Tôi định đi lần này là không về. Ði hẳn. Chính tôi cũng bất ngờ khi đột nhiên nghĩ mình sẽ làm thế. Có thể vì cả lần lấy chồng thứ hai này tôi cũng là người thất bại, dù rằng lần nào tôi cũng là người đâm đơn ly dị. Cũng có thể là tôi chán. Chán hết. Cái cảm giác này thật đáng sợ. Nó làm người ta không buồn không vui được nữa. Ngày nào cũng chạy nhắng lên vì việc nọ việc kia mà rồi vẫn không biết làm gì cho hết ngày. Những sáng chiều ở cơ quan, dịch vài ba tài liệu, đan một cái áo, giũa móng tay... Những giờ đảo ra chợ, tạt vào tiệm cắt tóc, ăn một đĩa ốc nóng... Những lần đi nước ngoài. Tôiđi nước ngoài khá thường. Tôi học ngành hóa điện ảnh. Về nước xoay sang làm phiên dịch để lọt được vào cơ quan bộ Y. này. Ông chồng thứ hai của tôi lại là dân "tổ chức". Lý do nọ luôn là sự thay thế hợp lý cho lý do kia mỗi lần có ai đó rách việc thắc mắc rằng sao cái Hạnh được đi lắm thế. Bắt đầu lại từ đầu ở xứ người vào tuổi ngoài ba mươi như thế nào tôi không hình dung được. Biết là chẳng dễ dàng. Biết là sẽ vất vả. Nhưng cái ý nghĩ kia đã đến rồi và ở tịt trong đầu tôi và tôi dù kinh ngạc về mình vẫn biết chắc chắn mình sẽ làm gì. Mọi sự nói thì nhẹ nhõm nhưng cái chuyện ra khỏi nước ai cũng biết phải giữ mồm cho tới lúc máy bay cất cánh. Ðấy là nói chuyện đường thẳng, nói chuyệnđi công tác. Tính chuyện một đi không trở lại như tôi thì càng phải một mình mình biết một mình mình hay. Giấy tờ đã chạy xong. Vé máy bay đã đặt. Và tôi về quê trước ngày lên đường. Cả quyết định này của mình tôi cũng không hiểu. Ðã hơn mười năm rồi tôi không về làng. Tôi còn gì ở đó? Mộ bà nội. Gia đình bà cô và mấy đứa em sàn sàn tuổi chị em tôi nhưng già sớm vì chồng con sớm. Hàng năm, dịp áp tết, bố tôi bao giờ cũng tự mình đạp xe về quê để hương khói cho bà và đi lễ họ. Hàng năm, có mấy lần giỗ trọng, bà cô tôi hoặc tự đi xe khách ra Hà Nội hoặc sai một đứa con ra góp giỗ. Những cuộc đi đi về về ấy đối với tôi thế là đủ để yên tâm mà quay cuồng trong những phi vụ làm ăn. Khoảng cách giữa những phi vụ ấy là những giờ chạy chọt chỉ trỏ. Rất nhiều giờ. Rất nhiều ngày. Năm kéo theo năm. T Thế nhưng tôi đã về làng. Ðột ngột tôi hiểu rằng phải làm được điều này rồi có biến đi đâu thì mới biến. Bà cô tôi ớ người khi tôi phóng xe ào vào ngõ. Nắng ơi ơi nhưng cô tôi vẫn cào rơm ra phơi. Thấy tôi, bà quăng luôn cái sào gảy rơm giữa sân, réo: "ớ chúng mày!" Mấy đứa cháu họ tôi không rành mặt từ đâu cõng nhau chạy về, nhìn tôi lạ lẫm và bẽn lẽn. Mấy đứa em con cô tôi lấy chồng gần cũng lếch thếch chạy sang chào chị. Ðứa nào cũng quần xắn tới bẹn. Xà cạp bết bùn quấn từ đấy xuống mắt cá. "Gặt đồng Trằm, sao năm nay lắmđỉa quá chị ạ". Giọng đứa nào cũng hỉ hả chẳng ăn nhập gì với lời than vãn: "Cứ tưởng chị quên cả đường về làng rồi"... Khi nhà vãn người thì tôi lại nghe tiếng mấy đứa cháu chào ai đó. Một người đàn bà gầy, da khô, đứng phủi chân ngoài bậc cửa. Gương mặt không thể đoán tuổi. Cả cách ăn mặc cũng vậy. Quần lụa ống ngắn, gấu viền nhỏ, quăn quăn ở khoeo chân, áo cổ bẻ màu sáng, rất sạch. Bà cô tôi đánh tiếng từ ngoài sân: - - Mẹ Hoán vào đi. Hạnh ơi, cái Ðoan nó sang chơi này. Cô gặp nó ở dốc bến, bảo nó mày vừa về. Ðoan! Là Ðoan đấy sao? Ðoan da bánh mật. Ðoan mắt sáng. Ðoan răng ngô nếp. Ðoan dáng đậm thường cầm càng xe cải tiến cho tôi gò lưng đẩy năm nào đào hầm tránh bom ở trường làng. Ðoan hộc tốc chạy đến nhà tôi hổn hển: "Anh Bảo tao vừa ở ngoài tỉnh về. Nhà mày ở chỗ nào? Anh Bảo tao bảo là Hà Nội có phố gì bị B52 tan hết cả..." Tôi học cùng Ðoan hai mươi năm về trước. Là do bà tôi nhất mực bắt bố mẹ tôi đưa tôi về cho bà, không để tôi đi sơ tán theo trẻ con cơ quan bố mẹ. Tôi nhớ ngày đó Ðoan giỏi toán kinh khủng. Có vẻ như đột biến về gien trong nhà Ðoan. Anh Bảo Ðoan cũng giỏi toán. Ðoan. Thằng em Ðoan cũng vậy. Anh Bảo đáng ra đã là thầy giáo dạy cấp ba. Số anh ruồi. Sắp tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội 1thì chiến tranh đánh phá lan rộng. Anh Bảo bị trả về điạ phương. Anh còn cố thắng số phận lần nữa bằng cách thi vào một trường đại học ít tiếng tăm hơn ở Xuân Hòa. Nhưng rồi Mỹ lại leo thang. Miền Bắc lại bị oanh tạc. Anh Bảo lại phải về nhà. Lần này thì anh cam phận. Tôi còn nhỏ, chỉ nghe lào thào rằng lý lịch anh có vấn đề. Vấn đề gì thì chịu. Chỉ biết là bà mẹ nhà quê đặc. Ông bố anh bao giờ cũng mặc quần áo nâu, đi tập tễnh, đặt báo Nhân Dân và để hẳn một thẻo đất chỗ cửa sổđầu hồi trồng hoa. Có vẻ như nhà ông là nhà duy nhất trong làng làm thế. Khi trở ra Hà Nội học, tôi vẫn hay hỏi thăm Ðoan. Nhà Ðoan với nhà chồng cô tôi là chỗ họ hàng gần. Rồi tôi lớn lên. Rồi tôi vào đại học và đủ điểm đi nước ngoài. Rồi tôi đi làm. Mỗi dịp cô tôi ra Hà Nội, tôi vẫn hỏi thăm mấy đứa bạn cũ, nhưng chưa bao giờ tính chuyện tìm gặp lại nhau mỗi bận về làng. Người đàn bà ngồi ghé một đầu phản, đối mặt với tôi. Cảm như có mùi băng phiến, mùi nắng khét phảng phất. Ðoan giơ tay kẹp lại mớ tóc mỏng, trông xơ xơ, bảo cô tôi: - - Mợ dừng tay sang không thầy u cháu đợi. Cơm nước đã làm xong cả. Và quay sang tôi: - - Nhà Ðoan hôm nay có giỗ. Lát Hạnh sang ăn cơm luôn thể. Thằng Ðệ nhà Ðoan năm nay ngày giỗ cũng thu xếp về được. Hạnh còn nhớ nó không?N Nghe lạ lùng. Cái cách xưng hô ấy. Tôi chỉ quen xưng tên với bạn học ở thành phố. Ngày trước Ðoan thường mày tao với tôi. Sau này trở về làng, thấy bạn bè đã chồng con quay ra gọi nhau theo thứ bậc trong họ ngoài làng, đầu tôi cứ rối tinh. Nay Ðoan xưng tên và gọi tôi là Hạnh, nghe là lạ, nhưng nhờ thế mà tôi hết bối rối. Ðoan cũng như tôi. Cũng hai đời chồng. Ðoan hơn tôi một tuổi. Vậy thì đâu phải tôi cao số, hai lần đò đắm vì tuổi Hổ. Có điều tôi khác Ðoan. Cả hai đời chồng tôi đều tự chọn, rất cẩn thận, rồi tự bỏ khi thất vọng. Nhưng tôi phải nói rằng những nguyên chồng tôi đều là những người đàn ông tốt và có lẽ họ không may khi gặp tôi. Ðời chồng đầu của Ðoan tôi biết. Cậu ta cùng lớp với chúng tôi. Ðán. Ðán học dốt. Và bẩn. Vành tai như vành tai trâu bò dù ngày nào mùa hè tôi cũng thấy cậu ta lặn hụp dưới sông. Trước chúng tôi toàn ghẹo Ðán là thằng thối tai đái dầm. Ðán đúp hai năm lớp sáu, ở nhà theo trâu và đi củi (1) cho tới tuổi nghĩa vụ. Ðoan về làm dâu nhà Ðán trước ngày Ðán đi bộ đội. Sáu năm trời. Khi đó Ðoan đã xong lớp chín trường cấp ba huyện. Vẫn rất giỏi toán. Cả trường huyện biết tiếng. Nhưng bố Ðoan nhất mực bắt thôi học. Anh Bảo lúc đó đã thành thợ may làng và đã có vợ không hề phản đối ông bố. "Trông tao đây này!" Anh chấm câu bằng cách đạp cái máy may mới tậu xành xạch một hồi.- - Thế là Ðoan hết đường. Thằng Ðệ nghĩ thế nào năm sau cũng tự bỏ học xin đi bộ đội. Bây giờ nó đóng quân ở Sơn Tây. Thành lính chuyên nghiệp rồi. Có lần nó bảo nó cố sao có hàm đại tá khi về hưu. Ðoan kể và cười. Nụ cười bình thản của Ðoan tôi không hiểu. Vào thời gian đó thì tôi đã ít về làng. Tôi lên lớp mười, lo thi tốt nghiệp rồi thi đại học. Sáu năm học ở Nga, tôi qua bốn mối tình chính thức. Còn Ðoan, một đời chồng.Ðoan kể Ðán giờ ít về làng. "Ðán lấy vợ thiên hạ rồi Hạnh ạ. Chẳng đâu vào đâu tự dưng Ðoan với Ðán vác cái tiếng chê nhau, vác cái tiếng một đời vợ một đời chồng. Con em Ðán hồi Ðoan còn bên nhà ấy toàn chui vào buồng ngủ với Ðoan giờ cũng theo anh chị ăn cơm thiên hạ. Hôm rồi về làng nó tới thăm kể Ðán giải ngũ rồi. Giờ chở gỗ đường trường kiếm khá lắm. Mà ba con rồi." Ðoan cười thành tiếng:- - Hồi còn chưa bỏ nhau, Ðoan cứ bị chị em trêu là cauđiếc. Nói ra thì buồn cười chứ bọn mình với nhau trước thì chả thành bạn bè dù cùng học, sau thì chả thành vợ chồng dù cùng gọi các cụ hai bên là thầy u. Ðoan cười. Ðôi mắt Ðoan bình thản. Hay là không còn cảm xúc? Hay là Ðoan cam chịu đến không còn mặc cảm? ồ... Tôi... Tôi đã qua bốn đời người yêu thời sinh viên, qua hai đời chồng. Sáu mối tình. Bạn bè thân bảo tôi là con digan. Tôi sống liều lĩnh, phóng túng, nhưng tôi chưa bao giờ đủ can đảm nói về mình như Ðoan...... Trưa ngả sang chiều. Nắng vẫn ơi ơi làm mỏi mắt khó chịu. Một thằng cu người còi còi, mặt đầy vết lang ben nhảy phốc lên thềm rồi lúng túng thập thò bên cửa. Thằng con Ðoan. Nó được lệnh ai đi réo mẹ về:- - Ông hạ mâm rồi mẹ. Mau lên mẹ.- - Cha thằng háu đói. Vào thì phải chào cô đã chứ. Mày chạy về trước rồi mẹ với cô đi ù sau. Thằng bé lại nhảy đánh phốc từ trên thềm xuống sân, làm bầy gà đang lục tục bới rơm táo tác cả lên. Tôi ngạc nhiên thấy nụ cười Ðoan đổi khác. Vẫn lặng lẽ như thế, nhưng như có ánh sáng ùa vào. Không dưng tôi lại xúc động. Với cả hai đời chồng, tôi đều không có con. Ðã một lần tôi có mang. Nhưng lần đó chồng tôi khuyên nên bỏ để không nhỡ chuyến đi Pháp. "Một năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga". Người ta thường nói thế. Anh cũng bảo thế. Lại bảo: "Con trong bụng cả bầy, muốn gọi ra lúc nào mà chẳng được". Tôi nghe thấy phải. Sau đó thì tôi không làm sao có mang lại. Bệnh viện bảo là tôi không có cái hứng cần thiết để mỗi lần gần gụi có thể kết qủa... Giả dụ lúc này tôi đã có con, liệu tôi có toan tính chuyến đi này? Trong bữa cỗ, tôi ngồi cùng mẹ con Ðoan. Thằng bé náo nức được ăn cỗ là thế nhưng nhoáng cái đã bỏ mâm tót ra sân với mấy đứa trẻ. Ðoan nhìn theo con, bảo:- - Cháu mười tuổi rồi đấy Hạnh, mà tồ thế đấy. Nó học toán cũng được như mình ngày trước ấy. Ông nội nó là trưởng họ Ðàm. Sau này nó cũng là trưởng họ. Ðoan chỉ mong sao giời thương cho mạnh chân khoẻ tay mà nuôi nó ăn học đến đầu đến đũa. Học Sư phạm. Rồi xin về trường huyện, gần nhà dễ chạy đi chạy về. Chứ làm trưởng họ mà không quản được việc làng việc nước thì rồi chết với họ hàng... ý nghĩ thằng cu mười tuổi ngày mai sẽ lên làm cái việc hưng bái của họ Ðàm - họ to nhất làng - làm tôi buồn cười. Rồi lại đâm chán nản vì cái vẻ tự hào trang nghiêm của mẹ nó về nó. Chẳng lẽ sống chỉ là để thế, để không một ai trách cứ. Tôi không thể nào lập chương trình trước cho đời mình như thế. Ðoan dường như vẫn chưa thoát ra được những ý nghĩ về con:- - Ðoan cứ ao ước thế mà chẳng biết có thành không? Chắc đến thời chúng nó thì chuyện học hành cũng dễ dàng hơn phải không Hạnh. Có điều nghe nói tốn kém lắm. Nó cũng biết phận nhà nghèo. Sau này, may ra nó vào được đại học, thể nào Ðoan cũng phải nhờ Hạnh trông nom cháu ngoài đó. Rồi thì về quê dạy. Xin về quê chắc không khó lắm đâu Hạnh nhỉ? Tôi không hiểu những ao ước của Ðoan. Nó mới tội nghiệp làm sao. Như của một bà già. Mà chúng tôi còn trẻ thế. Tôi không thấy sợ cái tuổi ngoài ba mươi của chúng tôi. Tôi chưa cảm thấy ở tuổi này mình đã già, dù rất biết rằng mắt chẳng còn trong, tóc chẳng cón bóng nữa. Tôi chẳng biết phải nói thế nào với Ðoan. Rằng Ðoan chẳng cần lo sớm thế ư? Rằng tôi sẽ chẳng thể giúp mẹ con Ðoan, tôi sẽ không còn ở Hà Nội nữa ư? Mà có thể Ðoan đâu cần đến tôi. Ðoan chỉ cần được nói ra những ao ước chắc là không bình thường ấy trong mắt người làng. Cười và lặng im nghe có lẽ là hay nhất. Buổi chiều nắng hết ơi ơi mà rực lên như nắng những ngày sau bão. Tôi đi thăm mộ bà tôi. Khi đưa bà về quê, cả nhà đã chọn chỗ đồng khá xa làng, nghĩ như thế bà lúc nào cũng được nằm chỗ quang đãng mát mẻ. Mười năm. Làng phình ra. Ðồng co lại. Mộ bà tôi bây giờ thành ra nằm sát bìa làng. Tôi nhìn lên trời. Chỉ trên kia là mênh mông. Mây xốp và bàng bạc xám như là khói hương từng lúc tụ lại thành từng tảng nặng nề, từng lúc lại tan đi để lộ một vầng mặt trời rất to, rất chói. Lúc tôi về tới nhà thì bà cô tôi đang ngồi ôm đứa cháu ươn người. Ðứa em dâu có chị nên về sớm loay hoay trong bếp cơm nước. Cô cháu tôi ngồi nói chuyện lan man. Chuyện hụi ở làng. Chuyện góp tiền kéo điện về làng mà chờ cả năm giời không thấy điện. Chuyện Ðoan. Hóa ra bố của thằng con Ðoan đã mất. Bà cô tôi chép miệng:- - Nó phục viên về thì con vợ ở nhà đã sinh hư. Về thì bỏ. Con mẹ Hoán lúc đó đã phải cắp quần áo về nhà bố mẹ vì thằng chồng bỏ lửng. Thằng tệ thế! Không ở thì nói sớm cho nó về. Con Ðoan lấy thằng sau này không cưới hỏi gì. tuổi. Vậy thì đâu phải tôi cao số, hai lần đò đắm vì tuổi Hổ. Có điều tôi khác Đoan. Cả hai đời chồng tôi đều tự chọn, rất cẩn thận, rồi tự bỏ khi thất vọng. Nhưng tôi phải nói rằng những nguyên chồng tôi đều là những người đàn ông tốt và có lẽ họ không may khi gặp tôi. Đời chồng đầu của Đoan tôi biết. Cậu ta cùng lớp với chúng tôi. Đán. Đán học dốt. Và bẩn. Vành tai như vành tai trâu bò dù ngày nào mùa hè tôi cũng thấy cậu ta lặn hụp dưới sông. Trước chúng tôi toàn ghẹo Đán là thằng thối tai đái dầm. Đán đúp hai năm lớp sáu, ở nhà theo trâu và đi củi cho tới tuổi nghĩa vụ. Đoan về làm dâu nhà Đán trước ngày Đán đi bộ đội. Sáu năm trời. Khi đó Đoan đã xong lớp chín trường cấp ba huyện. Vẫn rất giỏi toán. Cả trường huyện biết tiếng. Nhưng bố Đoan nhất mực bắt thôi học. Anh Bảo lúc đó đã thành thợ may làng và đã có vợ không hề phản đối ông bố. "Trông tao đây này!" Anh chấm câu bằng cách đạp cái máy may mới tậu xành xạch một hồi.Thế là Đoan hết đường. Thằng Đệ nghĩ thế nào năm sau cũng tự bỏ học xin đi bộ đội. Bây giờ nó đóng quân ở Sơn Tây. Thành lính chuyên nghiệp rồi. Có lần nó bảo nó cố sao có hàm đại tá khi về hưu. Đoan kể và cười. Nụ cười bình thản của Đoan tôi không hiểu. Vào thời gian đó thì tôi đã ít về làng. Tôi lên lớp mười, lo thi tốt nghiệp rồi thi đại học. Sáu năm học ở Nga, tôi qua bốn mối tình chính thức. Còn Đoan, một đời chồng. Đoan kể Đán giờ ít về làng. "Đán lấy vợ thiên hạ rồi Hạnh ạ. Chẳng đâu vào đâu tự dưng Đoan với Đán vác cái tiếng chê nhau, vác cái tiếng một đời vợ một đời chồng. Con em Đán hồi Đoan còn bên nhà ấy toàn chui vào buồng ngủ với Đoan giờ cũng theo anh chị ăn cơm thiên hạ. Hôm rồi về làng nó tới thăm kể Đán giải ngũ rồi. Giờ chở gỗ đường trường kiếm khá lắm. Mà ba con rồi". Đoan cười thành tiếng:- Hồi còn chưa bỏ nhau, Đoan cứ bị chị em trêu là cau điếc. Nói ra thì buồn cười chứ bọn mình với nhau trước thì chả thành bạn bè dù cùng học, sau thì chả thành vợ chồng dù cùng gọi các cụ hai bên là thầy u. Đoan cười. Đôi mắt Đoan bình thản. Hay là không còn cảm xúc? Hay là Đoan cam chịu đến không còn mặc cảm? Tôi... Tôi đã qua bốn đời người yêu thời sinh viên, qua hai đời chồng. Sáu mối tình. Bạn bè thân bảo tôi là con digan. Tôi sống liều lĩnh, phóng túng, nhưng tôi chưa bao giờ đủ can đảm nói về mình như Đoan... ... Trưa ngả sang chiều. Nắng vẫn ơi ơi làm mỏi mắt khó chịu. Một thằng cu người còi còi, mặt đầy vết lang ben nhảy phốc lên thềm rồi lúng túng thập thò bên cửa. Thằng con Đoan. Nó được lệnh ai đi réo mẹ về:- Ông hạ mâm rồi mẹ. Mau lên mẹ.- Cha thằng háu đói. Vào thì phải chào cô đã chứ. Mày chạy về trước rồi mẹ với cô đi ù sau. Thằng bé lại nhảy đánh phốc từ trên thềm xuống sân, làm bầy gà đang lục tục bới rơm táo tác cả lên. Tôi ngạc nhiên thấy nụ cười Đoan đổi khác. Vẫn lặng lẽ như thế, nhưng như có ánh sáng ùa vào. Không dưng tôi lại xúc động. Với cả hai đời chồng, tôi đều không có con. Đã một lần tôi có mang. Nhưng lần đó chồng tôi khuyên nên bỏ để không nhỡ chuyến đi Pháp. "Một năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga". Người ta thường nói thế. Anh cũng bảo thế. Lại bảo: "Con trong bụng cả bầy, muốn gọi ra lúc nào mà chẳng được". Tôi nghe thấy phải. Sau đó thì tôi không làm sao có mang lại. Bệnh viện bảo là tôi không có cái hứng cần thiết để mỗi lần gần gụi có thể kết quả... Giả dụ lúc này tôi đã có con, liệu tôi có toan tính chuyến đi này? Trong bữa cỗ, tôi ngồi cùng mẹ con Đoan. Thằng bé náo nức được ăn cỗ là thế nhưng nhoáng cái đã bỏ mâm tót ra sân với mấy đứa trẻ. Đoan nhìn theo con, bảo:- Cháu mười tuổi rồi đấy Hạnh, mà tồ thế đấy. Nó học toán cũng được như mình ngày trước ấy. Ông nội nó là trưởng họ Đàm. Sau này nó cũng là trưởng họ. Đoan chỉ mong sao giời thương cho mạnh chân khoẻ tay mà nuôi nó ăn học đến đầu đến đũa. Học Sư phạm. Rồi xin về trường huyện, gần nhà dễ chạy đi chạy về. Chứ làm trưởng họ mà không quản được việc làng việc nước thì rồi chết với họ hàng... ý nghĩ thằng cu mười tuổi ngày mai sẽ lên làm cái việc hưng bái của họ Đàm - họ to nhất làng - làm tôi buồn cười. Rồi lại đâm chán nản vì cái vẻ tự hào trang nghiêm của mẹ nó về nó. Chẳng lẽ sống chỉ là để thế, để không một ai trách cứ. Tôi không thể nào lập chương trình trước cho đời mình như thế. Đoan dường như vẫn chưa thoát ra được những ý nghĩ về con:- Đoan cứ ao ước thế mà chẳng biết có thành không? Chắc đến thời chúng nó thì chuyện học hành cũng dễ dàng hơn phải không Hạnh. Có điều nghe nói tốn kém lắm. Nó cũng biết phận nhà nghèo. Sau này, may ra nó vào được đại học, thể nào Đoan cũng phải nhờ Hạnh trông nom cháu ngoài đó. Rồi thì về quê dạy. Xin về quê chắc không khó lắm đâu Hạnh nhỉ? Tôi không hiểu những ao ước của Đoan. Nó mới tội nghiệp làm sao. Như của một bà già. Mà chúng tôi còn trẻ thế. Tôi không thấy sợ cái tuổi ngoài ba mươi của chúng tôi. Tôi chưa cảm thấy ở tuổi này mình đã già, dù rất biết rằng mắt chẳng còn trong, tóc chẳng cón bóng nữa. Tôi chẳng biết phải nói thế nào với Đoan. Rằng Đoan chẳng cần lo sớm thế ư? Rằng tôi sẽ chẳng thể giúp mẹ con Đoan, tôi sẽ không còn ở Hà Nội nữa ư? Mà có thể Đoan đâu cần đến tôi. Đoan chỉ cần được nói ra những ao ước chắc là không bình thường ấy trong mắt người làng. Cười và lặng im nghe có lẽ là hay nhất. Buổi chiều nắng hết ơi ơi mà rực lên như nắng những ngày sau bão. Tôi đi thăm mộ bà tôi. Khi đưa bà về quê, cả nhà đã chọn chỗ đồng khá xa làng, nghĩ như thế bà lúc nào cũng được nằm chỗ quang đãng mát mẻ. Mười năm. Làng phình ra. Đồng co lại. Mộ bà tôi bây giờ thành ra nằm sát bìa làng. Tôi nhìn lên trời. Chỉ trên kia là mênh mông. Mây xốp và bàng bạc xám như là khói hương từng lúc tụ lại thành từng tảng nặng nề, từng lúc lại tan đi để lộ một vầng mặt trời rất to, rất chói. Lúc tôi về tới nhà thì bà cô tôi đang ngồi ôm đứa cháu ươn người. Đứa em dâu có chị nên về sớm loay hoay trong bếp cơm nước. Cô cháu tôi ngồi nói chuyện lan man. Chuyện hụi ở làng. Chuyện góp tiền kéo điện về làng mà chờ cả năm giời không thấy điện. Chuyện Đoan. Hóa ra bố của thằng con Đoan đã mất. Bà cô tôi chép miệng:- Nó phục viên về thì con vợ ở nhà đã sinh hư. Về thì bỏ. Con mẹ Hoán lúc đó đã phải cắp quần áo về nhà bố mẹ vì thằng chồng bỏ lửng. Thằng tệ thế! Không ở thì nói sớm cho nó về. Con Đoan lấy thằng sau này không cưới hỏi gì. Lệ làng bố mẹ nào gả con hai lần. Họ nhà thằng Hoán không chịu. Họ bảo gái bị chồng rẫy thế nào cũng chứng nọ tật kia. Rõ nói nhăng lấy được. Dâu nhà đấy rẫy chồng thì chắc là gái ngoan đấy. Mẹ thằng Hoán đẻ được thằng Hoán thì bố nó theo chúng theo bạn đi đào đá đỏ đâu mãi trong Nghệ. Cũng là vì túng quá. Về người cứ thũng ra. Nằm viện chán thì bệnh viện trả. Võng về đến nhà mấy tháng thì chết. Khổ. Con mẹ Hoán nó đẻ phải cái giờ gì mà số khốn số nạn...... Những câu chuyện như từ trong bóng tối tuôn ra, như dẫn bóng tối về xóm nhỏ. Trong nhà ngột ngạt. Tôi bước ra thềm. Trăng đã lên. Ban ngày nắng ơi ơi thế mà đêm trời thật trong. ở nơi chưa có điện này ánh trăng sao mà xanh. Tôi đi ra bến sông. Trăng lung linh lặn vào sóng nước. Tôi gặp Đoan dẫn con đi tắm vừa lên tới đầu bến. Chúng tôi ngồi bên nhau. Đêm chưa khuya nhưng bến sông yên vắng. Tiếng những thân tre cọ vào nhau nghe nổi da gà. Còn thiếu tiếng gì? Phải rồi! Tiếng sung chín rụng nghe đánh tõm. "Cây sung...?""Mấy ông ủy ban cho chặt lâu rồi Hạnh ạ. Nghe đâu thân cây rỗng thành bộng lớn". Bất chợt Đoan nao nức:- Xuôi sông là tới Xuy Xá đấy! Hạnh nhớ không? Nhớ! Sao không nhớ? Xuy Xá. Đình tám mái sân đầy hoa gạo và cứt chim. Bãi dâu xanh mênh mông. Hoa muồng muồng vàng rực. Chợ Lai Thụ toàn thịt chuột và táo bột. Triền đê tre triền miên rì rào. Ông bà chủ nhà trọ với những vào ra âm thầm... Chúng tôi đã từng ở đó một tháng vào năm lớp bảy. Kỳ thi học sinh giỏi toàn miền Bắc năm đó tổ chức ở cái làng heo hút ấy. Máy bay Mỹ oanh tạc khắp nơi. Một kỷ niệm như thế quả thực không dễ có trong đời đi học. Nhưng tôi không bao giờ đào xới mình để nhớ, vì nó hắt hiu làm sao. ừ, hắt hiu, nhưng biết đâu với Đoan chẳng là một vầng mây ấm mang cho Đoan những niềm vui không bao giờ cũ. Mà có khi đó còn là điểm khởi đầu những ao ước hôm nay của Đoan, những ao ước lớn lao, tội nghiệp mà không hiểu sao khi nghe tôi lại thấy buồn cười. Trăng lên rất nhanh. Tròn. Sáng lạnh. Như một cái đĩa được cắt ra từ một tấm kim loại có độ phản quang cao. Tôi rùng mình. Nghe Đoan hỏi Hạnh ơi bao giờ Hạnh lại về. Tôi muốn nói Hạnh đi lần này lâu lắm. Tôi muốn nói Hạnh về làng lần này là để đi hẳn. Nhưng rồi tôi chỉ nói rằng Hạnh chưa biết. Có lẽ tôi chưa biết thật. Tôi không muốn lập chương trình cho đời mình nên tôi cũng không muốn đoán trước những khúc quanh trong đời mình. Tôi sống như dòng sông đang trôi dưới kia. Trước một dòng sông, đôi khi người ta chỉ muốn gào lên đừng trôi sông ơi!