì để nói. Đại tá Mậu cất tiếng khàn khàn nlư không còn sinh khí: - Đại úy Chí trực tiếp lại báo với chúng tôi. Hiếu đã cho đàn em đâm chết anh Diệp, bỏ bao bố chở ra sông Nhà Bè... Trước khi Đỗ Thọ điện thoại cho tôi, ông cụ mệt, sáng mai mới cho tôi gặp. Tôi đã lệnh cho đại úy Trần Văn Thăng qua nhờ An ninh bên Hải quân lấy tàu nhỏ và người nhái đi tìm xác anh Diệp, được sự chỉ dẫn của cháu Chí có hy vọng vớt được nhanh thôi. Chúng ta đành chờ tin của họ. Ông già họ Tạ rền rĩ: - Con tôi có tội tình gì? Trời ơi! Con ơi! Người ta không cho ba chết thay con, tại sao hở trời? Đại tá Mậu chuyển chỗ tới ngồi cạnh Tạ Chương Phùng, đặt bàn tay lên vai người thầy khốn khổ, có lẽ ông ta không biết phải an ủi bằng cách nào trong trường hợp này, trường hợp chính Mậu đang nắm quyền lực đầy đủ trong tay... nên thở dài im lặng. Cả hai lắng nghe Vũ kể lại tỉ mỉ cuộc gặp Tuyến, cũng là người nắm đầy đủ quyền lực của chế độ trong tay như Mậu, và Tuyến cũng bất lực như Mậu. Anh cố ý nhắc việc của Cao: Huỳnh Văn Cao con tinh thần của Giám mục Ngô Đình Thục, sĩ quan tùy viên từ thủ tướng qua tổng thống Diệm, tay chân thân tín nhất của cố vấn Ngô Đình Nhu, là Tư lệnh sư đoàn 21 tin cậy bậc nhất. của chế độ, được tập đoàn cố vấn quân sự Mỹ cấp phương tiện ưu tiên, cho chuyên gia tầm cỡ cận kề giảng dạy. Huỳnh Văn Cao đã hai lần tuyên thệ với nhà Ngô bằng đức tin tôn giáo, bằng tinh thần Đảng Cần Lao, vậy mà Nhu hết còn tin được, nhưng không làm gì được, Cao đã là của Mỹ... Nhìn ánh mắt của Tạ Chương Phùng và Đỗ Mậu, Vũ thấy ẩn chứa cả trời oán hận, anh không phải nhắc những điều anh đã nhắc Trần Kim Tuyến. Hai con người này, rồi nhóm tâm huyết Hội Khổng học, Tuyến nữa, là chất liệu mà lãnh đạo Cách mạng đã phát hiện, gom lại, trí tuệ của Đảng sẽ tạo thành quả bom định giờ đật ngay trong căn nhà họ Ngô, cái nhân của Chế độ thực dân mới. Bốn giờ sáng, điện thoại của đại úy giám đốc An ninh quân khu Thủ đô Trần Văn Thăng báo về họ đã vớt được xác Tạ Chí Diệp, chẳng còn nguyên vẹn, chỉ có phong bì với bản án "Lệnh tử hình" của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam kèm dấu son đỏ chót. Phong bì được hàn kín trong bao nhựa nên còn nguyên vẹn, người ta cũng rất thận trọng để phòng khi bị phát hiện, dù bao bố đã buộc chặt vào tảng đá đưa xác chết chìm sát đáy sông.